Bầu không khí đang im lặng đến kinh ngạc thì lời nói kỳ quặc được đọc lên và kéo dài. Marescal ngơ ngác như một võ sĩ quyền anh ngã xuống sau khi bị một cú đấm trúng hốc bụng. Brégeac vẫn bị khẩu súng ngắn của Sauvinoux khống chế dường như cũng thấy bối rối.
Và bỗng nhiên một trận cười nổ ra, tiếng cười giòn tan, mạnh mẽ, dễ bị kích động, dù sao nó cũng vang lên vui vẻ trong bầu không khí nặng nề của căn phòng. Đấy là tiếng cười của Aurélie. Nét mặt tiu nghỉu của viên cẩm thuỗn ra trong cái vui nhộn đột nhiên đến kỳ lạ. Sự thực là câu nói ngây ngô do viên cẩm cao giọng cất lên đã làm cho chính gã là đối tượng của sự buồn cười mà cô gái không thể nào nhịn được, đã phát cười ngặt nghẽo đến chảy cả nước mắt, nước mũi.
“Marescal là một thằng thộn”
Marescal nhìn cô mà không giấu được nỗi lo lắng nhức nhối của mình. Làm sao có thể đưa đến cho cô gái một sự bột phát vui vẻ đến thế, trong cái tình cảnh khủng khiếp mà cô đang phấp phỏng trước móng vuốt của kẻ thù nham hiểm? Gã đã phải tự nhủ: “Phải chăng tình thế đã thay đổi?”
Và có lẽ hắn đã có sự so sánh giữa tiếng cười bất ngờ và thái độ bình tĩnh đến lạ lùng của cô gái từ lúc bắt đầu trận đấu. Vậy cô đang trông đợi điều gì? Có thể giữa những biến cố bắt cô khuỵu xuống thì cô đã có được một điểm tựa vững chắc không gì lay chuyển được chăng?
Toàn bộ điều ấy thực sự xảy ra dưới một vẻ căng thẳng và hé ra cho thấy một cái bẫy đang chăng ra rất khéo, nếu trì hoãn thì nguy. Nhưng nguy cơ đe dọa từ hướng nào? Làm sao dung thứ được một cuộc tấn công có thể xảy ra trong khi hắn không hề lơ là một biện pháp phòng ngừa nào. Hắn ra lệnh cho Sauvinoux:
– Nếu Brégeac động đậy, cứ mặc kệ hắn… một viên đạn vào khoảng giữa hai con mắt là xong.
Hắn bước đến cửa ra vào và mở ra..
– Không có gì mới dưới ấy chứ?
– Ông chủ nói sao ạ?
Hắn cúi xuống phía trên tay vịn cầu thang:
– Tony đâu?… Lobonce đâu? Không có ai vào đấy chứ?
– Không ai cả, ông chủ ạ. Nhưng trên kia có cuộc cãi nhau, phai không ạ?
– Không… Không…
Mỗi lúc một lúng lúng, Marcscal nhanh chóng quay lại phòng làm việc. Bregeac, Sauvinoux và cô gái không nhúc nhích. Nhưng… nhưng… xảy ra một việc lạ lùng không thể tin được, không thể tưởng tượng nổi, rất quái dị làm cho hắn ríu chân ríu cẳng và đứng im trong khung cửa. Sauvinoux ngậm trên môi một điếu thuốc lá chưa châm lửa và nhìn hắn như thể một người nào cần xin lửa?
Hình ảnh của một cơn ác mộng chống đối hết sức kịch liệt với thực tế mà Marescal thoạt đầu không chịu thừa nhận sự gắn kết của nó với ý nghĩa mà nó bao hàm. Sauvinoux có sai sót là muốn hút thuốc và đòi xin lửa có thể sẽ bị xử phạt. Thế thôi. Sao lại có ý định khiêu khích quá đáng? Nhưng dần dần nét mặl của Sauvinoux lại rạng lên một nụ cười nhạo báng, ở đấy có cái gì rất tinh ranh, hết sức ngây ngô hỗn xược đến nỗi Marescal phải nghĩ khác. Sauvinoux, tên Sauvinoux cấp dưới lại tỉnh bơ như một người nào khác chứ không phải là một viên chức nữa, và trái lại đã trở thành đối địch. Sauvinoux lại chính là…
Trong những trường hợp bình thường khi làm phận sự, Marescal chắc đã nổi xung nhiều đối với hành động ngang ngược hết sức quái dị. Nhưng những sự việc huyễn hoặc nhất lúc này đối với hắn dường như bình thường khi nó quan hệ đến một người mà hắn gọi là người đàn ông của chuyến tàu tốc hành. Dù Marescal không muốn nói lên lời thú nhận oái oăm, nhưng trong thâm tâm hắn, làm sao hắn tránh né được trước sự hiển nhiên ấy mà không tuân theo một thực tế hết sức khó chịu? Làm sao lại không biết rằng Sauvnoux, nhân viên lỗi lạc mà ông Bộ Trưởng đã khen ngợi cách đây tám hôm lại không ai khác là nhân vật quỉ quái mà hắn đã cho bắt giữ sáng nay, đang bị giam và hiện đang ở trong phòng nhận dạng.
Gã hét to khi gã bước ra lần thứ hai:
– Tony! Tony! Labonce? Lên xem sao, đồ chết tiệt!
Gã gọi! Gã gào? Gã vùng vằng! Khua chân múa tay, lúng túng trong cầu thang như một con ong đất đập vào cánh cửa kính.
Những người thuộc quyền hắn chạy đến. Hắn lúng búng nói:
– Sauvinoux… Các anh thấy đấy là Sauvinoux phải không? Hắn là tên sáng nay… Tên đứng trước mặt, vượt ngục, cải trang…
Tony và Labonce có vẻ rất bàng hoàng. Chủ của chúng nổi điên xua chúng vào trong phòng, rồi cầm một khấu súng ngắn.
– Tên cướp? Giơ tay lên? Giơ tay lên! Labonce ngắm thẳng vào hắn! Mày cũng vậy.
Không nói năng gì, Sauvnoux dựng lên trên bàn một chiếc gương soi bỏ túi, rồi cẩn thận lau sạch phấn son, cũng đặt trước mặt mình một khẩu súng ngắn, mà trước đây mấy phút gã còn dùng để chĩa vào đe dọa Brégeac.
Marescal nhảy chồm lên một bước, cầm vũ khí và lùi xuống ngay, giơ thẳng hai tay ra trước.
– Giơ tay lên, không tao bắn? Mày có nghe không, lên vô lại?
“Tên vô lại” dường như không hề xúc động. Đối mặt với những khẩu súng ngắn đang chĩa vào gã cách ba mét, gã nhổ mấy sợi lông măng đã hình thành như chiếc những đốt xương sườn trên má hay đã tô thêm cho lông mày của gã dày hơn một cách lạ thường.
– Tao bắn! Tao bắn đây! Mày có nghe không, tên đểu cáng? Tao đếm cho đến ba và tao bắn? Một… hai… ba.
– Ông đừng làm cái trò vô lý, ông Rodolphe ạ. Ông phạm sai lầm đấy – Sauvinoux nói:
Rodolphe làm điều phi lý: Hắn cuống cuồng, dùng hai tay bắn hú họa lên lò sưởi, lên các bức tranh một cách ngốc nghếch như một tên giết người say máu và hắn dồn dập thọc mũi dao găm vào đấy như thọc vào xác chết. Brégeac cúi xuống tránh các loạt đạn.
Aurélic không động đậy. Vì người cứu tinh của cô không tìm được cách che chở cho cô nên để cô muốn làm gì thì làm và anh cũng không có gì phải lo cho cô. Sự tin tưởng của anh tuyệt đối đến mức làm cho cô phải mỉm cười. Dùng một chiếc khăn tay có bôi một ít mỡ, Sauvinoux lau sạch màu đỏ trên mặt. Raoul từ từ hiện ra nguyên hình.
Sáu tiếng nổ vang lên. Khói tỏa ra. Kính vỡ, mảnh đá cẩm thạch văng ra; các bức tranh bị thủng… Gian phòng giống như bị tấn công. Marescal xấu hổ về sự điên rồ, sa sút của hắn. Hắn ghìm lòng, nói với hai nhân viên của mình:
– Chúng mày hãy chờ trên thềm nghỉ cầu thang, hễ tao gọi thì đến ngay!
Labonce nói kháy:
– Ông chủ ạ, vì Sauvinoux không còn là Sauvinoux nữa, tốt hơn hết là nên giam hắn lại. Hắn không khi nào làm cho tôi vừa lòng kể từ khi ông chủ tuyển mộ hắn tuần vừa rồi. Phải không ạ? Cả ba chúng ta bắt hắn chứ?
– Mày cứ làm điều tao đã bảo – Marescal ra lệnh. Đối với hắn, có ba bớt đi một, chắc không đủ
Hắn đẩy chúng ra rồi đóng cửa lại.
Sauvinoux sau khi thay đổi hình hài, mặc lại áo khoác, sửa cà vạt rồi đứng dậy: Một người đàn ông khác xuất hiện. Tên cảnh sát nhỏ nhắn ốm yếu hồi nãy trông đáng thương đã trở thành một người hoạt bát, vững vàng, ăn mặc nghiêm chỉnh, lịch sự và trẻ trung. Với Marecscal, hắn thấy mình gặp lại một tên quấy rầy quen thuộc.
– Xin chào cô, thưa cô – Raoul nói – Tôi có thể tự giới thiệu được không? Tôi là Nam tước De Limézy, nhà thám hiểm… và là cảnh sát đã một tuần nay. Cô nhận ra tôi ngay thôi, phải không? Vâng, tôi đã đoán ra thế, dưới kia khi còn trong phòng chờ… Nhất là cô giữ im lặng nhưng cô còn cười nữa, thưa cô. Ô, tiếng cười của cô lúc nãy nghe vui tai làm sao! Và đấy là phần thưởng qúy giá đối với tôi!
Anh chào Brégeac
– Thưa ông xin sẵn sàng phục vụ dưới quyền ông.
Rồi anh quay lại phía Marescal vui vẻ nói:
Xin chào ông bạn thân mến. Ủa! Ông không nhận ra tôi? Còn bây giờ, ông tự hỏi làm sao tôi có thể thay vào chỗ của Sauvinoux. Vì ông tin tưởng Sauvinoux. Lạy chúa đầy quyền uy? Có thể nói răng có một người đã tin vào Sauvinoux và người ấy có một cấp bậc kha khá trong hàng ngũ cảnh sát. Nhưng ông Rodolphe nhân hậu của tôi ạ, Sauvinoux không bao giờ có thực.
Sauvinoux, đấy là một huyền thoại. Đây là một nhân vật phi thực tế mà người ta đã ca ngợi với ông Bộ Trưởng về những phẩm chất tư cách tốt của y và ông Bộ trưởng của ông đã bắt ép ông tuyển mộ qua sự trung gian của vợ. Và chính như vậy mà đã mười hôm nay, tôi được may mắn phục vụ dưới quyền của ông, có nghĩa là tôi điều khiển ông đi đúng hướng, là tôi đã chỉ cho ông nơi ở của nam tước De Limézy và tôi đã đóng kịch là bị bắt sáng nay do chính tay ông. Tôi lại đã tìm ra cái chai kỳ lạ do tôi giấu mà nó đã nói lên sự thật cơ bản rằng: “‘Marescal là một thằng thộn!”.
Người ta đã tưởng rằng ông cẩm sẽ xông vào nắm cổ họng của Raoul. Nhưng ông đã tự kiềm chế… Và Raoul đã tiếp tục nói với ông bằng giọng bông lơn và giữ cho Aurélie được an toàn, nhưng lại quất mạnh Marescal hết sức tàn nhẫn.
– Ông có vẻ khó chịu lắm phải không Rodolphe? Ông làm sao thế, ông bạn thân mến? Ông bực mình khi tôi có mặt ở đây mà không phải là ở trong nhà giam phải không? Và ông tự hỏi làm cách nào mà tôi có thể cùng một lúc vừa vào nhà tù với danh nghĩa De Limézy lại vừa đi theo ông đến đây như Sauvinoux? Trò trẻ con thôi! Mà, khỉ thật, thám tử điều tra hạng tồi! Nhưng Rodolphe thân mến ơi, thật quá là đơn giản. Sự xâm nhập vào nhà tôi đã được tôi bố trí, dàn cảnh. Tôi đã thay thế nam tước De Limézy bằng một anh mà tôi trả tiền rất hậu. Người này với nam tước có nét hơi giống nhau. Anh đã vui lòng nhận điều kiện của tôi đưa ra là phải chịu bắt giữ và chấp nhận những điều không may có thể xảy ra ngày hôm nay cho anh ấy. Ông bạn đã được bà đầy 16 già của tôi hướng dẫn, đã lao vào người đóng giả tôi như một con bò mộng. Còn tôi, Sauvinoux, tôi đã lập tức trùm lên đầu của anh ấy một chiếc khăn quàng và dẫn anh đến bốt giam? Kết quả: loại trừ được Limézy đáng gờm, ông đã yên tâm tuyệt đối. Ông lại đến bắt cô đây. Điều ấy chắc ông không dám làm nếu tôi còn tự do. Mà, điều cần làm, đã làm được. Ông nghe đấy chứ, Rodolphe? Cần phải làm như thế. Cần phải có màn kịch ngắn giữa bốn chúng ta. Mọi việc cần phải làm cho ăn khớp để khỏi phải trở lại lần nữa. Và những việc ấy sắp sửa hoàn thành, có phải không? Người ta thở phào thoải mái biết bao! Người ta đã cảm thấy thoát được hàng lô những cơn ác mộng! Hình như rất thoải mái đối với chính ông khi ông nghĩ rằng, tại đây, trong phạm vi mười phút nữa, cô nàng đây và tôi chúng tôi sẽ chào từ biệt.
Mặc dù bị chế giễu làm cho tức tối, Marescal đã lấy lại được bình tĩnh. Hắn cũng muốn tỏ ra bình tĩnh như địch thủ của mình và bằng một cử chỉ hờ hững, hắn cầm máy điện thoại:
– Alô, xin vui lòng cho gặp sở cảnh sát… Alô!… Sở cảnh sát phải không… Xin phép gặp ông Philippe… Alô… anh đấy à, Philippe?… Này…Thế nào? Chúng ta có nhận thấy là bị nhầm lẫn đấy không? À, vâng, tôi đã biết, và hơn nữa, anh không thể tin được rằng… anh nghe nhé. Anh cử hai tên đi xe đạp cùng với anh… hai tên khỏe! và nhanh lên, đến đây, tại nhà Brégeac… Anh bấm chuông nhé… Hiểu chứ, hả? Đừng để phí thời gian nhé!
Anh treo ông nghe và quan sát Raoul.
– Mày đã lộ diện hơi sớm đấy, con ạ – Marescal nói, đến lượt mình chế giễu lại và rõ ràng hài lòng về thái độ mới của mình – Cuộc tấn công bất thành đấy con ạ… và mày biết đòn đánh trả rồi đấy. Trên thềm nghỉ cầu thang có Labonce và Tony. Ở đây, Marescal với Brégeac nói cho cùng thì chẳng có ích gì cho mày. Đấy là đòn choáng váng đầu tiên nếu mày ngông cuồng muốn giải thoát cho Aurélie. Và trong hai mươi phút nữa, ba nhà chuyên môn của Sở cảnh sát nữa, như vậy thừa đủ cho mày?
Raoul, chậm rãi cắm những que diêm vào khe hở của mặt bàn. Anh cắm bảy que diêm nối đuôi nhau và một que cắm riêng ra xa. Anh nói:
– Mẹ kiếp, bảy chọi một. Như vậy còn hơi yếu đấy! Rồi chúng mày sẽ đi đến đâu?
Anh rụt rè đưa bàn tay về phía điện thoại
– Cho phép chứ?
Marcscal để cho anh gọi, nhưng vẫn giám sát anh. Raoul nhấc ông nói:
– A lô… số 22.23. Điện Elysée cô… Alô… A lô… có đúng là Tổng thống Cộng hòa không ạ? Thưa ngài Tổng thống, xin ngài khẩn cấp phái đến cho ông Marescal một tiểu đoàn bộ binh…
Marescal giận điên người, giật lấy ống nói:
– Mày láo như vậy hả? Tao nghĩ rằng mày đến đây không phải để làm những trò dại dột. Mục đích của mày là gì? Mày muốn gì nào?
Raoul có cử chỉ tỏ ra thất vọng lấy làm tiếc:
– Ông chẳng hiểu gì về chuyện đùa cả. Thế nhưng đây là dịp để cười tí chút hay là chẳng bao giờ được cười!
– Vậy thì mày muốn gì? Tên cẩm hạch sách.
Aurélie cầu khẩn:
– Tôi xin các ông…
Anh vừa cười vừa nói:
– Cô sợ những “tên chó má” của Sở cảnh sát mà cô lại muốn chúng ta bỏ họ ra đi một cách đột ngột. Cô có lý đấy. Chúng ta nói chuyện nào!
Giọng nói của anh đã nghiêm túc hơn. Anh nhắc lại:
– Chúng ta nói chuyện thôi… vì ông chống lại, Marescal ạ. Vả lại nói là làm, và chẳng có gì có giá trị bằng tính chân thực của một số lời hứa. Nếu tôi làm chủ của tình thế thì tôi phải làm chủ với những lý do còn bí mật nữa, nhưng tôi cần phải phơi bày ra nếu tôi muốn tạo cho chiến thắng của tôi những nền tảng không lay chuyển nổi… để thuyết phục được ông.
– Về gì?
– Về sự hoàn toàn vô tội của cô nàng đây – Raoul nói rõ ràng.
– Ồ! Ồ! Viên cẩm cười gằn – cô ấy không giết người đấy chứ?
– Không.
– Và có thể cả mày cũng không đấy chứ?
– Ta cũng không.
– Vậy ai giết?
– Những tên khác, không phải chúng tôi.
– Dối trá!
– Thật đấy. Từ đầu cho đến cuối câu chuyện này, Marescal ạ, ông đã nhầm. Tôi nhắc lại với ông điều tôi đã nói với ông ở Monte – Carlo là: Tôi vừa mới biết cô gái này. Khi tôi cứu cô ấy ở ga Beaucourt, tôi chỉ thấy cô có một lần vào buổi chiều ở quán trà trên đại lộ Haussmaun. Chỉ khi ở Sainte – Man cô ấy và tôi mới có những cuộc tiếp xúc. Mà, trong những cuộc tiếp xúc ấy cô đã luôn luôn tránh không đề cập đến những tội ác trên tàu tốc hành và tôi cũng chẳng bao giờ hỏi cô về điều ấy. Sự thực xảy ra ngoài ý muốn của cô. Nhờ những cố gắng kiên trì của tôi và nhất là nhờ vào niềm tin ở bản năng của tôi vững vàng như một luận thuyết, và với nét mặt trong sáng như vậy thì cô ấy không thể là một tên giết người được.
Marescal nhún vai nhưng không phản đối gì cả. Dù sao cũng thật lạ lùng khi biết làm thế nào một nhân vật lạ lùng lại có thể hiểu được những sự kiện đến thế.
Hắn xem đồng hồ rồi mỉm cười. Philippe và những tên đầu sai của Sở cảnh sát sắp đến.
Brégeac nghe mà không hiểu và nhìn Raoul, bỗng nhiên Aurélie trở nên lo lắng, không rời mắt khỏi anh.
Anh bắt đầu, nói những lời mà Marescal đã nói:
– Vậy là ngày hai mươi sáu, tháng tư vừa qua, toa xe số năm của con tàu tốc hành đi Masseille chỉ có bốn hành khách, một cô gái người anh Miss Bakefield…
Nhưng anh ngừng lại ngay, suy nghĩ trong vài giây rồi lại nói tiếp bằng một giọng kiên quyết:
– Không, điều ấy cũng không cần hiểu chỉ có thế. Phải đi ngược lên xa hơn đến nguồn gốc của chính những sự việc và nhìn toàn bộ câu chuyện, điều mà người ta có thể gọi là hai thời kỳ của câu chuyện. Tôi không rõ một số chi tiết. Nhưng điều mà tôi biết và điều mà người ta có thể giả thiết hoàn toàn chắc chắn đủ để làm cho mọi điều sáng rõ và liên quan với nhau.
Rồi anh nói chậm rãi:
– Cách đây khoảng mười tám năm – Tôi nhắc lại con số, Marescal… mười tám năm. Nghĩa là thời kỳ thứ nhất của câu chuyện – vậy là cách đây mười tám năm ở Cherbourg, bốn người trẻ tuổi gặp nhau ở quán cà phê khá đều đặn, một người tên là Brégeac, thư ký ở Sở cảnh sát đường biển, một người là Jacques Ancivel, một người là Loubeaux và một người nữa là Jodot. Quan hệ hời hợt không kéo dài được lâu. Ba người sau có vấn đề với cơ quan pháp luật, còn vị trí hành chính của người thứ nhất tức là của Brégeac không cho phép anh ta tiếp tục những cuộc gặp nhau như thế nữa. Vả lại Brégeac cưới vợ và về ở Paris.
Anh ta cưới một người đàn bà góa, mẹ của một cô bé tên là Aurélie d’Asteux. Bố của étienne d’ Asteux, vợ anh, nguyên là một ông già tỉnh lẻ, là một người sáng chế, người chuyên tìm tòi, nghe ngóng và đã nhiều lần suýt chiếm được một tài sản lớn hoặc tìm ra điều bí mật lớn sẽ trao cho con gái. Song một thời gian trước đám cưới lần thứ hai của con gái ông với Brégeac, hình như ông đã phát hiện được bí mật kỳ diệu ấy. Ông đã có ý định di chúc lại, ít ra là trong những bức thư viết cho con gái mà không cho Brégeae biết. Để chứng minh điều bí mật ấy, một hôm ông gọi con gái và đứa cháu ngoại Aurélie bí mật về gặp ông. Chuyến đi không may, Brégeac đã biết được, không phải sau đấy ít lâu như cô bé tưởng mà hầu như ngay tức khắc. Brégeac hỏi vợ. Bà hoàn toàn im lặng về điều chủ yếu như bà đã thề với cha và từ chối không tiết lộ nơi bà đã đến xem. Bà đã thú nhận một số điều làm cho Brégeac tin rằng bà đã cất giấu một kho báu ở đâu đấy. Ở đâu? Và tại sao không hưởng thụ ngay từ bây giờ? Cuộc sống gia đình trở nên nặng nề. Bregeac mỗi ngày một sinh ra cáu gắt. Ngày này qua ngày khác, anh quấy rầy étienne d’ Asleux. Anh hành hạ vợ và dọa dẫm bà. Tóm lại, Brégeac sống trong một tình trạng ngày một bồn chồn, khó chịu mà, cứ liên tiếp chuyện này đến chuyện khác, hai sự việc xảy ra làm cho nỗi thất vọng của gã lên đến cực điểm. Vợ của gã chết vì bệnh viêm màng phổi. Rồi gã biết bố vợ của gã là Astuex mắc bệnh nặng, không phương cứu chữa. Với Brégeac đấy là một điều khủng khiếp. Điều bí mật sẽ như thế nào nếu étienne d’ Asteux không chịu nói ra? Kho báu sẽ như thế nào nếu étienne d’ Asteux di chúc lại cho con gái Aurélie coi như quà tặng khi đến tuổi trưởng thành của em? (gã tìm thấy viết trong một lá thư). Rồi sẽ ra sao? Brégeac không được gì cả ư? Tất cả của cải ấy mà gã cho là phi thường chẳng lẽ trôi qua ngay bên cạnh gã ư? Cần phải biết được kho báu bằng bất cứ giá nào, bằng bất cứ biện pháp nào.
Biện pháp này, một sự tình cờ bi thảm hẳn đem đến cho gã điều bí mật ấy: Được ủy thác một công việc truy tố các thủ phạm của một vụ cướp, gã đặt tay lên bộ ba những người bạn cũ của gã ở Cherbourg: Jodot, Loubeaux và Ancivel. Sự cám dỗ quá lớn đối với Brégeac. Gã không cưỡng nổi, đã nhắm mắt đưa chân. Ngay sau đấy sự giao kèo đã ngã giá. Đối với ba tên vô lại, đấy là được tự do ngay. Chúng sẽ đi đến ngôi làng thuộc xứ Provence nơi ông ngoại của Aurélie đang hấp hối và bằng mọi giá, dù muốn hay không, chúng cũng đoạt bằng được những chỉ dẫn cần thiết. Âm mưu không thành. Giữa đêm, ông đã bị ba tên cướp tấn công, bị đối xử tàn nhẫn và ép phải nói. Ông đã chết mà không nói ra lời nào. Ba tên giết người chạy trốn. Lương tâm của Brégeac bị cắn rứt. Anh phạm vào tội ác mà chẳng được một chút lợi lộc gì”.
Raoul de Limézy quan sát Brégeac. Brégeac im lặng. Gã phản đối những lời tố cáo mơ hồ ấy ư? Hay gã thừa nhận? Dường như tất cả những cái ấy đối với gã cũng thế thôi và sự gợi lại của quá khứ kinh khủng như thế có thể làm tăng thêm cảnh khốn quẫn của gã hiện nay.
Aurélie đã nghe, úp mặt trong hai lòng bàn tay và không biểu lộ cảm xúc của mình. Nhưng Marescal dần dần lấy lại thế chủ động, hẳn ngạc nhiên khi Limézy để lộ trước hắn những việc nghiêm trọng và giao cho hắn kẻ thù cũ Brégeac của hắn, chân tay bị trói. Một lần nữa hắn lại nhìn đồng hồ.
Raoul nói tiếp:
– Vậy là gây ra tội ác một cách vô ích, mà hậu quả thì rất nặng nề dù công lý không bao giờ biết được. Trước tiên, một kẻ tòng phạm: Jacques Ancivel khiếp sợ, lên tàu đi châu Mỹ. Trước khi đi hắn thổ lộ hết cho vợ. Người vợ của hắn đến nhà Brégeac gặp Brégeac và buộc gã phải ký một giấy nhận lấy toàn bộ trách nhiệm đã gây ra tội ác chống lại étienne d’ Asteux và tuyên bố vô tội cho ba tên tội phạm. Nếu không, gã sẽ bị tố giác ngay. Brégeac sợ hãi đã phải ký một cách ngớ ngẩn. Tài liệu này đã được giao cho Jodot. Tên này đã cùng với Loubeaux giấu kín trong một cái chai để bảo quản và đề phòng mọi sự bất trắc.
Từ đấy chúng nắm được Brégeac, khống chế gã và có thể dọa phát giác nếu chúng muốn.
Chúng nắm gáy được gã. Nhưng đấy là những tên láu cá thông minh, muốn để cho Brégeac thăng quan tiến chức trong công vụ hơn, để chúng tiện bề khai thác, mỗi khi một ít bằng những vụ tống tiền mỗi khi chúng đe dọa tố cáo gã. Thực ra chúng chỉ có một ý nghĩ là phát hiện ra kho báu mà Brégeac đã không thận trọng, có lần đã kể cho chúng. Vậy mà Brégeac vẫn còn chưa biết gì cả. Không ai biết gì hết. Không ai cả, trừ có cô bé Aurélie ấy đã nhìn thấy được quang cảnh và trong thâm tâm sâu kín của em, em đã khăng khăng giữ kín. Vậy cần phải chờ đợi và chăm chú theo dõi. Khi nào cô bé ra khỏi tu viện nơi Brcueac đã giam hãm cô ở đấy, chúng sẽ hành động sau…
Vậy mà, hai năm sau, Aurélie từ tu viện trở về nhà. Ngay ngày hôm sau cô bé về đến nơi, Brégeac nhận được một giấy báo của Jodot và Loubeaux nói rằng chúng hoàn toàn theo sự bố trí của gã để đi tìm kho báu. Cần phải làm cho cô bé nói ra và gã phải báo cho chúng biết. Nếu không thì…
Đối với Brégeac, đấy là một tiếng sét ngang tai. Sau mười hai năm, dù sao gã cũng hy vọng sự việc đã được chôn sâu vĩnh viễn. Thực ra, gã không còn quan tâm đến chuyện ấy nữa. Sự việc ấy đã nhắc cho gã nhớ lại một tội ác làm cho gã khiếp sợ và mỗi lần nhớ đến, gã chỉ có lo âu. Thế mà những điều sỉ nhục lại bỗng nhiên từ bóng tối trồi ra! Những người bạn cũ ngày xưa của gã tự dưng xuất hiện! Jodot bám riết gã đến tận đây. Người ta lại quấy nhiễu gã. Làm thế nào được?
Vấn đề đặt ra là một vấn đề không bàn cãi được nữa. Dù muốn hay không, gã cũng phải nghe theo, có nghĩa là làm cho cô con gái đỡ đầu của gã bị quấy rầy, day dứt, cưỡng bức cô phải nói. Gã đành phải quyết định làm như thế. Chính gã, cũng bị ép buộc, thôi thúc, vả lại bởi sự cần thiết phải biết, vì có như vậy gã mới giàu có và sự cần thiết ấy lại một lần nữa xâm chiếm trí óc gã. Kể từ đấy không có ngày nào lại không xảy ra việc tra hỏi, cãi cọ và dọa dẫm. Cô bé khốn khổ bị vây dồn về tư tưởng cũng như trong ký ức của mình, ở phía sau cánh cửa đóng kín này, cô bé đã giấu kín một nhóm nhỏ nhoi những hình ảnh và ấn tượng từ hồi hoàn toàn còn bé bỏng, bây giờ người ta gõ dồn dập. Cô muốn sống yên ổn, người ta không cho. Cô muốn vui đùa, chính đôi khi cô cũng vui đùa, lui tới chơi bời với bạn bè, đóng kịch, ca hát… Nhưng khi về thì đấy là nỗi thống khổ từng phút, từng giây.
Một nỗi thống khổ bao hàm cả điều bỉ ổi thực sự mà tôi dám gợi lại: Tình yêu của Brégeac. Chúng ta không nói đến điều ấy nữa, về việc ấy ông cũng biết như tôi, Marescal ạ, vì ngay khi ông thấy Aurélie d’Asteux thì giữa Brégeac và ông là sự căm ghét ghê gớm của hai kẻ tình địch.
Chính như vậy mà dần dần sự chạy trốn đối với người nữ nạn nhân là lối thoát duy nhất là có thể làm được. Cô được một nhân vật cổ vũ khích lệ về việc trốn chạy mà Brégeac phải chịu đựng mặc dù gã như thế nào chăng nữa.
Đấy là Guillaume, con trai của người bạn cuối cùng ở Cherbourg. Bà góa Ancivel coi hắn là con bài dự trữ. Hắn đóng vai trò của hắn trong bóng tối cho đến bây giờ, rất khéo léo không hề gợi lên sự nghi ngờ nào. Được mẹ hướng dẫn, và biết được Aurelie d’Asteux một ngày nào thấy sẽ yêu đương thì cô sẽ có quyền tự do trao lại bí mật của mình cho người chồng chưa cưới. Hắn mơ ước làm sao để cô yêu hắn. Hắn đề nghị hắn giúp đỡ cô. Hắn sẽ đưa cô gái đến Midi, tại đây, việc chăm nom săn sóc sẽ do hắn lo liệu.
Rồi ngày hai mươi sáu tháng tư đến.
Marescal, ông hãy ghi nhớ kỹ tình thế các diễn viên của thảm kịch ở thời điểm này và sự việc xảy ra như thế nào. Trước tiên cô gái trốn khỏi sự tù túng. Sung sướng vì sắp được tự do, cô đồng ý. Ngày cuối cùng cô dùng trà với bố dượng trong một cửa hiệu bánh ngọt ở đại lộ Haussmann. Tình cờ cô gặp ông trên đại lộ. Cuộc cãi cọ xảy ra. Brégeac dẫn cô về. Cô đã trốn khỏi bố dượng và đuổi kịp Guillaume Ancivel tại nhà anh.
Trong lúc này, Guillaume theo đuổi hai việc. Hắn quyến rũ Aurélie nhưng cùng thời gian ấy hắn sẽ tiến hành một vụ ăn trộm ở Nice dưới sự chỉ đạo của Miss Bakefleld nổi tiếng, là cổ đông của một ngân hàng. Và chính vì vậy mà cô gái người Anh bất hạnh thấy mình bị dính vào trong một thảm kịch mà cô không đóng vai nào cả.
Cuối cùng, là Jodot và hai anh em Loubeaux. Ba tên này đã hành động rất khôn khéo đến nỗi Guillaume và mẹ của hắn không biết rằng chúng đã xuất hiện trở lại và người ta đang tranh giành với chúng. Nhưng cả ba tên cướp vẫn theo tất cả các thủ đoạn của Guillaunie, chúng biết rất cặn kẽ trong ngôi nhà và chúng có ở đấy vào ngày 26 tháng tư. Kế hoạch của chúng đã sẵn sàng: Chúng sẽ bắt cóc Aurelie và sẽ ép cô bằng cách nào cũng phải nói. Thật rõ ràng phải không?
Còn bây giờ là sự bố trí chỗ ngồi toa xe số năm: ở cuối là Miss Bakeifield và nam tước De Limézy. Ở đầu là Aurelie và Guyôm Ancivel… Ông rõ chứ, Marescal?
Ở đầu toa, Aurélie và Guillaume, chứ không phải là hai anh em nhà Loubeaux như đến nay người ta vẫn tưởng. Hai anh em cùng với Jodot ở toa khác.
Chúng ở trong toa số bốn, cùng toa với ông, Marescal ạ, được kín đáo dưới tấm màn che ánh đèn. Ông nhớ chứ?
– Nhớ – Marescal đáp nhỏ?
– Không đến nỗi tồi! Thế là tàu chuyển bánh. Hai giờ trôi qua. Đến ga Laroche. Tàu lại chạy. Đấy là đến lúc hành động. Ba tên trong toa số bốn, tức là Jodot và hai anh em nhà Loubeaux ra khỏi ngăn tối đèn của chúng.
Chúng đeo mặt nạ, mạc áo bơ lu xám và đội mũ lưỡi trai. Chúng vào toa số năm. Ngay lập tức chúng nhìn thấy bên trái có hai bóng người đang ngủ: Một người đàn ông và một người đàn bà mà người ta đoán là tóc hoe. Jodot và người lớn tuổi trong hai anh em nhà Loubeaux lao vào trong, còn Loubeaux em thì ra đứng cảnh giới ở ngoài. Nam tước bị đánh ngất và bị trói. Người đàn bà nước Anh chống cự bị Jodot bóp cổ, nhưng sau đấy Jodot nhận ra là hắn đã nhầm: Đấy không phải là Aurélie mà là người đàn bà khác cũng có mái tóc hoe vàng. Lúc ấy người em trở lại và dẫn hai tên tòng phạm đi dọc đến cuối hành lang thì thấy Guillaume và Aurélie ở đấy. Nhưng tất cả đã thay đổi. Guillaume đã nghe tiếng động. Hắn thế thủ, súng ngắn cầm tay và kết cục của trận đánh xảy ra nhanh gọn: Hai phát súng nổ và hai anh em nhà Loubeaux ngã xuống, còn Jodot thì chạy trốn.
Chúng ta hẳn đồng ý với nhau chứ, Marescal, có phải không nào? Sự nhầm lẫn của ông, sự nhầm lẫn ban đầu của tôi, của các nhà chức trách, của tất cả mọi người, đấy là người ta đã xét đoán những sự việc theo hiện tượng bề ngoài, và cứ theo qui tắc ấy thì kể ra khá lôgic: Khi xẩy ra vụ giết người thì những người chết là nạn nhân và những người trốn chạy là thủ phạm. Người ta không nghĩ đến điều ngược lại có thể xảy ra, rằng những kẻ tấn công có thể bị giết và những người bị tấn công lại bình yên vô sự và có thể chạy trốn. Và tại sao Guillaume lại không nghĩ ra ngay được điều ấy mà lại chạy trốn? Nếu Guillaume ở lại thì hóa ra là hắn vô tội?
Guillaume, tên cướp lại không cho rằng cơ quan luật pháp nhúng tay vào những sự việc của hắn. Mới điều tra sơ bộ những mặt trái của đời sống đáng ngờ của hắn hiện ra như giữa ban ngày. Hắn có cam chịu không? Như thế sẽ quá ngốc nghếch trong khi phương cứu chữa vẫn còn trong tầm tay. Hắn không do dự, thúc bách người tình của hắn. Hắn chỉ cho cô thấy việc tai tiếng của cuộc phiêu lưu, tai tiếng cho cô, tai tiếng cho Brégeac. Cô trơ ra, đầu óc rối tung rối mù, ghê sợ bởi những gì mà cô đã trông thấy và bởi hai cái xác chết kia còn lù lù trước mắt. Cô đành phó mặc cho số phận Guillaume dùng áp lực bắt cô mặc áo bờ lu và đeo mặt nạ của người trẻ nhất trong hai anh em nhà Loubeaux. Tự hắn cũng cải trang như thế, rồi kéo cô chạy, mang theo những chiếc va li để không còn cái gì sau lưng hắn nữa. Rồi cả hai chạy dọc hành lang, đụng phải người soát vé; thế là chúng nhảy xuống tàu.
Một giờ sau, một cuộc truy đuổi kinh khủng qua rừng cây và, Aurélie bị bắt, bị giam bị ném ra trước kẻ thù không đội trời chung của cô tức là Marescal. Cô hoàn toàn tuyệt vọng.
Nhưng màn diễn bất ngờ đã xảy ra. Tôi nhảy vào cuộc…
Không còn gì cả. Không còn tính chất nghiêm trọng của những tình tiết xảy ra cũng không còn thái độ đau khổ của người con gái khóc lóc khi nhớ lại cái đêm đáng nguyền rủa ấy, và cũng chẳng có gì ngăn trở được Raoul có cử chỉ của một người đàn ông bước lên sân khấu. Anh đứng dậy, đi đến cửa rồi trở lại ngồi nghiêm trang với sự tự tin của một diễn viên mà sự can thiệp tạo nên một kết quả không thể tưởng tượng được. Vậy là ta bước vào cuộc, anh tươi cười nhắc lại với một nụ cười mãn nguyện.
– Đã đến lúc tôi tin rằng ông cũng vậy, Marescal ạ, ông cũng vui mừng nhận thấy giữa đám người vô lại và ngu xuẩn ấy, có một người đàn ông trung thực ngay lập tức nhảy vào ngay cả trước khi chưa biết gì và chỉ đơn giản là vì một cô gái có đôi mắt màu lục với danh nghĩa là người bảo vệ sự vô tội đang bị truy hại. Cuối cùng đấy là một ý chí kiên quyết, một cách nhìn sáng suốt, những bàn tay bao dung, một trái tim hào hiệp. Đấy là nam tước De Limézy. Ngay khi ông ta có ở đấy, mọi việc đều ổn thỏa. Những sự kiện tự chúng diễn ra như những đứa trẻ khôn ngoan và thảm kịch kết thúc trong tiếng cười và bầu không khí vui vẻ.
Anh lại bước đi bước lại lần thứ hai rồi cúi xuống phía cô gái trẻ và nói với cô:
– Tại sao cô lại khóc, Aurélie? Chính vì những việc xấu xa ấy đã kết thúc và chính vì Marescal đã tự nghiêng người trước một sự vô tội và ông ta đã công nhận phải không. Đừng khóc nữa, Aurélie. Tôi vẫn luôn bước vào cuộc ở giây phút quyết định. Đấy là một thói quen và tôi không bao giờ bỏ lỡ. Cô đã thấy rõ điều ấy đêm hôm ấy: Marescal nhốt cô, tôi đã cứu cô. Hai hôm sau ở Nice, Jodot bức hại cô, tôi cứu cô. Ở Monte – Carlo, ở Sainte – Marie, lại vẫn là Marescal và tôi cũng đã cứu cô. Và hồi nãy, không phải là tôi đã có mặt ở đây ư? Vậy thì cô còn sợ gì nữa? Tất cả đã kết thúc và chúng ta chỉ còn cùng ra đi, hoàn toàn thanh thản trước khi hai tên kia chạy đến và những tên vô lại bao vây quanh ngôi nhà, phải không, Rodolphe? Ông không đặt một chướng ngại nào ở đấy nữa chứ và cô gái được tự do chứ?… Có phải không? Kết cục này làm cho ông vui thích và làm cho đầu óc chính nghĩa và lịch sự của ông được thỏa mãn chứ? Cô lại đây chứ, Aurélie? Ta đi chứ?
Cô rụt rè đi đến, mặc dù cô cảm thấy cuộc chiến đấu chưa thắng lợi. Trên thực tế, ở bậc cửa, Marescal vẫn nhẫn tâm đứng đấy. Brégeac đến gặp anh. Hai tên đàn ông cùng đứng về phe chống lại kẻ tình địch đang chiến thắng.