7 AHA! Khơi sán tinh thần và giải tỏa Stress

Phần III: Hành động và chuyển hoá



7 Aha!

Khơi sáng tâm hồn

Nếu bạn đã nhận ra được những quan niệm sai lầm trên và thấy được sự sáng suốt, đúng đắn trong việc hiểu biết về bản thân mình cũng như cuộc đời này vận hành ra sao, thì bạn đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình khám phá của riêng mình – một chuyến phiêu lựu đi và sự nhận thức và nhận biết về bản thân, không phải ở trong “thiên đường nghĩ dưỡng” nào, mà là ở ngay trong chính bạn.

Nếu bạn có thể thấy được giá trị và lợi ích từ việc nhận thức nhiều hơn về bản thân, quay trở lại với sức mạnh của riêng mình, học cách không tự biến mình thành nạn nhân… thì bạn sẽ tạo nên sự khác biệt cho thế giới này – đầu tiên là cho chính cuộc đời của bạn, và sau đó là cho cuộc sống của người khác. Đó là khi bạn thay đổi một thói quen nho nhỏ, những người xung quanh nhận ra được điều đó và thay đổi theo bạn, và cứ thế tiếp tục…

Nếu bạn đã sẵn sàng làm một tí “công việc nội tâm” để phục hồi lại sức mạnh tinh thần của mình và truyền sức mạnh tinh tế ấy vào cuộc sống thì bạn sẽ thay đổi được cả thế giới. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu thực hiện. Nhưng bạn sẽ bắt đầu làm từ đâu? Từ “làm” thì không hoàn toàn chính xác ở đây, bởi vì nguồn gốc của những gì bạn thực hiện trong thực tế đều xuất phát từ trong ý thức, trong tâm trí và trí tuệ của bạn. Con người biết tư duy, biết suy nghĩ trước khi làm chứ không phải chỉ biết làm một cách vô ý thức. Vì vậy, mọi điều chúng ta làm đều xuất phát từ hành động đầu tiên của chúng ta là nhận thức. Đó là lý do tại sao “chiến lược” thay đổi bản thân này thật sự là một “chiến lược tái đánh thức khả năng lựa chọn và sáng tạo nên trạng thái nhận thức của chúng ta”. Đây là một quá trình hầu như là hoàn toàn thuộc về bên trong, không tìm thấy được và thầm lặng. Đó là một chiến lược bí mật vì không ai biết được bạn đang làm gì ở bên trong thế giới tinh thần của mình. Và bạn cũng hãy cân nhắc xem có nên cho những người khác biết về cuộc hành trình nội tâm này hay không, bở vì một số người có thể sẽ nhạo báng và dội một “gáo nước lạnh” vào sự quyết tâm cao độ để làm tăng sức mạnh nội tâm và trở thành chính mình của bạn. Nếu bạn dự định thay đổi tình trạng hiện giờ của mình, nếu bạn quyết định lựa chọn và tạo ra trạng thái nhận thức thật sự thì đó có thể là một mối đe doạ đối với họ, và họ sẽ cố kiềm giữ để bạn vẫn giống như cũ. Tuy nhiên, đối với những người nhận ra những điều thật sự giống như bạn thì họ sẽ là những người bạn tốt nhất vào lúc này, những người có thể cùng bạn so sánh những ghi chép, thảo luận và khám phá những vấn đề sâu xa hơn về sự thay đổi bản thân và chia sẻ nhnữg trải nghiệm trong chuyến hành trình nội tâm của mình.

Đường đi đến sự khai sáng thì tràn đầy sự hiểu biết và những khoảnh khắc Aha!. Sau đây là 7Aha!, 7 bài luyện tập quan trọng đem đến sự hiểu biết của một tâm hồn sáng suốt. Nếu bạn “thấy” và thực hiện được, dù chỉ là một trong những điều này với tính kiên định, nó sẽ giúp bạn thay đổi cả cuộc đời mình.

Aha! 1: Sống trong tĩnh lặng

Sức mạnh vĩ đại nhất là sức mạnh của sự tĩnh lặng.

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các thư việc lại có một bầu không khí đặc biệt yên tĩnh thế không đó là những nơi mọi người tập trung vào vấn đề của riêng mình một cách sáng tạo, tự do, và thư giãn, ở đó có sự hiện diện của những tâm trí điềm tĩnh. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong một “thư viện tâm trí”, xem lướt qua “những hiểu biết, thông thái” được tích lũy trên “giá sách cuộc đời” mình – lắng nghe sự tĩnh lặng, chú ý đến sự tĩnh tại. Hãy yêu cầu “Xin giữ trật tự!” với bất kỳ tiếng nói nội tâm nào đến và làm gián đoạn sự chăm chú của bạn. Một tâm trí tĩnh lặng cho phép bạn lắng nghe được trái tim mình và có thể giúp sự sáng tạo nở hoa. Đó là lúc bạn có thể để cho suy nghĩ, ý tưởng, hình ảnh và sự hiểu biết từ trong tiềm thức hiện ra, chiếu lên trên “tấm vải trắng của màn hình nội tâm” của bạn. Giờ đây, bạn như một nghệ sĩ, có thể lựa chọn và cho hiện ra trên “màn ảnh tâm trí” tất cả những gì mình muốn tạo ra. Tất cả chúng ta đều có khả năng làm được điều đó.

Màn ảnh tâm trí có xu hướng hoàn toàn bị chiếm giữ bởi những cuộn phim chiếu lại quá khứ hay những hình ảnh về những điều có thể trong tương lai. Khi đó, con tim bạn đang kiên nhẫn chờ đợi để nói với bạn về những điều thông tuệ và tốt đẹp nhưng nó không thể chen vào được. Lý do là gì? Chính là sự ồn ào.

Chúng ta tiêu phí hầu hết cuộc đời mình để tạo ra và sống trong cái ồn ào được gọi là suy nghĩ. Thế giới bên ngoài ngày càng ồn ào. Chúng ta trở nên bận rộn với việc biến đổi cái ồn ào đó thành những suy nghĩ. Và những suy nghĩ như thế trộn lẫn với những suy nghĩ đến từ ký ức và trải nghiệm. Điều này gây khó khăn cho việc bắt đầu một chuyến hành trình quay trở lại với bình an nội tâm, sự điềm tĩnh và mãn nguyện của chúng ta. Xin đừng hiểu sai, mục tiêu của chúng ta không phải là từ bỏ thế giới, cố tránh né âm thanh của thời hiện đại, mà chỉ đơn giản là làm tăng “âm lượng” của sự tĩnh lặng nội tâm để trao cho chính mình cơ hội nối kết với suối nguồn sức mạnh nội tâm va lắng nghe trái tim mình lên tiếng (đôi khi tiếng nói này còn được gọi là trực giác). Đây không phải là một việc có thể làm ngay tức thì mà là cả một quá trình luyện tập.

Hãy bắt đầu bằng việc nói ít lại trong một ngày bình thường của bạn. Bạn có cần phải nói ra mọi điều không? Không! Vì thế hãy cắt bỏ bớt những điều không cần phải nói. Sau đó, qua một vài ngày, chỉ nói những gì bạn làm, và hãy nói một cách êm dịu hơn. Khi đó, bạn sẽ bắt đầu khám phá trở lại “giai điệu nội tậm” của bạn, bắt đầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn với bản thân và với người khác. Khi bạn thực hiện 3 điều này – nói ít, nói nhẹ nhàng, nói từ tốn – tâm trí bạn sẽ làm tương tự như thế trong cuộc trò chuyện với chính mình. Bạn sẽ nhận ra mình điềm tĩnh hơn được bao nhiêu và có thêm được bao nhiêu năng lượng nội tâm. Bạn cũng sẽ bắt đầu thấy cả số lượng và chất lượng của những ý tưởng đang tăng lên, rồi khả năng phân biệt và quyết định của bạn trở nên sắc bén dễ dàng hơn. Nhờ đó, bạn sẽ tạo nên một khởi đầu xuất sắc về sự khai sáng trong hành động.

Một thực thể tĩnh lặng, tĩnh tại, không thay đổi đang chờ đợi chúng ta trong ý thức. Đó là nơi mà ta tìm ra được bản thân thật sự, không bị “ô nhiễm” về mặt tinh thần. Đó là nơi mà ta tìm thấy được sự bình an và sức mạnh đích thực. Và khi chúng ta tìm ra bình an nội tâm và sức mạnh nội tâm của mình, chúng ta chưa thể sử dụng ngay được mà phải truyền nó sang các mối quan hệ của mình và cho cả thế giới. Đây là lý do tại sao tĩnh lặng là ngôn ngữ của tâm hồn và tại sao tình yêu đích thực, cũng như sự tĩnh lặng, là ngôn ngữ của con tim.

Sự tĩnh lặng – liều thuốc xoa dịu tinh thần

Hãy quan sát xem điều gì xảy ra khi chúng ta bước vào trong một thư viện hay một phòng thiền. Bạn sẽ cảm thấy tinh thần được bầu không khí tĩnh lặng “xoa” nhẹ và sự bình an đang lan toả trong tâm hồn. Bạn cũng nhanh chóng nhận ra mình đang bắt đầu bình an hơn về tinh thần. Sau đó, hãy suy ngẫm xem tại sao một bầu không khí như thế có thể tạo sự điềm tĩnh cho người khác. Bây giờ hãy đến văn phòng của bạn, phòng khách của bạn và cộng đồng của bạn. Hãy trải nghiệm bằng cách giữ tĩnh lặng trong văn phòng hay tại nhà và quan sát xem nó ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Đây là những gì tạo nên sự bình an trong chúng ta, một trong những điều tuyệt vời mà ta có thể làm cho người khác. Giống như các thiên thể được không gian bao quanh, chúng ta được bao bọc bởi sự tĩnh lặng. Giữa các nốt nhạc là khoảng lặng, đằng sau bức tranh là tấm vải lặng yên và tĩnh lặng. Tĩnh lặng và điềm tĩnh cùng làn sóng sinh học của bạn sẽ tạo nên một bầu không khí yên tĩnh, êm ả, người khác sẽ cảm nhận được và chúng sẽ giúp họ trở nên như thế.

Aha! 2: Hãy buông bỏ

Đừng bó buộc mình với bất cứ điều gì. Tất cả những chịu đựng và đau khổ đều có cùng nguyên nhân – sự khư khư giữ lấy!

Cũng giống như con chim non phải dũng cảm lắm mới thả nhánh cây ra để bay đi, chúng ta cũng cần phải rời khỏi “những nhánh cây” của mình nếu chúng ta muốn biết được niềm sung sướng của việc bay vút lên đến tiềm năng cao nhất của mình. “Những nhánh cây” mà chúng ta bám vào đó là những điều ta vẫn khư khư giữ lấy ở bên trong (suy nghĩ, ký ức, niềm tin…) và bên ngoài con người chúng ta (đồ vật, địa vị, con người, nơi chốn…). Thói quen thông thường nhất được hình thành trong đời mỗi người đó là trở nên gắn bó, rồi phụ thuộc vào điều gì đó hay ai đó để có được hạnh phúc, bình an và sự mãn nguyện. Đây là lý do khiến chúng ta phải gánh chịu đau khổ. Chắc chắn một điều rằng cho đến khi còn muốn giữ chặt bất kỳ điều gì, chúng ta sẽ còn sống trong sợ hãi – sợ sự mất mát, hư hại những gì mà chúng ta đang cố giữ lấy – và do đó chúng ta sẽ không bao giờ có được tự do. Hãy nhìn vào những con chim kia: bằng cách bỏ qua một nhành cây, chúng có thể dành phần còn lại của cuộc đời mình để đậu xuống hàng triệu cành cây khác và thưởng ngoạn cảnh đẹp ở mọi nơi. Bạn có đang bay lên và ngày càng bay cao hơn trong cuộc đời mình không, hay là bạn đang mắt kẹt trên một cành cây nào đó? Chẳng hạn như việc đổ lỗi cho người khác, cho rằng họ là nguyên nhân gây ra bất hạnh và đau khổ, cũng là một “nhánh cây” gai góc mà nhiều người vướng phải, khiến họ không thể bay về tương lai tươi sáng và thanh thảng mà cứ mãi lận đận và khổ sở vì quá khứ. Hãy bỏ qua và tiếp tục bay đi!

Nhưng làm sao có thể buông bỏ được! Bạn hãy để ý mà xem, mọi thứ trong cuộc sống cứ đến rồi đi. Những gì bạn có vào lúc này trong cuộc sống hôm nay là để bạn sử dụng cho mục đích của mình chứ không phải để bạn khư khư ôm giữ chúng. Nếu như bạn cứ cố nắm giữ, tâm trí bạn sẽ sinh ra nỗi sợ. Mà bạn đã biết rằng, nỗi sợ hãi chính là stress, chính là sự đau đớn. Chúng ta từng được học một cách sai lầm rằng sợ hãi là một cảm xúc tốt, lành mạnh và cần thiết cho việc sinh tồn, vì vậy chúng ta không quan tâm, thậm chí không muốn giải thoát mình ra khỏi nỗi sợ. Rốt cuộc, sự sợ hãi giết chết cả người tạo ra nó – là chính chúng ta! Điều này giải thích vì sao hầu hết các căn bệnh đều có liên quan đến một yếu tố thuộc về thần kinh – và nỗi sợ hãi chính là nguyên nhân của yếu tố đó!

Tất cả những gì bạn phải làm là nhớ hai điều: Thứ nhất, bạn là một tâm hồn và không thể sỡ hữu bất kỳ điều gì. Thứ hai, nếu bạn không buông bỏ, chẳng điều gì mới có thể xuất hiện. Nếu như nước cũ không tràn ra khỏi ly thì không có chỗ cho nước sạch chảy vào; bạn càng buông bỏ nhiều, thì càng có nhiều người, nhiều cơ hội và ý tưởng đến với bạn!

Nhưng chúng ta sẽ bắt đầu như thế nào? Hãy viết ra tất cả những điều kiện hiện vẫn đang gắn chặt lấy bạn – cả bên trong (suy nghĩ, ký ức, niềm tin…) và bên ngoài (đồ vật, con người, nơi chốn, địa vị…). Mỗi lần, hãy chọn lấy một điều và tự hỏi xem cuộc sống sẽ như thế nào khi không có chúng, diễn lại cuộc đời bạn mà không có chúng, trở nên quen với cuộc sống khi không có chúng. Khi thực hiện được điều này thì tuy chúng vẫn còn đó nhưng bạn sẽ không còn nắm giữ quá chặt, và nhờ vậy, nỗi sợ hãi sẽ không còn. “Sự buông bỏ” không làm giảm sút địa vị, tiền lương hay làm bớt đi những mục tiêu trong cuộc sống của bạn. Chúng vẫnhiều còn và vẫn quan trọng, nhưng mối quan hệ mới của bạn với những điều đó làm cho bạn được tự do. Điều này cũng có nghĩa là bạn đang được học nghệ thuật giá trị nhất ở tất cả các trường khai sáng tinh thần – đó là sự tách rời.

Giữ lại những điều mình tin tưởng!

Vậy thì, làm thế nào để bạn vượt qua được cái ảo tưởng về quyền sở hữu ẩn bên dưới sự thôi thúc muốn sở hữu và thói quen phụ thuộc vào người khác cũng những sự vật bên ngoài? Thật đơn giản, điều bạn phải làm là thay đổi mối quan hệ với những gì bạn gắn kết, từ sở hữu sang uỷ quyền. Điều đó diễn ra trước tiên trong ý thức rồi thể hiện ra hành động của bạn. Sau đó, việc trở thành một người uỷ quyền (đối với mọi điều trong cuộc sống hiện tại) làm bạn thoát khỏi sự đồng hành với chúng, sẽ không có đau đớn, không đau khổ, chỉ là một sự giải thoát dễ dàng, cùng với sự chấp nhận tự nhiên và tĩnh lặng, thanh bình. Không sở hữu gì ngoài những điều tin tưởng, biết buông bỏ đúng lúc, và tự do thật sự sẽ đồng hành cùng bạn.

Aha! 3: Hãy sống cuộc sống của mình

Can thiệp vào cuộc sống của người khác là một điều vô ích.

Chính vì dành quá nhiều thời gian can thiệp vào cuộc sống của người khác nên chúng ta quên mất rằng mình còn có nhiệm vụ tạo ra cuộc đời của chính mình – dù chỉ là trong suy nghĩ hay trong những việc làm cụ thể hàng ngày. Đây chính là lý do tại sao có nhiều người gần như đến cuối đời mới nhận ra rằng mình đã “sống thay” cho người khác quá nhiều. Khi tiếp xúc với thế giới xung quanh, chúng ta phát hiện ra rằng từ trong suy nghĩ, bản thân mỗi người luôn có xu hướng đánh giá người khác, chẳng hạn như: “Lẽ ra họ không nên làm như thế… Trông họ đáng sợ quá… Bạn đã nghe chuyện về anh ta chưa… Theo tôi, họ nên… Tôi không thể hiểu được làm sao họ có thể…”. Những lúc như thế chính là lúc chúng ta đang lãng phí thời gian của mình chỉ để viết kịch bản cuộc đời cho người khác, mà lại quên viết cho chính mình. Thật ra, chúng ta không có quyền viết kịch bản cuộc đời của người khác. Bất kỳ ai nếu cứ cố làm như thế thì cũng chỉ vô ích, không mang lại hiệu quả gì, và lẽ dĩ nhiên sẽ phải gánh chịu thất bại mà thôi. Vậy thì cứ để cho mọi chuyện như thế đi và hãy học cách trân trọng sự tự do mà bạn có được khi không còn phải lo âu và căng thẳng về chuyện của người khác. Hãy để mỗi người tự viết lấy kịch bản của cuộc đời mình. Đừng phí phạm cuộc đời của bạn trong việc “sống thay” cho người khác, dùng chỉ là một vài phút mà thôi.

Tại sao tất cả chúng ta lại có thể mắc cùng một sai lầm giống như nhau? Đó là bởi vì ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được định hình hai niềm tin hoàn toàn sai lầm. Một là, chúng ta có thể kiểm soát người khác; hai là, người khác phải chịu trách nhiệm cho những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân chúng ta. Nhưng giờ đây bạn đã hiểu. Bạn biết rằng chẳng ai có thể kiểm soát cuộc sống của người khác và rằng bạn chính là người tạo ra cảm xúc cho mình cho dù xung quanh có xảy ra chuyện gì đi nữa. Vì vậy, tốt nhất chúng ta không nên can thiệp vào chuyến hành trình cuộc đời của người khác trừ phi họ muốn bạn làm điều đó. Và nếu có thì chúng ta cũng không nên can thiệp quá sâu vào cuộc đời họ cũng như và những vấn đế mà họ đang phải đối mặt. Hãy đứng lùi lại một chút, tách biệt một chút, thì sự đóng góp của bạn sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Thậm chí, nếu như bạn đang là một người cha hay một người mẹ thì bạn cũng không có quyền kiểm soát cuộc sống của con mình, vì đó không phải là mục đích cuối cùng của các bậc làm cha làm mẹ. Hãy tạo cơ hội để những đứa con học hỏi và lớn lên dưới đôi cánh bảo bọc của bạn. Các bậc cha mẹ có trách nhiệm đối với những nhu cầu vật chất của các con mình, giúp chúng hiểu biết về thế giới xung quanh để từ đó có thể tự tìm lấy con đường của riêng mình và để được là chính mình. Đừng bắt chúng phải làm theo những gì bạn muốn. Đây chính là lúc bạn phải diễn phần vai của một người cố vấn, người huấn luyện viên, người bạn, người đồng hành, người cha/ người mẹ, và cả của một người thầy. Và trong một chừng mực nào đó, đứa trẻ có thẻ vào vai diễn của một người thầy, các bậc cha mẹ lại trở thành học trò. Cuộc đời chính là một trường học mà trong đó, mỗi ngôi nhà là một lớp học.

Vì thế, nếu một lúc nào đó, khi bạn nhận ra rằng mình đang sắp sửa đưa ra những lời phán xét người khác thì hãy cố gắng trở nên trầm tĩnh hơn bằng cách chuyển đề tài của buổi đối thoại. Điều quan trọng là bạn cần phải học cách chuyển sao cho thật khéo léo. Ban đầu chắc chắn bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong các mối quan hệ với những người mà bạn biết rõ. Có thể đôi lúc bạn băn khoăn không biết mình nên chuyển sang đề tài gì. Hãy cố gắng làm sao để người nghe hiểu đúng bản chất của những điều bạn muốn góp ý. Đó không phải là bạn đang muốn “đánh gục” cảm xúc hay “ép buộc” những suy nghĩ của bản thân, mà chính là nhằm chia sẻ những trải nghiệm cũng như cách mà bạn đang đón nhận những thử thách ra sao. Chẳng phải bạn cũng đang trong quá trình học hỏi, thay đổi và trưởng thành đó sao? Khi làm như vậy, bạn sẽ nhận ra khi nào nên yêu cầu thay vì kể lể, khi này nên đề nghị thay vì áp đặt, khi nào nên lắng nghe thay vì nói, khi nào nên phản hồi thay vì khẳng định. Theo đó, bạn đã biến buổi nói chuyện của mình trở nên gần gũi với người nghe để học cũng có thể học hỏi, thay đổi và trưởng thành như bạn.

Yêu thương hay thù ghét

Khi đã học được cách chấp nhận, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sức mạnh của hành động này. Ngay lúc đó, trong cách nhìn của bạn, mọi người và mọi vật trở thành những gì như vốn phải trở thành và từ đó trở về sau, lúc nào cũng vậy. Tuy nhiên, khi bắt gặp ai đó làm điều gì sai về mặt đạo đức, như là giết người chẳng hạn, thế thì bạn sẽ chỉ ngồi yên, chấp nhận, và cứ để cho sự việc đó diễn ra trước mặt bạn hay sao? Đó có phải là lúc bạn cần phải chấp nhận không? Nếu chuyện này xảy ra ngay trong nhà của bạn thì tất nhiên bạn không thể để yên việc đó được rồi. Nhưng dù sao bạn cũng phải cẩn thận bởi khi đó, trong bạn sẽ xuất hiện một trong hai loại phản ứng phổ biến nhất: hoặc sẽ mang tích chất thù ghét, hoặc sẽ mang tính chất yêu thương. Phản ứng mang tính chất thù ghét sẽ mang đến cho bạn cảm giác giống như của người khia, và chính bạn khi ấy cũng sẽ rất đau buồn. Còn phản ứng mang tính chất yêu thương sẽ giúp bạn hiểu rằng người đó đang buồn và cần đến một sự giúp đỡ. Những tình cảm yêu thương luôn là cội nguồn của những điều tốt đẹp nhất, nhưng điều đó chỉ bắt nguồn từ hành động chính đáng mà thôi. Sự thù hằn chỉ càng làm kéo dài thêm tâm trạng đau buồn cho tất cả, và hai nỗi đau không bao giờ tạo thành một niềm vui được! Đau buồn là điều mà những ai chọn sự căm thù ắt sẽ gặp phải, còn khi đi trên “con đường của yêu thương”, bạn đang lồng ghép những cảm xúc yêu thương trong từng hành động của mình và do đó, bạn luôn tin rằng bạn có thể hàn gắn những mối quan hệ bị rạn nứt trong cuộc sống của mình.

Aha! 4: Lắng nghe tiếng nói nội tâm

Trong bạn luôn có sẵn một “quân sư”!

Tất cả chúng ta đều có một điểm chung – đó chính là sự duy nhất của mỗi người! Thật ra mỗi chúng ta chỉ là một “thực thể có ý thức” tồn tại trong hình hài của một con người – còn những điều khác, bao gồm chủng tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, niềm tin hay tôn giáo sẽ được từng người hình thành, trau dồi và vận dụng vào cuộc sống để tạo nên nét riêng cho bản thân mình. Ngay trong cốt lõi của ý thức, trong trái tim của “thực thể” này chính là lương tâm. Ở đây, ý thức, cái tôi và con tim chỉ là một. Lương tâm là nơi chứa đựng những điều hay lẽ phải và cả những trải nghiệm của bản thân. Lương tâm trú ngụ trong trái tim ý thức, chứ không phải ở trái tim trong lồng ngực của bạn. Theo bản năng, chúng ta đã có thể biết được rằng mình là ai và điều gì là thật sự đúng đắn. Tuy nhiên, theo thời gian, những điều mà chúng ta học hỏi, trải nghiệm, và sáng tạo – những điều mà có lúc mọi người gọi là hoàn cảnh – làm chúng ta không thể kết nối được với tiếng nói của lương tâm. Thỉnh thoảng, tiếng nói này vẫn mách bảo với bạn điều gì đó và thậm chí bạn còn thốt lên “Trời ơi, lương tâm tôi đang quấy rầy tôi!” hay “Tôi không biết tại sao, nhưng có gì đó bảo tôi rằng điều này là sai!”.

Như hầu hết mọi người, có thể chúng ta cũng có xu hướng lảng tránh tiếng nói này, đôi khi là cố tình làm như thế – nhất là khi bạn biết tiếng nói ấy sẽ khiến bạn phải từ bỏ những gì mà mình nghĩ rằng chúng sẽ đem đến sự thoải mái, tạo nên sự lệ thuộc hay nuôi dưỡng sự gắn kết. Mỗi khi lảng tránh, kìm nén, hay cố gắng dập tắt âm thanh ấy, bạn chỉ tự làm đau mình mà thôi, và rốt cuộc, cơn đau đó sẽ trỗi lên như một cảm xúc bị bùng phát, như những cảm xúc tiêu cực, hay là những phản ứng khác thường của các cơ quan trong cơ thể. Có thể còn nhiều điều bí ẩn khác ẩn chứa phía sau “cánh cửa của sự thiếu hiểu biết”… hay nói cách khác, vẫn còn những sự thật chưa được biết đến khi bạn phớt lờ đi tiếng nói nội tâm của mình.

Vì thế, đã đến lúc cần phải kết nối và lắng nghe tiếng nói của lương tâm. Đã đến lúc nên học cách yêu thương và tôn trọng “đứa bé nội tâm” của mình – một khía cạnh tình cảm không cần bất kỳ điều kiện nào, rất đỗi vô tư và thuần khiết ngự trị trong bạn và bị bỏ mặt đã quá lâu. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần phải tạo ra một sự tĩnh lặng nội tại sâu sắc để cho quá trình lắng nghe và hàn gắn có thể bắt đầu.

Chỉ khi tâm trí trở nên tĩnh lặng, bạn mới có thể nghe thấy tiếng nói từ “người thầy nội tâm” của mình và qua đó đón nhận những lời mách bảo – khả năng hiểu biết liên quan đến trực giác. Chỉ khi đã nhận ra và biết trân trọng những trải nghiệm quý báu mà mình đang có, bạn sẽ chuyển nhận thức của mình hướng vào bên trong một cách rất tự nhiên và bắt đầu quá trình “lắng nghe”. Nhưng cũng đã qua lâu kể từ lúc bạn thật sự lắng nghe và tin tưởng tuyệt đối vào chính bản thân mình, vì thế, chúng ta cần phải tập luyện và cần nhất là phải kiên nhẫn. Vào một thời điểm nào đó trong ngày, hãy ngồi xuống, để tâm trí thật tĩnh lặng, và lắng nghe, bạn sẽ rất ngạc nhiên đấy. Lặp lại những động tác tương tự như thế vào ngày hôm sau. Bạn cần phải ghi nhớ rằng mình đang là người lắng nghe chứ không phải là tiếng ồn”. Bạn là người tạo ra suy nghĩ, đưa ra ý tưởng sáng tạo chứ bạn không phải là suy nghĩ của mình. Bạn luôn ở trong trạng thái tĩnh lặng, còn suy nghĩ và cảm xúc của bạn chính là “tiếng ồn”. Lúc bạn tách mình khỏi những suy nghĩ hay cảm xúc chính là lúc bạn kết nối trở lại với sự bình an trong tâm hồn và bắt đầu nghe thấy tiếng nói của nội tâm mình.

Ta sẽ phải tìm tiếng nói thông tuệ ấy bằng cách nào đây? Hãy đặt cho bản thân một câu hỏi chính yếu hay một quyết định quan trọng cần phải thực hiện. Bạn không nhất thiết phải tìm được câu trả lời ngay lập tức và cũng đừng bao giờ cố gắng làm điều đó. Trước tiên, chỉ cần đặt ra câu hỏi, tư duy về nội dung của câu hỏi ấy và sau đó hãy tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ khác, công việc khác. Câu trả lời sẽ xuất hiện vào đúng lúc cần thiết nhất và sự hiểu biết sẽ dần hiện ra trong tâm trí. Đó chính là lúc bạn thốt lên tiếng “Aha!” – nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bạn nên đánh giá cao, biểu lộ sự trân trọng của mình với tiếng nói nội tâm ấy. Theo cách đó, bạn đã làm “tan chảy” những chướng ngại vật giữa bạn và sự thật, giữa bạn và những trải nghiệm vô cùng quý báu, giữa bạn và con người đích thức của mình! Đó là lúc sự khai sáng đang đến gần với bạn.

Nếu như khi đã có được câu trả lời mà bạn vẫn còn chút hoài nghi, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm và hiểu biết hơn. Người ấy sẽ giúp bạn nhìn lại xem tiếng nói nội tâm của mình có bị bóp méo bởi những cảm giác sợ hãi hay bởi lòng căm thù không. Nếu có, thì cùng với việc nhận ra và xoá tan nỗi sợ hãi và sự thù ghét, chúng ta cũng cần phải lắng nghe chính bản thân mình một cách kiên nhẫn hơn.

Những giây phút thoải mái

Do sống trong một thế giới cứ vận động không ngừng nên chúng ta ít khi dành thời gian cho bản thân mình. Dành thời gian cho bản thân không có nghĩa là đọc báo hay la cà trong quán cà phê mà là ngồi trong sự tĩnh lặng và tìm hiểu về bản thân. Hãy tuân thủ thời gian biểu đã đặt ra để có được những khoảnh khắc nghỉ ngơi thật thoải mái. Đó là lúc bạn tạo cho mình cơ hội để nhìn lại bản thân và để suy ngẫm – một biểu hiện rằng bạn đã đạt đến trạng thái bình an trong nội tâm và phục hồi sức mạnh nội tại. Đừng chỉ nghĩ thôi. Mà bạn hãy làm đi!

Aha! 5: Biết chấp nhận

Đừng chống cự lại với điều gì cả, bởi vì nó chỉ càng làm cho điều ấy thêm mạnh mẽ, vững chắc và kéo dài thêm cuộc chiến.

Bạn có bao giờ để ý thấy rằng việc chống cự thường dẫn đến một tình trạng đối đầu dai dẳng hay không? Những gì mà bạn đang cố gắng chống cự hay kháng cự lại vẫn cứ tồn tại và quay trở lại y như thời điểm ban đầu. Đó dường như là một trong những “quy luật thép” trong vũ trụ này. Dù cho đó là trường hợp “một chọi một”, cộng đồng này đối chọi với cộng đồng kia, quốc gia này đối đầu với quốc gia kia thì bất kỳ hai quan điểm nào đối nghịch với nhau đều được gọi là mâu thuẫn liên tục. Ai trong chúng ta cũng đều đã từng có lúc phản bác hay không đồng ý với người khác. Thậm chí chúng ta còn sẵn sàng khiêu chiến với bất cứ điều gì mình không thích, ngay cả đó là khi đang ngồi xem bản tin thời sự buổi tối trên ti-vi. Nhưng ta lại quên rằng khi chúng ta quyết định chống lại ai đó hay điều gì đó, hoặc bằng tinh thần hoặc bằng hành động, chúng ta chỉ càng làm cho người đó hay điều gì đó mạnh hơn thêm – mạnh hơn thực sự hoặc chỉ mạnh hơn trong tâm trí ta. Đầu tiên chúng ta chống cự trong tinh thần, sau đó đến cảm xúc, dần dần sự chống cự sẽ trở thành một thói quen.

Tất cả những điều đó xảy ra là bởi vì từ trong sâu thẳm, chúng ta tin rằng cả thế giới nên hát lên bài hát chung của chúng ta, và khi điều đó không diễn ra như ý thì sự tức giận chuyển thành sự kháng cự. Và khi chống lại điều gì đó hay ai đó, chúng ta vô tình tự tạo ra nỗi sợ cho bản thân. Thật ra, ẩn mình sau tất cả những hành vi chống cự đó luôn luôn là sự sợ hãi. Điều này xuất phát từ niềm tin cho rằng chúng ta có thể và nên kiểm soát những gì mình không thể kiểm soát và thế giới nên nhảy múa theo giai điệu riêng của chúng ta.

Nếu muốn tạo ảnh hưởng đến những người khác và đến thế giới xung quanh, bạn hãy bắt đầu bằng việc chấp nhận. Nếu muốn tước hết mọi khả năng gây hại của người khác, bạn hãy bắt đầu bằng việc chấp nhận. Nếu muốn động viên và truyền sức mạnh để ai đó có thể thực hiện một sự thay đổi, bạn hãy bắt đầu bằng việc chấp nhận. Nếu muốn giải quyết mâu thuẫn trong bất kỳ mối quan hệ nào, bạn hãy bắt đầu bằng việc chấp nhận. Nếu mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn cũng nên bắt đầu học cách chấp nhận ngay từ bây giờ. Đừng đưa ra bất kỳ điều kiện nào bởi khi đó, sự chống cự vẫn còn được nguỵ trang dưới lớp vỏ “chấp nhận”. Điều đó có nghĩa là bạn vẫn đang cố gắng kiểm soát người khác, và bạn vẫn còn bị hoảng sợ. Sự chấp nhận sẽ nối kết bạn với “nguồn năng lượng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta” hoặc “dòng chảy của các tình huống đang xảy ra”, và khi bạn đã kết nối và “chảy” theo dòng chảy đó, bạn sẽ tạo ra một sự ảnh hưởng tột bậc. Nhưng ngay khi bạn kháng cự lại, ngay lập tức bạn sẽ ngừng nối kết. Bạn thấy rằng mình đang cố gắng kiểm soát mọi thức và luôn có những trở ngại ngăn cản bạn thực hiện điều đó.

Như vậy, tất cả đều tuỳ thuộc vào suy nghĩ của chính bạn. Bạn cần phải thật tĩnh tại, kiên nhẫn và sáng suốt. Cố gắng chống lại các thói quen sợ hãi và giận dữ chỉ càng nuôi dưỡng và củng cố cho những thói quen này. Chính những thói quen đó sẽ làm cho rào cản giữa bạn và cảm giác bình an trong tâm hồn, giữa bạn và sự thông tuệ, giữa bạn và quyết tâm thực hiện sự kiên trì càng thêm vững chắc. Nếu phải cố gắng đến mệt mỏi nhằm thay đổi bản thân, dường như bạn đang chống lại những điều mà bạn muốn thay đổi ở mình. Những điều bạn muốn thay đổi ấy chính là những thói quen đã từng được hình thành nên trong quá khứ. Đôi lúc chúng ta có xu hướng đồng nhất mình với các thói quen ấy, do đó điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ đó là bạn không phải là các thói quen ấy. Chính suy nghĩ cho rằng các thói quen đó vốn dĩ là “bản chất tự nhiên của tôi” khiến bạn cảm thấy như đang chống lại chính mình khi phải “vật lộn” với các thói quen. Thật ra, bạn đang “vật lộn” với chính bản thân mình đấy chứ. Và điều này càng làm cho thói quen mà bạn đang cố gắng thay đổi thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn, rút cạn sức mạnh, quyết tâm thay đổi của bạn, và làm yếu đi khả năng hình thành nên những mẫu hình suy nghĩ và hành vi tích cực mới nơi bạn.

Trong cuộc đấu tranh thay đổi bản thân, việc kháng cự lại chính mình chỉ dẫn đến một trạng thái kìm hãm và làm cho năng lượng cảm xúc bị “chôn lấp” trong tiềm thức của bạn. Đó chỉ là vấn đề về thời gian trước khi những cảm xúc bị kiềm nén ấy bùng nổ. Bí mật sâu xa nhất của tất cả mọi sự thay đổi và chữa lành trong nội tâm là chấp nhận bản thân, chứng không phải là kháng cự lại chính mình, và dĩ nhiên cũng không phải là sự chối bỏ bản thân. Từ khi còn nhỏ, không ai biết rằng chúng ta đã được gieo vào suy nghĩ rằng chúng ta nên chối bỏ chính bản thân mình. Đó là lúc người lớn cự tuyệt ta, hay không chấp nhận chính họ. Chính những hành động đó đã khắc sâu vào tiềm thức ta, và thế là tiếng nói “cần phải chối bỏ bản thân” cứ vang lên trong ta trong suốt phần đời còn lại của cuộc đời mình. Hành động đó cũng dạy ta không nên chấp thuận người khác, và điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho các mối quan hệ của chính chúng ta. Vì thế, hãy học cách chấp nhận những cảm xúc của bản thân. Và để làm được như thế, trước tiên bạn hãy chấp nhận chúng. Đó chính là sự hợp nhất. Thật ra, làm như thế chính là bạn đang thật sự chấp nhận bản thân mình, và đó là lúc bạn bắt đầu yêu thương chính mình. Đây là điểm khởi đầu của việc hàn gắn những mối quan hệ mà bạn mong muốn nối kết.

Hãy nhớ rằng chấp nhận mới chỉ là bước đầu tiên trong quá trình thay đổi những thói quen suy nghĩ và cảm nhận không mong muốn của ta. Bước thứ hai là tách rời khỏi tiếng nói chỉ trích và chống lại bản thân vang lên từ bên trong – chúng tạo ra hành động kháng cự của bạn, và sau đó là nỗi sợ hãi của bạn. Bước thứ ba là áp dụng những hiểu biết, trải nghiệm của bản thân để tạo nên một mẫu hình suy nghĩ, cảm nhận và hành vi mới.

Khi đã nhận ra đâu là trạng thái cảm xúc không mong muốn hay trạng thái cảm xúc không mong muốn hay trạng thái cảm xúc tiêu cực, bạn cũng nên cẩn thận để không bị “lạc” trong những cảm xúc đó. Đây không phải là một sự chấp nhận, mà là sự buông thả, và một lần nữa, điều đó chỉ củng cố thêm cho thói quen tạo ra những cảm xúc tiêu cự như vậy mà thôi. Chấp nhận những cảm xúc mà bạn cảm nhận được, tự tách mình ra khỏi chúng và sau đó quan sát chúng, bạn sẽ thấy rằng những cảm xúc ấy bắt đầu tan biến đi. Khi chỉ thực hiện quan sát đơn thuần, ta sẽ không bị cảm xúc chi phối. Đừng quên rằng tình yêu thương thật sự không phải là một cảm xúc! Tình cảm không bao giờ chết đi mà ngược lại, tình yêu thương luôn có sẵn trong chúng ta, nó chỉ đang chờ được biểu lộ ra mà thôi.

Liều thuốc cho cơ thể và liều thuốc cho tâm hồn

Chúng ta có khả năng nhận biết và biểu lộ tình cảm theo ba mức độ – thể chất, tinh thần và tâm linh – vì thế, chúng ta cũng có khả năng cảm nhận sự đau đớn theo ba mức độ này. Những đau đớn về mặt cảm xúc và tinh thần rất cần đến sự quan tâm của bạn bởi vì chỉ có bạn mới biết được mình đang cảm thấy như thế nào, chỉ có bạn mới biết một cách chính xác tại sao bạn lại cảm thấy như thế, và cần phải thay đổi điều gì. Còn sự đau đớn về mặt tâm linh lại cần được hiểu và chữa lành thông qua việc học hỏi và thực hành thiền định. Điều trị y khoa thì dành cho cơ thể – cỗ xe của bạn, còn thiền định thì dành cho tâm hồn – chính là bạn đó! Đừng quên rằng sức khoẻ của cơ thể đều bắt nguồn và được nuôi dưỡng bởi sức khoẻ của tâm hồn. Đây là lý do tại sao bạn không thể chịu đựng nổi khi có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực!

Aha!6: Tìm hiểu về bản thân

Bạn không thể nào bắt đầu “sống” thật sự cho đến khi bạn biết được mình là ai, mình sống vì điều gì.

Vậy thì bạn là ai? Có phải mọi người nhận biết bạn qua công việc của bạn? Qua quê hương nơi bạn được sinh ra? Qua danh tánh của bạn? Hay qua những điều mà bạn hằng tin tưởng? Nếu bạn không phải là những điều trên thì bạn là gì đây? Nhận thức à? Ý thức ư? Tâm hồn? Tinh thần? Hay đây chỉ là những cái nhãn mác – không hơn không kém? Bạn có thể chẳng cần để ý đến mấy cái nhãn mác này và hãy trở về với con người thật sự của bạn được không? Đó chính là nhận thận thức; là ý thức; là sự tự do của bạn, là sự tự nhận thức về bản thân mình. Đó mới chính là bạn!

Ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới này là ngôn ngữ của nhãn mác. Và giống như cái nhãn trên chiếc hộp, hay là mác của một bộ đồ, thật ra nhãn hiệu không thể mô tả hết tính chất của món hàng mà chúng được dán lên, và thế là chúng ta nhầm lẫn cả hai thứ đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng mình chính là những gì mà cái nhãn kia thể hiện. Và khi cái nhãn ấy bị đe doạ hay bị gỡ đi, tâm trạng của chúng ta bị suy sụp hoàn toàn. Chúng ta cảm thấy khó chấp nhận sự lừa dối đó và nhận ra sự thật rằng chúng ta không phải là những gì mà cái nhãn ấy hiển thị. Một số người dám chấm nhận cái chết hay thậm chí là hại đến tính mạng người khác chỉ vì “cái nhãn” của họ. Nơi chúng ta sinh ra. Giới tính của chúng ta, tôn giáo mà chúng ta tôn thờ… không thể định hình nên con người thật sự của chúng ta. Nhưng từ khi còn là một đứa trẻ, chúng ta đã được gieo cho suy nghĩ rằng chúng ta chính là như thế – và điều đó quả thật vô cùng sai lầm. Suy nghĩ đó khiến cho cuộc sống trở thành một chuyến hành trình cực kỳ đau khổ.

Cũng chẳng ngạc nhiên khi những người xung quanh thường biết về chúng ta rõ hơn là chúng ta biết về bản thân mình. Không ai dạy cho chúng ta biết giá trị của việc tìm hiểu về bản thân. Một triết gia nổi tiếng người Hy Lạp đã từng nói rằng: “Một cuộc sống chưa từng được kiểm chứng là một sự tồn tại không có giá trị”. Hiểu rõ về chính mình có nghĩa là nhận ra được con người thật sự của mình (một thực thể thuộc về tinh thần), bản chất thật sự (sự bình an), và mục đích sống thật sự (sáng tạo, trao và nhận). Khi hiểu được như thế, tự khắc bạn sẽ biết cội nguồn của những cảm xúc như giận dữ và chán nản, đau đớn và lo lắng, trống rỗng và tham lam đến từ đâu. Bạn cần phải biết tại sao những cảm xúc này lại đến với bạn và chúng có biểu hiện như thế nào, nếu không, bạn sẽ buồn và cảm thấy rằng cuộc sống này chẳng đáng sống nữa.

Hãy tự hỏi tôi là ai, mục đích sống của tôi là gì, và tại sao tôi lại hiện diện trên cõi đời này? Sau đó, tự trao cho mình món quà là sự nhẫn nại, lắng nghe theo trực giác của bản thân một lần nữa, và tất cả sẽ trở nên rõ ràng. Nếu cần thiết, hãy đừng bận tâm đến những điều không phải là bạn – chính là những cái nhãn mác mà chúng ta đã đề cập trước đây – và tìm xem điều gì mà chúng ta chưa nghĩ đến. Một số người cho rằng khi làm như thế, bạn sẽ đánh mất tính cách của mình. Không đâu! Bạn đã từng đánh mất tính cách của mình qua vô số những cái nhãn mác kia rồi, bằng chứng là bạn đã sử dụng chúng một cách nhầm lẫn để mô tả về mình. Khi đã loại bỏ tất cả những tính cách đã bị nhận diện sai lầm này, bạn sẽ lại có thể nhận thức đúng về con người thật của mình. Nhận thức này là một quá trình trải nghiệm chứ không chỉ đơn thuần là một ý tưởng, đó là lý do tại sao thiền định là cách tốt nhất để đạt đến điều đó.

Nếu bạn không bắt đầu quá trình tìm hiểu về bản thân một cách có ý thức, thì đằng sau tất cả những cái nhãn mác và những tính cách đã bị nhận diện sai lầm, nhất thời (thông qua địa vị, quốc tịch, niềm tin…), có thể bạn sẽ chỉ lặp lại một mẫu hình, một lối sống hiện đang rất phổ quát trong cuộc sống ngày nay. Đó là sinh ra, sống, và chết đi mà vẫn chưa một lần hiểu thật sự về bản thân mình.

Hãy nhớ rằng, cách bạn nghĩ về bản thân mình cũng chính là cách bạn nghĩ về thế giới xung quanh và đó cũng chính là cách mà bạn sẽ cho đi. Những gì bạn cho đi cũng chính là những gì mà bạn sẽ nhận trở lại. Và bạn đã biết rất rõ những điều này rồi, phải không?

Đây là lý do tại sao chúng ta vẫn thường nói rằng “gieo tính cách gặt số phận”

Đi tìm “kho báu”!

Đối với nhiều người ,việc hiểu biết rõ về bản thân có thể còn là một ý tưởng khá lạ lẫm. Việc đó xa lạ đến nỗi chúng ta không thể hình dung được sự liên quan của nó đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Giả dụ như khi bạn bước vào tuổi 80, bạn mới khám phá được rằng mình thật sự là một người thông minh và hóm hỉnh, một người sâu sắc và sáng suốt… điều đó nói lên rằng phải chăng bạn đã không nhận ra được những nét đặc trưng ẩn chứa trong tâm hồn mình từ lúc 20 tuổi? Sự tự nhận thức, tự khám phá và tìm hiểu để làm chủ bản thân…, tất cả đều là “những lối đi” đưa chúng ta đến điểm cuối cùng là khám phá sự thông tuệ và sự giàu có của tâm hồn chúng ta. Hãy dành một ít thời gian để tìm hiểu về nội tâm mình, khi đó bạn sẽ hiểu được ý nghĩa thật sự của việc “đi tìm kho báu”. Giờ đây, bạn đã có được tấm bản đồ trong tay; có lẽ đã đến lúc bạn cần phải bắt đầu chuyến hành trình này rồi!

Aha! 7 : Hãy cho đi

Mọi thứ đến rồi đi. Chúng đến để chúng ta sử dụng, chứ không phải để cho chúng ta sở hữu.

Mọi thứ ở đây có nghĩa là tất cả chứ không phải chỉ là một điều nào đó có thể nhìn thấy được. Đó không chỉ là số tiền trong ví mà còn là sự thông thái, trải nghiệm, là các vật chất xung quanh, là những ý tưởng, thậm chí chòn là những cơ hội. Tất cả những thứ mà chúng ta đã, đang và sẽ sở hữu – đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chấp nhận là chúng không còn là của chúng ta nữa. Đó chính là quy luật của “dòng chảy”

Cuốn theo “dòng chảy” có nghĩa là chấp nhận những gì sẽ đến, phát huy chúng thật tốt… trước khi cho đi.

Ở trong “dòng chảy” có nghĩa là để cho những sự việc được diễn ra một cách tự nhiên, không bị ảnh hưởng hay níu kéo bởi bất kỳ điều gì.

Nếu bạn không chấp nhận rằng những điều mà chúng ta đã có giờ đây không còn là của chúng ta nữa, điều đó có nghĩa là bạn đang cố ngăn lại “dòng chảy cuộc đời” và đó cũng là lúc bạn cảm thấy có những áp lực đang đè nặng lên bạn. Áp lực luôn do bản thân mình tạo nên. Mỗi khi cảm thấy chính mình bị ảnh hưởng bởi áp lực, bạn hãy nhìn lại xem mình cần phải chấp nhận điều gì là không còn nữa. Bạn cần phải thoát khỏi điều gì, chấp nhận điều gì, cho đi điều gì để có thể tiếp tục tiến về phía trước trong chuyến hành trình của mình? Đôi khi đó chỉ là cách suy nghĩ của bạn. Có phải bạn đang suy nghĩ một cách tiêu cực hay không? Nếu thế, đừng “chuyển” nó qua cho người khác, mà thay vào đó, hãy tống khứ nó vào một nơi rồi “đốt bỏ” nó đi. Khi làm được như thế, bạn sẽ khám phá ra giá trị của sự mãn nguyện và hành động từ bỏ – một trong những hình thức thư giãn sâu sắc và thâm thuý nhất.

Dòng sông là một hình ảnh ẩn dụ hoàn hảo nhất về cuộc sống. Tất cả chúng ta đều đang ở trong “dòng sông cuộc đời”, và mỗi một người trong chúng ta lại là một con sông nhỏ. Con sông thường làm gì trên chuyến hành trình của nó từ núi cao ra đại dương? Mục đích cao nhất của nó là gì? Vâng, nó tạo ra đường đi cho mình, nó mang theo nhiều thứ trong dòng chảy của nó và nó cũng là nơi trú ngụ cho một số loài sinh vật, nhưng mục đích cao nhất của nó là làm màu mỡ, nuôi dưỡng tất cả mọi sinh vật ở những nơi mà nó chảy qua trên đường tiến ra đại dương. Những cánh đồng, những bông hoa, cây cối, muôn thú, và tất nhiên cả bạn và tôi nữa – mỗi chúng ta đều được nuôi dưỡng bởi dòng sông. Điều đó cũng tương tự như mục đích sống của bạn và tôi. Tại sao bạn laji tồn tại trên thế gian này? Mục đích của sự tồn tại của bạn là để làm gì? Đó chính là để làm “màu mỡ” và được làm cho “màu mỡ” trên chuyến hành trình cuộc đời. “Thức ăn” bổ dưỡng nhất là sự thông tuệ và hành động tuyệt vời nhất, thông thái nhất là cho đi mà không mong nhận lại.

Đây là lý do tại sao chúng ta làm mà như không làm. Bạn đến công ty không chỉ để làm việc, kiếm tiền và đi về! Mà ở đó, bạn còn được sống trong một xã hội thu nhỏ của những người bạn, những người đồng nghiệp với mục đích là để nuôi dưỡng hài hoà mối quan hệ và rèn luyện bản thân sống theo hướng tốt đẹp. Tất cả các mối quan hệ xung quanh chúng ta đều là những cơ hội. Đó là cơ hội để chúng ta cư xử hoà nhã với nhau, để chấp nhận và để cho đi những gì chúng ta cố níu giữ lại trong tâm trí và trong trái tim mình. Không nhất thiết bạn phải là tín đồ của một tôn giáo nào đó hay mang sứ mện tâm linh để làm tròn một mục tiêu lớn lao nào đó. Chỉ cần bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, luôn sẵn lòng cho đi nhiều hơn những gì bạn đã từng nhận về, luôn nhìn thấy rằng mọi điều và mọi người trong dòng sông cuộc đời chính là những cơ hội để bạn thực hiện việc làm “màu mỡ” và được làm cho “màu mỡ”. Chỉ khi đó, bạn mới có thể khám phá ra mục đích snốg của mình, và cũng chỉ khi đó bạn mới có thể giải thoát mình khỏi sự gắn kết – điều luôn khiến bạn băn khoăn: “Tất cả những điều này sẽ đem lại điều gì?”. Chỉ khi đó, lòng nhiệt tình và nguồn năng lượng vô tận mới bắt đầu lan toả trong trái tim bạn. Và cũng chỉ khi đó, bạn mới tìm thấy niềm hạnh phúc vĩ đại nhất, tình yêu thương chân thật nhất, và cảm giác bình an sâu sắc nhất. Hãy trở thành một “nhà khoa học”, hãy làm thử cuộc thí nghiệm “cho đi” này bằng “vật mẫu” là một ngày bình thường của bạn. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt! Việc cho đi càng làm tăng thêm giá trị của những điều được cho và của cả người thực hiện điều đó.

Dâng tặng chứ không phải là ép buộc!

Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ được ép buộc bản thân thực hiện việc cho đi hay áp đặt người khác phải nhận món quà của mình. Mọi người thường chưa sẵn sàng cho điều đó, hay không muốn chấp nhận món quà đó, thế thì hãy làm cho món quà của bạn trở nên vô hình. Hãy áp dụng ý tưởng này và trao món quà của bạn cho ai đó vào ngày mai – trao tặng chứ không phải áp đặt. Đầu tiên chỉ mở lời thôi, chỉ khi nào món quà ấy được đồng ý đón nhận thì bạn mới thực sự trao nó đi. Bạn sẽ không bao giờ quên được điều mình đã làm và cũng từ lúc đó, bạn sẽ làm “màu mỡ” cho mối quan hệ của mình. Làm cho những mối quan hệ được trở nên “màu mỡ” chính là lý do tại sao chúng ta hiện diện trên cõi đời này.

Tại sao quá trình khai sáng và chuyển hoá lại không diễn ra… nhanh chóng?

Vẫn còn có sự rò rỉ!

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao quá trình chuyển hoá nội tâm lại diễn ra quá chậm như thế? Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao ngày nay dù có rất nhiều quyển sách, nhiều buổi thuyết trình và cả những tư vấn viên dày dặn kinh nghiệm cho sự khai sáng này, nhưng vẫn có rất ít người thật sự trải nghiệm được sự thay đổi sâu sắc trong tâm hồn? Thật ra vấn đề không nằm ở mức độ trải nghiệm trong cuộc sống của bạn là nhiều hay ít, không phụ thuộc vào việc bạn trau dồi được bao nhiêu kỹ năng, đã đọc bao nhiêu quyển sách, tham dự bao nhiêu buổi thuyết trình, chi trả bao nhiêu tiền cho việc chữa trị những chứng bệnh thuộc về tinh thần. Sự khác biệt chỉ xảy ra khi bạn dám làm những gì mà người khác không muốn làm. Và đó chính là lúc bạn đang “khoá chiếc van đang bị rò rỉ” của mình lại.

Thế thì những sự rò rỉ này là gì đây? Sự rò rỉ ở đây chính là cảm giác sợ hãi, giận dữ, và buồn phiền, bởi vì những cảm xúc như thế sẽ khiến chúng ta mất đi năng lượng, làm giảm đi sức mạnh của ta. Chỉ khi hiểu và không còn cảm thấy sợ hãi, giận dữ hay buồn phiền thì khi đó, quá trình thay đổi thực sự từ bên trong mới bắt đầu diễn ra.

Sự thông tuệ, chân thực và hiểu biết là tất cả những hình thái của sức mạnh. Khi chúng ta đọc, nghe, nhìn thấy, nghĩ đến, và nhớ ra điều gì là thật sự và đúng đắn, khi chúng ta học hỏi thêm những kỹ năng mới thuộc về nội tâm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình – đó là lúc chúng ta đang làm tăng sức mạnh cho chính bản thân mình. Khi khoảnh khắc Aha! diễn ra, bạn cảm nhận rất rõ sự dâng trào của sức mạnh nội tâm. Sau đó, cảm giác thường thấy nhất khi đọc đến phần kết thúc của một quyển sách hoặc ở cuối một buổi thuyết trình hay một cuộc tư vấn là cảm giác được vực dậy, được nâng lên. Nhưng trừ phi bạn đã khoá “những chiếc van đang bị rò rỉ” này lại, bằng không thì ngày này qua ngày khác, sức mạnh sẽ cứ theo đó mà “chảy” mất đi.

Một số người cứ muốn tiếp tục để cho sức mạnh của mình bị rò rỉ như thế, trong khi một số khác muốn khám phá và tìm hiểu về sự tồn tại của nó, đơn giản là bởi vì tất cả chúng ta đều tin rằng những lo lắng đó sẽ không gây ảnh hưởng gì, thậm chí còn tốt, hữu ích và có giá trị nữa là đằng khác. Nhưng thật ra không phải như thế. Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng chúng được phép tồn tại trong thế giới nội tâm của mình. Sợ hãi, giận dữ và ưu phiền là những cảm xúc “cha mẹ”, từ đó sản sinh hàn trăm thứ “con cháu” khác như cáu gắt, căng thẳng, kích động, căm ghét, lo lăng, bất an, thất vọng, sầu muộn… Những cảm xúc ấy chẳng giúp làm sâu sắc thêm cho tình yêu thương, sự mãn nguyện, lòng trắc ẩn, bình an hay hạnh phúc mà ngược lại, sẽ tàn phá những cảm xúc tích cực ấy.

Chúng ta nhận ra rằng sự giận dữ, sợ hãi và buồn bã không chỉ đang tàn phá và lấy đi sức mạnh của bản thân, mà còn làm tiêu hao năng lượng tinh thần của chúng ta nữa. Chúng ta được dạy để tin rằng giận dữ là mạnh mẽ, trong khi đó thật ra đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hãy nhìn lại bản thân ngay sau khi cơn giận dữ bộc phát, có phải là khi đó bạn như được tiếp thêm sức mạnh hay chỉ là ngược lại? Chúng ta cũng được dạy rằng cảm giác sợ hãi sẽ giúp công việc được hoàn tất trước thời gian quy định; nhưng thật ra điều đó lại làm “tê liệt” chúng ta. Hãy nhìn lại bản thân ngay sau khi thời hạn cuối cùng qua đi, bạn có đang cảm thấy mạnh mẽ hơn hay chỉ là ngược lại? Chúng ta cũng đã từng tin rằng những tình tiết buồn là một phần không thể thiếu trong một câu chuyện hay và hấp dẫn, và thế là chúng ta mong đợi và đắm mình trong những cảm xúc ấy khi xem một bộ phim, hay nghe một bản nhạc. Thế còn sau đó, bạn cảm thấy như thế nào, mạnh mẽ, phấn chấn hơn hay chỉ là buồn bã và u uất? Làm thế nào nỗi buồn lại có thể nâng đỡ được một tâm hồn khi mà bản thân nó chính là kẻ làm người khác đau khổ? Làm sao sự tức giận có thể làm cho mối quan hệ giữa những con người với nhau trở nên tốt hơn trong khi bản thân nó lại là nguyên nhân gây nên những sự ngăn cách và cả sự ghét bỏ? Làm sao sự sợ hãi được xem là lành mạnh khi mà nó làm cho tim ta đập nhanh hơn, sản sinh ra nhiều adrenaline hơn và huỷ hoại sức khoẻ của ta nhanh hơn?

Thế nhưng niềm tin đó quá mạnh, những trải nghiệm cảm xúc mạnh đến nỗi chúng ta sẵn sàng chống lại bất kỳ điều gì để có được chúng. Chúng ta sẵn sàng khiêu chiến với bất kỳ ai dám nói rằng những cảm xúc này không chỉ rút cạn sức mạnh mà còn giết chết ta nếu như ta cứ tiếp tục để cho chúng tồn tại trong ý thức của mình.

Thật ra mọi chuyện cũng rất đơn giản. Sẽ rất tốt nếu như một trải nghiệm nào đó làm cho tinh thần của bạn phấn chấn hơn. Sẽ tuyệt vời nếu như việc thực hành theo như những điều đã nói trong buổi thuyết trình giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn. Và sẽ rất tuyệt vời nếu như bạn trải nghiệm được một hoặc hai khoảnh khắc Aha!. Khi đó, thời gian của bạn đã được sử dụng một cách hữu ích. Thế nhưng bạn cũng đừng quên khoá “chiếc van đang bị rò rĩ” của mình lại (tức là giữ cho tâm trí không còn những cảm xúc giận dữ, sợ hãi hay buồn bã), còn nếu không, sức mạnh mà bạn vừa mới nạp vào sẽ lại tuôn chảy ra – một lần nữa bị tuôn chảy như thế! Đừng bận tâm đến những cảm xúc sợ hãi, hãy xua đi cơn giận dữ, và bỏ qua tất cả những điều phiền muộn! Khi đó, bạn mới có thể tiếp tục tiến về phía trước trên con đường dẫn đến sự khai sáng, sẵn sàng đón nhận trở lại sự thông tuệ bẩm sinh và sức mạnh vốn có của mình.

Những điều đầu tiên cần làm

Có hai điều mà tôi nghĩ rằng bạn nên học hỏi và trau dồi thêm – chính là hai điều đã thay đổi hẳn cuộc đời tôi: sự tách rời và thiền định. thật ra sự tách rời và thiền định vốn nằm ngay trong sự khai sáng và mạnh mẽ của bản thân. Hãy trải nghiệm cảm giác bình an và sức mạnh vốn có của bạn, sau đó đăng ký tham gia một khoá học thiền định. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc về điều đó.

Sự tách rời – Hãy ngồi yên trên chiếc ghế của bạn

Lần tới, nếu có xem phim bạn cần nhớ là không nên “nhập vai” vào trong bộ phim đó, đừng để cảm xúc của bạn bị chi phối. Đó chỉ là một bộ phim thôi mà! Hãy “ngồi yên trên chiếc ghế của bạn”. Hãy cố gắng để bản thân chỉ là một người quan sát tách rời mà thôi. Đơn giản là xem phim mà vẫn giữ khoảng cách. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được trạng thái bình tĩnh trong những tình huống thực tế trong khi những người khác đánh mất chính mình và muốn bạn cũng giống như họ. Đừng để cho tâm trí bảo với bạn rằng việc trở nên tách rời là lạnh lùng và vô cảm. Không đâu bạn ạ. Thật ra, nó cho bạn khả năng nhìn, hiểu và phản ứng nhạy bén hơn bởi khi ấy, bạn không hoà mình trong cảm xúc của người khác và không bị lôi kéo vào câu chuyện của họ. Nó cho phép bạn giữ được cho mình những ý nghĩ rõ ràng và tập trung. Nó cũng giúp bạn giúp đỡ người khác khi họ bị khuất phục bởi cảm xúc của chính mình. Đây là một nghệ thuật quan sát tách rời và can thiệp tách rời. Bạn sẽ thấy được rằng đây là một năng lực vô giá.

Thiền định

Hãy tạm gác lại những gì bạn đang làm. Tìm một góc tĩnh lặng nào đó. Hãy ngồi một cách thoải mái. Chấp nhận và thư giãn cơ thể bạn. Nhận biết về hoạt động tinh thần của bạn. Quan sát những suy nghĩ và cảm xúc của mình – trở thành người chứng kiến chúng. Trong khi quan sát và chứng kiến những suy nghĩ và cảm xúc của mình, đôi khi bạn cảm thấy dường như chúng đang muốn lôi kéo, mời gọi bạn, chúng muốn bạn tiếp tục bị “chìm ngập” trong suy nghĩ và cảm xúc. Nếu thế, thì hãy nhẹ nhàng thoát khỏi chúng và quay trở lại với vị trí là một người quan sát khách quan. Vẫn hãy giữ nhận thức là người quan sát khách quan cho đến khi bạn thấy được “khoảng trống” giữa những suy nghĩ. Khi bạn làm được điều này, bạn sẽ trải nghiệm sự bình an nội tâm được xây dựng dần dần trong ý thức. Bạn càng thực hành điều này, sự thanh thản ấy sẽ càng trở nên mạnh mẽ và tập trung hơn. Nếu thực hành thường xuyên, bạn sẽ có thể làm được điều này ở bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ lúc nào. Bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy những sự kiện xung quanh rõ ràng hơn và bắt đầu lắng nghe tiếng nói của sự thông tuệ vọng lên từ trái tim ý thức. Cả sự thông tuệ và rõ ràng sẽ giúp bạn tạo dựng khả năng làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa và có mục đích. Đây là bước khởi đầu của thiền định. Kiên nhẫn là chìa khoá. Sức mạnh tập trung và khả năng sáng tạo là phần thưởng cuối cùng.

Suy nghĩ cuối cùng

Đây là một tin tức thú vị đã được đăng tải trên một số tờ báo. Các nhà khoa học vừa mới khám phá ra liệu pháp tự hỗ trợ là tốt nhất cho bệnh nhân ung thư. Trong cuộc nghiên cứu, họ đã tiêm seratonin – một loại hormone được sản sinh ra bởi não bộ khi chúng ta hạnh phúc – vào trong ống nghiệm chứa tế bào ung thư. Ngay tức thì, nó đã tiêu diệt mọi tế bào bệnh.

Bạn thấy đấy, khoa học chứng minh rằng hạnh phúc cũng có thể chữa lành bệnh tật. Đối với giới khoa học, đây có thể là một khám phá mới, nhưng với những người đã từng cảm nhận được điều này bằng trực giác, nó chẳng phải là điều xa lạ.

Hãy nhớ rằng, hạnh phúc không phải là sự lệ thuộc, đó là một quyết định. Hạnh phúc không phải là đích đến cuối cùng, mà nó là một chuyến hành trình. Hạnh phúc không phải là một thành tựu, mà là cách để đạt được thành tựu ấy. Hạnh phúc không hề chờ đợi ai, ngay bây giờ hoặc không bao giờ. Vậy thì, hãy hạnh phúc lên đi! Cả thế giới đang đón chờ nụ cười của bạn, sự mãn nguyện từ trái tim bạn, và âm thanh vang lên trong tiếng cười của bạn!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.