Đường mây qua xứ tuyết
5 – Khinh công
Một số người cho rằng khinh công có thể luyện được qua việc huấn luyện thể xác, làm nẩy nở các bắp thịt ở chân. Điều này chỉ có thể đào tạo ra các lực sĩ nhảy sào, nhẩy xa mà thôi chứ không thể di chuyển hàng trăm dặm đường hay phóng qua các chướng ngại thiên nhiên một cách dễ dàng được.
Theo sự hiểu biết của tôi, khinh công (Lung Gom) là một phương pháp hoàn toàn dựa vào quyền năng của ý chí. Việc tập luyện đòi hỏi một sự tập trung tư tưởng để phát động các “phong đại” trong người. Giáo lý Tây Tạng cho rằng có sáu yếu tố căn bảntạo nên pháp giới hay lục đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức. Nhờ tập trung tư tưởng và trì niệm những bài thần chú đặc biệt, các trung tâm thần kinh bí mật bắt đầu khai mở, nhất là những bí huyệt liên quan đến yếu tố “phong”. Danh từ “Lung Gom” đã diễn tả rõ ràng: “Lung” có nghĩa là không khí (air) nhưng đồng thời cũng có nghĩa là hơi thở(breath). Các tu sĩ luyện khinh công (Lung Gom) đều phải thở hít theo một phương pháp đặc biệt để làm khích động các bí huyệt chịu sự chi phối của yếu tố “phong”. “Gom” nghĩa là tập trung tư tưởng(concentration). Tóm lại, Lung gom có nghĩa là sự luyện tập tư tưởng để làm thức động các Phong đạitrong người.
Tây Tạng có nhiều phương pháp tu luyện huyền bí mà khinh công chỉ là một. Nhờ hô hấp và ý thứctừng hơi thở, người tu có thể chuyển hóa tâm và thân lên một bình diện cao hơn. Khi trước các luồng sức mạnh này vẫn tiềm ẩn hoặc di chuyển trên các lộ trình không nhất định nên bị hao tán. Nhờ tập trung tư tưởng để thức động rồi thúc đẩy nó đi vào những việc phi thường. Nhưng việc sử dụng thần thông có trái với giáo lý của Đức Phật không? Đối với một tu sĩ Nam Tông như tôi, thi hành giới luật là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Không thể có việc đi trái với các giới luật căn bản hay khác với điều Đức Phật đã chỉ dạy được.
Tôi được các vị Lạt Ma cao cấp giải thích rằng Phật giáo Tây Tạng không bao giờ đề cập đến việc tu luyện thần thông như một mục đích. Thần thông chỉ là một kết quả tự nhiên (by-product) của việc tu thâncầu giải thoát. Khi chứng đắc một quả vị thì dĩ nhiên người tu sẽ có được thần thông. Tuy nhiên vì nằm trên một vị trí đặc biệt, một vài phương tiện vẫn được cho phép truyền dạy trong các tu viện.
Phương pháp chuyển nhiệt trong mình. (Tummo) là việc tập trung tư tưởng vào “Hỏa Đại” để kích thíchcác bí huyệt liên quan đến yếu tố “Hỏa” tạo thành một luồn hơi nóng di chuyển khắp châu thân. Nhờ vậy các tu sĩ có thể tu trong các hang động lạnh lẽo, mình trần ngồi giữa trời tuyết mà vẫn không sao.
Cũng như thế, khinh công được sử dụng vì phương tiện di chuyển tại Tây Tạng rất khó khăn, đường giao thông không thuận tiện và thời tiết vô cùng khe khắt. Điều quan trọng cần nhấn mạnh tại đây là cả hai phương pháp khinh công (Lung Gom), nhiệt công (Tummo) đều là những phép tu luyện rất cao mà trong đó việc làm cho thân thể nóng lên hay nhẹ bổng để di chuyển chỉ là một phần không đáng kể. Dĩ nhiên có người chỉ nhắm đến việc sở hữu các quyền năng này mà không chú trọng đến mục đích gì cao xa hơn nhưng họ sẽ thất vọng khi biết rằng việc luyện tập những phương pháp này đòi hỏi một ý chícương quyết, một cá tính đặc biệt phi thường.
Lịch sử Tây Tạng cho biết rất nhiều người đã tốn công nhọc sức để luyện thần thông nhưng khi thành công thì họ nhận thức rằng cái mục đích nhỏ bé lúc đầu thật không xứng đáng với công phu tu hành bao năm tháng một chút nào.
Câu chuyện Lạt Ma Kadgapa (một trong 84 vị thánh Tây Tạng) có thể tượng trưng cho điều này: Kadgapa xuất thân là một võ sĩ lừng danh, võ nghệ tuyệt luân nhưng ông vẫn không hài lòng mà muốn tìm một võ công tối thượng, không ai địch nổi.
“Động lọt vào. Khi một tu sĩ phát nguyện tu nhập thất, người ta nghiên cứu các niên lịch lạ lùng để tìm ngày giờ thích hợp. Tu sĩ được đưa đến căn phòng đó trong sự yên lặng, họ âm thầm đi như một đám ma. Tôi có cảm tưởng như họ bước thật chậm như để kéo dài thời gian mà vị tu sĩ kia có thể thở hít bầu không khí trong lành và ánh sáng mặt trời. Người tu nhập thất biết rằng y đã lìa bỏ thế giới này vĩnh viễnđể bước vào một thế giới khác, một thế giới mà chỉ mình y tìm cách sống với chính y.
Khi cánh cửa dầy được đóng lại, người ta xây luôn một bức tường mỏng ở bên ngoài để không ai có thể ra vào được nữa. Người nhập thất sẽ vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng hay nói chuyện với bất cứ ai. Khi cầu nguyện y chỉ nghe được tiếng vọng của chính mình, nếu có nói lớn cũng chẳng ai nghe vì đối với thế giới bên ngoài, y được coi như là người đã chết. Sự liên lạc duy nhất giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài là một lỗ hổng rất nhỏ để đưa thực phẩm vào. Thực phẩm là một bình nước lã và một mẩu bánh mì (Tsampa), tuyệt nhiên không hề có một thức ăn nào khác.
Nếu sau bảy ngày mà đồ ăn không được đụng đến, người ta biết vị tu sĩ đã chết và chỉ khi đó người ta mới phá vỡ bức tường, đem thi thể tu sĩ đi chôn. Người tu không hề biết mình đã ở trong đó bao lâu, y chỉ biết mùa đông đến khí hậu trở lạnh và mùa hè về khi khí trời oi bức hơn. Nhưng rồi y cũng quên hẳn thời gian… Cặp mắt không còn đường sử dụng nên trở nên mùa lòa nhưng trong bóng tối, điều này không quan trọng nữa… Tai y cũng không nghe được tiếng đọng nào trừ nhịp đập của trái tim nhưng một hôm y nghe thấy tiếng người gọi… y biết người mà y mong đợi từ bao nhiêu năm đã đến: Tử Thần, Y mở rộng vòng tay chờ đợi và khi sự chết không còn là một điều ghê gớm nữa, y đã vượt ra khỏi những sợ hãi tầm thường, y đã chết đi và sống lại…”
Dĩ nhiên Sven Hedin đã tiểu thuyết hóa việc này nhưng khi đọc tôi cũng không khỏi băn khoăn. Làm sao một người bình thường lại chịu giam mình trong một căn phòng tối tăm chật hẹp như vậy? Phật giáokhông bao giờ chấp nhận các lối tu khổ hạnh và Đức Phật đã giảng rất kỹ, nói nhiều việc này thì tại sao Phật giáo Tây Tạng lại cho phép một lối tu hành kỳ lạ như thế?
Trong cuốn With Mystics and Magiccians of Tibet, bà Alexandra David Neel cũng tả rõ việc tu nhập thấtnhưng không đi sâu vào chi tiết như Sven Hedin. Tuy nhiên bà xác nhận rằng các hang đá đó đều kín đáo, không có ánh sáng, với những điều kiện vệ sinh vô cùng tối thiểu.
Những thắc mắc của tôi đều được giải đáp khi tôi sống tại Tây Tạng nhiều năm. Tôi được biết phong tục Tây Tạng không hề có việc”phát nguyện trọn đời” (Eternal Vow) như nhiều người đã diễn tả. Người nhập thất có thể lựa chọn thời gian họ muốn như vài tháng, vài năm hay vài chục năm. Ngoài ra căn phòng nhập thất đó được khóa lại ở phía bên trong chứ không phải bên ngoài, cũng không hề có việc xây tường bịt kín, chôn sống người tu như Sven Hedin đã kể. Sở dĩ nó được khóa ở trong để người bên ngoài khỏi làm phiền nhiễu người nhập thất nhưng dĩ nhiên người bên trong có thể mở cửa đi ra ngoài bất cứ lúc nào họ muốn.
Trong cuốn Huyền Thuật và Các Đạo Sĩ Tây Tạng (With Mystics and Magicians in Tibet), bà Alexandra David Neel đã viết: “Người ta có thể đánh giá trình độ của các tu sĩ luyện khinh công bằng cách đào một cái hố sâu khoảng bốn thước, trên miệng hố để một tấm ván có khoét một lỗ thủng vừa vặn cho một người chui lọt. Người luyện khinh công ngồi xếp bằng dưới hố rồi tìm cách nhảy vọt ra khỏi hố qua lỗ hổng của tấm ván nhưng họ phải nhẩy lên khi chân vẫn xếp bằng vì không được sử dụng bắp thịt chân hay tay?
Điều này nghe dường như vô lý, làm sao người ta có thể xếp bằng mà nhẩy vọt lên cao được, bà Alexandra David Neel viết tiếp: “Trước khi nhẩy, các đạo sĩ hít một hơi dài, lẩm bẩm đọc thần chú, hai mắt tập trung vào một điểm rồi tự nhiên thân hình y cứ nhấc bổng lên cao như được một sợi dây vô hình nào kéo lên. Việc nhấc bổng thân hình lên khỏi mặt đất đã lạ lùng nhưng làm sao để thân hình giữ nguyên tư thế đó rồi chui qua cái lỗ nhỏ trên tấm ván còn lạ lùng hơn nữa, dường như thân thể của họ không còn chịu sự chi phối của trọng lực nữa mà trở nên nhẹ nhàng như một luồng khói”.
Tôi không thể được chứng kiến việc này nên không có ý kiến nhưng ít lâu sau tôi được đọc tài liệuPeople of the Sun của giáo sư Jonh Blofeld viết về những bộ lạc người Mèo tại phía Bắc Thái Lan có những điểm trùng hợp lạ lùng: “Gã pháp sư ngồi trước đống lửa, miệng ngậm cái gì không rõ. Hắn chăm chú nhìn lên trên cao như đặt hết tâm hồn vào một điểm nào, bất chợt thân hình hắn vẫn yên ngồi xếp bằng, hai tay hắn xòe ra đằng trước, thân thể lửng lơ trên không khoảng vài giây rồi từ từ hạ xuống chỗ cũ. Tôi đứng yên không nói được câu nào, mồ hôi toát ra đầm đìa…”
Cả hai tài liệu trên cho thấy rằng khinh công là điều có thể xảy ra mà trong đó bắp thịt không hề được sử dụng. Tại sao thân thể con người có thể chống lại với sức hút của trái đất? Khoa học chưa thể giải thích tình trạng khinh thân (levitation) này và có lẽ vì chưa giải thích được nên khoa học đã phủ nhận nó.
Là một tu sĩ Phật giáo, tôi không có tham vọng giải thích sự kiện này nhưng chỉ muốn biết môn khinh công được sử dụng vào việc gì và như vậy có đúng với điều đức Phật đã chỉ dạy không? Thời gian lưu lại tu viện Nyang To Kyi Phug đã giúp tôi đi đến kết luận sau:
Khinh công (Lung Gom) không phải một phương pháp làm thân thể nhẹ nhõm, mất đi trọng lượng để di chuyển như nhiều người vẫn nghĩ. Việc di chuyển chỉ là một phần nhỏ trong phương pháp huấn luyện mà thôi. Như đã nói ở trên, muốn luyện thành môn khinh cong thì phải diệt ngã và khi bản ngã không còn, con người sẽ trở nên một luồng vận hà những sức mạnh lạ lùng khác. Trong thiên nhiên thường cónhững luồng điện từ rung động rất thanh nên con người không thể đón nhận nó được. Khi bản ngãđược thanh lọc, con người sẽ có những rung động tương ứng với các luồng từ điện này và từ đó họ trở thành một cục nam châm có thể thu hút được các rung động tế nhị, thanh cao.
Vị Lạt Ma trụ trì tu viện Nyang To Kyi Phug đã cho tôi biết rằng trái đất nhận được rất nhiều vũ trụ tuyến (cosmic ray) xuất.
Tóm lại, theo sự hiểu biết của tôi thì khinh công “lung gom” chỉ là một phương tiện trợ giúp các tu sĩ chứ không phải mục đích. Dĩ nhiên sau khi tập thành công, các cu sĩ còn phải làm nhiều việc khác như nhập thế phổ độ chúng sinh hay đi chữa bệnh tùy theo tâm nguyện của họ.
Việc chữa bệnh của các đạo sư không phải một điều xa lạ gì đối với người Tây phương. Chính đức Chúa Jesus cũng đã từng làm các phép lạ này để mang lại niềm tin cho các tín đồ. Đức tin và quyền năng chữa bệnh liên hệ với nhau vô cùng chặt chẽ. Đức tin là khả năng nhận lãnh; quyền năng chữa bệnh là khả năng chuyển vận những luồng thần lực vào người khác để giúp họ điều hòa cơ thể.
Một điểm quan trọng cần nêu lên ở đây, người chữa bệnh chỉ là một con đường vận hà, một chất xúc tác, một động cơ để những luồng thần lực thiên nhiên tác động. Họ không phải là người sở hữu quyền năng đó, một tu sĩ đã diệt ngã không bao giờ vỗ ngực xưng là đấng này, đấng nọ hay khoe khoang một quyền năng nào.
Quan niệm của đa số mọi người đều cho rằng quyền năng là một cái gì có thể sở hữu, một phép lạ, một cái đũa thần chỉ đá hóa vàng, hô phong hoán vũ hay bay nhẩy trên không trung. Tóm lại, khi sử dụngquyền năng họ có thể là bất cứ gì theo ý muốn. Đó là một quan niệm ấu trĩ xuất phát từ trí tưởng tượng và lòng tham lam ích kỷ. Đối với họ, thế giới này là một cái gì phiền phức, một chướng ngại vật cho cái bản ngã của họ nên họ phải tìm cách thay đổi nó để nó hợp với ý mình. Đi xa hơn nữa, quan niệm này bắt nguồn từ cái bản ngã kiêu căng, nó nghĩ rằng nó có thể đạt được tất cả những gì nó muốn và nó thì muốn rất nhiều. Vì không thể thỏa mãn cái tham vọng điên cuồng đó nên nó nghĩ rằng nó cần phải có thêm quyền lực, một thứ quyền lực siêu nhiên do chính nó tưởng tượng ra và gọi là “quyền năng” (Magic).
Một người nhập thất bắt đầu bằng việc quán chiếu tánh không (Vold) để diệt ngã vì họ biết rằng tất cả thế giới này chỉ là huyễn, không thật. Do công phu tu hành mà họ ý thức được rằng quyền năng lớn lao nhất mà họ có thể sở hữu được là việc kiểm soát, chinh phục cái bản ngã của chính mình. Khi cái bản ngã không còn, họ không còn thấy thế gian này là một cái gì phiền phức, một thức thể cách biệt với họ nữa mà tất cả chỉ là một. Khi mình và thế gian không còn sai khác, không còn phân biệt thì đời sống trở nên thực tiễn hơn và tất cả mọi sự tầm thường nhất, nhỏ bé nhất đều trở nên mầu nhiệm lạ lùng.
Việc chữa bệnh thường được coi như một phép lạ vì nó không được giải thích một cách hợp lý. Thực raquyền năng này chỉ là sự phối hợp những động lực thiên nhiên một cách trực tiếp. Khi bị bệnh, thân thểcon người thường bị xáo trộn bởi những nguyên nhân khác nhau. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ tĩnh dưỡng ít lâu, cơ thể họ có thể hồi phục vì người nào cũng có cái khả năng tự chữa bệnh, tự làm điều hòa cái trật tự sẵn có nơi mình.
Bệnh nặng là khi thân thể họ không đủ sức tái lập cái trật tự ban đầu nữa nên lâm vào tình trạng mất quân bình.
Thi thoảng ngài vẫn ghé qua đây mỗi khi có dịp đi lên rặng núi Kailas.
Trong suốt thời gian du hành qua Tây Tạng, tôi đã được nghe kể nhiều về công lao của hòa thượngTomo. Gần như nơi nào ghé đến ngài cũng thuyết pháp độ sinh, chữa bệnh cho những người không thể chữa được và đem lại niềm tin cho hàng trăm ngàn người sống dọc theo dẫy Tuyết Sơn.
Tại thành phố Poo, tôi nghe nói một thiếu nữ bị liệt từ nhỏ không thể đi đứng được đã được ngài chữa khỏi. Khi người ta mang cô này đến trước mặt ngài thì tự nhiên cô ta ngồi bật dậy chắp tay niệm Phậtnhư chưa từng đau ốm bao giờ. Lúc chúng tôi ghé qua Poo thì cô gái đó vẫn còn sống và dân chúng trong làng xác nhận rằng họ đã chứng kiến rõ ràng quyền năng chữa bệnh của hòa thượng Tomo. Tôi không nghi ngờ chút nào về khả năng chữa bệnh của ngài vì tất cả mọi người chung quanh dãy Tuyết Sơn người ta đã nói đến ngài với một sự sùng kính sâu xa. Ngay cả sau khi ngài nhập diệt, người ta vẫn thường nhắc nhở đến ngài như một vị đạo sư đã hướng dẫn và mang lại niềm tin cho tất cả mọi người. Dĩ nhiên, thói thường người ta vẫn hay thêu dệt nhiều huyền thoại vào cuộc đời của một người nổi tiếng nào đó nhưng hòa thượng Tomo đã là một huyền thoại ngay khi ngài còn sống vì tất cả những ai gặp ngài, được nghe ngài thuyết pháp đều công nhận rằng ngài là một trong số rất ít vĩ nhân đã xuất hiện trên mặt địa cầu này.
Cuộc đời của hòa thượng Tomo là một bằng chứng hùng hồn rằng kinh nghiệm tâm linh là một kết quả hiển nhiên qua công phu tu hành chứ không phải một điều trừu tượng dựa trên lý thuyết hay một cái gì cao xa mà không ai có thể đạt được.
Phật giáo Tây Tạng không quan niệm các tăng sĩ phải là người có tài ăn nói hùng hồn để giao rảng các giáo điều mà chủ trương rằng chính cuộc đời của các tăng sĩ phải là những tấm gương sáng để mọi người chung quanh nhìn vào đó soi chung hay một bằng chứng hiển nhiên rằng con đường thoát khổ, an nhiên tự tại là điều có thể đạt được. Một tu sĩ nhập thất mặc dù không hề thốt lên câu nào nhưng chính sự hiện diện của một người như vậy có thể làm phấn khởi những người khác khiến họ phát tâm tu hành, làm lành lánh dữ.
Đối với đa số mọi người, nhập thất là một hình phạt nặng nề. Không mấy ai có thể chịu đựng sự cô lậpkéo dài qúa lâu như vậy nhưng nếu ai đã nhập thất (Solitary confinement) mà không hề hấn gì thì hẳn họ phải sở hữu một tinh thần dũng mãnh, kiên cố vượt xa người thường. Cái tinh thần đó không phải một đầu óc trơ trơ như gỗ đá nhưng là một tinh thần phóng khoáng, tự do phản ảnh một nội tâm phong phú trải qua bao ngày tháng rèn luyện, quán tưởng.
Có lẽ vì thế, người Tây Tạng thường hết sức kính trọng các tu sĩ nhập thất, những người có can đảmsống một mình nơi rừng sâu núi thẳm hơn là những tu sĩ hoạt bát miệng nói trơn tru trong những ngôi chùa lộng lẫy. Chỉ những người đã tự chiến thắng chính mình, đã tự khắc phục hoàn cảnh chung quanh, đã có một nội tâm phong phú và lòng dũng mãnh tuyệt vời mới dám bước vào cái thế giới bên trong (inner world). Muốn bước vào thế giới này, họ phải có những cái chìa khóa đặc biệt để tháo mở những lần cửa đóng then cài, để có thể bước đi không sợ lầm lạc và sống trong thế giới nội tại mà vẫn không quên sợi dây thân ái với những chúng sanh đang si mê lầm lạc bên ngoài.
Cái chìa khóa đặc biệt để bước vào thế giới nội tại và việc thực hành thiền định dưới sự chỉ dẫn của một bậc chân sư. Qua những câu thần chú bí truyền, người tu có thể liên lạc với vị thầy và qua sự thực hành thiền định họ bước vào cái thế giới bên trong, quán chiếu các cảnh giới để hòa nhập vào hải hội của chư Phật, chư Bồ Tát.
Mặc dù tu sĩ ngồi yên bất động nhưng thật ra tâm thức họ hoạt động vô cùng mãnh liệt. Họ không ngồi chờ đợi một phép lạ xảy đến hay một linh ảnh nào xuất hiện như nhiều người thường diễn tả, họ cũng không cầu xin hay ao ước một điều gì như nhiều phương pháp đã đề cập.
Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh đến ba điều căn bản khi thiền định là phải luôn luôn quán tưởng đến tánh Không (Void) để diệt Ngã, mở rộng lòng từ bi để giữ sự liên hệ với pháp giới chúng sinh và giữ tâm vô sở cầu để tránh gặp ma chướng.
** *
Chúng tôi tiếp tục di chuyển trên bình nguyên Aksai. Bầu trời xanh ngắt không một gợn mây, chung quanh tôi là những rặng núi chập chùng với muôn hình vạn trạng. Có những ngọn núi đá vôi hình thù kỳ dị do sự soi mòn của gió cát và thời gian. Có những đồi cát vàng nhấp nhô hắt lên những màu sao chói lọi làm tôi choáng váng, ngộp thở. Đôi khi tôi có cảm giác như đang đi trong một thế giới bị đảo ngược vì ánh sáng mặt trời phản chiếu trên cát rực rỡ đã át cả bầu trời xanh thẳm.
Khi bóng đêm vừa xuống thì những tinh tú hiện ra lấp lánh dày đặc trên nền trời. trong màn đêm bao langười ta nhìn thấy những ngôi sao đổi ngôi, những đốm sáng lạ lùng xuất hiện trên bầu trời và vũ trụkhông còn là một cái gì trừu tượng nữa nhưng là một kinh nghiệm trực tiếp với nhịp điệu thiên nhiênhuyền diệu.
Sự cô liêu tĩnh lặng mang lại những thay đổi lạ lùng trong tâm thức con người. Người ta thấy gần gũi hơn, thân mật hơn với thiên nhiên và hình như giữa mình và thiên nhiên không hề có sự phân cách. Dưới bầu trời bao la của muôn ngàn tinh tú, đầu óc con người trở nên mẫn cảm và mở rộng. Những tư tưởng chật hẹp, ích kỷ tự nhiên biến mất mà tất cả chỉ là một sự ngạc nhiên kỳ thú trước những đổi thay mầu nhiệm của thiên nhiên.
Tôi còn nhớ những ngày ấu thơ sống bên rặng Andes, xứ Bolivia tôi vẫn thường chiêm ngưỡng rặng núi uy nghi sừng sững này và ước mong sẽ có ngày được thám hiểm nó. Tô mơ ước thành nhà leo núi thiện nghệ vượt cao nguyên Queschila để leo lên đỉnh Cochachamba hay mạo hiểm vượt qua những khu rừng rậm tìm mỏ vàng, mỏ bạc rải rác quanh Rặng Andes.
Khi lớn lên, tôi nhìn thấy mình không còn muốn khai khẩn những khu rừng nhiệt đới nữa mà chỉ muốn khai phá đào sâu vào nội tâm của chính mình. Thay vì học kỹ sư mỏ tôi ghi tên học triết, nhưng đầu óc mạo hiểm của tôi không cho phép tôi đi theo một hệ thống triết học nào mà thúc đẩy tôi đi tới không ngừng trên con đường tìm Chân Thiện Mỹ. Từ tư tưởng Plato tôi say mê Schopenhauer và từ Thần họctôi đâm ra say mê Siêu hình học… Ngay từ năm đầu đại học tôi đã bắt đầu viết những bài tiểu luận đối chiếu tôn giáo như một hình thức làm sáng tỏ đầu óc còn non nớt của tôi. Tôi không muốn đi theo một con đường nào, một tôn giáo nào vì cha mẹ hay xã hội tôi đang sống chấp nhận nó. Thay vì tin tưởngtôi muốn hiểu biết cặn kẽ trước khi chấp nhận và thay vì chấp nhận tôi muốn sống với nó, thở với nó, hòa nhập với nó. Phật giáo đã mở cho tôi một chân trời rộng rãi, đây là tôn giáo duy nhất mà tôi được biết không đòi hỏi một đức tin tuyệt đối, không có một đấng tối cao cầm cân thưởng phạt mà là một lối sống tự do, phóng khoáng thích hợp với tôi hơn cả.
Tại đại học Naples, tôi thường xuyên nghiên cứu và học hỏi những sách vở viết về Phật giáo. Vì số sách được phiên dịch còn rất ít nên tôi phải tự học Pali để có thể tìm hiểu thêm về tôn giáo này. Ít lâu sau tôi đã qua Tích Lan thọ giới với Đại sư Nyanatiloka Mahathera, một học giả uyên thâm về Pali lúc đó. Tôi sống tại tu viện Polgasduwa, vừa học hỏi truyền thống Phật giáo Nam Tông vừa nghiên cứu và dịch thuật sách vở Pali ra ngoại ngữ. Cuộc sống tu hành êm đềm này kéo dài nhiều năm nhưng tôi vẫn cảm thấy thiếu thốn một thứ gì không thể diễn tả. Điều tôi khám phá được ở Yigah Cholin đã mở một chân trời rộng rãi bao la để từ đó tôi có thể ý thức rõ chân trời rộng rãi bao la để từ đó tôi có thể ý thứcrõ rệt ý nghĩa mầu nhiệm của sự sống.
Trên bình nguyên bao la rộng rãi, bên dòng suối nhỏ chảy róc rách, ngồi cạnh đống lửa ấm áp, tôi chợt thấy mình đang sống như chưa hề sống như thế bao giờ. Tôi nhìn hai người bạn đồng hành say sưa ngủ bên cạnh bầy ngựa yên lặng ăn cỏ, một niềm vui lạ lùng như thấm vào từng làn da thớ thịt. Tôi nhủ thầm hạnh phúc quả không thể tìm kiếm trong lầu son gác tía, trong sự thỏa mãn những tham vọng điên cuồng nhưng là những giây phút mà người ta thực sự sống, thực sự chiêm ngưỡng sự sống.
Tôi đặt pho tượng Phật mà hòa thượng Tomo đã trao cho lên một tảng đá lớn rồi tập trung tinh thần vào đó. Tôi không biết mình đã đắm mình trong cơn đại định bao lâu nhưng bầu trời đột nhiên đổ mưa, những hạt mưa nhỏ rơi xuống thấm qua làn áo lót vào da thịt tôi như những ân huệ thiêng liêng nào đó.
Một nhân vật lịch sử khác, tổ Bồ Đề Đạt ma sau khi truyền bá Thiền tông tại Trung Hoa đã nhập tịch, xác được nhập tháp tại núi Hùng Nhĩ nhưng ít lâu sau người ta lại thấy ngài tay cầm một chiếc dép phi hành qua đỉnh Thông Lãnh về phương tây (Tây Tạng). Vua Trang đế nghe chuyện kể đã truyền lệnh mở tháp ra coi thì tháy bên trong chỉ còn một chiếc dép. Nhà vua cho đưa chiếc dép đó về thờ ở chùa Thiếu Lâm.
Ấn Độ cũng có rất nhiều giai thoại kể rằng các thánh nhân, đạo sĩ xứ này cũng thường ngộ đạo hoặc được điểm hóa bởi các đạo sư tu trên tỉnh Tuyết Sơn. Ngày nay người ta vẫn thấy nhiều đạo sĩ hành hương lên phía Bắc như bị một sức mạnh vô hình nào đó lôi cuốn.
Hiển nhiên Tây Tạng phải có một cái gì khác thường mới thu hút được những người như vậy. Phải chăng vì nằm ở một vị trí biệt lập, xa cách các quốc gia nên Tây Tạng vẫn còn gìn giữ được tinh hoacủa một nền văn minh tôn giáo?
Nếu Tây Tạng có những tinh hoa đặt biệt thì tại sao người ta không thể tìm được nó tại các tu viện to lớn như Sera, Drepung hay ganden hoặc trong sách vở cất giữ trong các thư viện tại Lhassa?
Trước khi đi xa hơn, người ta cần biết rằng tôn giáo nào cũng thường chia làm hai phần: Công truyền (Exoteric) hay Hiển giáo và Bí truyền (Esoteric) hay Mật giáo. Phần công truyền được đề cập rõ rệt trong các kinh điển, sách vở, các bộ luật và luận nhưng phần bí truyền chỉ đạo được truyền dạy cho một thiểu số chọn lọc trong vòng bí mật. Các kinh điển chỉ đề cập đến phần nầy một cách hết sức lờ mờ, không rõ rệt. Do đó người ta chỉ có thể học hỏi qua hình thức khẩu truyền với các bậc tu chứng ẩn mình trong những hang động hẻo lánh. Nhưng tại sao các tu sĩ này không xuất hiện truyền dạy chân lý mà lại ẩn mình nơi non cao núi thẳm? Cuộc du hành lên Tuyết Sơn đã giúp tôi tìm được câu trả lời. Chân lý không phải điều để mang ra tuyên bố một cách ồn ào, hời hợt trên đầu môi chót lưỡi, nhưng là một thứ mà người ta chỉ có thể kinh nghiệm được mà thôi. Ngôn ngữ không thể diễn tả những sự kiện tuyệt đối này và không phải người nào cũng có kinh nghiệm như nhau. Tùy căn cơ mà người ta nghiệm được một cách khác nhau, đôi lúc điều người ta tưởng như là một chân lý vĩnh cửu lại chỉ là một ảo ảnh, một hư vọng của tâm thức, người ta đâm ra bàng hoàng sợ hãi mà không dám nhìn thẳng vào đó, không dám đối đầu với nó. Vì nghiệp chướng còn dày, chúng sinh chỉ thích nghe, thích thấy những gì hợp với điều mong ước của mình chứ không muốn nhìn thẳng vào sự thật. Đó cũng là lý do các bậc tu chứng ít xuất hiện và chỉ dậy dỗ cho một thiểu số người thiết tha cầu đạo, có căn cơ vững chắc, sau khi đã vượt quacác thử thách để xứng đáng nhận lãnh các tinh hoa này.
Sư trưởng Gomchen Lachen (Gomchen Lachen Rinpoche) là một trong những bậc tu chứng nổi tiếngcủa Tây Tạng lúc đó. Ngài nhập thất trên đỉnh một ngọn núi cực kỳ hiểm trở, mặc dù rất ít tiếp xúc với ai nhưng hầu hết các tu sĩ trên dãy Tuyết Sơn đều coi ngài như một vị chân tu đã đắc những đạo quả rất cao.
Hầu tước Ronaishay, thống đốc tỉnh Bengal đã viết về ngài trong cuốn Land of Thunderbolt như sau: “Trong suốt hai mươi sáu năm liền, ông tĩnh tu tại một hang động hẻo lánh với một số lương thực tối thiểu. Cái công năng thúc đẩy con người rời bỏ tất cả để sống trong cô tịch, chịu đựng tất cả những thay đổi khắt khe của thời tiết để quán tưởng về sự giải thoát quả thực hết sức phi thường và xứng đáng được kính phục”.
Danh tiếng sư trưởng Lachen vang lừng nên một người Âu không quản đường xá vạn dặm đã đến tận nơi để cầu đạo. Sư trưởng Gomchen Lachen chỉ vào một hang đá gần đó nói: “Chỉ khi nào ngươi có thể tĩnh tu ba năm liền trong hang đá đó thì ta mới dạy bảo cho ngươi”. Người nọ chấp nhận điều kiện, nhập thất trong ba năm liền rồi được sư trưởng Lachen nhận làm đệ tử. Người Âu đó không ai khác hơn là bà Alexandra David Nell, nhà thám hiểm người Phật mà những cuốn sách viết về Tây Tạng đã làm say mê độc giả khắp thế giới. Tôi có thể nói rằng có lẽ thế giới biết đến Tây Tạng một cách đứng đắn, chính xáclà nhờ công trình biên khảo công phu, giá trị của bà David Neel. Phần lớn sách của bà đã được dịch ra hàng chục ngoại ngữ và cho đến nay (1966) vẫn là những cuốn sách bán chạy nhất.
Sở dĩ cuốn sách của bà David Neel có một giá trị độc đáo vì bà có một kiến thức rất rộng về phong tục, ngôn ngữ cũng như các hiện tượng siêu nhiên huyền bí của Tây Tạng. Những kiến thức này chỉ là kết quả của thời gian tu học dưới sự chỉ dẫn của sư trưởng Lachen. Dù không rời khỏi động đá, không hề phải tiếp xúc với thế gian nhưng ngài vẫn gửi được những “thông điệp” cho thế gian qua những cuốn sách của bà David Neel.
Danh từ “thông điệp” ở đây không có tính cách cá nhân hay giáo điều nhưng nó mở ra cho thế giới nhìn thấy cái kho tàng tâm linh từ lâu vẫn được cất giấu cẩn thận tại Tây Tạng. Tôi nghĩ rằng nếu không có ý định đó thì chưa chắc ngài đã nhận bà David Neel làm đệ tử và dạy dỗ, huấn luyện cho bà này.
Một bậc ẩn tu không nhắm mắt quay mặt vào tường để trốn tránh thế gian nhưng các ngài đã nhận thứcrõ rệt về thế gian như nó là (as is) và sống thường trực trong thế giới đó. Chính chúng ta vì mê đắm nên mới quan niệm thế giới này là một cái gì tách biệt với mình và nẩy sinh ý tưởng “trốn chạy” hoặc “theo đuổi” nó.
Trong cuốn Hành Trình Đi Lhassa (Journey to Lhassa), bà David Neel đã viết: “Tâm trí và giác quan của tôi đã hoàn toàn thay đổi nhờ sự quán chiếu nội tâm. Phải chăng đầu óc tôi trở nên mẫn cảm hơn hay đến lúc đó tôi mới bừng tỉnh và nhận thức được sự mầu nhiệm của sự sống?”
Vượt qua bình nguyên Aksai, chúng tôi đã đến trung tâm của rặng Tuyết Sơn. Từ đây đi về phía Nam, tôi có thể đến ngọn Kallas, ngọn núi linh thiêng nhất hoặc nếu rẽ về hướng đông chúng tôi sẽ đến đỉnh Thangu nơi sư trưởng Gomchen Lachen ẩn tu. Tôi quyết định đi về phía đông rồi vượt đèo Eche để vào: tiểu quốc Slkkim.
Sau mấy tuần lễ trèo đèo lội suối, chúng tôi dừng chân trước một ngọn núi cao ngất phủ đầy tuyết trắng: đỉnh Thangu. Từ chân núi chúng tôi men theo những con đường mòn nhỏ hẹp quanh co mới leo được đến đỉnh. Gió lạnh rít lên từng chập, tuyết phủ ngập lối đi, người ta không thể làm gì hơn là cắm cúi tiến bước. Một ý tưởng, dù chỉ một ý tưởng muốn được nghỉ ngơi chốc lát cũng có thể khiến người ta dừng chân và rồi chết cứng trong làn gió lạnh ghê hồn từ đỉnh Thangu đổ xuống.
Gần nửa đêm chúng tôi đến một căn nhà nhỏ xây sát vào vách núi. Đây là căn nhà nhỏ xây cất để cho những đệ tử của ngài tạm trú mỗi khi đến thăm ngài. Từ đó người ta có thể nhìn thấy hang động của sư trưởng Lachen cách đó không xa nhưng khi đó chúng tôi đã mệt nhoài. Tôi quyết định tạm nghỉ ở đây qua đêm trước khi yết kiến ngài.
Như thường lệ, trước khi ngủ tôi ngồi yên sắp bằng nhận định và trì tụng những bài thần chú khẩu truyền. Tự nhiên một sự kiện lạ lùng đã xảy ra, tôi có cảm tưởng như một sức mạnh vô hình ở đâu từ từ xâm nhập chiếm lấy đầu óc tôi khiến tôi mất tự chủ, không thể tập trung tư tưởng được nữa. Tôi ý thứcngay rằng cái sức mạnh đó chính là tư tưởng của sư trưởng Lachen, ngài đang chú ý đến tôi nhưng luồng tư tưởng của ngài qúa mãnh liệt nên nó đã xâm chiếm trọn vẹn đầu óc tôi khiến tôi trở nên tê liệt. Tôi có cảm tưởng như mình là một hành tinh đang bị thu hút vào qũy đạo của một hành tinh khác. Đầu óc của tôi trở nên hoang mang vô định, tôi thấy mình đang từ từ tan biến vào một cái gì không diễn tả. Tự nhiên tôi bỗng nghĩ rằng nếu không tìm cách cưỡng lại, tôi có thể bị mất mình vĩnh viễn. Tư tưởngnày vừa chớm lên thì tôi đâm ra hoảng hốt, trong khoảnh khắc ý niệm về bản ngã đã nổi lên. Tôi cố gắng nhẩy ra khỏi giường như để thoát khỏi ảnh hưởng của luồng sức mạnh kia. Chưa bao giờ tôi cảm thấy rằng mình có thể tan biến vào trong cái gì uyên nguyên rỗng lặng (plenum-vold) như vậy. Tôi cuống quýt lấy tấm gương vẫn dùng để soi mặt cạo râu ra để ngắm nhìn mình trong đó. Phải chăng tôi còn là tôi hay không? Để chứng minh rằng mình vẫn còn là mình, tôi chụp lấy tập giấy trên giường và vẽ ngay một bức tự họa (self-portrait).
Mặc dù nhiệt trong phòng lạnh như băng nhưng mồ hôi của tôi toát ra đầm đìa, khi tôi vẽ xong bức tự họa thì sức mạnh kia tự nhiên biến mất. Tôi ngồi yên một lúc như xuất thần rồi lẩm bẩm đọc những bài thần chú để nhiếp tâm cho đến sáng.
Sáng hôm sau mặc dù vẫn còn xúc động nhưng tôi cũng thay y phục chỉnh tề để ra mắt sư trưởngLachen. Đó là một ông lão đã già lắm nhưng khuôn mặt hồng hào quắc thước đang ngồi trên một tấm thảm bện bằng rơm. Sư trưởng Lachen mời tôi dùng trà, thân mật hỏi tôi từ đâu đến và có mục đích gì. Khi biết tôi là đệ tử của hòa thượng Tomo thì ngài gật đầu.
– Thầy con là một bực chân tu đạo hạnh, một bậc đại lạt ma mà ta rất kính phục.
Tôi đưa cho ngài xem pho tượng nhỏ mà hòa thượng Tomo đã trao cho tôi như một tín vật. Ngài thận trọng cầm nó đưa lên trán ba lần bằng một cử chỉ tôn kính. Tôi kể cho ngài nghe về những cuốn sách của bà Alexandra David Neel đã trợ giúp rất nhiều người Âu trong vấn đề tìm hiểu nền văn minh cao cả của Tây Tạng, khuôn mặt ngài trở nên rạng rỡ khi nghe nhắc đến bà David Neel. Ngài mở một chiếc hòm gỗ gần đó đưa ra một tờ báo cũ nát có nói về cuộc du hành của bà này. Chúng tôi tiếp tục đàm đạo một lúc rất lâu. Khi biết tôi xuất thân từ Tích Lan, ngài bật cười chỉ vào mớ tóc dài bù xù trên đầu rồi khôi hài:
– Nếu các tu sĩ Nam Tông nhìn thấy tôi thì họ nghĩ sao.
Tôi cũng bật cười:
– Ngay như đức Phật cũng đâu có cạo hết tóc nhưng ngài vẫn thành đạo kia mà.
– Con nói đúng đó, nhiều người chỉ biết kính trọng những hình thức bên ngoài chứ không biết giá trịthực sự của người tu là chiến thắng chính mình và giữ sao cho thân, tâm được an tịnh.
Chúng tôi tiếp tục nói về những phương pháp tu tập, quán tưởng, thiền định và đã có lúc tôi định hỏi ngài về câu chuyện xảy ra đêm qua nhưng rồi lại ngại ngùng. Cái cảm giác bị tan biến trong hư khônglàm tôi sợ hãi ít nhiều nên tôi không muốn nhắc đến nó nữa. Sau cùng tôi mở cuốn sách nhỏ vẫn mang theo bên người nhờ ngài viết cho ít lời chỉ dẫn để làm kỷ niệm.
Ngài mỉm cười chăm chú nhìn tôi và nói rằng ngài đã già yếu, tay chân run lẩy bẩy không thể viết được nữa nhưng rồi ngài vẫn cầm bút vào thảo ngay một bài trường thi bằng tiếng Tây Tạng.
– Đây là đề tài để con suy ngẫm mỗi khi thiền định. Đề tài này đề cập đến mười tám phương pháp quán tưởng về tánh không (vold).
Tự nhiên tôi bỗng giật mình. Thì ra ngài biết rõ chuyện xảy ra đêm hôm trước. Trong khoảng khắc tôi hiểu ngay rằng ngài đã cố ý hướng dẫn cho tôi kinh nghiệm về tánh không (sunyata) nhưng tôi chưa đủ trí tuệ để hòa nhập vào cái không hải rỗng lặng uyên nguyên kia, công phu thiền quán của tôi còn nhiều thiếu sót, bản ngã của tôi còn mạnh chưa chịu tiêu dung vào hư không để bước vào cảnh giới “Không Vô Biên Xứ Định”.
Thấy tôi có vẻ ngượng ngùng, sư trưởng Lachen mỉm cười:
– Một công phu tu tập siêng năng chưa đủ mà còn phải chú trọng việc mở mang trí tuệ nữa. Con cần trì tụng chú Đại Bi và bộ Bát Nhã Ba La Mật để suy ngẫm về tánh không cho thật đáo thì mới mong có thể tiến bộ thêm được.
Tôi cúi đầu cám ơn lời chỉ bảo của ngài, quả thật tôi rất chăm chỉ thực hành các nghi thức nhưng chưa đạt được đến trạng thái ung dung tự tại của các bậc tu chứng đã thực sự kinh nghiệm được tánh Không(suyata). Cho đến nay, mỗi khi nhớ lại cái kinh nghiệm lạ lùng trên đỉnh Thangu tôi không khỏi thầm biết ơn ngài đã chỉ điểm cho tôi thấy rằng cái bản ngã mà ta tưởng đã diệt được nó qua công phu tu hànhvẫn còn rất mạnh và chỉ khi thực sự kinh nghiệm được tánh Không, người tu mới có thể bước vào cái thế giới bao la rộng rãi của những cảnh giới bất khả tư nghĩ”.
Từ đó tôi nghiệm rằng chỉ khi ý thức thực sự được tính chất vô ngã của mình thì người tu mới có thể tiến bộ trên con đường đạo. Các phương pháp thiền định của ngoại đạo tuy cũng cao siêu, cũng giúp các hành giả lên được những cảnh trời nhưng vì cái “ngã” dù là tiểu ngã hay đại ngã vốn còn chấp cónên đã trở thành một chướng ngại ràng buộc, khiến người tu không sao vượt lên cao hơn nữa. Tuy trụ ở các cảnh trời hưởng phước một thời gian, khi các phước báu này tiêu tan thì họ lại sa đọa trở lại vào vòng luân hồi sinh tử. Một người tu khi đã đến sát bờ phải biết dùng trí tuệ để vượt lên, vượt qua, chiến thắng mọi chướng ngại cuối cùng để qua đến “bờ bên kia” vì nếu không thì họ vẫn chỉ chơi với giữa dòng, lúc chìm đắm khi nổi trôi không sao đạt đến thực tại cuối cùng được.
Sau khi từ giã sư trưởng Lachen, chúng tôi dừng chân tại Sikkim, một tiểu quốc nằm sát biên giới Ấn Tạng. Tôi ghé vào chùa Podang nơi bà Alexandra Divid Neel đã từng tu ở đó. Vị Lạt Ma trụ trì mời tôi nghỉ trong căn phòng mà trước đó ít năm bà David Neel đã trú ngụ. Chính tại căn phòng này mà khi tiểu vương Koshan Maharajah đến viếng, bà David Neel đã nghe thấy một tiếng nói vô thanh cảnh cáo ông về chính sách “cải cách xã hội” đang được thi hành lúc đó.
Tiểu vương Koshan Maharajah là người theo Âu học, đã từng du học nhiều năm ở Âu châu. Khi về nước, ông chủ trương Âu hóa và triệt để bài trừ những điều mà ông cho là cổ hủ, lỗi thời. Ông ra lệnh đóng cửa chùa chiền, bắt giam các tu sĩ, cấm dân chúng thực hành các nghi thức tôn giáo cổ truyền. Ông tin rằng khoa học, lý luận và một nền giáo dục rập khuôn Âu châu mới là con đường đưa xứ sở ông trở nên văn minh, tiến bộ.
Cuộc cải cách xã hội của Koshan Maharajah thất bại sau đó vì gặp phải sự chống đối mãnh liệt của dân chúng. Tiểu vương Tashi Namgyang Maharajah, em ruột của Koshan lên nối nghiệp và thay đổi chính sách này bằng một đường lối ôn hòa hơn. Ông khuyến khích việc bảo tồn truyền thống cổ truyền, đề cao giá trị sẵn có và thay đổi các tập tục mê tín dị đoan bằng việc giáo dục các tu sĩ qua các đại họcPhật giáo. Nhờ vậy xứ Sikkim trở nên một trung tâm Phật giáo quan trọng, trong thời gian du lịch tại đây tôi đã sưu tầm được rất nhiều bộ sách cổ giá trị. Tại chùa Eche (Eche Gompa) tôi đã họa lại rất nhiều hình vẽ, các chủng tự huyền bí thâu thập được nhiều tài liệu viết từ thế kỷ thứ 14.
Biết tôi là một học giả đã biên soạn nhiều sách vở về Phật giáo, tiểu vương Tashi Maharajah đã ra lệnh cho nhà quý tộc Enche Kazi phải lo liệu cho tôi thật chu đáo. Từ việc cung cấp vật thực đến việc lo lừa ngựa di chuyển để hướng dẫn tôi đi khắp các chùa chiền, di tích lịch sử trong vùng.
Enche Kazi là một tín đồ Phật giáo thuần thành, dòng họ của ông sở hữu rất nhiều đất đai tại đây và từ nhiều đời trước tổ tiên họ đã cho xây cất nhiều đền chùa, tu viện khắp xứ. Tôi sống với gia đình Kazi hơn một tháng và họ đối đãi với tôi như người nhà. Tôi được biết gia đình này đã giúp đỡ và trợ cấp cho hàng trăm tu sĩ để họ yên tâm tu học. Phần lớn gia đình người dân xứ này đều trông cậy vào những người con trai buôn bán, canh tác chăn nuôi nhưng nếu những người này muốn từ bỏ gia đình để trở nên một tu sĩ thì gia đình đó ắt phải chịu các thiệt thòi vật chất. Enche Kazi đã chu cấp cho tất cả những gia đình này để họ yên tâm và khuyến khích con cái tu học. Chính tại đây mà tôi được biết rằng Lạt MaYongden cũng đã được nuôi dưỡng, tài trợ bởi gia đình này. Trong khu du hành, bà Alexandra David Neel đã từng tạm trú nơi đay, bà đã nhận Yongden làm nghĩa tử và cùng ông này du hành khắp Tây Tạng. Công trình nghiên cứu của bà David Neel và Lạt Ma Yongden đã giúp cho hàng triệu người khắp thế giới biết đến Tây Tạng và định mạng cho thấy gia đình Kazi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thời gian sắp đến.
Trước khi rời Sikkim, tôi viết thư cảm ơn tiểu vương Tashi Maharajah về tấm thịnh tình ngài đã dành cho tôi. Nhà vua cho người triệu tôi đến dùng cơm riêng với ngài, một hân hạnh mà tôi không thể từ chối.
Đó là một buổi chiều êm ả, tiếng ve sầu ngân nga vang lừng khu thượng uyển, chúng tôi ngồi trên một hàng hiên cao nhìn về những rặng đồi thấp chập chùng quanh Podang. Câu chuyện bao quanh vấn đềtôn giáo, triết học, xã hội rồi chuyển qua các đề tài như kinh tế, thương mại, giao thông v.v…
Tôi chỉ lên một ngọn đồi gần đó, nơi hàng đêm tôi vẫn nhìn thấy những vệt sáng di chuyển giống như những ngọn đèn xe hơi:
– Tôi không thể ngờ ngài cho thiết lập cả một trục giao thông xuyên qua ngọn đồi kia, một xa lộ như vậy ắt hẳn tốn kém lắm.
Tashi Maharajah ngạc nhiên:
– Nhưng làm gì có xa lộ nào trên đồi đó, con đường giao thông duy nhất từ Ấn qua đây là con đường lộ dưới thung lũng Tisha.
– Nhưng tôi nhìn thấy rất nhiều vệt sáng như đèn pha xe hơi di chuyển rất nhanh dọc theo sườn đồi kia mà…
Tashi Maharajah mỉm cười nói nhỏ:
– Đó không phải là xe hơi đâu! Có rất nhiều hiện tượng lạ lùng xảy ra quanh đây nhưng dĩ nhiên tôi không bao giờ muốn nói cho những người ngoài biết vì họ có thể cho rằng tôi là người mê tín dị đoanhay trông gà hóa cuốc. Tuy nhiên ông đã nhìn thấy nó thì tôi có thể cho ông biết rằng ngọn đồi đó là vị trí hết sức hiểm trở, lừa ngựa đi còn khó huống chi xe hơi. Những luồng sáng đó vẫn thường xuất hiệnvà di chuyển hết sức nhanh, chúng có thể đổi vị trí hay hướng đi trong chớp mắt. Có lần chúng lao thẳng vào cung điện của tôi rồi bất chợt chuyển hướng quay ngược lại, không một phi cơ nào có thể chuyển hướng 360 độ trong một thời gian kỷ lục như vậy. Chúng lướt trên không trung một cách dễ dàng như những đốm lửa khổng lồ, dân chúng xứ tôi tin rằng đó là những vị thần linh tu luyện trên Tuyết Sơn đang dạo chơi… Tôi không biết phải giải thích như thế nào nhưng tôi biết chắc rằng đây là một hiện tượng mà khoa học không thể giải thích được.
Tôi im lặng kính phục sự thành thực của vị tiểu vương trẻ tuổi. Có lẽ không giải thích được những sự kiện này một cách chính xác, rõ rệt nên người dân xứ này đã giải thích nó bằng những quan niệm về thần linh và chấp nhận nó như một sự hiển nhiên. Điều này khác hẳn với lối giải thích của người Âu, nếu không thể giải thích điều gì, họ phủ nhận ngay rằng điều đó không có thật. Nếu đầu óc lý luận, khoa học không thể chấp nhận một cái gì thì họ lên án ngay rằng đó chỉ là một sự tưởng tượng.
Nhưng khoa học giải thích thế nào về đời sống? Tại sao sự kiện xảy ra trong đời sống như vậy? Nếu tư tưởng con người chỉ là những luồng điện chạy trong thần kinh quan phản ứng hóa học và điện học thì người ta giải thích thế nào về hiện tượng thần giao khi tư tưởng được phóng ra không trung và được tiếp nhập bởi một người khác? Nếu bộ óc có khả năng của dòng điện sẽ như thế nào? Khoa học đã biết gì về điện lực hay họ chỉ dựa trên một số định luật và các phản ứng của nó để đưa ra một quan niệmtrừu tượng, một cái gì mà họ có thể sử dụng nhưng không hề hiểu đích thực nó là gì? Những danh từ như “protons, electrons, neutrons” của khoa học thực nghiệm quả không có một nghĩa lý gì hết đối với những người dân bản khai nhưng họ đâu cần biết đến những thứ này mà vẫn sống một cách thoải máiđược. Sự sống không hề phân biệt một nhà thông thái hay một bác nông phu vì sống không phải là một cái gì bất động, tuân theo các định luật khoa học nhưng là một cách gì sống động trong cơ thể, tư tưởng, tình cảm con người.
Hiện tượng những vệt sáng di chuyển tại Podang cũng không khác những ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới là bao. Dĩ nhiên có kẻ tin, người không tin và người ta cũng thêu dệt rất nhiều sự kiện hoang đường lạ lùng đi kèm theo nó. Điều này không phải mãi dến thế kỷ 20 mới xảy ra, các tài liệu lịch sử đã nói về những đốm lửa bay nhảy trên không gian từ nhiều thế kỷ trước Tây lịch.
Hiện tượng này được ghi nhận xảy ra nhiều nhất tại Ngũ Đài Sơn bên Trung Hoa. Phía nam rặng Ngũ Đài Sơn người ta đã xây một cái tháp khá cao để khách hành hương có thể nhìn thấy rõ phong cảnhquanh đó. Nhưng thật ra ngọn tháp này được sử dụng để chiêm ngưỡng những vật sáng thường di chuyển quanh những đỉnh núi này mà người ta gọi là những đốm lửa thiêng (divine ball of fire).
Nhà mạo hiểm John Biofeid đã bỏ ra hơn một năm trời sống tại đây đển nghiên cứu hiện tượng lạ lùng này. Ông viết trong cuốn The Wheel of Life như sau: “Quanh rặng Ngũ Đài có rất nhiều chùa chiền thờ đức Văn Thù Bồ Tát mà người Trung Hoa tin rằng ngài thường trú ngụ tại đây. Chúng tôi leo lên ngọn núi thứ năm, ngọn cao nhất trong tất cả năm ngọn vào một buổi chiều. Nắng vừa tắt và không gian thật yên tĩnh, tôi nhìn thấy một ngọn tháp khá cao xây ở phía sau chùa, đó không phải là một tháp chuông vì lối kiến trúc của nó không giống những tháp chuông thông thường, có lẽ đó là một đài quan sát thì đúng hơn vì nó chỉ có một cái sân nhỏ trên nóc và một chếc thang dài để leo lên. Đêm đó, trong lúc đang ngồi trong chánh điện thì một vị tăng cầm đèn lồng xuất hiện nói với vị sư trụ trì: “Đức Bồ Tát đã xuất hiện”. Chúng tôi vội theo chân vị tăng đó leo lên đỉnh tháp… Điều chúng tôi nhìn thấy quả hết sức kỳ diệu, không thể diễn tả. Hàng trăm quả cầu lửa liên tiếp bay lượn trên đỉnh những ngọn núi hùng vĩ trước mặt, tôi không thể phỏng đoán kích thước, vận tốc của chúng. Chúng từ đâu đến hay đi về đâu? Tôi chỉ biết thộn mắt ra ngắm những quả cầu lửa màu sắc chói lọi lơ lửng giữa không gian… Một hình ảnh lạ lùng, huyền bí, linh thiêng đến tuyệt vời”.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.