Ba Người Thầy Vĩ Đại

Chú thích



[1] A. Edward Newton (1864 – 1940): Tác giả, nhà xuất bản và nhà sưu tập sách nổi tiếng người Mỹ. Ông cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng The Amenities of Book Colleting and Kindred Affections.

[2] Michel Eyquem de Montaigne (1533-1592): Một trong những nhà văn Pháp có ảnh hưởng nhất ở thời kỳ Phục Hưng. Montaigne được xem là người đã đưa tiểu luận thành một thể loại văn học. Tác phẩm Tiểu luận (1572-1592) tổng hợp 107 bài tiểu luận của ông về xã hội, chính trị, y học, nghệ thuật… là một trong những cuốn sách lớn nhất làm thay đổi hệ thống quan điểm phương Tây (ND).

[3] Isaac Newton (1642 – 1727): Nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học. Ông được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.

[4] Abraham (Harold) Maslow (1908 – 1970): Nhà tâm lý học người Mỹ, được biết đến qua mô hình nổi tiếng Tháp nhu cầu và được coi là cha đẻ của tâm lý học nhân văn (ND).

[5] Arthur Shopenhauer (1788-1860): Nhà triết học người Đức, nổi tiếng với tác phẩm The World as Will and Representation. Lý thuyết siêu hình của ông là nền tảng cho những tác phẩm về tâm lý, đạo đức, mỹ học sau này (ND).

[6] Nhạc Baroque: Nhạc theo phong cách nghệ thuật Baroque – một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ thời kỳ Phục Hưng Ý, sau đó lan ra Pháp, châu Âu cho tới cuối thế kỷ XVIII. Nhạc Baroque tiêu biểu có thể kể đến nhạc của Bach, Handel, Pachelbel, Vivaldi… là những bản nhạc tốt cho bộ não và trí nhớ (ND).

[7] Margaret Fishback Powers (1900 – 1985): Nhà thơ, nhà văn người Mỹ có nhiều tác phẩm được xuất bản từ cuối thập niên 1920 cho đến thập niên 1960. Những năm 1930, bà nổi tiếng là nữ tác giả viết quảng cáo được trả lương cao nhất thế giới (ND).

[8] Francis Albert “Frank” Sinatra (1915 – 1998): Ca sĩ, diễn viên nổi tiếng người Mỹ (ND).

[9] Erich Fromm (1900-1980): Nhà tâm lý học xã hội, nhà xã hội học và triết gia nhân văn người Đức (ND).

[10] Milton Hyland Erickson (1901 – 1980): Nhà tâm thần học người Mỹ chuyên về liệu pháp thôi miên y học và liệu pháp gia đình. Ông là Chủ tịch sáng lập của Hiệp hội Thôi miên Lâm sàng Mỹ và là thành viên của Hội Tâm thần học Mỹ, Hội Tâm lý học Mỹ, và Hội Bệnh học Tâm lý Mỹ (ND).

[11] Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry, thường được biết tới với tên Antoine de Saint-Exupéry hay gọi tắt là Saint-Ex (29/6/1900 – mất tích ngày 31/7/1944). Là nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Hoàng tử bé (ND).

[12] Carl Gustav Jung (1875-1961): Bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ. Ông được coi là nhà tâm lí học hiện đại đầu tiên cho rằng: Tinh thần của con người là nền tảng của mọi tôn giáo. Tuy không phải là người đầu tiên nghiên cứu về giấc mơ nhưng chính những phát kiến lớn lao của ông trong lĩnh vực này đã làm nên tên tuổi của ông trong giới tâm lý (ND).

[13] Thomas Stearns Eliot (1888-1965): Nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học người Anh gốc Hoa Kỳ đoạt giải Nobel Văn học năm 1948 (ND).

[14] Henry David Thoreau (1817-1862): Nhà văn, nhà thơ, nhà tự nhiên học, nhà sử học, nhà triết học, nhà địa hình học mẫu mực người Mỹ. Ông là một trong những người đi tiên phong theo thuyết Tiên nghiệm và tích cực tham gia phong trào kháng thuế, bãi nô (ND).

[15] David Whyte (sinh năm 1955): Thi sĩ người Anh. Tác phẩm nổi tiếng của ông Trái tim đánh thức: Thơ ca và việc giữ gìn bản ngã ở nước Mỹ thương mại (The Heart Aroused: Poetry and the Preservation of Self in Corporate America) đứng đầu các bảng xếp hạng sách bán chạy tại Hoa Kỳ (ND).

[16] Montague Francis Ashley Montagu (1905-1999): Nhà nhân chủng học kiêm nhà nghiên cứu khoa học nhân văn người Mỹ gốc Anh, mang dòng máu Do Thái. Ông là người phổ cập những chủ đề như chủng tộc và giới tính cùng mối quan hệ của chúng với chính trị và phát triển (ND).

[17] Hermann Hesse (1877-1962): Là nhà thơ, nhà văn và họa sĩ người Đức. Năm 1946, ông được tặng giải Goethe và giải Nobel Văn học (ND).

[18] Edward George Earle Lytton Bulwer-Lytton (1803 -1873): Chính trị gia, nhà thơ, nhà viết kịch kiêm tiểu thuyết gia người Anh (ND).

[19] Benedict de Spinoza (1632-1677): Nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái. Ông được coi là một trong những nhà duy lí vĩ đại nhất của triết học thế kỉ XVII.

[20] Thomas Merton (1915-1968): Nhà văn theo chủ nghĩa thần bí Công giáo người Mỹ. Ông viết hơn 70 cuốn sách, chủ yếu về duy linh, công bằng xã hội và chủ nghĩa hòa bình. Ông đi tiên phong trong việc đối thoại với các nhân vật tâm linh nổi tiếng của châu Á, như Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà văn Nhật Bản D.T. Suzuki và Thiền sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh (ND).

[21] Ralph Waldo Emerson (1803-1882): Nhà viết tiểu luận, nhà thơ, triết gia nguời Mỹ, và cũng là nguời đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và triết lý siêu việt (ND).

[22] Helen Adams Keller (1880-1968): Nhà văn, nhà hoạt động xã hội bị mù-điếc người Mỹ (ND).

[23] Nhân vật trong thần thoại, là người yêu của thần Vệ nữ (ND).

[24] Benjamin Disraeli (1804 – 1881): Thủ tướng, nghị sĩ, chính trị gia Đảng Bảo thủ. Ông hai lần giữ cương vị Thủ tướng Anh. Ông đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra Đảng Bảo thủ hiện đại (ND).

[25] Jalai Uddin Rumi (1207-1272): Nhà thơ thần bí Ba Tư thế kỷ XIII. Tên ông được đồng nhất với Sufi, một học thuyết thần bí của Hồi giáo nhằm hướng tới sự hợp nhất thần bí với Thượng đế. Giới học giả ngày nay coi ông là một trong các nhà thơ lớn nhất của mọi thời đại, tác phẩm của ông được so sánh với tác phẩm của Dante và Shakespeare.

[26] Thomas Henry Huxley (1825-1895): Nhà sinh vật học người Anh, người rất ủng hộ học thuyết tiến hóa của Charles Danvin. Ông là người nghĩ ra thuật ngữ ‘bất khả tri’ để mô tả quan điểm của ông về thần học (ND).

[27] Joseph John Campbell (1904-1987): Nhà thần học, nhà văn và giảng viên người Mỹ, nổi tiếng với công trình về thần học so sánh và tôn giáo so sánh. Tác phẩm của ông rất đồ sộ, bao hàm nhiều khía cạnh về trải nghiệm của con người. Triết lý của ông thường được tổng kết qua câu nói: “Hãy theo đuổi hạnh phúc của bạn.” (ND).

[28] Richard Bach (1936-): Nhà văn người Mỹ, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất những năm 1970 – Jonathan Livingston Seagull (ND).

[29] Mahatma Gandhi (1869 – 1948): Anh hùng dân tộc Ấn Độ. Ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Anh và giành độc lập cho Ấn Độ. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và đề xướng nguyên lí bất bạo lực trong đấu tranh (ND).

[30] Thomas Carlyle (1795-1881): Triết gia, nhà văn trào phúng, sử gia kiêm giáo viên người Scotland (ND).

[31] Aistotle: Nhà triết học, nhà giáo dục, nhà khoa học có ảnh hưởng lớn lao với nền văn minh phương Tây, ông được coi là một trong những nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất (ND).

[32] Blaise Pascal (1623 – 1662): Nhà toán học, nhà vật lý, nhà sáng chế, nhà văn và triết gia người Pháp. Ông có những đóng góp quan trọng cho nghiên cứu các chất lưu, và làm rõ những khái niệm về áp suất và chân không (ND).

[33] Tiến sĩ Peter Koestenbaum: Người sáng lập và Chủ tịch của PiB (Philosophy in Business) và Viện Koestenbaum, có trụ sở tại Stockholm và Los Angeles. Ông là người đưa triết lý về vai trò lãnh đạo đến với giới doanh nhân toàn cầu (ND).

[34] Rudyard Kypling (1865 – 1936): Nhà văn, nhà thơ Anh, đoạt giải Nobel Văn học năm 1907 (ND).

[35] Baltasar Gracian (1601 – 1658): Nhà văn, nhà triết học, linh mục người Tây Ban Nha.

[36] Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 – 1900): Nhà thơ, nhà phê bình, nhà triết học cổ đại người Đức (ND).

[37] Martin Luther King (1929 – 1968): Mục sư, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ, gốc Phi và là người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1964. Ông cũng là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động (ND).

[38] Thomas Woodrow Wilson (1856 – 1924): Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28 (ND).

[39] William Penn (1644 -1718): Doanh nhân bất động sản người Anh. Ông cũng là triết gia và là người sáng lập Tỉnh Pennsylvania, thuộc địa Bắc Mỹ của Anh. Là người ủng hộ thống nhất thuộc địa, Penn kêu gọi thành lập một Liên minh các thuộc địa của Anh tại nơi sau này trở thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Những nguyên tắc dân chủ mà ông định ra trong Khung Chính phủ Pennsylvania chính là nguồn cảm hứng cho bản Hiến pháp Hoa Kỳ (ND).

[40] John Ruskin (1819-1900): Nhà phê bình nghệ thuật hàng đầu ở Anh thời Victoria. Ông cũng là người bảo trợ nghệ thuật, họa sĩ, một nhà tư tưởng xã hội và một nhân vật bác ái (ND).

[41] Mawlānā Jalāl-ad-Dīn Muhammad Rūmī (1207 – 1273): Nhà thần học, nhà thơ viết bằng tiếng Ba Tư của Hồi giáo Mật tông, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất mọi thời đại (ND).

[42] Broadway: Sân khấu Broadway hay quen gọi đon giản là Broadway, là hệ thống bao gồm 39 nhà hát chuyên nghiệp (500 ghế trở lên, lớn nhất gần 2000 ghế) nằm rải rác ở Theatre District, Manhattan, New York. Broadway là địa điểm du lịch hấp dẫn của thành phố New York. Theo hiệp hội biểu diễn Broadvvay (The Broadway League) năm 2007-2008, sân khấu Broadway đã bán được khoảng 973 triệu USD tiền vé.

[43] Benjamin Franklin (1706-1790): Một trong những người lập quốc nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là chính trị gia, nhà khoa học, tác giả, thợ in, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu. Ông cũng là người đã phát minh ra cột thu lôi và là người sớm đề xướng về sự thống nhất của các thuộc địa. Các nhà sử học gọi ông là “Người Mỹ đầu tiên.” (ND).

[44] Nhân vật hư cấu được trích dẫn rất nhiều (ND).

[45] Peter F. Drucker (1909-2005): Nhà văn, giáo sư, cố vấn quản lý và “nhà sinh thái học xã hội” chuyên khám phá cách con người tổ chức chính mình và tương tác theo hướng một nhà sinh thái học quan sát và phân tích thế giới sinh học. Drucker trực tiếp có ảnh hưởng đến nhiều lãnh đạo của nhiều tổ chức trong nhiều lĩnh vực của xã hội như IBM, Intel, Procter & Gamble, Chữ thập Đỏ, và một vài chính phủ của các tổng thống (ND).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.