Thông tin truyện

Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười

Nhóm dịch:

Đang cập nhật

Trạng thái:

Hoàn thành

Lượt xem:

2242

Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười

Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười là một cuốn sách đề cập đến những gì tác giả Nguyễn Hiến Lê đã ghi lại và thu thập từ các tài liệu về địa lí, thủy học, kinh tế, phong tục và lịch sử về vùng đất Đồng tháp mười. Một vùng đất đã có biết bao kỷ niệm gắn bó trong gần 20 năm tác giả sống tại đó. Viết cuốn sách này, tác giả có ý tặng cho các bạn Bắc và Trung để các bạn biết thêm về một miền trên đất Việt, nhưng cũng là để tặng các đồng bào miền Nam một món quà thật ý nghĩa khi muốn khám phá về miền đất Đồng tháp mười.

Vài chương giới thiệu :
Tháng 7 năm 1934, tôi ở Trường Công chánh ra. Hai tháng sau, có người giới thiệu cho tôi một chỗ làm ở Lào tại Savanakhét, nơi hiện nay có cuộc xung đột. Tôi lúc ấy thích xứ Lào lắm vì đã được đọc một ít sách tả đời sống an nhàn giữa cảnh thiên nhiên của các cô “phù sao”[8] ngây thơ và tình tứ; nhưng mẹ tôi không muốn cho đi Lào, bảo:
– Mày qua bên đó, mỗi lần tao đi thăm mày sao được? Rồi mày cưới một con vợ Lào, nó nói tiếng nó, tao nói tiếng tao, làm sao hiểu nhau?
Thế là tôi đành chờ một cơ hội khác.
Ba tháng sau, người ta cho tôi một chỗ làm ở Sài Gòn. Sài Gòn tuy xa hơn Lào và tuy đối với mẹ tôi cũng là xứ lạ – người quê mùa lắm – nhưng đường đi có phần dễ hơn mà lại gần nơi một ông bác ở[9], nên mẹ tôi bằng lòng cho tôi đi, và tôi đi Sài Gòn sáng một ngày gần Tết.
Ở Sài Gòn được mươi ngày thì có lệnh đưa tôi đi làm tại Long Xuyên, nhằm ngay tỉnh bác tôi ở, thế là tôi có dịp ăn Tết ở một làng hẻo lánh, bên bờ sông Tiền Giang, trên Đồng Tháp Mười.
Chiều mùng một Tết, tôi và vài anh em ra sau nhà; nhìn sương, khói phủ rặng tre ở rạch Trà Bông, tôi bồi hồi nhớ những bụi tre ở Sơn Tây, và trong cảnh xa quê tôi yêu ngay làng đó, một điểm trên Tháp Mười như quê hương thứ hai của tôi vậy.
Những năm sau, Tết nào tôi cũng về đó chơi và gặp được vài bạn thân gần như ruột thịt. Năm 1937, sau khi đo khắp các tỉnh ở Hậu Giang, tôi được đo ngay tỉnh Đồng Tháp. Nằm trong một chiếc ghe hầu[10], tôi đã lênh đênh khắp các kinh, rạch từ Hồng Ngự tới Thủ Thừa, từ Cái Thia tới Mộc Hóa; có khi đi trọn một tuần giữa một vùng bát ngát toàn lau, sậy, bàng, năng, hai ba chục cây số không có một nóc nhà, một bóng người.
Sau sáu bảy tháng như vậy, tôi có thể tự hào rằng rất ít người Việt, ngay cả những bạn Nam, được biết rõ cảnh Đồng Tháp như tôi.
Biết thì biết, mà chưa bao giờ có ý định viết về cánh đồng ấy.
Đầu năm 1944, có dịp ra Hà Nội, tôi gặp một bạn học từ lớp nhất, làm chủ bút một tờ báo[11]. Anh bảo tôi:
– Đồng bào ngoài này không biết chút gì về miền Nam. Anh sống ở trong ấy, nên chép lại những điều mắt thấy tai nghe cho độc giả hiểu thêm xứ Đồng Nai.
Tôi nghĩ ngay đến Đồng Tháp Mười, đáp:
– Xin lĩnh ý anh, tôi sẽ viết về cánh Đồng Tháp.
– Cánh đồng ấy ở đâu? Tôi chưa hề biết nó.
Tôi cười:
– Anh làm sao biết được? Sách địa lí chỉ nói về nó một hai hàng, mà lại đặt cho nó một cái tên khác, là “Đồng Cỏ Lát[12]” (Plaine des Joncs), nên nói đến Đồng Tháp thì mười người Việt, chưa chắc được một người biết.
Về Sài Gòn, tôi thu thập ngay tài liệu về địa lí, thủy học (hydraulique), kinh tế, phong tục thì tôi đã có sẵn nhờ sáu bảy tháng sống trong đồng. Chỉ thiếu tài liệu về lịch sử. Thì may, nhờ người giới thiệu, tôi được ông Khuông Việt, hồi đó tòng sự tại Thư Khố Nam Kì, chỉ giùm cho một số sách, báo, bản đồ để tham khảo.
Sáu tháng sau, tôi viết xong cuốn Đồng Tháp Mười dày khoảng 150 trang, đem gởi cho tòa soạn nhưng vì giao thông trắc trở, Sở Bưu điện ở Sài Gòn không nhận đồ bảo đảm ra Bắc nữa.
Thế là đành sai hẹn với anh bạn và bản thảo phải cất trong rương, đợi một cơ hội khác, vì tôi chưa đủ tiền đem in mà cũng chưa quen một nhà xuất bản nào.
Thượng tuần tháng 10 năm 1945, tôi lại về Đồng Tháp Mười, tại nhà bác tôi. Một đêm sáu bảy tên cướp vào đánh nhà, chủ ý là bắt cóc một ông điền chủ lớn đang lánh nạn trong nhà; song, rủi cho chúng và rủi cho tôi, ông điền chủ đó trốn thoát, chúng đành vơ vét ít quần áo, mùng mền rồi ôm luôn cái va li của tôi đi. Thế là tập Đồng Tháp Mười mất ngay trong Đồng Tháp Mười. Tôi tiếc lắm!
Vậy là tôi đã có cái duyên mới được bổ vào làm ở cánh Đồng Tháp rồi gặp bà con ở đó, nên mới biết rõ được nó. Lại có cái duyên bạn một ông chủ bút trọng lịch sử và địa lí Việt Nam, nên mới hăng hái viết về cánh đồng ấy.
Nhưng lại vì vô duyên nên viết xong, in không được mà đến bản thảo cũng không giữ được.

Danh sách chương

Bình luận