À ta sẵn sàng khai nhận tội ác của mình.
Một lần nọ, trước khi Thống đốc mất đi, bà Lý đã uống trà cùng với bà Vũ tại ngôi đình Bát Giác trong khu vườn trong khi chờ đợi Thống đốc. Bà Lý đã nhìn qua một số bức tranh của ông và nhìn thấy bản phác thảo bức tranh phong cảnh. Bà nhìn thấy một vài ghi chú của Thống đốc về việc bức tranh này là bản đồ hướng dẫn con đường tắt bí mật trong mê cung.
Bà Lý bị sắc đẹp của bà Vũ thu hút, nhưng miễn là Thống đốc còn sống, bà đã không dám tiết lộ cảm xúc của mình với bà Vũ. Sau khi chôn cất Thống đốc, bà Lý đã đến thăm khu vườn nhưng chỉ thấy một đôi vợ chồng già ở đó. Họ không biết bà Vũ đi đâu sau khi Vũ Kỳ đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà. Bà Lý tìm kiếm trong khu vực nông thôn nhưng bà Vũ đã dặn các nông dân không nói với ai về trang trại mà bà đang ẩn cư cùng với đứa con của mình.
Sau đó, cách đây vài tuần, bà Lý đã xem xét lại khu vườn khi bà tình cờ đi ngang qua đó. Bà tìm thấy xác chết của đôi vợ chồng già và khám phá ra hai đoạn đường tắt bí mật đầu tiên. Bà nhận thấy rằng các đầu mối trong bức tranh phong cảnh mà bà đã cẩn thận ghi chép lại là hoàn toàn chính xác.
Bà Lý gặp Bạch Lan trong chợ và thuyết phục cô gáitheo mình về nhà. Tại đây, bà đã khống chế cô gái nhút nhát và giam giữ cô ta như là một tù nhân của mình. Bạch Lan phải làm tất cả các công việc nhà, bà đánh đập cô với cây gậy của mình mỗi khi cô làm bà không hài lòng.
Khi bà Lý phát hiện ra Bạch Lan đã lẻn ra ngôi chùa hoang vắng và gặp một người đàn ông lạ mặt, bà rất giận dữ. Bà đã kéo cô gái tội nghiệp đến một căn nhà hoang nơi các bức tường ngăn tất cả mọi âm thanh bên trong. Bà Lý đã lột trần cô ra và trói tay cô vào một cây cột.
Sau đó, bà Lý bắt đầu thẩm vấn cô, lặp đi lặp lại một câu hỏi hết lần này đến lần khác: “Cô đã chỉ nơi ở của mình cho người lạ mặt?”. Mỗi lần cô gái phủ nhận điều này, bà Lý lại đánh đập cô tàn nhẫn với một cây roi mây, những nhát roi rít lên khủng khiếp quất vào thân thể cô gái liên tục. Quằn quại thân mình dưới làn roi tàn bạo, Bạch Lan kêu van lòng thương xót của bà ta. Bà Lý lại càng tức giận hơn. Bà đã quất roi với tất cả sức lực của mình vào thân hình cô gái mặc kệ những tiếng thét xé lòng của cô, bà chỉ ngừng lại khi cánh tay đã mỏi nhừ. Sau đó, Bạch Lan gần như ngất xỉu đi vì đau đớn và sợ hãi nhưng cô vẫn kiên trì nói rằng mình vô tội.
Tuy nhiên, bà Lý lo ngại rằng bí mật của mình sẽ bị tiết lộ. Sáng hôm sau, bà hóa trang Bạch Lan thành một ni cô và đưa cô đến khu vườn của Thống đốc. Bà nhốt cô gái vào căn phòng của đôi vợ chồng già đã sống và lấy đi tất cả quần áo để phòng ngừa cô trốn đi. Bà Lý đến thăm cô hàng ngày và mang đến cho cô một ly nước, một giỏ đồ ăn gồm vài cái bánh dầu và đậu khô. Bà lên kế hoạch sẽ mang Bạch Lan về nhà càng sớm càng tốt khi chứng minh được việc cô lẻn đến ngôi chùa là vô hại.
Sau đó, các bộ đầu đã tìm kiếm trong khu vực bà ta sinh sống. Bà Lý rất hoảng hốt. Sáng sớm hôm sau bà vội vã đến khu vườn. Bà đã tìm được đường đến căn phòng ẩn bằng điểm mốc của những cây thông, sau đó bắt Bạch Lan đi trước và đánh đập cô không thương tiếc với cây gậy của mình. Trong căn phòng bà đặt Bạch Lan nằm trên băng ghế dài và đâm dao vào ngực cô. Một bản năng tàn ác thúc đẩy bà cắt đứt đầu cô gái sau đó đẩy cái xác không đầu vào phía sau chiếc ghế. Bà Lý bỏ đầu cô gái vào cái giỏ. Trong lúc vội vàng quay về, bà đã không chú ý đến cái hộp nằm trên bàn.
Bà Lý kể lại tất cả những chuyện này mà không có bất kỳ áp lực nào. Địch công nhận thấy bà ta rất vui thích khi kể ra tất cả mọi chuyện và bà càng tỏ ra hả hê hơn khi thuật lại những hành động tàn nhẫn của mình. Bà cũng tự nguyện khai ra sự việc cách đây ba mươi năm, bà đã giết chết chồng mình bằng cách bỏ thuốc độc vào rượu.
Địch công cảm thấy một sự ghê tởm sâu sắc đối với người đàn bà sa đọa này. Ông chỉ thấy nhẹ nhõm khi bà Lý điểm chỉ vào lời khai và được dẫn trở lại nhà giam.
Sau đó, trong cùng phiên tòa Địch công xét xử ba nhà buôn người Trung Quốc là đồng lõa của bọn Uigur. Họ đã chứng minh là không biết tường tận về âm mưu này. Họ chỉ nghĩ rằng đây là một kế hoạch nhằm gây ra sự lộn xộn trong thị trấn và nhân cơ hội đó cướp phá một vài cửa tiệm.
Địch công quyết định đánh mỗi người năm mươi trượng và sau đó kết án phải mang gông nặng bằng gỗ trong một tháng.
Chiều hôm đó người quản gia của dinh thự Đinh chạy đến tòa án. Ông báo rằng Đinh Cần đã treo cổ tự vận và người vợ thứ tư của tướng Đinh cũng nuốt thuốc độc mà chết. Không để lại thư tuyệt mệnh. Ý kiến chung của mọi người là anh ta đã trở nên chán nản sau cái chết của người cha. Việc tự tử của người vợ nhận được sự đồng tình của một số người có uy tín trong thị trấn, họ nghĩ rằng đây là bằng chứng cho lòng chung thuỷ của một người vợ quyết theo người chồng quá cố của mình xuống mồ. Họ đã quyên góp để dựng một tấm bia kỷ niệm cho lòng chung thuỷ của cô ta.
Trong những ngày tiếp theo Địch công dành tất cả thời gian của mình để giải quyết các công việc của Chiến Môn và Vũ Kỳ. Một số hình phạt nhỏ đã được ban ra nhằm trừng trị hai cố vấn của Chiến và những tên tay sai vì hành vi tống tiền và chiếm đoạt tài sản. Bà Vũ đã được thông báo về các nội dung của di chúc mới nhất của Thống đốc. Bà sẽ được triệu tập đến tòa án ngay sau khi có phán quyết cuối cùng của triều đình đến từ kinh thành.
Lão Hồng hy vọng quan án có thể thoải mái một chút sau khi ông đã giải quyết tất cả các vụ án hình sự và phá vỡ âm mưu tấn công thị trấn. Tuy nhiên, ông rất thất vọng khi thấy Địch công vẫn còn rất lo lắng về điều gì đó. Quan án thường cáu kỉnh và đôi khi xem lại một quyết định trước đó, đây là những việc mà trước đây ông chưa bao giờ làm. Viên chấp sự không thể tưởng tượng nổi là nguyên nhân nào đã gây ra những lo lắng cho quan án, và Địch công thì chẳng giải thích gì về điều này.
Một buổi sáng, tiếng loảng xoảng của móng ngựa và cồng chiêng vang lên khắp các đường phố chính trong thị trấn. Hai trăm binh lính tiến vào Lan Phương với cờ xí bay phấp phới. Đây là lực lượng quân đội được gởi đến theo yêu cầu của Địch công.
Chỉ huy của toán quân là một tướng lĩnh đã nhiều năm hoạt động chống lại bọn man rợ ở biên giới phía Bắc, một người đàn ông trẻ thông minh gây ấn tượng tốt đẹp với quan án ngay lần đầu gặp mặt. Anh trình lên bức thư chính thức của Ban Nội vụ quân sự cho phép Địch công có toàn quyền giải quyết tất cả các vấn đề quân sự của thị trấn.
Đội quân đến đồn trú trong dinh thự của Chiến và Triệu Thái quay trở về tòa án.
Sự xuất hiện của đội quân làm cho quan án phấn khởi phần nào. Nhưng ngay sau đó ông lại chìm sâu vào tâm trạng buồn rầu của mình. Ông vùi mình vào công việc hàng ngày của huyện và rất ít khi đi ra ngoài. Thời gian duy nhất ông rời khỏi tòa án là để tham dự nghi lễ chôn cất cho Bạch Lan.
Hứa Phong đã tổ chức một đám tang linh đình. Anh khăng khăng đòi trả tất cả mọi phí tổn của đám tang. Họa sĩ sau đó đã thay đổi chính mình. Anh uống như một con sâu rượu và đã tranh cãi gay gắt với chủ nhà trọ, ông chủ của quán rượu Thường Xuân. Sau sự việc đó Hứa cảm thấy xấu hổ và dọn ra khỏi quán rượu. Tất cả những đệ tử Lưu Linh của quán đều lấy làm buồn vì sự việc xảy ra đã kết thúc một tình bạn tốt đẹp.
Hứa bán tất cả các bức tranh của mình và thuê một căn phòng nhỏ trong khuôn viên của đền thờ Khổng Tử. Anh dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu về văn học cổ, đi ra ngoài chỉ để thăm Phương đô đầu ở tòa án gần đó. Họ dường như đã trở thành bạn thân của nhau, Hứa nói chuyện rất lâu với ông tại các khu vực lính gác.
Một buổi chiều khi Địch công ngồi một mình trong phòng riêng và mệt mỏi xem xét các văn kiện thường xuyên của huyện, lão Hồng đi vào và đưa cho ông một phong bì lớn niêm phong.
– Bức thư này, thưa đại nhân – ông nói – vừa được hỏa tốc đưa đến đây từ kinh đô!
Địch công sáng bừng khuôn mặt. Ông xé vội niêm phong và háo hức liếc qua các giấy tờ bên trong.
Khi ông đóng tài liệu lại, ông gật đầu mãn nguyện. Cầm các giấy tờ trên tay ông nói với lão Hồng:
– Đây là những phán quyết chính thức cho tội phản quốc của Vũ Kỳ, vụ giết tướng Đinh và tội sát nhân của bà Lý. Mối quan tâm của chúng ta về các âm mưu của các bộ tộc Uigur đã được cấp trên giải quyết, trong một cuộc đàm phán giữa Hội đồng quản trị của triều đình về các vấn đề của người Uigur với Khan của Uigur, Lan Phương đã an toàn thoát khỏi các cuộc tấn công. Ngài mai ta sẽ mở phiên tòa xét xử tất cả các vụ án. Sau đó ta sẽ là một người đàn ông tự do.
Lão Hồng không hiểu lắm về nhận xét sau cùng của Địch công. Tuy nhiên quan án không để cho ông có thời gian đặt câu hỏi. Quan án lập tức ra lệnh chuẩn bị mọi việc cho buổi xét xử vào sáng mai.
Sáng hôm sau, các nhân viên của tòa án bắt đầu chuẩn bị sẳn sàng mọi việc hai giờ trước lúc bình minh. Một ngọn đưốc được thắp sáng phía trước cổng chính của toà án, nơi một nhóm bộ đầu chuẩn bị các xe tù để đưa tội phạm ra pháp trường được thiết lập bên ngoài cổng thành phía Nam.
Mặc dù còn rất sớm nhưng một số lượng lớn dân chúng đã tập trung tại đó. Họ nhìn với niềm đam mê bệnh hoạn các vật này. Sau đó, một toán quân vũ trang đầy đủ đến từ đội quân đồn trú lập thành một hàng rào bao quanh các xe tù.
Một giờ trước lúc bình minh, một người lính mạnh mẽ đánh lên ba hồi chiêng lớn vang vọng khắp công đường. Các lính canh mở cánh cửa đôi lớn và đám đông đi vào phòng xử án được thắp sáng bằng những ngọn nến lớn.
Đám đông nhìn với sự kính cẩn khi Địch công xuất hiện trên bục và chậm rãi tự mình ngồi vào phía sau bàn xử án. Ông mặc đại phục bằng gấm xanh lá cây. Một chiếc áo choàng dài bằng sa tanh màu đỏ khoác trên vai. Đây là dấu hiệu cho biết ông sẽ tuyên bố những hình phạt nghiêm khắc.
Đầu tiên Vũ Kỳ được dẫn đến trước bục.
Khi y quỳ trên nền đá trước bàn xử án, người thư lại cao cấp đặt một bản cáo trạng phía trước quan án. Địch công đưa cây nến lại gần và chậm rãi đọc bằng một giọng trang nghiêm:
– Tội nhân Vũ Kỳ bị buộc tội phản quốc. Hình phạt cho ngươi sẽ là xử lăng trì. Tuy nhiên vì cha ngươi, Đại nhân Vũ Nam Thiên, đã có công rất lớn đối với đất nước và nhân dân, và cũng bởi vì ông đã có lời cầu xin giảm nhẹ hình phạt cho ngươi. Chính vì thế ngươi sẽ bị giết chết sau đó thi thể được cắt thành từng mảnh. Để tỏ lòng tôn kính đối với Thống đốc Vũ, đầu của ngươi sẽ không bị bêu trên cổng thành và tài sản cũng không bị tịch thu.
Địch công dừng lại và đưa một tờ giấy cho đội trưởng.
– Tội nhân được phép đọc di chúc của người cha quá cố của mình – ông tuyên bố.
Phương đô đầu đưa tờ giấy cho Vũ Kỳ, người đã lắng nghe lời buộc tội với khuôn mặt bình thản. Nhưng sau khi đọc xong lời nhắn gởi cảm động của người cha, Vũ Kỳ đã bật khóc nức nở.
Hai bộ đầu trói tay Vũ Kỳ ra sau lưng. Phương đô đầu cắm một tấm bảng trắng dài đã chuẩn bị trước vào giữa những sợi dây thừng sau lưng của Vũ Kỳ. Tên của tội nhân là Kỳ, tội ác của y và hình phạt phải chịu được viết bằng ký tự lớn. Họ Vũ được bỏ qua để tỏ lòng tôn trọng với vị Thống đốc già.
Khi Vũ Kỳ đã được dẫn đi, Địch công nói:
– Triều đình đã thông báo Khan của những người Uigur đã cử một phái đoàn sứ giả đến thủ đô, đứng đầu là con trai cả của ông ta, để xin lỗi về âm mưu tạo phản của hoàng tử Ooljin và bày tỏ lòng trung thành của mình với triều đình. Triều đình đã chấp nhận lời xin lỗi và giao lại Ooljin cùng bốn kẻ đồng lõa cho phái đoàn sứ giả, để đích thân Khan sẽ có hành động thích hợp.
Mã Tông thì thầm với Triệu Thái:
“ Hành động thích hợp “ dịch ra theo ngôn ngữ thông thường có nghĩa là Khan sẽ lột da sống Ooljin, đun trong dầu và cắt ra thành từng miếng nhỏ. Khan không bao giờ nương tay với những kẻ làm hỏng kế hoạch của mình.
– Con trai của Khan – quan án tiếp tục – đã được mời ở lại kinh thành như một khách quý của triều đình.
Khán giả bắt đầu reo hò. Họ biết rằng khi con trai cả của Khan bị giữ làm con tin tại thủ đô, ông ta sẽ tuân thủ lời hứa của mình.
– Im lặng! – quan án hét lên.
Ông đưa ra một dấu hiệu cho đội trưởng, bà Vũ và con trai Vũ San được dẫn đến trước công đường.
– Bà – Địch công ân cần nói – theo như bản di chúc chính thức của Thống đốc được tìm thấy trong căn phòng ẩn tại trung tâm mê cung. Bà cùng với đứa con Vũ San bây giờ sẽ được thừa hưởng toàn bộ tài sản của Thống đốc. Ta chắc chắn rằng dưới sự hướng dẫn của người cha, anh ta sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn hình ảnh người cha lừng lẫy của mình., và là một người đàn ông xứng đáng của dòng họ Vũ!
Bà Vũ và con trai dập đầu xuống nền nhà nhiều lần để bày tỏ lòng biết ơn của họ.
Khi họ đứng lên, người thư lại đặt một tài liệu khác trước mặt quan án.
– Bây giờ ta sẽ đọc – Địch công nói – phán quyết chính thức về vụ án của tướng Đinh.
Vuốt râu của mình, ông chậm rãi đọc:
– Tòa án tại thị trấn đã thông báo về các sự kiện kiên quan đến cái chết của Tướng quân Đinh Hồ. Theo ý kiến của tòa án về việc một cái tên nào đó khắc trên thân cây bút, là một dụng cụ giết người, bản thân nó không chứng minh được người đó chính là người đã đưa cây bút giết người này cho nạn nhân, cũng như không chứng minh được động cơ để giết tướng Đinh. Theo các quy tắc của tòa án, quyết định cái chết của tướng Đinh được coi như là một tai nạn.
– Đó là một ví dụ gọn gàng về khoa học hình sự! – lão Hồng thì thầm vào tai của Địch công khi ông cuộn tài liệu.
Quan án gật nhẹ đầu và nhỏ giọng nói:
– Họ rõ ràng không muốn tên của Thống đốc xuất hiện!
Sau đó ông lấy cây bút đỏ và điền vào tờ phiếu giao cho cai ngục của nhà tù.
Bà Lý được giải vào công đường bởi hai bộ đầu.
Trong thời gian bị giam trong ngục, sự đe doạ khủng khiếp của cái chết đã dần dần huỷ hoại bà ta. Bà hoàn toàn mất đi thái độ kiêu hãnh khi thú nhận tội ác ghê tởm của mình. Gương mặt bà hốc hác, bà nhìn với đôi mắt mở to chiếc áo choàng đỏ trên vai Địch công và một người to lớn đứng trước bục xử án với gương mặt bình thản. Ông ta mang một thanh gươm lớn trên vai, hai trợ lý của ông đứng phía sau với dao, cưa và cuộn dây thừng. Bà Lý nhận ra đó là viên đao phủ và các trợ lý của mình, bà lảo đảo trên đôi chân của mình. Hai bộ đầu phải giúp đỡ để bà quỳ trước công đường.
Địch công đọc:
– Tội nhân Lý tên thường gọi là Hương đã phạm tội bắt cóc một cô gái cho mục đích vô đạo đức sau đó giết chết cô ta. Tội nhân sẽ bị đánh đòn sau đó thực hiện việc chém đầu. Tòa án đã bác bỏ yêu cầu xin được bồi thường cho gia đình nạn nhân để giảm nhẹ hình phạt, tất cả tài sản của bị cáo sau đó được tặng cho gia đình nạn nhân xem như bù đắp cho họ. Đầu của tội nhân sẽ được treo trên cổng thành trong ba ngày để răn chúng.
Bà Lý bắt đầu hét lên. Một bộ đầu bịt miệng bà ta với một băng vải trong khi hai người khác trói tay bà ra sau lưng. Cuối cùng họ cắm vào sau lưng bà một tấm bảng ghi rõ tên họ, tội ác đã phạm và hình phạt phải chịu giữa những sợi dây thừng.
Khi bà Lý được dẫn đi, đám đông khán giả đã chuẩn bị sẵn sàng để rời khỏi tòa án. Địch công đập búa lên bàn và hét lên yêu cầu giữ trật tự.
– Bây giờ ta sẽ đọc – ông tuyên bố – tên của các nhân viên tạm thời của tòa án này.
Ông đọc tên của Phương đô đầu và những kẻ trước đây sống ngoài vòng pháp luật mà ông đã đặt họ vào vị trí như là bộ đầu và lính gác vào ngày thứ hai sau khi ông tới Lan phương. Họ đứng tại đó và đối mặt với quan án.
Địch công ngã người ra sau ghế. Vuốt ve bộ râu của mình, ông im lặng quan sát những người đàn ông trung thành đã đứng sau lưng giúp đỡ ông trong những ngày quan trọng vừa qua. Sau đó ông nói:
– Đô đầu, ngươi và những người đàn ông của ngươi đã tham gia trong trường hợp khẩn cấp, nhưng các ngươi đã trung thành phục vụ tòa án. Vì điều kiện bây giờ của thị trấn đã trở lại bình thường, ta giải phóng các ngươi khỏi những nhiệm vụ mà các ngươi đang làm. Với những kinh nghiệm trong những ngày vừa qua, trong các ngươi nếu có ai muốn phục vụ tòa án lâu dài thì ta rất hoan nghênh.
– Tất cả chúng tôi – Phương đô đầu cung kính nói – đều mắc một món nợ của lòng biết ơn đến đại nhân, và bản thân tôi lại càng có lý do để mang ơn hơn. Tôi sẽ cầu xin đại nhân tiếp tục sử dụng tôi ở vị trí hiện tại. Nhưng tại nơi đây con gái cả của tôi đã mất đi và thị trấn này sẽ liên tục nhắc nhở tôi đến thảm kịch đã xảy đến cho gia đình tôi.
Hứa Phong đã tìm cho tôi một công việc là người quản gia trong dinh thự của một trong số các bạn bè của cha anh ấy ở kinh thành. Tôi sẵn sàng chấp nhận lời đề nghị hào phóng này kể từ khi tôi là người trung gian trong việc Hứa Phong dự định kết hôn với đứa con gái thứ hai của tôi là Hắc Lan ngay sau khi anh ta thi đậu kỳ thi thứ hai về văn chương của mình.
– Cô gái đó là đồ vô ơn bạc nghĩa – Mã Tông phẩn nộ lẩm bẩm với Triệu Thái – tôi đã cứu cô ta. Và hơn thế nữa tôi đã nhìn thấy tất cả ở cô ta những cái mà chỉ có chồng cô ta mới nhìn thấy!
– Im đi! – Triệu Thái thì thầm – anh đã nhìn thấy mọi thứ ở cô ta, vậy đã là phần thưởng rồi!
– Tôi cầu xin được chấp thuận – Phương nói tiếp – cho đứa con trai duy nhất của tôi ở lại đây, tại Lan Phương này. Dù có đi khắp đất nước nó cũng không thể nào tìm thấy một người nào để phục vụ như là đại nhân. Tôi cầu xin đại nhân hãy chấp nhận nó, mặc dù nó hơi mảnh khảnh, để phục vụ các công việc trong tòa án.
Địch công đã chăm chú lắng nghe. Sau đó ông nói:
– Đô đầu, con của ngươi sẽ tiếp tục phục vụ tại đây như là một bộ đầu.
Ta rất vui mừng, khi Thượng đế với lòng thương xót vô hạn đã để một tội ác đen tối đem lại hạnh phúc cho hai gia đình. Khi những ngọn nến đỏ cháy lên trong đám cưới của con ngươi, bầu không khí tốt lành của một tương lai tươi sáng sẽ giúp chữa lành những vết thương cũ trong trái tim của cha cô.
Ta rất buồn rầu khi phải chấp nhận sự từ chức của ngươi kể từ ngày mai!
Phương đô đầu và con trai của ông quỳ xuống và dập đầu họ trên sàn nhà nhiều lần liên tiếp.
Ba bộ đầu báo cáo rằng họ muốn quay về với công việc trước đây. Tất cả những người khác xin được phục vụ lâu dài.
Khi các thủ tục đã hoàn thành Địch công ra lệnh bãi đường.
Bên ngoài tòa án, một đám đông dày đặc đã chờ đợi sẵn. Vũ Kỳ và bà Lý được bỏ vào xe tù. Các tấm bảng ghi tên và tội ác của họ được trương ra cho mọi người thấy.
Sau đó, cửa mở ra và kiệu của Địch công di chuyển ra đường. Mười bộ đầu đi trước và mười người phía sau. Mã Tông và lão Hồng cưỡi ngựa đi bên trái, Triệu Thái và Tào Can bên phải. Bốn người cầm tấm bảnng mang dòng chữ “ Quan án sát của Lan Phương” đã lên vị trí dẫn đầu của họ. Các lính canh đánh cồng và chiêng trong tay họ và đoàn người di chuyển về hướng Nam.
Những xe tù chứa các người bị xử án được bao quanh bởi quân lính đi phía sau. Đám đông nối đuôi phía sau xe tù.
Khi đoàn người đi qua cây cầu bằng đá hoa cương, ánh sáng đỏ của bình minh chiếu sáng ngôi chùa trong ao sen.
Pháp trường được dựng lên bên ngoài cổng thành phía Nam. Kiệu của Địch công đi xuyên qua hàng rào vào pháp trường. Khi ông bước xuống, chỉ huy quân đội tiến đến gặp ông.
Người chỉ huy dẫn Địch công đến chiếc bàn dựng tạm vào đêm trước. Những người lính lập thành một hình vuông phía trước.
Đao phủ đặt thanh kiếm của mình trên mặt đất và cởi áo khoác. Các cơ bắp nổi lên trên thân thể ở trần của ông. Hai người phụ tá của ông đến xe tù và lôi hai kẻ tội phạm vào giữa pháp trường.
Họ nới lỏng dây thừng của Vũ Kỳ và kéo y đến cây cột chôn trên mặt đất. Một người nắm cổ y đẩy vào cột, người kia dùng dây thừng trói chặt tay chân y lại.
Khi mọi việc đã sẳn sàng, đao phủ chọn một con dao dài và mỏng cầm trên tay rồi đứng trước mặt Vũ Kỳ. Ông nhìn lên quan án.
Địch công rút chiếc thẻ bài và quăng nó ra trước pháp trường.
Đao phủ đâm thẳng con dao vào tim Vũ Kỳ. Y lìa đời mà không thốt ra được một âm thanh nào.
Sau đó, thi thể của Vũ Kỳ bị chặt ra thành từng mảnh. Bà Lý ngã ra bất tỉnh khi họ bắt đầu công việc khủng khiếp này và nhiều khán giả đã che mặt với tay áo của họ.
Cuối cùng đao phủ đem chiếc đầu bị cắt đứt đến cho quan án đánh dấu vào trán với chiếc bút lông đỏ của mình. Nó được ném vào một cái giỏ cùng với những phần thi thể khác.
Bà Lý được hồi tỉnh bằng cách đốt giấm dưới mũi.
Hai phụ tá của đao phủ kéo bà ta ra giữa pháp trường và bắt quỳ xuống.
Khi nhìn thấy dụng cụ hành hình giữa pháp trường bà ta rú lên điên cuồng. Trong sự hoảng loạn tột cùng, bà quỳ lạy như tế sao trước người đao phủ.
Đao phủ và những phụ tá của ông đã quen với những cảnh như thế này, họ chẳng đếm xỉa đến lời cầu xin của bà ta. Một người trợ lý nới lỏng mái tóc của bà. Anh ta tóm lấy mái tóc dài trong tay và kéo đầu bà ta về phía trước. Một người khác xé chiếc áo bà đang mặc trên người để lộ ra tấm lưng trần và trói tay bà ra sau lưng.
Đao phủ kiểm tra lại dụng cụ hành hình. Dụng cụ đáng sợ này là một sợi dây da trên đó có gắn những móc nhọn bằng sắt tua tủa. Nó chỉ được dùng để thi hành án trên pháp trường, không ai có thể sống sót nổi dưới cú đánh của nó.
Khi Địch công ra dấu hiệu bằng chiếc thẻ bài quăng ra giữa pháp trường, đao phủ vung chiếc roi lên và quất xuống. Nó quật mạnh và chiếc lưng trần của bà Lý với một âm thanh khủng khiếp, nó xé rách thịt từ cổ đến thắt lưng. Bà Lý có lẽ sẽ ngã nhào xuống đất bởi sức mạnh của cú đánh nếu người phụ tá không giữ chặt mái tóc của bà ta.
Khi bà Lý lấy lại được hơi thở của mình, bà bắt đầu rú lên điên cuồng. Nhưng đao phủ lại tiếp tục quất xuống một lần nữa và một lần nữa. Cú đánh thứ sáu đã làm lòi xương ra, máu tuôn dầm dề từ da thịt bị xé rách. Bà Lý bị ngất đi.
Địch công giơ tay.
Phải mất một lúc lâu bà ta mới hồi tỉnh.
Bà Lý bị trừng trị trên pháp trường
Sau đó, đao phủ giơ cao thanh gươm của mình trong khi người phụ tá của ông kéo bà Lý quỳ trên đầu gối bà ta.
Khi quan án ra dấu, thanh gươm hạ xuống và chặt đứt đầu ra khỏi thân mình trong một nhát chém khủng khiếp.
Địch công đánh dấu vào trán thủ cấp với cây bút lông đỏ của mình. Sau đó đao phủ ném nó vào giỏ. Cái đầu sẽ được buộc vào cổng thành bằng mái tóc dài và treo tại đó trong ba ngày để làm gương cho mọi người.
Địch công rời khỏi bàn và lên kiệu của mình. Khi những người khiêng kiệu đặt các thanh gỗ lên vai của họ, những tia nắng mặt trời đầu tiên chiếu sáng trên nón sắt của những người lính.
Kiệu của Địch công lần đầu tiên đi đến ngôi miếu thờ Thành hoàng của thị trấn, người chỉ huy đội quân đi sau và mở cánh cửa dẫn vào miếu.
Quan án báo cáo trước các vị Thành hoàng về những tội ác đã xảy ra trong thị trấn và hình phạt đã thực hiện với những người gây tội ác. Sau đó, quan án và vị chỉ huy quân đội thắp hương và cầu nguyện.
Sau đó họ chia tay nhau trước sân miếu.
Về đến tòa án Địch công đi thẳng vào phòng riêng của mình. Sau khi dùng một tách trà đậm, quan án cho phép lão Hồng lui ra và đi ăn sáng. Trong ngày hôm đó họ sẽ thảo các tấu chương để báo cáo cho các cấp cao hơn.
Lão Hồng phát hiện tra Mã Tông, Triệu Thái và Tào Can đang đứng nói chuyện tại một góc sân của toà án. Khi ông đến tham gia với họ, ông phát hiện ra Mã Tông vẫn còn rất tức giận về những chuyện mà anh khăng khăng cho là sự phụ bạc của Hắc Lan.
– Tôi đã thực hiện hầu như tất cả mọi việc và cô ta nên kết hôn với tôi – anh chua chát nói – Cô ta gần như đâm tôi suốt trong bữa tiệc mà chúng ta được thưởng thức tại thung lũng. Tôi thực sự thích cô ta.
– Hãy nghĩ là mình may mắn, người anh em – Triệu Thái khẳng định – Cô gái Hắc Lan đó có một cái lưỡi sắc bén, cô ta sẽ làm cho anh có một cuộc sống khủng khiếp!
Mã Tông vỗ tay lên trán.
– Điều này đã nhắc tôi – anh kêu lên – tôi sẽ cho anh biết tôi sẽ làm gì, tôi sẽ mua cho bản thân mình cô gái Mật Ong. Đó là một cô gái trẻ và mạnh khỏe, quan trọng nhất là cô ta không biết nói một tiếng Trung Quốc nào! Thế là mọi chuyện tốt đẹp và ngôi nhà sẽ yên tĩnh?
Tào Can lắc đầu. Khuôn mặt dài của anh thậm chí còn buồn rầu hơn bình thường khi anh nói mập mờ:
– Đừng quá ảo tưởng, bạn của tôi, tôi đảm bảo chỉ sau một đến hai tuần cô ta sẽ nói liên tục vào tai của anh, và nói bằng tiếng Trung Quốc!
Tuy nhiên, Mã Tông không hề nản lòng.
– Tôi sẽ đến đó tối nay – anh nói – và bất cứ ai muốn đi theo, tôi đều hoan nghênh. Các anh sẽ tìm thấy tại đó một cô gái tốt và họ không che giấu sự quyến rũ của họ.
Triệu Thái thắt chặt thắt lưng của mình. Anh hét lên sốt ruột:
– Không thể cùng nói về một cái gì đó quan trọng hơn so với phụ nữ à? Đi nào, chúng ta chấm dứt tại đây và đi tìm cho mình một bữa ăn sáng ngon lành. Không có gì tốt hơn cho cái dạ dày trống rỗng bằng vài chén rượu ấm áp!
Tất cả đều đồng ý rằng đó là ý kiến khôn ngoan, họ cùng nhau đi ra cổng chính.
Trong khi đó Địch công thay trang phục đi săn. Ông ra lệnh cho một người mang con ngựa yêu thích của ông đến từ chuồng ngựa.
Quan án leo lên lưng ngựa. Ông kéo khăn quàng cổ lên che mũi và miệng của mình. Sau đó ông đi ra đường.
Các đường phố đã đầy những người bán hàng rong. Họ bàn tán với nhau về việc hành quyết hai kẻ tội phạm và không quan tâm đến kỵ sĩ đơn độc này.
Quan án cưỡi ngựa về cổng thành phía Nam, ông thúc ngựa vượt qua. Trên pháp trường các bộ đầu vẫn còn bận rộn dọn dẹp, các vết máu trên mặt đất đã được làm sạch.
Sau khi ra đến cánh đồng Địch công đi chậm lại. Ông hít không khí buổi sáng trong lành và nhìn khung cảnh yên bình. Nhưng ngay cả giữa môi trường xung quanh dễ chịu ông vẫn không tìm thấy sự yên tĩnh trong lòng mình.
Những cảnh tượng trên pháp trường luôn gây sốc với quan án. Ông đã không ngừng điều tra trong các vụ án, nhưng ngay sau khi tội phạm đã được tìm thấy và đã thú nhận, Địch công luôn ao ước là mình có thể bỏ qua vụ án từ trong suy nghĩ của mình. Ông ghét nhiệm vụ phải giám sát việc hành quyết với tất cả những chi tiết đẫm máu của nó.
Kế hoạch từ quan đã hình thành trong suy nghĩ của ông kể từ sau cuộc nói chuyện với Bạch Hạc cư sĩ bây giờ đã phát triển thành một mong muốn hấp dẫn. Quan án cũng nghĩ rằng ông đã qua tuổi bốn mươi, đó không phải là quá muộn để bắt đầu một cuộc sống mới trên trang trại nhỏ mà ông sở hữu tại quê nhà.
Điều gì là tốt hơn, một cuộc sống yên tĩnh và thanh thản khi về hưu, dành thời gian để đọc, viết và chú ý đến việc giáo dục con cái của mình. Hay là dùng tất cả thời gian có được của mình để khám phá sự gian ác, những mưu đồ bẩn thỉu của bọn tội phạm. Trong khi cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp và niềm vui mà nó mang lại?
Có vô số các quan chức khác có thể thay thế vào vị trí của ông. Và sao ông lại không thể phục vụ cho quốc gia bằng cách sáng tác, ông thường lên kế hoạch để làm điều này, viết một luận án trình bày bằng ngôn ngữ dễ hiểu các học thuyết cổ điển sao cho mọi người đều hiểu được?
Tuy nhiên, Địch công cảm thấy nghi ngờ. Điều gì sẽ xảy ra cho quốc gia nếu tất cả các quan chức đều có cùng một quan điểm bỏ mặc mọi việc? Nó không phải là bổn phận của ông để mang lại cho những đứa con của ông một cơ hội để có một sự nghiệp sau này? Cuộc sống được che chở trong một trang trại nhỏ yên bình có thể giúp cho những đứa trẻ đối đầu với tương lai?
Khi thúc chân vào con ngựa, Địch công lắc đầu. Câu trả lời cho những vấn đề của ông nằm trong hai câu khó hiểu mà ông đã nhìn thấy trên bức tường trong căn nhà của Bạch Hạc cư sĩ.
“Có hai con đường dẫn đến vinh quang
Hoặc là vùi đầu vào bùn như một con sâu.
Hoặc là như một con rồng bay cao trên bầu trời.”
Kể từ sau chuyến viếng thăm kỳ lạ, những dòng chữ này ấp ủ trong suy nghĩ của ông. Địch công thở dài. Ông sẽ để cho vị ẩn sĩ già quyết định giúp ông. Ông sẽ giải thích về hai con đường mà quan án đặt ra.
Khi đi đến dưới chân dãy núi, ông xuống ngựa. Ông gọi một nông dân đang làm việc gần đó và nhờ anh ta chăm sóc giúp con ngựa.
Khi quan án bắt đầu đi lên, hai tiều phu đi xuống theo con đường núi. Họ là một đôi vợ chồng già, khuôn mặt nhăn nheo và bàn tay xương xẩu như những thanh củi khô họ đang mang trên lưng.
Người đàn ông đứng lại. Ông đặt bó củi xuống đất. Lau mồ hôi trên trán, ông nhìn lên quan án và lịch sự hỏi:
– Ngài định đi đâu?
– Ta đang trên đường đến thăm Bạch Hạc cư sĩ – quan án trả lời cộc lốc.
Người đàn ông già từ từ lắc đầu.
– Ông sẽ không tìm thấy ông ta, đại nhân – ông nói – bốn ngày trước đây chúng tôi thấy nhà ông ta trống rỗng. Cánh cửa bị gió đóng lại và mưa đã làm hư hỏng những luống hoa. Bây giờ tôi và người vợ già của tôi dùng ngôi nhà đó để chứa củi.
Một cảm giác cô đơn tràn ngập trong lòng quan án.
– Ông không cần phải đi lên đó, thưa đại nhân! – người nông dân nói và trao dây cương ngựa lại cho Địch công.
Quan án lơ đãng nắm lấy, ông hỏi những tiều phu:
– Đã xảy ra chuyện gì với vị ẩn sĩ già đó? Ngươi có tìm thấy thi thể ông ta?
Một nụ cười ranh mãnh xuất hiện trên gương mặt nhăn nheo của ông tiều phu già, ông từ từ lắc đầu:
– Những người như ông ấy – ông nói – không chết như ngài hay tôi, thưa đại nhân. Họ không bao giờ thuộc về thế giới này mà nơi đây chỉ là khởi đầu. Khi kết thúc họ bay vào bầu trời xanh đến thiên đường như một con rồng. Họ không để lại gì phía sau.
Ông già vác gánh nặng của mình lên vai và đi theo con đường của ông.
Đột nhiên, như một tia chớp thoáng qua tâm trí, Địch công hiểu ra vấn đề. Điều này chính là câu trả lời!
Ông mỉm cười nói với người nông dân:
– Phải, tôi thuộc về thế giới này. Tôi sẽ tiếp tục vùi đầu mình xuống bùn!
Ông leo lên yên ngựa và quay trở về thị trấn.