Bộ Tứ

Chưong XI



Poirot và tôi thường ăn ở một nhà hàng nhỏ tại Soho. Một tối nọ chúng tôi ở đó thì nhận ra người quen ở bàn bên: thanh tra Japp. Từ lần gặp cuối cùng đến nay cũng đã một thời gian. Poirot mời ông ta sang bàn mình và nói giọng trách cứ:

– Ông đi đâu mà lâu lắm mới gặp. Lần cuối là từ vụ “Hoa nhài vàng” … Tức là hơn một tháng.

– Tôi có việc phải lên miền Bắc, có vậy thôi. Công việc ông ra sao? Lũ Bốn người vẫn khoẻ mạnh?

– A, ông giễu tôi đấy phỏng? Nên nhớ, lũ Bốn Người là có thật!

– Ồ, tôi đồng ý, nhưng chúng không phải là trung tâm của vũ trụ, như ông có vẻ tin.

– Ông lầm rồi. Thế lực hung ác lơn nhất thế giới hiện nay là Bộ Tứ Vĩ đại. Chúng nhằm mục đích gì, không ai biết. Nhưng chưa từng có một tổ chức tội phạm nào tương tự. Cầm đầu nó là bộ óc xuất chúng nhất của phương Đông; trong số thành viên, có một tỷ phú người Mỹ và một nữ bác học lớn người Pháp… Còn tên thứ tư…

Japp ngắt lời:

– Tôi biết, tôi biết, một nỗi ám ảnh thực sự. Yên tâm đi, ông Poirot, ta nói chuyện khác! Ông có quan tâm môn cờ vua?

– Có, trước tôi đã từng chơi.

– Ông có nghe nói đến chuyện kỳ lạ xảy ra hôm qua? Ván cờ giữa hai kỳ thủ danh tiếng thế giới, mà một người chết khi đang chơi?

– Có, tôi đã đọc báo sáng nay. Một bên là giáo sư Savaronoff, vô địch nước Nga; phía bên kia, người bị chết vì lên cơn đau tim, là chàng trẻ tuổi người Mỹ Gilmour Wilson.

– Đúng, Savaronoff trở thành vô địch nước Nga cách đây mấy năm, khi đánh bại Rubinstein. Còn Wilson, người ta gọi là một Capablanca thứ hai.

– Quả là một sự việc kỳ lạ – Poirot nói. Theo tôi hiểu: ông đặc biệt quan tâm vụ này?

Japp mỉm cười, hơi lúng túng:

– Ông Poirot, ông đoán đúng. Thú thật, tôi lấy làm lạ. Wilson vững chắc như một cổ thụ, đâu có nghe nói bệnh tim. Cái chết của anh ta thật khó giải thích.

– Hay ông nghi ngờ giáo sư Savaronoff muốn diệt một đối thủ mạnh? – Tôi hỏi.

– Ồ! Không, dù là người Nga cũng không giết đối thủ để khỏi bị thua cờ… nhất là theo ý kiến của những người am hiểu, ưu thế thuộc về Savaronoff. Ông ta được đánh giá rất cao, xem ra, đứng ngay sau Lasker.

Poirot lắc đầu:

– Vậy ý kiến ông ra sao? Vì sao Wilson bị đầu độc? Vì đúng ông đang nghĩ như thế?

– Tất nhiên. Suy tim bao giờ cũng có nguyên nhân. Khái niệm “bệnh tim” là rất mơ hồ, đòi hỏi phải giải thích thêm.

– Bao giờ thì mổ tử thi?

– Chiều nay. Wilson chết trong nháy mắt. Đang ở trong trạng thái bình thường, anh ta vừa đi một quân thế là chết ngay tắp lự.

– Ít có thuốc độc nào hiệu quả nhanh như thế – Poirot nhận xét.

– Vâng. Hy vọng mổ tử thi sẽ biết. Nhưng ai muốn Wilson chết? Đó là điều cần tìm hiểu. Anh ta là người dễ chịu, vô hại nhất đời. Từ Hoa Kỳ sang, và xem ra chẳng có kẻ thù nào hết.

– Thật khó tin! – Tôi nói.

– Ngược lại, rất tin được – Poirot nói lại – và tôi tin là ông Japp đã có ý kiến riêng.

– Tất nhiên rồi. Theo tôi, thuốc độc ấy không dành cho Wilson, mà cho người khác.

– Cho Savaronoff?

– Phải. Có lúc người ta tưởng ông đã bị giết. Nhưng ông ta trốn thoát và ẩn náu ở trong rừng, chịu khổ cực muôn vàn trong ba năm. Rồi đi thoát, nhưng già trước tuổi. Hiện giờ ông ta ốm yếu, sống trong một căn hộ ở Westminster cùng với cô cháu gái Sonia Daviloff và một người hầu. Có lẽ ông ta luôn nghĩ mình bị truy nã, vì phải mất nhiều công mời mọc ông ta mới nhận đấu trận cờ này. Ông ta thường từ chối không nhận thi đấu, gần đây báo chí có cả một loạt bài phê phán ông thiếu tinh thần thể thao, nên ông ta mới nhận đấu. Gilmour Wilson đã thách thức ông ta đặc kiểu Mỹ. Vì sao Savaronoff hay từ chối? Theo tôi, để khỏi gây sự chú ý về mình, không muốn người khác tìm ra dấu tích. Tôi tin là Wilson là nạn nhân của một sự lầm lẫn.

– Anh cho là có người nào muốn thủ tiêu Savaronoff?

– Có thể là cô cháu gái. Savaronoff mới được hưởng thừa kế một gia sản lớn do bà Gospoja, vợ của người chung vốn cũ, nguyên là một tay đầu cơ cỡ bự dưới thời Nga hoàng, để lại.

– Cuộc đấu diễn ra ở đâu?

– Ở nhà Savaronoff. Tôi đã nói ông ta ốm yếu: gần như bị liệt.

– Có nhiều người xem không?

– Độ hơn chục người.

Poirot nhăn mặt một cách ý nghĩa.

– Ông Japp ơi: nhiệm vụ của ông khó khăn đấy!

– Dĩ nhiên rồi, nhưng chừng nào tôi biết chắc Wilson chết vì bị đầu độc, thì sẽ là một bước tiến đáng kể.

– Cứ cho rằng kẻ thù nhằm vào Savaronoff chứ không phải Wilson, liệu hắn có lặp lại tội ác lần nữa không?

– Nhất định thế, vì vậy tôi đã cho hai nhân viên theo dõi chặt chẽ căn hộ của Savaronoff.

– Họ sẽ rất được việc nếu bỗng có người nào dẫn xác đến với quả bom trên tay! – Poirot nói độp.

– Tôi thấy ông quan tâm vụ này rồi đó. Ông có muốn đến nhà xác xem xét tử thi Wilson trước khi mổ? Biết đâu đấy? Một kim cài cà vạt của hắn gài lệch chẳng hạn, và ông sẽ tìm thấy ở đó dấu hiệu để phá tan bí mật? – Japp nói khích.

– Trong khi chờ đợi, chính kẹp cà vạt của ông bị cài lệch thì có! Tôi vẫn nhìn nó đến nửa tiếng đồng hồ. Ông cho phép? Thế! Bây giờ, nó được chỉnh rồi? Cần có thứ tự, các bạn! Thứ tự trong mọi việc. Não, ta cùng đi nhà xác.

Tôi thấy mọi sự quan tâm của Poirot đã tập tung vào vụ việc mới này. Thật đáng mừng, vì bấy lâu nay anh chả thiết việc gì khác, trừ bọn Bốn Người.

Không quen không khí nhà xác, tôi cực kỳ xúc động khi trông thấy thi thể bất động của chàng kỳ thủ người Mỹ, chết một cách bắt đắc kỳ tử. Poirot xem xét rất kỹ: xác không có vết tích gì, trừ một sẹo nhỏ ở bàn tay trái. Japp gỉai thích:

– Bác sĩ bảo đây là vết cháy, không phải vết cắt.

Poirot chuyển sự chú ý sang những thứ có trong túi, mà một nhân viên vui lòng bày ra cho xem.

Cũng không có gì đặc biệt: một khăn tay, chùm chìa khóa, một cái ví khá nặng và vài lá thư không quan trọng. Một vật khác bỗng làm anh để ý.

– Một quân cờ – anh kêu lên – con Hề trắng! Nó ở trong túi anh ta à?

– Không, anh ta cầm nó trong tay, phải mất công mới gỡ ra được. Chúng tôi sẽ gửi trả lại giáo sư Savaronoff, vì nó thuộc bộ cờ rất đẹp của ông ta, bằng ngà voi có chạm trổ.

– Đưa tôi, tôi sẽ trả, như vậy cũng là dịp để tôi thăm ông ta.

– A! A! – Japp kêu. Thế là ông muốn làm vụ này?

– Rất sẵn lòng, ông đã khéo léo kích thích tôi tôi đó.

– Hoan hô! Tôi rất vui vì ông đã bỏ đề tài quen thuộc. Tin là đại uý Hastings cũng mừng.

– Tất nhiên rồi – tôi cười.

– Ông còn chi tiết gì khác đáng chú ý nữa không? – Poirot hỏi.

– Không. Cả việc… Wilson là người thuận tay trái – Poirot quay về phía tử thi, nói.

– Ông này như ma xó. Sao ông biết? Đúng, Wilson thuận tay trái. Nhưng cái đó thì liên quan gì?

– Không, không liên quan – Poirot vội công nhận khi thấy Japp lộ vẻ hơi nóng nẩy – Tôi muốn trêu ông một chút thôi!

* * *

Sáng hôm sau, chúng tôi đi Wesminster để đến nhà giáo sư Savaronoff.

– Sonia Daviloff, tên đẹp quá – Tôi lẩm nhẩm..

Poirot ngao ngán nhìn tôi:

– Lúc nào cũng nghĩ chuyện lãng mạn. Anh thật bất trị. Nhưng nếu Sonia Daviloff không phải ai khác mà chính là không ai khác ngoài nữ bá tước Rossakof thì thú vị biết bao!

Nghe tên nữ bá tước, tôi sầm nét mặt.

– Thôi, thôi, anh Hastings. Đùa chút thôi! Dù sao tôi cũng không bị lũ Bốn Người ám ảnh đến mức ấy.

Một gia nhân có bộ mặt băng giá, như không có khả năng biểu hiện chút tình cảm nào, ra mở cửa.

Poirot đưa tấm thiếp trên đó Japp đã viết vài lời giới thiệu. Người hẫu dẫn chúng tôi vào một phòng rộng, thấp, trang trí đẹp. Hai bức tranh thánh tuyệt mỹ treo ở một góc; sàn trải thảm Ba Tư lộng lẫy. Trên một cãi bàn, ngự một ấm xa mô va bóng loáng.

Poirot ngồi thụp xuống đất, khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Tấm thảm đẹp thật, nhưng có đáng để xem kỹ đến thê không?

– Là vật hiếm lắm ư? – tôi hỏi.

– Cái gì cơ? À, tấm thảm! Không, tôi không xem tấm thảm. Nhân tiện, phải nói nó đẹp tuyệt vời, nhưng đáng tiếc là không được giữ gìn. Đây này, ai đóng đinh ngay giữa, làm thành một lỗ thủng lớn.

Tiếng sột soạt nhẹ nhàng khiến Poirot bỏ dở xem xét. Một cô gái đứng trong khung cửa, nhìn chúng tôi, vẻ nghi ngờ. Vóc dáng tầm thước, điệu bộ đặc người Anh. Bộ mặt hấp dẫn, nhưng buồn.

– Tôi sợ là chú tôi không thể tiếp các ông. Chú tôi ốm.

– Rất tiếc, thưa cô, nhưng cô có thể thay mặt ông. Cô là Daviloff, phải không?

– Phải, Sonia Daviloff. Ông cần gì?

– Tôi đã tiến hành điều tra về sự việc đau buồn hôm kia… cái chết của ông Gilmour Wilson. Cô có thể cung cấp một số tin tức?

– Ông ấy chết vì cơn đau tim trong khi đánh cờ.

– Thưa cô cảnh sát chưa khẳng định được nguyên nhân thực sự.

Cô gái có một cử chỉ hoảng sợ:

– Thực thế ư? Vậy Ivan nói đúng?

– Ivan là ai?

– Người vừa mở cửa đón các ông. Hắn bảo ông Wilson không chết tự nhiên, mà là bị đầu độc nhầm.

– Nhầm?

– Phải, vì thực ra họ định nhằm chú tôi.

Nàng hoàn toàn không còn dáng bộ nghi ngờ, mà tiếp chuyện một cách hăm hở.

– Sao cô nói vậy? Chẳng lẽ có ai muốn đầu độc giáo sư Savaronoff?

– Tôi không biết, không hiểu gì. Chú tôi rất tin tôi. Thực ra ông chưa biết tôi nhiều, mới gặp tôi từ ngày tôi còn bé, và cũng mới bảo tôi đến ở gần đây. Nhưng tôi chắc chắn là ông lo sợ cái gì. Có rất nhiều hội kín, và một hôm tôi mang máng hiểu là có một tổ chức làm ông đặc biệt lo ngại.

Sonia Daviloff tiến gần Poirot, hỏi:

– Ông đã từng nghe nói đến một hội mang tên “Bộ Tứ Vĩ đại” hoặc “Bốn Người”?

Tôi e là đầu Poirot sắp vỡ tung; anh trố mắt:

– Cô biết gì về Bốn Người, thưa cô?

– Vậy ra có cái tổ chức ấy thật? Trong cơn mê ngủ, tôi nghe chú thốt lên vài tiếng, nhưng khi tôi đánh bạo hỏi, ông buộc tôi phải im lặng. Tôi chưa bao giờ thấy ông kinh hãi thế. Chắc chắn là ông sợ bọn chúng.

– Bốn Người! – Poirot lẩm bẩm – Lại Bốn Người! Một sự trùng hợp kỳ cục? Thưa cô, cô biết là chú cô vẫn còn bị nguy hiểm; tôi muốn cứu ông ấy. Hãy giúp tôi! Cô có thể kể chính xác những gì xảy ra tối hôm đó? Chỉ cho tôi xem bộ cờ, nó được đặt trên bàn nào… Hai ngươi ngồi ở đâu… Tóm lại, càng nhiều chi tiết càng tốt.

Cô gái tiến gần một bàn nhỏ, sơn các ô vuông đen trắng, làm thành bàn cờ.

– Chiếc bàn này được gửi tới chú tôi cách đây vài tuần; người ta yêu cầu ông nhận và dùng nó trong cuộc đấu sắp tới, nó đặt ở giữa phòng… như thế này.

Poirot xem xét chiếc bàn kỹ lưỡng đến mức tôi cho là thừa… Nếu là tôi, tôi sẽ hướng điều tra một cách khác. Nhiều câu hỏi của anh xem ra vô bổ, ngược lại anh có vẻ không nắm những điểm chính.

Ro ràng anh bị lũ Bốn Người ám ảnh đến mức lú lẫn.

Sau khi xem kỹ bàn cờ, anh đòi xem các quân cờ

Sonia Daviloff mang ra cái hộp đựng quân cờ, anh chỉ xem qua loa.

– Bộ cờ đẹp – anh nói khẽ như với chính mình.

Anh không hỏi gì liên quan đến những đồ giải khát mỗi khán giả, hoặc những điều cốt yếu khác. Tôi định lưu ý anh việc đó, nên đánh bạo:

– Anh Poirot, tôi nghĩ…

– Anh khỏi phải nhọc công nghĩ – anh gạt thẳng thừng – hãy để tôi lãm việc đó! Thưa cô, chả lẽ tôi không thể gặp chú cô?

Mặt nàng tươi tỉnh lên:

– Ồ có, ông sẽ gặp. Chắc ông hiểu tôi có trách nhiệm phải hỏi bất kỳ người lạ nào tới đây.

Nàng biến đi, và tôi nghe có tiếng nói trong phòng bên. Lát sau, chúng tôi được mời vào.

Giáo sư Savaronoff nằm trên giường. Bộ mặt hơi lạ: gãy, hốc hác, lông mày rậm, râu bạc, ánh mắt ngơ ngác, con người giàu có này có bộ dạng của người sắp chết đói.

Tôi để ý cái đầu quá khổ. Biết rằng đại kỳ thủ tất phải có bộ óc rất phát triển, nên không có gì lạ khi giáo sư Savaronoff đứng thứ hai trong những người vô địch thế giới.

Poirot nghiêng mình kính trọng:

– Thưa giáo sư, cho phép tôi được hầu chuyện riêng.

Savaronoff quay về cô cháu gái, bảo đi ra. Cô làm theo không nói một câu.

– Giờ ông muốn gì?

– Tôi biết giáo sư mới được thừa hưởng một gia sản lớn. Trường hợp ông bất thần… mất đi, ai sẽ thừa kế?

– Tôi đã làm di chúc dành tất cả cho cháu gái tôi, Sonia Daviloff… Ông không định nghĩ rằng …

– Tôi không định nói gì cả, nhưng ông không gặp cô cháu gái từ lúc cô con bé, một kẻ giả danh rất dễ…

Savaronoff có vẻ bị choáng thật sự.

– Tôi không nói thêm – Poirot tiếp – đó chỉ là gợi ý. Điều tôi quan tâm, là mong ông kể lại ván cờ tối hôm nọ.

– Ông muốn nói gì?… Kể cái gì?

– Thế này! Tôi không chơi cờ, song cũng hiểu là có nhiều cách hợp lệ để mở đầu một ván: ví dụ, cho con Hề tiến hai nước, khi con Vua và con Hậu cũng tiến ngần ấy…

– Tôi hiểu ông nói gì – giáo sư Savaronoff mỉm cười – Wilson vào trận bằng miếng “Ruy Lopez”; đó là một trong những cách mở đầu tốt nhất, nó thường được ứng dụng trong các cuộc tranh tài.

– Ván cờ bắt đầu được bao lâu thì xảy ra tai nạn?

– Tôi nhớ hình như mới tới nước thứ ba hoặc bốn, thì Wilson đột ngột gục chết trên bàn.

Poirot đứng dậy để đi ra. Vẻ lững lờ, anh hỏi câu cuối:

– Ông Wilson có ăn hoặc uống gì không?

– Một cốc uýtki và sôđa thì phải.

– Cảm ơn giáo sư, tôi không muốn làm phiền giáo sư lâu hơn.

Ivan chờ ngoài sảnh để đưa tiễn chúng tôi, nhưng Poirot có vẻ không vội, dừng lại trước bậc cửa hỏi anh ta:

– Anh có biết căn hộ dưới nhà ai ở?

– Ngài Charles Kingswen, một nghị sĩ quốc hội, thưa ông. Nhưng nài ấy đi vắng lâu nên đã tho thuê căn hộ, mới gần đây.

– Cảm ơn.

Bên ngoài, mặt trời mùa đông chiếu sáng. Tôi vội nói ngay những điều tôi nghĩ về cuộc điều tra vừa rồi.

– Lần này thì anh không xuất sắc lắm! Anh hỏi những câu không cốt yếu.

– Anh tưởng thế? Đúng là hôm nay tôi không sung sức. Ở địa vị tôi, anh sẽ tìm hiểu cái gì?

Tôi suy nghĩ rồi trình bày kế hoạch của tôi.

Poirot nghe có vẻ chăm chú. Tôi nói xong thì vừa về đến nơi ở. Poirot mở cửa, nói:

– Cũng hay đấy, nhưng tiếc thay, chẳng ích lợi gí.

– Tại sao? – Tôi phật ý, hỏi lại. Nếu Wilson bị đầu độc…

Poirot chạy đến chiếc bàn để lấy lá thư đặt trên đó, kêu:

– Đây đây! Tôi đang chờ mấy chữ của Japp đây. Mổ tử thi không thấy dấu vết thuốc độc, chưa giải thích được lý do tử vong. Anh thấy đó, các câu hỏi của anh chẳng dùng vào được việc gì.

– Anh đoán được việc ấy?

– Không, nhưng tôi đã dự liệu trước kết quả.

– Xin anh, đừng chẻ sợi tóc làm tư. Anh thực sự chờ đợi kết quả đó?

– Đúng vậy.

– Làm sao anh lại dự đoán được?

Poirot rút từ trong túi con Hề trắng.

– Anh quên không trả nó cho giáo sư Savaronff?

– Không đâu, anh bạn thân mến! Quân cờ mà tôi quên trả vẫn nằm trong túi tôi. Còn quân mà anh vừa thấy là từ bộ cờ cô Daviloff đưa. Một Hề cộng một Hề thành hai Hề!

Càng lúc tôi càng không hiểu.

– Sao anh lấy cắp quân này?

– Chỉ để xem hai quân có giống nhau không?

Anh đặt hai quân cỡ lên bàn, cạnh nhau.

– Trông có vẻ giống nhau, nhưng không bao giờ khẳng định một điều chưa được chứng minh. Anh vui lòng đưa cái cân tiểu ly của tôi lại đây.

Anh cẩn thận cân từng quân cờ rồi nhìn tôi, đắc thắng:

– Tôi nói đúng, thấy chưa? Đúng hòng lừa tôi dễ thế.

Và, nhấc ống máy nói:

– Alô! Alô! Scotand Yard? Ông Japp phải không? Poirot đây. Hãy theo dõi tên hầu Ivan. Đừng để nó thoát vì bất kỳ lý do nào.

Anh đặt máy, quay sang tôi mỉm cười:

– Anh không hiểu ư, Hastings? Tôi xin giải thích: Wilson không bị đầu độc, mà bị điện giật chết. Một trong những quân cờ có một dây kim loại xuyên qua. Chiếc bàn được chuẩn bị trước và đặt ở một điểm nhất định. Khi quân cờ nói trên được đặt vào một trong những ô trắng tráng bạc, dòng điện chạy qua người Wilson, làm anh ta chết ngay. Dấu hiệu duy nhất là vết cháy ở bàn tay trái vì Wilson thuận tay trái. Trong chiếc bàn – đồng thời là bàn cờ – gài một thiết bị cực kỳ tinh xảo. Tuy nhiên, xin chú ý là chiếc bàn đưa cho ta xem vừa rồi là một chiếc thứ hai hoàn toàn vô hại, ngươi ta đã tráo nó vào sau vụ ám sát. Tất cả được chuẩn bị trong căn hộ ở tầng dưới, vừa được cho thuê lại, nhưng ít nhất trong nhà giáo sư Savaronoff phải có một tòng phạm. Trước tiên, phải coi cô gái xinh đẹp nọ là một tay chân của lũ Bốn Người. Cô ta mưu mô thừa kế gia sản của giáo sư.

– Còn Ivan?

– Tôi ngờ hắn chính là “Số Bốn”.

– Hắn?

– Phải. Hắn đóng kịch rất giỏi, biết sắm đủ loại vai!

Tôi nhớ lại các vụ đã xảy ra: nhân viên nhà thương điên, anh hàng thịt, bác sĩ Quentin… Những nhân vật đa dạng khác nhau!

– Thật lạ – cuối cùng tôi nói – tất cả đều khớp. Savaronoff ngờ ngợ có âm mưu, nên tỏ ra không hào hứng với cuộc đấu.

Sau khi nhìn tôi không nói, Poirot bắt đầu đi đi lại lại. Bỗng anh hỏi tôi:

– Liệu anh có cuốn sách dạy chơi cờ nào không?

– Có thể có.

Phải mất một thời gian tôi mới kiếm được. Lập tức Poirot đàng hoàng ngồi vào ghế, đọc chăm chú.

Mười lăm phút sau, chuông điện thoại reo. Tôi cầm máy: đó là Japp. Ivan đã ra khỏi nhã với một gói to. Hắn nhảy lên tắc xi đợi sẵn, nhưng cảnh sát đã bám theo. Tưởng đã đánh lạc hướng cảnh sát, Ivan vào một ngôi nhà lớn, không có người ở, ở Hampstead. Ngôi nhà đã bị bao vây.

Tôi nói lại tất cả cho Poirot. Anh nhìn tôi như tưởng tôi nói gì khó hiểu. Tiếp đó, anh chìa cuốn sách đánh cờ:

– Anh nghe tôi đây, đây là luật chơi tên gọi “Ruy Lopez”: 1. vua đi 4 ô, vua đi 4 nữa; 2. mã – vua – hề đi 3, mã – hậu – hề đi 3; 3. hề – mã đi 5. Vấn đề đặt ra là: quân đen sẽ đi nước thứ ba thế nào? Có nhiều cách đi. Chính nước thứ ba của quân trắng đã giết chết Gilmour Wilson; 3. hề – mã 5. Nước thứ ba… anh không thấy gì sao?

Tôi hoàn toàn không hiểu một tí gì.

– Anh Hastings, giả thử anh đang ngồi ở ghế này mà nghe tiếng cửa ra vào mở rồi đóng lại, thì anh có ý nghĩ gì?

– Răng có người vừa đi ra.

– Đúng. Nhưng bao giờ cũng có hai cách nhìn nhận sự vật; hoặc có người ra… hoặc có người vào. Hai trường hợp khác hẳn nhau! Nếu anh chọn không đúng, sẽ có một chút mâu thuẫn nhỏ chứng minh rằng anh lầm.

– Thế là nghĩa gì, anh Poirot?

Poirot vụt đứng lên.

– Nó chứng tỏ rằng tôi không tinh! Mau, ta phải quay lại căn hộ Westminster. May ra còn kịp.

Chúng tôi nhảy lên tắc xi. Bạn tôi câm như hến, hỏi gì cũng không đáp. Chúng tôi nhảy thang gác bốn bậc một. Nhưng vô ích, bấm chuông, gõ cửa, cửa vẫn đóng im lìm.

Tuy nhiên, áp tai vào vách, nghe như có tiếng rên rỉ ở bên trong.

Thương lượng mất nhiều thời gian, ông quản gia mới chịu dùng khóa riêng mở cửa. Mùi thuốc mê chloroforme phả ra; Sonia Daviloff nằm vật trên sàn, mồm bị nhét giẻ, tay chân bị trói. Mũi, mồm bị nắm bông tẩm thuốc mê phủ kín. Poirot giật ra và cố làm cô gái hồi tỉnh trong khi cho đi mời gấp bác sĩ. Chúng tôi tìm khắp các phòng khác, không thấy giáo sư Savaronoff.

– Thế này là nghĩa gì? – tôi hoang mang, hỏi.

– Nghĩa là trong hai cách suy diễn, tôi đã chọn cách không đúng. Tôi đã nói bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận mình là cháu gái Savaronoff, vì ông ta không gặp mặt cháu từ nhiều năm. Hừ! Lẽ ra phải nghĩ điều ngược lại! Bất kỳ kẻ nào cũng dễ dàng nhận mình là ông chú.

– Anh nói sao?

– Đúng thế. Savaronoff đã chết từ lâu. Con người nói là đã chịu nhiều cay đắng, đã tiều tụy đi vì trải qua đau khổ, con người đã thừa hưởng gia tài khổng lồ…

– Là ai? Hắn là ai?

– Là “Số Bốn”. Không lấy làm lạ hắn tỏ ra hoảng sợ khi Sonia nói đến bọn Bốn Người. Một lẫn nữa hắn lại tuột khỏi tay tôi. Hắn hiểu là cuối cũng tôi sẽ đánh hơi thấy, vì vậy hắn sai Ivan đi để đánh lạc hướng, vô hiệu hoá cô gái rồi bỏ trốn. Giờ này chắc hắn đã chuyển gần hết các chứng khoán bà Gospoja để lại.

– Nhưng… như vậy, thì ai định giết hắn?

– Không ai cả! Wilson đúng là nạn nhân bị ngắm.

– Nhằm mục đích gì?

– Bạn ơi, Savaronoff là người giỏi cờ thứ hai thế giới, mà “Số Bốn” chắc là không biết tí gì về môn thể thao này, nên không thể theo đuổi cuộc chơi. Hắn đã tìm mọi cách để tránh, đến khi buộc phải nhận thì số phận Wilson đã được định đoạt. Bằng bất kỳ giá nào, phải không cho mọi người biết Savaronoff không hiểu gì về cờ. Mọi người đều biết Wilson bao giờ cũng ra quân bằng miếng “Ruy Lopez”, do đó đến nước thứ ba, “Số Bốn” quyết định chấm dứt, khỏi phải đi sâu hơn nữa.

– Nhưng, phải chăng đây là một tên điên loạn?

– Lập luận của anh khá chặt chẽ, nhưng người ta đâu có giết người chỉ để bảo toàn vai trò của mình! Còn nhiều cách khác, ví dụ viện cớ ốm đau, bác sĩ tuyệt đối cấm chơi cờ…

Poirot cau mày:

– Tất nhiên, có nhiều cách khác nhau, song cách này theo hắn là tốt nhất. Hơn nữa, chớ quên rằng “Số Bốn” không nhìn đời bằng con mắt của anh, với hắn tính mạng một người đâu có quan trọng. Hãy thử đặt mình vào vị trí của hắn – điều mà anh không thể làm – tôi hình dung những suy nghĩ của hắn. Bản thân việc giả danh thành Savaronoff làm hắn thích thú; chắc chắn đã từng xem nhiều cuộc cờ để nghiên cứu vai của mình, hắn ngồi đó, nghiêm nghị suy tư, khiến cho khán giả tưởng hắn đang tính toán những nước cờ phức tạp, trò hề đó khiến hắn cười thầm trong bụng. Hắn biết mình không thể đi qua nước thứ hai, nhưng chỉ hai nước đó là đủ. Hắn mừng thầm về kết cục biết trước: đối thủ sẽ kết liễu mình, vào thời điểm do hắn định ra. “Số Bốn”, Kẻ Tiêu diệt đã trừ khử thêm một mạng nữa… Anh Hastings ạ, tôi bắt đầu hiểu rõ con người và tâm lý của hắn.

Hết lý, tôi đành chịu thua.

– Tôi sẵn lòng tin là anh đúng, nhưng tôi không hiểu sao hắn chịu mạo hiểm thế, trong khi có thể dễ tránh được?

– Anh bảo mạo hiểm chỗ nào? – Poirot nói. Anh thử nói xem, ở chỗ nào. Japp liệu có giải mã được bí ẩn đó? Không! Nếu “Số Bốn” không phạm một sai lầm nhỏ, thì sẽ không mảy may nguy hiểm gì.

– Vậy hắn phạm sai lầm gì? – tôi hỏi mà đã đoán được câu trả lời.

– Hắn không tính đến chất xám của Hercule Poirot!

Poirot có rất nhiều đức tính, nhưng khiêm tốn lại là điều anh thiếu!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.