Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu
Chương IV LẦN SAU NGHIÊM TÚC HƠN.
Ở đâu ra mà ngài biết về xô-ma-chi ?” – vị lạt ma hỏi và chăm chú nhìn tôi.
– Các đạo sư Ấn Độ đã kể cho chúng tôi. Chúng tôi thấy có nhiều chắc chắn là ở đây, trong các hang động có nhiệt độ ổn định phải có những thân thể đang được bảo quản ở trạng thái bất động, rắn như đá, mà không phải chỉ thuộc nền văn minh chúng ta, mà cả các nền văn minh trước nữa. Đó là một kiểu Quỹ gen nhân loại mà ngài có bổn phận cao cả bảo toàn, thưa ngài lạt ma kính mến.
Nhưng mặt khác lại còn bức thông điệp cuối cùng “SoHm”. Sao lại cuối cùng ? Có thể giải thích đó là lời cảnh báo loài người trong trường hợp cả nền văn minh cuối cùng này trên trái đất tự tiêu vong, Quỹ gen nhân loại sẽ không lưu nữa, tức là những người “đang được bảo quản” sẽ không ra khỏi trạng thái xô-ma-chi kéo dài và không gieo mầm nền văn minh mới nữa. Bởi vậy, thưa ngài lạt ma kính mến, tôi nghĩ đã đến lúc phải giảng giải cho loài người hiểu rằng, nền văn minh của chúng ta có thể sẽ là nền văn minh cuối cùng trên trái đất. Ngài hãy nhìn kìa, thế giới đầy ắp vũ khí ! Sự phát triển tinh thần ngày một bị vật chất phàm tục thay thế, mục đích chính của cuộc đời chỉ còn là ước vọng làm giàu. Vì tiền, người ta có thể làm tất cả… Chỉ có nhóm người ở các nước phát triển,- tôi chỉ các môn sinh người ngoại quốc của lạt ma đang ngồi trong phòng tập,- là quan tâm phát triển phần tinh thần của mình. Nhưng họ làm việc này cũng chỉ cho cá nhân họ và không hơn. Mà để có lòng tin thực sự và chân thành người ta cần có các sự kiện mới, những kiến thức mới. Thành thực mà nói, về nhiều mặt, con người tiếp nhận tôn giáo như câu chuyện cổ tích đẹp…
…
– “Tôi không chịu trách nhiệm về những người Nga đã lui tới chỗ ngài”- tôi đáp
– “Tôi thấy các vị là những học giả nghiêm túc, các vị đây không giống họ”- vị lạt ma nói,- “Nhưng làm sao tôi có thể tin tưởng giao phó kinh nghiệm cổ đại cho các vị đại diện một đất nước có những kẻ giàu có nhìn chúng tôi chỉ thấy lạ mắt, không có lấy một tí tôn trọng và quan tâm tới giáo lý cổ xưa của chúng tôi, họ cho rằng nếu có nhiều tiền bạc là cả thế giới phơi bày ra trước mắt họ. Nga là đất nước giàu có, Nê pan thì nghèo lắm. Song nơi đây, Nê pan và Tây Tạng có những kinh nghiệm mà không nơi nào trên thế giới có nữa. Chúng tôi tôn trọng trình độ học vấn của các vị, nền khoa học của các vị, nhưng cũng xin các vị tôn trọng tín ngưỡng của chúng tôi. Một người Nga các vị chụp ảnh xong giúi cho tôi một tờ 100 đô”.
– “Tôi chỉ còn biết thay mặt họ xin lỗi ngài”- tôi nói.
– “Tôi cần những lời xin lỗi của các vị để làm gì. Tốt nhất về nước các vị nói chuyện với họ, nói trên tivi ấy. Nếu kinh nghiệm cổ xưa của chúng tôi rơi vào tay những kẻ đó sẽ bị sử dụng vào việc ác. Nếu những kẻ như vậy tìm thấy cái gì đó, người xô-ma- chi chẳng hạn, chúng sẽ trưng ra cho mọi người xem như con vật trong vườn bách thú vậy và thu tiền dịch vụ. Người ta đã phá phách đền chùa Tây Tạng, tàn sát lạt ma, nhạo báng các giá trị cổ đại. May thay còn có những lực lượng bảo vệ xô-ma-chi.
Những lực lượng đó hùng mạnh, không gì chống lại được. Đất nước các vị có sức mạnh quân sự to lớn, nhưng đến vũ khí hạt nhân cũng không làm gì được các lực lượng đó. – Nếu đất nước các vị có người giàu như những kẻ đã đến đây, thì không thể tin được các vị. Tiền bạc đang điều hành thế giới. Chúng mua khoa học và tôn giáo với giá rẻ mạt”.
…
– “Xin phép ngài được hỏi một câu có tính triết lý”- tôi nói,- “Vì sao khoa học ở nước ngài kém phát triển, bởi không còn nghi ngờ gì nữa là về mặt tâm linh các ngài đi đầu ở khu vực này?”
– “Chúng tôi là nước nghèo, mà khoa học lại đòi hỏi nhiều tiền”.
– “Vì sao đất nước của các ngài lại nghèo ? Bởi lẽ, ngay các đệ tử của ngài”- tôi chỉ những người ngoại quốc ở trong phòng,- cũng thích sống ở nước giàu, không có người đói rách.
Người Đan Mạch vẫn im lặng gật đầu.
– “Nước chúng tôi có rất nhiều người nghèo khổ và sinh đẻ nhiều. Người ta đã quen ăn ít ỏi, sống xuềnh xoàng. Mọi người khó tưởng tượng lại có thể sống tốt hơn. Tâm lý của kẻ nghèo khó mà”.
– “Theo tôi lý do không chỉ có vậy. Trong sự nghèo nàn của đất nước ngài có vai trò của tôn giáo”.
– “Tôn giáo ư?”
– “Như tôi biết”- tôi nói tiếp,- “giáo lý đạo Phật và Ấn Độ giáo tuyên truyền cho tính nổi trội của tinh thần so với vật chất. Trong các trường thiền và các trường đạo khác các ngài đều dạy bảo điều đó. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ về vai trò hàng đầu của tinh thần so với vật chất bởi lẽ theo tôn giáo thì khởi nguyên vật chất được tạo ra từ khởi nguyên tinh thần cô đặc dần. Song việc nhấn mạnh quá mức vai trò ưu thế của tinh thần đối với người mộ đạo làm cho dân chúng nước ngài coi sự sinh tồn trên trái đất không đáng kể và không nỗ lực cải thiện cuộc sống. Thể xác chỉ là cái công cụ xinh đẹp của tâm hồn và chuyện chia tay với nó chẳng có gì phải luyến tiếc. Bởi vậy, tôi cho rằng, đối với việc đưa kiến thức tôn giáo đến đông đảo mọi người cần có thái độ trung dung”.
– “Song chúng tôi sao có thể từ bỏ sách kinh của mình !” – vị lạt ma đáp lại.
– “Sách kinh đến thế giới chúng ta qua các nhà tiên tri và theo tôi dành cho những người có trình độ học vấn và văn hóa cao. Ngoài ra, ngài biết đấy, giáo lý là học thuyết linh hoạt và ít nhiều nó có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống. Ví dụ, thưa ngài lạt ma kính mến, các ngài thử tuyên truyền thế này : cùng với phát triển tâm linh, mỗi người cần nỗ lực làm việc, học hành và cải thiện điều kiện sống cho chính bản thân và gia đình mình sao cho xứng với con người. Kết quả sẽ khá nhanh đấy, vì các nhà hoạt động tôn giáo ở đất nước các ngài có thế lực lớn và được lòng dân”.
-“Vâng”.
– “Theo tín ngưỡng của các ngài, Đức Phật có hai trạng thái : hiền hòa và tức giận. Không phải mọi cái đều có thể đạt được bằng con đường hòa bình, đôi lúc cũng phải nổi giận để bắt dân chúng làm việc tốt hơn, giàu hơn. Lúc đó sẽ xuất hiện điều kiện để phát triển khoa học. Vai trò của khoa học lớn lắm. Tôn giáo là gì ? Tôn giáo chính là những kinh nghiệm của các nền văn minh trước đây, họ có được cũng là nhờ nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, phát triển khoa học và lấy đó bổ sung Trường thông tin toàn thể là việc làm thiêng liêng. Chính khoa học mới có thể phát triển, điều chỉnh và bổ sung tôn giáo. Không thể lúc nào cũng sử dụng kinh nghiệm nhận được từ Trường thông tin toàn thể như giáo điều, cần bổ sung và chính lý phù hợp với hoàn cảnh”.
– “Có lẽ ngài có lý”- vị lạt ma thốt lên.
– “Thời nay không thể hạ thấp đến như vậy vai trò của vật chất, vì như vậy, sẽ cản trở khoa học, chúng ta không thể phủ nhận tính chất thiêng liêng của khoa học”- tôi nói tiếp,- “Ví dụ xô-ma-chi. Như được biết ở trạng thái này hồn lìa khỏi xác, nhưng vẫn liên lạc với thân thể. Do trao đổi chất hạ xuống mức không, thân thể có thể được bảo toàn ở trạng thái này hàng triệu năm. Thử hỏi, bảo quản thân xác làm gì, khi mà phần hồn chiếm địa vị ưu thế ? Câu trả lời đơn giản – thể xác được tạo nên qua quá trình tiến hóa lâu dài, chẳng có lý do gì coi thường nó, tốt nhất là bảo toàn còn hơn làm lại từ đầu”.
– “Nhưng giờ đây người ta quan tâm tới việc khám phá phần hồn hơn”- vị lạt ma nói.
– “Ngài thử nhìn môn sinh của mình sẽ thấy. Nhiều người có ánh mắt không phải của cõi trần này. Những con người xa lạ, hờ hững với cuộc đời chắc gì có thể tác động xã hội để nâng cao mặt tâm linh của nó. May lắm là họ nhận được sự thỏa mãn về tinh thần cho riêng mình”.
…
– “Trở lại vấn đề vai trò của tôn giáo đối với xã hội, chúng ta cùng nhau phân tích các loại tôn giáo trên trái đất. Tôi cảm thấy tín ngưỡng đạt hơn cả là Thiên Chúa giáo, đạo này cân nhắc cả kỷ luật nghiêm minh lẫn tự do của con người. Bởi vậy, những nước có đạo Thiên Chúa phát triển hơn các nước khác trên trái đất. Chúng ta hãy so sánh tín ngưỡng Thiên Chúa với đạo Hồi. Tàn bạo và hạn chế trong Hồi giáo rất nhiều, còn tự do rõ ràng là quá ít ỏi. Kết quả ai cũng biết: về mặt phát triển, các nước Hồi giáo thua kém các nước đạo Thiên Chúa. Giờ ta so sánh tín ngưỡng Thiên Chúa với đạo Chính Thống. Tự do trong đạo Chính Thống nhiều, vậy mà kết quả là các nước theo đạo Chính Thống vẫn thua kém các nước Thiên Chúa giáo. Các vị hãy so sánh với đạo Phật và Ấn Độ giáo của Ấn Độ, Nê pan, Bu-tan và các nước lân cận: con người tập trung phát triển, trước hết là tâm linh và thường coi nhẹ mặt vật chất của đời sống. Kết quả cho thấy: các nước này có cuộc sống tâm linh phát triển cao, nhưng tình hình kinh tế chẳng đáng mong tí nào. Riêng đạo Phật ở Nhật Bản là kết hợp phát triển tâm linh với kỷ luật chặt chẽ trong đời sống vật chất. Kết quả rõ ràng: tiến bộ của nước Nhật là hiển nhiên.
– “Vâng, có lẽ ngài nói phải”.
– “Mọi người chúng ta đều biết Chúa Trời chỉ có một”- tôi nói tiếp.- “Vậy tại sao các ngài lại không cải biến, điều chỉnh tôn giáo của các ngài, chú trọng đến các phương diện lịch sử của tác động nhiều tín ngưỡng đối với xã hội. Trên trái đất đã có nhiều các nhà tiên tri, họ đã xây dựng nên nhiều dạng tín ngưỡng. Cuộc sống đã cho thấy: ai trong số các nhà tiên tri có lý hơn cả. Tôi nghĩ đã đến lúc cần có mối quan hệ tương hỗ giữa các đại diện của các tôn giáo khác nhau để thử tạo dựng một học thuyết tôn giáo thống nhất dựa trên cơ sở một Chúa Trời duy nhất. Điều này hợp lý về mặt lịch sử; các vị hãy nhớ lại, đã có biết bao các cuộc chiến tranh tôn giáo, chúng vẫn tiếp diễn đến ngày nay (Nam Tư, I-xra-en,…)
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.