Dám Khác Biệt

III. SỨC KHOẺ TÂM THẦN



Gặp gỡ người có biệt danh là “Napoleon của bệnh loạn thần kinh chức năng”, tìm hiểu vì sao xem thể thao lại gây hại cho sức khoẻ, khám phá cách xử lý chứng ám ảnh sợ hãi, lo lắng và trầm cảm.

Hành động  thuốc giải cho sự tuyệt vọng.” Joan Baez 

1. LOẠI BỎ NỖI ĐAU, SỰ GIẬN DỮ VÀ LO LẲNG

Vào những năm 1970, bác sỹ người Anh, Peter Brown đã tới thăm một bệnh viện ở Trung Quốc để quan sát các bác sỹ ở đây tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amiđan như thế nào. Ông đã vô cùng sửng sốt.

Những bệnh nhân phải cắt bỏ amiđan ở các nước phương Tây thường nói rằng họ rất đau đớn. Ở Trung Quốc thì lại khác hoàn toàn, ông kể lại rằng đã thấy một hàng các em bé năm tuổi đứng cười nói ngoài phòng phẫu thuật. Mỗi đứa trẻ sẽ được y tá xịt thuốc gây tê vào cổ họng rồi được dẫn vào phòng. Khi đã vào trong phòng, đứa trẻ ấy vẫn với nụ cười trên môi trèo lên bàn mổ và há miệng. Trong vòng vài giây, bác sỹ cắt nhanh amiđan và thả vào bình nước. Đứa trẻ sau đó được đưa vào phòng hồi sức mà chẳng có mấy biểu hiện đau đớn.

Sự khác biệt rất lớn về nỗi đau của những bệnh nhân phải phẫu thuật cắt amiđan ở các nước phương Tây và Trung Quốc đã minh chứng cho bản chất chủ quan của nỗi đau. Đây không phải là ví dụ duy nhất, vẫn thường có những người cùng trải qua một cuộc phẫu thuật, một sự kiện, một cơn đau ốm hay tai nạn như nhau nhưng lại đánh giá về sự đau đớn ở các cấp độ khác nhau. Tại sao lại có chuyện như thế? Theo nguyên lý Như thể, phần lớn câu trả lời là ở cách mọi người hành động khác nhau.

Một số người tiến hành thí nghiệm về tâm lý xã hội đã nói với người tham gia rằng họ đang theo dõi các pha sốc điện nguy hiểm của một người nào đó. Thật ra “sốc điện” ở đây là vô hại và người kia cũng chỉ là diễn viên đóng thế. Tuy nhiên trước khi có sự thành lập các uỷ ban đạo đức (thòi kỳ mà nhiều nhà tâm lý học còn vấn vương gọi là “những ngày xưa tươi đẹp”), thì một số nghiên cứu thực tế đã yêu cầu tình nguyện viên theo dõi các pha sốc điện thực và đầy đau đón.

Một trong những nghiên cứu như vậy là do John Lanzetta và các cộng sự của ông tại trường Dartmouthtiến hành. Lanzetta đã mời từng tình nguyện viên tới phòng thí nghiệm và kết nối họ vào hai chiếc máy. Chiếc đầu tiên, các nhà nghiên cứu gắn các điện cực vào chân và tay trái của tình nguyện viên, sau đó cắm các dây vào máy phát sốc điện. Chiếc thứ hai, họ gắn các thiết bị cảm biến mồ hôi vào tay phải của tình nguyện viên để có thể liên tục đo mức độ căng thẳng. Sau khi đảm bảo rằng hai máy sẵn sàng hoạt động, các nhà nghiên cứu rút sang căn buồng bên cạnh.

Ở đó có hệ thống truyền hình khép kín đảm bảo rằng các nhà nghiên cứu có thể theo dõi, nói chuyện và nghe được tình nguyện viên. Họ nói với tình nguyện viên đó rằng họ sắp phải trải qua hàng loạt cú sốc điện với cường độ khác nhau, và người tham gia sẽ phải đánh giá nỗi đau gắn với mỗi cú sốc điện bằng cách hét to một con số đánh dấu từ một (“sao cũng được”) cho tới một trăm (“hãy đợi đấy, rồi anh sẽ phải ngồi vào đây”). Các nhà nghiên cứu quan sát 20 cú sốc điện và cẩn thận ghi chép các con số mà mỗi tình nguyện viên hét lên.

Sau thời gian nghỉ ngơi, Lanzetta giải thích sắp đến loạt sốc điện thứ hai, nhưng lần này các tình nguyện viên phải gắng hết sức giấu cảm giác của họ. Mỗi tình nguyện viên được yêu cầu phải tỏ ra cứng rắn, gạt bỏ mọi biểu hiện cảm xúc, tránh la hét và áp dụng một tư thế thoải mái. Vòng hai của loạt hai mươi cú sốc điện bắt đầu được quan sát và mỗi lần người tham gia lại hét lên xếp hạng của họ.

Kết quả khá ấn tượng. Khi các tình nguyện viên hành động như thể họ không có chút đau đớn nào thì họ trải nghiệm nỗi đau ở mức độ thấp hơn rất nhiều. Không chỉ có thể, các dữ liệu từ thiết bị cảm ứng mồ hôi cho biết thực tế họ bị căng thẳng ít hơn rất nhiều. Nghiên cứu này được thực hiện lại nhiều lần trong nhiều năm qua và kết quả thu được đều như nhau.

Hiệu ứng phản trực giác này giải thích vì sao những đứa trẻ Trung Quốc lại tỏ ra bình thản trong suốt ca phẫu thuật amiđan như vậy. Vào thời điểm Peter Brown tới thăm bệnh viện, những đứa trẻ đó được học cách coi các ca phẫu thuật theo hướng tích cực, do vậy chúng thường cười và hành động một cách thoải mái trong quá trình điều trị.

Hiệu ứng này còn giúp giải thích một số hiện tượng thú vị liên quan tới sự đau đớn khác. Chẳng hạn người ta sẽ cảm thấy ít đau hơn với những những liệu pháp y tế thông thường nếu họ nhìn ra chỗ khác trong quá trình rạch da hoặc tiêm. Làm như vậy họ sẽ ít có cơ hội biểu hiện nỗi đau hay sự căng thẳng trên khuôn mặt và nhờ vậy cũng cảm thấy ít đau hơn.

Trường hợp này cũng đúng với các biện pháp giảm đau hiệu quả khác liên quan đến việc đánh lạc hướng như liệu pháp sử dụng hình ảnh, thôi miên và các kỹ thuật giúp thư giãn. Mỗi khi bệnh nhân hành động như thể họ không có chút đau đớn nào thì thực tế họ cũng sẽ trải nghiệm nỗi đau ít hơn.

Ấn tượng vì hiệu ứng này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra liệu hành động như thể bạn là con người mạnh mẽ và cứng rắn có giúp làm giảm mức độ đau đớn không. Vanessa Bohns từ Đại học Toronto và cộng sự đã thông báo cho các tình nguyện viên về việc họ đang tham gia vào một nghiên cứu với những lợi ích về mặt thể chất của việc tập thẻ dục ở nơi làm việc. Một số tình nguyện viên được yêu cầu thể hiện dáng vẻ của người thống trị và đầy quyền lực bằng cách ưỡn cao ngực và vung tay khi di chuyển. Ngược lại, nhóm khác thì lại được yêu cầu cuộn mình lại như một quả bóng không còn chút sức mạnh nào. Tiếp theo các nhà nghiên cứu buộc dây ga-rô thắt quanh cánh tay của mỗi tình nguyện viên và từ từ bơm hơi vào đó. Chiếc dây làm máu chảy chậm dần và càng ngày càng gây đau và các tình nguyện viên phải thông báo khi họ không thể chịu thêm được nữa. Kết quả khá ngạc nhiên, những người có dáng vẻ mạnh mẽ có khả năng chịu đựng các vòng dây thắt chặt hơn những người cuộn tròn mình lại. Việc hành động như thể họ mạnh mẽ và cứng rắn đã giúp đẩy lùi những cảm xúc không mong muốn và có thể chứng minh cho câu nói từ xưa rằng “gắng ngẩng cao đầu” là hoàn toàn chính xác.

Những kết quả từ các nghiên cứu trước về nguyên lý Như thể và về nỗi đau đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu kiểm tra xem cùng ý tưởng như vậy có giúp giảm thiểu những cảm xúc không mong muốn khác không. Chẳng hạn liệu nó có giúp hạ nhiệt cho những cái đầu đang nóng không?

Bạn sẽ không thích tôi lúc tôi tức giận đâu

Sự nóng giận không hề tốt cho bạn. Nó thường khiến bạn hành xử dại dột, mạo hiểm một cách vô lý, thốt ra những lời mà rồi sẽ khiến bạn hối tiếc và hành hung người khác (đa số các vụ giết người ở Mỹ chí ít một phần là do hậu quả của cơn giận dữ). Nó cũng ảnh hưởng xấu tới những người quanh bạn. Nhà tâm lý học Martin Seligman đã theo dõi cuộc sống của 400 đứa trẻ trong vòng năm năm, tập trung vào những gia đình bố mẹ thường xuyên gây lộn với nhau. Kết quả nghiên cứu của Seligman cho thấy trẻ em sống trong những gia đình hay cãi nhau thường có dấu hiệu trầm cảm và sau này phải vật lộn trong cuộc sống nhiều hơn.

Vậy đâu là cách để luôn kiểm soát được gã khổng lồ xanh Hulk trong bạn? Ta hãy quay ngược thời gian về thế kỷ trước, dành thời giờ cùng một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất thế giới.

Jean-Martin Charcot được mệnh danh là “Napoleon của bệnh loạn thần kinh chức năng”. Là một diễn giả đầy lôi cuốn với năng khiếu diễn xuất, bác sỹ người Pháp thế kỷ XIX này đã đặt nền móng cho ngành thần kinh học hiện đại. Có hơn 15 căn bệnh được đặt theo tên ông và ông đã tiến hành một nghiên cứu mang tính đột phá về nguyên nhân của hai căn bệnh đa xơ cứng và Parkinson. Ngoài những thành tựu nổi bật đó, bác sỹ Charcot vẫn được biết đến nhiều nhất qua hành trình ấn tượng của ông vào thế giới vô thức của con người.

Charcot bị những bí mật bên trong bộ não lôi cuốn. Để tiến hành các nghiên cứu của mình, ông thường tập hợp một nhóm các bệnh nhân tại bệnh viện tâm thần Paris và thử nghiệm các khảo sát kỳ quái đối với trạng thái vô thức. Rất nhiều thí nghiệm của ông được thực hiện trực tiếp lúc ông thuyết trình cho các đồng nghiệp của mình.

Trong một lần thuyết trình, Charcot đã khiến một nữ bệnh nhân tâm thần rơi vào trạng thái thôi miên và yêu cầu cô biểu diễn nhiều hành động kỳ lạ như giữ người ở thế uốn dẻo bằng cách cân bằng trên đỉnh đầu và các đầu ngón chân, viết chữ ngược và cào xước thành hình một số chữ lên da mình. Charcot giải thích rằng những hiện tượng đó là những biểu hiện của tâm trí vô thức của cô và vì vậy có thể được sử dụng để khám phá cách thức hoạt động sâu kín nhất của bộ não.

Phương pháp tiếp cận đầy kịch tính của Charcot đối với tâm trí con người nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận của cả vùng và các học giả từ khắp nơi ở châu Âu đã đến tận nơi để xem các màn trình diễn kỳ lạ của ông. Năm 1885, một nhà vật lý người Áo 29 tuổi tên là Sigmund Freud đã tham gia một trong những màn trình diễn của Charcot. Trước khi đến xem Charcot biểu diễn, Freud đã từng có dự định theo đuổi nghiệp y và trước đó đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về y học. Chứng kiến màn thuyết trình của Charcot, Freud đã tin rằng trạng thái vô thức đóng một vai trò thiết yếu trong rất nhiều trường hợp rối loạn tâm thần.

Freud cuối cùng đã theo đuổi một dạng thức mới hoàn toàn của tâm lý học, gọi là phân tâm học. Theo ông thì mọi người thường có xu hướng đẩy những ý nghĩ không mong muốn ra khỏi ý thức tỉnh táo của mình và đưa nó vào trạng thái vô thức.

Một khi đã ở đó thì những ý nghĩ mang tinh đe doạ vỡ dần như bong bóng và hình thành thứ năng lượng siêu linh. Khi những ý nghĩ này có đủ sức mạnh tâm lý, chúng sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới trạng thái có ý thức theo nhiều cách khác nhau, có hại cho sức khoẻ như sinh ra những cảm giác bất ổn, loạn thần kinh và lo âu.

Freud tin rằng sẽ tốt hơn cho sức khoẻ tâm thần khi loại bỏ những ý nghĩ bị kìm nén này trước khi chúng trở nên quá mạnh mẽ, và vì vậy ông đã nỗ lực xây dựng các phương pháp trị liệu có tác dụng như một van xả cho tâm trí vô thức đó. Ban đầu, theo bước của Charcot, ông cố gắng thôi miên bệnh nhân. Khi thấy có ít tác dụng, Freud nhanh chóng từ bỏ phương pháp này, thay vào đó là tìm ra một số phương pháp tiếp cận khác bao gồm phân tích giấc mơ (các trị liệu viên cố gắng tiết lộ ý nghĩa biểu tượng trong những giấc mơ của bệnh nhân) và liên tưởng tự do (bệnh nhân được yêu cầu nói ra từ đầu tiên xuất hiện trong đầu họ khi trị liệu viên nói ra những từ mang tính kích thích đã được lựa chọn kỹ càng như “ghế”, “bàn” và “cực khoái”).

Ý tưởng của Freud nhanh chóng được nhiều người biết đến và đến cuối thế kỷ trước thì phân tâm học bắt đầu phổ biến trên toàn thế giới. Năm 1909, ông được mời tới Đại học Clark ở Massachusetts để trình bày các bài diễn thuyết nổi tiếng của mình. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Freud thuyết trình ở Mỹ, và ông đã tận dụng cơ hội này để giới thiệu tổng quan về môn phân tâm học yêu thích của mình.

Vào thời điểm chuyến thăm của Freud, William James đã 67 tuổi và mang trong mình bệnh tim vô cùng đau đớn. Bất chấp tình trạng sức khoẻ không tốt, ông vẫn tới Đại học Clark để nghe bài thuyết trình của Freud. James không có chút ấn tượng nào, và sau này đã mô tả ý tưởng về biểu tượng hoá giấc mơ của Freud là một “phương pháp nguy hiểm”, ông cho rằng một nhà phân tâm học vĩ đại như ông vừa bị lừa dối lại vừa “bị ám ảnh bởi những định kiến”.

James và Freud khác nhau về rất nhiều mặt, gồm cả nguyên nhân và cách điều trị cho tình trạng giận dữ quá mức. Theo Freud, người ta trở nên giận dữ bởi họ kìm nén những ý nghĩ hung bạo, và do đó có thể thanh tẩy, giúp họ giải thoát những cảm xúc đó một cách an toàn, ví dụ bằng cách đập một chiếc gối, la hét hoặc kêu gào, hoặc giậm mạnh chân. Ngược lại, lý thuyết của James lại dự đoán rằng con người ta trở nên giận dữ là do họ hành động một cách giận dữ, và ông cho rằng phương pháp trị liệu thanh tẩy của Freud chỉ làm cho họ thêm tức giận mà thôi. Trong nhiều năm, các nhà tâm lý học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu khác nhau để chứng minh xem ai trong hai nhà tư tưởng vĩ đại đó nói đúng.

Một trong những người tham gia đầu tiên vào vụ tranh luận là nhà xã hội học Murray Straus từ Đại học New Hampshire. Đầu những năm 1970, Straus bắt đầu cảm thấy lo lắng khi thấy có quá nhiều lời khuyên kiểu của Freud cho những cặp đôi đang nỗ lực hàn gắn mối quan hệ của họ. Có rất nhiều lời khuyên đến từ hoạt động gây hấn trị liệu, cho rằng các cặp đôi không nên giữ kín cảm xúc khi cần phải nói cho người khác biết mình đang nghĩ gì. Những cuốn sách thời kỳ đó khuyến khích các đôi “Hãy quẳng đi những cảm xúc thù địch bị dồn nén”, “Cứ hung bạo thoải mái”, và khuyến khích họ cắn mạnh vào bình sữa trẻ em mà tưởng tượng rằng đó là nửa kia của họ.

Để tìm hiểu xem những hành vi đó sẽ giúp đỡ hay gây trở ngại cho một mối quan hệ, Straus đã tiến hành một nghiên cứu đơn giản, ông giải thích rằng nếu lý thuyết về sự thanh tẩy là chính xác thì những cặp đôi có lời lẽ gay gắt sẽ có ít khả năng thực hiện những hành vi nóng giận về mặt thể chất đối với nửa kia hơn. Straus cũng nhận thấy rằng các cặp đôi có vẻ không giỏi trong việc kể lại chính xác về hành vi nóng giận của mình, do đó ông đã yêu cầu các sinh viên của mình bí mật theo dõi cấp độ nóng giận về lời nói cũng như về thể chất của cha mẹ mình. Hơn 300 sinh viên đã hoàn thành tỉ mỉ danh sách về cách thức cha mẹ mình phản ứng lại khi phải đối mặt với một vấn đề nào đó. Họ có thường thảo luận vấn đề một cách xây dựng không? Họ có trở nên nóng giận về lời nói, có thể là hét lên và lao ra khỏi phòng không? Họ có trở nên nóng giận về thể chất, có thể là ném đồ vật vào người khác hoặc đánh vợ hoặc chồng của mình không?

Sau khi Straus phân tích, kết quả đã vô cùng rõ ràng. Các cặp đôi càng nóng giận trong lời nói thì họ càng có khả năng trở nên nóng giận hơn về thể chất. Đúng như James dự đoán, việc quát tháo và la hét không giúp thanh tẩy mà nó còn khuyến khích con người hành động một cách nóng nảy. Vậy là Freud 0, James 1.

Những nghiên cứu tiếp theo đó được thực hiện ở nơi công sở. Ebbe Ebbesen của Đại học California, San Diego và các cộng sự đã phát hiện một công ty kỹ thuật sắp sa thải rất nhiều nhân viên. Những nhân viên này có quyền tức giận bởi họ được hứa hẹn một hợp đồng ba năm nhưng rồi lại bị thất nghiệp chỉ sau một năm. Ebbesen đã phỏng vấn một số nhân viên theo một trong hai cách. Một nhóm được khuyến khích nói về sự giận dữ của họ đối với công ty (“Vậy bạn cảm thấy thế nào khi bị đối xử như vậy?”), còn nhóm kia được hỏi những câu hỏi trung tính hơn rất nhiều (“Bạn có thể mô tả thư viện kỹ thuật của công ty không?”). Sau loạt phỏng vấn, toàn bộ nhân viên được yêu cầu xếp hạng cấp độ chống đối và giận dữ của họ đối với công ty. Liệu những người được khuyến khích chửi rủa om sòm có thể hiện mức độ chống đối thấp hơn không? Không. Lại một lần nữa, kết quả hoàn toàn trái ngược. Những nhân viên trút hết cảm xúc giận dữ của mình lại chống đối hơn những người được yêu cầu mô tả thư viện kỹ thuật của công ty rất nhiều. Freud 0, James 2.

Cuối cùng là nghiên cứu về mối liên hệ giữa sự nóng giận với việc xem thể thao. Khi tham gia các trận bóng bầu dục, mọi người thường cổ vũ đội của mình và lăng mạ đội kia. Những người theo Freud lý luận rằng những hành vi nóng nảy đó là sự thanh tẩy, vì vậy những người đó sẽ cảm thấy bớt nóng giận hơn rất nhiều sau khi trận đấu kết thúc. Ngược lại, những người ủng hộ ý tưởng của James cho rằng, tất cả những trò la hét và nhạo báng đó càng khiến họ tức giận hơn. Jeffrey Goldstein từ Đại học Temple đã quyết định tìm hiểu xem phe nào đúng.

Goldstein đã sắp xếp cho một đội các nhà nghiên cứu tham gia một trận bóng bầu dục lớn của Mỹ. Trước khi trận đấu bắt đầu, các nhà nghiên cứu đứng ở khu vực cửa quay [4]của sân vận động và phỏng vấn từng nhóm khán giả một cách ngẫu nhiên. Cuộc phỏng vấn diễn ra ngắn gọn, từng khán giả được hỏi họ cổ vũ đội nào và mức độ giận dữ mà họ cảm thấy. Sau khi trận đấu kết thúc, các nhà nghiên cứu quay lại khu vực cửa quay và phỏng vấn một số khán giả được chọn ngẫu nhiên khi họ rời khỏi trận đấu.

Kết quả nghiên cứu hé lộ rằng cho dù đội của khán giả đó thắng hay thua thì họ cũng trở nên giận dữ hơn rất nhiều sau khi trận đấu kết thúc. Lo rằng sự nóng giận tăng cao này có thể do khán giả đang đứng lẫn trong đám đông, hoặc đơn giản là thấy một tình huống mang tính cạnh tranh, Goldstein đã tập hợp nhóm các nhà nghiên cứu kỳ cựu của mình và yêu cầu họ tiến hành những cuộc phỏng vấn tương tự tại một cuộc thi thẻ dục dụng cụ ở địa phương. Mặc dù khán giả theo dõi sự kiện này cũng tập hợp thành đám đông với nhau trong bối cảnh mang tính cạnh tranh nhưng họ không gào thét, la ó, và rõ ràng là không trở nên nóng giận hơn sau cuộc thi. Dữ liệu thống kê của Goldstein cho thấy trận bóng bầu dục khuyến khích khán giả hành động theo cách nóng nảy, và hành vi đó khiến họ trở nên thù địch hơn. Freud 0, James 3.

Sự thù hận do cảm ứng đó có thể có tác động lớn đến xã hội. Thành phố Giasgow ở Scotland có hai câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp. Câu lạc bộ Celtic đóng ở phía đông Giasgow và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng theo đạo Thiên Chúa, còn câu lạc bộ Rangers nằm ở phía tây nam thành phố và thường nhận được sự ủng hộ của những người theo đạo Tin lành. Hai câu lạc bộ này có sự ganh đua dữ dội và lâu đời, các cổ động viên ở cả hai phía trong suốt mỗi trận đấu đều hát những khúc ca giận dữ và ghê sợ. Năm 2011, các nhà nghiên cứu làm việc cho sở cảnh sát Scotland đã so sánh các cấp độ tội phạm được báo cáo sau những trận đấu giữa Rangers và Celtic với khoảng thời gian mà hai đội này không chơi. Khi Rangers đấu với Celtic vào các buổi trưa Chủ nhật thì tội phạm ở Giasgow tăng gần ba lần, còn các vụ xô xát, bạo lực gia đình tăng hơn hai lần.

Sức mạnh của sự điềm tĩnh

Nhà tâm lý học Brad Bushman từ Đại học Iowa State đã tiến hành một số thí nghiệm chứng tỏ sự nóng giận có thể nhanh chóng được bỏ đi bằng cách hành động như ở một người điềm tĩnh. Ví dụ, trong một nghiên cứu, Bushman đã yêu cầu các sinh viên đại học dành 20 phút để chơi trò chơi điện tử thư giãn hoặc bạo lực. Những sinh viên chơi trò thư giãn bơi lội quanh khu vực dưới đáy biển nhân tạo tìm kiếm những báu vật bị chìm dưới đáy, còn trong trò chơi bạo lực, các sinh viên phải nhanh chóng giết các thây ma sao cho trông càng đẫm máu càng tốt. Sinh viên ở cả hai nhóm được yêu cầu đấu với một người giấu mặt khác, và nếu chiến thắng thì sẽ có cơ hội làm nổ tung đối thủ bằng một tiếng nổ lớn. Trong thực tế, chẳng có người chơi giấu mặt nào cả và các sinh viên luôn là người chiến thắng. Những sinh viên chơi trò thư giãn chỉ bơi lội quanh vùng đáy biển nhân tạo thì ít hung hãn hơn hẳn, lựa chọn tiếng nổ nhỏ hơn và ngắn hơn dành cho đối thủ tưởng tượng của mình.

Bushman cũng đã chứng minh được sức mạnh của sự điềm tĩnh trong lời nguyện, ông chọc tức các nhóm sinh viên theo đạo Thiên Chúa bằng cách đưa ra những lời phản hồi vô cùng tiêu cực về bài tập của họ (“Này Christ, đây là một trong những bài luận dở nhất mà tôi từng đọc đấy”), sau đó yêu cầu họ đọc một bài báo về việc một phụ nữ đang bị căn bệnh ung thư hiếm gặp. Một số sinh viên được yêu cầu dành ra năm phút, nắm tay nhau và cầu nguyện cho người phụ nữ đó, trong khi những sinh viên khác được yêu cầu suy nghĩ về phụ nữ đó. Những sinh viên đã cầu nguyện cảm thấy ít tức giận hơn hẳn những người chỉ nghĩ về người phụ nữ đó. Hành động như thể bạn đang thư giãn và điềm tĩnh đã giúp tạo ra những suy nghĩ thư giãn và điềm tĩnh.

Có rất nhiều khoá học về việc kiểm soát sự nóng giận đã hướng dẫn mọi người chuyển sự thù hằn của họ ra bên ngoài cơ thể bằng cách hành xử như một người nóng nảy. Việc này chẳng giúp ích gì, và nếu có thểì cũng chỉ làm vấn đề tồi tệ hơn mà thôi. Những hướng tiếp cận khác cố gắng tìm ra nguyên nhân cốt lõi về mặt tâm lý học của sự giận dữ với hy vọng rằng việc thay đổi cách suy nghĩ sẽ thay đổi cách cảm nhận của bạn. Để bình tĩnh lại, hãy hành động như một người bình tĩnh. Cũng như việc mỉm cườisẽ khiến bạn thấy hạnh phúc, nhìn sâu vào mắt người khác khiến bạn cảm giác như thể mình đang yêu, thì hành động một cách bình tĩnh sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh.

Bình tĩnh lại

Đối với những người đang muốn xử lý cơn giận một cách nhanh chóng và hiệu quả thì bài tập thở sâu thường đem lại rất nhiều ích lợi. Để thực hành kỹ thuật này, hãy đặt lưỡi lên trên vòm miệng, ngay phía sau răng cửa. Giờ hãy hít vào chậm rãi bằng mũi theo năm nhịp đếm và nín thở trong bảy nhịp. Sau đó thở ra chậm rãi bằng miệng theo tám nhịp đếm. Lặp lại bài tập này bốn lần.

Với giải pháp mang tính dài hạn hơn thi bạn có thể học cách thực hiện phương pháp “Thư giãn cơ bắp tịnh tiến”. Phương pháp này sẽ từ từ làm căng nhiều nhóm cơ khác nhau sau đó thả lỏng phần cơ căng đó.

Để thực hiện kỹ thuật này, bạn hãy cởi bỏ giầy dép, nới lỏng quần áo và ngồi thoải mái trên một chiếc ghế trong căn phòng yên tĩnh. Tập trung sự chú ý lên bàn chân phải. Hít vào nhẹ nhàng và nhấn vào các cơ ở bàn chân càng mạnh càng tốt trong khoảng năm giây. Tiếp theo thở ra và thả lỏng toàn bộ, cho phép các cơ được thả lỏng . Hãy thực hiện quy trình trên đối với các bộ phận trên cơ thể bạn theo thứ tự sau:

Những bài tập ở đây được thiết kế để cung cấp cái nhìn chung về các kỹ thuật được các nhà tâm lý học sử dụng. Nếu bạn tin rằng mình đang gặp vấn đề về kiểm soát sự giận dữ, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia.

1) Bàn chân phải 2) Cẳng chân phải

3) Toàn bộ chân phải 4) Chân trái

5) Cẳng chân trái 6) Toàn bộ chân trái

7) Bàn tay phải 8) Cẳng tay phải

9) Toàn bộ cánh tay phải 10) Bàn tay trái

11) Cẳng tay trái 12) Toàn bộ cánh tay trái

13) Bụng 14) Ngực

15) Cổ và hai vai 16) Mặt

Hans  bỏng và Albert B.

John B. Watson tại Đại học Hopkins đã thay đổi toàn bộ quá trình phát triển của tâm lý học và định hình cho những hiểu biết hiện thời của chúng ta về tâm lý con người.

Watson kịch liệt phản đối phương thức tự xem xét nội tâm của Wilhelm Wundt và phân tâm học của Sigmund Freud, ông lý luận rằng không thể biết chắc chắn điều gì đang diễn ra trong tâm trí người khác, ông cho rằng các nhà tâm lý học thay vào đó nên tập trung vào việc quan sát và đo lường hành vi.

VVatson rất thích cho lũ chuột chạy quanh trong mê cung. Khi còn trẻ, ông đã xây một mê cung thu nhỏ thời trung cổ tại Cung điện Hampton Court ở Luân Đôn, trong đó ông bỏ một loạt các chú chuột đói vào mê cung, cẩn thận quan sát cách chúng chạy quanh cố gắng tìm ra đống thức ăn được đặt ở những vị trí định sẵn. Sau khi tiến hành thí nghiệm với hàng trăm con chuột theo như phiên bản đời thực của cuốn sách Who moved my cheese (Ai lấy miếng pho mát của tôi?), Watson đã tìm ra các quy tắc học cơ bản của lũ chuột, bao gồm cách thức chúng khám phá mê cung và thời gian chúng tiếp tục ghé qua địa điểm đã từng chứa thức ăn ngay cả khi chỗ thức ăn đó đã bị chuyển đi.

Watson dần tin rằng những kết quả ông tìm ra có thể áp dụng vào hành vi của con người, và toàn bộ cuộc sống của chúng ta cũng như thể một mê cung rộng lớn. Ý tưởng gây tranh cãi hơn nữa đó là ông cho rằng có thể định hình tâm trí của con người bằng cách chỉ cần áp dụng những quy tắc học của lũ chuột mà ông đã khám phá ra trong các thí nghiệm về mê cung của mình, ông đưa ra một nhận xét khá nổi tiếng đó là:

Hãy cho tôi một tá trẻ sơ sinh khoẻ mạnh và một thế giới của riêng tôi để nuôi dạy chúng, tôi đảm bảo có thể lấy ngẫu nhiên bất kể đứa trẻ nào và đào tạo nó trở thành bất kỳ kiểu chuyên gia nào mà tôi lựa chọn – bác sỹ, luật sư, thương nhân và vâng, ngay cả ăn xin và ăn trộm, bất kể chúng có tài năng, thiên hướng, khuynh hướng, khả năng, năng khiếu ra sao và tổ tiên chúng thuộc chủng tộc nào.

Sự tập trung toàn diện của Watson dành cho việc đo lường hành vi đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và ngay sau đó, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đã bắt đầu cho lũ chuột chạy trong những mê cung ngày càng nhiều hơn và với độ phức tạp ngày càng cao hơn, đến nỗi một nhà bình luận đã viết rằng: “Tâm lý học ban đầu để mất tâm hồn cho Darwin, và giờ thì mất trí tuệ cho Watson.”

Các nhà tâm lý học hành vi bắt đầu mở rộng lĩnh vực của họ vượt qua cả những quy tắc về học tập và hướng nó vào các lĩnh vực khác của tâm lý học. Watson đã hướng sự chú ý đặc biệt của mình đối với nguyên nhân và phương hướng điều trị chứng ám ảnh sợ hãi. Cũng như nhiều nhà tâm lý học hành vi, ông luôn cảm thấy thôi thúc phải tìm ra một phương thức thay thế cho những thứ ông coi là lời huyên thuyên, giả tạo của Sigmund Freud.

Freud đã khuyến khích những người trong nước ủng hộ ông giúp ông phát triển các học thuyết phân tâm học bằng cách bí mật quan sát đời sống tình dục của con cái mình. Năm 1904, một trong những cộng sự gần gũi nhất của Freud thông báo rằng cậu con trai năm tuổi của ông, được gọi là “Hans bé bỏng”, có một nỗi sợ ngựa vô căn cứ và ông gợi ý rằng đó có thể là một trường hợp nghiên cứu thú vị. Freud đồng ý và bắt đầu khám phá xem đâu là nguyên nhân cho nỗi sợ hãi của cậu bé. Cha của cậu bé Hans ban đầu gán nỗi sợ hãi đó cho việc con trai mình bị kích thích quá mức khi mẹ cậu âu yếm, đi kèm thêm việc Hans bé bỏng bị sốc khi nhìn thấy dương vật quá cỡ của lũ ngựa. Freud không tán thành, thay vào đó nhận thấy rằng cậu bé mô tả giấc mơ của mình về con hươu cao cổ, và cho rằng chiếc cổ dài của nó là biểu tượng cho dương vật của người lớn. Sau nhiều lần trao đổi thư từ với cha đứa bé, Freud mô tả những suy nghĩ của ông trong một bài báo với tựa đề “Phân tích chứng ám ảnh sợ hãi của cậu bé năm tuổi” và cho rằng chứng rối loạn của cậu bé Hans là kết quả của một số nhân tố liên quan đến ẩn ức bị kìm nén.

Watson thất kinh đối với những nghiên cứu của Freud về sự rối loạn cảm xúc nội tại của cậu bé Hans và quyết định tim cho ra một lời giải thích thực tiễn hơn về chứng ám ảnh sợ hãi.

Phương pháp tiếp cận của Watson bị ảnh hưởng lớn từ công trình của nhà nghiên cứu người Nga, IvanPavlov. Vài năm trước khi Watson tiến hành thí nghiệm chuột chạy trong mê cung, Pavlov đã quan sát tác động của tiếng chuông đối với loài chó. Ông tiến hành hàng loạt các thí nghiệm mà tới giờ vẫn mang tính kinh điển. Ông rung một chiếc chuông, sau đó đưa ra cho con chó một bát đầy thức ăn.

Không có gì ngạc nhiên khi con chó chảy dãi lúc thấy đồ ăn. Sau nhiều lần thử “rung chuông kèm đồ ăn” như vậy, Pavlov phát hiện ra rằng chỉ cần rung chuông thôi là đã đủ khiến con chó phải tiết nước bọt, và do đó chứng minh được rằng bộ não vô cùng giỏi trong việc học những mối liên tưởng.

Khám phá tuy đơn giản nhưng vô cùng quan trọng của Pavlov có một số ứng dụng thực tế. Chẳng hạn trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu động vật học bôi một ít chất độc vào miếng thịt cừu khiến cho lũ chó sói bị nôn mửa và đặt những miếng thịt đó ngoài đồng cỏ. Gần giống với việc kết hợp tiếng chuông với đĩa thức ăn làm lũ chó chảy nước dãi của Pavlov, thì việc nhai ngấu nghiến miếng thịt bị tẩm độc cũng khiến lũ sói khiếp đảm mỗi khi thấy cừu. Kết quả là số vụ sói tấn công cừu đã giảm đáng kể.

Watson tự hỏi, liệu cùng cơ chế như vậy có liên quan tới chứng ám ảnh sợ hãi không, ông lý giải rằng có thể những phản ứng của chứng ám ảnh sợ hãi chỉ đơn giản là kết quả của một vật hoặc tình huống được gắn với một tác nhân kích thích khiến cho người ta hành động như thể họ đang sợ hãi.

Để tìm ra câu trả lời, Watson đã nối gót Freud và làm một thí nghiệm với những đứa trẻ khi chúng chưa biết nghi ngờ gì. Năm 1919, ông lập nhóm với một sinh viên tên là Rosalie Raynervà cả hai người cùng làm thí nghiệm với một bé trai 11 tháng tuổi mà họ gọi là “Albert B”. Watson cho rằng nếu Albert bị buộc phải hành động như thể cậu bé sợ cái gì đó thì cậu bé sẽ nhanh chóng hình thành một phản ứng kiểu Pavlov đối với một vật và trở nên sợ hãi vật đó. Có thể do bị ảnh hưởng từ công trình trong phòng thí nghiệm với mê cung của mình, Watson quyết định sẽ khiến cho Albert sợ chuột.

Trước khi bắt đầu nghiên cứu, ông phải biết chắc rằng Albert chưa từng có nỗi sợ nào đối với chuột, ông cho Albert xem rất nhiều loài chuột cũng như những đồ vật trông giống chuột, bao gồm con thỏ, con khi và nhiều loại mặt nạ lông lá khác. Cậu bé Albert can đảm không chút nao núng. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu muốn cậu liên tưởng con chuột đó với thứ gì đó khiến cậu phải hành động như thể mình đang sợ hãi. VVatson biết rằng lũ trẻ sẽ dựng tóc gáy mỗi khi nghe thấy tiếng động lớn, vậy là ông mang theo một thanh sắt lớn và một cái búa.

Sau đó Watson và Rayner đặt con chuột bạch cạnh Albert, và mỗi lần cậu bé lại gần chạm vào con chuột thì họ lại dùng hết sức bình sinh đập thanh sắt vào chiếc búa. Đúng như dự kiến, tiếng đập lớn đó khiến Albert bật khóc. Sau vài lần “nhử chuột kèm tiếng choang” đó, Watson không đập thanh sắt nữa mà chỉ cho Albert thấy con chuột. Giống việc lũ chó chảy dãi mỗi khi nghe thấy tiếng chuông của Pavlov, giờ đây chỉ cần nhìn thấy con chuột là Albert trở nên vô cùng sợ hãi. Vậy là Watson đã tạo ra chứng ám ảnh sợ hãi.

Hai tháng sau đó, Watson và Rayner đến thăm Albert và phát hiện ra rằng cậu bé vẫn khiếp đảm mỗi lần nhìn thấy chuột. Không chỉ có thể, nỗi sợ hãi của cậu bé còn lan rộng ra những đồ có lông tương tự như chó, áo khoác lông hải cẩu và cả chiếc mặt nạ ông già Noel mà Watson đang đeo.

Vậy ý tưởng đó có thể giải thích cho nỗi sợ ngựa của Hans bé bỏng không? Khi thảo luận về nguyên nhân ban đầu cho nối sợ hãi của cậu bé, cha cậu đã mô tả Hans đã rất kinh hãi khi nhìn thấy cảnh một con ngựa ngã rạp ở công viên gần nhà và đặc biệt sợ âm thanh vó ngựa đập xuống mặt đường rải sỏi. Chứng ám ảnh sợ hãi của Hans chẳng liên quan gì tới những lần ức bị kìm nén. Thay vào đó, điều này đơn giản là một phản ứng kiểu Pavlov đối với một tình huống khiến cậu bé sợ hãi.

Một khi các nhà tâm lý học hiểu được cách thức chứng ám ảnh sợ hãi phát triển như thế nào, họ sẽ mau chóng hiểu thêm về chứng rối loạn và thấy được rằng việc giải quyết tận gốc vấn đề là khá dễ dàng.

Từng bước một

Một trong những quy trình hiệu quả nhất do một chuyên gia tâm thần học người Nam Phi, JosephWolpe, tạo ra và được biết đến là “Liệu pháp trị chứng sợ hãi”. Trong kỹ thuật này, đầu tiên người tham gia sẽ được hướng dẫn cách tạo sự thoải mái. Sau đó họ được yêu cầu tạo “lo âu chuỗi”, từ một tình huống không gây sợ hãi lắm cho tới một tình huống rất khiếp đảm. Ví dụ, nếu một người sợ rắn, một đầu của chuỗi lo âu có thể là mở một cuốn sách và xem bức h́nh về một con rắn trong khi đầu kia của sự lo âu đó lại là gặp gỡ một người môi giới bất động sản. Lúc bắt đầu của phiên đầu tiên, người đó sẽ được khuyến khích thoải mái đầu óc và sau đó trải nghiệm một tinh huống (hoặc trong một số trường hợp là tưởng tượng tình huống) có mức độ lo âu thấp hơn cả chuỗi lo âu. Bằng việc hành động như thể họ không sợ hãi gì, tình huống này đã nhanh chóng ngừng lại để trở nên gắn kết với bất kỳ cảm giác lo sợ nào, và sau đó người này sẽ chuyển sang một tinh huống kế tiếp trong môi trường liên tục.

Khoảng 10% dân số đang phải sống trong một số loại hình ám ảnh sợ hãi, và khoảng 1% của sự rối loạn này có hiệu ứng gây sốc và làm suy yếu cơ thể. Đó có thể là nỗi sợ phải đứng trong những không gian mở, sợ bị làm nhục, sợ nhìn cảnh máu chảy và thậm chí là sợ số 13. Thường thì họ hay nói chuyện về những nỗi sợ của mình với một chuyên gia về liệu pháp tâm lý để tìm cho ra bản chất gốc rễ của vấn đề. Nhưng họ chỉ tốn thời gian.

Từ những nỗi sợ rắn tới sợ nhện và sợ bay cho tới nỗi sợ phải nói trước đám đông, có một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn để giải quyết. Bằng cách thay đổi hành vi của họ, chỉ cần làm từng bước một, họ sẽ dần dần thay đổi tâm lý của mình mãi về sau.

Vượt qua nỗi sợ hãi

Những kỹ thuật được thiết kế giúp vượt qua nỗi sợ hãi thường gồm ba bước sau.

1) Học cách thư giãn – Tham khảo phần “Bình tĩnh lại”.

2) Tạo một chuỗi lo âu – Mọi người được khuyến khích nên viết ra mười việc khiến họ lo sợ và gắn với chứng ám ảnh sợ hãi của họ. Sau đó họ xếp hạng cho nỗi sợ đó gắn với mỗi sự kiện bằng cách gán cho nó một con số đánh dấu từ 0 (rất thấp) đến 100 (rất cao). Ví dụ nếu bạn sợ phải bay thì môi trường liên tục về sự sợ hãi của bạn có thể là: Đóng gói hành lý, Đặt trước vé, Lái xe tới sân bay, Làm thủ tục check-in, Lên máy bay, Lăn bánh, Đạt tới độ cao, Di chuyển quanh cabin, Lốc xoáy, Hạ cánh, Va chạm.

3) Quy trình ghép đôi – Cuối cùng, người tham gia sẽ được yêu cầu thực hiện quy trình thư giãn và sau đó trải nghiệm nỗi sợ đầu tiên liên tục sao cho càng lâu càng tốt (nếu không thể thực sự trải nghiệm ngoài đời thực thì họ được yêu cầu trải nghiệm theo cách tưởng tượng).

Sau khi dừng trải nghiệm hoặc tưởng tượng tình huống đó, họ sẽ phải đánh giá cấp độ cảm giác sợ hãi của mình theo thang điểm 0-100. Sau đó họ sẽ lặp lại quy trình này cho tới khi xếp hạng cấp độ sợ hãi cho việc đó là dưới 10 điểm. Khi đó, họ có thể chuyển sang nỗi sợ hãi tiếp theo. Mỗi lần thực hiện có thời lượng khoảng 30 phút.

Nhấn nút “hoảng loạn

Khoảng 5% dân số từng rơi vào cơn hoảng loạn. Các triệu chứng là vô cùng rõ ràng và chẳng dễ chịu gì. Nó xảy ra mà không có cảnh báo gì, ban đầu người ta bắt đầu bị tức ngực, vã mồ hôi, thở gấp và có cảm giác chóng mặt. Trong suốt giai đoạn đó, họ có thể nghĩ rằng mình đang mất dần khả năng nhận biết hoặc sắp chết. Cơn hoảng loạn thường kéo dài khoảng 10 phút sau đó biến mất hẳn trong khoảng một giờ.

Nhiều bác sỹ hoặc các nhà phân tâm học từng cố ngăn những cơn hoảng loạn này bằng cách tiêm thuốc cho bệnh nhân hoặc trò chuyện với họ về những kỷ niệm thời thơ ấu. Trên thực tế, có một cách giải thích đơn giản và một giải pháp nhanh chóng, hiệu quả cho họ.

Ở phần trước, tôi đã mô tả công trình nghiên cứu của Stanley Schachter. Schachter cho thấy quá trình trải nghiệm một cảm xúc nào đấy thường gồm hai bước. Đầu tiên, một sự kiện hoặc ý nghĩ nào đó sẽ khiến cơ thể bạn bất ngờ hành động. Có thể bạn nghe thấy tiếng súng nổ và đột nhiên bàn tay bạn vã mồ hỏi. Hoặc cũng có thể bạn bắt gặp ánh mắt của một người xa lạ tại một bữa tiệc và bạn cảm giác tim mình lỗi nhịp. Sau đó bạn sẽ nhìn quanh và cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã khiến cơ thể bạn phản ứng như vậy. Nếu bạn đang đi trên phố và nghe tiếng súng nổ, bạn sẽ cảm thấy lo sợ nhưng nếu bạn vừa đi qua quầy có trò chơi bắn súng tại một hội chợ thì bạn sẽ cảm thấy bình thường. Tương tự như vậy, nếu bạn tin rằng người mà bạn gặp ở bữa tiệc thấy bạn hấp dẫn thì bạn sẽ tràn đầy cảm giác vui vẻ, ngược lại nếu phát hiện ra rằng họ đang thiết tha nhìn người đứng sau bạn thì bạn sẽ lại cảm thấy hơi bối rối.

Trong những năm 1990, nhà tâm lý học David Clark từ Đại học Oxford đã áp dụng tư duy của Schachter vào những chứng rối loạn do hoảng loạn. Clark cho rằng những cơn hoảng loạn như vậy là do người ta diễn giải nhầm những cảm giác trong cơ thể theo một cách thê thảm. Theo đó, những người dễ gặp các cơn hoảng loạn thường có xu hướng cảm giác tim mình đập nhanh, bàn tay vã mồ hôi, và họ thường nghĩ đến những điều tồi tệ nhát.

Họ tin rằng mình sắp bị một cơn đau tim hay sắp chết, khi đó họ lại càng bị áp lực hơn, việc này khiến tìm họ đập còn nhanh hơn nữa và bàn tay họ lại càng vã mồ hỏi hơn. Quá trình này tự lớn dần cho tới khi người đó đạt đến trạng thái hoảng loạn đỉnh điểm nhất.

Clark tin rằng để đối phó với những cơn hoảng loạn này không cần dùng thuốc hay thảo luận về những ký ức thời thơ ấu.

Thay vào đó nên ngăn chặn các cảm giác của cơ thể ngay từ ban đầu bằng cách dạy cho mọi người cách thư giãn, hoặc tốt hơn nữa là khuyến khích họ diễn giải lại những cảm giác trong cơ thể mình theo một cách hiệu quả hơn.

Để tìm hiểu xem điều đó có chính xác không, Clark tập hợp một nhóm những bệnh nhân dễ bị hoảng loạn và yêu cầu họ nhận thức bản thân mình theo một cách mới. Bệnh nhân được giải thích rằng họ không nên hoảng loạn khi thấy tim mình đập nhanh hoặc đột nhiên thấy thở gấp, mà thay vào đó nên nhìn nhận những cảm giác đó như thể cơ thể họ chỉ đơn giản là cảm thấy hơi lo lắng đôi chút. Một số bệnh nhân lo rằng họ có thể bị ngất xỉu khi lên cơn hoảng loạn, ngay cả khi chuyện đó thực tế chưa bao giờ xảy ra. Clark xoa dịu những nỗi sợ đó bằng cách giải thích rằng cảm giác này là do máu ra khỏi não và đi tới các vùng cơ chính, và kết quả của việc tăng huyết áp đó nghĩa là thực tế họ sẽ ít nguy cơ bị ngất hơn.

Quy trình của Clark chứng minh được tính hiệu quả rõ ràng, nghiên cứu chỉ ra rằng việc giúp bệnh nhân diễn giải lại những cảm giác trong cơ thể mình có hiệu quả hơn việc sử dụng liệu pháp thư giãn hay dùng thuốc.

Phương pháp tương tự được sử dụng để điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc chứng quá sợ hãi khi phải tham gia các kỳ thi, đến phỏng vấn xin việc, phải nói trước đám đông hoặc phải tới khám ở bệnh viện. Trong từng trường hợp, bệnh nhân sẽ có lợi từ việc tìm hiểu tại sao cơ thể họ đôi khi lại phản ứng thái quá như vậy và cách thức diễn giải lại những cảm xúc đó một cách tích cực hơn (“Những hồi hộp trong kỳ thi thường giúp tập trung sự chú ý”, “Thêm chút adrenalin sẽ giúp buổi phỏng vấn hoặc nói chuyện dễ dàng hơn”, “Chuyện hồi hộp trước khi đi khám là hoàn toàn b́nh thường”).

Việc hiểu được cách thức mà cơ thể tạo ra cảm xúc giúp phát triển các phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả đối với cơn giận dữ, chứng ám ảnh sợ hãi, các cơn hoảng loạn và một số chứng rối loạn do sợ hãi. Nhưng liệu nó có thể xử lý một trong những vấn đề tâm lý mang tính phổ biến và khó giải quyết nhất không – đó là trầm cảm?

Sức cám dỗ của việc quy kết trách nhiệm

Hãy tưởng tượng rằng bạn phải làm một bài thi và nhận được điểm kém. Thường thì bạn sẽ giải thích cho thất bại của mình như thế nào? Mọi người đưa ra đủ loại câu trả lời cho câu hỏi này. Một số người nói rằng có thể họ không ôn tập tử tế, người khác nói rằng họ đã có một ngày xui xẻo hoặc có thể là họ đã ôn lệch tủ. Các nhà tâm lý học cho rằng bạn có thể hiểu rất nhiều về một con người từ câu trả lời của người đó và họ đánh giá những câu trả lời đó theo ba hướng khác nhau.

Trước tiên, bạn có tự trách mình không? Nếu bạn nghĩ rằng mình thất bại trong kỳ thì tưởng tượng trên bởi bạn không đủ thông minh hoặc không ôn lại đầy đủ thì bạn đang tự chỉ trích mình. Còn nếu bạn chỉ nghĩ rằng bạn vừa có một ngày xui xẻo hoặc không trúng tủ thì bạn đang đổ lỗi cho những yếu tố khách quan bên ngoài.

Thứ hai, đó là vấn đề về tính bất biến. Câu giải thích của bạn có cho biết bạn sẽ làm bài tệ trong những kỳ thì tiếp theo không? Việc nghĩ rằng bạn không đủ thông minh cho thấy bạn sẽ lại thất bại trong tương lai, còn khi tin rằng bạn đang có một ngày tệ hại có nghĩa là chẳng có lý do gì để nghĩ rằng những bài thì khác cũng sẽ tệ như thế.

Cuối cùng, lời giải thích nói lên chuyện gì sẽ xảy ra trong những lĩnh vực khác trong đời sống của bạn? Ví dụ nếu bạn nghĩ rằng mình không đặc biệt thông minh hay do quá lười thì bạn sẽ cho rằng minh không làm tốt trong công việc hoặc trong trò chơi tập thể ở quán bar. Còn nếu bạn nghĩ rằng mình trượt kỳ thi do đã có một ngày tệ hại thi sẽ chẳng có chút ám chỉ gì đối với sự nghiệp của bạn hay các tình huống khác cả.

Khi chuyện xấu khiến con người trầm cảm, họ thường đưa ra những lời giải thích cho chuyện đó, khiến họ chờ đợi sự thất bại trong tương lai, và nó giống như màn mây mờ che phủ mọi khía cạnh trong đời sống con người. Trái lại, những người không bị trầm cảm có khả năng tránh được những thiếu sót cá nhân cao hơn rất nhiều, trông đợi một tương lai tươi sáng và không để thất bại ảnh hưởng đến những khía cạnh trong trong đời sống của họ.

Khi điều trị cho những bệnh nhân bị trầm cảm, các nhà trị liệu tâm lý thường khuyến khích bệnh nhân của mình nhận thức và thay đổi những lời giải thích của mình đối với những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của họ. Kỹ thuật này đã hình thành nên phần trọng tâm của “Liệu pháp nhận thức” (viết tắt là “LPNT”). Những khía cạnh khác bao gồm việc giúp bệnh nhân xác định những hình thức khác của tư duy vấn đề, như “đọc suy nghĩ’ (đưa ra những kết luận về việc người khác đang nghĩ gì), “trầm trọng hoá vấn đề” (họ chuyển thành những người luôn quan trọng hoá vấn đề và chuyện bé xé ra to) và “hợp nhất” (họ bị nhầm lẫn giữa niềm tin của mình với thực trạng khách quan).

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một số thí nghiệm so sánh liệu pháp nhận thức với các phương pháp trị liệu bằng thuốc và đã phát hiện ra rằng những phương pháp này có tính hiệu quả ngang nhau trong việc điều trị chứng trầm cảm. Chính vì thế, các chính phủ và hệ thống y tế trên toàn thế giới đã áp dụng phương pháp này, khuyến khích hàng triệu người đánh giá lại tư duy của mình. Sau nhiều năm thí nghiệm các phương pháp điều trị khác nhau, tất cả đều cho kết quả khả quan. Trong thực tế, nó khác xa với bức tranh lớn đó.

Từ hành vi tới trí nhớ

Ta hãy tiến hành một thí nghiệm trên phạm vi nhỏ.

Giai đoạn một: Hãy dành chút thời gian tạo một biểu hiện hạnh phúc trên khuôn mặt bạn. Kéo hai khoé miệng sang phía tai và giữ như vậy. Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, vai kéo ra sau và đẩy ngực lên phía trước. Giờ hãy nhìn ba từ dưới đây, với mỗi từ hãy nghĩ về một sự kiện trong đời mình gắn với từ đó. Sau đó viết ra một số từ có được từ mỗi kỷ niệm để gợi nhắc bạn tới trải nghiệm đó.

CÂY

Những từ gợi nhắc kỷ niệm cho bạn

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

NHÀ

Những từ gợi nhắc kỷ niệm cho bạn

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

MÈO

Những từ gợi nhắc kỷ niệm cho bạn

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giai đoạn hai: Giờ hãy dành chút thời gian để khuôn mặt bạn có vẻ cau mày. Kéo hai khoé miệng xuống và giữ nguyên như thế. Tiếp theo, nếu bạn sắp ngồi, hãy ngồi phịch xuống. Còn nếu bạn đang đứng lên, hãy chùng hai vai xuống. Nhìn vào ba từ phía dưới đây, với mỗi từ bạn hãy nghĩ về một sự kiện trong đời mình gắn với từ đó.

TÀU

Những từ gợi nhắc kỷ niệm cho bạn

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

XE HƠI

Những từ gợi nhắc kỷ niệm cho bạn

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

CHÓ

Những từ gợi nhắc kỷ niệm cho bạn

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giai đoạn ba: Hãy nghĩ về sáu sự kiện mà bạn vừa đưa ra. Bạn có thể cho biết chúng tích cực hay tiêu cực không?

Nghiên cứu này do hai nhà nghiên cứu tên là Simone Schnall và James Laird từ Đại học Clark tiến hành. Họ đã phát hiện ra rằng khi người ta có biểu hiện khuôn mặt hạnh phúc thì họ thường nhớ về những khoảnh khắc tích cực hơn trong cuộc sống, và khi họ có bộ mặt buồn thi họ lại thường nhớ về những sự kiện tiêu cực hơn.

Những người mắc chứng trầm cảm thường nhắc đi nhắc lại những chuyện không vui và nghiên cứu này chỉ ra rằng trí nhớ thiên lệch của họ có thể một phần là do hành vi của người đó. Vậy bạn có muốn nhớ lại cuộc sống của mình đã tuyệt vời như thế nào không? Hãy mỉm cười và ngồi thẳng lưng lên rồi để cho não bạn làm nốt phần việc còn lại.

Kích hoạt tâm thức

Nguyên lý Như thể cho rằng hành vi tạo ra cảm xúc và nó giúp giải thích vì sao một số người lại trải nghiệm những vấn đề liên quan tới việc kiểm soát sự nóng giận, các chứng ám ảnh sợ hãi và các cơn hoảng loạn. Vậy học thuyết này có thể giúp giải thích về chứng trầm cảm không? Ví dụ, liệu có chuyện những người bị trầm cảm không chỉ vật vã để ra khỏi giường vào buổi sáng bởi họ cảm thấy chán chường mà còn cảm thấy buồn chán bởi họ đã nằm quá lâu trên giường không? Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng hiện tượng đó là có thực.

Phần lớn các công trình trước đối với nguyên lý Như thể đều tập trung vào những biểu hiện của khuôn mặt và cảm xúc. Nó chỉ ra rằng mỉm cười khiến người ta hạnh phúc và cau mặt khiến người ta buồn chán. Các bác sỹ tâm lý học khám phá ra mối quan hệ tương tự giữa các nét mặt và sự trầm cảm. Ví dụ trong một nghiên cứu, Jessie Van Swearingen từ Đại học Pittsburgh đã cộng tác với một nhóm các bệnh nhân đang mắc chứng rối loạn thần kinh cơ mặt và đo mức độ mà bệnh nhân có thể mỉm cười cũng như mức độ trầm cảm của họ. Đúng như nguyên lý Như thể dự đoán, biểu hiện nét mặt của bệnh nhân càng ít hoạt động thì họ càng có khả năng bị trầm cảm cao hơn. Tương tự như vậy, bác sỹ chuyên khoa da liễu Eric Finzi đã đánh giá liệu việc tiêm Botox có thể giảm thiểu một số biểu hiện nét mặt liên quan tới sự buồn bã không và nhờ đó giúp loại bỏ chứng trầm cảm. Trong một nghiên cứu sơ bộ trên quy mô nhỏ, Finzi tiêm Botox vào những nếp nhăn của chín người phụ nữ đang bị trầm cảm và theo dõi cuộc sống của họ. Các mũi tiêm khiến họ ít cau mày hơn nhưng không ngăn họ biểu hiện nét mặt khác. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng quy trình này sẽ giúp những phụ nữ kia không có cảm giác buồn bã nữa và cũng sẽ giúp loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Họ đã đúng – chỉ hai tháng sau khi tiêm Botox, không ai trong số chín người có biểu hiện trầm cảm cả.

Một nghiên cứu khác có hướng tiếp cận sâu hơn vào hành vi và đánh giá tác dụng của khiêu vũ đối với chứng trầm cảm. Xuất phát từ quan điểm rằng khiêu vũ không phù hợp với tâm trạng đi xuống, SabineKoch từ Đại học Heidelberg và các cộng sự của cô đã nghiên cứu tác động của khiêu vũ đối với chứng trầm cảm. Koch tập hợp một nhóm những bệnh nhân bị trầm cảm và yêu cầu họ nhảy theo những điệu nhạc vui tươi. Lo ngại rằng tác dụng thu được là do âm nhạc hay việc di chuyển quanh, Koch yêu cầu những nhóm tham gia nghiên cứu khác nghe cùng giai điệu như thế hoặc thực hiện đạp xe thể dục. Cả ba nhóm đều cảm thấy khá hơn sau mỗi lần thí nghiệm nhưng nhóm thực hiện khiêu vũ đã có sự tiến triển ấn tượng nhất.

Nhà tâm lý học Peter Lewinsohn từng tự hỏi không biết có thể thay đổi lối tư duy và cảm xúc của những người trầm cảm bằng cách thay đổi hành vi của họ không.

Hành vi của người trầm cảm thường là trốn chạy hoặc lẩn tránh. Khi một số người gặp phải một sự kiện tiêu cực trong cuộc sống như bị coi là người thừa hoặc chia tay một mối quan hệ nào đó, họ thường tránh xa thế giới với mong muốn không có thêm nỗi đau nào nữa trong tương lai. Việc thu mình đó có rất nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc dành phần lớn thời gian trên giường, tránh mặt bạn bè, ăn uống thả cửa, uống rượu bia quá mức và sử dụng thuốc. Ngoài ra, người đó còn tránh cả việc suy nghĩ về những sự kiện trong tương lai, ví dụ cứ ngẫm nghĩ về quá khứ (“Giá mà mọi chuyện đã khác đi”) hoặc xem những bộ phim truyền hình mùi mẫn và các trò chơi trên tivi. Nhưng không may là tất cả những hoạt động đó lại vô tình có những tác động tiêu cực. Việc nằm trên giường và ăn quá nhiều khiến họ tăng cân và rồi lại cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Ngủ và xem tivi quá nhiều có thể khiến bạn đời của họ chỉ trích. Không liên lạc với bạn bè làm họ mất dần những cơ hội được rủ đi chơi và như vậy lại làm tăng cảm giác bị cô lập.

Để giúp đảo ngược vòng xoáy đi xuống này, Lewinsohn đã xây dựng một kỹ thuật đơn giản gọi là “Kích hoạt hành vi”. Có một số phiên bản khác nhau của phương pháp điều trị này nhưng nhìn chung nó có hai giai đoạn chính.

Ở giai đoạn đầu tiên, người bệnh được khuyến khích xác định những hành vi dễ gây vấn đề và thiết lập một số mục tiêu chung (xem phần sau đây). Bước này yêu cầu bệnh nhân chỉ ra những khía cạnh trong hành vi của họ, có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm đồng thời xác định những mục tiêu mong muốn.

Kích hoạt hành vi: Giai đoạn một

Trong giai đoạn đầu của quy trình, các nhà tâm lý học sử dụng những kỹ thuật sau để xác định hành vi dễ gây vấn đề và để thiết lập mục tiêu chung.

  1. 1.Xácđịnh những hành vi dễ gây vấn đề

Hãy hoàn thành phiếu câu hỏi sau:

Hành vi Có/Không

Bạn có tránh gặp mặt bạn bè và gia đình? □ □

Bạn có ngừng tham gia các hoạt động yêu thích của mình như chơi thể thao, đi xem phim hoặc ăn ở hiệu? □ □

Bạn có ngừng chăm sóc bân thản băng cách ăn uống không hợp lý hoặc không quan tâm tới vệ sinh cá nhân? □ □

Bạn có ngừng nổ lực ở trường hoặc ở nơi làm việc? □ □

Bạn có xu hướng tránh nghĩ tới những chuyện trong tương lai bằng cách cứ ngẫm nghỉ về quá khứ? □ □

Đã bao giờ bạn cảm thấy chán chường trong mối quan hệ với con cái hoặc bạn đời?

□ □

Có phải bạn dành quá nhiều thời gian để xem tivi, chơi điện từ hoặc nằm trên giường?

□ □

Bạn đang uống rất nhiều bia rượu, ăn uống không kiềm chế hoặc đang dùng ma tuý?

□ □

Hãy nhìn vào danh sách những hành vi bạn đã đánh dấu – bạn muốn thay đổi hành vi nào?

  1. 2.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU MONG MUỐN

Hãy nhìn vào danh sách những lĩnh vực sau: Xác định một hoặc hai lĩnh vực bạn đánh giá cao và một hoặc hai lĩnh vực bạn đang phải vật lộn với nó, sau đó trả lời những câu hỏi ứng với lĩnh vực đó.

Mối quan hệ: Bạn có muốn một mối quan hệ hoặc muốn cải thiện mối quan hệ hiện tại? Như là tăng số lượng bạn bè hoặc cải thiện mối quan hệ với cha mẹ hoặc bạn đời?

Công việc  giáo dục: Bạn có muốn thành công trong học tập hoặc cải thiện nghề nghiệp của mình? Như là tự điều hành công ty của mình, được thăng chức hoặc có một chứng chỉ hay bằng cấp nào đó?

Giải trí: Bạn muốn có thêm trò vui vào những lúc rảnh rỗi không? Môn thể thao nào, sở thích và thú vui nào bạn muốn tham gia?

Cộng đồng: Bạn có muốn đóng góp thêm cho cộng đồng của mình không? Như là làm từ thiện, tình nguyện hoặc tham gia một số hoạt động tích cực nào đó?

Sức khỏe về mặt thể chất: Bạn có muốn mình khoẻ mạnh hơn? Như giảm cân, tập thể dục nhiều hơn nữa hoặc có chế độ ăn giàu dinh dưỡng hơn?

Ở giai đoạn hai, người bệnh được khuyến khích tham gia vào những hoạt động mà họ trốn tránh cùng những công việc hướng tới mục tiêu mong muốn của họ (xem phần “Kích hoạt hành vi”). Phải nhấn mạnh ở đây là hành vi chứ không phải thứ đang diễn ra trong đầu. Xa rồi cái thời phải đi hỏi người ta cảm thấy thế nào, thay vào đó là hỏi xem họ định thay đổi hành vi của mình như thế nào.

Người bệnh được yêu cầu lập ra một danh sách các hoạt động cụ thể và dần dần nó sẽ hình thành sự thay đổi hành vi dài hạn. Ví dụ mục tiêu chung là dành thêm thời gian bên người khác, có thể là đi uống cà phê với bạn một tuần một lần và đi xem phim ở rạp với đồng nghiệp hai tuần một lần. Tương tự như vậy, với mục tiêu chung là có một chứng chỉ học tập mới sẽ có một số hành động cụ thể như sử dụng Internet để tìm kiếm các khoá học khả thi, nói chuyện với sếp về việc nghỉ phép để đi học. Trong suốt giai đoạn này, các bảng ghi chép sẽ có tác dụng thúc đẩy và theo dõi những thay đổi trong hành vi.

Kích hoạt hành vi: Giai đoạn hai

1Xác định các hành vi mục tiêu

Hãy xem lại những hành vi mà bạn muốn trốn tránh và những mục tiêu mong muốn của bạn. Với mỗi vấn đề, hãy lập một danh sách các hoạt động cụ thể giúp bạn tránh những hành vi cần tránh kia và đạt được mục tiêu đề ra.

Mỗi hành động nên đi kèm với một bước nhỏ nhưng phải hướng tới mục tiêu thực tế của bạn. Ví dụ mục tiêu dành ít thời gian trên giường hơn sẽ bao gồm hành động là hàng ngày thức dậy lúc 9 giờ sáng và không đi ngủ trước 11 giờ đêm. Tương tự như vậy, mục tiêu có một mối quan hệ mới có thể là đăng ký với một trung tâm hẹn hò trực tuyến, nói với bạn bè rằng mình đang chủ động tìm kiếm bạn đời và tham gia câu lạc bộ sách.

Tất cả những hoạt động cụ thể đó phải có các tiêu chí có thể đo đếm được, thực tế và có thời gian cụ thể. Do vậy khi viết “phải hạnh phúc hơn” sẽ không được chấp nhận do nó rất khó để đo đếm và cũng không có thời gian cụ thể, trong khi viết “cứ hai tuần đọc một cuốn sách mới” lại tốt hơn rất nhiều.

Danh sách mẫu các hoạt động cụ thể có thể bao gồm: Hàng ngày thức dậy lúc 9 giờ sáng và ra khỏi giường; Thăm một viện bảo tàng hoặc triển lãm nghệ thuật hàng tuần; Gọi điện cho cha mẹ hai lần một tuần; Liên hệ với một người bạn và rủ đi uống cà phê mối tuần một lần; Mỗi tuần viết được 500 từ cho cuốn tiểu thuyết.

2) Lập kế hoạch

Sử dụng bảng dưới đây để lập kế hoạch cho mỗi ngày trong tuần, chú ý tới những hoạt động mà bạn dự định đạt được và khi nào thì ban đạt được.

Thứ Hai

   

Ngày:

Thời gian

Hoạt động trong kế hoạch

Hoạt động thực tế

Đánh giá mức độ thành công trong khoảng từ 1 (không thành công lắm) đến 10 (rất thành công

09:00

Dậy và ra khỏi giường

   

10:00

     

11:00

Gọi điện thoại cho cha mẹ

   

12:00

Viết 100 từ cho cuốn tiểu thuyết

   

Đến cuối tuần, hãy xem lại các bảng kế hoạch đó và xác định những mục tiêu nào bạn đã đạt được và những mục tiêu nào chưa đạt được. Chuyển những mục tiêu chưa đạt sang tuần tiếp theo. Bạn sẽ thấy những phương pháp sau đây khá hữu ích:

  • Đừng cố thay đổi mọi mặt hành vi của mình cùng một lúc. Thay vào đó hãy bắt đầu từng bước nhỏ và tăng dần lên.
  • Đừng để suy nghĩ cản trở bạn.

Nếu bạn thấy mình đang nghĩ về thất bại hoặc cảm thấy buồn chán về bản thân, hãy chấp nhận ý nghĩ đó và mặc kệ nó.

  • Ai cũng có đôi lúc thất bại, do vậy nếu bạn không thể đạt được tất cả các mục tiêu thì cũng đừng lo lắng. Hãy lập một danh sách các hoạt động khác và thử lại lần nữa.
  • Lúc đầu, bước ra khỏi vùng an toàn có thể rất khó khăn và bạn có thể sẽ cảm thấy khá hơn khi quay lại những thói quen thường ngày, đó là lẫn tránh và tự nói với mình rằng “Mình sẽ làm khi cảm thấy khá hơn” hoặc “Mình sẽ đợi đến thời điểm thích hợp”. Đừng rơi vào cạm bẫy đó – hãy thay đổi hành vi của bạn cho dù bạn đang cảm thấy thế nào hoặc bạn đang nghĩ gì.

Theo nguyên lý Như thể thì biện pháp này sẽ có tác dụng, nhưng thực tế có như vậy không?

Năm 2006, Sona Dimidjian từ Đại học Washington và các cộng sự của cô đã tiến hành một nghiên cứu khá ấn tượng. Dimidjian đã mời 200 bệnh nhân ngoại trú mắc chứng trầm cảm và ngẫu nhiên chia họ vào bốn nhóm. Nhóm một được phát thuốc chống trầm cảm phổ biến là paroxetine, nhóm hai được phát viên giả dược giúp trấn an, nhóm ba tham gia vào chương trình trị liệu nhận thức và nhóm bốn tham gia phương pháp kích hoạt hành vi.

Nhóm nghiên cứu sẽ theo dơi những bệnh nhân này trong vòng hai tháng để tìm hiểu xem phương pháp nào có hiệu quả nhất. Kết quả cho thấy đối với những bệnh nhân bị trầm cảm nghiêm trọng nhất thì phương pháp kích hoạt hành vi đặc biệt có tác dụng hơn nhiều so với phương pháp trị liệu nhận thức. Có thể điều quan trọng nhất là nghiên cứu chỉ ra rằng việc kích hoạt hành vi có tác dụng ngang với việc sử dụng thuốc paroxetine.

Trong nhiều năm qua, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh cho tác dụng đó. Với nhiệm vụ làm giảm chứng trầm cảm, việc thay đổi những gì diễn ra trong óc con người bằng thuốc và các liệu pháp nhận thức có thể là khá phức tạp. Ngược lại, việc thay đổi hành vi của bệnh nhân lại có tác dụng phụ ít hơn rất nhiều mà hiệu quả lại tương đương.

Nguyên lý Như thể không chỉ dùng để tạo ra hạnh phúc và tình yêu mà nó còn giúp loại bỏ nổi đau và sự đau khổ, và từ đó giúp hàng triệu người sống tốt hơn và có ích hơn.

20 mẩu giấy: Phần một

Trước khi bạn đọc phần tiếp theo, tôi muốn bạn hoàn thành công việc sau.

Đầu tiên hãy lấy một tờ giấy trắng xé nó thành hai mươi mẩu. Mỗi mẩu giấy có thể có bất kỳ kích thước và hình dáng nào mà bạn muốn.

Đây là một công việc khá tẻ nhạt và sẽ mất khoảng năm phút. Bạn có thể thực hiện ngay bây giờ hoặc để lại sau (tôi sẽ nhắc lại bạn trước khi kết thúc phần tiếp theo).


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.