Dám Khác Biệt

V. THUYẾT PHỤC



Tìm hiểu các vấn đề khi thay đổi suy nghĩ của mọi người, tìm ra cái đang thực sự điều khiển đám đông và làm thế nào hợp tác có thể định hình xã hội.

Làm sao tôi nói được điều mình nghĩ cho đến khi Tôi biết điều tôi nói?”

Những phương diện của tiểu thuyết, Tiểu thuyết gia người Anh E. M. Forster 

1CÁC VẤN ĐỀ KHI THUYẾT PHỤC

Có hai xung đột chủ yếu trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Xung đột đầu tiên chính là những trận chiến ác liệt giữa Mỹ cùng các lực lượng dân chủ khác với quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Xung đột thứ hai diễn ra ở phía sau hàng rào dây thép gai bao quanh những trại tù nhân chiến tranh của Bắc Triều Tiên và là những trận chiến cho lý trí và trái tim của những quân nhân Mỹ bị bắt trong các cuộc giao tranh.

Chiến tranh chính thức đi đến kết thúc vào tháng 7 năm 1953, sau khi hai bên đồng ý chia Triều Tiên thành hai quốc gia riêng biệt. Đến tháng Một năm sau, người ta đã đóng cửa các trại tù binh và trả lại tự do cho các quân nhân. Chỉ đến khi đó xung đột thứ hai mới trở nên rõ ràng.

Sau khi các trại tù binh đã bị đóng cửa, 21 người lính Mỹ đã lựa chọn ở lại Triều Tiên, đứng về phía kẻ thù đã giết hơn 30.000 đồng bào và công khai tố cáo chính đất nước mình. Gia đình, bạn bè của 21 người lính lựa chọn ở lại Triều Tiên đã rất choáng váng, nhiều ông bố bà mẹ đã nói với tạp chí Timerằng:“Tôi sẽ không tin bất cứ điều gì ngoài việc con của chúng tôi muốn trở về nhà.” Nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến Triều Tiên để đưa tin về câu chuyện và yêu cầu các nhà tâm lý học giải thích cho quyết định dường như không tưởng đó. Một vài nhà nghiên cứu gợi ý có thể Triều Tiên đã tẩy não những người lính Mỹ. Một số khác dự đoán việc sử dụng những dạng thôi miên cao cấp hoặc các loại thuốc thay đổi suy nghĩ. Tất cả đều sai.

Hiểu được chính xác những gì đã xảy ra với những người lính Mỹ giúp hé lộ cách sử dụng nguyên lý Như thể để thay đổi thế giới. Hành trình của chúng ta bắt đầu bằng chuyến đi mạo hiểm vào thế giới tâm lý của sự thuyết phục.

Đọc về tác hại của việc uống rượu đã khiến tôi từ bỏ đọc sách

Chính phủ đã bỏ ra những khoản tiền lớn để cố gắng thuyết phục người dân bỏ thuốc lá, không uống quá nhiều bia rượu và ăn những món ăn tốt cho sức khoẻ. Những chiến dịch mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp này thường dựa trên một giả thuyết: Nói với mọi người rằng lối sống của họ là không tốt và rồi họ sẽ ngay lập tức thay đổi. Hãy để cho mọi người biết, ví dụ, hút thuốc gây ung thư và mọi người sẽ thôi không châm thuốc nữa. Cho họ thấy đồ uống có cồn phá huỷ cuộc sống của họ như thế nào và họ sẽ hạn chế uống. Chỉ ra đồ ăn giàu chất béo gây tắc nghẽn bên trong động mạch ra sao và mọi người sẽ bắt đầu ăn nhiều hoa quả tươi. Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ đối với phương pháp thông minh này: hầu hết đều không có tác dụng.

Nhà soạn kịch người Allen, Andrew Maxwell, mới đây đã thực hiện một chương trình truyền hinh, trong đó ông tham gia một chuyến đi với năm người có niềm tin vững chắc về một số thuyết âm mưu liên quan đến vụ 11/9. Một trong năm người này, Rodney, chắc chắn rằng toà Tháp Đôi không bị phá huỷ bởi hai chiếc máy bay đã bị không tặc khống chế, mà thay vào đó là bị sụp đổ vì một vụ nổ được điều khiển bởi chính phủ. Một thành viên khác của nhóm, Charlotte, lại tin rằng những kẻ khủng bố không thể lái những chiếc máy bay đâm vào toà Tháp Đôi khi chúng chỉ được đào tạo hạn chế như vậy.

Maxwell đưa Rodney và Charlotte đến gặp rất nhiều chuyên gia, những người có thể đưa ra những bằng chứng thuyết phục chống lại lý thuyết âm mưu của họ. Một chuyên gia về phá dỡ giải thích, việc chuẩn bị đủ số thuốc nổ để phá huỷ những toà nhà cỡ như toà Tháp Đôi khó khăn đến mức nào. Một hướng dẫn viên hàng không chứng minh việc lái những chiếc máy bay hiện đại đối với một phi công là hết sức đơn giản. Những trải nghiệm này có làm lung lay niềm tin của Rodney và Charlotte hay không? Không hề. Cho đến tận cuối chương trình, cả hai vẫn không hề bị lay chuyển bởi những bằng chứng được đưa ra và cho biết họ sẽ tiếp tục tin rằng sự kiện 11/9 là sản phẩm của chính phủ Mỹ.

Tương tự như thế, vào năm 1997, các thành viên của giáo phái cổng thiên đường cho rằng họ sẽ sớm được đưa ra khỏi trái đất bằng một phi thuyền theo đuôi sao chổi Hale-Bopp. Vài tuần trước thời điểm Hale-Bopp được dự đoán đi vào gần Trái đất, một số thành viên đã ghé thăm một cửa hàng bán các thiết bị khoa học, mua một chiếc kính viễn vọng đắt tiền.

Qua những thấu kính công suất lớn, họ có thể nhìn thấy Hale-Bopp rất rõ, nhưng không thấy bóng dáng chiếc phi thuyền đâu. Sẽ là hợp lý nếu nghĩ rằng trải nghiệm đó sẽ khiến cả nhóm phải nghi ngờ niềm tin của mình. Thay vào đó, họ quay lại cửa hàng vào ngày hôm sau, biện minh rằng chiếc kính viễn vọng bị lỗi và đòi lại tiền.

Sẽ thú vị nếu nghĩ rằng có một điều gì đó khá đặc biệt về mối quan hệ thiếu bền vững giữa bằng chứng và niềm tin ở Rodney, Charlotte và những thành viên truy tìm đĩa bay của Giáo phái cổng Thiên đường. Mặc dù có rất ít người tin rằng chính phủ Mỹ đã phá huỷ toà Tháp Đôi, hoặc rằng có phi thuyền phía sau những ngôi sao chổi, thì chúng ta ai cũng có những niềm tin khác với một mức độ chắc chắn tương tự. Và khi phải đối mặt với những bằng chứng đi ngược lại niềm tin đó, ai cũng đều có thể thực hiện một “bài thể dục tinh thần”, giống như những người tin vào lý thuyết âm mưu hay các thành viên giáo phái đã làm. Cũng giống họ, chúng ta tìm kiếm sự đồng hành từ những người cùng tư tưởng, tránh những thông tin không ủng hộ quan điểm của ta, và đòi hỏi sự trung thực từ những người có thái độ không đồng tình. Bất chấp mong muốn được là một người suy nghĩ logic, nếu sự thật không giống với những gì chúng ta tin tưởng, chúng ta sẽ dễ dàng phớt lờ nó một cách đáng ngạc nhiên.

Chẳng hạn một cuộc khảo sát về phản ứng của công chúng trước một báo cáo khoa học chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hành động hút thuốc và bệnh ung thư. Một tỉ lệ ấn tượng 90% những người không hút thuốc lá cho biết họ thấy báo cáo thuyết phục, so với chỉ 60% số người hút thuốc có chung quan điểm này. Trong một nghiên cứu khác, đầu tiên người tham gia sẽ phải trả lời họ ủng hộ hay không ủng hộ một vấn đề quan trọng, chẳng hạn việc thay đổi khí hậu. Tiếp theo, mỗi người sẽ nhận được một số luận điểm liên quan, trong đó có một số đặc biệt đáng tin cậy (“Thay đổi khí hậu gần như chắc chắn là do hiệu ứng nhà kính”) trong khi những luận điểm khác lại cực kỳ không hợp lý (“Rất nhiều nhà khoa học đã được hối lộ để phát biểu rằng thay đổi khí hậu là có thật”). Người tham gia được yêu cầu đọc và ghi nhớ nhiều luận điểm nhất có thể. Nếu là những người có lý trí, họ sẽ nhớ cả những luận điểm hợp lý lẫn luận điểm không hợp lý. Trên thực tế lại xuất hiện một xu hướng, những người thuộc cả hai phe của cuộc tranh luận đều ghi nhớ những luận điểm hợp lý ủng hộ quan điểm của họ và cả những luận điểm không hợp lý chống lại nó.

Cách nghĩ “Tôi đã quyết định rồi, đừng lấy sự thật ra để làm tôi bối rối nữa” đã dựng nên một rào cản lớn khi chính phủ muốn thay đổi cảm xúc và lý trí của dân chúng. Cứ tiếp tục in câu “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” bằng chữ màu đen lên các bao thuốc và người nghiện thuốc sẽ vẫn tìm được cách để thuyết phục chính họ rằng châm thêm một điếu cũng không đến mức tồi tệ như thế. Nói với những người nghiện rượu nặng về tác hại của thứ đồ uống có cồn này và họ vẫn tiếp tục tin rằng họ sẽ ổn thôi. Thực hiện một chiến dịch để phổ biến tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học và những người thừa cân vẫn tiếp tục ngấu nghiến một lượng lớn bánh mỳ kẹp thịt cùng khoai tây chiên.

Nói  làm

Và sự thật còn tồi tệ hơn, khi mà đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Các nhà tâm lý học đã mất nhiều thập kỷ để tìm hiểu mối quan hệ giữa những gì mọi người nói họ sẽ làm và hành động thực tế của họ, đáng kể nhất là nghiên cứu của Leonard Bickman cùng đồng nghiệp của ông tại trường Cao đẳng Smith, Massachusetts.

Bickman muốn tìm mối liên hệ giữa niềm tin của mọi người và hành vi của họ với một thứ đơn giản như rác thải, ông đã cùng nhóm của mình tìm đến một khu phố đông đúc và hối hả, cố tình để những mẩu giấy bị vò nhàu ở những vị trí cách thùng rác vài chục cm, ngay trên lối đi của người đi bộ. Sau đó, cả nhóm đi sang phía bên kia đường và bí mật theo dõi tỉ lệ những người sẽ nhặt mấy mẩu giấy lên và bỏ chúng vào thùng rác. Hoá ra, người Massachusetts cũng không gọn gàng lắm, khi chỉ có 2% người đi bộ dừng lại, nhặt mẩu giấy lên và bỏ vào thùng rác.

Ở phần tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã dừng hàng trăm khách bộ hành sau khi họ ngó lơ rác thải vương vãi trên đường và hỏi: “Có nên coi việc dọn dẹp rác nếu nhìn thấy chúng là trách nhiệm của mỗi người, hay chỉ nên coi đó là nhiệm vụ của những người mà công việc của họ là dọn rác?” Bao nhiêu phần trăm khách bộ hành đã nói rằng mỗi người đều nên góp chút công sức vào việc giữ sạch đường phố? Chỉ 10%? 40%? Hay 60? Trên thực tế, một con số ấn tượng 94% số người cho rằng dọn dẹp rác thải là nhiệm vụ của mỗi người.

Nghiên cứu của Bickman chỉ ra rằng với rác thải, mọi người có trình độ “ba phải” rất cao, cho nên họ mới nghĩ một đằng nhưng lại cư xử một nẻo.

Rất muốn tìm hiểu xem mâu thuẫn kỳ lạ này có tồn tại trong các khía cạnh khác của cuộc sống hay không, các nhà nghiên cứu đã hướng sự quan tâm của mình vào rất nhiều chủ đề quan trọng khác, bao gồm cả đạo đức. Bạn có coi mình là một người có tư cách đạo đức không? Có nghĩa là một người thường cố gắng để làm những việc đúng đắn, giải quyết những tranh cải theo hướng công bằng, và cư xử theo đúng mô tip đạo đức? Gặp phải những câu hỏi dạng này, gần như tất cả mọi người sẽ đánh dấu vào ô “Có, đó chính là tôi”. Nhưng liệu họ có thực sự có xu hướng hành động một cách có đạo đức? Nhà tâm lý học Daniel Batson, từ Đại học Kansas, quyết định đi tìm câu trả lời.

Batson cảm thấy thích thú với việc liệu một người tự cho rằng mình có đạo đức sẽ cư xử một cách có đạo đức, hay anh ta chỉ thích cái ý tưởng tỏ ra có đạo đức mà không để tâm đến những mất mát liên quan (một hiện tượng mà Batson gọi đó là “đạo đức giả”). Trong một nghiên cứu của mình, đầu tiên Batson yêu cầu một nhóm người tham gia đánh giá đạo đức của bản thân thông qua một loạt câu hỏi. Họ có tin vào một thế giới công bằng hay không? Họ có thường làm những việc đúng đắn? Họ ích kỷ hay quan tâm đến hạnh phúc của người khác?

Một vài tuần sau, Batson mời lần lượt từng người đến phòng thí nghiệm, nhờ họ tham gia vào một nghiên cứu. Họ sẽ được cho biết là còn có một người nữa hiện tại đang có mặt ở phòng bên cạnh tham gia cùng. Rồi Batson giải thích một trong số họ sẽ nhận được chiếc vé xổ số có thể mang đến cho họ một khoản tiền thưởng rất lớn, trong khi người còn lại sẽ chỉ ngồi cộng các con số trong suốt 30 phút.

Tiếp sau đó, Batson nói rằng việc phân chia ai nhận được vé, ai phải ngồi cộng các con số sẽ được thực hiện bằng cách tung đồng xu, rồi hỏi người tham gia liệu đây có phải là cách công bằng hay không. Nếu người tham gia đồng tình, Batson sẽ giải thích rằng nếu đồng xu ngửa, tức là họ được nhận tờ vé số và danh sách các con số sẽ được dành cho người đang có mặt trong căn phòng bên cạnh. Ngược lại, nếu đồng xu sấp tức là anh ta sẽ phải ngồi cộng các con số trong khi người còn lại nhận đýợc tấm vé số.

Cuối cùng, Batson đưa đồng xu cho người tham gia, nói người đó đi ra ngoài hành lang, tung đồng xu trước khi quay lại và báo cho Batson biết nó sấp hay ngửa. Ông cũng giải thích rằng mình không thể nào biết được đó có phải là kết quả thực tế hay không, cho nên phải hoàn toàn phụ thuộc vào những gì người tham gia nói.

Kết quả nhận được hết sức lạ lùng. Theo lệ thường, đồng xu chỉ ngửa ở một nửa trường hợp. Tuy nhiên, 90% người tham gia đã quay trở lại phòng thí nghiệm với nụ cười hết cỡ, nói rằng đồng xu ngửa và đòi tờ vé số. Tóm lại, chắc chắn rằng một số lượng lớn người tham gia đã không trung thực. Liệu những người trước đó đã tự đánh giá mình là rất có đạo đức có cư xử thật thà hơn những người còn lại? Gặp phải tình huống khó khăn, ngay cả những người mà trước đó tự cho rằng mình có phẩm chất đạo đức cũng rất khó để nói ra sự thật.

Phát hiện của Batson chỉ ra rằng, dù với một thứ vững chắc và quan trọng như đạo đức thì thường niềm tin cũng không nói trước được hành vi.

Thiếu thốn sự đồng thuận

Kết quả của hai cuộc khảo sát với rác thải và đạo đức không phải là ngoại lệ. Càng ngày các nhà tâm lư học càng phát hiện ra rằng con người rất giỏi trong việc có niềm tin một đằng nhưng hành động một nẻo. Với những vấn đề liên quan đến việc thay đổi niềm tin và hành vi ứng xử, không mấy ngạc nhiên khi có rất nhiều những chiến dịch của chính phủ Mỹ phải đấu tranh để tạo được sự khác biệt, và một ví dụ điển hình là Dự án chống hút thuốc lá tại Hutchinson.

Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90, Viện ung thư quốc gia của Mỹ đã bỏ ra khoảng 15 triệu đô la để xây dựng và thực hiện một chiến dịch trên diện rộng nhằm ngăn trẻ em tìm đến với thuốc lá. Tham gia dự án nửa thí nghiệm nửa chương trình giáo dục toàn dân này có hơn 4.000 trẻ em từ hơn 20 khu vực được lựa chọn ngẫu nhiên tại Seattle đã được nhận dồn dập những thông tin có ích cho việc cai thuốc. Trong hàng tháng trời, lũ trẻ tham gia vào các buổi học đặc biệt, được cung cấp các kiểu lời khuyên có ích cho việc bỏ thuốc, bao gồm cả cách để không bị ảnh hưởng bởi áp lực từ bạn bè và phớt lờ các quảng cáo thuốc lá. Trong khi đó, 4.000 đứa trẻ từ 20 khu vực khác lại không được cung cấp những thông tin này và chúng hành động như nhóm kiểm soát.

Hai năm sau khi những học sinh này tốt nghiệp cấp ba, các nhà nghiên cứu đã tìm gặp lại và tìm hiểu xem chúng có hút thuốc hay không. Lo ngại lũ trẻ có thể không nói hết sự thật về thói quen hút thuốc của minh, nhóm nghiên cứu thậm chí còn đo lượng ni-cô-tin trong nước bọt của chúng. Kết quả bi thảm đến mức thất vọng. Chiến dịch chống hút thuốc lá có được ảnh hưởng như dự kiến không? Trong số những đứa trẻ đến từ các vùng thuộc chiến dịch, 29% hút thuốc, so với con số 28% của những đứa trẻ đến từ vùng kiểm soát. Dốc hàng triệu đô la cho một dự án để ngăn chặn bọn trẻ tìm đến với thuốc lá để cuối cùng kết quả đạt được gần như là bằng không.

Nhận thấy các cách tiếp cận truyền thống nhằm thay đổi tình cảm và tâm tríthường không mang lại kết quả, các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm kiếm những phương thức mới. Cuối cùng, một nhà tâm lý học trẻ tuổi đã có một ý tưởng hoàn toàn mới giúp thay đổi toàn bộ cục diện của ngành khoa học hành vi.

Tạo sự đồng thuận – Phần một

Vui lòng hoàn thành phiếu điều tra sau bằng cách đánh giá mỗi nhận định từ 1 (rất không đồng tình) tới 5 (rất đồng tình).

Nhận định Đánh giá

  1. Để vòi nước chảy trong khi tôi đang đánh răng 12345
  2. Tôi đi máy bay trong khi có thể bắt một chuyến 12345
    xe hoặc một chuyến tàu
  3. Các bóng đèn ở nhà và tại văn phòng của tôi 12345
    không phải là loại tiết kiệm năng lượng
  4. Tôi không bỏ rác vào các loại túi tái chế 12345
  5. Tôi ưu tiên mua đồ mới hơn là đồ cũ 12345
  6. Tôi để đèn sáng khi đã rời khỏi phòng 12345
  7. Tôirấtủng hộ ý tưởng về cuộc sống xanh 12345

Rất cảm ơn. Sẽ trao đổi nhiều hơn về vấn đề này sau.

2. TẠI SAO NÓI CŨNG LÀ TIN

Khoảng cuối thế kỷ trước, nhà xã hội học William Graham Sumner đưa ra tranh luận rằng một số niềm tin nhất định đã thâm căn cố đế trong não bộ của mọi người. Sumner gọi những niềm tin này là “theo tập tục” và tuyên bố thay đổi chúng sẽ cực kỳ khó khăn. Vào năm 1896, Toà án tối cao Hoa Kỳ được yêu cầu ra quyết định về tính hợp pháp của phân biệt chủng tộc. Rất nhiều người ủng hộ đã lập luận rằng quan niệm chủng tộc này ưu việt hơn chủng tộc khác chính là một trong những cái “theo tập tục” của Sumner, và do đó bất kỳ quy định nào chống lại nó cũng đều là vô ích. Toà án tối cao đã bị lung lay bởi những lí lẽ này và, theo đúng câu châm ngôn “phép vua thua lệ làng”, chính thức quyết định tất cả người dân Mỹ đều được tiếp cận dùng những dịch vụ công cộng, nhưng sẽ có những trang thiết bị riêng cho mỗi chủng tộc. Thực tế, trang thiết bị dành cho những người Mỹ gốc Phi thường có chất lượng kém hơn rất nhiều so với trang thiết bị dành cho những chủng tộc khác.

Từ khoảng giữa những năm 1940 trở đi, những người tham gia phong trào vận động vì Quyền công dân tại Mỹ đã đấu tranh gay gắt để xoá bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc. Đến đầu những năm 1950, một lần nữa Toà án tối cao nhận được đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của các trường học có sự phân biệt chủng tộc. Những luật sư ủng hộ sự xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc tranh luận rằng đạo luật “phân biệt nhưng công bằng” năm 1896 là trái với hiến pháp, một phần bởi vì nó tạo ra cảm giác thấp kém trong suy nghĩ của những đứa trẻ người Mỹ gốc Phi. Nhóm các luật sư này đã minh chứng cho lập luận của mình bằng các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học hành vi, trong đó có hai nhà tâm lý học Kenneth và Mamie Clark.

Trong một loạt các nghiên cứu của mình, hai anh em nhà Clark đã yêu cầu một số học sinh người Mỹ gốc Phi lựa chọn giữa hai con búp bê, một da đen và một da trắng, rồi miêu tả tính cách của con búp bê mình đã chọn. Hầu hết bọn trẻ đều thích con búp bê da trắng và dành cho nó rất nhiều những đặc tính tích cực. Hai anh em nhà Clark lập luận rằng kết quả này là minh chứng rõ ràng cho việc trường học phân biệt chủng tộc đã khiến các học sinh người Mỹ gốc Phi cảm thấy thiếu tự tin như thế nào. Những lập luận này rất có sức thuyết phục, và đến năm 1954 Toà án tối cao đã đồng tình rằng những thiết bị giáo dục riêng biệt là trái với hiến pháp. Những quy định tương tự khác cũng nhanh chóng nối gót, bao gồm quy định chống phân biệt chủng tộc trên xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác.

Trong khoảng thời gian này, nhà tâm lý xã hội học Daryl Bem còn là một sinh viên mới tốt nghiệp của Đại học Michigan. Dù ban đầu dự định học vật lý, Bem lại thấy hứng thú với tác động của phong trào vận động vì Quyền công dân tới niềm tin của công chúng, nên đã chuyển sang lựa chọn ngành tâm lý học. Bem quyết định phân tích kết quả của những cuộc điều tra về quan điểm của người Mỹ da trắng đối với việc phân biệt chủng tộc trước và sau khi có quyết định 1954 của Toà án tối cao. Các phân tích của Bem nhanh chóng giúp hé lộ một sự thật khá kỳ lạ.

Trước khi có quyết định mang tính bước ngoặt của Toà án tối cao, chỉ một tỉ lệ nhỏ những người Mỹ da trắng ủng hộ xoá bỏ phân biệt chủng tộc. Ví dụ, trong một khảo sát được thực hiện vào năm 1942, chỉ 30% người Mỹ da trắng ủng hộ hoà nhập trường học, 35% đồng tình với hoà nhập cư trú và 44% cho rằng nên xoá bỏ sự phân biệt trên các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, chỉ hai năm sau quyết định của Toà án tối cao, những tỉ lệ này đã tăng một cách đáng kể. Trong một khảo sát năm 1956, 49% ủng hộ hoà nhập tại trường học, 51% cho rằng nên hoà nhập về nơi cư trú và 60% đồng tình với xoá bỏ ranh giới trên các phương tiện giao thông.

Phong trào vận động vì Quyền công dân đã phải mất rất nhiều năm đấu tranh để mọi người ủng hộ việc xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, nhưng chỉ vài năm sau khi có quyết định của Toà án tối cao, con số những người Mỹ da trắng ủng hộ ý tưởng này đã lớn hơn trước đó rất nhiều. Háo hức tìm lời giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này, Bern đã tìm thông tin trong rất nhiều cuốn sách tâm lý học và cuối cùng đọc được tác phẩm của William James về hành vi và cảm xúc.

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần 1, theo nguyên lý Như thể, hành vi gây nên cảm xúc. Ví dụ, khi cười người ta thấy hạnh phúc, và khi nhíu mày họ thấy buồn. Bem tự hỏi liệu nguyên lư này chỉ quyết định cảm xúc của mọi người thôi, hay còn ảnh hưởng đến những gì họ tin tưởng. Theo lẽ thường thì suy nghĩ tạo nên hành vi. Chẳng hạn, hãy tưởng tượng một buổi tối bạn muốn đi ra ngoài và có hai sự lựa chọn: xem phim hoặc xem kịch. Bạn biết ḿnh thích những bộ phim hơn là những vở kịch, nên hướng về phía rạp chiếu phim. Trong ví dụ này, suy nghĩ của bạn (“Tôi thích phim hơn kịch”) đã tạo nên hành vi (đi đến rạp chiếu phim). Học tập James, Bern khiến mọi người nghĩ về vấn đề này một cách hoàn toàn khác, và đưa ra nhận định hành vi có ảnh hưởng đến những gì bạn tin tưởng. Vì vậy, nếu bạn muốn ra ngoài vào buổi tối và hơi mong muốn được đi đến nhà hát, bạn sẽ quan sát hành vi của mình và vô thức nghĩ “Đợi đã, ở đó mình sẽ xem kịch. Mình đoán là mình sẽ thích nhà hát hơn rạp chiếu phim cho xem.” Kết quả ngạc nhiên là bạn sẽ có suy nghĩ tích cực hơn về nhà hát (xem biểu đồ ở phần dưới đây).

Theo suy nghĩ thông thường, chuỗi quan hệ nhân quả sẽ là:

Tôi thích phim => Đi đến rạp chiếu phim Nguyên lý Như thể cho rằng thực tế sẽ là: Đi đến rạp chiếu phim => Tôi phải thích phim

Sự lan toả của nguyên lý Như thể vào thế giới khốc liệt của kiểm soát tư tưởng có thể lý giải vì sao quyết định của Toà án tối cao về xoá bỏ phân biệt chủng tộc có thể tạo nên một thay đổi to lớn như vậy trong suy nghĩ của người dân. Quyết định đó yêu cầu mọi người hành động như thể họ ủng hộ việc xoá bỏ nạn nhân biệt chủng tộc trong nhà trường. Việc này, ngược lại, khiến họ vô thức nghĩ “Khoan đã, mình đang cư xử như thể mình ủng hộ việc xoá bỏ phân biệt chủng tộc. Mình đoán là mình phải tin rằng sự binh đẳng giữa các chủng tộc là một ý tốt”. Kết quả là hình thành một quan điểm mới và tích cực hơn rất nhiều về xoá bỏ phân biệt chủng tộc.

Mặc dù những khảo sát trước và sau khi xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc ủng hộ nguyên lý Như thể, chúng vẫn chưa phải là bằng chứng thuyết phục bởi sự thay đổi chấn động trong quan điểm của mọi người có thể do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn sự lan toả của chiến dịch đòi Quyền công dân. Với mong muốn tìm ra câu trả lời liệu nguyên lý Như thể có thực sự ảnh hưởng đến những gì mọi người tin tưởng hay không, các nhà nghiên cứu đã rút về phòng thí nghiệm để tiến hành một loạt những thí nghiệm có hệ thống.

Ngón giữa, ngón cái, tiếp tục bước về phía trước

Nguyên lý _Như thể có sức mạnh thay đổi hoàn toàn tư tưởng của con người. Cũng chính quá trình “hành vi tạo ra niềm tin” này có thể được sử dụng để hình thành suy nghĩ của con người về rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Đã đến lúc tiến hành một thí nghiệm nhanh. Hãy giữ ngón tay cái như thể bạn đang tán thành và đọc đoạn văn sau:

Donald đang phải đối mặt với một tình huống khó khăn. Trong suốt mấy tháng vừa rồi, anh sống trong một căn hộ đi thuê và bây giờ Donald muốn chuyển đi. Hợp đồng đã hết hạn nhưng chủ nhà từ chối trả lại tiền đặt cọc. Hết lần này đến lần khác đòi lại tiền mà không được, Donald càng lúc càng thấy tức giận. Một ngày, anh mất kiểm soát, nhấc điện thoại lên và mắng chửi chủ nhà.

Bạn nghĩ gì về câu chuyện này? Bạn đồng tình với hành động của Donald trong hoàn cảnh này chứ? Giờ, hãy đưa ngón tay giữa của bạn lên, giống như khi bạn đang hét vào mặt ai đó, rồi đọc lại đoạn văn. Giờ thì bạn nghĩ gì về Donald, về hành động của anh ta?

Ở phần lớn các quốc gia phương Tây, việc chĩa ngón tay giữa về phía một ai đó thường là dấu hiệu của việc bạn không thích người đó, trong khi giơ ngón cái lại mang ý nghĩa tích cực hơn rất nhiều.

Trong mỗi hoàn cảnh, việc bạn thích hay không thích một người ảnh hưởng đến hành động của bạn. Nhưng liệu điều ngược lại có chính xác? Liệu cử chỉ của bạn có thay đổi cách nghĩ của bạn về một người hay không?

Thử nghiệm nhỏ này được dựa trên một nghiên cứu của Jesse Chandler đến từ Đại học Michigan. Chandler mời một nhóm đến phòng thí nghiệm, giải thích rằng họ sẽ tham gia vào một thử nghiệm về hành vi và ngôn ngữ. Đầu tiên, những người tham gia được yêu cầu hoặc đưa ngón giữa hoặc chĩa ngón cái và đọc đoạn văn về Donald cùng người chủ nhà của anh ta. Kết thúc câu chuyện, người tham gia sẽ đánh giá mức độ họ ủng hộ Donald. khi đọc đoạn văn với ngón giữa duỗi thẳng, mọi người cho rằng Donald là một gã hiếu chiến. Ngược lại, khi đọc câu chuyện với ngón cái hướng lên trên, những người tham gia lại thấy anh ta không quá hiếu chiến và thậm chí còn đáng yêu hơn rất nhiều.

Có thể thấy được hai hàm ý từ nghiên cứu này. Một, ở góc độ lý thuyết, kết quả này là minh chứng cho việc làm thế nào mà chỉ vài giây ngắn ngủi cư xử Như thế lại có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn về một người. Hai, ở mức độ thực tế hơn, nếu bạn đang phải cố gắng để hoà hợp với một đồng nghiệp, hãy thường xuyên giơ ngón cái với họ.

Nhưng đối với việc thuyết phục trong cuộc sống hàng ngày, đây mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi.

Trong một nghiên cứu khác, các sinh viên được yêu cầu theo dõi một cuộc thảo luận về đề xuất tăng học phí. Trong khi lắng nghe, một số sinh viên được hướng dẫn cử động đầu lên xuống (dẫn đến hành động giống như đang gật đầu đồng tình), trong khi một số khác lại lắc đầu từ bên này sang bên kia (khiến cho họ trông giống như đang lắc đầu không đồng tình với những luận điểm được đưa ra). Sau đó, người ta sẽ hỏi những sinh viên này về mức học phí hàng năm theo dự đoán của họ. Những người trước đó lắc đầu từ bên này sang bên kia đưa ra một con số thấp hơn rất nhiều những người bạn đã vui vẻ gật đầu trong suốt cuộc thảo luận. Muốn làm cho ai đó đồng tình với bạn? Thế thì khi nói chuyện hãy nhẹ nhàng gật đầu, người kia sẽ bắt chước cử động đó và cuối cùng họ sẽ thấy mình đang bị thu hút bởi cách nghĩ của bạn.

Rồi đến vấn đề liên quan đến những chiếc ghế. Trong một thí nghiệm khác, những người tham gia sẽ ngồi trên một chiếc ghế gỗ cứng hoặc trên ghế đệm mềm. Sau đó, họ sẽ được yêu cầu tham gia vào một trò sắm vai để thoả thuận về một chiếc xe ô tô cùng một người xa lạ, trước khi đánh giá về nhân cách của người lạ mặt kia. Những người tham gia ngồi trên ghế cứng tỏ ra khá cứng rắn khi thương lượng và không thích người lạ mặt. Tóm lại, rõ ràng là nội thất cứng tạo nên hành vi cứng, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các đồ đạc mềm mại bên trong ngôi nhà và văn phòng của bạn.

Tạo sự đồng thuận – Phần hai

Vui lòng hoàn thành phiếu điều tra sau bằng cách đánh giá mỗi nhận định từ 1 (rất không đồng tình) và 5 (rất đồng tình)

Nhận định Đánh giá

  1. Để không đểvòi nước chảy trong khi tôi đang đánh răng 12345
  2. Tôi hiếm khi đi máy bay nếu có thể bắt một chuyến xe hoặc một chuyến tàu 12345
  3. Rất ít bóng đèn ở nhà và tại văn phòng của tôi không phải là loại tiết kiệm năng lượng 12345
  4. Tôi bỏ rác vào các loại túi tái chế 12345
  5. Nếu có thể, tôi sẽ ưu tiên mua đồ cũ chứ không phải là đồ mới 12345
  6. Tôi không để đèn sáng khi đã rời khỏi phòng 12345
  7. Tôirấtủng hộ ý tưởng về cuộc sống xanh 12345

Bây giờ, hãy nhìn vào câu trả lời cho câu hỏi số 7. Tiếp theo, quay trở về trang 236 để xem ở phần một bạn đã trả lời câu hỏi này thế nào. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lý học Shelly Chaikentừ Đại học New York, khả năng cao là ở lần đầu tiên bạn đã cho điểm thấp hơn lần này.

Nghiên cứu của Chaiken cho thấy mối quan hệ giữa nguyên lý Như thể và niềm tin cũng có thể được áp dụng trong cách mọi người nghĩ về quá khứ. Đối tượng của phiếu điều tra ở phần đầu thử nghiệm là những khi hành động của bạn không thân thiện với môi trường, chẳng hạn như không đóng vòi nước khi đang chải răng, hay là đi máy bay trong khi có thể bắt một chuyến tàu. Ngược lại, phiếu điều tra thứ hai lại hỏi về những lần bạn cư xử “xanh” hơn, như tái chế rác thải hoặc tắt đèn khi rời khỏi phòng.

Khi trả lời những câu hỏi của phiếu điều tra số một, nguyên lý Như thể khiến mọi người có suy nghĩ, “ồ, mình không hành động như là một người thân thiện với môi trường, cho nên minh chẳng ủng hộ cuộc sống xanh”, trong khi phiếu điều tra số hai lại làm họ nghĩ: “ồ, hành động của mình có vẻ vì môi trường đấy chứ, vì thế mình phải có quan điểm ‘xanh’.”

Bằng cách gợi lại những khía cạnh cụ thể trong hành vi của mọi người trong quá khứ và ở hiện tại, những phiếu điều tra như thế này có thể được sử dụng để tạo ra, chứ không chỉ dừng lại ở việc đơn giản là đo đếm, niềm tin. 

3. BÀO CHỮA CHO HÀNH ĐỘNG

Năm 2004, một chương trinh truyền hình của Mỹ có tên 60 phút đã phát đi một bản báo cáo gây sốc về những hình thức lạm dụng khủng khiếp được áp dụng trong nhà tù Abu Ghraib của l-rắc. Theo những thông tin trong báo cáo, binh lính Mỹ đã sử dụng một loạt những phương pháp lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần, bao gồm đánh đập, cưỡng hiếp và tra khảo, cả thế giới sửng sốt khi nhìn ảnh các tù nhân bị kéo lê, bị buộc phải tin mình sắp bị xử tử bằng điện, bị bắt phải chồng đống lên nhau khi không có mảnh vải che thân. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phản ứng bằng việc đuổi một số binh lính, rất nhiều trong số này sau đó bị cáo buộc nhiều tội trạng khác nhau. Có một câu hỏi đè nặng trong tâm trí mọi người, đó là: tại sao những người lính đó lại có thể tàn bạo đến như vậy?

Một phần quan trọng của câu trả lời xoay quanh nguyên lý Như thể.

Một trong những câu truyện ngụ ngôn Aesop nổi tiếng nhất kể về một con cáo và chùm nho. Một ngày, đang thong thả tản bộ qua một vườn cây ăn quả thì bất chợt cáo nhìn thấy một chùm nho đẹp mắt treo trên cành cao ngất. Khao khát có được chùm nho, cáo ta lùi lại vài bước, lấy đà nhảy với lên. Thật không may là cáo không với tới chùm nho kia. vốn không dễ dàng bỏ cuộc, cáo cố gắng lần thứ hai và lại một lần nữa thất bại. Trong suốt buổi chiều hôm đó, cáo nhảy đi nhảy lại để mong chạm tới chùm nho nhưng lần nào cũng không thành.

Cuối cùng cáo đành bỏ cuộc, rời khu vườn mà không được miếng nào vào miệng, rồi tự thuyết phục mình rằng thật ra mình cũng đâu có muốn chùm nho đấy vì có thể nó rất chua.

Ngoài việc là nguồn gốc của thành ngữ “Nho xanh chẳng đáng miệng người phong lưu”, câu truyện còn minh hoạ hoàn hảo cho nguyên lý Như thể. Khởi đầu, cáo tin rằng những quả nho trông thật hấp dẫn, nhưng khi bắt buộc phải rời khỏi khu vườn mà chẳng có nho, cáo dần dần hình thành suy nghĩ mới và có tính chất tiêu cực về mấy quả nho. Tóm lại, cáo nhìn vào hành động của mình trước khi tạo ra những niềm tin mới để phù hợp với hành động đó.

Một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu xem liệu quá trình này có xảy ra với niềm tin của con người hay không. Ví dụ, người ta có quyết định không thích những thứ họ không thể có được, và trở nên cực kỳ thích thú với những gì trong tầm tay?

Trong một loạt các nghiên cứu, những người tham gia của một nghiên cứu được hỏi về mức độ yêu thích của mình với một số đồ vật, như máy pha cà phê, lò nướng bánh, radio di động… Tiếp theo, các nghiên cứu viên sẽ chọn ra hai đồ vật được yêu thích ngang nhau, đưa chúng cho người tham gia và bảo họ có thể chọn một trong hai như là một món quà. Đồ vật được chọn sau đó sẽ được để vào trong một chiếc hộp, buộc dây cẩn thận và đặt bên cạnh áo khoác của người tham gia. Tất cả những việc này là để người tham gia có cảm giác rằng họ có thể mang đồ vật đó về nhà (thực tế, bởi vì những nghiên cứu viên có ngân quỹ hạn hẹp nên đã “đòi lại” những “món quà” này ngay khi nghiên cứu vừa kết thúc). Cuối cùng, người tham gia được hỏi về mức độ thèm muốn hai đồ vật đó lần thứ hai.

Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn, những người tham gia cho rằng cả hai đồ vật đều hấp dẫn như nhau. Tuy nhiên, theo nguyên lý Như thể, khoảnh khắc mọi người cư xử như thể họ thích đồ vật này hơn đồ vật kia cũng là lúc họ bào chữa cho hành động của mình bằng cách tự thuyết phục bản thân rằng mình hứng thú đặc biệt với đồ vật được chọn. Kết quả của thí nghiệm khẳng định nguyên lý này – những người tham gia bất ngờ thấy đồ vật mình chọn đáng mơ ước hơn trước đó rất nhiều.

Sức mạnh của sự ấm áp

Từ khi còn rất nhỏ, chúng ta đã biết gắn cảm giác ấm áp với sự an toàn, bình yên (như là khi nghĩ đến những cái ôm xiết, đến ngọn lửa đang cháy), và liên hệ cái lạnh lẽo với sự thiếu thân thiện (như trong “đối xử lạnh nhạt”), cảm thấy ý niệm này khá thú vị, nhà tâm lý học Chen- Bo Zhong, Đại học Tây Bắc, Trung Quốc quyết định đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: liệu người ta có thực sự cảm thấy lạnh khi bị đuổi khỏi nhóm hay không? Trong một thí nghiệm của minh, Zhong tập hợp một nhóm người và yêu cầu một nửa trong số đó nhớ lại những lần họ có cảm giác bị cô lập, trong khi nửa còn lại nghĩ về những trải nghiệm khi được chấp nhận trở thành thành viên của một nhóm. Sau đó, tất cả đều được yêu cầu dự đoán nhiệt độ trong phòng lúc bấy giờ. Đáng chú ý khi những người trước đó phải nhớ về quãng thời gian một mình đã đánh giá căn phòng lạnh hơn nhiều so với những người vừa mới tưởng tượng về khoảng thời gian là thành viên của một nhóm. Có vẻ như nỗi cô đơn thực sự làm mọi người thấy lạnh hơn. Zhong tin rằng mối liên hệ giữa cảm giác ấm áp và mức độ hoà nhập xã hội có thể xuất hiện từ rất sớm và những đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ ôm ấp sẽ có cảm giác ấm áp về thể chất.

Biết rằng người cô đơn sẽ thấy lạnh, nên theo nguyên lý Như thể, làm mọi người thấy ấm áp sẽ giúp họ trở nên thân thiện hơn. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lý học của trường Đại học Colorado, Lawrence Williams, cho thấy trường hợp này là có thật. Trong thí nghiệm của Williams, người tham gia nhận được một ly cà phê nóng hoặc một cốc nước lạnh, rồi được yêu cầu đọc đoạn mô tả ngắn về một người lạ, sau đó đưa ra nhận xét về tính cách của người này. Những người trước đó nhận được ly cà phê nóng cảm nhận nhân vật của đoạn văn thân thiện hơn rất nhiều so với đánh giá của những người vừa phải cầm trong tay cốc nước lạnh ngắt.

Hàm ý ở đây đã rõ ràng – nếu muốn kết bạn với ai đó, hãy bỏ qua những ly cocktail lạnh giá trong một quán bar có máy lạnh, thay vào đó lựa chọn thưởng thức một cốc trà nghi ngút khói cạnh một bếp lửa đang reo.

Hiệu ứng này còn xuất hiện ở rất nhiều tình huống khác. Hãy tưởng tượng, một ngày bạn đi ra cửa hàng tìm mua một chiếc áo khoác mùa đông và nhìn thấy cả một dãy toàn những chiếc áo rất đẹp. Chiếc nào cũng hấp dẫn và bạn mất hàng giờ để chọn lựa. Tuy nhiên, giây phút bạn đưa thẻ tín dụng của mình cho nhân viên thu ngân cũng là lúc bạn tự bào chữa cho hành động của mình bằng cách nghĩ ra tất cả những lý do để chiếc áo bạn chọn tốt hơn những chiếc còn lại trên móc rất nhiều. Vậy là chỉ trong khoảnh khắc, hành động đã giúp hình thành một niềm tin mới và giờ thì bạn chắc chắn rằng mình đã quyết định đúng. Thật không may, hiệu ứng này còn có thể là nguyên nhân của sự tự tin thái quá, khiến cho các chính trị gia cứ cố theo đuổi một chính sách không thành công, các công ty tiếp tục quảng cáo cho những sản phẩm lỗi và các nhà đầu tư tiếp tục rót tiền vào những sáng kiến chẳng có gì độc đáo.

Nguyên lý Như thể không chỉ giải thích cho việc hành vi của con người có thể khiến họ trở nên quá tự tin. Nó còn là câu trả lời cho sự xuất hiện của một vài hiệu ứng đáng ngạc nhiên khi người ta quyết định làm một việc mà thực tâm không muốn làm.

Vào những năm 1960, nhà tâm lý học Jack Brehm đến từ Đại học Duke, Mỹ, đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu nguyên lý Như thể có thể được áp dụng để thay đổi thái độ đối với rau xanh của trẻ em hay không. Đầu tiên, Brehm nhờ 50 đứa trẻ đánh giá mức độ yêu thích của chúng với từng loại rau xanh được liệt kê trong một danh sách rất dài. Vài tuần sau đó, Brehm nói với bọn trẻ mình muốn biết quan niệm về rau xanh của chúng có thay đổi sau khi ăn rau hay không, và nhờ chúng nếm thử một loại được lựa chọn ngẫu nhiên. Thực ra, việc lựa chọn đó không hề ngẫu nhiên, bởi Brehm đã cố tình lấy đúng loại rau bọn trẻ không thích.

Từng đứa sẽ nhận được một phần rau chúng vẫn ghét bỏ, nếm thử và được yêu cầu ăn rau đó ba lần mỗi tuần, trong vòng vài tuần. Một tháng sau, Brehm tìm đến bọn trẻ, đưa cho chúng một danh sách rau xanh rất dài, và lại nhờ chúng đánh giá từng loại có trong danh sách đó. Nếu theo nguyên lý Như thể, bọn trẻ đã thấy chính mình ăn rau nên sẽ cố biện minh cho hành động này bằng cách thuyết phục bản thân tin rằng mình cũng khá thích loại đồ ăn này. Đây thật sự là những gì đã xảy ra. Thông điệp từ nghiên cứu của Brehm đã rõ – thuyết phục một người làm việc họ không thích, và thường là người đó sẽ biện minh cho hành động đó bằng cách thuyết phục chính mình rằng thật ra thì nó cũng không quá tồi.

Hiện tượng kỳ lạ này giúp giải thích tại sao việc lập pháp lại thường dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quan niệm của người dân. Khi hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng bị cấm ở Anh, rất nhiều người nghiện đã cảm thấy thật khó khăn để bật lửa lên, và rồi bắt đầu có tư tưởng phản đối hút thuốc. Tương tự như thế, khi chính phủ Anh ra điều luật bắt buộc mọi người phải thắt dây an toàn khi lái xe, các cuộc điều tra cho thấy nhiều người đã bắt đầu tin rằng đây là một ý kiến hay. Ở mỗi trường hợp, nguyên lý Như thể cho thấy hành vi của mọi người đã khiến họ có những niềm tin nhất định.

Tuy nhiên, dù một số thay đổi có thể là tích cực, nhưng đôi khi còn có cả đau đớn và sợ hãi.

Vài năm trước, nhà tâm lý học David Giass, từ Đại học bang Ohio, đã tiến hành một thí nghiệm rất đáng chú ý. Giass mời từng người đến phòng thí nghiệm của mình và giới thiệu họ làm quen với một người khác cùng tham gia (thực tế là cộng sự của David). Hai người sau đó có vài phút để nói chuyện với nhau trước khi được yêu cầu trả lời một số câu hỏi về người bạn mới quen, như có đưa người đó vào danh sách bạn bè thân thiết không, và liệu có đồng ý ở chung phòng cùng người này không.

Bước tiếp theo, đúng như truyền thống lâu đời của những thí nghiệm về tâm lý, ngýời tiến hành thí nghiệm cho biết cả hai sẽ cùng tham gia một nghiên cứu, trong đó một ngýời phải cố gắng ghi nhớ một danh sách từ khá dài, ngýời còn lại có nhiệm vụ chích điện mỗi lần người kia mắc lỗi. Người tiến hành thí nghiệm tung đồng xu để phân chia nhiệm vụ, và tất nhiên, có thể bạn cũng đã đoán ra, người tham gia thí nghiệm thực sự được giao việc chích điện. Tiếp theo, người này được đưa vào phòng có bảng điều khiển máy sốc điện trong khi người cộng sự đi vào phòng bên cạnh.

Hai phòng được kết nối với nhau bằng một hệ thống giúp người tham gia có thể nghe được người cộng sự từ phòng bên kia. Mối khi người này mắc lỗi (hoá ra lại rất thường xuyên), người tham gia cứ nghĩ mình đang chích một dòng điện 100 vôn (nhưng thực tế, điện đã bị ngắt và người cộng sự đang ngồi ở phòng bên cạnh thưởng thức bánh Sandwich).

Sau khi đã thực hiện rất nhiều cú sốc điện, người tham gia được hỏi về cảm giác sau việc làm vừa rồi, đồng thời đánh giá lại mức độ yêu thích dành cho người cộng sự kia. Họ có thể đã nghĩ mình là một người tồi tệ, hoặc chỉ là đang làm theo mệnh lệnh mà thôi. Tuy nhiên, hầu hết đều chần chừ không muốn tự nghĩ xấu về bản thân, thay vào đó tự bào chữa cho hành vi của mình bằng cách nhận xét người cộng sự cuối cùng lại không phải là một người tốt, và vì thế xứng đáng bị sốc điện. Giống như nguyên lý Như thể dự đoán, những người tham gia đã hình thành một tư tưởng mới dựa vào hành vi của mình. Trong trường hợp này, họ hành động như thể không thích một người để cuối cùng tin rằng người đó không đáng yêu và đáng bị trừng phạt.

Mở đầu phần này, tôi đã mô tả những người lính Mỹ hành hạ tù nhân trong nhà tù Abu Ghraib ở Iraqnhư thế nào. Đến đây, nghiên cứu của Glass chính là minh hoạ cho việc nguyên lý Như thể, giúp giải thích sự hình thành tính cách hung bạo.

Nếu một lính canh với lòng tự tốn cao thực hiện một sự trừng phạt nhỏ nhưng bất hợp pháp với tù binh, người lính đó có thể thuyết phục chính mình rằng tù binh kia là một người xấu và xứng đáng bị trừng phạt như vậy. Suy nghĩ này sau đó có thể khiến anh ta tin mình có lí do chính đáng để hành hạ tù binh nhiều hơn, và đến lượt những hành hạ này lại khiến họ tin người tù binh xứng đáng để phải chịu những hình phạt thậm chí là nặng hơn. Nếu tình trạng này không bị ngăn chặn thì qua thời gian nó sẽ tự nuôi lớn chính mình, kết quả là vượt khỏi tầm kiểm soát và tạo ra những dạng hành vi gây rung động trong nhà tù Abu Ghraib.

Thật may, không phải tất cả các nghiên cứu về ảnh hưởng của nguyên lý Như thể tới suy nghĩ của mọi người đều có kết quả ảm đạm như vậy. Ở khía cạnh tích cực, các nghiên cứu này đã chỉ cho chúng ta thấy cách sử dụng nguyên lý để đưa mọi người lại gần nhau hơn, thậm chí là để cứu mạng sống của mọi người.

Uy tín, sự đồng cảm và nguyên lý Như thể

Vui lòng đánh giá mức độ bạn đồng tình với những nhận định sau bằng cách cho điểm từ 1 (rất không đồng tình) đến 5 (rất đồng tình).

Nhận định Đánh giá

  1. Tôi thườnggõnhịp chân mỗi khi nghe nhạc 12345
  2. Tôi thấy buồn khi nhìn ai đó cô đơn 12345
  3. Tôi thích được ôm mọi người 12345
  4. Tôi rất quan tâm đến động vật 12345
  5. Tôi thấy làm mọi người cười thật là dễ 12345
  6. Tôi sẽ nhanh chóng cảm thấy lo âu nếu những người xung quanh căng thẳng 12345
  7. Tôi thấy rất dễ đê được một ai đó chú ý 12345
  8. Tôi thường khóc khi xem một bộphimlãng mạn hoặc nghe một bài hát về tình yêu 12345
  9. Mọi người thường mô tả tôi là linh hồn của buổi tiệc 12345
  10. Tôi thích cảm giác đưa quà cho mọi người và ngắm nhìn khuôn mặt họ khi họ đang chăm chú bóc quà 12345

Đề nghị mọi người kể ra một nhân vật có uy tín, thì những cái tên như Martin Luther King, NelsonMandela, John F. Kennedy và Barack Obama sẽ thường được nhắc đến. Tuy nhiên, nếu hỏi vì sao những người này lại có nhân tố X thì họ sẽ phải vật lộn để định nghĩa nhân tố khó nắm bắt này. Chúng ta thường bắt chước biểu hiện khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của những người xung quanh. Quá trình này xảy ra một cách vô thức, tự động, và chỉ trong nháy mắt. Nhìn thấy một người đang mỉm cười, và hai khoé miệng của bạn cũng bắt đầu dịch về phía hai tai. Tương tự như vậy, nếu bạn bắt gặp một cái nhíu mày, hai hàng lông mày cũng bắt đầu nhăn lại. Quá trình này cho phép cảm xúc lan từ người này sang người kia, hay chính là thúc đẩy sự cảm thông, chia sẻ trong nhóm.

Một số người có khả năng bẩm sinh sử dụng khuôn mặt, cơ thể và giọng nói để dẫn dụ cảm xúc của bản thân sang những người khác. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà tâm lý Howard Friedman, Đại học California, chỉ ra rằng những người này được coi là có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Họ có thể khiến những người xung quanh có cùng niềm đam mê, cùng năng lượng mà họ đang cảm thấy, thường là tạo nên một làn sóng lây lan cảm xúc truyền từ người này sang người khác. Quá trình này có thể làm cho cả một căn phòng trở nên tràn đầy sinh lực hoặc làm sững sờ hàng nghìn khán giả. Những diễn giả có sức ảnh hưởng thường phớt lờ các phương pháp thuyết phục thông thường, họ làm mọi người cảm thấy chứ không đơn giản là hiểu ra, và do đó tác động trực tiếp đến trái tìm.

Tương tự như thế, có những người rất giỏi “nắm bắt” cảm xúc của người khác. Trong một thí nghiệm được thực hiện bởi Per Andréasson đến từ Đại học Uppsala, Thuỵ Điển, một nhóm người tham gia được yêu cầu đánh giá sự đồng cảm của chính mình trước khi xem những bức ảnh của những người hạnh phúc và cả những người không hạnh phúc. Khi những người có khả năng đồng cảm cao nhìn vào một khuôn mặt hạnh phúc, các cơ xung quanh miệng họ bất ngờ hoạt động. Ngược lại, những ai trước đó tự đánh giá khả năng đồng cảm của mình là thấp lại hầu như không có phản ứng gì. Tương tự, khi những người tham gia có khả năng đồng cảm cao nhìn vào một khuôn mặt giận dữ, ngay lập tức họ nheo mắt, trong khi những người có ít sự đồng cảm lại giữ nguyên một khuôn mặt nghiêm nghị. Bằng cách cư xử như là mình đang trải nghiệm chung cảm giác với những người xung quanh, người có sự đồng cảm cao sẽ như đang cảm thấy chính nỗi đau hay niềm hạnh phúc của người khác.

Phiếu điều tra mở đầu phần này chính là để đo khả năng bạn gửi và nhận cảm xúc. Để tìm hiểu phạm vi ảnh hưởng của minh, hãy cộng điểm của các câu hỏi lẻ (Các câu 1, 3, 5, 7 và 9). Còn để đánh giá phạm vi thấu hiểu, hãy làm tương tự với các câu hỏi chẵn (2,4, 6, 8 và 10).

Tầm ảnh hưởng:

Tổng điểm từ 5 đến 15 được đánh giá là thấp, từ 16 đến 25 là cao.

Khả năng thấu hiểu:

Tổng điểm từ 5 đến 15 được coi là thấp, từ 16 đến 25 là cao. 

4. TỪ HÀNH ĐỘNG ĐẾN KẾT NỐI

Muzafer Shérif sinh năm 1906 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Khi còn là một cậu bé, ông đã phải chứng kiến những hành động tàn bạo của quân đội Hy Lạp trong suốt chiến tranh Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh sợ trước cảnh tượng những người dân Thổ Nhĩ Kỳ vô tội bị cướp bóc, bị hãm hiếp và bị giết, Shérif mong muốn tìm ra nguyên nhân tại sao con người đôi lúc lại có thể hành động man rợ như vậy. ông đăng ký một khoá học về tâm lý, sau đó đến Mỹ tiếp tục học tại Harvard để rồi có một sự nghiệp học hành rất thành công.

Trong khoảng thời gian học tập tại Mỹ, Shérif đã thực hiện một thí nghiệm gây tranh cãi để tìm lời giải thích cho một trong những cảnh tượng rùng rợn nhất mà ông đã chứng kiến khi còn nhỏ. Tiến hành thí nghiệm, ông đã vô tình có một bài kiểm tra ấn tượng về việc liệu nguyên lý Như thể có thể được sử dụng để đưa mọi người đến gần nhau hơn hay không.

Việc mà Shérif cần làm đầu tiên là tìm những tình nguyện viên không có chút nghi ngờ nào để tham gia thí nghiệm.

Shérif đi khắp các sân chơi trường học, bí mật theo dõi những cậu học sinh 12 tuổi. Đối tượng ông đang tìm là những đứa trẻ có tâm lý ổn định, nổi tiếng vừa phải, và có trí tuệ trung bình. Mối khi nhìn thấy một cậu bé có vẻ đáp ứng được các yêu cầu này, Shérif sẽ ngay lập tức kiểm tra hồ sơ học tập của học sinh đó để đảm bảo nó không dễ nổi cáu và tham gia đầy đủ các buổi học. Qua thời gian, khi đã có một danh sách khá dài, Shérif chuyển sang bước tiếp theo của quá trình chọn lọc.

Ổng sắp xếp để gặp bố mẹ của các cậu bé, giải thích với họ ý định của mình và hỏi liệu họ có đồng ý để con trai tham gia vào một thí nghiệm tâm lý trong ba tuần hay không. Cuối cùng, ông đã tập hợp được một nhóm gồm 22 tình nguyện viên.

Không ai trong số chúng biết mình sắp sửa tham gia vào một dự án nghiên cứu. Thay vào đó, chúng chỉ biết mình đã được lựa chọn để tham dự một trại hè.

Bước tiếp theo là xây dựng một thế giới nhân tạo, nơi Shérif có thể điều khiển, quản lý nhóm học sinh được lựa chọn kỹ lưỡng của mình. Sau khi xem xét rất nhiều những địa điểm tiềm năng, cuối cùng ông cũng tìm thấy một công viên biệt lập tại Oklahoma. Công viên này cách thị trấn gần nhất khoảng 64 km, bao gồm một khu rừng rộng khoảng 80 hecta. Cách xa cuộc sống văn minh, đây chính là địa điểm lý tưởng cho dự án của Shérif.

Hai khu vực cắm trại được ngăn cách với nhau bởi cây cối rậm rạp. Ở mỗi phía tại công viên đều có một khu phòng ngủ, một phòng ăn, một bể bơi và một hồ nước. Hai khu trại có một con đường chung dẫn đến sân bóng chày rất rộng.

Sherit chia ngẫu nhiên các cậu bé thành hai nhóm và chở đến hai khu cắm trại riêng biệt, đảm bảo rằng không nhóm nào biết về sự tồn tại của nhóm kia.

Trong suốt tiến trình của thí nghiệm, Shérif đóng vai người trông coi công viên và nhóm nghiên cứu của ông có mặt ở đó với vai trò là các điều phối viên của kỳ cắm trại. Mặc dù họ luôn tỏ ra không quan tâm đến những gì đang xảy ra, nhưng thực tế Shérif và các cộng sự đã lưu lại vô số ghi chú về hoạt động hàng ngày của lũ trẻ, bí mật thu âm những cuộc nói chuyện của chúng và chụp hơn một nghìn bức ảnh.

Trong phần đầu của thí nghiệm, Shérif muốn các thành viên của mỗi nhóm gắn bó với nhau hơn, nên đã sắp xếp để chúng tham gia vào rất nhiều hoạt động chung, bao gồm leo núi, chơi bóng chày và bơi lội. Ông cũng đề nghị từng nhóm đặt tên đội và sáng tạo cờ hiệu riêng. Nhóm một tự gọi mình là “Những anh chàng tài ba”, trong khi nhóm kia lựa chọn cái tên “Những chú đại bàng”.

Kế hoạch của Shérif thực sự có tác dụng, và chỉ sau một vài ngày 20 đứa trẻ xa lạ đã tạo nên hai tập thể gắn bó khăng khít. Hài lòng với kết quả này, ông quyết định tiến hành giai đoạn hai: tạo cảm giác căm ghét.

Vào một buổi sáng đã định trước, nhóm nghiên cứu viên nói với “Những anh chàng tài ba” về sự tồn tại của “Những chú đại bàng” và ngược lại. Trước đó, cả hai nhóm đều hào hứng với những trận bóng chày, với suy nghĩ chỉ nhóm mình sử dụng sân bóng này và coi nó như là một phần của lãnh thổ của nhóm. Nhóm nghiên cứu quyết định lợi dụng tình huống này để tạo cảm giác cạnh tranh, do đó đã nói với “Những chú đại bàng” rằng “Những anh chàng tài ba” cũng sử dụng sân bóng và ngược lại. Cả “Những chú đại bàng” và “Những anh chàng tài ba” đều cảm thấy bị đe doạ và cho biết chúng muốn thi đấu với nhóm còn lại. Nhóm nghiên cứu đưa ra gợi ý về một cuộc chiến hoặc một trận thi đấu bóng chày, đồng thời cho biết sẽ trao huy chương và kỷ niệm chương cho đội chiến thắng.

Ngày hôm sau, cả hai nhóm đồng ý sẽ phân chia thắng bại bằng một trận bóng chày. Sự việc đã kích thích testosterone [6] trong bọn trẻ ngay từ khi mới bắt đầu. “Những chú đại bàng” vừa vẫy cờ vừa hát những câu hát hăm doạ lấy từ bộ phim Dragnet. Ngay khi trận đấu vừa mới bắt đầu, “Những chú đại bàng” bắt đầu hát “Cầu thủ phát bóng của bọn tao giỏi hơn bọn mày”, kết quả là “Những anh chàng tài ba” buộc phải khởi xướng trò gọi tên. Nổi điên với những biệt hiệu như “Béo ú” và “Đồ mập lùn”, “Những chú đại bàng” đáp trả bằng việc lôi ra vài que diêm và phóng lửa về phía lá cờ của “Những anh chàng tài ba”. Có thể hiểu được cảm giác bực bội của “Những anh chàng tài ba”, và cả nhóm đã quyết định quay về nơi ở của mình để tiến hành một cuộc tấn công vào khu trại của “Những chú đại bàng”.

10 giờ 30 phút tối hôm đó, “Những anh chàng tài ba” quệt sơn màu tối lên mặt và tay của mình để thực hiện tấn công du kích vào khu vực của “Những chú đại bàng”. Vài phút sau, “Những chú đại bàng” bị đánh thức bởi âm thanh những chiếc giường bị dịch chuyển và tiếng màn chống muỗi bị xé toạc từ bên ngoài cửa sổ. Quá tức giận, chúng lên kế hoạch tổ chức tấn công lại vào đêm hôm đó, nhưng nhóm nghiên cứu đã chặn lại khi thấy “Những chú đại bàng” định sử dụng cả đá và vũ khí. Rất láu cá, “Những chú đại bàng” đồng ý huỷ bỏ cuộc tấn công, nhưng thay vào đó chúng tổ chức vào sáng ngày hôm sau. Tự trang bị gậy và gậy đánh bóng, chúng lục lọi nơi ở của “Những anh chàng tài ba”, sau đó quay trở về khu vực của mình nhét đầy đá vào trong tất, chuẩn bị cho cuộc tấn công trả đũa.

Chỉ sau vài ngày, địa điểm trước đó vốn rất yên bình bỗng chốc giống với khung cảnh trong tiểu thuyết Chúa tể loài ruồi [7] của William Golding. Dù quá trình chọn lọc tì mẩn của Shérif trước đó đã loại bỏ những cậu bé có xu hướng tâm thần không ổn định, tuy nhiên, đến lúc này ông cũng phải chấp nhận sự thật rằng bất cứ ai nếu chứng kiến những gì bọn trẻ làm vào thời điểm này của thí nghiệm sẽ đều có chung kết luận, đây là “những đứa trẻ xấu xa, hư hỏng và độc ác”.

Làm thế nào sự thay đổi “ngoạn mục” này có thể xảy ra? Thí nghiệm của Shérif được xây dựng để trả lời cho câu hỏi, liệu một số hoàn cảnh nhất định có sức mạnh biến những người vốn điềm tĩnh trở nên hung hăng hay không. Trước đó, ông cũng đã tìm hiểu về những hành động tàn ác của quân đội Hy Lạp trong suốt thời gian xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ và đi đến kết luận phần lớn sự hung hăng bắt nguồn từ ý thức về bản sắc mạnh mẽ và sự đấu tranh để giành nguồn tài nguyên hạn chế. Để kiểm tra tính chính xác của giả thuyết này, Shérif đã tạo ra một mô hình ở quy mô nhỏ bằng cách làm cho các cậu bé gắn bó với nhau trước khi đấu tranh để giành quyền sở hữu sân bóng. Mọi việc trở nên hỗn loạn quá sức tưởngtượng khi mâu thuẫn nhanh chóng leo thang bằng hàng loạt các hành động ăn miếng trả miếng. Shérifcho rằng dù xung đột có nguyên nhân liên quan đến đất đai, quyền lực, tiền bạc, hay công việc thì một quy trình tương tự cũng sẽ nhanh chóng khiến cho một nhóm đối đầu với nhóm còn lại.

Bối rối bởi mức độ hung hăng được tạo ra do thử nghiệm của mình, Shérif quyết định tiến hành giai đoạn cuối của nghiên cứu: tạo sự gắn kết.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đề nghị bọn trẻ mô tả một số thành viên cụ thể thuộc nhóm của chúng và một số thuộc phe bên kia. Các cậu bé có xu hướng mô tả thành viên của nhóm mình dũng cảm và can trường, trong khi các bạn thuộc nhóm còn lại hèn hạ và không đáng tin cậy.

Ý định ban đầu của Shérif là sử dụng phương pháp dội bom thông tin để thay đổi suy nghĩ của bọn trẻ về đối phương. Ông yêu cầu cả hai nhóm tham gia vào các buổi lễ ngày Chủ nhật, nhờ mục sư kêu gọi sự tha thứ, hợp tác và tình yêu thương lẫn nhau. Bọn trẻ lặng lẽ rời buổi lễ và chỉ sau vài phút lại tổ chức các cuộc tấn công.

Khi chiến dịch dội bom thông tin thất bại, Shérif quyết định lựa chọn một cách tiếp cận mới và chờ đợi kết quả khi bọn trẻ bị bắt buộc phải giúp đỡ nhau.

Khi cảm nhận có mối liên hệ với một người khác, mọi người thường sẽ hành động cùng nhau. Những người có cùng niềm tin tôn giáo tập trung để cùng cầu nguyện, các đoàn quân diễu hành theo nhịp, người hâm mộ thể thao cổ vũ cho đội tuyển của họ, và những người tham dự một cuộc mít tinh chính trị vỗ tay hoan nghênh các bài phát biểu. Nhưng liệu cư xử như thể bạn là một phần của nhóm có thể giúp kết nối mọi người với nhau?

Để tìm câu trả lời, Shérif đã dựng nên một loạt các tình huống khẩn cấp cần đến sự chung vai của cả “Những anh chàng tài ba” lẫn “Những chú đại bàng”. Trong một tình huống, cả hai nhóm nhận được thông tin kẻ xấu đã phá huỷ hệ thống cung cấp nước và chúng cần phải hợp sức để giải quyết. Thực tế, không có kẻ xấu nào cả, chính nhóm nghiên cứu đã để hai tảng đá to ở một khu vực của nguồn nước, cả hai nhóm đều thấy chúng cần nước uống, do đó đã hợp tác để dời hai tảng đá đi.

Trong một tình huống khác, một “điều phối viên của kỳ trại hè” (thực tế là một thành viên của nhóm nghiên cứu) cho biết sẽ lái xe đến thị trấn gần nhất để mua đồ ăn ngon cho cả hai nhóm. Bỗng nhiên chiếc xe giở chứng và cả hai nhóm đã phải hợp sức để làm cho xe nổ máy.

Kết quả đạt được rất đáng chú ý. Chỉ sau vài ngày, sự thù oán giữa hai nhóm đã gần như tan biến hết và giữa hai nhóm bắt đầu có sự gắn kết. Vào đêm cuối cùng của dự án, một thành viên của “Những chú đại bàng” đã lôi ra cây đàn ghi-ta Hawaii và chơi một bài tặng “Những anh chàng tài ba”. Ngược lại, một Anh chàng tài ba có màn biểu diễn bắt chước chú vịt Donald mà theo như ghi chú của Shérif, “… màn trình diễn đã được nhiệt tình đón nhận”.

Kết quả đạt được ở phần cuối cùng trong thí nghiệm xuất sắc của Shérif là bằng chứng cho việc nguyên lý Như thể có khả năng thay đổi suy nghĩ của con người về những người xung quanh theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Bắt buộc hai nhóm phải hợp tác với nhau cũng chính là giúp cả hai nhóm nhìn nhận nhau với thái độ tích cực hơn.

Được truyền cảm hứng từ thành công của những thí nghiệm dạng này, một nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu hiệu ứng này có thể được sử dụng trong thế giới thực để mang bọn trẻ đến gần nhau hơn.

Hãy đến gần nhau

Mong muốn một nhóm người nhanh chóng có sự kết nối và tin tưởng vào cùng một vấn đề? Hãy khiến họ hành động cùng nhau.

Vài năm trước, Scott Wiltermuth và Chip Heath đến từ Đại học standtord tập trung các nhóm gồm ba sinh viên. Một vài nhóm được yêu cầu đi dạo xung quanh khu vực trường, trong khi các nhóm khác được lập thành những đội quân nhỏ để đi diễu hành theo nhịp trên cùng một lộ trình, ở một giai đoạn khác của thí nghiệm, một số nhóm được yêu cầu nghe quốc ca và các nhóm còn lại hát và di chuyển theo nhạc. Sau đó các sinh viên này được đề nghị tham gia vào một trò chơi và có thể lựa chọn giữa giúp đỡ hoặc cản trở một người khác. Những sinh viên thuộc các nhóm đi diễu hành theo nhịp và hát đồng thanh nhanh chóng kết nối với nhau, đồng thời có xu hướng giúp đỡ nhau rõ ràng hơn rất nhiều so với những sinh viên còn lại. Những người đã kết nối với nhau thường hành động cùng nhau. Tương tự như thế, hành động cùng nhau giúp kết nối mọi người.

Người đàn ông xếp hình

Khoảng đầu những năm 1970, nhà tâm lý học Eliiot Aronson từ Đại học Texas, nhận được liên lạc từ một thầy giám thị của một trường học địa phương. Người này cho biết có rất nhiều trường học ở Austinđã xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, do đó đây là lần đầu tiên học sinh từ rất nhiều các tầng lớp khác nhau cùng ngồi trong một phòng học. Thật không may, cảm giác ngờ vực vốn đã thâm căn cố đế giữa các tầng lớp xã hội khác nhau đã tạo nên một bầu không khí thù địch và thậm chí là cả bạo lực.

Thầy giám thị hỏi liệu Aronson có thể làm gì đó để giúp giải quyết tình hình này hay không. Aronsonđến thăm một vài trường học và cảm nhận được không khí cạnh tranh mạnh mẽ giữa các học sinh. Cũng giống như cách mà Sherit đã tạo ra xung đột giữa hai nhóm do ông lựa chọn, ở đây các giáo viên đang vô tình khuyến khích học sinh trong lớp của mình cạnh tranh để giành điểm cao. Nghĩ ngay đến những gì Shérif đã làm để các cậu bé bướng bình chung sức cùng nhau, Aronson sáng tạo ra một kiểu học mới mà sau này được biết đến với tên “Phương pháp xếp hình”.

Hãy tưởng tượng một giáo viên muốn lớp của mình học về cuộc đời và tư tưởng của Martin LutherKing. Đầu tiên, người giáo viên đó sẽ chia lớp thành các nhóm năm hoặc sáu học sinh, với điều kiện nhóm nào cũng có sự đa dạng về giới tinh, tầng lớp và lực học. Tiếp theo, chia bài học thành nhiều phần khác nhau. Trong trường hợp là bài học về Martin Luther King, có thể bao gồm các phần như thông tin về thời tho ấu, ảnh hưởng của những người lãnh đạo khác trong cuộc đời của ông, những hành động phản kháng đầu tiên, con đường quyền lực, âm mưu ám sát và di sản ông để lại.

Mỗi học sinh trong từng nhóm sẽ được phân công chỉ học một phần trong số các thông tin này. Sau khi đã dành ra một khoảng thời gian để tự tìm hiểu, những học sinh với cùng một nhóm thông tin sẽ ngồi lại với nhau. Từng nhóm mới này sẽ thảo luận về những gì chúng mới học được. Ví dụ, học sinh của một nhóm sẽ chia sẻ với nhau thông tin về thời thơ ấu của Martin Luther King trong khi nhóm khác lại thảo luận về những di sản ông để lại. Sau khi phần thảo luận này kết thúc, cả lớp lại trở về với nhóm ban đầu của mình, từng người sẽ kể lại với những bạn khác trong nhóm về những gì mình đã tìm hiểu được. Vào cuối buổi học, giáo viên sẽ đưa ra một bài đố ngắn để học sinh biết được chúng đã học được và chưa học được gì.

Aronson giới thiệu Phương pháp xếp hình vào rất nhiều các lớp học được lựa chọn ngẫu nhiên. Mặc dù thời gian sử dụng cho phương pháp này ở các lớp học chưa lớn, nhưng các học sinh ở đây đã nhanh chóng ít định kiến hơn, và cũng tự tin hơn trước rất nhiều. Không chỉ có thế, tần suất nghỉ học không lý do của những học sinh này giảm hẳn và chúng cũng thể hiện tốt hơn ở các kỳ thi cuối năm.

Trong cuốn sách chuyên đề về tâm lý học xã hội có tên The Social Animal (Động vật xã hội), Aronsonđã đưa ra thảo luận về tác động của Phương pháp xếp hình tới một học sinh người Mỹ gốc Mexico tên là Carlos. Vào thời điểm thí nghiệm được thực hiện, Carlos không nói sõi tiếng Anh và những năm học trong một môi trường có chất lượng thấp và phân biệt chủng tộc khiến cậu bé trở nên nhút nhát và dễ sợ hãi. Khi sử dụng Phương pháp xếp hình, Carlos bắt buộc phải nói chuyện với các bạn trong nhóm. Lắp bắp mãi mới nói hết được những thông tin cần thiết, bạn bè bắt đầu chế nhạo cậu bé. Khi một người thuộc nhóm nghiên cứu của Aronson biết được chuyện này, cô đã nhấn mạnh với cả nhóm sự cần thiết của việc hợp tác, và chỉ ra rằng giúp đỡ Carlos là một việc cần thiết nếu chúng muốn làm bài tốt ở kỳ thi sắp tới. Chỉ sau vài tuần, nhóm của Carlos đã trở thành những người phỏng vấn có kỹ năng tuyệt vời trong việc đưa ra những câu hỏi có ích và gợi ý cho những câu trả lời rõ ràng. Tóm lại, chúng đang cư xử như thể chúng quý Carlos và cậu bé nhanh chóng trở thành một phần của nhóm. Kết quả là sự tự tin và kết quả học tập của cậu bé đã được cải thiện.

Rất nhiều năm sau, Carlos tình cờ đọc được cuốn sách của Aronson và nhận ra chính mình trong đó. Thời điểm đó, Carlos vừa mới được nhận vào Khoa Luật của Harvard. Cậu bé hồi tưởng lại chuyến viếng thăm của Aronson đến trường học của mình (“ông rất cao… râu tốt và rậm rạp, ông hài hước và làm cho tất cả chúng tôi đều cười”) và Phương pháp xếp hình đã biến kẻ thù thành bạn như thế nào. Ở phần cuối, Carlos đã giải thích tại sao mình lại viết cho Aronson:

Mẹ cháu kể lại rằng lúc mới sinh ra cháu đã suýt chết. Cháu được sinh ra ở nhà, dây rốn quấn mấy vòng quanh cổ, và bà đỡ đã phải hô hấp nhân tạo để cứu sống cháu. Nếu bà ấy còn sống, cháu cũng sẽ viết để nói với bà ấy rằng cháu đã lớn, trở thành một người tốt, thông minh và còn sắp vào trường luật nữa. Nhưng bà ấy đã mất cách đây vài năm rồi. Cháu đang viết cho ông, vì cũng giống như bà ấy, ông đã cứu sống cháu. 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.