Dám Nghĩ Lớn

CHƯƠNG 4: SUY NGHĨ ĐỘT PHÁ



Gần đây tôi thường trò chuyện với một nữ chuyên viên tuyển dụng của một trong những doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ. Mỗi năm, cô ấy đều dành ra bốn tháng đến 5 các trường đại học để tìm kiếm, tuyển dụng những sinh viên năm cuối sắp ra trường, mời họ tham dự vào chương trình đào tạo các nhà quản lý trẻ tuổi của công ty. Có một điểm chung dễ nhận thấy trong các nhận xét của nữ chuyên viên là cô ấy cảm thấy hoàn toàn thất vọng về thái độ của rất nhiều sinh viên được phỏng vấn.
“Hầu như ngày nào tôi cũng phải trao đổi khoảng 8-12 sinh viên năm cuối của trường. Họ đều là những sinh viên xuất sắc và khi quyết định tham gia phỏng vấn chắc chắn cũng đã ít nhiều quan tâm đến công ty chúng tôi. Một trong những điều quan trọng nhất mà chúng tôi muốn tìm hiểu qua buổi phỏng vấn sơ bộ này là khát vọng của cá nhân từng bạn trẻ. Chúng tôi muốn xem liệu anh bạn hay cô bạn ấy có phải là người trong vài năm tới điều hành được cả một dự án, quản lý được cả một văn phòng đại diện hoặc một nhà máy, hoặc bằng cách nào đó có những đóng góp đáng kể cho công ty hay không?”
Cô tiếp lời: “Có lẽ anh sẽ rất ngạc nhiên nhưng tôi buộc phải thú nhận rằng tôi không thực sự hài lòng trước mục tiêu của đa số các bạn trẻ. Họ mới 22 tuổi. Vậy mà không biết có bao nhiêu bạn chỉ quan tâm tới chế độ hưu trí hơn bất cứ điều gì khác mà công ty có thể mang lại. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề nữa mà họ rất quan tâm đó là: “Liệu tôi có phải đi công tác nhiều không”. Đa phần trong số họ đều coi thành công đồng nghĩa với sự ổn định, chắc chắn. Anh nghĩ xem, liệu công ty chúng tôi có thể liều lĩnh giao những chức vụ quản lý quan trọng cho những con người chỉ muốn an phận như thế không?
Điều tôi không thể hiểu nổi là tại sao những người trẻ tuổi như vậy lại có tư tưởng bảo thủ, cực đoan, và một tầm nhìn hạn chế về tương lai đến thế. Mỗi ngày những cơ hội mới mở ra ngày càng nhiều. Trình độ khoa học và công nghệ của đất nước đang có những bước tiến vượt bậc. Dân số gia tăng một cách nhanh chóng. Nếu phải nhắc đến một thời kỳ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ nhất của nước Mỹ thì hẳn nhiên là giai đoạn này đây!”
Xu hướng an phận với những mục tiêu nhỏ bé của đa số các bạn trẻ đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh để giành được công việc đáng mơ ước đang ngày càng giảm đi.
Một khi thành công là yếu tố được xem trọng nhất thì người ta sẽ không đánh giá một người qua về vẻ bề ngoài, qua bằng cấp hay vị thế xã hội của gia đình, mà qua khát vọng lớn lao dám vươn tới. Thành quả của chúng ta đạt được cao xa đến đâu phụ thuộc phần lớn vào mục tiêu xác lập lúc mới khởi thủy. Mục tiêu lớn sẽ mang lại thành quả lớn, và ngược lại. Vậy hãy xem làm cách nào để chúng ta dám nghĩ tới những điều lớn lao.
Đã bao giờ bạn tự hỏi: “ đâu là điểm yếu nhất của mình?”. Có lẽ, điểm yếu nhất của con người chính là sự tự ti, tự hạ thấp bản thân. Sự tự ti đó thể hiện qua vô vàn cách thức khác nhau. John bắt gặp một mẩu quảng cáo việclàm trên báo, đó là công việc mà anh yêu thích từ lâu. Nhưng anh ấy đã không dám đăng ký, vì nghĩ rằng: “Đằng nào thì mình cũng không đủ khả năng đảm nhiệm công việc đó có cố gắng cũng chẳng có ích gì”. Hay như một ví dụ khác, Jim rất muốn hẹn hò với Joan, nhưng cuối cùng anh không dám gọi cho cô bởi vì anh nghĩ mình không hề xứng với Joan.
Tôm nhận thấy ông Richards là một khách hàng đầy tiềm năng đối với sản phẩm của mình, nhưng anh không hề có ý định chào hàng với ông ta. Tom nghĩ một ông lớn như Richards sẽ chẳng bao giờ thèm gặp một nhân viên bán hàng quèn như anh. Hay như Peter, khi đọc câu hỏi: “ bạn mong mốn mức lương khởi điểm là bao nhiêu?” trong tờ đơn xin việc, anh chỉ điền tạm vào đó một con số khiêm tốn-dù mức lương mà anh mong muốn cao hơn hẳn, vì Peter cảm thấy mình không xứng đáng nhận mức lương cao như vậy.
Hàng ngàn năm qua, các nhà triết học vẫn thường khuyên chúng ta: hãy hiểu rõ bản thân mình, nhưng nhiều người lại thường hiểu câu nói này theo kiểu: hãy chỉ nhìn vào những nhược điểm của mình thôi. Chính vì thế, khi tự đánh giá bản thân, họ thường nghĩ đến hàng loạt sai lầm, nhược điểm, kém cỏi của mình.
Biết được những điểm yếu của bản thân là điều tốt, vì nó giúp ta cần phải sửa đổi bản thân như thế nào. Nhưng nếu lúc nào cũng băn khoăn bám vào những yếu kém, tiêu cự của mình, tâm trí chúng ta sớm sẽ bị dối loạn. Và giá trị nhân cách cũng giảm nhiều.
Đưới đây là một bài tập giúp bạn đánh giá được giá trị thực của mình. Tôi đã áp dụng nó trong các khóa đào tạo các nhà quản lý và nhân viên bán hàng. Vâng, rất hiệu quả đấy!
Hãy tìm ra năm “nguồn vốn” quý nhất trong con người của bạn. Rồi nhờ một người đưa ra nhưng nhận xét khách quan, chân thực nhất về những vốn quý đó. Người đó có thể là vợ bạn, cấp trên hay một giáo sư nào đó mà bạn biết. (Những “ nguồn vốn” quý báu đó có thể là nền tảng giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng công nghệ, ngoại hình, cuộc sống gia đình hài hòa, thái độ, tính cách, tư duy sáng tạo). Sau đó, đối với từng phẩm chất quý báu ấy, hãy viết tên ba người mà bạn biết, những người đã đạt được những thành công lớn nhưng không hề hơn bạn ở phẩm chất này.
Sau khi đã hoàn thành bài tập bạn sẽ thấy ít nhất ở một điểm nào đó, mình hơn rất nhiều người đã từng gặt hái thành công.
Cuối cùng, một kết luận duy nhất bạn có thể rút ra: Bạn đáng giá hơn bạn nghĩ rất nhiều. Vì vậy, hãy suy nghĩ những điều lớn lao ngang tầm với giá trị bản thân mình. Đừng bao giờ, nhớ là đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân!
Bạn cũng cần lưu ý điều này: những người thích sử dụng những từ ngữ to tát, khoa chương tới mức người nghe phải căng mình ra để hiểu thường chỉ là những kẻ rỗng tuếch, huênh hoang, khoác lác thực ra chẳng bao giờ dám nghĩ đến những điều lớn lao cả.
Thước đo vốn từ ngữ của một con người không nằm ở chỗ anh ta biết sử dụng được bao nhiêu từ, mà điều quan trọng duy nhất chính là sức ảnh hưởng của những từ ngữ đó lên chính suy nghĩ của bản thân anh ta cũng như của người khác.
Có một điều rất cơ bản: chúng ta không suy nghĩ bằng từ hay từ ngữ, mà bằng hình ảnh. Từ ngữ là nguyên liệu rất thô của suy nghĩ. Khi ta nói hay nghe, tâm trí – một công cụ tuyệt vời – sẽ tự động chuyển những từ ngữ thành hình ảnh. Mỗi từ, mỗi cụm từ sẽ giúp chúng ta vẽ ra từng bức tranh khác nhau. Nếu ai đó nói với bạn: “Jim mới mua một ngôi nhà gần trại gia súc”. Hàng loạt hình ảnh vè sự vật hiện lên trong tâm trí chúng ta được vẽ từ chính những từ ngữ mà chúng ta dùng để gọi và miêu tả chúng.
Hãy xem xét sự việc theo hướng này. Khi bạn nói hay viết, theo một khía cạnh nào đó, bạn chính là người làm phim và chiếu nó vào tâm trí người khác. Những hình ảnh bạn vẽ nên sẽ quyết định thái độ, phản ứng nơi người khác. Giả sử bạn nói với một nhóm người: “Tôi rất tiếc phải loan báo rằng chúng ta đã thất bại”. Những người này sẽ thấy gì? Ngay lập tức, trong tâm trí họ sẽ hiện lên tất cả nỗi buồn chán, thất vọng mà cụm từ “thất bại” mang lại. Nhưng nếu bạn nói “Còn một cách làm khác mà tôi nghĩ là sẽ hiệu quả” họ sẽ cảm thấy được khuyến khích, động viên và sẵn sàng thử thêm lần nữa.
Giả sử bạn nói “chúng ta đang thực sự đối mặt trước một vấn nạn” khi đấy bạn đang vẽ ra một bức tranh về một việc rất đỗi khó khăn, không hề dễ giải quyết trong tâm trí mọi người. Còn nếu bạn nói: “chúng ta đang đối mặt với một thử thách” bạn đã tạo ra bức tranh về một công việc rất đỗi thú vị, đầy hứng khởi để mọi người cùng bắt tay thực hiện.
Hoặc khi bạn nói: “chúng ta đang phải trả một khoản chi phí lớn” mọi người sẽ lo lắng về khoản tiền họ bỏ ra sẽ có nguy cơ mất trắng. Điều đó thực sự không dễ chịu chút nào. Nhưng nếu nói rằng: “ chúng ta vừa đầu tư một khoản lớn”, mọi người siex nghĩ ngay về một viễn cảnh tươi đẹp, một hình ảnh hấp dẫn khi khoản đầu tư đó sinh lợi về sau.
Điểm mấu chốt ở đây là: những người dám nghĩ lớn chẳng khác nào những chuyên gia tạo dựng chuỗi hình ảnh tiên phong, tích cực trong tâm trí cá nhân và mọi người xung quanh. Để minh chứng tầm suy nghĩ lớn, chúng ta nên sử dụng những từ ngữ có thể tạo nên hình ảnh tích cực, lạc quan trong tâm trí.
Bảng dưới đây tổng hợp hai lối suy nghĩ trái ngược nhau khi cùng đối mặt vơi một tình huống cụ thể. Cột bên trái là các ý nghĩ thường tạo nên các ý nghĩ nhỏ bé, tiêu cực, còn cột bên phải là những từ ngữ sẽ tạo ra các ý nghĩa tích cực, lớn lao.
BỐN CÁCH PHÁT TRIỂN VỐN TỪ VỰNG CỦA NHỮNG NGƯỜI DÁM NGHĨ LỚN
Dưới đây là bốn cách giúp bạn có được vốn từ vựng của những người dám nghĩ lớn lao:
• Hãy dùng những cụm từ tích cực, lạc quan để miêu tả những gì bạn cảm thấy. Khi ai đó hỏi “Hôm nay bạn thế nào?” nếu bạn trả lời “Tôi mệt lắm( tôi bị đau đầu, ước gì hôm nay là thứ Bảy, tôi cảm thấy không ổn lắm), chắc chắn bạn sẽ chỉ khiến chính mình cảm tháy tẹ hơn mà thôi. Hãy thử nói cách khác, tuy đơn giản nhưng lại có một sức mạnhcực kì to lớn. Bất cứ khi nào có ngươi hỏi “Bạn có khóc không?” hay ‘hôm nay bạn cảm tháy ra sao?”, bạn hãy trả lơì “rất tuyệt! Cảm ơn, còn banjthif sao?” hoặc nói “tuyệt” hay nói gọn lỏn “tốt”. Luôn luôn trả lời tốt đẹptrong bất cứ tình huống nào, rồi bạn sẽ cảm thấy tuyệt hơn. Hãy cho mọi người biết bạn là một người vui vẻ, thoải mái. Điều đó sẽ giúp bạn có nhiều bạn bè hơn.
• Hãy sử dụng những cụm từ tươi sáng khi miêu tả những người khác. Hãy dặt ra qui tắc là luôn dùng những từ ngữ tích cực để nói về bạn bè và những ai cộng tác với bạn. Khi bạn và một ai đó đang bàn về một người thứ ba vắng mặt hãy chắc chắn rằng bạn sẽ nhận xét bằng những cụm từ như “anh ấy thực sự là một đồng nghiệp tuyệt vời”, hay “họ bảo với tôi rằng anh ấy làm việc rất tốt”. Hãy cẩn thận, tránh dùng những từ ngữ nhỏ nhen nhằm hạ thấp người vắng mặt. Sớm hay muộn thì người đó cũng sẽ nghe được những gì bạn nói, và sư nói xấu- nếu có-sẽ hạ thấp chính bạn mà thôi.
• Hãy dùng những từ ngữ tích cực nhất để động viên người khác. Hãy khen ngợi ai đó với tư cách cá nhân mỗi khi có cơ hội. Bất cứ ai cũng thích những lời khen ngợi. Nói những lời tốt đẹp với người bạn đờicủa mình mỗi ngày. Hãy quan tâm và khen ngợi đồng nghiệp. Những lời tán dương chân thành sông cụ giúp bạn có được thành công. Hãy dành lời khen đến với mọi người-khen về công việc, về gia đình họ, về ngoại hình và các thành tích hay “kì công” của họ.
• Hãy dùng những từ ngữ có tính động viên, khích lệ mỗi khi vạch ra kế hoạch cho người khác. Khi mọi người được thông báo ‘có một vài tin tốt lành đây. Chúng ta đang có một cơ hội tuyệt vời…”, trí tuệ của họ sẽ bừng sáng. Nhưng nếu họ nghe những câu như: “dù muốn hay không hứa hẹn thì chúng ta cũng phải làm việc này thôi”, bức tranh trong đầu họ sẽ thật tẻ nhạt và u ám, và họ sẽ phản ứng lại theo đúng bức tranh đó. Hãy hứa hẹn về thắng lợi để nhận được những ánh mắt sáng ngời đầy hi vọng và quyết tâm. Hãy hứa hẹn về thành công, bạn sẽ nhận được ủng hộ. Hãy xây những lâu đài chứ đừng bao giờ tự đào hố chôn mình.
HÃY NHÌN RA TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI, ĐỪNG NHÌN VÀO NHỮNG GÌ CÓ TRONG HIỆN TẠI
Những người dám nghĩ táo bạo đều có phẩm chất biết nhìn ra triển vọng trong tương lai, chứ không chỉ dừng lại ở những gì sẵn có trong hiện tại. Dưới đây là bốn ví dụ minh họa:
• Điều gì mang lại giá trị cho bất động sản? Bạn tôi, một nhà môi giới bất động sản vùng nông thôn. Anh ấy cho biết mỗi người trong chúng ta đều có thể làm được những điều lớn lao, nếu biết tự rèn luyện cho mình cách nhìn thấy tương lai từ những điều rất nhỏ hoặc thậm chí không có gì trong hiện tại.
Anh bạn tôi bắt đầu: “ rất nhiều bất động sản ở vùng nông thôn của nước Mỹ đang bị lãng quên. Chúng không còn mấy hấp dẫn các nhà đầu tư nữa. Nhưng tôi vẫn thành công vì tôi không bán cho khách hàng một trang trại như nó vốn có.
Khi triển khai các kế hoạch, tôi đều hướng tới một mục tiêu duy nhất là chỉ ra cho khách hàng thấy lợi ích mà trang trại đó sẽ mang lại trong tương lai. Nếu chỉ giới thiệu một cách đơn giản và chung chung như “Trang trại đó có XX mẫu đất trũng, XX mẫu đất rừng vả chỉ cách thị trấn XX dặm” khách hàng sẽ không thích thú để đầu tư. Do đó, họ sẽ chẳng có động lực gì để mua nó cả. Nhưng nếu bạn đưa cho họ một kế hoạch cụ thể để phát triển trang trại thì họ sẽ bị thuyết phục ngay thôi. Đây! Để tôi nói rõ hơn cho anh hiểu nhé!”
Anh ấy rút ra một tập hồ sơ và nói: “Trang trại này mới được đưa vào danh sách thôi. Cũng giống rất nhiều những trang trại khác, nó cách trung tâm thành phố gần 43 dặm, ngôi nhà cực kỳ ọp ẹp, đất đai cũng bị bỏ hoang cả vài năm nay. Hãy xem tôi đã làm những gì nhé! Tuần trước tôi đã dành trọn hai ngày đến tận nơi quan sát, nghiên cứu kỹ lưỡng về trang trại. Tôi đã thị sát xung quanh khu đất ấy nhiều lần, đông thời quan sát những trang trại xung quanh. Tôi cũng nghiên cứu về vị trí của trang trại, lưu ý tới những con đường cao tốc đã có và cả những con đường đang nằm trong quy hoạch. Tôi tự hỏi: “Vậy thì trang trại này thích hợp để làm gì nhỉ?”.
Tôi đã nghĩ tới ba khả năng. “ Đây mời anh xem!”. Mỗi kế hoạch đều được đánh máy rất cẩn thận, chu đáo. Kế hoạch thứ nhất xét đến khả năng chuyển trang trại thành một trường đua ngựa. Trong bản kế hoạch ấy, anh đã phân tích tỉ mỉ và đánh giá tính khả thi của dự án: thành phố đang ngày càng phát triển, lượng người yêu thích những môn thể thao ngoài trời ngày càng tăng lên và họ cũng sẵn sàng dành thu nhập của mình để vui chơi giải trí, thêm nữa đường xá đi lại cũng thuận tiện. Ngoài ra anh còn đề cập đến chuyện làm thế nào nuôi dưỡng và bảo tồn một đàn ngựa đáng kể,đêm lại doanh thu từ các cuộc đua. Toàn bộ ý tưởng về trường đua ngựa rất hoàn hảo và khả thi. Kế hoạch được soạn thảo rõ ràng, có tính thuyết phục cao đến mức tôi có thể “nhìn thấy” những chú ngựa đang chạy đua qua những rặng cây.
Tương tự nhà môi giới dám nghĩ dám làm này còn lên kế hoạch cụ thể cho hai ý tưởng khác nữa. Một là viến khu đất thành một trang trại trồng cây, và ý tưởng còn lại là biến thành một trang trại kết hợp giữa trồng cây và nuôi gia cầm.
“Khi nói chuyện với khách hàng tôi không bao giờ bảo họ nên mua trang trại mà họ đang thấy trước mắt. Tôi giúp họ nhìn thấy hình ảnh tương lai của một trang trại hái ra tiền, sau ki chỉ có những thay đổi cần thiết.
Không những bán được những trang trại trong thời gian ngắn, phương pháp bán hàng dựa trên triển vọng trong tương lai còn giúp tôi bán được chúng với mức giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đương nhiên, so với việc chỉ nhận được một mảnh đất, khách hàng sẽ sẵn lòng trả nhiều tiền để mua đất cùng với một ý tưởng sáng tạo. Vì lẽ đó, ngày càng có nhiều người muốn gửi trang trại của họ nhờ tôi bán và hoa hồng của tôi trong mỗi cuộc giao dịch cũng tăng lên.”
Bài học ở đây là: đừng nhìn mọi thứ như nó vốn có, mà hãy nhìn như-nó- sẽ-trở-thành trong tương lai. Khả năng hoạch định tương lai sẽ khiến mọi thứ có giá trị hơn. Một người dám suy nghĩ lớn lao sẽ luôn hình dung làm được những gì trong tương lai. Anh ta không bao giờ chùn bước trước những trở ngại hiện thời.
• Giá trị của một khách hàng là bao nhiêu? Trong một cuộc hội thảo các nhà quản lý kinh doanh, giám đốc một cửa hàng bách hóa đã phát biểu: “Các bạn có thể cho tôi là một người cổ hủ nhưng tôi luôn đồng tình với những ai tin rằng cách tốt nhất để kéo khách hàng quay lại cửa hàng mình chính là thái độ lịch sự, thân thiện, luôn tận tình phục vụ của nhân viên. Một ngày nọ khi đang đi dọc qua các gian hàng, tôi tình cờ nghe tiếng một nhân viên của mình to tiếng với khách hàng. Vị khách đó ngay lập tức giận dữ bỏ đi.
Lúc sau, tôi nghe anh chàng này nói với một nhân viên khác trong quầy: “Ông ta chỉ có vài đô la mà muốn tôi phải lục tung cả quầy lên để tìm thứ mà ông ta muốn. Tôi không việc gì phải làm thế cả. Ông ta không đáng để tôi làm như vậy!”.
Người quản lý kế tiếp: “Tôi bước đi nhưng trong đầu không ngừng nghĩ về câu chuyện vừa nghe được. Vấn đề thực sự nghiêm trọng khi nhân viên bán hàng của tôi lại nghĩ khách hàng chỉ đáng giá có vài đô la mà thôi. Ngay lập tức, tôi quyết định tìm cách thay đổi quan niệm này. Quay trở lại văn phòng, tôi gọi giám đốc nghiên cứu tới và bảo anh ta tìm hiểu xem năm ngoái một khách hàng trung bình chi bao nhiêu tiền để mua hàng của chúng tôi. Con số đưa ra của anh ta khiến ngay cả tôi cũng phải kinh ngạc. Theo sự tính toán rất cẩn thận của vị giám đốc nghiên cứu đó thì một người khách trung bình mỗi năm chi tới 362 đô la mua sắm tại cửa hàng.
Sau đó, tôi nhanh chóng triệu tập một cuộc họp toàn thể nhân viên phụ trách của các gian hàng, kể lại cho họ nghe sự việc đã diễn ra cũng như những thông tin tôi điều tra được. Tôi chỉ cho họ mỗi khách hàng thực sự đáng giá đến thế nào. Một khi tôi giúp nhân viên hiểu được rằng không thể đánh giá khách hàng thông qua một lần mua hàng riêng lẻ mà phải tính tơi số tiền cả năm họ mua sắm ở cửa hàng, chắc chắn chất lượng phục vụ khách hàng sẽ được tăng lên”.
Điều mà vị giám đốc ấy đề cập tới cũng đúng với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào khác. Khách hàng nếu quay trở lại mua sắm nhiều lần thì thì mới tạo ra lợi nhuận cho bạn. Thông thường trong những lần bán hàng đầu tiên, bạn sẽ chẳng hề thu được lãi. Nhưng điều mà bạn chú ý xem xét là mức tiêu dùng tiềm năng của khách hàng, chứ không chỉ những gì mà họ mua hôm nay.
Tôn trọng khách hàng chính là bí quyết để họ trở thành những vị khách hào phóng, trung thành với cửa hàng. Ngược lại, đánh giá thấp khách hàng sẽ khiến họ không bao giờ trở lại. Một trong những sinh viên của tôi đã kể về một tình huống tương tự xảy ra với anh ta tại một quán ăn tự chọn, giải thích tại sao anh ta không bao giờ quay lại quán ăn đó nữa.
Anh chàng bắt đầu: “Một ngày nọ, tôi quyết định thử dùng bữa tại một quán ăn mơi khai chương được vài tuần. Thật tình lúc đo tôi cũng chẳng dư dả gì, vì thế tôi phải tính toán thật kỹ trước khi quyết định chọn món ăn. Khi đi qua khu vực bày bán thịt, tôi trông thấy món gà tây khá ngon mà giá lại chỉ có 39 xu, nên tôi quyết định mua.
Khi đến quầy tính tiền, cô nhân viên nhìn vào khay thức ăn của tôi và nói ‘1 đồng 9 xu’. Tôi lịch sự mời cô ta kểm tra lại, vì theo sự tính nhẩm của tôi, giá của tất cả những món tôi lấy chỉ 99 xu mà thôi. Cô ta nhìn tôi khinh khỉnh và miễn cưỡng kiểm tra lại lần nữa. Hóa ra 10 xu tăng thêm ấy là ở món gà tây. Cô ta tính món đó 49 xu thay vì 39 xu. Điều đó làm cô ta phát điên lên, “Tôi không quan tâm cái bảng đó viết gì. Món đó giá 49 xu. Anh nhìn đi, bảng giá của hôm nay đây. Chắc chắn ai đó đã để sai rồi. Anh phải trả 49 xu!”.
Tôi cố gắng giải thích cho cô ta hiểu rằng lí do duy nhất tôi chọn món gà tây vì nó có giá 39 xu. Nếu nó được ghi 49 xu thì tôi đã lấy món khác rồi.
Cô ta đáp lại, “Tôi không quan tâm! Anh phải trả 49 xu, thế thôi!”. Cuối cùng, tôi trả đủ số tiền đó vì tôi không muốn tiếp tục tranh cãi với cô ta. Tôi thề sẽ không bao giờ trở lại đó nữa. Trung bình mỗi năm, tôi bỏ ra khoảng 250 đô la để ăn trưa, nhưng cửa hàng đó sẽ không nhận được một xu nào trong số tiền này”.
Đó là một ví dụ nhỏ cho những gì tôi đã nói ở trên. Cô nhân viên ấy chỉ nhìn thấy mười xu chênh lệch nhỏ bé mà không thấy được 250 đô la đầy tiềm năng.
• Câu chuyện về anh chàng giao sữa thiển cận. Thật lạ lùng là có một anh chàng không biết nhìn xa trông rộng một chút nào. Cách đây vài năm, một hôm có anh chàng giao sữa đến gõ cửa nhà tôi, khẩn khoản nài xin tôi mua sữa của anh ta. Tôi đã cố gắng giải thích là tôi đã đặt mua sữa của một công ty giao sữa tận nhà và chúng tôi không có gì phàn nàn về dịch vụ đó cả. Tôi gợi ý anh ta hãy sang nhà hàng xóm thuyết phục quý bà đó xem sao.
Anh ta đáp lại: “Tôi đã nói chuyện với bà ấy rồi nhưng nhu cầu của bà ấy quá ít. Hai ngày họ mới dùng hết một lít sữa, chẳng đáng để tôi mất công dừng lại mời bà ta mua hàng.”
“Có lẽ vậy” – tôi nói. “Nhưng khi nói chuyện với bà ấy, anh có biết là nhu cầu mua sữa của họ sẽ tăng đáng kể trong tháng tới hay không? Gia đình họ sẽ có thêm những thành viên mới, nhu cầu tiêu thụ của họ sẽ lớn hơn.”
Người thanh niên trẻ sững lại trong giây lát như thể vừa bị ai đó đánh vào đầu vậy. Rồi anh ta nói: “Sao tôicó thể suy nghĩ thiển cận đến như thế nhỉ?”
Giờ đây gia đình hai-ngày-mới-dùng-một-lít-sữa ấy mua đến hơn 4 lít sữa một ngày, từ một người giao sữa có tầm nhìn xa hơn. Cậu con lớn nhà đó nay đã có thêm hai em trai, một em gái và nghe nói là họ còn sắp chào đón thêm một thành viên mới nữa cơ.
Các bạn thấy đấy, chúng ta có thể thiển cận tới mức nào? Hãy tập nhìn thấy những triển vọng trong tương lai, chứ đừng có chỉ thấy những gì có ở trong hiện tại.
Ở trường Jimi là một đứa bé không những chậm hiểu mà còn hỗn xược, thô lỗ, cộc cằn. Nếu như các giáo viên chỉ nhìn thấy một Jimi khó dạy, chắc chắn họ sẽ chẳng giúp ích được gì cho quá trình phát triển của cậu bé cả. Nhưng nếu họ nhận ra Jimi vẫn có thể thay đổi, trở thành một công dân tốt sau này, chắc chắn họ sẽ tìm được cách để dạy dỗ cậu bé đạt được những tiến bộ.
Tương tự như thế, đa phần mọi người khi lái xe ngang qua những ngôi nhà ổ chuột, họ chỉn nhìn thấy những kẻ lưu manh, nguy hiểm, nghiện ngập. Nhưng một số người giàu tâm huyết thì lại nhận ra nhiều điều tích cực hơn ở những khu phố này-với không ít số phận khát khao hoàn lương. Chính vì nhìn thấy triển vọng tích cực ấy, nhiều nhà hảo tâm đã vào cuộc để giúp không ít những kẻ kém may mắn tái hòa nhập thành công với cộng đồng.
• Điều gì quyết định giá trị con người bạn? Vài tuần trước sau khi tôi kết thúc bài giảng của mình, một chàng trai đã đến gặp và xin nói chuyện với tôi trong vài phút. Anh chàng khoảng 26 tuổi, từng trải qua một tuổi thơ bất hạnh. không chỉ thế, trong những năm đầu trưởng thành, cậu ấy còn gặp phải phải hàng núi xui xẻo. Dù vậy, cậu đang có gắng nỗ lực hết mình cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Tôi đang nhanh chóng “bắt mạch” vấn đề của cậu ấy. Cuộc trao đổi chuyển sang chủ đề: những người chỉ có ít ỏi tài sản trong tay nên hướng đến tương lai như thế nào. Và những gì cậu ấy kể chính là câu trả lời trực tiếp, rõ ràng nhất cho câu hỏi này.
“Tôi có không đến 200 đô la tiết kiệm trong ngân hàng. Công việc của một nhân viên thuế vụ chẳng đòi hỏi trách nhiệm gì cao lắm, và không mang lại cho tôi nhiều tiền. Tôi có chiếc xe chạy đã 4 năm nay, vợ tôi và tôi đang sống trong một căn hộ trên tầng hai chật hẹp, tù túng.
Nhưng, thưa giáo sư. Tôi đã quyết định là sẽ không bao giờ để những thứ đó cản bước tôi đi tới thành công.”
Đó quả thực là một câu nói rất thú vị, khiến tôi tò mò. Tôi đề nghị cậu ấy giải thích rõ hơn.
Cậu ấy trả lời: “Gần đây tôi tìm hiểu, phân tích những người xung quanh một cách khá kỹ càng để rồi nhận ra rằng những người có ít tài sản thường chỉ nhìn thấy những thứ mà hiện tại họ đang có. Họ không biết đến tương lai, mà chỉ nhìn thấy hiện tại khốn khổ của mình mà thôi.
Những người hàng xóm của tôi chẳng hạn. Anh ta không ngừng than vãn về công việc với mức lương bọt bèo, về những ống nước đang bốc mùi, về sự may mắn mà những người khác có được, thậm chí về những hóa đơn khám sức khỏe định kỳ đang chồng chất trong nhà. Anh ta luôn tự nhủ ‘mình thật khốn khổ’. Ý nghĩ đó ám ảnh đến mức tuyệt vọng, anh ta khăng khăng cho rằng cuộc đời mình sẽ mãi khốn khó. Anh ấy hành động như thể “bị tuyên án” phải chui rúc trong căn hộ tồi tàn ấy cả đời vậy.
Anh bạn trẻ đã kể rất thật lòng, và sau khi dừng lại suy ngẫm một lát, cậu ấy nói: “Nếu tôi cũng nhìn nhận bản thân mình đúng với những gì tôi đang có bây giờ, quả là không thể không thất vọng-một chiếc ô tô cũ, mức lương ít ỏi, căn hộ tuềnh toàng và đồ ăn chẳng ngon lành gì. Tất cả những gì tôi đang thấy đó là một thằng tôi tầm thường, và nếu nhụt chí thì tôi sẽ mãi là một người tầm thường suốt quãng đời còn lại mà thôi.
Nhưng tôi đã quyết đinh sẽ nhìn vào những gì mình có thể đạt được trong vài năm tới. Tôi thấy mình không hẳn là một anh nhân viên quèn mà có thể trởn thành một giám đốc thành đạt. Căn hộ tồi tàn hiện nay sẽ phải chấm dứt, và tôi sẽ có một ngôi nhà khang trang ở vùng ngoại ô. Khi tôi nhìn mình theo cách đó, tôi khi nhìn mình theo cách đó, tôi trở nên tự tin và đám nghĩ lớn lao hơn. Anh biết không, tôi đã trải nghiệm rất nhiều thử thách, qua đó chứng minh tầm suy nghĩ táo bạo sẽ đem lại hiệu quả như thế nào.”
Đó chẳng là một phương thức tuyệt vời để tăng thêm giá trị của một con người hay sao? Chàng trai trẻ này đang trên con đường hướng tới một cuộc sống thực sự tốt đẹp. Anh ấy đã nắm bắt được một nguyên tắc thành công cơ bản: vấn đề không nằm ở hiện tại ta đang có những gì, mà quan trọng hơn là những gì ta muốn và sẽ đạt được trong tương lai.
Mọi người đánh giá chúng ta như thế nào phụ thuộc vào chúng chính giá trị mà chúng ta nhận thấy ở bản thân mình.
Dưới đây là những cách giúp bạn phát triển khả năng nhìn thấy những triển vọng trong tương lai, chứ không chỉ có những gì có sẵn trong hiện tại. Tôi gọi đó là những bài tập “luyện kỹ năng tạo thêm giá trị”.
• Luyện kỹ năng tạo thêm giá trị cho mọi sự vật. Hãy nhớ lại ví dụ về bất động sản. Tự hỏi bản thân mình: “tôi có thể làm nghề gì để ‘tăng thêm giá trị’ cho căn phòng, cho ngôi nhà này hay cho doanh nghiệp này?”. Hãy tìm kiếm những ý tưởng để mọi thứ trở nên có giá trị hơn. Bất cư thứ gì-dù là một mảnh đất hoang, một ngôi nhà, hay một công ty-đều có giá trị tương thích vơi những ý tưởng sử dụng nó.
• Luyện kỹ năng tạo thêm giá trị cho mọi người. Khi bạn đạt được ngày càng nhiều thành công trong sự nghiệp, bạn sẽ phải quan tâm nhiều hơn tới việc “phát triển con người”. Hãy tự hỏi bản thân: “tôi có thể làm gì” để tạo thêm giá trị cho nhân viên của mình? Làm thế nào để giúp họ làm việc hiệu quả hơn?”. Hãy nhớ: để có thể phát huy hết khả năng của một người nào đó bạn thấy được những điểm mạnh nhất ở họ.
• Luyện kỹ năng tạo thêm giá trị cho bản thân. Mỗi ngày hãy tự trò chuyện với chính mình. Hãy tự hỏi: “Mình có thể làm gì để bản thân trở lên đáng giá hơn?”. Hãy nghĩ đến những gì mình có thể gặt hái được trong tương lai chứ không phải những thứ bạn có trong hiện tại. Rồi bạn sẽ sớm tìm ra cách để phát huy những khả năng tiềm tàng của mình. Hãy thử rồi bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.
Tôi có một người bạn từng là giám đốc một nhà máy in với 60 công nhân. Hiện nay ông ấy đã nghỉ hưu. Một lần, ông kể lại việc ông đã tìm thấy người kế nghiệp của mình như thế nào.
Người bạn tôi bắt đầu: “5 năm trước, tôi cần tuyển một nhân viên phụ trách về kế toán và đảm đương các công việc văn phòng ở công ty. Tôi đã chọn được Harry. Dù cậu ấy mới 26 tuổi và không có kinh nghiệm gì về kinh doanh trong ngành in cả, nhưng hồ sơ của Harry cho biết cậu ấy là một kế toán giỏi. Khi về nghỉ hưu cách đây một năm rưỡi, tôi đã bổ nghiệm cậu ấy làm chủ tịch kiêm tổng giám đốc nhà máy.
Mỗi khi nhìn lại, tôi đều thấy Harry nổi trội hơn mọi người ở một điểm. Đó là cậu ấy không chịu dừng lại ở công việc của một kế toán kiểm tra hay lưu trữ số liệu, mà luôn chủ động tham gia vào mọi việc của công ty hết sức nhiệt tình, chân thành. Bất cứ khi nào có cơ hội giúp đỡ những đồng nghiệp khác, cậu ấy đều không ngần ngại làm ngay.
Trong năm đầu tiên Harry làm việc cho tôi, một vài nhân viên đã bỏ đi. Một hôm, cậu ấy đến gặp tôi, trình bày kế hoạch tăng thêm phụ cấp cho các nhân viên – với lời hứa khoản chi đó sẽ không làm giảm doanh thu của công ty. Và kế hoạch đó đã thành công.
Harry giúp đỡ mọi người trong cả công ty, chứ không chỉ riêng bộ phận của cậu ấy. Harry tiến hành một nghiên cứu chi tiết về chi phí của khâu sản xuất, sau đó thuyết phục tôi bỏ ra 30.000 đô la để mua một dây chuyền thiết bị mới – mà theo Harry, đó sẽ là một khoản đầu tư hiệu quả. Một lần nọ, khi chúng tôi gặp khó khăn trong kinh doanh, Harry đã đến gặp từng giám đốc bán hàng và nói: “Tôi không biết nhiều lắm về việc bán hàng của công ty, nhưng hãy cho phép tôi cùng tháo gỡ”. Cậu ấy đưa ra nhiều sáng kiến giúp mọi việc trơn tru hơn.
Mỗi khi có một nhân viên mới vào làm, cậu ấy luôn sẵn sàng giúp họ cảm thấy thoải mái hơn. Harry thực sự quan tâm đến từng phòng ban, từng con người ở nhà máy.
Vì vậy, thật dễ hiểu, cậu ấy là người duy nhất có thể thay tôi đảm đương công việc khi tôi nghỉ hưu.”
“Nhưng đừng hiểu lầm nhé”, người bạn của tôi nói tiếp. “Harry không hề ra vẻ thể hiện bản thân trước mặt tôi chút nào cả. Cậu ấy không phải là một kẻ lăng xăng, việc gì cũng xen vào. Cậu ấy không tranh luận với thái độ tiêu cực, không nói xấu sau lưng và không bao giờ tỏ thái độ “chỉ tay năm ngón”với người khác. Đơn giản là cậu ấy chỉ muốn giúp đỡ mọi người, chỉ muốn được làm hết sức mình – như thế mọi thứ ở công ty đều có tác động sâu sắc đến bản thân mình. Harry đã coi mọi việc ở công ty là việc của mình.”
Tất cả chúng ta đều có thể học hỏi nhiều điều về câu chuyện của Harry. Quan niệm “Tôi đang làm việc của mình, và thế là đủ” bộc lộ một mối suy nghĩ rất nhỏ nhen, tiêu cực. Trái lại, những người dám nghĩ lớn thì luôn hòa mình vào tập thể. Dù thành công hay thất bại, đó cũng là kết quả của cả tập thể, chứ không của riêng ai. Họ giúp đỡ người khác bằng mọi cách có thể, ngay cả khi họ không được đền đáp hay trả công gì cả. Một người luôn thờ ơ với những gì xảy ra bên ngoài phòng ban của mình, với lập luận “À, đó không phải việc của tôi, hãy để người khác tự giải quyết đi”, người đó sẽ không bao giờ có được phẩm chất mà những người ở vị trí lãnh đạo cao nhất cần phải có.
Hãy tập luyện để trở thành một người dám nghĩ dám làm. Hãy xem lợi ích của công ty là lợi ích của chính mình. Có thể chỉ có vài người trong các công ty lớn gắn bó một cách chân thành và không vụ lợi với mọi việc diễn ra trong công ty mình. Nhưng cũng vì lẽ đó mà chỉ một số ít người này mới được coi là người có tầm suy nghĩ lớn lao sâu rộng. Cuối cùng, cũng chính họ mới là những người nhận được phần thưởng xứng đáng nhất: công việc với trách nghiệm cao nhất, đồng nghĩa với mức lương cao nhất.
Để nghĩ lớn, bạn cần thiết bỏ qua những điều nhỏ nhặt không đáng lưu tâm. Đã có nhiều, rất nhiều người đầy tiềm năng thành công nhưng bị chi phối bởi lối suy nghĩ nhỏ nhen, hẹp hòi, làm cản trở bước tiến đến thành công của mình. Hãy áp dụng ba phương pháp sau để nhắc nhở bản thân, mỗi khi bạn vướng phải những điều nhỏ nhặt:
• Luôn tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất. Có lẽ không ít lần chúng ta cũng đã hành động xử sự như một nhân viên bán hàng kém năng lực, khi không bán được hàng cố bào chữa: “Vâng, nhưng lỗi là do khách hàng, tôi đã cố gắng làm tất cả mọi thứ rồi”. Trong bán hàng, mục tiêu hàng đầu là bán được hàng chứ không phải tranh cãi ai đúng ai sai.
Cũng như hôn nhân, mục tiêu hàng đầu là sự hòa thuận, hạnh phúc, êm ấm, chứ không phải cố giành phần thắng bằng mọi giá trong các cuộc tranh cãi để rồi sau đó lại nuối: “Lẽ ra em/anh nên nói với anh/ em như thế”.
Trong mối quan hệ với nhân viên, mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý là phát huy triệt để mọi khả năng tiềm tàng trong họ, chứ không phải suy xét những lỗi nhỏ nhặt, thường ngày.
Trong quan hệ với hàng xóm láng giềng, mục tiêu hàng đầu là sự tôn trọng lẫn nhau và tình cảm lâu dài, thân thiết, chứ không phải chờ cơ hội để nhốt con chó nhà anh ta lại vì nó cứ sủa ầm ĩ vào ban đêm.
Nói theo ngôn ngữ quân sự, thua trong một trận đánh nhỏ nhưng thắng cả cuộc chiến tốt hơn nhiều việc chiến thắng một trận nhỏ nhưng thất bại toàn cục.
Hãy luôn hướng tâm trí mình đến những mục tiêu to lớn, tối hậu.
• Hãy tự hỏi: “Điều đó có thực sự nghiêm trọng như vậy không?”. Trước khi tức giận, gắt gỏng, hãy tự hỏi: “Điều đó có nghiêm trọng đến mức mình phải làm ầm ĩ lên như vậy không?”. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh khỏi thất vọng với những điều nhỏ nhặt, không vừa ý trong cuộc sống. 90% những cuộc cãi vã, xung đột sẽ không xảy ra nếu chúng ta nếu chúng ta biết đặt câu hỏi trước hàng loạt tình huống khó chịu “Liệu điều đó có thực sự nghiêm trọng không?”
• Đừng rơi vào vòng luẩn quẩn của những điều tầm thường. Trong khi diễn thuyết, giải quyết một vấn đề hay trao đổi công việc với nhân viên, hãy nghĩ tới những điều quan trọng để làm nên sự khác biệt. Đừng để bị nhấn chìm bởi những điều vụn vặt, tầm thường. Hãy chỉ tập trung vào những điều quan trọng nhất mà thôi.
NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY CÓ THỂ GIÚP BẠN DÁM NGHĨ LỚN
Đừng tự hạ thấp bản thân mình. Nỗ lực vượt qua mặc cảm, tự ti. Hãy trân trọng những phẩm chất đáng quý của bạn. Bạn đáng giá hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Sử dụng những từ ngữ của người dám nghĩ lớn. Luôn luôn sử dụng những từ ngữ tươi sáng, mang tính khuyến khích, động viên mạnh mẽ. Hãy sử dụng những từ ngữ hứa hẹn chiến thắng, hy vọng, hạnh phúc, ước mơ, tránh xa những từ ngữ mang lại hình ảnh tiêu cực, thất bại khổ đau.
Mở rộng tầm nhìn của bạn. Hãy nhìn ra những triển vọng trong tương lai. Rèn luyện những cách thức tạo thên giá trị cho mọi vật, mọi người và cho chính bản thân.
Có cái nhìn lạc quan về công việc hiện tại. Hãy nghĩ và tin rằng công việc hiện tai của bạn rất quan trọng. Những bước thăng tiến tiếp theo của bạn phụ thuộc chủ yếu vào cách bạn nghĩ về công việc hiện tại của mình như thế nào.
Hãy bỏ qua những thứ nhỏ nhặt tầm thường. Dồn sự chú tâm của bạn vào những mục tiêu lớn. Mỗi khi vướng vào những suy nghĩ hẹp hòi, bạn hãy tự hỏi: “Điều này có thực nghiêm trọng đến thế hay không?”
Hãy trở nên vĩ đại bằng cách dám nghĩ lớn!

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.