Dạy Con Kiểu Nhật - Giai Đoạn Trẻ 0 Tuổi

Giai đoạn lật người: Từ 2 – 3 tháng tuổi



Giai đoạn lật người: Từ 2 – 3 tháng tuổi

• Ghi nhớ: trí nhớ làm việc hoạt động.
• Bế dựng: thế giới của trẻ rộng mở.
• Bắt vùng vỏ não trước trán làm việc: các khớp thần kinh tăng lên.
• Nhìn chăm chú vào tay: phát triển tâm hồn.
• Thè lưỡi: bắt chước khuôn mặt mẹ.

Ghi nhớ

Ú…Òa (1)

Giúp trẻ rèn luyện trí nhớ làm việc

Hơn 2 tháng sau sinh, trẻ thỉnh thoảng sẽ mỉm cười khi ngủ. Khi bạn nói “òa” và cười với trẻ mà thấy trẻ cười thì hãy bắt đầu luyện tập trò chơi “ú òa…”. Đầu tiên, bạn hãy cho trẻ nhìn thấy mình cười rồi nói “ú…” và dùng 2 tay che mặt lại. Từ các kẽ ngón tay, bạn xác nhận xem trẻ có đang nhìn mình không, sau đó nói “òa…” rồi cùng cười với trẻ. Khoảng thời gian để trẻ không nhìn thấy mặt mẹ và nói “ú…” rất ngắn. Bạn hãy luyện tập đi luyện tập lại như vậy cho đến khi trẻ cùng cười với mình. Nếu trẻ cười, bạn hãy nói “Con đã cười rồi nhé” rồi thơm và xoa má trẻ.

Hình 20 – Trẻ nhìn chằm chằm

Hình 21 – Mặc dù bạn đã dùng tay che mặt nhưng nếu trẻ vẫn nhìn chăm chú vào tay bạn, hãy lặp đi lặp lại nhiều lần để luyện tập cùng trẻ.

Tìm hiểu về não bộ

Rèn luyện trí nhớ làm việc

Trò chơi “ú òa” giúp trẻ nhớ được điều mình vừa nhìn thấy mà tự dưng lại không nhìn thấy nữa, nhằm luyện tập cho trẻ sự ghi nhớ của vùng vỏ não trước trán. Trẻ thường sớm quên đi đồ vật mà chúng lâu không nhìn thấy. Nhưng bằng cách luyện tập trò chơi này, trẻ sẽ dần nhớ được, sự ghi nhớ đó được lưu trữ ở vùng vỏ não trước trán. Trong lúc luyện tập như vậy, các tế bào thần kinh sẽ làm việc. Đây là trí nhớ tạm thời mà người ta gọi là “trí nhớ làm việc”

Điểm lưu ý

Nếu trẻ quay đi chỗ khác

Nếu khi bạn che mặt đi mà trẻ quay đi chỗ khác có nghĩa là vẫn còn sớm để chơi trò này với trẻ. Bạn hãy luyện tập thêm cho trẻ việc nhận biết các trạng thái biểu cảm trên khuôn mặt.

Thị giác

Luyện tập nhìn (1)

Nâng cao mong muốn từ “nhìn” sang “muốn nhìn” cho trẻ

Từ đầu đến giai đoạn này, chúng ta đã tập cho trẻ cách nhìn chăm chú vào đồ vật nhưng giờ đây, bạn hãy để vị trí của vật lệch sang bên một chút, tập cho trẻ nhìn với theo. Trẻ vẫn chưa thể nhìn theo những chuyển động nhanh nên khi trẻ nhìn vào đồ vật, bạn hãy từ từ di chuyển vật. Bài tập này sẽ giúp trẻ nhìn được đồ vật một cách tích cực. Nếu bạn thấy trẻ đã nhìn tốt, hãy chuyển động vật nhanh hơn một chút hoặc để cự li chuyển động xa hơn một chút để dần nâng cao khả năng nhìn của trẻ.

Hình 22 – Bạn hãy để ý đến tầm nhìn của trẻ, chuyển động đồ vật từng chút một, rồi dừng lại cho trẻ nhìn chăm chú, sau đó lại chuyển động tiếp. Bạn hãy lặp đi lặp lại bài tập như vậy vài lần.

Tìm hiểu về não bộ

Bạn hãy tiến hành bài tập đồng thời xác nhận tầm nhìn của trẻ

Nếu đồ vật nằm ngoài tầm nhìn, trẻ khó mà nhìn được. Hơn nữa phạm vi mà trẻ có thể nhìn thấy rõ đồ vật liên tục thay đổi nên bạn hãy chú ý thỉnh thoảng xác nhận lại tầm nhìn của trẻ. Bạn hãy xác nhận xem trẻ có thể nhìn được đến khoảng nào tính từ vị trí giữa hai mắt của trẻ lên trên xuống dưới và qua trái qua phải. Trước tiên, bạn hãy cho trẻ nhìn đồ vật rồi từ từ di chuyển chúng và suy đoán vị trí mà trẻ không nhìn thấy nữa.

Vận động

Vận động tròn

Vận động cơ bản để bảo vệ trẻ khỏi nguy hiểm

Nếu trẻ đã có thể nằm sấp, chúng ta sẽ bắt đầu luyện tập “phản xạ mê lộ” cho trẻ. Mê lộ là tên gọi khác của ống hình bán nguyệt và sỏi thính giác nằm sâu bên trong tai, vì thế người ta gọi phản xạ xảy ra khi đầu chuyển động từ trên xuống dưới, từ trái qua phải là “phản xạ mê lộ”, ở phản xạ mà cơ thể cũng chuyển động cùng với hướng nghiêng của đầu, mê lộ sẽ được kích thích tùy vào lực (cường độ). Nếu ta chỉ thay đổi tư thế của trẻ một cách từ từ thì mê lộ sẽ không bị kích thích. Vận động tròn sẽ giúp kích thích ống hình bán nguyệt trước và ống hình bán nguyệt sau. Nếu có được phản xạ này thì trong giai đoạn ngồi vẫn chưa vững, trẻ sẽ biết cách ngã an toàn, do đó ngay từ giai đoạn này, bạn hãy luyện tập vận động tròn cho trẻ.

Hình 23 – Để cho trẻ gặm ngón chân hay dùng hai tay để kéo chân lên đầu mình cũng không sao

Hình 24 – Cho trẻ nằm ngửa, dùng hai tay nắm cổ chân

Hình 25 – Nếu 2 tay trẻ nắm 2 cổ chân, bạn hãy ấn vào phần đùi của trẻ rồi lắc sang trái sang phải

Tìm hiểu về não bộ

Tư thế cuộn tròn lăn từ trước ra sau, từ trái qua phải

Để trẻ có thể xoay khi đặt đầu dưới sàn, trước tiên ta sẽ cho trẻ vận động tròn. Bạn cho trẻ dùng hai tay nắm hai cổ chân để người cuộn tròn lại, sau đó ấn vào người trẻ để mặt trẻ nhìn về phía vai, rồi phía sau vai, cuối cùng là nhìn lên trần nhà. Bạn hãy lặp đi lặp lại nhiều lần hành động này.

Sau đó nâng dần tốc độ lên để tạo kích thích lên ống hình bán nguyệt.

Vận động xoay

Kích thích mới vào thị giác bằng vận động xoay

Giống như “vận động tròn”, đây là vận động lợi dụng “phản xạ mê lộ”. Lúc đầu, trẻ nằm hơi cong cũng không sao. Bạn hãy đỡ lưng trẻ rồi ấn nhẹ vào vùng mông của trẻ, sau đó xoay để trẻ nằm sấp. Lúc này, bạn hãy chú ý để hai tay trẻ không đặt chéo trước ngực. Vận động xoay như thế này không chỉ kích thích vào ống hình bán nguyệt mà việc đột ngột thay đổi góc nhìn của trẻ sẽ kích thích rất mạnh vào thị giác. Khi luyện tập, bạn hãy theo dõi trạng thái cũng như tâm trạng để trẻ dần dần quen với kích thích.

Hình 26 – Để trẻ nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng xoay đầu trẻ sang ngang.

Hình 27 – Ấn nhẹ vào mông để giục trẻ lật người

Hình 28 – Nếu trẻ nằm sấp rồi hãy xoa nhẹ từ gáy xuống lưng trẻ, cho trẻ ngẩng mặt lên

Tìm hiểu về não bộ

Mục đích cuối cùng là kích thích cường độ

Trước tiên, bạn hãy xoay đầu trẻ, sau đó xoay người theo rồi để trẻ nằm sấp. Mục đích là tạo kích thích xoay lên ống hình bán nguyệt. Nếu xoay từ từ sẽ không tạo được kích thích đến ống hình bán nguyệt. Điều quan trọng không phải là tốc độ mà là cường độ nên lúc đầu, hãy xoay từ từ rồi dần dần xoay nhanh hơn.

Điểm lưu ý

Ống hình bán nguyệt là gì?

Ống hình bán nguyệt là tên gọi chung cho ba ống hình bán nguyệt (ống hình bán nguyệt trước, ống hay bán nguyệt sau và ống hình bán nguyệt phía ngoài) nằm sâu bên trong tai có hình dạng giống như vỏ của con ốc. Nhờ hoạt động của các “dịch nhầy” bên trong ống này nên gia tốc xoay của cơ thể có thể truyền tới não để giữ được tư thế.

Ghi nhớ

Đi dạo

Kích thích 5 giác quan giúp trẻ hoạt động toàn não bộ

Thế giới bên ngoài có rất nhiều kích thích mà ở trong nhà không thể có được. Cho nên, vào những ngày đẹp trời, bạn hãy cho trẻ đi dạo. Khi đi dạo, bạn hãy “bế dựng” để trẻ có cùng hướng nhìn với mẹ chứ không phải là bạn cho trẻ vào xe đẩy rồi đẩy đi. Như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được trực tiếp những chuyển động ở đường hay ánh mặt trời chiếu thẳng vào da. Nếu đi công viên, tiếng trẻ em vui đùa, mùi cây cỏ hoa lá… sẽ kích thích thị giác và thính giác của trẻ một cách tự nhiên. Nhờ việc tiếp nhận đồng thời nhiều loại kích thích như thế khiến rất nhiều vị trí trong não trẻ làm việc.

Hình 29 – Khi bạn đi dạo, bạn hãy bế để trẻ có cùng hướng nhìn với mình, giúp trẻ nhận được nhiều loại kích thích từ thị giác. Thỉnh thoảng, bạn nên bước các bước ngắn rồi dừng lại, giúp trẻ nhận biết nhịp điệu khi đi.

Tìm hiểu về não bộ

Cho trẻ cảm nhận thế giới bên ngoài

Bạn hãy chia sẻ với trẻ về thế giới bên ngoài. Hãy nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho trẻ biết về sông, núi, động vật, thực vật hay tên gọi các đồ vật…

Khi đưa trẻ đi dạo, bạn hãy đi từ từ, chậm rãi nhưng nếu phải tránh người đi bộ hay xe đạp, bạn cần hành động nhanh chóng để dạy cho trẻ biết cách tránh nguy hiểm. Bằng cách này có thể giúp trẻ cảm nhận được rằng thế giới luôn luôn vận động.

Cảm giác

Xây dựng nhịp sinh học cho trẻ

Xây dựng cho trẻ nề nếp ngủ nhờ vào các kích thích lúc ban ngày

Một ngày 24 giờ là phù hợp với tốc độ quay của Trái Đất vì vậy, nhịp sinh học 1 ngày của con người dao động ở khoảng 23 hay 25 giờ. Một đứa trẻ mới sinh ra chưa rành mạch thời gian ngủ và thời gian thức nên lúc này, trẻ không hề sinh hoạt theo nhịp điệu. Cho nên, chúng ta cần kéo dài thời gian thức ban ngày của trẻ, để trẻ có thể có nhịp điệu sống phù hợp với thời gian 24 giờ. Nếu cứ để mặc thì giờ giấc ngủ của trẻ sẽ lung tung, ở giai đoạn 6-8 tháng tuổi, chúng ta sẽ xây dựng cho trẻ nhịp điệu là ngày/ đêm, thức/ngủ.

Hình 30 – “Đứa trẻ ngủ nhiều là đứa trẻ ngoan” là suy nghĩ của các bậc cha mẹ thích làm việc hơn chơi với con. Nhưng bạn cần hiểu rằng “không có kích thích có nghĩa là không rèn luyện não”, vì thế bạn cần cố gắng tăng thời gian tiếp xúc với trẻ một cách tích cực để rèn luyện trí não cho trẻ.

Tìm hiểu về não bộ

Tạo thói quen từ sớm

Vì từ sau khi sinh được 6-8 tháng tuổi, trẻ sẽ biết được nhịp điệu của 1 ngày nên chúng ta hãy dần dần tạo thói quen để hàng ngày trẻ ngủ và thức vào một giờ cố định. Trước khi ngủ, bạn hát ru và vỗ về trẻ. Hãy tắt điện để phòng yên tĩnh và chú ý đến nhiệt độ trong phòng ngủ.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.