Đối Mặt Với Thực Tại - Con Đường Của Thương Yêu

Phần 13



Bốn Điều Nhắc Nhở

Bốn điều nhắc nhở truyền thống là bốn điều nhắc nhở căn bản về tại sao người ta có thể tạo nên một nỗ lực liên tục để quay trở về với phút giây hiện tại. Điều đầu tiên nhắc nhở chúng ta về sự sinh ra làm người quí giá của chúng ta; điều thứ hai, nhắc nhở về sự thực tập về vô thường; điều thứ ba, về qui luật của nghiệp; điều thứ tư, về sự vô nghĩa của việc liên tục luẩn quẩn trong vòng luân hồi. Hôm nay, tôi muốn nói về bốn phương thức liên tục đánh thức bạn và nhắc bạn tại sao bạn thực tập, tại sao khi bạn quay về nhà, bạn nên cố gắng tạo một không gian để có thể Thiền tập mỗi ngày và chỉ để hiện hữu với chính bạn theo cách mà bạn đã ở đây trong một tháng. Tại sao thậm chí thật uổng phí thời giờ để tỉnh thức hơn là để ngủ? Tại sao phải dành thời gian còn lại gieo những hạt giống của tỉnh thức, tham vọng mà bạn muốn tạo một bước nhảy, cởi mở hơn và trở thành một chiến sĩ? Tại sao? Khi có tất cả những lo âu về tài chính, về vật chất, khi có vấn đề với bạn bè, với cộng đồng, vấn đề với mọi thứ và bạn cảm thấy bị kẹt, tại sao phải tốn công nhìn lên bầu trời và gắng tìm ra một lỗ hổng hay một khoảng không gian trong sự hỗn loạn đó? Chúng ta luôn tự hỏi về những vấn đề rất cơ bản này.

Bốn điều nhắc nhở sẽ khơi mở cho những vấn đề này. Bạn có thể suy nghĩ về chúng bất kỳ lúc nào, dù bạn sống ở tu viện Gampo hay ở Vancouver hoặc ở Minnesota, Chicago, New york City, Black Hole of Calcutta, trên đỉnh Everest, dưới đáy đại dương. Dù bạn là một con rắn nước Naga (water-being; Sinh vật nước) hay một con ma, một con người, một sinh vật địa ngục (hell-being), một loại chư thiên (gođrealm person) – bất kể bạn là gì – bạn có thể suy nghĩ kĩ về bốn điều nhắc nhở này và tại sao bạn thực tập.

Điều nhắc nhở đầu tiên là sự đáng quí khi được làm người. Tất cả chúng ta ngồi đây đều có được cái mà truyền thống gọi là một sự sinh ra hiếm quí và tuyệt vời. Tất cả những gì bạn phải làm là nhặt một tạp chí Time lên và so sánh chính bạn với hầu như bất kỳ ai trên bất kỳ trang báo nào để nhận ra rằng, thậm chí bạn có những nỗi khổ đau của bạn, sự không hài lòng tâm lý của bạn, cảm giác bị mắc kẹt của bạn… nhưng bạn vẫn thuộc loại diễm phúc hơn khi so sánh với những người bị cán bởi xe tăng, bị chết đói bị đánh bom, bị ở tù, bị nghiện rượu nghiêm trọng hay nghiện ma túy hoặc bất cứ cái gì mang tính tự hủy hoại bản thân. Ngày hôm kia tôi đọc một tờ báo kể về một cô gái mười chín tuổi bị nghiện ma túy. Cả cuộc đời cô, cô sẽ tiếp tục chích ma túy cho đến khi cô chết. Mặc khác, sống một cuộc sống thoải mái trong đố mọi thứ đều hoàn toàn đắt tiền cũng không hữu ích gì cả. Bạn không có cơ hội để phát triển hiểu biết về con người đau khổ ra sao hay có ý thức nhiều về tấm lòng cởi mở. Tất cả đều bị kẹt trong một cảm giác có hai hay ba trăm đôi giày trong tủ, như Imelda Marcos, hay một căn nhà đẹp với một hồ bơi hoặc bất cứ cái gì bạn có.

Điều cơ bản là nhận ra rằng chúng ta có mọi thứ đang đi cùng chúng ta. Chúng ta không có nỗi đau cực kỳ nào mà không thể tránh khỏi. Chúng ta không có niềm vui hoàn toàn nào dụ dỗ chúng ta vào si mê. Khi chúng ta bắt đầu cảm thấy chán nản, thật hữu ích để nghĩ kĩ về điều đó. Có lẽ đây là lúc tốt nhất đẽ đọc báo nhiều và nhận ra cuộc đời có thể khủng khiếp như thế nào. Chúng ta luôn ở trong một vị trí mà một điều gì đó có thế xảy ra cho chúng ta. Chúng ta không biết chúng ta là những người Do thái sống ở Pháp, Đức hoặc Hà Lan vào những năm 1936, chúng ta chỉ dẫn dắt cuộc đời bình thường của chúng ta, thức dậy vào buổi sáng, ăn hai hay ba bữa trong một ngày, có những thói quen hằng ngày và rồi một ngày kia Gestapo đến và đưa chúng ta đi. Hoặc có thể chúng ta đang sống ở Pompeii và đột nhiên một núi lửa bộc phát và chúng ta ở dưới nhiều dung nham núi lửa. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Bây giờ là một thời gian không chắc chắn. Chúng ta không biết – ngay cả ở mức độ cá nhân, ngày mai, bất kỳ ai trong chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta có một căn bệnh vô phương cứu chữa hay rằng một ai đó mà chúng ta rất yêu mắc phải căn bệnh đó.

Nói cách khác, cuộc đời có thể đảo lộn tất cả bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra. Thật đáng quí, thật ngọt ngào và quí báu cuộc đời của chúng ta! Chúng ta đang ở độ tuổi trẻ đẹp này, chúng ta có sức khỏe và thông minh, có giáo dục, tiền bạc và đại loại như vậy. Tuy mỗi người trong chúng ta đều có hơi chán nãn suốt khóa học này, mỗi một người trong chúng ta đều có cảm giác đó trong lòng mình. Điều đó xảy ra một cách xác định. Một điều mà Rinpoche dạy và cũng thật sự bày tỏ với tất cả chúng ta – ngay cả khi không dễ thành công trong việc đẩy nó đi – là rằng chỉ vì bạn đang cảm giác chán nản không có nghĩa là bạn quên đi sự quí giá của cả tình huống. Sự chán nản cũng giống như thời tiết, nó đến rồi đi. Rất nhiều những cảm giác, xúc cảm, ý nghĩ khác nhau đến rồi đi mãi mãi, nhưng đó không phải là lý do để quên đi giá trị của cả tình huống. Sự nhận ra cuộc đời quí giá như thế nào là một trong những năng lực mạnh mẽ nhất của bạn. Nó giống như lòng biết ơn. Nếu bạn cảm thấy biết ơn đối với cuộc đời, thì dù những chiếc xe tải Nazi đến và mang bạn đi, bạn cũng không đánh mất cảm giác biết ơn đó. Có một khẩu ngữ Đại thừa (Mahayana) như sau: “Hãy biết ơn mọi người”. Về cơ bản, một khi bạn có cảm giác biết ơn này đối với cuộc đời và sự quí báu của việc sinh ra làm người thì nó sẽ giúp bạn rất nhiều. Nếu bạn nghĩ bạn có thể bắt đầu cảm thấy biết ơn khi bạn ở cõi địa ngục, nếu bạn nghĩ bạn có thể bỗng nhiên trở nên vui tươi, bạn sẽ nhận ra khoảng 50% khó khăn trong tình huống hiện tại của chúng ta; bạn sẽ có phiền toái khi làm điều đó. Chúng ta thực sự ở trong tình huống dễ nhất và tốt nhất. Rất tốt để nhớ điều đó. Rất tốt để nhớ tất cả những cuộc nói chuyện mà bạn đã từng nghe về điều thiện cơ bản, lòng vùi vẻ và sự biết ơn.

Truyền thống Vajrazana nhấn mạnh nhiều đối với tình yêu sâu sắc mà có thể là một hình thức của lòng biết ơn vô hạn, có nhiều sự suy niệm trong đó. Tình yêu sâu sắc tức là nhớ tất cả những ai làm việc cực nhọc, có cùng nỗi đau, có cùng chứng loạn thần kinh như chúng ta, có cùng sự chán nản, sự đau răng, quan hệ khó khăn, cùng những khó khăn như chúng ta – mọi thứ đều giống nhau – mà họ không từ bỏ được; họ là một nguồn cảm hứng cho chúng ta. Bạn có thể nói họ là những nam và nữ anh hùng, bởi vì khi chúng ta đọc những câu chuyện của họ (khi chúng ta đọc câu chuyện của Milarepa chẳng hạn), thay vì cảm thấy khủng khiếp, chúng ta đồng cảm với vị ấy trong suốt câu chuyện. Chúng ta nhìn thấy chính chúng ta trong mỗi đoạn, chúng ta nhận ra rằng có thể tiếp tục và không vứt bỏ. Chúng ta cảm thấy tình yêu sâu sắc đối với những người làm việc vất vả để tạo sự thoải mái eho chúng ta. Đôi lúc bạn gặp một giáo viên đặc biệt hình tượng hóa điều đó cho bạn, và rồi bạn cũng có một lãnh tụ tinh thần để cảm thấy yêu thương sâu sắc. Nó như thử những người này truyền xuống một dòng dõi của lòng biết ơn và sự không sợ hãi, niềm vui và khả năng nhìn thấy sâu sắc. Và họ cũng như chúng ta, ngoại trừ rằng đôi khi chúng ta đánh mất tâm hồn. Có những ví dụ làm chúng ta biết ơn to lớn và thương yêu đối với những người này. Nó cho chúng ta một ý niệm về tinh thần mà chúng ta có thể theo đuổi trong dòng dõi đó. Rồi thì những gì chúng ta làm để nhận ra sự quí báu của việc sinh ra làm người có thể là một nguồn cảm hứng cho những người khác.

Trong những năm đầu thập niên 70, một người bạn nói với tôi: “Bất kỳ điều gì bạn có thể học về việc làm bạn với cảm giác nản lòng, hay cảm giác sợ hãi, hoặc về tình trạng khó khăn, phức tạp, ý niệm về sự bị hạ câp, ý niệm về sự phẫn hận – bất kỳ điều gì bạn có thể làm với những điều này là hãy vui lòng với chúng, bởi vì điều đó sẽ là một nguồn cảm hứng đối với người khác”. Đó thật sự là một lời khuyên tốt. Vì vậy khi tôi bắt đầu trở nên phiền muộn, tôi thường nhớ “Bây giờ đợi một phút. Có lẽ tôi phải nghĩ ra cách để tự đánh thức mình thật sự, bởi vì có nhiều người đau khổ như vậy, và nếu tôi có thể làm điều đó, họ cũng có thể làm được điều đó”. Tôi cảm giác một ý niệm về sự liên hệ. “Nếu một Shmuck như tôi có thể làm điều đó, bất cứ ai cũng có thể làm được điều đó”. Đó là những gì tôi thường nói, rằng nếu một người đau khổ như tôi, người hoàn toàn bị kẹt trong giận dữ và phiền muộn, bội phản – nếu tôi có thể làm điều đó thì bất kỳ ai khác cũng có thể làm, vì thế tôi đang cố gắng. Đó là một lời khuyên thường giúp tôi nhận ra sự sinh ra làm người quí báu của tôi.

Điều nhắc nhở thứ hai là về tính vô thường của vạn hữu. Đời sống rất ngắn ngủi. Thậm chí chúng ta sống một trăm tuổi, nó cũng rất ngắn. Hơn nữa, tuổi thọ của con người là không thể nói trước. Cuộc đời của chúng ta là vô thường. Chính tôi có cao nhất là ba mươi năm nữa để sống, có thể là ba mươi lăm năm, nhưng rồi nó sẽ dừng lại. Cũng có thể tôi chỉ có hai mươi năm để sống. Có thể thậm chí tôi không có một ngày nữa để sống. Thật hữu ích để nghĩ rằng tôi còn rất ít chặng đời dài đó. Nó làm tôi cảm thấy rằng tôi muốn sử dụng nó thật tốt. Nếu bạn nhận ra rằng bạn không có nhiều năm nữa để sống và nếu bạn sống như thử bạn thật sự chỉ còn sống một ngày, thì ý niệm vô thường làm mạnh hơn cảm giác quí báu và sự biết ơn. Về mặt truyền thống thường cho rằng mỗi khi bạn sinh ra, cũng tức là bạn bắt đầu chết đi. Tôi nhớ rằng ở Boulder, hàng năm người Hare Krishna thiết lập một cuộc trưng bày về hình dáng cuộc đời con người bắt đầu là một đứa bé mới sinh rồi qua tất cả những giai đoạn của cuộc đời. Bạn không thể không nhận ra cái hình dáng này lớn lên và mạnh lên hơn trong sự quan trọng nhất của cuộc đời, cho đến khi toàn bộ sự việc bắt đầu đi xuống và hình dáng được biểu hiện trở nên già hơn và cái cuối cùng là một xác chết. Bạn cũng không biết là bạn có đặc ân đi qua toàn bộ tiến trình ấy hay không. Ngay cả nếu bạn có, thì vô thường cũng rất thật. Khi bạn bị phiền muộn, bạn có thể nói với chính mình: “Tại sao phải tốn công ngồi? Tại sao phải mất công tìm ra cho chính tôi và cho người khác, sự phiền muộn này là gì? Tại sao nó làm tôi chán nản? Tại sao bầu trời hôm nay trong xanh như vậy nhưng hôm nay mọi thứ lại xám xịt. Tại sao mọi người tươi cười với tôi hôm qua nhưng bây giờ họ lại nhăn mặt với tôi? Tại sao hôm qua tôi dường như làm đúng mọi việc mà hôm nay lại làm sai mọi việc? Tại sao và tại sao?”. Nếu bạn một mình ở nơi ẩn dật, bạn sẽ vẫn bị phiền muộn. Không có ai để trách cứ; chỉ là cảm giác ấy nảy sinh. Bạn tự hỏi nó là gì? Nó là gì? Nó là gì? Tôi muốn biết. Làm thế nào tôi có thể tự đánh thức mình? Làm thế nào tôi có thể làm điều đó mà nó không phải là một thói quen hoàn toàn? Làm thế nào tôi có thể thoát ra khỏi lối sống nhàm chán này?

Làm thế nào chúng ta từ bỏ sự nhàm chán của cuộc sống chúng tả Giáo lý dạy: “À, đó là lý do chúng ta ngồi Thiền. Đó là ý nghĩa của chánh niệm. Nhìn một cách cẩn thận, chú ý đến từng chi tiết”. Nhớ về vô thường là động cơ thúc đẩy bạn nhìn lại, quay lại giáo lý để xem chúng nói với bạn điều gì, làm thế nào để làm việc với cuộc đời của bạn, làm thế nào để đánh thức chính bạn, làm thế nào để tươi vui lên, làm thế nào để đối mặt với các cảm xúc. Đôi lúc, bạn sẽ vẫn đọc lui đọc tới nhưng bạn không thể tìm ra câu trả lời ở đâu cả. Nhưng rồi một ai đó trên xe buýt sẽ nói cho bạn, hoặc bạn sẽ tìm ra nó ở giữa một cuốn phim, hoặc có thể thậm chí trong một chương trình thương mại trên Tivị Nếu bạn thật sự có những câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra những câu trả lời bất kỳ ở đâu. Nhưng nếu bạn không có câu hỏi, rõ ràng sẽ không có câu trả lời.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.