Đường mây qua xứ tuyết

1 – Lời giới thiệu



Tại sao Tây Tạng lại có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với thế giới ngày nay như vậy? Phải chăng nó tượng trưng cho một cái gì huyền bí, khêu gợi trí tò mò hay một điều gì mơ hồ mà người ta chưa nhận thức được? Tôi tin rằng sự kiện xảy ra tại Tây Tạng có thể tiêu biểu cho số phận nhân loại hiện nay, một số phận đang bị giằng co giữa qúa khứ và tương lai, giữa truyền thống và tiến bộ, giữa tín ngưỡng và khoa học, giữa kiến thức và tri thức, giữa những thoải mái tâm linh và áp lực vật chất.

Chúng ta đang chứng kiến một thảm kịch của nhân loại khi những quốc gia không có một tham vọng chính trị nào, chỉ muốn yên thân sống tự do bỗng bị chà đạp và đặt dưới ách nô lệ của một nước khác dưới danh nghĩa “văn minh, tiến bộ”. Làm sao người ta có thể gọi là văn minh khi đời sống thực sự ở hiện tại phải chịu hy sinh cho một viễn ảnh mơ hồ ở tương lai? Làm sao người ta có thể gọi là tiến bộ khi đời sống thoải mái tự do với thiên nhiên bị thay thế bởi nếp sống chật hẹp, giả tạo đầy máy móc.

Dưới danh nghĩa “tiến bộ”, qúa khứ chỉ là những cái gì xấu xalỗi thời, không giá trị, bất toàn và thụ động. Những khoa học và tiến bộ đã đem lại những gì cho con người ngoài chiến tranh, thù hận và bạo động…?

Bị cắt đứt với qúa khứ, con người trở nên hoang mang phiêu bạc, luôn luôn bất an nên phải tìm an ủitrong nếp sống tập đoàn, tìm hạnh phúc trong sự thỏa mãn nhu cầu và tham vọngPhải chăng đó là một thảm kịch của nhân loại ngày nay?

Tây Tạng là một xứ nằm ở vị trí hiểm trở, biệt lập với thế giới bên ngoài, nhờ thế nó duy trì được tinh hoa một nền văn minh cổ khác với những nền văn minh mà chúng ta được biết đến. Không một ai đặt chân vào Tây Tạng mà không chịu ảnh hưởng của nó và không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự hùng vĩ, bao la của rặng Tuyết Sơn. Lịch xử này đã chứng minh như thế. Khi Lang Darma cướp ngôi vua, tiêu diệt Phật giáo bằng bạo lực thì Phật giáo không những phát triển tại Lhassa mà còn truyền bá khắp nước. Khi vó ngựa của Mông Cổ tràn vào đây thì không những tinh thần từ bicủa Phật giáo đã đưa xứ này thoát khỏi ách cai trị mà còn cải hóa được cả triều Mông Cổ, và ít lâu sau Phật giáo đã trở thành quốc giáo của xứ này. Biết đâu thay vì biến Tây Tạng thành một quốc gia Cộng sản thì Trung cộng lại chẳng biến thành quốc gia sùng một Phật giáo vào thế kỷ 21? Điều chắc chắnrằng trong khi Trung cộng đang cố gắng đồng hóa Tây Tạng bằng bạo lực thì Tây Tạng lại bắt đầu tạo ảnh hưởng khắp nơi trên thế giớiDĩ nhiên, dù có dành lại độc lập hay không thì Tây Tạng được cũng không thể như xưa, những điều này không quan trọng bằng sự phát triển tinh thần và văn hóa Tây Tạngra khắp nơi. Đây là một truyền thống sống độngphóng khoáng và bình đẳng, không câu chấp cứng nhắc vào các giáo điều những luôn luôn thay đổi để thích nghi với các hoàn cảnh thời giankhông gianmà vẫn giữ đúng mục đích nguyên thủy (tùy duyênbất biến).

“The Way of the Whiet Clouds” (tạm dịch “Đường Mây Qua Xứ Tuyết”) là một tập sách ghi nhận những điều tôi chứng kiến trong thời gian du hành ở Tây Tạng. Đối với người Tây Tạng, mây có nhiều ý nghĩahuyền bí. Nhìn vào các bức họa Tây Tạng (Thankas), gần như bức nào cũng thấy họ vẽ các đám mâymàu sắc khác nhau.

Mây tượng trưng cho sự sáng tạo vì nó có thể mang bất cứ hình thù gì. Mây trắng tượng trưng cho môi trường để sự sáng tạo có thể nẩy nở, phát sinh nhưng nó còn có nghĩa là đám mây Pháp (Dharma megha) mà từ đó chân lý được biểu lộ.

Vì lý do đó, cuốn du ký này được mở đầu bằng một linh ảnh, một câu chuyện mà sư phụ tôi, Tomo Geshe Rinpochay đã kể lại cho các học trò.

Lama Anagarika Govinda là người xứ Bolivia, giảng dạy triết học tại đại học Naples vào năm 1928-1930. Qua Tích Lan xuất gia với Đại đức Nyanantiloka Mahathera rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Ông là một học giả uyên thâm về Pali với mười hai cuốn sách viết về Phật giáo Nam tông. Ông còn là một thành viên trong ban quản trị hội Phật giáo thế giới.

Năm 1947, ông qua Tây Tạng rồi có duyên được Lạt Ma Ngawang Kalzang (Tomo Geshe Rinpoche) nhận làm đệ tử. Ông đã du lịch khắp xứ này, tiếp xúc với nhiều tu sĩthăm viếng nhiều ngôi chùa cổ hẻo lánh và ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe vào cuốn du ký “The Way of the White Clounds”. Ông còn viết thêm nhiều sách biên khảo về Tây Tạngđáng kể nhất là 2 cuốn “The Foundation of Tibetian Mysticism”. Ông qua đời năm 1985.

Lama Anagarlka Goavinda
Ngày 5 tháng 7 năm 1966


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.