Giấc Mơ Bị Đánh Cắp

CHƯƠNG 13



Alexei trầm ngâm đặt con Q rô lên con J rô và vươn tay tăng âm lượng của chiếc rađio đặt trên bàn ngoài bếp, bởi vì vừa lúc bắt đầu đưa tin tức mới. Naxtia ngó vào bếp và nói vẻ bực bội:.
— Xin bớt tiếng đi cho.
— Nhưng anh muốn nghe tin thời sự!
— Hãy cho nhỏ đi.
— Nhỏ hơn anh không nghe được, xoong đang lèo xèo. Vả lại, nếu em chú ý, thì anh đang nấu ăn.
Anh xếp theo hệ thống những quân bài từ cọc này sang cọc kia theo nguyên tấc xếp bài “Ngôi Napoléon”.
— Nhưng anh cũng biết những tiếng động bên ngoài gây phiền toái cho em, em không thể suy nghĩ khi bên cạnh có ai đó cứ lầu bầu.
Trong khi bực bội Naxtia không nhận thấy bộ mặt của anh bạn thay đổi như thế nào. Chị không cảm thấy rằng bầu không khí trong căn phòng dần dần hun nóng lên và giờ đây đang đạt đến điểm kịch tính mà lúc này những đòi hỏi và sự nhõng nhẽo của chị không chỉ đơn thuần là nực cười và vô lí, mà còn là nguy hại.
— Chà, cô không thế nghĩ nổi ư? – Alexei hỏi chì chiết, dần dần cao giọng lên và thu cột bài xếp trên bàn. – Cô, thưa quý cô. Thu xếp khá ổn thỏa. Gọi từ quê lên một vú nuôi, anh ta cũng là kẻ làm bếp, kẻ hầu, anh ta cũng là con chó canh cửa và kèm theo là hộ lí thường trực. Vì điều đó quý cô không trả tiền, cô thanh toán bằng hiện vật. Tôi làm việc cho cô vì bữa ăn và giường ngủ. Vì thế với tôi, như với một kẻ hầu, có thể hàng ngày trời không cần trò chuyện, có thể không cần thấy tôi, có thể ngược đãi tôi, thậm chí có thể đặt tôi dưới nòng súng lục trong tay một kẻ điên xông vào nhà lúc nửa đêm. Có thể nhổ vào công việc của tôi, vào những trách nhiệm của tôi trước bạn bè và đồng nghiệp, khoá lại ở đây không hề giải thích gì cả, và sau tất cả những thứấy còn đòi hỏi để tôi không mở radio. Sau một tuần nữa nghiên cứu sinh của tôi phải bảo vệ luận án, còn tôi thì ngồi đây và canh giữ căn hộ thay vào việc phải làm cho đủ cái lương giáo sư và giúp cậu ấy chuẩn bị. Tôi đã không đi đến đám cưới được mời cách đây hai tháng, tôi không đi dự ngày lễ của thầy mình và làm ông già phật lòng đến chết, tôi không gặp một nghiên cứu sinh khác của tôi, người sống từ đầu khác của nước Nga và đến đây chỉ để gặp tôi, bởi vì chúng tôi đã thỏa thuận trước về điều đó, còn giờ đây cậu ta sống trong kí túc xá trường đại học, tiêu mòn cái lương kĩ sư và nhẫn nại chờ bao giờ ngài giáo sư Alexei hạ cố rời khỏi tình nhân của mình và, rốt cuộc, sẽ xuất hiện chỗ làm việc.
Tôi gây cho nhiều người những sự bất tiện và phật ý, sau này tôi buộc phải giải thích với họ và thiết lập lại những quan hệ bị phá hỏng. Và tôi thực muốn biết, tất cả những hi sinh này là vì cái gì.
Naxtia có cảm giác rằng chị thấy, những cơn tức giận nảy sinh trong đầu, phía dưới mái tóc lượn sóng màu vàng sẫm đang chảy xuống vai và tay và qua những ngón tay dài mềm mại chuồi đi như thấm vào cát, trong cọc bài bị xáo một cách kích động. Chị thoáng tưởng tượng rằng, nếu không có cỗ bài ngay đó, thì sự tức giận bị tích góp đã lâu này hẳn đã bắn ra từ tay thẳng vào chị. Bức tranh trông có vẻ rực sáng và chân thật đến mức chị co rúm người lại.
— Anh yêu, thì em đã giải thích với anh… – Naxtia đã lên tiếng, nhưng anh giận dữ cắt ngang lời chị.
— Cô chỉ có cảm giác là đã giải thích gì đó cho tôi. Thực tế, những lời giải thích của cô y như lệnh cho những con chó nghiệp vụ. Và tôi, thưa cô nương, không thể nào vừa lòng với điều đó. Hoặc cô tôn trọng tôi đến mức sẽ kể cho tôi tất cả ngay từ đầu để tôi hiểu, quỷ tha ma bắt, điều gì đang diễn ra ở đây, hoặc hãy mua cho mình một con chó, và hãy tha cho tôi đi.
— Anh phật ý à?
Naxtia ngồi quỳ gối cạnh Alexei, tựa cằm lên đầu gối của anh, hai tay ôm lấy bắp chân gân guốc.
— Phậi ý, hả anh? – chị nhắc lại. – Tha lỗi cho em, anh yêu. Em rất có lỗi. Em không phải, nhưng em sẽ sửa chữa, ngay bây giờ. Nhưng anh đừng nổi giận, em cầu xin anh, trên thế gian này em không có ai gần gũi và quý hơn anh, và nếu anh em mình bất hoà, đặc biệt là bây giờ, khi mọi sự phức tạp như thế, em sẽ rất nặng nề. Nào anh, hãy nói là anh đã tha thứ cho em đi.
Naxtia chọn và nói những lời cần thiết một cách tự động, cơn bùng nổ của Alexei không hề làm chị phật lòng. Chị biết rằng sớm hay muộn điều đó sẽ xảy ra. Alexei sẽ không chịu được lâu khi anh bị xem là kẻ “nói phét” như thường có trong cuộc tranh luận, và chị hi vọng rằng tình thế được giải quyết trước khi lòng kiên nhẫn của anh bùng nổ. Chị đã tính sai, mà ngay đó còn thêm Larsev với trò điên khùng đã gây cho Alexei nỗi sợ hãi nữa. Tất nhiên, anh đã sợ, anh không thể không sợ, và sau điều đó hoàn toàn tự nhiên, đã nảy sinh cái mong muốn chí ít là hiểu, vì chuyện gì anh có thể bị bắn chứ. “Đồ giẻ rách, – chị rủa thầm bản thân, – cô là đồ giẻ rách tự tin ngu xuẩn. Cô cố chiến đấu với bóng ma và trong khi đó quên mất những tình cảm con người thuần tuý nhất mà trong đó tình yêu và nỗi sợ là mạnh nhất. Cô đặt Alexei trong nhà mình, hoàn toàn không nghĩ rằng hẳn là anh cũng kinh hãi y như cô trong cái đêm đầu tiên kia, khi cô phát hiện ra cửa nhà cô bị mở. Mối nguy hiểm chẳng hề bớt đi vì cô đã thay ổ khoá: nếu chúng có thể tìm được chìa khoá cũ, thì chúng sẽ kiếm được chìa mới. Và Alexei ngồi ở đây một mình suốt ngày với nỗi khiếp hãi và làm vẻ mặt bình thản như phải có. Hơn thế, tự tình huống hoàn toàn không lập lờ cho thấy rằng cô bị vướng vào một cái gì đó nghiêm trọng, và anh sống trong sự lo âu thường trực vì cô, chỉ yên tâm mỗi buổi tối cô trở vềnhà, còn cô, đồ chết giẫm, tự say mê bản thân, ngày ngày quên mất nên nhấc ống nói và gọi cho anh dù một lần, cho biết rằng cô vẫn sống khoẻ mạnh. Tình yêu và nỗi sợ hãi. Larsev và con gái anh ta. Lena và anh chồng đểu giả của cô ta. Cán bộ đảng Popov và thằng con ngoài giá thú Gradov. Và lại cán bộ đảng Gradov và người đẹp bất hạnh, cô nghiện và gái điếm Victoria. Gradov và bóng ma…
Cỗ máy phân tích trong đầu Naxtia làm việc không ngơi nghỉ, và thậm chí khi đang nghĩ về những quan hệ của chị với Alexei, chị vẫn bị cuốn vào những ý tưởng về vụ án mạng Victoria. Thậm chí tốt nhất nếu bây giờ kể hết theo tuần tự, Alexei là một thính giả chăm chú và nhạy bén, anh sẽ nhìn ra trong câu chuyện kể của chị những chỗ không khớp nối hiển hiện.
— Ngày xửa ngày xưa có hai kẻ ngụ cư sống ở Moskva – Lena và Lusnicov, – Naxtia bắt đầu, khi đã ngồi thoải mái sau chiếc bàn ăn và ấp hai tay cóng lạnh vào cái cốc cà phê nóng.
Kể những sự kiện năm 70 mất gần hai giờ. Trước khi chuyển sang vụ án mạng Victoria, Naxtia dừng lại ở toà soạn “Vũ trụ”.
Chỗ họ có nguyên tắc là các bản thảo không trả lại cho tác giả. Tức là tác giả có thể lấy tác phẩm bất hủ của mình bất cứ lúc nào. Nhưng nếu ông ta không tự mình xuất hiện để nhận bản thảo, thì không có ai chịu nhọc công gửi trả lại bản thảo cho ông ta. Người ta tiết kiệm cho những chi phí bưu điện. Những bản thảo không có người nhận này cứ biến đi đâu đó, còn sau này những đoạn riêng rẽ hay những ý tưởng từ đó đã xuất hiện trong sáng tác của nhà viết truyện phương Tây nổi tiếng Jean-Paul Brizac mà sách trinh thám của ông ta được in với một số lượng khổng lồ và có lượng độc giả khá đông. Điều tra viên Xmeliacov, về cuối đời quyết định cầm bút, đã mô tả trong một truyện dài thiên sử thi về vụ án mạng Lusnicov và về sự che giấu các nhân chứng của tội ác. Đưa bản thảo đến “Vũ trụ”, từ đó nó được chuyển thẳng cho Brizac bí ẩn và được vật chất hoá dưới dạng cuốn sách “Bản Xonát cái chết”. Tất nhiên, truyện của Xmelianov vốn thô phác như sáng tác đầu tiên của một người nghiệp dư, còn qua ngòi bút ngài Brizac đã hoá thành một viên kẹo được bọc vỏ sặc sỡ, nhưng sự kiện đạo văn là tuyệt đối không cần bàn cãi. Tiếp theo, người ta truyền qua radio kiểu như đọc truyện đêm khuya, đọc bằng tiếng Nga những trích đoạn từ tác phẩm ăn khách mới. Và cứ như cố ý, Victoria nghe được buổi phát thanh này. Điều xảy ra trong nhà cô hai mươi ba năm về trước, điều cô thấy bằng chính mắt mình, và được nhà điều tra Xmelianov miêu tả trong truyện của ông đã chuyển dịch vào sáng tạo bất hủ của Brizac bí ẩn như một trong những cảnh rùng rợn và hiệu quả nhất của “Bản Xônát cái chết”’, đã được đọc với mục đích quảng cáo trong buổi truyền của đài phát thanh dành cho độc giả nói tiếng Nga. Đối với Victoria thì điều đó trông có vẻ hoàn toàn khác. Cái cảnh này in đậm không mờ trong trí óc trẻ thơ của cô, và dù cô không có khái niệm, từ đâu mà cô mơ thấy cả đời có mọi thứấy, những sọc máu và cái cần violon được vẽ bằng phấn màu của thợ may. Vì thế, khi vô tình nghe được sự miêu tả giấc mơ của mình trên radio, cô đã không chịu nổi. Sau điều đó mọi thứ chắc sẽ phát triển như theo kịch bản điển hình, chính xác nhất, hẳn cô sẽ nhận được chẩn đoán là bị loạn thần kinh, nếu Coxar không tham dự vào. Một người cởi mở, quảng giao, mà chủ yếu – không thờ ơ và có lòng tốt, ông đã kể về căn bệnh kì quặc của Victoria với bất cứ ai ông bắt gặp, trong đó có cả ông bạn Bondarenco đang làm việc tại “Vũ trụ”. Bondarenco đã nghe và nhớ lại rằng, ông đã đọc đâu đó về cái cần violon hẩm hiu màu xanh này. Người khác chắc đã bỏ ngoài tai, nhưng chỉ không phải là Coxar.
Ông định gọi cho Cartasov và báo về cuộc nói chuyện với Bondarenco.
Naxtia lặng đi và rót thêm cà phê cho mình.
— Định? Thế tiếp theo? – Alexei hỏi nôn nóng.
— Tiếp theo – chỉ toàn những câu đố. Em có thể phỏng đoán rằng, dù sao ông cũng đã gọi cho Cartasov. Lúc ấy anh ta đang đi vắng, cú điện thoại được ghi lại trên băng tự động. Victoria có chìa khoá căn hộ Cartasov, cô đã đến đó, nghe băng ghi, biết được thông báo của Coxar và liên lạc với Bondarenco. Bondarenco cố tìm bản thảo, nhưng không kết quả.
Nhưng ông ta muốn giúp cô gái đẹp, vì thế tự nguyện đi cùng cô đến gặp Xmelianov, tác giả của bản thảo bị mất. Họ thoả thuận hai ngày sau sẽ đi, vào thứ hai, nhưng thứ hai Victoria không xuất hiện, và Bondarenco đã quên cô một cách dễ dàng. Và một tuần sau người ta tìm thấy Victoria bị xiết cổ và với những vết tra tấn. Vả lại, người ta tìm ra cô không xa cái làng Xmelianov đang sống. Có thể cho rằng, rốt lại cô cũng đã đi đến chỗ ông ta, nhưng không rõ sao lại không đi cùng với Bondarenco.
— Đợi đã, – Alexei nhăn trán, – anh không hiểu, – đây cái gì chính là sự kiện, còn gì là phỏng đoán.
— Coxar định gọi cho Cartasov, đó là sự kiện, về điều đó chính Bondarenco đã nói. Victoria có chìa khoá căn hộ, điều đó được xác định. Victoria đã gặp Bondarenco, ông đã tìm bản thảo theo đề nghị của cô, không tìm ra và thoả thuận với cô về chuyến đi gặp cựu điều tra viên, điều đó toát ra từ lời khai của Bondarenco. Nhưng chuyện Coxar đã gọi cho Cartasov, Bondarenco để lại điện thoại, còn Victoria đến căn hộ của Cartasov và nghe ghi âm – đó là em suy luận.
— Ồ, so với số lượng các sự kiện thì những suy luận của em cũng không nhiều lắm. Và chúng hoàn toàn liên kết được với các sự kiện. Nào tiếp theo.
— Tiếp theo em không biết. Nhưng ai đó, có ai đó rất quan tâm để sự việc năm 70 không nổi lên, biết là Victoria đã đến toà soạn và vào thứ hai định đến chỗ Xmelianov. Victoria không che giấu mối quan tâm của mình đối với bản thảo bị mất, và cũng y như thế, cô không giấu, từ đâu đã biết số điện thoại của Bondarenco. Sự kiện tiếp theo được xác định chính xác, nói rằng ghi âm cú điện thoại của Coxar bị xoá. Trong dạng phỏng đoán em có thể cho rằng, những người giữ Victoria cả tuần trước khi giết cô ấy, đã lấy chìa khoá phòng của Cartasov, đến đó xoá ghi âm. Sau đó giết Coxar.
— Giết thế nào?
— Xe cán. Tài xế đã trốn khỏi chỗ gây án và cho đến giờ chưa xác định được. Coxar chết ngay lập tức. Và Victoria đã chết, ghi âm bị xoá, như thế, mọi cách tiếp cận đến “Vũ trụ” đã bịt lại.
— Vì gì mà phải cần những nỗ lực lớn thế?
— Nếu mà biết! Nhưng đó chưa phải là tất cả. Sau khi khởi tố vụ án giết người, còn có những nỗ lực lớn lao hơn nữa nhằm cho vụ phạm tội không bị khám phá. Trước tiên, vụ điều tra được gắn cho một giả thuyết rằng Victoria bị điên, đã đi khỏi nhà không rõ về hướng nào và rơi vào tay một tên đểu cáng nào đó. Sau đó, khi nổi lên nhân vật Brizac và những nghi ngờ về tâm thần của cô gái không còn đứng vững, bắt đầu áp lực trước hết đối với em, rồi với Larsev. Kết quả anh đã thấy đêm hôm nay bằng chính mắt mình.
— Nhưng Larsev thì liên quan gì ở đây?
— Chúng buộc Larsev bóp méo những lời khai của nhân chứng, để cho nổi bật lên cái giả thuyết có lợi cho chúng. Khi điều đó không thành, chúng đã tóm lấy em, nhưng anh đã giúp em trụ vững một thời gian nào đó. Anh hiểu cho, chúng rất thận trọng. Chúng đã có chuyện với Larsev và biết rằng vì lo cho cháu bé, anh ta hoàn toàn mất tỉnh táo. Anh ta giao thiệp với chúng không như một nhà chuyên nghiệp mà như một ông bố vì an toàn của con gái sẽ làm bất cứ điều gì. Chúng đã tìm được điểm yếu của anh ta, chúng đã nghiên cứu kĩ anh ấy. Còn hiện tại chúng chưa rõ, phải làm gì với em, em xử sự ngốc nghếch và không có chuẩn mực, và chúng không hiểu nổi em là kẻ đần độn hay láu cá. Vì thế chúng quyết định, đề phòng bất trắc, chúng dùng bàn tay kẻ khác để dập lửa. Chúng đã bắt cóc con gái của Larsev và lệnh cho anh ấy buộc em làm điều mà chúng muốn. Vì cho đến giờ Larsev đã nghe theo chúng, thì sẽ vẫn nghe theo. Còn với em thì không có sự bảo đảm nào cả.
— Anh không biết, – Alexei nhún vai, – nếu anh vào địa vị anh ta…
— Chính thế đó, – Naxtia nói xẵng. – Nếu anh. Nhưng anh là Alexei, với thần kinh của mình và kinh nghiệm sống của mình. Còn anh ấy là Larsev, với quãng đời đã trải của mình, với những mất mát của mình và giá trị riêng của mình, với tính cách và kinh nghiệm sống của mình. Mỗi người khác nhau vì thế vẫn xử sự khác nhau, bất hạnh cho chúng ta chính là vì chúng ta cố đo người khác bằng chính thước đo của bản thân.
— Bao giờ chúng trả con gái cho Larsev? Anh với em có thể làm gì để điều này xảy ra chóng hơn không?
Naxtia không trả lời. Chị lẳng lặng nghiêng ngó cặn cà phê trong tách dường như cố nhìn ra ở đấy câu trả lời cho Alexei.
— Em nghe anh không đấy? – Anh nhắc lại một cách kiên nhẫn. – Có thể làm gì để giúp cháu bé?
— Em sợ là không gì cả, – chị nói như hụt hơi.
— Có nghĩa là sao?…
— Người ta không trả lại các con tin, như kinh nghiệm cho thấy.
— Và em có thể nói điều ấy bình thản thế ư?! Không thể lại không làm gì được. Anh không tin em. Đơn giản là em đã buông xuôi, và em không thể nghĩ ra gì nữa. Nào tỉnh lại đi, Naxtia, cần phải làm gì đó chứ!
— Im đi nào, – chị gắt gỏng. – Rõ ràng anh chưa biết em nếu anh nghĩ rằng em có thể buông tay. Cô bé đã quá lớn nên khó có thể cho nó về nhà. Nếu nó mới hai, ba tuổi thì còn cơ hội, bởi nó chẳng thể là nhân chứng. Nhưng một cô bé mười một tuổi sẽ nhớ hết bọn chúng và tả lại một cách chi tiết. Và sẽ kể, cháu được cho ăn gì, chúng đã nói với nhau điều gì, và thích dùng những từ ngữ nào trong khi trò chuyện, và phong cảnh ngoài cửa sổ ra sao, những tiếng động nào từ ngoài phố vọng vào, và nhiều điều khác nữa. Sau chuyện đó thì tìm ra chúng đơn giản là công việc của kĩ thuật. Chính vì thế chẳng bao giờ con tin được trả lại. Nhưng còn có một cái qui luật, và bọn em chỉ biết hi vọng là nó sẽ hoạt động.
— Qui luật gì?
— Sau một tuần cùng ở chung, bọn tội phạm khó giết nổi con tin. Họ đã quen với nhau, giữa họ hình thành những quan hệ nào đó, họ buộc phải tiếp xúc. Và càng giữ con tin lâu bao nhiêu, càng khó giết bấy nhiêu. Lúc ấy thì xuất hiện cơ hội, dù là nhỏ bé. Tất nhiên bọn chúng sẽ không đơn thuần thả cô bé, nhưng cũng không giết chết, ít ra là ngay lập tức. Larsev không chịu hiểu một chút nào, anh ấy đang tuyệt vọng và buộc phải tin chúng. Nếu đó là những tên tội phạm có kinh nghiệm, thì chính xác nhất, cô bé đã không còn sống nữa.
— Em là đồ quái vật. – Alexei thở dài. – Sao lưỡi em có thể uốn một cách thản nhiên để xét đoán một điều như thế cơ chứ!
Anh còn sẽ nói em là quái thai về đạo đức nữa. Đơn giản là ở em nhiều sự lạnh lùng và sự xét đoán hơn so với Larsev thôi. Có thể, bởi vì em không có con, ở đây thì anh ta đúng. Và vì em biết, dẫu bắt đầu rứt tóc trên đầu, nức nở và gào thét, thì tiếc rằng tình thế vẫn không thay đổi. Nếu cô bé đã chết, chúng ta có thể làm tất cả những gì chúng ta cho là cần thiết, nhưng với sự mạo hiểm, rằng Larsev sẽ đến giết anh em mình. Nếu nó còn sống, thì cần ngồi lặng hơn nước, thấp hơn cố để cầu Chúa, không khiêu khích bọn tội phạm, và cầu nguyện để làm sao kéo dài hơn trò chơi này. Mỗi một ngày, giờ Nadia sống thêm với bọn chúng – tất nhiên đó là chấn thương đối với nó, nhưng những ngày giờ trải qua nỗi sợ hãi này lại chính là hi vọng rằng nó sẽ được sống. Vậy nên em đang cố suy nghĩ làm sao kéo dài thời gian mà không gây nghi ngờ cho bọn chúng. Còn anh thì đi gây sự với em bằng những tin tức mới của mình qua radio.
— Ồ xin lỗi nhé, bà già. Chúng ta tóm lại là đều không phải. Nhưng hãy đồng ý..
Alexei chưa kịp nói hết thì chuông điện thoại cắt ngang.
— Cô cảm thấy thế nào, bé Naxtia? – Coloboc hỏi đầy quan tâm.
— Tồi tệ ạ, thưa chú. Bác sĩ đã đến, cho giấy nghỉốm mười ngày, ra lệnh nằm im, ngủ và không cọ cựa.
— Cô thật sướng, – Gordeev thở dài với vẻ ghen tị. – Còn tôi thì bị đổ nước rác đầy tai.
— Ai đổ?
— Đầu tiên là Olsanxki. Anh ta, ghê chưa, bị phụ trách bộ phận điều tra gọi lên và đả phá vì vụ Victoria. Hét rằng nếu không biết cách phá án, vậy thì cứ trung thực thú nhận sự thiếu năng lực của mình và người ta ngừng vụ án lại, chứ đừng làm ra vẻ tích cực. Yêu cầu đưa hồ sơ đến, họ tự đọc nó, chọc mũi vào cái việc là trong hồ sơ sau ngày 6 tháng 12 không xuất hiện một tài liệu mới nào, họ mắng Olsanxki là kẻ vô tích sự và ra lệnh chuẩn bị ra quyết định. Tất nhiên Olsanxki đổ lỗi cho tôi và tôi đổ cho anh ta. Các thám tử của tôi đã nặng gánh ứ cổ, chẳng trông thấy trời đất gì nữa, còn những công tố viên như anh ta thì cứ dây dưa, tự mình không chịu làm gì, chỉ cứ chờ cho đến khi các nhân viên tác chiến phá án cho họ. Và chúng tôi chia tay nhau ở đấy. Sau đó Goncharov, chỉ huy các nhân viên theo dõi vòng ngoài, đã bay đến làm ầm lên. Gào lên rằng cậu ta không có đủ người và nếu tôi không chịu xin vị tướng kí vào báo cáo, cậu ta sẽ thu hồi người của mình khỏi các đối tượng của chúng ta. Vậy nên tất cả những người của chúng ta tham gia vụ Victoria sẽ không còn sự che chắn.
— Vậy thì chú hãy xin thiếu tướng kí giấy đi, có vấn đề gì đâu nào?
— Rồi. Và sao?
— Đến thế nào thì về thế ấy. Và còn nghe đủ về tôi lẫn về cô và về Đức mẹ thánh thần nữa. Có thể cô còn chưa nghe, chủ tịch ban quản trị nhà băng “Iunic” bị giết, nên giờ đây đó sẽ là nhiệm vụ số một của chúng ta, chúng ta ném tất cả lực lượng vào đó, còn điều tra việc giết từng ả điếm – đến quần cũng sẽ chẳng còn, thế nhưng lại với cả đống cảnh cáo. Gần như kiểu thế đấy.
— Đắng nhỉ, – Naxtia đồng cảm. – Đến chú cũng bị cạo.
— Điều đó thì chính xác. Nhưng con gái ạ, tôi chắc rằng có ai đó ở đâu đó ấn lên các phím đàn, để chúng ta ngừng vụ Victoria lại.
“Hỏng bét, – lập lức lạnh buốt người, Naxtia thầm nghĩ. – Quỷ xúi bẩy ông nói điều này. Ông chẳng hiểu gì cả. Hay bác sĩ không truyền đạt gì cho ông. Mọi sự hỏng mất”.
— Và… bây giờ sẽ là gì? – Chị thận trọng hỏi.
— Chả gì hết. Chúng ta cũng đã định ngừng vụ này rồi, chính cô sáng nay nói với tôi rằng mọi khả năng đã cạn, rồi cả Olsanxki cũng đồng ý với điều đó về mặt nguyên tắc. Đơn thuần cả hai chúng ta đều không thích khi bị người khác cố ép. Tôi trở nên ngang bướng lúc về già. Khi ta tự có quyết định là một chuyện, và khi anh bị người ta trói buộc – hoàn toàn là chuyện khác. Đã không còn là cái thời để nhai nghiến thứ bẩn thỉu như thế một cách ngon lành. Khi cấp trên ép buộc tôi, tôi lại cứ như bị chọc tức muốn làm ngược lại.
— Thôi đi chú, các sếp thời nay thì cũng như trước kia thôi, họ lấy từ đâu ra những thói quen mới. Nếu họ vẫn làm việc y như cũ. Đừng để ý, sức khoẻ quý hơn, – Naxtia khuyên.
— Còn nói gì nữa. Thế đấy, than vãn một hồi với cô, cảm thấy nhẹ người hơn.
— Cô có cần gì không? Có thể, thực phẩm, thuốc men?
— Cảm ơn chú, ở đây có Alexei, nên tôi được bảo đảm mọi thứ.
— Nghe này, có thể, đưa cô đến chỗ bố vợ tôi tư vấn chăng? Dù sao cũng là bệnh tim, không đùa được đâu.
Bố vợ của Gordeev, giáo sư Voronxov là lãnh đạo một trung tâm tim mạch lớn và là bác sĩ có danh tiếng trên thế giới.
— Không cần đâu, tôi chưa đến nỗi chết, – Naxtia đùa. – Nằm mấy ngày là mọi sự qua đi thôi.
— Liệu đấy. Cần gì thì gọi điện thoại nhé.
Đặt ống nghe, Naxtia ngồi ghé xuống đi-văng để làm dịu trái tim đập cuồng loạn. Coloboc đã bắt đầu trò chơi. Đã đến lượt chị, Naxtia, dấn nước đi của mình.
 
o O o
 
Morozov chia tay với Naxtia, thích thú chuyên tâm vào công việc một cách độc lập. Trước hết, anh vẫn quyết định tìm cho ra Diacov chẳng rõ biến đi đâu và vì thế anh đi đến khu bắc, nơi Diacov thường trú và là nơi Morozov có người tin cậy cung cấp tin. Tên của người này rất khó hiểu – Nafanail, nhưng những người xung quanh vẫn gọi ông ta gọn hơn là Nafani. Với tuổi tác người ta gọi “ông” kèm cái tên ngộ nghĩnh đó.
Không tính nổi ông Nafani ngồi tù bao nhiêu lần, nhưng ông không thuộc giới trộm tinh hoa, chủ yếu ngồi tù vì tội say rượu quậy phá. Trong những khoảng ngắn tự do, ông làm việc tốt và uống cũng không kém tốt hơn. Tạo hoá ban cho ông sức khoẻ đáng nể, và bất chấp những cuộc say có hệ thống, ông không là kẻ nghiện rượu. Về già muốn được ở gần con cháu, và dù người thân chẳng yêu quý gì, nhưng ông vẫn hi vọng lúc già yếu sẽ không bị quẳng ra vệ đường.
Bằng những vụ phiêu lưu của mình, ông Nafani không kiếm được tiền hưu, vì thế bất kể già nua, tuỳ theo sức mình, ông vẫn tiếp tục làm gác công ở ba chỗ khác nhau theo chế độ làm một ngày nghỉ ba ngày. Và còn làm gì đó nữa vặt vãnh. Cũng phải trả nợ cho việc được có hộ khẩu Moskva với một đống tiền án như thế. Morozov làm quen với ông khi anh còn là thượng uý, vì thế ông lão cứ gọi anh là anh “thượng”. Quan hệ của họ đằm thắm, ấm áp. Nafani không mang ơn ai gì, nhưng trong số công an vẫn lợi dụng sự trợ giúp của ông, chỉ mỗi anh “thượng” là duy nhất trả tiền, Thứ nhất, bao giờ cũng trả, thứ hai, bằng tiền mặt, và chủ yếu – trả ngay chứ không dùng dằng.
— Chào anh “thượng” – ông Nafani chào đại uý khi thấy dáng người quen thuộc ở tiền sảnh công sở nơi ông hôm ấy đang trực gác.
— Chào ông. – Morozov gật đầu niềm nở. – Vẫn sống và có thể chứ?
— Sống vẫn tốt, chứ có thể thì tồi, – Nafani đáp lại như mọi bận. – Có việc gì mà đến thế?
— Tán dóc, uống trà, ông tiếp chứ?
— Sao không, việc tốt mà. Hôm nay ngày ngắn, đến một giờ tất cả sẽ về nhà hết, vậy tôi với anh sẽ uống trà, và sẽ tán chuyện. Hay anh đang cháy?
Morozov nhìn đồng hồ. 12 giờ kém 15. Một mặt, tiếng rưỡi chả làm nên trò trống gì, thêm nữa, cuộc chạy đua với cô ranh không còn nữa, thế nhưng… Quỷ đùa bỡn thế nào ai biết được.
— Cháy thì chẳng cháy, nhưng có sém một chút, – đại uý thú nhận.
— Thế cơ đấy, – ông già khịt mũi khoan khoái. – Cứ khi sém cháy thì chạy đến lão, thiếu tôi các anh biết làm gì cơ chứ. Hãy ngồi lại đây, trên ghế này, mà anh xích lại gần tôi hơn đi, để chúng ta nói chuyện cho tiện và để tôi với được tay đến điện thoại. Ôi là sống! – ông lão mỉm cười trang trọng. – Công an cứ đến tôi như đến cuộc tiếp kiến, còn tôi thì đặt nó ngồi vào ghế. Cứ y như chủ tịch uỷ ban hành chính quận ở thời tốt nhất ấy. Nào, anh “thượng”, trình bày đi, anh bị sém ở chỗ nào.
Sự ba hoa già lão không thể đánh lừa Morozov. Anh đã biết Nafani quá lâu để xem là có ý nghĩa cái sựsung sướng của lão khi đặt được công an lên ghế. Đại uý biết, đằng sau sự ba hoa thân thiện ẩn giấu sự suy nghĩ căng thẳng “anh thượng đến làm gì, có thể nói gì với anh ta cái gì – không thể, để không làm phía khác nổi điên”.
— Tôi tìm một gã thanh niên, Diacov. Biến đi đâu ấy chúng tôi không thể tìm ra.
— Thế tìm làm gì? Diacov này mắc lỗi gì hay đơn thuần vì tò mò vậy thôi?
— Thôi đi ông! Ông cũng biết tôi chuyên trách việc tìm người mất tích. Ai biến đi thì tôi tìm người đó, và tôi không hỏi, anh ta có lỗi gì và lỗi với ai. Nhiệm vụ của tôi là tìm cho ra.
— Thế sao anh lại tìm hắn ở đây?
— Thì hắn thường trú ở đây mà, ở khu bắc này. Đó là điều sơ đẳng của công an: cần phải bắt đầu từ nơi sinh sống, từ cha mẹ và bạn bè.
— Anh biến tôi thành thân sinh của hắn à? Hay bạn bè?
— Được rồi, ông lão ạ, đã đùa rồi thì thôi nhé. Ông có thể giúp gì không?
Ông Nafani lập tức xoá khỏi bộ mặt nụ cười ngô nghê. Cái tên Diacov không quen đối với ông, vì thế ông yên tâm và trở nên nghiêm túc cố suy nghĩ làm sao giúp được anh “thượng”.
— Hãy nói địa chỉ.
Nghe xong địa chỉ Diacov đăng kí, ông lão lập tức nêu cho đại uý mấy “điểm” mà đám thanh niên thường lui tới, cũng như tên của người vẫn “nắm” phần địa phận này và biết đủ mọi người mọi thứ. Người này, theo tin tức của ông Nafani, nhiều năm làm việc cho KGB, sau đó do sự không cần thiết người ta đã “quên đi”, còn ông ta vì phật ý đã bán mình đồng thời cho công an và mafia địa phương đang kiểm soát chợ đen phụ tùng xe hơi.
— Nếu anh ta không biết thì không một ai biết nữa, – ông lão cam đoan. – Nhưng anh đừng dại miệng nói anh là công an hoặc từ chỗ tôi đến. Đầu tiên anh đến gặp Xaida, ở chợ cậu ta là thủ lĩnh, anh có thể nói tôi giới thiệu, còn nếu cậu ta muốn thì sẽ đưa anh đi gặp gã đàn ông kia. Nhưng thoả thuận với Xaida hơi khó đấy, hắn đa nghi, và tôi đúng thực là không biết nghĩ ra gì nữa để cậu ta tiếp anh.
— Đừng lo, ông lão, tôi sẽ thuyết phục được Xaida của ông. Tôi đâu phải trẻ ranh. Hay ông quên là ông đã cho tôi bao nhiêu lần chỉ dẫn như thế rồi? Và chưa lần nào tôi bị mắc mớ cả. Và cũng chưa lần nào hại đến ông. Tôi đâu đến với họ bằng hai tay không, đâu phải là kẻ mới toe.
— Cũng phải, – ông Nafani gật đầu, khi cho trà Ấn Độ vào ấm và rót nước sôi. – Với anh, anh “thượng” ạ, bao giờ tôi cũng yên tâm, lời của anh là sắt thép. Anh là kiểu công an thời cũ, bây giờ người như thế hầu như không còn nữa, đã hỏng hết. Còn loại trẻ, lẽ nào họ biết cần làm việc ra sao? Không biết nói chuyện cả với chúng tôi, những lão già. Anh uống đặc chứ?
Ông lão rót trà ra cốc, pha thêm nước nóng, mở hộp đường, lấy ra cái túi bánh mì khô từ đâu đó phía dưới bàn.
— Ông làm tôi phật ý đấy, – Morozov nói vẻ trách móc khi lôi từ túi thể thao ra một hộp tròn to bên ngoài vẽ những người trượt tuyết vui nhộn. – Chưa bao giờ tôi là kẻ ăn bám. – Mời ông bánh quy này.
— Hay đây. – Nafani sôi nổi lên. – Mọi người sắp về rồi, lúc ấy chúng ta thêm mấy giọt rượu nhân dịp Năm mới đang đến. Ngon lắm! – lão khen khi đã mở nắp hộp và đút luôn vào miệng vài cái bánh.
— Mời ông thoải mái, – Morozov mỉm cười. – Còn nói đến cánh trẻ – ở đây thì ông đúng trăm phần trăm. Không còn trường học cũ, họ không biết gì cả. Quỷ mới biết, hoặc người ta không dạy họ, hoặc họ không muốn học. Trước kia, khi cần tính hiệu quả của việc phá án thì chúng tôi phải cố rướn hết mình để phá cho được. Không đạt đủ phần trăm, anh sẽ bị cảnh cáo, có khi còn bị hạ cấp nữa. Anh bị cảnh cáo – sẽ mất phần thưởng. Năm lần cảnh cáo sẽ bị cắt lượt xếp hàng đợi phân nhà, và cứ thế. Chúng tôi bị giữ trong bàn tay sắt, và thế là chúng tôi cố gắng. Còn giờ đây người ta sổ toẹt vào tính hiệu quả của việc phá án, đã hết thời nhà ở không mất tiền, đảng bị thay đổi, còn sợ ai nữa? Thế nên họ mới làm việc nhì nhằng, không muốn học gì cả. Mà còn nhìn chúng tôi, lớp già hơn, một cách kênh kiệu.
— Thế, thế đấy, – ông lão đỡ lời, – anh thấy đúng lắm, họ không biết làm gì cả, nhưng chủ yếu – không muốn học hành gì. Đồn công an địa phương đã tới chỗ tôi đây, nói sẽ có một thanh niên đến, chỉ một tháng, kiểu như thực tập. Nghĩa là, ông Nafani, hãy giúp cậu ấy hoàn thành chỉ tiêu để có bản đánh giá xuất sắc khi từ nơi thực tập trở về. Anh thử tưởng tượng, thế gian phải thay đổi như thế nào, nghĩa là, công an xin tôi, một kẻ nhiều tiền án, để tôi chỉ đơn giản vậy thôi giúp ai đó có được hiệu quả công việc phá án, để sau đó “chàng phá án” này nhoằng một cái sẽ kiếm được một chỗ tốt vì những thành tựu xuất chúng trong công tác.
Thôi còn được, nếu người ta nhờ tôi dạy khôn cho cậu ta, chỉ dẫn về địa hình, nói cho cậu ta biết chỗ chúng tôi cái gì liên quan với cái gì, những sự phân bổ lực lượng như thế nào, mách nước, nếu cần. Tóm lại, nếu cậu trai ấy đến chỗ chúng tôi làm việc và cần cho cậu ta nắm vững công việc – điều đó thì tôi còn hiểu được.
Nhưng giúp cho sự giả mạo hoàn toàn ư? Hoàn toàn đánh mất lương tâm rồi.
— Thế cậu bé thì sao? – Morozov tò mò. – Ông giúp nó chứ?
— Không phải, ơn Chúa.
— Sao lại thế?
— Cậu ta không đến. Người ta nói, từ ngày 1 tháng 12, mà đến giờ có thấy đâu. Có thể, họ đã nghĩ lại hoặc chuyển đi thực tập nơi khác. Thêm ví dụ nữa cho anh, – ông lão xúc động. – Họ thiếu trách nhiệm thế nào ấy. Đến, thoả thuận với tôi, rồi mất tích. Thì không cần tôi, chàng trai không đến thực tập, vậy hãy nhổm mông lên, đến gặp tôi và báo trước: cứ cho là, xin lỗi, có sự trục trặc, không cần đến sự giúp đỡ của ông nữa. Tất nhiên, tôi sẽ chẳng lo âu gì, không đến, thôi thì không cần, nhưng phải có nguyên tắc chứ. Anh “thượng”, anh xem thế nào?
Lời của ông Nafani đến được tai đại uý như xuyên qua một lớp bông. Anh nhớ lại, thực tập viên Meserinov đã nói: “Tôi rơi vào Petrovca vào phút chót. Nói chung lẽ ra tôi phải tập sự – ở khu bắc kia, ở đồn “Timtriazev”. Một học viên trường cảnh sát bình thường phải là ai mà được người ta quan tâm thế chứ? Chí ít, phải là con của bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hay… Còn anh, đồ ngốc, anh ngạc nhiên thấy cô ranh từ chối khỏi vụ án, buông xuôi tay. Thế nhỡ đâu, chính là tay thực tập làm cô ta sợ? Nhỡ đâu gã, cũng y như chính anh, Morozov, giấu cô ta thông tin, chỉ có điều là với mục đích khác? Để làm gì? Lời đáp cho câu hỏi đó không đơn giản là khó chịu. Nó gây sợ hãi. Nhưng đại uý cảm thấy ngày mai còn đáng sợ hơn. Nếu những thế lực như thế quan tâm đến việc đình chỉ vụ án Victoria, thì anh, Morozov, có thể sẽ không còn trông thấy ngày mai. Anh xông vào bất chấp chướng ngại, tự khen bản thân vì khôn khéo, kiên nhẫn, vì kinh nghiệm truy tìm, biết cách đi đường vòng vượt qua cô ranh Naxtia. Còn hoá ra, anh đi trên mép vực thẳm, và đơn giản là kì diệu cho đến giờ anh vẫn còn sống sót. Không hôm nay thì ngày mai, nhỡ lão Nafani sẽ nói với ai cần, rằng có người quan tâm đến Diacov, sau điều ấy Morozov sẽ sống trên thế gian này nhiều nhất là một ngày. Xin lão già đừng nói ư? Lúc ấy lão lại càng báo tin cho kẻ che chở lão từ công an địa phương, mà có thể, không chỉ cho anh ta.
— Sao đấy, anh “thượng”? – ông lão gọi. – Nghĩ gì trầm ngâm thế?
— À, thế thôi, – đại uý đáp lại uể oải, – về cuộc sống. Đã đến lúc tôi về hưu, tôi mệt mỏi rồi. Có thành tích, còn kéo dài vô ích làm gì, dù sao thì với những người mới, lớp trẻ ấy, tôi sẽ chẳng thoả thuận nổi. Họ ép tôi hết sống rồi. Đấy, tôi đến ông tìm một thanh niên, mà chính mình thì nghĩ về một khoảnh vườn, cần dựng buồng tắm hơi, tự mình thì không biết làm, mà tiền lại không có để thuê công nhân. Mà nói chung thì…
Bước ra đường và hít thở không khí lạnh, Morozov bỗng hưng phấn hơn lên. Anh cố nhớ lại tất cả những gì anh biết về Meserinov, gã ta đi như thế nào, nói thế nào và làm việc ra sao.
Nhưng dù đại uý có căng óc đến đâu cũng không thể nhận ra một dấu hiệu nào của việc gã thực tập viên thế này hoặc thế kia chống lại công việc của họ. Thế nhưng anh thấy rõ như trong phim, rằng cô ranh không tin một ai, kể cả tay thực tập.
Hoá ra, khi đó cô ta đã biết rằng gã – ở phía bên kia? Các ý nghĩ của đại uý rất chóng bị lệch hướng và rối loạn, anh không biết suy nghĩ những thế cờ rối rắm, anh không đủ sự mạch lạc và kĩ năng phân tích. Mắng bản thân vì sự ngốc nghếch, anh cố bắt đầu lại từ đầu tất cả và bỗng hiểu rằng điều đó là vô ích. Bọn tội phạm ngày nay đã không phải như trước. Và không thể chống lại chúng bằng những phương pháp cũ. Tất nhiên, nghĩa là có thể, nhưng giờ đây điều đó chưa đủ. Hiện giờ cần những người như Naxtia, người ngày ngày đọc kĩ sách tiếng nước ngoài và đọc đến ba lần vẫn mỗi một hồ sơ lưu trữ hai chục năm về trước. Còn anh, cái gốc cây già muốn tay không, đơn độc khám phá vụ giết người và xử trí với cái thế lực mà thậm chí có cả những học viên- thực tập viên của mình. Không, đích thực là kì diệu nếu anh vẫn sống.
Đại uý Morozov ngồi lên toa tàu metro, ra ở bến “Trekhov” và đi về Pelrovca 38.
 
o O o
 
Nhưng trước khi anh kịp bước lên băng tải tự động, thì thông tin về việc đại uý Morozov đang tìm Diacov đã đến những cái tai cần thiết, và từ thông tin này đã được rút ra những kết luận tương ứng. Lão Nafani trung thực trả công cho cái tuổi già yên bình của mình. Và khác với Morozov, từ lâu lão đã thích ứng với hệ thống hình sự mới.
Cặp mắt nhỏ sắc màu sáng của Arxen phóng ra những tia chớp. Ngay từ đầu lão đã cảm thấy rằng điều này không kết thúc tốt đẹp. Tất cả, tất cả đều không như ý, không tiến triển theo sơ đồ vạch sẵn, và đây là kết quả. Không nên, ôi rất không nên nhận lấy nó!
Sai lầm đầu tiên là lão đã tham gia vào vụ này quá muộn. Những người sử dụng dịch vụ của văn phòng không phải lần đầu tiên, biết rằng tốt nhất là đến với Arxen không phải sau khi phạm tội, mà là trước đó. Những nhà tư vấn có kinh nghiệm sẽ mách bảo phải làm gì và làm như thế nào để sau đó có thể thoát khỏi bằng áp lực tối thiểu và số lượng người tối thiểu. Càng ít việc càng ít thu nhập, nhưng sự mạo hiểm cũng ít hơn, điều này Arxen nắm rất vững. Vì thế những tư vấn loại này đòi tiền công rất lớn. Nhưng khách hàng lí tưởng xin ở lão chỉ dẫn cách làm thế nào, và cả thời gian bao giờ và ở đâu, và Arxen cắt cử thời gian và địa điểm phù hợp với lịch trực cho người của mình, những người sẽ đến chỗ xảy ra sự cố. Phương châm của Arxen – “hãy đón đầu” – đã luôn luôn được biện minh và ở mọi trường hợp. Nhưng với Gradov, lão tham gia vào việc mấy ngày sau khi đã xảy ra hai vụ giết người, sau đó lão còn biết thêm là trước vụ án mạng, cô gái đã bị giam giữ cả một tuần liền trong một ngôi nhà nông thôn. Tóm lại, người của Gradov làm việc thiếu chuyên nghiệp và để lại nhiều dấu vết mà chỉ kẻ mù mới không nhận ra. Đành phải hướng các nỗ lực cơ bản để lau rửa và xoá sạch những dấu vết này.
Arxen để xảy ra sơ sẩy thứ hai khi đồng ý sử dụng những người của Gradov. Lẽ ra không nên làm điều đó, đáng ra cần kiên quyết để nhóm của lão làm toàn bộ, chứ không phải là những thằng nhãi của Trécnơmo. Gradov keo kiệt, và đâu chỉ keo kiệt, đúng là tham lam, những đồng tiền hắn trả cho chú Colia, không thể nào làm như Arxen vừa lòng. Hắn muốn tiết kiệm, thuyết phục rằng người của hắn sẽ làm việc và Arxen đã bằng lòng. Và hoá ra là không đúng.
Sai lầm thứ ba Arxen để xảy ra là đã bỏ ngoài tai khi hắn lải nhải đã vô ích dính vào văn phòng của lão.
Không phải một, những hai lần Gradov để lộ ra hắn có cách tiếp cận nhóm phụ trách bộ phận điều tra của Viện Công tố và lí ra nên nhờ họ, chứ không phải nhờ Arxen. Ngay lần đầu tiên khi Gradov vừa thốt ra về điều đó, đáng lẽ ngay tức khắc và gay gắt đặt hắn về đúng chỗ, thậm chí còn có thể dạy cho hắn một hài học. Arxen đã tốn bao công sức để tạo lập những hãng nhỏ độc lập với những trường hoạt động tuyệt đối không cắt nhau. Chỉ cần ai đó nghi ngờ rằng mạng lưới ôm trọn toàn bộ hệ thống các cơ quan bảo vệ luật pháp, thì không chỉ mỗi đơn vị nơi lão đang làm việc, – và tất cả mọi thứ sẽ bị đe dọa.
Arxen vừa được báo rằng thủ trưởng của Naxtia đã gọi cho cô ta, và theo nội dung cuộc trò chuyên có thể hiểu, Gradov đã cho khởi động những đòn bẩy nào đó, khi đã tỏ ý nghi ngờ khả năng của lão, Arxen, thực hiện công việc đến tận cùng. Thằng láo làm sao, hãy thử nghĩ mà xem! Không chỉ lợi ích mà cả lòng tự ái của Arxen bị xúc phạm. Lão biết trong trường hợp như thế nên lập tức huỷ bỏ hợp đồng với khách hàng, thậm chí có thể trả tiền đền bù cho khách hàng, cũng có thể không trả mà trừng phạt làm gương về sự vi phạm nguyên tắc an toàn để những kẻ khác đừng bắt chước. Với Gradov cần kết thúc không chậm trễ, nhưng đáng tiếc, Arxen buộc phải thú nhận rằng làm điều đó không phải đơn giản. Hành động tếu táo của Gradov dẫn đến những hậu quả nhất định, làn sóng các hậu quả này đã tràn đến Naxtia, và giờ đây cần gắng thoát ra khỏi tình thế với những tổn thất ít nhất. Cô ta cho rằng, kẻ đã giết Victoria đang gây áp lực với cô ta. Nếu bất ngờ áp lực đó ngừng lại khi không cho kết quả mong muốn, cô ta có thể hiểu rằng, cái kẻ tổ chức mọi thứ đó không có quyền lợi của chính mình. Cô ta sẽ hiểu là có những kẻ trung gian. Naxtia là cô bé thông minh, cho dù chưa có kinh nghiệm, nhưng cô ta có thể trở thành một nhà chuyên nghiệp cứng cựa, nếu cô ta được mài giũa thêm. Tất nhiên cô ta không biết làm gì cả, mấy ngày liền người của Arxen và của chú Colia bám sát gót cô ta mà cô ta không phát hiện ra một ai trong số họ. Nhưng cái đầu của cô ta sáng láng và được cấu tạo đúng, vì thế cần kết bạn với cô bé, ở Arxen xuất hiện những kế hoạch cho tương lai. Thượng đế ban cho cô ta trọn vẹn khả năng tư duy mạch lạc và sự khôn khéo. Nói chung, Arxen xác định con người theo mức chuẩn bao nhiêu phẩm chất họ được trời cho: một người được cả một thùng to tướng, kẻ khác chậm chân và giật được một nhúm cỏn con. Còn người thứ ba lười nhác đứng xếp hàng và chẳng được gì cả…
Arxen không sợ phải gặp Gradov. Nếu ở Petrovca đào bới đến Gradov thì chắc từ lâu người ta đã nói chuyện với hắn hoặc chí ít cũng đã cho theo dõi vòng ngoài rồi. Nhưng không ai đến chỗ Gradov, mà người của Arxen cũng không phát hiện thấy những kẻ theo dõi. Tất nhiên Naxtia đã ngửi thấy gì đó về năm 70, nhưng rõ ràng là không đủ để lần đến Gradov. Chú Colia lại là việc khác – cái thằng nhóc của lão, tay Diacov này, gần như chắc chắn đã lộ, nhưng điều đó hiện thời chưa đặc biệt quan trọng, nó chẳng biết gì về Gradov cả.
Arxen đến điểm hẹn chậm tám phút. Thực ra lão có mặt từ trước, chăm chú xem xét, kiểm tra, sau đó quan sát con đường sau khi Gradov đến và chỉ khi tin chắc không có những nhân vật đáng ngờ, mới ghé vào quán bar.
— Anh Gradov ạ, anh xử sự không đúng, – lão bình thản nói trong khi rót rượu liker từ chiếc li tí xíu vào tách cà phê.
— Ông có ý nói gì? – Gradov nhướn cặp lông mày đẹp.
— Anh biết quá rõ tôi có ý gì rồi. Tôi không định chửi bới và gây tai tiếng với anh, chúng ta hãy chia tay nhau một cách tốt đẹp.
— Nhưng tại sao? Chuyện gì đã xảy ra?
— Anh bạn thân mến ạ, anh cũng khá nhiều tuổi rồi để quên đi thói quen của một kẻ lang thang. Chỉ có những đứa trẻ nhỏ khi biết lỗi của mình là cứ lì lợm phủ nhận nó, hi vọng rằng người lớn không biết gì. Tôi không lừa dối, không diễn tả bằng ngôn ngữ tội phạm, không tóm cổ họng anh.
— Dù ông có giết, tôi vẫn không hiểu ông nói gì cả.
— Ý hay đấy! – Arxen mỉa mai. – Điều đó hẳn giải quyết luôn một thể được vô số vấn đề. Có thể, giết người – đó là biện pháp duy nhất buộc anh ngừng tính độc lập xuẩn ngốc của mình. Hơn nữa, anh vẫn kiên trì nói dối tôi. Tại sao anh giấu tôi câu chuyện với Nikiforov? Anh không tin tôi? Tuyệt lắm. Hãy tự mình xoay xở lấy, như anh biết cách, cùng với Trecnơmo ngớ ngẩn của mình và với cái băng những kẻ tố giác của hắn. Tôi không định ghé mông mình ra đỡ cho đâu.
— Tôi không hiểu gì cả, – Gradov lắp bắp bối rối. – Tôi thề với ông… Tôi không làm điều gì có thể phương hại đến chúng ta…
— Anh Gradov, nói chuyện đã kết thúc. Bây giờ chúng ta chào và chia tay nhau, tôi hi vọng là vĩnh viễn. Ngay từ đầu anh quấy nhiễu tôi làm việc, anh giấu tôi thông tin quan trọng mà vì thế tôi và người của tôi mấy lần phải vội vàng thay đổi lại những phương án đã tính toán kĩ. Anh giúi cho tôi những con lạc đà gân bắp khi cam đoan với tôi rằng chúng là những kẻ thừa hành chuyên nghiệp và có kinh nghiệm, mà hoá ra chúng là những thàng ngốc không đầu óc đã làm đổ vỡ toàn bộ vụ việc. Mọi sự là do anh tiếc tiền. Và tôi nghi ngờ, bây giờ anh vẫn kể chưa hết với tôi. Mà điều đó rất nguy hiểm đối với tôi, bởi vì, xin lỗi, do sự tham lam của anh mà tôi có thể rơi vào hoàn cảnh phức tạp. Anh không tin tôi, tôi không tin anh, vì thế tốt nhất chúng ta chia tay, và không chậm trễ. Hãy xem là hợp đồng của chúng ta đã hết hiệu lực.
— Nhưng thế… nhưng thế việc của tôi thì sao?
— Tôi không quan tâm thêm nữa.
— Nhưng tôi đã trả tiền cho ông! Arxen, ông không thể bỏ mặc tôi! – Gradov van vỉ. – Chính ông đã nói rằng, chỉ kéo thêm mấy ngày nữa, đến ngày 3 tháng 1 thôi, vậy sao ông bỏ mặc tôi? Nếu tôi sai ở đâu đó – thì tha lỗi cho tôi, nếu tôi làm gì đó không đúng – thì cũng không do ác ý. Ông Arxen ạ, tôi lạy ông, ông không thể như thế…
— Tôi ư? – Arxen kinh ngạc một cách lạnh lùng. – Tôi có thể làm tất cả. Thế này, hoặc không thế này, và bất kì thế nào. Tôi không quan tâm đến anh, tôi không cần anh. Rốt cục, hãy hiểu điều đó. Tôi có công việc của mình, sự nghiệp của mình, tôi làm nó với sự thích thú và tôi dám hi vọng, một cách không tồi. Sau đó anh xuất hiện và cố bắt tôi làm việc không như cách của tôi, và không phải với những người như tôi vẫn luôn cùng làm. Trong những điều kiện như thế mọi việc sẽ không kết dính, anh cản trở tôi, vậy thì vì cái gì mà tôi phải lăn lộn và gắng hết sức chứ? Vì cặp mắt tuyệt diệu của anh ư? Anh, thưa ngài Gradov, có sức mạnh lớn trong Duma, nhưng đối với tôi anh chả là ai, không là gì và không thể gọi anh thế nào khác. Vì tiền công ư? Với tính tham lam nhỏ mọn của mình anh chỉ đạt được mỗi một điều: tôi sẵn sàng trả lại anh tất cả số tiền anh đã trả rồi, bởi vì tôi quý sự an toàn của tôi hơn. Có thể, anh nghĩ rẳng, khi cắt hợp đồng với anh, tôi sẽ làm hỏng thanh danh của tôi trong cái thế giới đang sử dụng các dịch vụ của tôi? Tôi đoan chắc với anh, câu chuyện này sẽ có ích cho tôi. Ngay ngày mai tất cả những nhân vật có mối quan tâm sẽ biết rằng, thứ nhất, tôi đặt lợi ích an toàn cao hơn những tính toán tiền bạc, còn thứhai, là cần nghe lời tôi và không được quấy nhiễu tôi, nếu khác, tôi sẽ bỏ mặc khách hàng của mình không một chút thương xót. Hãy nhớ cho, anh Gradov, chưa hề có khách hàng nào mà vì anh ta tôi chịu nhún nhường. Anh muốn nói gì chăng?
— Tôi muốn… Tôi cần làm gì để ông tiếp tục công việc? Hãy nêu các điều kiện, tôi chấp nhận tất cả.
Arxen nhìn ngó với vẻ hiếu kì bộ mặt đẹp loại con dòng cháu giống của Gradov. Thậm chí trong bối rối và hoảng sợ nó vẫn không mất đi sự quyến rũ, chỉcó thêm một biểu hiện bi kịch nào đó. Thách giá với hắn chăng? Tất nhiên, không thể có chuyện về một công việc gì tiếp theo, với những loại này cần phải cắt đứt ngay và không thoả hiệp, nhưng đơn thuần là thú vị, hắn sẵn sàng đi đến đâu. Nếu gọi mọi người trở về từ vụ Victoria, án mạng có thể được phá sau một ngày, tối đa – hai ngày. Cũng tò mò, Gradov có hiểu điều này không?
Sự im lặng kéo dài và trở nên không thể chịu đựng nổi đối với Gradov. Hắn bị bung ra và không kìm chế được nữa.
— Tại sao ông không trả lời? Ông thích sự nhục nhã của tôi? Ông thích nhìn sự sợ hãi của tôi? Ông căm thù tôi, ông căm thù tất cả chúng tôi, bởi vì chúng tôi đã phá đổ cái hệ thống cũ của ông mà với nó ông có mẩu bánh mì với bơ và trứng cá đen, ông có quyền lực, còn giờ đây ông chẳng cần cho ai, chẳng ai sợ ông, vậy nên ông căm thù cả thế giới và chơi xỏ lại những người như tôi! Ông nghĩ rằng, ông rất hùng mạnh, hả? Ồ, đơn giản ông là con chuột nhỏ độc ác, chính là con chuột nhỏ hôi thối độc ác, đang nhai đồ thừa ở thùng rác của xã hội và là kẻ đầu tiên chạy khỏi con tàu ngay khi vừa bốc mùi nguy hiểm. Con chuột! Con chuột! Ôi Chúa ôi…
Gradov hai tay bưng mặt. Arxen lặng lẽ đứng dậy đi lại gần chủ quán, trả tiền cà phê và rượu đã uống, sau đó ngẫm nghĩ một chút, lấy từ ví thêm mấy tờ giấy bạc.
— Người này đang rất thất vọng, – lão nói, hất đầu về phía Gradov đang ngồi trong góc. – Rất tiếc, tôi buộc phải báo với anh ta một cái tin khó chịu, và anh ta đang đau khổ lắm. Nếu sau năm phút anh ta còn chưa đi khỏi, hãy mang cho anh ta hai trăm gam cônhắc. Loại ngon đấy nhé.
— Chúng tôi sẽ làm, – chủ quán gật đầu. – Thế nếu không cần đến cônhắc?
— Thì tiền là của anh.
Arxen chậm rãi bước ra đường và kinh ngạc phát hiện ra rằng cuộc trò chuyện với Gradov để lại trong lòng lão một cảm giác khó chịu. Qua quãng đời lâu dài của lão, Arxen có nhiều cuộc nói chuyện khó chịu, và lão đã quen thoát ra khỏi chúng thiếu những chấn động cảm xúc. Nhưng Gradov đã xúc phạm lão bằng gì đó, đâu như là những ngờ vực về lòng thù hận đối với cả thế gian, đâu như là đã gọi lão là con chuột hôi thối… Nhưng giờ đây Arxen tuyệt đối tin chắc: lão đã làm đúng khi cắt đứt hợp đồng với Gradov. Con người dễ bộc phát và mất đi sự kiểm soát là mối nguy hại. Không thể có công chuyện với hắn được. Mà con chuột nhỏ hôi thối độc ác – biết sao được, lão sẽ còn cho hắn nhớ đến con chuột.
 
o O o
 
Trong phòng làm việc của công tố viên Olsanxki, đại tá Gordeev thận trọng đặt ống nói điện thoại, thở lấy hơi và lấy chiếc khăn mùi soa to tướng lau cái trán hói lấp loáng.
— Thế nào? – ông hỏi khi đứng lên và bắt đầu đi lại trong phòng làm việc ảm đạm bề bộn.
— Chưa bao giờ tôi nghe trong một lần mà anh nói bấy nhiêu lời dối trá, – Olsanxki nhận xét. – Tôi thậm chí đã gập ngón tay để không tính sai.
— Và đã tính được bao nhiêu?
— Chuyện tôi quát anh – một. Chuyện anh cắn tôi – hai. Nếu trí nhớ không phản bội tôi, tôi đã quen anh hơn chục năm, và đã sống qua thời gian đó không có đụng độ gì đáng kể. Chí ít, chúng ta chưa hề cao giọng với nhau. Hay tôi lầm?
— Không, anh không lầm.
— Được, tiếp theo. Gontrarov không đến chỗ anh, về phần anh, cũng không đến chỗ thiếu tướng – đó là ba và bốn. Tài liệu cuối cùng trong hồ sơ hình sự về vụ giết hại Victoria được ghi ngày 6 tháng 12, – năm. Đủ chưa?
— Khá đủ. Anh không cảm thấy lạ là phải buộc làm mọi thứ đó vì lợi ích công lí ư? Tôi hỏi khác đi: anh có cảm thấy lạ rằng, cái nghề đòi hỏi ở mọi người số lượng lớn nhất những điều dối trá, lại có mục đích là bảo vệ quyền lợi của công lí? Sự ngược đời thế nào ấy!
— Biết sao được, anh Gordeev, chiến tranh là chiến tranh. Chúng ta có phải chơi trò trẻ con với chúng đâu.
— Nhưng đó không phải là chiến tranh, ấy mới là chuyện! – Coloboc nổi nóng, bấu những ngón tay mủm mỉm cứng rắn vào lưng tựa của chiếc ghế mà lúc ấy ngáng lối ông đi. Cái ghế dưới sức nặng của đại tá đã cọt kẹt vẻ đe doạ. – Chiến tranh có nguyên tắc của mình, vốn là tất yếu đối với tất cả các bên tham chiến. Tất cả những người tham gia cùng ở trong những điều kiện pháp lí như nhau. Và sau đó, ít ra họ còn trao đổi tù binh. Còn chúng ta? Chúng bắn vào chúng ta, còn chúng ta cứ phúc trình từng phát súng, phí đi bao tấn giấy. Chúng có tiền, con người, vũ khí, ô tô với động cơ mạnh, kĩ thuật mới nhất, còn chúng ta – cách điều tra kiểu mẫu có từ sau chiến tranh, những giám định viên tự học, tiền mua xăng không có. Mà tôi kể với anh làm gì cơ chứ, cứ như anh không biết ấy! Trong chiến tranh bao giờ cũng có hi vọng là lực lượng của Liên Hợp Quốc sẽ giúp đỡ nếu như đã đến mức cùng quẫn. Còn ai sẽ giúp chúng ta? Tiểu đoàn từ thiện có uy tín nhất ư? Không, Olsanxki ạ, chúng ta, đáng tiếc, lại không đánh nhau. Chúng ta phòng thủ hết sức mình, cố bảo vệ những mẩu thảm hại sót lại của cái mà trước kia được gọi là niềm tự hào và danh dự nghề nghiệp.
Olsanxki trầm ngâm ngó nhìn Gordeev, trong thâm tâm đồng tình với ông, nhưng không muốn phát triển cái đề tài nguy hại. Thêm chút ít, và có thể phải nói về Larsev. Đại tá biết sự thật hay không? Tốt nhất không nên mạo hiểm.
— Anh nghĩ sao, vở kịch của anh sẽ khởi động chứ? – ông cố tránh về hướng khác.
— Thực muốn hi vọng.
Gordeev nặng nề hạ người xuống ghế, bật khoá “cặp ngoại giao”, lôi ra ống validol và nhét một viên xuống dưới lưỡi.
— Tôi đã rã rời thế nào ấy vào thời gian cuối, – ông than vãn vẻ mệt mỏi. – Không ngày nào tim không nhói buốt. Còn gì liên quan đến Naxtia, thì tôi chỉ mong là cô ấy cũng gập ngón tay tính như anh. Chúng ta chẳng thể làm gì hơn, giúp đỡ hay mách nước cho cô ấy. Nếu hiểu ra – vinh quang và sự tán thưởng cho cô ấy, còn không – nghĩa là không vậy.
— Chúng ta cứ cho là cô ấy hiểu. Anh sẽ chờ những hành động gì từ cô ấy?
Coloboc cắm mắt vào công tố viên với vẻ không hiểu, trong khi vẫn tiếp tục máy móc xoa xoa phần ngực bên trái.
— Olsanxki này, có thể anh chưa hiểu Naxtia của chúng tôi là thế nào chăng? Chính đó là sự khác biệt của cô ấy với tất cả những người còn lại, rằng các hành động của cô ấy là không thể đoán định. Chờ từ cô ấy gì đó, ngoài kết quả cuối cùng, là một việc vô nghĩa. Cô ấy sẽ cho kết quả nếu về nguyên tắc điều đó là có khả năng, nhưng cô ấy sẽ làm thế nào – chỉ có Chúa mới biết. Corotcov của tôi nói rằng không thể hiểu được đầu của cô ấy cấu tạo như thế nào.
— Anh đơn thuần là một chủ nô thế nào ấy! – Olsanxki cười phá lên khi tháo kính ra. – Naxtia của tôi, Corotcov của tôi. Thế tất cả nhân viên khác cũng của anh hay chỉ có hai người này?
— Anh cười thậi vô ích, – Gordeev bác lại một cách nghiêm nghị. – Tất cả bọn họ là của tôi, họ là những đứa trẻ của tôi mà tôi có nghĩa vụ giáo dục và bảo vệ dù có gì xảy ra chăng nữa. Chưa một ai trong số họ, anh nghe thấy không, chưa một lần phải bị khiển trách chỗ cấp trên, bởi vì tôi chịu hết cho mọi sơ suất và lỗi lầm của họ. Chính tôi đi, gây tai tiếng, thuyết phục, chứng minh, cầu xin. Tôi đối với bọn trẻ của tôi – là bức tường đá mà đằng sau nó, họ có thể thanh thản làm việc, không bỏ phí thì giờ và năng lượng thần kinh vì những trách móc của cấp trên. Tôi yêu tất cả bọn họ và tin tất cả bọn họ. Vì thế họ là của tôi.
“Và cả Larsev?” Olsanxki thầm hỏi. Tất nhiên, Gordeev không nghe thấy câu hỏi. Nhưng ông nhìn thấy nó trong cặp mắt to đẹp của công tố viên không bị bóp méo và che đậy bởi mắt kính dày.
“Tại sao cậu không hỏi? Cậu đã đoán ra? Phải, cả Larsev cũng là của tôi, và việc cậu ta đã làm một sai lầm to lớn không thể sửa chữa, – một phần là lỗi của tôi. Tôi không thể bắt cậu ta tin rằng có thể đến chỗ tôi với điều ấy, và cậu ta thích tự mình vượt qua bất hạnh một cách đơn độc, không ngó về phía trước và không nghĩ về hậu quả. Trong chuyện này cả hai chúng ta đều có lỗi, và cả hai chúng ta phải trả giá. Từ cái điều là cậu ta có sai lầm, cậu ta vẫn không thôi là một trong những đứa trẻ của tôi mà tôi có trách nhiệm bảo vệ hết sức với khả năng của mình”, – đại tá thầm trả lời, còn tiếp tục nói thành lời:
— Vậy đó, Naxtia ngồi trong nhà và ít có thể làm được gì. Người ta đe doạ cô ấy bằng gì đó, và khá nghiêm trọng, vì thế cô ấy sợ làm những hành động thiếu thận trọng. Điện thoại của cô ấy bị nghe trộm, trên cầu thang có gã trai trẻ nào đó ngồi và theo dõi để cô ấy không bước ra ngoài và để không ai đến gặp cô ấy. Tôi hiểu thế này, chỉ cần cô ấy làm dù là một bước đáng ngờ nào đó, và mối đe doạ lập tức được biến thành hiện thực. Vì thế tôi với anh không thể cứ bất chấp trở ngại.
— Anh đã nói, sáng nay bác sĩ đến chỗ cô ấy. Thế người ta sao lại cho bà ta vào?
— Hẳn đó là một trong các điều kiện: cô ấy phải gọi bác sĩ và lấy giấy ốm để có cơ sở hợp pháp ngồi ở nhà và không đi làm việc.
— Thế làm sao chúng biết rằng người đến là bác sĩ, mà không phải là nhân viên của anh? Thế nào, chúng đã hỏi giấy tờ à?
Gordeev chết lặng. Mà thực sự, tại sao chúng cho bà Rascova vào nhà Naxtia khi chưa biết chắc bà ấy là bác sĩ hay không? Bà Rascova nói rằng kẻ theo dõi không hề che giấu, đã lên cầu thang và xem ai bấm chuông nhà Naxtia. Nhưng điều đó rõ ràng là chưa đủ để tin chắc rằng đứng cạnh cửa không phải là nhân viên điều tra hình sự, mà là bác sĩ đích thực từ phòng khám. Hay bà Rascova còn gì đó chưa nói hết? Quỷ thật, sao ông không nghĩ đến điều này nhỉ? Bắt đầu già rồi hay sao, đã mất đi cách nắm bắt, phản xạ đã không còn như trước, những thứ hiển hiện mà mắt lại bỏ sót…
Gordeev vớ lấy ống nói điện thoại.
— Jerekhov hả? Có gì chỗ chúng ta đằng ấy không? Morozov hả? Được, cứ bảo đợi tôi, tôi sẽ về bây giờ Jerekhov ạ, tôi cần tư liệu vềbà Rascova, đó là bác sĩ ngoại khoa ở phòng khám của chúng ta. Khẩn. Có điều hãy tinh tế để im hơi hơn tiếng muỗi kêu. Tôi sẽ có mặt sau nửa giờ.
Nhưng có gì đó cản trở Gordeev rời khỏi phòng làm việc của điều tra viên Olsanxki. Đâu như nỗi đau trong mắt Olsanxki, đâu như nỗi đau trong tim của chính Gordeev, nhưng ông biết rằng không thể, không nên bỏ đi bây giờ mà không nói và không hỏi gì cả. Nếu như tồn tại những luồng sóng truyền thông tin từ người này đến người khác không cần các thiết bị chuyên biệt, thì hẳn đại tá đã cắm đầu cắm cổ chạy về Petrovca, cầu khẩn để đừng bị chậm trễ. Nhưng nếu tồn tại những làn sóng như thế, thì Gordeev không thuộc số người biết lọc bắt được chúng và giải mã, và vì thế ông, cố vượt qua cảm giác khó xử và sự thận trọng thông thường, đã lên tiếng nói về Larsev.
Cuộc trò chuyện chiếm trọn mười lăm phút, nhưng đã làm sáng tỏ nhiều điều đối với Gordeev.
— Nếu anh không nhầm lẫn và Larsev thực sự vui mừng khi anh chỉ cho cậu ta sự giả mạo các biên bản, thì điều đó chỉ có một ý nghĩa: cậu ta nặng nề bởi cái vai phải đóng dưới sự nhắc vở của bọn tội phạm, và cho rằng, giờ đây khi những ảo thuật của cậu ta bị khám phá, chúng sẽ để cậu ta yên, bởi vì sử dụng cậu ta tiếp theo là mạo hiểm. Cậu ta có thêm tiền không?
— Từ đâu ra?
— Từ kia ra. Cậu ta không làm việc không công cho chúng chứ? Anh Olsanxki, anh biết Larsev từ lâu, hãy nói với tôi, có gì đó thay đổi trong cuộc sống của cậu ta mấy tháng gần đây không? Những đồ mua đắt tiền, những chi phí gì đó, tôi không biết…
— Và tôi cũng không biết. Tôi hi vọng là biết nếu có gì tương tự như thế xảy ra. Hôm qua tôi còn tin chắc khi nói với anh, nhưng hôm nay thì tôi không thể dám chắc điều gì cả, – Olsanxki nói lãnh đạm.
— Xin lỗi anh, tôi biết anh rất thân với Larsev, – Gordeev nói vẻ có lỗi. – Tôi không nên khơi ra cuộc trò chuyện này, mọi thứ đó đều nặng nề như nhau đối với tôi và anh. Nhưng mà còn đó Naxtia, đang bị đe doạ, và tôi không muốn gây hại cho cô ấy, vì thế tôi cần phải biết sao cho nhiều hơn, để hiểu tôi có thể và không thể làm gì. Tha lỗi cho tôi, – ông nhắc lại, nặng nhọc đứng lên khỏi ghế.
“Ta đã suy sụp quá rồi, – đại tá thầm nghĩ, những ngón tay cứng đờ cài khuy áo chiếc bành tô nặng vẫn chưa khô vì tuyết ướt. – Một sự uể oải thế nào ấy, tay tê dại, đứng lên – và đầu quay cuồng. Ta chỉ mới năm mươi tư tuổi, thế mà qua hai tháng đã biến thành một đống đổ nát. Ái chà Larsev, sao cậu lại làm điều đó thế chứ? Tại sao không đến ngay chỗ tôi? Chúng quay cậu đến thế bởi gì chứ?
Chống lại sự chóng mặt, ông đi xuống cầu thang, bấu chặt vào tay vịn và chăm chú nhìn dưới chân. Và chính thoáng giây đó ông hiểu ra, “chúng” đã dùng gì giữ Larsev. Và hiểu, cũng chính bằng cách ấy chúng, đã trói tay Naxtia. Ông đi nhanh hết mức có thể, đến chỗ viên trung sĩ đang trực cạnh cửa, kéo máy điện thoại lại gần.
— Jerekhov hả? Larsev ở đâu?
— Trong tù, hôm nay cậu ấy có hai cuộc hỏi cung.
— Hãy tìm ra cậu ta, Jerekhov ạ, gấp rút, tìm ngay lập tức.
— Anh đang đi đâu đấy, nhân thể? – Jerekhov hỏi cay độc. – Hứa về sau nửa tiếng. Không quên là Morozov đã đợi hoài rồi chứ?
— Quên. Tôi ra rồi. Đang đứng ở thềm. Anh ta còn trong phòng làm việc của anh chứ?
— Đi ra hút thuốc rồi.
— Anh xin lỗi thay tôi nhé, để cậu ta đợi tôi. Thực đấy, tôi đang đi đây.
Đường từ Viện Công tố đến Petrovca không dài, còn đại tá Gordeev cố đi nhanh hơn. Nhưng dẫu vậy, ông vẫn chậm.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.