Hẹn với tử thần
Chương 28
Im lặng, Poirot hắng giọng rồi nói tiếp :
– Bây giờ chúng ta đã giải quyết xong bí mật của cái mà tôi gọi là chiếc sy-lanh thứ hai. Chiếc sy-lanh đó là của bà Lennox Boynton, bị Raymond Boynton lấy đi trước khi rời Jerusalem, rồi lại bị Carol Boynton lấy đi từ tay Raymond sau khi phát hiện ra cái chết của bà, và chính Carol là người đã cố ném nó đi nhưng lại bị cô Pierce phát hiện, rồi sau đó cô King tự nhận đó là sy-lanh của mình. Tôi đoán cô King là người bây giờ đang giữ nó.
– Đúng, tôi đang giữ nó đây, – Sarah trả lời.
– Bây giờ cô nói chiếc sy-lanh đó là của cô. Vậy thì lúc nãy cô đã nhận là đã làm một việc mà cô không hề làm. Cô đã nói dối.
Sarah bình tĩnh trả lời Poirot :
– Đó là một lời nói dối kiểu khác. Nó không phải …nó không phải là một lời nói dối theo đúng nghĩa.
Tiến sĩ Gerad gật đầu vẻ tán thành.
– Đúng, chính điểm đó là tôi hiểu hơn về cô đấy, thưa cô.
– Xin cảm ơn ông – Sarah nói.
Poirot lại hắng giọng lần nữa.
– Còn bây giờ chúng ta sẽ xem xét tới bảng thời gian sau đây :
Gia đình Boynton và ông jefferson Cope rời trại: 3:05 ( xấp xỉ)
Tiến sĩ Gerard và Sarah King rời trại : 3 :15 ( xấp xỉ)
Bà Westholme và cô Pierce rời trại : 4:15 (xấp xỉ)
Tiến sĩ Gerard quay trở về trại 4 :20 (xấp xỉ)
Lennox Boynton về trại 4 :35
Nadine Boynton về trại và nói chuyện với bà Boynton : 4 :40
Nadine Boynton từ chỗ mẹ chồng đi tới lều lớn : 4 :50 (xấp xỉ)
Carol Boynton quay về trại 5 :10
Bà Westholme, cô Pierce và ông Jefferson Cope về trại 5 :40
Raymond Boynton về trại 5 :50
Sarah King quay về trại 6:00
Phát hiện ra người chết 6:30
– Các vị có thể thấy ở đây có khoảng 20 phút thời gian bị bỏ trống trong khoảng từ 4 giờ 50 lúc Nadine Boynton rời mẹ chồng mình để đi dạo tới lúc 5 giờ 10 lúc Carol quay trở về khu trại. Vì thế mà nếu như Carol đang nói sự thật, thì bà Boynton chắc hẳn là đã bị giết trong khoảng thời gian là 20 phút đấy.
– Ai là người có thể giết bà ta? Vào lúc đó cô King và Raymond đang ở bên nhau. Ngài Cope hoàn toàn ngoại phạm (có thể thấy rất rõ là ông ta chẳng có lý do gì để phải giết bà Boynton cả). Ông ta lúc đó đang đi cùng với bà Westholme và cô Pierce. Lennox Boynton cùng vợ mình ở lều lớn. Tiến sĩ Gerard thì đang phải vật lộn với cơn sốt trong lều của mình. Khu trại vắng vẻ, người phục vụ thì đang ngủ. Đó là thời điểm thích hợp cho một tội ác chăng ? Liệu có ai đó có thể khẳng định được điều này không ?
Đôi mắt đầy suy tư của ông chuyển hướng nhìn sang phía Ginevra Boynton.
– Chỉ có một người thôi . Binevra Boynton đã ở trong lều của mình suốt buổi chiều hôm ấy. Chúng ta cũng đã được nói như thế nhưng thật ra đã có chứng cớ chỉ ra rằng cô ta không hề ở trong lều của mình một phút nào cả. Ginevra Boynton đã nói một câu nói rất đáng chú ý. Cô ta nói rằng tiến sĩ Gerard, trong lúc lên cơn sốt đã gọi tên cô ta. Trong khi đó tiến sĩ Gerard cũng nói với chúng tôi rằng trong khi lên cơn sốt, ông ta đã mơ tới khuôn mặt của Ginevra Boynton. Nhưng đó không hề là một giấc mơ! mà sự thật là đúng là cô ta mà tiến sĩ Gerard đã nhìn thấy, đứng cạnh giường ông. Tiến sĩ cho rằng đó là do ảnh hưởng của cơn sốt gây ra nhưng đó là sự thật. Ginevra đã ở trong lều của tiến sĩ. Vậy liệu có khả năng chính cô ta là người đã đem chiếc sy-lanh trở về chỗ cũ sau khi đã dùng đến nó không ?
Ginevra Boynton ngẩng lên, mái tóc đỏ óng ánh vàng của cô như một chiếc vương miện trùm quá đầu. Đôi mắt đẹp mở to nhìn Poirot không chớp. Đôi mắt ấy đờ đẫn đến khác thường. Cô trông giống như một nữ thần huyền ảo vậy.
– Ah, ça non- Không thể như thế được ! – Tiến sĩ Gerard bật kêu to.
– Điều đó là hoàn toàn không thể nào, nếu xét theo khía cạnh tâm lý ? Poirot.
Người đàn ông Pháp cụp mắt xuống.
Đến lượt Nadine Boynton lạnh lùng nói :
– Không thể có chuyện đó được !
Ánh mắt của Poirot ngay lập tức chuyển sang nhìn Nadine.
– Không thể sao, thưa bà ?
– Đúng vậy, – Cô ngừng lời, cắn nhẹ môi, rồi nói tiếp- Tôi sẽ không nghe thêm bất kỳ một lời buộc tội vô lý nào chống lại em chồng tôi đâu. Chúng tôi, tất cả chúng tôi đều biết rằng chuyện đó hoàn toàn vô lý.
Ginevra Boynton hơi cựa quậy trên ghế. Hai khóe miệng cô nhếch lên tạo thành một nụ cười, một nụ cười thơ ngây, trống vắng, và đầy cảm xúc của một cô gái còn rất trẻ.
Nadine lại nhắc lại lần nữa :
– Không thể là như thế !
Khuôn mặt vốn dịu dàng của cô giờ hằn lên một vẻ quyết tâm mãnh liệt. Đôi mắt mà Poirot nhìn vào đang toát lên vẻ mạnh mẽ, quyết không chùn bước.
Poirot trườn người ra trước trong một tư thế như thể đang cúi đầu.
– Thưa bà, bà là một người rất thông minh, – ông nói.
Nadine bình thản hỏi :
– Ông nói thế ý là gì vậy, thưa ông Poirot ?
– Tôi muốn nói là, thưa bà, ngay từ đầu tới giờ tôi đã nhận ra rằng bà có một thứ mà tôi gọi là một « đầu óc tuyệt vời ».
– Ông đang tâng bốc tôi đấy.
– Tôi không cho là như vậy. Suốt từ đầu tới giờ bà đã rất bình tĩnh và nhìn bao quát vào tình hình. Bề ngoài bà luôn chứng tỏ rằng quan hệ của bà với mẹ chồng rất tốt đẹp, bà muốn tỏ ra rằng bà đã làm được cái điều tốt đẹp nhất, nhưng bên trong thì bà đã phán xét và lên án bà ta. Tôi nghĩ rằng chỉ một thời gian ngắn trước đây thôi bà đã nhận ra rằng chỉ có một cơ hội duy nhất làm cho chồng mình hạnh phúc đó là phải thúc giục anh ta bỏ nhà ra đi, tự xoay xở lấy, không lo lắng gì cuộc sống có thể sẽ rất khó khăn túng thiếu. Bà đã muốn mạo hiểm và bà đã rất nỗ lực gây ảnh hưởng tới chồng mình chính xác là để làm việc đó. Nhưng bà đã thất bại, thưa bà. Lennox Boynton đã không còn cái ý định muốn đuợc tự do nữa rồi. Anh ta chịu để bị chìm đắm vào trong trạng thái u uất thờ ơ.
– Bây giờ, thưa bà tôi chẳng còn điều gì để nghi ngờ nữa, chỉ trừ một điều là bà còn yêu chồng bà. Cái quyết định rời xa anh ta của bà không phải bắt nguồn từ chuyện bà đem lòng yêu một người đàn ông khác mãnh liệt hơn. Mà theo tôi đó là một cuộc mạo hiểm đầy tuyệt vọng được tiến hành để giành lại một hy vọng cuối cùng. Một người phụ nữ ở vào địa vị như bà chỉ có thể làm được ba việc. Bà sẽ ra sức khẩn cầu. Điều đó, như tôi vừa nói, đã thất bại. Bà dọa sẽ bỏ rơi anh ta. Nhưng thật sự ra ngay cả dọa dẫm cũng không thể làm cho Lennox Boynton rung động. Mà nó còn là cái cớ để anh ta chìm sâu hơn nữa vào phiền muộn chớ không thể kích thích sự nổi loạn ở con người anh ta. Thế thì chỉ còn có một phương cách cuối cùng thôi. Bà sẽ ra đi với một người đàn ông khác. Ghen tuông và ý thức sở hữu là hai bản năng cơ bản ăn sâu bám rẽ vào người đàn ông. Bà đã chứng tỏ sự thông thái của mình bằng cách cố gắng chạm tới cái bản năng nguyên thủy, bí ẩn và sâu xa đó. Nếu Lennox để cho bà ra đi với một người đàn ông khác mà không một lời nài ép thì đích thực là không một người nào có thể giúp anh ta được nữa và lúc đó bà có thể bắt đầu lại cuộc sống mới cho riêng bà ở một nơi khác.
– Nhưng chúng ta hãy giả sử là thậm chí ngay cả cái phương pháp tuyệt vọng cuối cùng đó cũng thất bại nốt. Chồng bà rất bối rối trước cái quyết định đó của bà, nhưng cho dù là như thế thì anh ta cũng sẽ không phản ứng theo như cái cách mà một người đàn ông bình thường sẽ làm với cái bản năng sở hữu vốn có của họ như bà đã hằng mong đợi. Vậy thì cuối cùng điều gì có thể cứu vớt chồng bà thoát ra khỏi tình trạng suy sụp nhanh chóng ? Chỉ còn có một điều thôi. Nếu như bà mẹ kế của anh ta chết đi, mọi việc sẽ không còn là quá muộn nữa. Anh ta sẽ có thể bắt đầu lại cuộc sống mới với tư cách là một con người tự do, tự mình tạo cho mình sự độc lập và một phong độ đàn ông.
Poirot ngừng lời rồi nhẹ nhàng nhắc lại :
– Nếu như bà mẹ kế của cô chết đi …
Đôi mắt của Nadine vẫn đang nhìn ông chăm chú. Cô lạnh lùng hỏi :
– Có phải ông đang ám chỉ rằng chính tôi là người dã châm ngòi cho chuyện đó xảy ra phải không ? Nhưng thưa ông Poirot, ông không thể thành công được đâu. Sau khi đã nói ra với bà Boynton cái ý định ra đi của tôi, tôi đã đi thẳng về lều lớn và ngồi cùng Lennox ở đó. Tôi không hề rời khỏi chỗ đó mãi cho tới lúc người ta tìm thấy mẹ chồng tôi đã chết. Có thể là tôi có tội trong cái chết của bà ta, nếu nói rằng tôi đã làm cho bà ta bị sốc và tất nhiên có thể giả định là cú sốc đó đã gây ra cái chết của bà ấy. Nhưng nếu như theo lời ông nói (mặc dù là cho tới lúc này ông chưa có một bằng chứng cụ thể nào về chuyện đó và cũng không thể có được cho đến khi người ta giải phẩu tử thi) rằng bà đã bị giết có bài có bản, thì tôi cũng không có cơ hội để làm chuyện đó.
Poirot hỏi :
– Cô không hề rời khỏi lều lớn mãi cho tới lúc người ta phát hiện ra cái chết của mẹ chồng cô sao ? Đó là điều mà cô vừa mới nói xong. Bà Boynton là một trong những điều tôi thấy lạ trong vụ án này.
– Ông muốn nói gì ?
– Đây này trong danh sách của tôi có ghi. Điểm số chín. Lúc 6 giờ 30 phút, khi bữa tối đã sẵn sàng, một người phục vụ cử đi báo cho bà Boynton biết.
Raymond nói :
– Tôi chẳng hiểu có gì lạ ở đây cả.
Carol nói chen thêm vào:
– Tôi cũng vậy.
Poirot đưa mắt nhìn từ người này sang người kia rồi nói.
– Cả hai người không thấy sao? Một người phục vụ được cử đi mời. – Tại sao lại là một người phục vụ ? Không phải là chính các vị, cả hai vị đây đều rất siêng năng ở bên cạnh phục vụ bà mẹ như một quy định chung đó sao? Không phải là một trong hai người luôn luôn đi kèm bên cạnh bà ấy tới bàn ăn đấy chứ? Bà ta ốm yếu. Và bà ta rất khó nhọc nếu muốn đứng dậy khỏi ghế nếu không có sự trợ giúp. Bao giờ cũng là một trong hai người luôn kè kè bên bà ta. Tôi thử đoán thế này, khi bữa tối được dọn ra, thì một điều tự nhiên là người này hoặc người khác trong gia đình phải đi mời và đưa bà mẹ tới bàn ăn. Nhưng mà hôm đó không một ai trong số các vị muốn làm chuyện đó cả. Tất cả đều ngồi một chỗ, bất động nhìn nhau và có thể là đã băn khoăn tự hỏi tại sao những người khác không đi nhỉ.
Nadine sắc sảo trả lời:
– Tất cả những chuyện đó thật là vớ vẩn, thưa ông Poirot. Chiều hôm đó, tất cả chúng tôi đều rất mệt mỏi. Tôi thừa nhận là đáng lẽ chính chúng tôi phải đi mời mẹ tới ăn tối, nhưng mà …vào buổi chiều hôm đó … chúng tôi lại không làm như vậy!
– Chính xác. Chính xác. Chỉ riêng vào cái buổi chiều hôm đấy! Vâng, thưa bà, chính bà có lẽ là người mong đợi bà mẹ nhất đấy. Đó là một trong những nhiệm vụ mà bà đã nhận một cách máy móc. Nhưng mà buổi chiều hôm đó bà lại không hề tỏ ý muốn đi mời và giúp bà ta tới dùng bữa. Tại sao ư? Đó cũng chính là điều mà tôi đang tự hỏi đây. Tại sao? Còn bây giờ tôi sẽ nói cho bà câu trả lời nhé. Bởi vì bà biết rõ là mẹ chồng mình đã chết …
– Không, không,- Xin bà đừng ngắt lời tôi. – Ông sôi nổi vung một cánh tay lên. – Bà sẽ nghe tôi. – Hercule Poirot nói – Đã có người chứng kiến cuộc nói chuyện của bà với bà mẹ chồng. Những nhân chứng này chỉ có thể nhìn chứ không thể nghe được! Bà Westholme và cô Pierce lúc đó đang ở xa. Họ thấy rất rõ là bà có nói chuyện với mẹ chồng mình, nhưng chứng cớ của việc đó là thế nào? Thay vào đó tôi xin đề xuất một chút suy luận của mình như thế này. Bà có đầu óc lắm thưa bà. Giả sử bà đã quyết định yên lặng và không vội vã tiến hành – Tôi có thể mạn phép nói đó là việc trừ khử bà mẹ chồng chứ? – Thì bà sẽ làm việc đó bằng một trí thông minh và bằng những sự chuẩn bị chu đáo. Bà đã vào lều của tiến sĩ Gerard trong lúc ông ta đi thăm quan vào buổi sáng. Bà đã hoàn toàn chắc chắn rằng bà sẽ tìm được loại thuốc phủ hợp. Kỹ năng y tá mà bà từng học đã giúp bà lúc đó. Bà chọn chất digilalin, một loại thuốc có dạng giống như loại thuốc mà bà Boynton đang dùng. Bà cũng lấy theo luôn cả chiếc sy- lanh của ông ấy, vì bà sợ là chiếc sy-lanh của bà đã biến mất. Bà hy vọng là sẽ đặt chiếc sy-lanh trở về chỗ cũ trước khi ngài tiến sĩ kịp nhận ra là nó bị mất.
Trước khi tiến hành cái kế hoạch của mình, bà đã cố gắng thử kêu gọi chồng mình hành động một lần cuối. Bà nói với ông cái ý định của mình là sẽ lấy ông Jefferson Cope. Cho dù chồng bà có tỏ ra rất là bối rối, anh ta cũng không phản ứng như bà đã mong đợi vì thế mà bà buộc phải tiến hành cái kế hoạch giết người của mình. Bà quay trở về khu trại và trên đường về bà có nói chuyện một cách rất tự nhiên với bà Westholme và cô Pierce. Bà đi thẳng tới chỗ mà bà mẹ chồng đang ngồi. Trong chiếc sy-lanh bà dã bơm đủ thứ thuốc mà bà cần. Để giữ được tay bà già này quá là dễ và bằng với vẻ rất thành thạo vì bà đã được học qua nghề y tá, bà đã tiêm thuốc. Việc đó đã diễn ra rất nhanh trước khi mẹ chồng bà có nhận ra sự việc. Từ phía xa dưới thung lũng, những người khác chỉ có thể thấy bà đang nói chuyện với mẹ mình đang cúi xuống bên mẹ mình mà thôi. Rồi một cách rất thận trọng, bà đi kiếm và mang tới một cái ghế và ngồi xuống đó, rõ ràng là đang nói chuyện rất thân mật với mẹ chồng trong vài phút. Cái chết đã xảy ra gần như ngay tức thời. Bà đã ngồi nói chuyện với một xác chết, nhưng mà ai có thể đoán ra được chuyện đó cơ chứ? Sau đó thì bà đặt cái ghế vào chỗ cũ và đi xuống lều lớn, bà thấy chồng mình đang ngồi đọc sách ở đó. Và bà đã thận trọng không bước ra khỏi lều lớn nữa! Bà hoàn toàn tin chắc cái chết của bà Boynton sẽ được coi là bởi bệnh tim gây ra (mà thực tế ra là bởi vì bệnh tim thật). Duy chỉ có một điều là bà chưa làm được theo đúng kế hoạch của mình. Đó là bà không thể dem đặt trả lại cái sy-lanh vào lều của tiến sĩ Gerard bởi vì ngài tiến sĩ đang ở trong lều, đang vật vã với căn bệnh sốt rét và cho dù là bà không biết chuyện này, thì ông ấy cnũg đã mất chiếc sy-lanh đó rồi. Đó, thưa bà, đó là một sai lầm trong một cái kế hoạch giết người mà có thể nói là rất tuyệt hảo.
Im lặng. Một khoảng khắc im lặng chết chóc rồi Lennox Boynton đứng phắt dậy.
– Không, – Anh ta gào lên. – Đó là những lời nói dối chết tiệt. Nadine chẳng làm gì cả. Cô ấy không thể làm như thế. Mẹ tôi … mẹ tôi đã chết rồi.
– A! – Ánh mắt Poirot nhìn anh thận trọng. – Vậy thì, cuối cùng, chính ông là người đã giết bà ta, phải vậy không , ông Boynton.
Lại một khoảng khắc im lặng rồi Lennox Boynton thả mình nặng nề xuống ghế và đưa đôi tay đang run rẩy lên ôm lấy mặt.
– Vâng … đúng vậy … chính tôi đã giết bà ấy.
– Ông đã lấy chất digitalin từ lều của tiến sĩ Gerard phải vậy không?
– Vâng.
– Khi nào?
– Như …như ông đã nói … vào buổi sáng.
– Thế còn chiếc sy-lanh thì sao?
– Chiếc sy-lanh ? À, vâng.
– Tại sao anh lại giết bà ta ?
– Ông còn phải hỏi sao ?
– Tôi đang hỏi ông đấy, ông Boynton !
– Nhưng mà ông cũng biết rằng vợ tôi sẽ rời bỏ tôi để ra đi cùng với Cope.
– Đúng, tôi biết thế, nhưng mà ông chỉ biết được điều đó vào buổi chiều thôi cơ mà !
Lennox nhìn ông chằm chằm
– Tất nhiên, khi chúng tôi đi dạo …
– Nhưng mà ông lại lấy thuốc độc và chiếc sy-lanh vào buổi sáng – trước khi ông biết quyết định của vợ mình kia mà ?
– Cái quỷ quái gì khiến khiến ông cứ mè nheo tôi với những câu hỏi vậy ? Anh ngừng lời và đưa một cánh tay run rẩy lên quệt ngang trán. – Chuyện đó thì có quan trọng gì nào ?
– Chuyện đó có ý nghĩa rất lớn. Tôi khuyên ông, ông Lennox Boynton, hãy nói hết với tôi sự thật đi.
– Sự thật à ?
Lennox lại nhìn ông không chớp mắt.
Nadine bỗng đột ngột đúng dậy khỏi ghế và nhìn thẳng vào mặt chồng nói :
– Những gì em nói đều là sự thật.
– Vậy thì nhân danh Chúa, tôi sẽ nói.- Lennox bỗng nhiên nói – Nhưng mà tôi không hiểu là ông có chịu tin tôi không. – Anh hít một hơi thật sâu và bắt đầu. Buổi chiều hôm đó, khi tôi bỏ Nadine đi rồi, trái tim tôi như tan ra từng mảnh. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện cô ấy sẽ bỏ tôi ra đi cùng với một người đàn ông khác. Tôi đã gần như phát điên lên ! Tôi cảm thấy mình như một kẻ say rượu hay là một người vừa thoát khỏi cơn bệnh trầm trọng.
Poirot gật đầu. Ông nói :
– Tôi có ghi lại những lời bà Westholme có mô tả dáng đi lảo đảo của ông khi ông đi ngang qua bà ấy. Vì thế mà tôi biết rằng vợ ông đã không nói sự thật khi nói với tôi rằng cô ấy đã thông báo cho ông biết cái quyết định của mình sau khi cả hai đã quay trở về khu trại. Ông nói tiếp đi ông Boynton.
– Tôi khó co thể nhận biết là mình đang làm gì … Nhưng khi càng về gần tới khu trại, trí óc tôi càng tỏ ra tỉnh táo. Có một ý tưỏng lướt qua đầu tôi rằng chỉ có tôi là kẻ có lỗi ! Tôi là một kẻ sâu bọ khốn khổ ! Đáng lẽ tôi phải phản kháng lại bà mẹ kế và phải ra đi từ nhiều năm trước rồi. và tôi chợt nảy ra ý nghĩ rằng mọi việc đến tận bây giờ có thể sẽ vẫn chưa là quá muộn. Và bà ta đây, con mụ quỷ quyệt, bà ta đang ngồi đó trông như một bóng ma ghê tởm in hình vách núi đỏ. Tôi tiến thẳng tới chỗ bà ta để nói ra tất cả. Tôi định nói với bà ta tất cả những gì tôi nghĩ và thông báo với bà ta rằng tôi sẽ ra đi. Tôi đã có một ý nghĩ rằng tôi sẽ biến đi ngay lập tức buổi chiều hôm đó, sẽ đi cùng với Nadine ngay đêm đó sẽ bằng mọi cách đi càng xa mụ ta càng tốt.
– Ồ, Lennox, Lennox, anh yêu của em …
Có tiếng thở dài của ai đó khi Lennox nói như vậy.
Lennox Boynton tiếp tục :
– Vì thề mà, ôi lạy Chúa tôi, ngài đã giáng cho tôi một cú đấm ra trò đấy ! Bà ta đã chết. Vẫn đang ngồi nhưng mà đã chết ; Tôi …tôi không biết phải làm gì cả- Tôi không thể nói được gì cả …tôi sửng sốt quá. tất cả những gì mà tôi định làm là thét thật to vào mặt bà ta tất cả những gì đang chất chứa tận đáy lòng mình đã trở thành vô nghĩa. Tôi không thể giải thích nổi nữa … Tôi cảm thấy không khí trở nên nặng nề. Tôi đã làm một việc thật máy móc là cầm cái đồng hồ đeo tay của bà ta lên (lúc đó nó được đặt trong lòng bàn tay bà) và đeo nó lại vào cổ tay cho bà. Cái cổ tay đã chết, đã mềm nhũn ra, kinh khủng quá.
Lennox khẽ rùng mình.
– Lạy Chúa tôi ! Sau đó thì tôi loạng choạng bước đi tới thẳng lều lớn. Đáng lý ra tôi phải gọi một ai đó giúp đỡ – nhưng mà tôi không thể. Tôi chỉ ngồi yên lặng, lật hết trang báo này đến trang báo nọ và chờ đợi…
Lennox ngừng lời.
– Ông không hề tin tôi phải vậy không ? Tại sao tôi lại không gọi một ai đó ? hay là nói với Nadine chẳng hạn ? Tôi cfũng không thể hiểu nổi.
Đến lượt tiến sĩ Gerard hắng giọng nói.
– Những lới thú nhận của ông quả là rất thuyết phục, thưa ông Boynton, – Ông nói. – Ông rất căng thẳng. Cùng một lúc ông phải nhận cả hai cú sốc khủng khiếp, điều đó đủ để đẩy ông vào trạng thái thần kinh mà ông vừa miêu tả. Đó là một loại phản ứng được giọ là Weissenhater. Có thể minh họa một cách đầy đủ nhất như thế này : một con chim đã đâm đầu vào cửa sổ và thậm chí là ngay cả khi đã bình phục rồi, thì theo bản năng, nó tự kiềm chế mình đối với mọi loại hành vi tự nó tạo ra cho mình một khoảng thời gian đủ để điều chỉnh lại các trung tâm thần kinh. Tôi không thể diễn ra hết bàng tiếng Anh được, nhưng tất cả những gì tôi muốn nói là : Anh đã không thể hành động như những gì anh nói được . Bất kỳ một hành động có ý nghĩa quyết định nào và thuộc loại nào đi nữa thì cũng là điều không thể đối với anh ! Anh đang ở trong một giai doạn được gọi là trạng thái tê kiệt thần kinh.
Và ông quay lại phía Poirot nói :
– Ông bạn của tôi, tôi xin đảm bảo với ông là như vậy đấy !
– Ồ, tôi không hề nghi ngờ gì về điều đó cả, Poirot nói- Tôi có lưu ý một dự kiện dù là nó rất nhỏ thôi. Dự kiện đó là ông Boynton đã đeo lại chiếc đồng hồ cho mẹ mình. Điều đó có thể diễn giải theo hai cách. Một, đó có thể là cái vỏ bọc cho hành động thật của ông ta. Hai là hành động đó đã bị quan sát và đã bị bà Lennox Boynton hiểu lầm. Bà Boynton quay trở về khu trại chỉ năm phút sau chồng mình. Và vì thế mà bà ấy chắc chắn đã nhìn thấy hành động của chồng mình. Khi bà ta tới gần mẹ chồng và nhận ra là bà ta đã chết rồi trên cổ tay có một vết kim tiêm, thì bà ta tức khắc sẽ kết luận rằng chính chồng mình đã làm cái việc đó và rằng chính cái thông báo sẽ ra đi của bà ấy đã khiến cho chồng bà ta làm việc đó. Một việc hoàn toàn khác xa so với những gì mà bà đang mong đợi. Nói tóm lại. Nadine Boynton tin chắc rằng chính bà ta là nguyên nhân thúc đẩy việc chồng bà ta giết người.
Ông nhìn Nadine.
– Có đúng thế không, thưa bà ?
Nadine cúi đầu.
Rồi cô hỏi :
– Ông thật sự nghi ngờ tôi phải không, ông Poirot ?
– Tôi cho rằng bà là một khả năng, thưa bà.
Cô vươn người ra phía trước rồi nói.
– Thế bây giờ thì sao ? Thực tế là chuyện gì đã xảy ra ông Poirot .
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.