Hòn Đảo Ba Mươi Chiếc Quan Tài

CHƯƠNG 6: CON CHÓ VẠN SỰ TỐT LÀNH



Vêrôních chẳng buồn ngoái cổ nhìn lại cảnh tượng hèn hạ trên đồi Sên Lớn. Nàng cũng chẳng cần bận tâm đến những gì có thể sẽ còn xảy ra và cứ thế đi thẳng một mạch về khu thánh địa Pơriơrê, bước chân cứng đờ như cái máy.
Lúc này trước mắt nàng chỉ có một mục đích duy nhất, một hoài bão duy nhất là đi khỏi đảo Xarếch. Lo âu hãi hùng đã bão hòa trong người nàng. Nàng đã tận mắt nhìn thấy ba bà xơ cột chặt vào thân cây. Thật là một thứ cực hình quá quắt, một sự lăng nhục đối với loài người, một tội ác tầy trời vượt ra ngoài giới hạn của tội ác.
Nàng nghĩ đến thân phận mình, nạn nhân thứ bốn và chung cuộc của tấn thảm kịch. Số phận hình như đang run rủi nàng đến chỗ kết thúc bi thảm chẳng khác gì người ta đẩy một kẻ tội phạm lên đoạn đầu đài! Như thế thử hỏi làm sao nàng không rùng mình ghê sợ! Làm sao không liên tưởng đến viễn cảnh tới khi nhìn xác ba bà xơ Ácchinha trên đồi Sên Lớn.
Vêrônich cố tự an ủi và thử lấy lại can đảm bằng những câu triết lý: Tất cả nhất định rồi sẽ sáng tỏ…
Đằng sau những điều khủng khiếp và bí ẩn có khi là những nguyên nhân rất đơn giản. Những tấn tuồng với cái vẻ bề ngoài huyền bí nhưng thực chất, đều do những sinh vật, cũng như ta, chúng hành động vì những lý do tội ác và theo một âm mưu đã tính toán từ trước. Thật vậy, những hành động quái đản chỉ có thể là tiếp nối của chiến tranh. Chính chiến tranh đã tạo ra một tình trạng xã hội đầy rẫy những nhân vật quái đản và những sự kiện đặc biệt ghê tởm theo kiểu đó. Nói tóm lại chẳng có gì là phép lạ, cùng chẳng có gì vượt ra ngoài quy luật của đời sống bình thường.
Thôi lý luận làm gì vô ích! Hơi đâu mà theo đuổi những mớ triết lý vô bổ!
Tâm trạng bị giày vò căng thẳng đến tột độ làm cho thần kinh Vêrôních rung chuyển tận gốc. Nàng bấm đầu suy nghĩ và cảm thấy mình cũng bị bọn khủng bố đầy đọa đến kiệt sức, cũng bị bao vây bởi những cơn ác mộng hãi hùng, bị nghiêng ngả đến những gì gọi là thiên tính tự ngày xưa còn sót lại. Nàng thấy mình cũng chẳng hơn những người dân đảo Xarếch bị đầy đọa, bị giết chóc…. Những sinh vật lẩn khuất, đang quấy rầy hành hạ là những kẻ nào? Kẻ nào lãnh sứ mạng hoàn tất ba mươi chiếc quan tài đảo Xaroeh? Kẻ nào âm mưu hủy diệt dân chúng trên hòn đảo khốn khổ này? Kẻ nào ẩn náu trong các hang động hái cành tầm gửi, lấy cây thuốc giấu trong những giờ tiền định? Kẻ nào dùng rìu và tên nỏ, đóng đinh phụ nữ vào gốc cây? Chúng theo đuổi những ý đồ đen tối nào? Bọn ma quái của đêm tối, bọn ác quỷ, bọn thầy tu của những tôn giáo đã suy tàn, bọn thầy cúng giả trá, tất cả bọn chúng đã cùng hiến những đàn ông, đàn bà, trẻ con cho quan thầy chúng, một lũ hung thần khát máu.
– Thôi đi, ta đến phát điên mất! – Vê rô ních kêu to – Phải đi khỏi nơi đây… lúc này không có gì hơn là đi khỏi cái địa ngục trần gian này!
Nhưng đúng là số phận vẫn cố tình đầy đọa Vêrôních. Trong lúc tìm kiếm cái ăn cho đỡ đói lòng, nàng thấy trong phòng làm việc của cha nàng, dưới đáy chiếc tủ xây chìm vào tường, một tờ giấy ghim vào đáy tủ. Đó là một bức tranh giống như bức tranh nàng thấy bên cạnh xác Magơnốc. Trên vách tủ có một tấm bìa cứng vẽ những hình trang trí. Dưới tấm bìa có những bản vẽ phác họa. Mỗi bản vẽ đều ghi V.cPH, trên đầu hình người đàn bà thứ nhất. Một trong số những bản phác họa ghi tên ông Ăngtoan Đecgơmông. Phải chăng chính cha nàng trong khi thực hiện những bản phác thảo của ông, đã cố gắng làm cho hình ảnh người đàn bà bị hành hình ngày càng giống con gái ông?
“Thôi, thôi! Ta không muốn suy nghĩ… không muốn nghĩ đến nữa…” Vêrôních lại lẩm bẩm.
Mệt lả vẫn phải đi tìm thức ăn. Nhưng chẳng tìm thấy thứ gì ăn được để làm dịu bớt cơn đói. Cũng chẳng tìm được cái gì để có thể đốt lửa báo hiệu ở ngoài mỏm đảo. Trong khi sương đã tan, nếu đốt lửa chắc chắn trong đất liền sẽ nhìn thấy. Nàng thử lấy hai mảnh đá lửa siết vào nhau. Nhưng tay run cầm đá không vững, chẳng có kết quả.
Thêm ba ngày nữa trôi qua, Vêrôních ăn toàn dâu rừng mọc rải rác trong các đống đổ nát, uống nước lạnh. Nàng lên cơn sốt, mệt rã rời và chỉ biết ngồi khóc. Đôi khi nàng thôi không khóc vì con chó Vạn Sự Tốt Lành đột nhiên xuất hiện. Mệt mỏi đến cực độ cả thể xác lẫn tinh thần, nàng nổi nóng với cả cái tên con chó, một cái tên vô lý. Nàng giơ tay xua đuổi nó đi. Con chó tỏ vẻ ngạc nhiên. Nó len lén ra ngồi mãi đằng xa nhìn lại và bắt đầu làm điệu bộ. Vêrôních vội đến gần con vật. Hình như mi cũng là kẻ tòng phạm vì mi là con chó của Phơrăngxoa! Những kẻ lẩn lút trong khu rừng Sên Lớn cho con chó đến định giở trò gì nữa đây? Chúng đang nấp ở đâu đó và sắp bất ngờ tấn công ta chăng? Những ý nghĩa thoáng qua làm rung chuyển tâm hồn người thiếu phụ. Mồ hôi lấm tấm trên mặt. Nàng ôm chặt con chó vào lòng, run rẩy đau đớn… Nếu ta bị rơi vào nanh vuốt bọn ác quỷ? Nếu nhan sắc và sự tươi tắn của ta làm chúng say sưa? Ôi, chỉ nghĩ thế thôi ta đã không sao chịu nổi!
Ngày thứ tư đến với một niềm hy vọng. Vêrôních tìm thấy trong ngăn kéo một chiếc kính lúp. Lợi dụng lúc nắng to, nàng soi kính lên tờ giấy, ánh nắng tập trung làm cháy tờ giấy… Nàng châm lửa vào một cây nến và cảm thấy như mình vừa được cứu sống. Nàng lại tìm được một số nến dự trữ đủ giữ ngọn lửa quý báu đến khi trời tối.
Vào quãng mười một giờ đêm, Vêrôních cầm một cây nến đang cháy đi về phía nhà chòi. Nàng định đốt lửa báo hiệu. Lúc này trời quang đãng, ngọn lửa có thể làm cho các bờ biển lân cận chú ý. Ra khỏi tu viện Pơriơrê, nàng đi theo một lối khác chếch về tay trái, hai bên là rừng cây thưa thớt. Nàng đi ngập ngừng thận trọng tránh không làm lay động lá cây, không vấp chân vào các rễ cây mọc chằng chịt bên lối đi. Nàng sợ khi đốt lửa ngọn lửa lớn sẽ soi rõ mình và soi rõ cảnh tượng khủng khiếp các bà xơ bị hành hình trên những mô đất phơi ra ngoài ánh trăng kia!
Đến gần khoảng đất trống cạnh nhà chòi, Vêrôních quá hồi hộp ngồi thụp xuống trong tai có tiếng o, o… như tiếng ve kêu, tim như sắp ngừng đập. Nhìn về quả đồi đằng kia, nàng chưa thấy rõ khu vực hành hình nhưng mắt vẫn chăm chăm không rời khỏi hướng đó. Nàng mơ hồ nhìn thấy một cái gì như một bóng người trắng toát đang cựa quậy ở chỗ đầu lối mòn cắt ngang giữa hai mảng rừng.
Bóng trắng đi lả lướt ra ngoài ánh trăng. Khoảng cách từ chỗ nàng đứng đến đấy không xa lắm, nên Vêrôních nhận ra bóng một người mặc áo choàng dài đứng giữa đám tán lá của một cây mọc riêng rẻ cao hơn hẳn những cây khác… Nàng bỗng nhớ lại lời các bà xơ Ácchinha: “Ngày thứ sáu của tuần trăng sắp đến họ trèo lên khu rừng Sên Lớn hái cành tầm gửi thiêng”. Nàng lại nghĩ đến những câu chuyện mô tả trong các cuốn sách hoặc những mẩu chuyện do cha nàng kể, lúc nàng còn nhỏ đã gây cho bộ óc ngây thơ giầu trí tưởng tượng của nàng những ấn tượng khó quên. Nàng thấy như mình đang tham dự những cuộc lễ tế thần của các đạo sĩ dòng Gôloa. Nhưng đồng thời vẫn cảm thấy thần kinh của mình lúc này đang suy yếu đến mức không thể biết chắc mình đang thức hay ngủ và những hiện tượng kỳ lạ kia có thật hay chỉ là tưởng tượng?
Thêm bốn bóng trắng đến tụ tập dưới gốc cây đang giơ cánh tay ra như để đỡ cành lá sắp rơi xuống. Trên cao một luồng sáng lấp lóa. Lưỡi hái bằng vàng của thầy cả đã cắt xong cành tầm gửi. Rồi thầy cả trên cây tụt xuống. Năm cái bóng trắng đi lả lướt thành hàng dọc men theo con đường mòn vòng qua bìa rừng lên đỉnh cồn đất. Mắt Vêrôních không chớp, cứ dán chặt vào các bóng trắng… Nàng nhô hẳn đầu ra phía trước và lập tức nhìn thấy ba cái xác dựng đứng trên thân cây. Dưới ánh trăng mờ ảo những cái nơ đen chẳng khác gì những con quạ to tướng đậu trên đầu cái xác chết. Năm bóng trắng đã dừng lại trước ba xác chết để làm nốt một vài nghi lễ kỳ quặc. Cuối cùng, thầy cả tách rời khỏi bọn, tay cầm cành tầm gửi bước xuống sườn đồi đi về phía những chân cầu còn sót lại của cây cầu bị đốt cháy. Chỉ một chút nữa Vêrôních đã có thể ngất vì sợ hãi. Đôi mắt nàng cứ chập chờn. Mọi vật phía trước hình như đang nhảy nhót vướng mắc vào các chùm sáng lấp lánh của lưỡi hái đung đưa trên ngực ông thầy tu, dưới chòm râu dài trắng toát.
Họ định làm gì thế này? Dù biết chắc chiếc cầu không còn nữa, Vêrôních vẫn co rúm người ngồi thụp xuống mắt không rời cảnh tượng hãi hùng đang diễn ra trước mắt.
Đến bên bờ vực, ông thầy tu dừng lại một vài giây chìa cành tầm gửi ra trước mặt. Cành tầm gửi như một thứ bùa phép giúp ông thầy tu vượt ra ngoài quy luật của tạo hoá, cứ thế tiến lên phía trước lơ lửng trên miệng vực. Ông thầy tu lững lững đi vào khoảng không trên miệng vực thẳm, toàn thân trắng toát dưới ánh trăng! Vêrôních bâng khuâng ngơ ngác. Nàng chẳng còn phân định được đâu là sự thật đâu là ảo giác? Và cái ảo giác kia bắt đầu nảy sinh từ lúc nào, trong bộ óc đã suy yếu mệt mỏi đến cực độ của nàng? Nàng chỉ còn biết nhắm nghiền mắt mong chờ sự việc chóng qua đi, thâm tâm chẳng còn nghĩ đến đề phòng, phó mặc cho hoàn cảnh. Lại một việc khác thực tế hơn xảy ra làm nàng cứ phải bận tâm lo lắng. Cây nến đang cháy bỗng dưng phụt tắt mặc dầu nàng đã chú ý giữ gìn ngọn lửa rất cẩn thận. Giờ thì nàng sẽ chẳng làm gì được nữa kể cá trở về…. Nàng thầm nhủ nếu trong vài ngày sắp đến không có ánh nắng mặt trời sẽ không tìm đâu ra lửa và sẽ tuyệt vọng.
Cuối cùng Vêrôních cùng đành chịu khuất phục và cảm thấy ngại chiến đấu với kẻ thù. Nàng cho rằng rốt cuộc mình sẽ thất bại trong cuộc chiến đấu không cân sức. Duy chỉ có một kết cục duy nhất không chấp nhận, đó là để bọn chúng bắt được! Cái chết đang bày ra trước mặt làm sao không nản chí? Chết vì đói, vì kiệt sức! Nếu cam chịu chết, cái chết chắc sẽ phải đến đúng vào lúc sự đau khổ đã vắt kiệt mọi ý chí hoặc gần như vô ý thức, con người ta phó mặc cho cuộc sống dữ đang kéo mình dần dần, từng tí một, xuống cái hố hủy diệt của nó.
– Thế đấy! Thế đấy! – Vêrôních lẩm bẩm – Đi khỏi Xarếch hay là chết! Chết, không quan trọng. Điều quan trọng là đi khỏi nơi đây!
Trời đã hửng sáng. Chợt có tiếng lá cây sột soạt. Vêrôních mở to mắt. Nàng thấy Vạn Sự Tốt Lành ngồi lấp ló sau chiếc đèn lồng, hai chân trước đang vẫy trong không khí, cổ đeo lủng lẳng một.
hộp bánh bích qui!
Nàng vẫy con chó lại và nói:
– Kìa! Vạn Sự Tốt Lành, nào lại đây, mày nói cho ta nghe đi, con chó tội nghiệp của ta. Không ngờ mày vẫn chịu khó tìm ta, lại mang cả thức ăn đến nữa! Đây có phải một việc tình cờ không? Mày lang thang ở cái xó xỉnh này, mày nghe tiếng tao khóc rồi mày đến. Nhưng ai buộc hộp bánh vào cố mày? Hay là trên đảo vẫn còn một người bạn? Một người có thiện chí? Sao người đó không có mặt? Nào, nói đi Vạn Sự Tốt Lành.
Nàng ôm con vật khôn ngoan vào lòng.
-… Còn hộp bánh bích quy mày định mang cho ai? Cho chủ mày là Phơrăngxoa phải không? Hay là cho Honorin? Không phải à? Thế thì cho ai, cho ông Xtêphan ư?
Con chó vẫy đuôi và bước đi. Hình như nó hiểu. Vêrôních đứng dậy theo con chó đến tận căn phòng của Xtêphan Maru. Vạn Sự Tốt Lành bò xuống gầm giường của giáo sư.
Gầm giường còn ba hộp bánh bích quy, hai gói sôcôla và hai hộp thức ăn. Mỗi thứ đều buộc một sợi dây đầu thắt lại thành cái vòng đủ rộng để con chó chui lọt đầu.
Vêrồních hết sức kinh ngạc.
– Thế này là thế nào? Chính mày đã chất những thứ này vào gầm giường à? Nhưng ai đưa cho mày? Thôi đúng rồi, đúng chúng ta còn một người bạn trên đảo. Người bạn đó biết chúng ta, biết Xtêphan Maru. Mày có dẫn ta đến với người đó được không? Chắc người đó phải ở quanh đây chứ không phải ở hòn đảo bên kia? Bởi vì nếu ở hòn đảo bên kia thì mày sang đây làm sao được!
Vêrôních đăm chiêu suy nghĩ. Ngoài những thức ăn Vạn Sự Tốt Lành chất đống dưới gầm giường, còn một chiếc va li vải bạt không hiểu sao Xtêphan Maru cũng giấu ở đó. Nàng nghĩ mình có quyền mở chiếc va li để xem trong đó có những gì nàng cần biết về thân thế tính tình, dĩ vãng của ông thầy dạy con trai nàng và mối quan hệ giữa ông ta với cha nàng, với Phơrăngxoa.
– Phải rồi, ta có quyền và có cả bổn phận nữa
– Nàng lẩm bẩm một mình rồi không chút lưỡng lự, dùng kéo nạy tung ổ khóa.
Trong va li chỉ có một quyển sổ tay với sợi dây cao su buộc ngang. Nàng hồi hộp mở quyển sổ. Ngay trang đầu, nàng thấy ảnh của mình, tấm ảnh nàng chụp hồi còn con gái với cả chữ ký rõ tên và một câu đề tặng: “Tặng bạn Xtêphan”
– Thế này là thế nào? Tại sao… – Nàng lẩm bẩm
– Đúng rồi, tấm ảnh này ta chụp hồi mười sáu tuổi… Nhưng ta tặng cho ông ấy bao giờ? Hóa ra ta cũng quen biết ông ấy!
Háo hức muốn biết sâu thêm nữa, nàng giở vội sang trang sau. Trang sau có một đoạn viết theo kiểu mở đầu.!!!“Vêrôních, tôi muốn sống trong đôi mắt chị. Nếu tôi đảm nhận việc dạy dỗ con trai chị, một thằng bé mà tôi phải ghét vì nó là con của người đàn ông khác và tôi phải yêu nó vì nó là con chị, thì chính….. cuộc sống của tôi được hòa cùng một nhịp với những cảm xúc thầm kín từng ngự trị trong lòng tôi từ bấy lâu nay. Tôi tin rằng sẽ có một ngày nào đó chị lấy lại địa vị của người mẹ. Ngày đó chắc chị sẽ phải hãnh diện về Phơrăngxoa. Tôi đã xóa đi ở thằng bé tất cả những gì có thể gợi lại hình ảnh bố nó và đã làm tâm hồn nó thừa hưởng đầy đủ mọi đức tính và phẩm giá tốt đẹp của dòng dõi quý phái ở mẹ nó. Tôi coi đó như một mục tiêu khá trọng đại để có thể dâng hiến cho chị trọn vẹn cả sức lực lẫn tâm hồn mình. Tôi làm việc đó một cách vui thích. Nụ cười của chị sẽ là sự đền đáp là phần thưởng cao quý nhất đối tôi”.
Một cảm xúc khác thường dâng lên tràn ngập tâm hồn Vêrôních. Cuộc sống nội tâm của nàng chợt bừng lên một tia sáng hơi trầm lặng và cái điều thầm kín mới lạ nàng không thể đi sâu hơn người khác ấy ít ra cũng giống những bông hoa của Magơnốc dịu dàng và khích lệ. Nàng lần lượt giở các trang sách và được biết việc học hằng ngày của con trai mình, thấy rõ sự tiến bộ của nó, thấy rõ những phương pháp giáo dục của ông thầy. Cậu học trò thì duyên dáng, dễ thương, thông minh, siêng năng cần mẫn, đầy thiện ý, dịu dàng đa cảm, vừa hồn nhiên vừa chín chắn. Ông thầy thì thân ái kiên nhẫn… do một cái gì đó sâu kín lộ rõ ở mỗi dòng chữ ghi trên trang giấy… Và dần dà trong phận sự hằng ngày, nhiệt tình của ông thầy mặc sức nẩy nở bộc lộ, ngày càng giảm bớt sự kiềm chế.!!!”Phơrăngxoa, con trai yêu quí của tôi, bởi tôi có thể gọi như thế phải không con? Phơrăngxoa con là hình ảnh sống động của mẹ con. Đôi mắt long lanh của con có cái trong suốt của mắt nàng. Tâm hồn con cao cả hồn hậu như tâm hồn nàng. Con không biết làm điều ác và cũng có thể nói không biết đến điều thiện, bởi vì điều thiện với bản chất con chỉ là một…”
Có một vài bài tập của đứa trẻ cũng được chép vào quyển sổ. Những bài tập nói về mẹ nó với một tình thương khao khát, một mối hy vọng không bao giờ lay chuyển, rằng nhất định nó sẽ tìm được mẹ.
“Chúng ta sẽ tìm được nàng, Phơrăngxoa ạ – Xtephan viết thêm vào như vậy – Lúc đó con sẽ hiếu rõ hơn thế nào là cái đẹp, là ánh sáng, thế nào là thi vị cuộc sống và sự vui sướng được ngắm nhìn cuộc sống!
Rồi đến đoạn ghi chép lặt vặt về nàng, những chi tiết chính nàng cũng chẳng còn nhớ nữa, cả những chi tiết nàng tưởng chỉ có mình mình biết mà thôi!
“Một hôm ở lâu đài Tuylơri, nàng vừa mươi sáu Một vầng hào quang tỏa sáng quanh nàng. Người người bàng hoàng trước sắc đẹp của nàng… Bạn bè tươi cười sung sướrtg được ngắm nhìn nàng… Con sẽ xem bàn tay phải của nàng, Phơrăngxoa, giữa lòng bàn tay có vết sẹo trắng dài. Khi còn nhỏ mẹ con đã bị một tấm lưới sắt cào phải bàn tay”.
Những trang sách cuối cùng không viết cho đứa trẻ và chắc chắn cũng không viết cho nó đọc. Ở đây tình yêu không còn được che đậy dưới những dòng chữ ca ngợi nữa, mà hoàn toàn bộc lộ không dè dặt, cháy bỏng, cuồng nhiệt, chua xót, run rấy đầy khát vọng, dù lúc nào cũng rất trân trọng.
Vêrôních gập quyển sổ lại. Nàng không thể đọc tiếp được nữa. Nàng thì thầm: “Phải, phải, ta thú nhận điều đó Vạn Sự Tốt Lành ạ”.
Thì ra con chó đã làm điệu bộ từ lúc nào nàng không biết… ừ, phải rồi, mắt ta đẫm lệ, ta đang khóc. Ít có người đàn bà nào như ta. Ta đang hoàn toàn bị xúc động. Phải, ta đang cố hình dung nét mặt người đàn ông ta chưa thật quen thân ấy, người đàn ông nói yêu ta… Một vài bạn trai thời thơ ấu không ngờ tình yêu thầm kín của họ đã nảy nở trong khi ngay cả tên tuổi họ cũng chẳng để lại cho ta một dấu vết gì trong ký ức…
Nàng kéo con chó vào lòng.
Hai tấm lòng tốt phải không? Vạn Sự Tốt Lành? Cả thầy và trò đều không phải là kẻ đã gây ra cái trọng tội ghê tởm mà ta vừa tận mắt chứng kiến phải không? Dù họ có là đồng bọn với kẻ thù với chúng ta ở đây thì cũng chẳng sao bởi vì họ đã không hiểu gì về những việc họ làm phải không? Ta không tin vào bùa mê và những câu thần chú sấm ngữ, ta cũng chẳng tin những cây cỏ làm đảo lộn chân lý… thế nhưng quả thật có một cái gì đó… phải không, con chó tốt bụng của ta? Đứa trẻ đã trồng cây hoa tím ở Canve Nở Hoa, đã khắc lên bia đá dòng chữ: “Bông hoa của mẹ” không thể là kẻ gây ra tội ác! Honorin rất có lý khi nói đến một cơn điên bột phát. Khi tỉnh táo nó sẽ đến tìm ta. Cả ông Xtêphan và nó đến tìm ta. Phải thế không? Vạn Sự Tốt Lành?
Nhiều giờ êm dịu trôi qua. Vêrôních không còn đơn độc ở trên đời. Hiện tại không còn là cái gì đáng sợ nữa. Nàng đã bắt đầu thấy tin ở tương lai. Đêm hôm đó nàng đóng kín cửa phòng để giữ Vạn Sự Tốt Lành ở lại với mình. Sáng dậy nàng nói với nó:
– Nào bạn hiền. Bây giờ mày dẫn đường cho ta đi! Đi đâu hả? Đi đến chỗ người bạn không quen biết vẫn gửi thức ăn cho Xtêphan Maru ấy. Nào, đi đi!
Con chó chỉ chờ có thế. Nó lao ra ngoài bãi cỏ trải ngược lên tận chỗ bàn đá cổ ở trên cao. Đi được nửa đường nó dừng lại đợi Vêrôních. Rồi nó rẽ sang bên phải và đi theo lối mòn đến một đống đổ nát ngổn ngang ở ven đảo, sát ngay bờ vực. Con chó dừng lại. Vêrôních hỏi nó:
– Chỗ này à?
Con chó nằm ẹp xuống. Đằng trước nó, dưới chân hai phiến đá dựa vào nhau, dây trường xuân mọc um tùm phủ kín, sau bụi ngải rậm rạp có một lỗ hổng lấp ló như miệng hang thỏ. Vạn Sự Tốt Lành bò sát bụng tuồn vào lỗ hổng biến mất. Lát sau nó quay ra vừa đúng lúc Vêrôních từ Pơriơrê trở lại mang theo một con dao quắm để phát quang các bụi ngải.
Sau độ nửa giờ nàng mở được lối xuống một dãy bậc đá. Nàng vừa đi vừa dò dẫm, Vạn Sự Tốt Lành đi trước dẫn đường. Nó dẫn Vêrôních vào một đường hầm dài đục ngầm trong núi đá, thỉnh thoảng lại qua một vòm rộng có ánh sáng từ phía bên phải lọt vào. Nàng kiễng chân nhìn ra chỗ có ánh sáng và nhận thấy đứng trong các hang động này đều trông được ra biển. Cứ thế, độ mười phút sau thì bắt đầu những lối đi mới. Đường hầm hẹp dần. Các miệng hang ở đây đều hướng lên cao. Như vậy chắc là đứng dưới thấp thì không thể nhìn thấy cửa hang. Bây giờ ánh sáng rọi vào hang từ cả hai phía bên phải và bên trái.
Vêrôních đã hiểu ra con chó Vạn Sự Tốt Lành làm thế nào để liên lạc được với phần bên kia hòn đảo. Con đường hầm này nằm dưới chân cái dải hẹp của bờ vực thẳng đứng, nối liền thánh địa Pơriơrê với Xarôch. Hai bên đường hầm sóng biển đập ì ầm vào các mô đá. Đường hầm lại dốc ngược lên thành bậc thang ngay dưới mô đất của khu rừng Sên Lớn. Bên trên có một ngã ba. Vạn Sự Tốt Lành chọn đường hầm bên phải tiếp tục men theo bờ biển, ở bên trái có hai lối đi nữa, cả hai đều tối om. Hòn đảo hẳn phải bị cắt ngang, dọc như thế này vì những sự liên lạc lén lút. Vérôních cảm thấy có cái gì đè nặng lên tim. Nàng nghĩ lúc này nàng đang dấn thân vào một địa phận mà các bà xơ Ácchinha gọi là sào huyệt của kẻ thù ở trong cái phần đất nằm sâu dưới những cánh đồng hoang màu đen ấy!
Vạn Sự Tốt Lành chạy lon ton phía trước, chốc chốc lại quay đầu nhìn phía sau. Vêrôních nói nhỏ với nó:
– ừ, ừ người bạn hiền của ta, ta vẫn đi theo mày đây. Cứ tin rằng ta không sợ chút nào đâu. Ta đúng là người mà mày dẫn đường đấy. Có người bạn nào đó đã tìm thấy ở đây một nơi ẩn náu bí mật. Nhưng sao người đó không ra khỏi nơi ẩn náu của họ?… Có đúng vì người đó mày dẫn đường cho ta không?
Lối đi nhỏ nào cũng gần giống nhau, được đẽo vào trong đá vòm mái cong cong và nền đá hoa cương khô ráo. Các hang động đều rất thông khí. Vách hầm không có một dấu hiệu một nét vạch nào. Đó đây vài mũi đá lửa chìa ra nhọn hoắt.
– Đây rồi à? – Vêrôních thấy con chó dừng lại.
Đường hầm chỉ còn một đoạn ngắn phình ra như một gian phòng, ánh sáng yếu ớt tư lỗ cửa sổ lọt vào hiu hắt.
Vạn Sự Tốt Lành đang do dự. Nó đứng thẳng hai chân sau, hai chân trước chống vào vách đá vểnh tai lên nghe ngóng. Vêrôních nhận thấy chỗ con chó đứng, trên suốt chiều dài vách hầm không phải là đá hoa cương nguyên phiến mà bằng các phiến đá không đồng đều xây chồng chất lên nhau. Công trình này chẳng phải được xây dựng từ một thời đại xa xưa nào mà chắc chắn chỉ mới gần đây thôi. Người ta đã xây một bức tường đồ sộ bịt kín đường hầm. Chỗ ấy chắc phải là chỗ nối sang đầu bên kia hòn đảo. Nàng lại hỏi con chó.
– Đây rồi phải không?
Nhưng nàng bỗng im bặt. Đằng sau bức tường có tiếng như tiếng nói bị nghẹt! Nàng lại gần bức tường, chân run run. Tiếng nói nghe rõ hơn. Tiếng ai đó đang hát, giọng hát non nớt của trẻ thơ. Nàng cố lắng tai nghe lõm bõm được những câu: “… Và bà mẹ hát. Lúc ru con ngủ. Hãy nín đi con. Con mà cứ khóc. Đức Bà cũng khóc…”
Vêrôních thì thào: “Bài hát… bài hát…
Đủng bài Honorin hát ớ Bêchmây. Ở đây lại có người hát bài đó. Phải chăng có một đứa tré bị giam cầm trên đảo? Một người bạn của Phơrăngxoa? Tiếng hát vẫn lọt qua bức tường.
“Sao cho tuổi thơ Chỉ hát với cười Đức Bà hớn hở Chắp tay cầu nguyện Đức Bà Viéc Mari”
Câu hát cuối cùng chấm dứt tiếp theo là những phút im lặng kéo dài. Vạn Sự Tốt Lành có vẻ mỗi lúc một chăm chú hơn. Hình như nó biết sẽ có một việc gì đó xảy ra. Quả nhiên ở ngay chỗ nó đứng có tiếng gõ nhẹ vào vách đá một cách thận trọng. Con chó liền vẫy đuôi cuống cuồng và cất tiếng sủa khẽ trong cổ họng. Hình như con vật khôn ngoan cũng hiểu nếu gây tiếng động to thì sẽ nguy hiểm. Và chỗ tường phía trên đầu con chó bỗng có một tảng đá động đậy thụt dần vào trong, cuối cùng để lộ ra một lỗ hổng hơi rộng. Vạn Sự Tốt Lành nhảy tọt ngay vào lỗ hổng làm đủ mọi cách, đạp hai chân sau, nhoài, oằn mình, tuồn và chui tuột vào bên trong.
Tiếng đứa trẻ vọng ra:
– A! Ông Vạn Sự Tốt Lành! Thế nào ông, công việc đến đâu rồi? Tại sao hôm qua ông không đến với tôi? Bận lắm hả? Hay là đi dạo với má Honorin? Ôi, giá mà ông nói được nhỉ, ông bạn đáng thương của tôi, chắc là ông sẽ có nhiều chuyện kể với tôi lắm đấy. Bây giờ… nào… nào…
Vêrôních quỳ sát bờ tường hồi hộp đến cực độ.
Có phải tiếng nói kia là tiếng nói con trai nàng không? Có phải Phơrăngxoa đang trốn sau khi hành động tội ác trở về đấy không? Nàng cố nhìn vào nhưng tường khá dày mà lỗ hổng thì lại ở chỗ sát góc nên không thể nhìn hết được bên trong. Nhưng từng câu nói, giọng nói nghe cứ rõ mồn một.
Tiếng đứa trẻ nhắc lại:
– Thế nào, sao má Honorin không đến đây cứu tao? Sao mày không dẫn má đến? Rõ ràng chính mày đã tìm thấy tao ở đây mà?… Ông ngoại chắc lo lắm phải không? Nhưng thế mới gọi là mạo hiểm chứ?! Rốt cuộc mày chẳng bao giờ chịu thay đổi ý kiến gì cả, có đúng thế không, anh bạn thân mến? Đúng là mọi sự đều tốt lành phải không? Mọi việc đều phải mỗi ngày đều tốt hơn chứ nhỉ?
Vêrỏních không còn hiểu ra sao nữa. Lúc này trong thâm tâm nàng đã khẳng định thằng bé là Phơrăngxoa con trai nàng. Con trai nàng đang nói tựa hồ nó đã quên tất cả những gì vừa xảy ra. Có đúng là nó đã quên hết rồi không? Trí nhớ của nó không giữ lại một dấu vết nào của những việc nó làm trong cơn điên loạn hay sao? Nàng cứ khăng khăng suy nghĩ như vậy… Phải rồi, một cơn điên loạn. Phải đúng là nó điên… Honorin đoán không sai… Nó điên thật… và bây giờ nó đã tỉnh, nó đã trở về với lý trí. Ôi! Phơrăngxoa… Phơrăngxoa…!
Nàng nghe đứa trẻ nói với tất cả sự chăm chú cùng với những nỗi đau giằng xé trong lòng. Thần kinh nàng căng thẳng. Tiếng nói kia mang lại cho nàng bao nhiêu niềm vui sướng và bấy nhiêu nỗi đắng cay.
Bóng tối đang dần dần phủ xung quanh mỗi lúc càng thêm nặng nề dầy đặc hay ánh sáng ban mai đang bừng lên giừa đêm dài vô tận, trong cái đêm tôi triền miên mà nàng đã sông quằn quại suốt mười mấy năm ròng?
Tiếng đứa trẻ vẫn từ bên kia bức tường vọng sang.
-… ừ, thì chúng mình đồng ý với nhau là mọi chuyện đều tốt lành. Nhưng đây, mày cứ thử chứng minh đi! Này nhé, phần thì chẳng có tin tức gì của ông ngoại, má Honorin cũng bặt tăm mặc dầu tao đã nhờ mày nhắn tin không biết bao nhiêu lượt. Phần thì ông Xtêphan, tao lo cho ông ấy quá, chẳng biết hiện giờ ông ấy ở đâu? Người ta giam ông ấy ở chỗ nào? Liệu người ta có bỏ mặc cho ông ấy chết vì đói vì khát không? Kìa! Vạn Sự Tốt Lành, mày trả lời tao đi? Hôm kia mày mang bánh bích quy đến cho ai? Kìa! Cái gì thế này? Mày làm cái gì thế? Sao trông mày có vẻ sốt ruột thế? Muốn đi hả? Không à? Thế mày muốn gì?…
Đứa trẻ ngừng bặt. Một lát Vêrôních lại nghe tiếng nó thì thầm rất nhỏ:
– Có ai cùng đến đây với mày phải không? Bên kia bức tường có người à?
Con chó kêu ư ử. Rồi yên lặng kéo dài. Chắc Phơrăngxoa cũng đang nghe ngóng. Vêrôních hồi hộp đến nỗi tưởng chừng ở bên kia bức tưởng Phơrăngxoa có thể nghe rõ cả tiếng tim nàng đang đập thình thịch.
Tiếng thằng bé hỏi nhỏ:
– Có phải má Honorin đấy không ạ? Im lặng. Thằng bé nói tiếp:
– Đúng rồi. Má Honorin. Con chắc chắn như vậy… Con nghe thấy cả tiếng má đang thở… Kìa, sao má không trả lời con?…
Một cảm xúc bồng bột dâng lên trong lồng ngực. Một vài tia sáng lóe ra trong óc, từ lúc nghe thằng bé hỏi Xtêphan cũng bị giam như nó. Chắc chắn Xtêphan cũng là nạn nhân như Phơrăngxoa trước nanh vuốt của kẻ thù. Trong đầu Vêrôních đặt ra nhiều giả thiết lộn xộn. Nhưng nàng làm sao có thể cưỡng lại tiếng gọi kia! Con trai nàng đang hỏi…. Ôi! Con trai nàng…!
Vêrôních lắp bắp:
– Phơrăngxoa…. Phơrăngxoa…
– A! Trả lời rồi… Con biết ngay mà… Đúng má Honorin rồi…!
– Không! Phơrăngxoa…
– Ai thế?
– Một người bạn gái của bà Honorin.
– Tôi không quen bà.
– Không… nhưng ta là bạn của em.
Phơrăngxoa lưỡng lự, làm thế nào bây giờ?
– Sao má Honorin không đi cùng với bà?
Câu hỏi thật bất ngờ. Nhưng nếu những điều ta vừa phán đoán là đúng thì cũng chưa nên cho Phơrăngxoa biết ta là mẹ nó. Nghĩ như vậy nàng bèn trả lời:
– Bà Honorin vừa đi xa về lại đi ngay.
– Đi tìm tôi à?
– Đúng thế, đúng thế – Nàng đáp vội vã – Bà ấy tưởng em bị bắt mang đi khỏi Xarếch cùng với thầy giáo em…
– Thế còn ông ngoại?
– Đi rồi. Sau đó dân chúng trên đảo đi hết.
– À, à, lại vẫn chuyện những chiếc quan tài và những cây thập giá!
– Đúng. Họ cho rằng việc em bị mất tích là mở đầu những tai họa và vì sợ hãi nên họ mới bỏ ra đi.
– Thế còn bà?
– Tôi… à… tôi với bà Honorin quen nhau đã lâu. Tôi và bà ấy đi từ Pari đến Xarếch để nghỉ ngơi. Tôi không có lý do để đi khỏi đây. Tất cả những điều dị đoan không thể làm tôi sợ hãi.
Đứa trẻ thôi không nói nữa. Những câu trả lời vô lý và không đầy đủ làm nó nghi ngờ. Nó thành thực thú nhận:
– Tôi cần phải nói với bà một điều, xin bà hãy nghe tôi nói. Tôi bị nhốt trong căn hầm này đã mười ngày. Những ngày đầu tiên tôi không hề được nhìn thấy một ai, không hề được nghe tiếng người nói. Nhưng từ hôm kia đến nay sáng nào tôi cũng thấy một bàn tay phụ nữ thò vào đây thay nước uống cho tôi qua cái ô nhỏ khoét giữa cánh cửa kia. Một bàn tay phụ nữ… vâng, có lẽ thế!
– Chắc em muốn hỏi người phụ nữ đó có phải là tôi không chứ gì?
– Vâng, tôi buộc lòng phải hỏi như vậy?
– Thế em có nhớ hình dáng bàn tay ấy không?
– Ồ, nhớ chứ. Bàn tay khô và gầy, cánh tay vàng khè…
– Đây! Tay tôi đây! – Vêrôních vội vã đưa cánh tay qua lỗ hổng, chỗ lúc nãy Vạn Sự Tốt Lành vừa chui qua. Nàng vén tay áo và thò cả cánh tay vào một cách dễ dàng. Phơrăngxoa nói ngay:
– Ô! Không phải bàn tay này! – Và nói thêm rất khẽ – Bàn tay này đẹp hơn!
Vêrôních cảm thấy thằng bé nắm tay mình một cách vồ vập rồi đột nhiên nó kêu lên:
– Ôi! Có thể như thế được ư? Có thể như thế được ư?
Nó lật bàn tay, cuống cuồng vạch các ngón tay, dường như để nhìn cho rõ mu bàn tay và nó thì thào:
– Vết sẹo… bàn tay ấy đấy ư?… trắng muốt!…
Vêrôních bối rối đến cực độ. Nàng nhớ lại những dòng nhật ký của Xtêphan Maru, nhớ lại những chi tiết anh mô tả và nghĩ rằng Phơrăngxoa đã được đọc những dòng ghi chép ấy nên nó mới chú ý tìm vết sẹo ở bàn tay nàng…
Nàng cảm thấy đôi môi của đứa trẻ áp lên bàn tay mình, mới đầu nhẹ nhàng, sau đột nhiên say sưa nồng nhiệt và những giọt nước mắt nhỏ lên nóng hổi… Nàng nghe tiếng đứa trẻ nức nở.
Ôi! Mẹ… mẹ yêu quý… mẹ yêu quý của con…

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.