Jean Valjean

CHƯƠNG IX: NỖI ĐAU KHÔN XIẾT



Vả lại ông sắp đi du lịch một chuyến ngắn ngày. Hẳn bà còn nhớ rằng ông Jean có thói quen là thỉnh thoảng lại đi chơi một chuyến.
Mong mọi người đừng lo. Mong mọi người đừng nghĩ gì đến ông.
Khi bước vào nhà ông Jean, Nicolette đã nhắc lại với ông đúng những lời của bà chủ mình.
Rằng bà sai đến để xem “tại sao hôm trước ông Jean không đến?”.
– Đã hai hôm nay, tôi không đến. – Jean Valjean nói một cách nhẹ nhàng.
Nhưng Nicolette đã để lời nhận xét đó trượt mất và không kể lại gì với Cosette.
Trong những tháng cuối mùa xuân và đầu mùa hè năm 1833, những khách qua đường thưa thớt của khu Marais, những người buôn bán ở các cửa hàng, những kẻ nhàn rỗi đứng trên ngưỡng cửa, thường thấy một ông già mặc đồ.đen sạch sẽ, hàng ngày, vào cùng một giờ, lúc chập tối, ra khỏi phố Homme-Armé, đi về phía phố Sainte-Croix-de-la-Bretonnerie, qua trước nhà thờ Blancs-Manteaux, đến phố Culture-Sainte- Catherine và, khi tới phố écharpe, thì rẽ sang tay trái, và đi vào phố Sanit-Louis.
ở đây, ông chậm bước, đầu nhô vè phía trước, dường như không trông thấy gì, không nghe thấy gì, mắt nhìn bất di bất dịch vào một điểm, một điểm không thay đổi và hình như đối với ông, nó giống như một ngôi sao, đó chính là góc phố Filles-du-Calvaire. ông càng đến gần góc phố ấy, mắt ông càng sáng lên; hai con ngươi ông được một niềm vui nào đó làm cho sáng rực như có tia lửa bên trong, ông có vẻ như mê đi và mủi lòng, đôi môi ông làm những động tác khó hiểu, như thể ông đang nói với ai đó mà ông không trông thấy, ông hơi mỉm cười và tiến bước hết sức chậm. Hình như ông vừa mong tới nơi, vừa sợ cái lúc gần tới nơi. Khi chỉ còn vài ngôi nhà giữa ông và cái phố có vẻ lôi kéo ông đó, bước chân ông chậm hẳn lại, đến mức mà, đôi lúc, người ta tưởng ông không đi nữa. Đầu ông chao đảo và mắt ông nhìn trân trân làm người ta nghĩ đến cái kim đang tìm địa cực. Dù kéo dài đến đâu thời gian đi tới, thì cũng phải tới nơi; ông đã tới phố Filles-du-Calvaire, thế là ông dừng lại, ông run lên, ông đưa đầu ra khỏi góc ngôi nhà cuối cùng, một cách rụt rè, ảm đạm, và ông nhìn vào trong phố đó, và trong cái nhìn bi thảm đó có một cái gì giống sự choáng váng của cái không thể có và phản xạ của một thiên đường đóng kín. Rồi một giọt nước mắt dần dần tụ lại ở khóe mi, đã khá to, rớt xuống, trượt trên má ông và đôi khi dừng lại ở miệng ông. ông già cảm nhận thấy vị đắng của nó. ông đứng ỳ ra như thế mấy phút, chẳng khác gì một người bằng đá, rồi ông quay trở lại, cũng vẫn con đường ấy và bước chân ấy, và càng xa thì ánh mắt càng lịm tắt.
Dần dần, ông già ấy không đi đến tận góc phố Filles-du-Calvaire nữa, ông dừng lại ở nửa đường, trong phố Saint-Louis; khi thì xa hơn một chút, khi thì gần hơn một chút. Một hôm, ông ở lại góc phố Culture-Sainte-Catherine và nhìn phố Filles-du-Calvaire từ xa. Rồi ông lặng lẽ lắc lắc cái đầu từ phải sang trái, như thể từ chối cái gì đó, rồi quay về.
Chẳng bao lâu, ông cũng không đến được tận phố Saint-Louis nữa. ông đi tới phố Pavée,.bóp trán, rồi quay về; rồi ông không đi tới bên kia phố Trois-Pavillons nữa; cuối cùng ông không đi quá nhà thờ Blancs-Manteaux nữa. Có thể nói ông như một cái đồng hồ mà người ta không lên giây nữa, và những dao động ngắn lại, đợi đến lúc dừng hẳn.
Hàng ngày, ông vẫn ra khỏi nhà vào cùng giờ ấy, vẫn đi chặng đường ấy, nhưng không đi hết nữa, và không ngừng rút ngắn chặng đường lại, tuy, có lẽ ông không có ý thức gì về việc đó.
Vẻ mặt ông toát lên một ý nghĩ duy nhất: Nào có ích gì? Cái nhìn đã tắt; không còn tỏa sáng, nước mắt cũng đã cạn, nó không còn tụ lại ở khóe mi nữa, con mắt đăm chiêu đó đã khô kiệt.
Cái đầu ông già vẫn luôn nhô về phía trước; cái cằm đôi lúc ngọ nguậy; những nếp nhăn ở cái cổ ngẳng làm người ta thấy thương. Đôi khi, gặp thời tiết xấu, ông cắp một cái ô, nhưng không mở ra. Các bà đứng tuổi trong khu bảo: Đó là một người ngây thơ. Bọn trẻ con thì vừa đi theo ông vừa cười.
Một hôm, Jean Valjean đi xuống cầu thang, bước ba bước ra phố, ngồi lên một cột mốc; ông ở đấy vài phút rồi lại đi lên. Đó là dao động cuối cùng của cái đồng hồ. Hôm sau, ông không ra khỏi nhà. Đến hôm sau nữa, ông không ra khỏi giường.
Bà canh cửa, người dọn cho ông bữa ăn đạm bạc, vài lá bắp cải, hoặc vài củ khoai tây với một ít mỡ lá, nhìn vào cái đĩa bằng đất màu nâu và kêu lên:
– Này, hôm qua, ông chưa ăn, ông già thương mến!
– Có rồi đấy. – Jean Valjean trả lời.
– Đĩa vẫn còn đầy.
– Bà nhìn bình nước xem. Rỗng không.
– Điều đó chỉ chứng tỏ ông đã uống, chứ không chứng tỏ ông đã ăn.
– Thế nhưng, – Jean Valjean nói. – nếu tôi chỉ đói nước thì sao.
– Như thế gọi là khát, và khi cùng lúc, người ta không ăn, thì gọi là sốt.
– Đến mai tôi sẽ ăn.
– Hay là chẳng biết đến bao giờ. Tại sao không hôm nay? Ai lại nói: Đến mai tôi sẽ ăn!
Cứ để lại đĩa thức ăn của tôi còn nguyên, không hề đụng đến!
Jean Valjean cầm tay bà lão:.- Tôi xin hứa với bà là tôi sẽ ăn. – ông nói với giọng nhân từ của mình.
– Tôi không bằng lòng ông đâu. – Bà canh cửa trả lời.
Jean Valjean không nhìn thấy người nào khác ngoài bà lão này. ở Paris, có những phố không ai đi qua, và những căn nhà không ai đi đến.
Ông hiện đang ở trong một phố như thế và trong một căn nhà như thế.
Vào hồi ông còn ra ngoài, ông đã mua của một người bán sanh chảo, một cây thánh giá nhỏ bằng đồng, giá có vài xu, và đã treo nó vào một cái đinh, trước giường ông. Cái giá chữ thập đó bao giờ cũng dễ trông.
Đã được một tuần, Jean Valjean không đi một bước trong phòng mình. Lúc nào ông cũng nằm. Bà canh cửa nói với chồng:
– ông cụ trên gác không dậy nữa, không ăn nữa, chắc chẳng còn sống được bao lâu. ông luôn buồn phiền. Không ai cấm được tôi nghĩ rằng việc gả chồng cho cô con gái không được hay ho lắm.
Ông canh cửa đáp lại bằng một giọng gia trưởng:
– Nếu giàu, ông cụ phải có một thầy thuốc.
Nếu không có thầy thuốc, ông cụ sẽ chết.
– Thế nếu ông cụ có một thầy thuốc?
– Thì vẫn cứ chết. – ông canh cửa nói.
Bằng một con dao cũ, bà canh cửa bắt đầu cào cỏ mọc trong cái chỗ bà gọi là nền đá lát, và vừa nhổ cỏ, bà vừa làu bàu:
– Thật đáng tiếc. Một ông già sạch sẽ đến thế! ông trắng như một con gà giò.
Bà nhìn thấy, ở đầu phố, một ông thầy thuốc trong khu đang đi qua. Bà cảm thấy có trách nhiệm mời ông lên gác.
– ở tầng ba ấy. – Bà nói với ông thầy thuốc.
– ông chỉ việc bước vào. Vì ông cụ không thể ra khỏi giường nữa, nên chìa khóa lúc nào cũng ở cửa.
Ông thầy thuốc nhìn thấy Jean Valjean và nói chuyện với ông:
Khi ông trở xuống, bà canh cửa gọi, hỏi ông:
– Thế nào, bác sĩ?
– Người bệnh của bà ốm lắm.
– ông cụ làm sao?
– Bị đủ thứ và chẳng bị gì cả. Nhìn bên ngoài, thì đây là một người đã mất đi một người thân yêu. Người ta chết vì thế.
– ông cụ đã nói gì với ông?.- ông bảo tôi là ông khỏe.
– ông sẽ trở lại, phải không, bác sĩ?
– Phải. – Thầy thuốc trả lời. – Nhưng có lẽ cần phải có một người khác nữa trở lại.
Một tối, Jean Valjean tỳ vào khuỷu tay, nhổm dậy một cách khó nhọc. ông cầm bàn tay mình và không tìm thấy mạch. Hơi thở ngắn và nhiều lúc dừng lại, ông nhận thấy là mình chưa bao giờ bị yếu đến thế. Thế là, chắc hẳn dưới sức ép của một mối lo lắng cực độ, ông cố gắng ngồi dậy và mặc quần áo. ông mặc bộ quần áo thợ cũ. ông phải dừng lại nhiều lần trong khi mặc quần áo, chỉ mỗi việc xỏ hai ống tay áo vét cũng làm mồ hôi vã ra trên trán ông.
Từ khi sống một mình, ông đã kê giường ra phòng đợi, để chỉ phải ở một diện tích ít nhất trong căn hộ hoang vắng này.
Ông mở va ly và lôi đống quần áo của Cosette ra.
Ông bày nó lên giường.
Những chân đèn nến của giám mục vẫn ở chỗ cũ trên lò sưởi. ông lấy trong ngăn kéo ra hai cây nến bằng sáp và đặt chúng vào những chân đèn nến. Rồi, mặc dù trời còn sáng chưng, vì đang là mùa hè, ông cũng châm nến. Đôi khi, người ta thấy những ngọn đèn được thắp lên giữa ban ngày như vậy, trong những căn buồng có người chết.
Mỗi bước ông đi từ đồ vật nọ đến đồ vật kia lại làm ông mệt lử, và buộc ông phải ngồi xuống.
Ông buông mình xuống một chiếc ghế tựa đặt trước tấm gương, và ông không nhận ra mình nữa. ông đang ở tuổi tám mươi, trước ngày cưới của Marius, người ta cho là ông chỉ đến năm mươi tuổi; thế mà năm nay đã được tính thêm là ba mươi nữa. Cái có trên vầng trán, không còn là nếp nhăn của tuổi tác, đó là dấu hiệu bí hiểm của cái chết. Người ta cảm thấy ở đó sự đào xới tàn nhẫn của móng vuốt thần chết.
Đêm đã đến. ông hỳ hục kéo một cái bàn và cái ghế bành cũ lại gần lò sưởi, và đặt lên đó một cái bút, mực và giấy.
Làm ông, thì ông bị ngất. Khi tỉnh dậy, ông thấy khát. Không nhấc được bình nước lên, ông nghiêng nó vào mồm mình, một cách khó nhọc, và uống một ngụm.
Rồi ông quay về giường ngồi, vì ông không thể đứng được, ông nhìn cái áo dài nhỏ màu đen và tất cả những vật thân yêu kia..ạng cứ ngắm nhìn như thế trong nhiều giờ, nhưng đối với ông chỉ như trong vài phút. Bỗng ông rùng mình cảm thấy lạnh. ông tỳ khuỷu tay lên bàn, dưới ánh sáng những cây đèn của giám mục, và cầm bút.
Vì cả bút lẫn mực không được dùng từ lâu, nên đầu ngòi bút bị vênh, mực thì bị khô, ông phải đứng dậy và cho vài giọt nước vào mực.
Những việc đó ông không thể làm, mà không dừng lại, ngồi xuống hai, ba lần; và ông buộc phải viết bằng sống bút. Thỉnh thoảng ông lại lau trán.
Tay ông run run. ông viết chậm chạp mấy dòng sau đây:
“Cosette, cha cầu phúc cho con. Cha sẽ cắt nghĩa cho con hiểu. Chồng con đã làm đúng khi cho cha biết là cha phải ra đi. Tuy có chút ít sai lầm trong điều anh ấy đã nghĩ, nhưng anh đã làm đúng. Marius là một người tuyệt vời. Con hãy yêu anh ấy mãi mãi khi cha chết đi. Thưa ông Pontmercy, xin ông hãy yêu mãi mãi đứa con gái yêu dấu của tôi. Cosette, người ta sẽ tìm thấy tờ giấy này, đây là điều cha muốn nói với con, con sẽ thấy những con số, nếu cha đủ sức nhớ lại chúng, con hãy nghe cho rõ, tiền đó đúng là của con…” Đến đây, ông dừng lại, cái bút rời khỏi những ngón tay ông và bật ra một tiếng nức nở tuyệt vọng mà nó đã nhiều lúc dâng lên từ nơi sâu thẳm trong con người ông. Người đàn ông tội nghiệp ôm lấy đầu mình trong hai bàn tay, và suy nghĩ:
– Ôi! – ông kêu lên trong lòng mình (những tiếng kêu thảm thiết, chỉ có Chúa nghe thấy). -Thế là hết. Ta sẽ không gặp nó nữa. Đó là một nụ cười đã lướt qua cuộc đời ta. Ta sắp đi vào trong đêm tối, mà cũng chẳng gặp lại nó. ồ! Một phút, một lúc, được nghe giọng nói của nó, sờ vào áo nó, ngắm nhìn nó, nó, thiên thần! Và rồi chết! Chết chẳng là gì cả, điều đáng sợ là chết mà không được gặp nó. Nó có thể cười với ta, nó có thể nói với ta một lời. Liệu điều đó có làm hại ai không? Không, thế là hết, mãi mãi.
Thế là chỉ có mình ta. Trời ơi! Trời ơi! Ta sẽ không gặp nó nữa.
Đúng lúc đó, có tiếng gõ cửa nhà ông.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.