Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

2. Để đối phương thay đổi thái độ



Khi thẩm vấn một tên tội phạm cứ đây đẩy chối tội của mình, cảnh sát hình sự có khi đập mạnh bàn ghế, hoặc dùng chân đá đổ ghế ngồi của tên tội phạm. Phạm nhân ngoan cố nhất thời ngẩn người ra, trong lúc hoảng sợ liền thú nhận tội một cách mất tự chủ.

Trong các phim của Mỹ, một số nhóm bạo lực muốn khoa trương mình, hễ gặp mục tiêu là liền nghĩ cách gây rối. Đầu tiên là gay gắt với chủ quán nào đó, hễ đối phương không lý gì đến thì ném bình rượu xuống sàn, đập chén một cách thô bạo, làm rối tung mọi thứ trong quán.

Trong sự việc như vậy, một bên không trực tiếp gây thương tích cho đối phương, mà làm cho đối phương có cảm giác bị khủng bố, buộc anh ta nghĩ tới tiếp sau đó sẽ là cái gì. Ngay cả hành vi bạo lực gián tiếp cũng làm cho anh ta tỉnh ngộ ra rằng nếu cứ giữ thái độ cũ sẽ càng nguy hiểm, từ đó xuất hiện cảm giác bất an trong anh ta.

Tuy trong lòng thì chúng ta coi khinh những hành động thô bạo kiểu như vậy, song trong thực tế nếu để ý quan sát ta thấy nhiều trường hợp khuyên bảo hay dùng lý đều không có tác dụng thì hành động “kiểu đồ tể” này thường hay làm cho cục diện chuyển ngược trở lại.

Đương nhiên, người bình thường không thể có nhiều hành động bạo lực như vậy được. Song đối với một vài trường hợp nếu sử dụng một vài hành vi quá khích thì rất có hiệu quả. Chẳng hạn ta đã từng thấy trên phim, khi nhân vật đàm phán vướng mắc liền nhấc điện thoại trách mắng cấp dưới, để đối phương thấy ông ta đang rất cáu giận. Việc làm này tuy không đụng chạm trực tiếp tới những vật xung quanh đối phương, nhưng đã cho đối phương thấy rõ cơn cáu giận đã đạt tới đỉnh điểm, không thể nhẫn chịu hơn nữa. Sau khi đối phương thấy uy phong của ông ta đối với người thứ ba, không khỏi nghĩ tới rằng người tiếp theo sẽ là anh ta, chi bằng quyết định nhanh chóng, trong khoảnh khắc do dự liền dễ thay đổi thái độ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.