Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương
4. Để đối thủ tài năng cũng phải nghi ngờ khả năng của bản thân
Đôi khi tôi thích chơi mạt chược với bạn bè. Trò chơi mạt chược này rất hay. Thông qua chơi mạt chược có thể đoán được bản tính của một người nào đó mà khó có thể hiểu rõ qua hành động việc làm thường ngày. Ai cũng để ý thấy, người chơi mạt chược nào hễ thua là thua một hồi. Anh ta hết sức bảo thủ với “vai” này, một mực tranh giành đạt được “đỉnh cao” của “vai” đó, từ đó đã thua lại càng thua, không thể nào vực lại được.
Hiện tượng này trong tâm lý học gọi là “Hiện tượng thoái hóa”. Nếu không thỏa mãn được ý muốn của mình là bị dày vò, bứt rứt, tỏ ra có khuynh hướng cố chấp giống như trẻ con, cố làm tiếp. Kết quả là tình trạng ngày càng xấu đi, cho tới khi chẳng còn gì. Một ví dụ khác càng cho ta kết quả rõ hơn. Đầu tiên ta cho bọn trẻ một số đầu đề toán đòi hỏi phải vận dụng trí óc nhưng còn tương đối dễ; sau đó cho chúng làm một số đầu đề khó hơn một chút, đồng thời đánh vào tâm lý chúng “Không làm được hả?”, tìm cách hạ thấp chúng.
Sau đó lại cho chúng đầu đề kiểm tra như dạng ban đầu, kết quả thể hiện, cùng một đầu đề dễ giống nhau, thành tích chung lần này rõ ràng giảm sút đi nhiều. Điều này đủ chứng minh rằng, khi người ta ở vào trạng thái tâm lý bất an, thì sẽ nảy sinh hiện tượng thoái hóa năng lực nhất thời. Ở nhiều công ty lớn có không ít nhân viên quản lý lợi dụng khiếm khuyết tâm lý vốn có này của con người để hạ thấp người khác, xác định vị trí nổi trội của bản thân. Đối với những cấp dưới có khả năng thay chân mình, đối với những thuộc hạ ngấm ngầm uy hiếp địa vị của mình, họ thường luôn phân cho thuộc hạ những công tác nhàm chán không thể phát huy năng lực của mình. Còn cấp dưới được nhận “vinh hạnh” này khởi đầu còn nghe tại sao lại giao cho mình làm việc này, vừa làm vừa chán nản. Sau một thời gian con người ban đầu tài năng xuất chúng ấy cũng xuất hiện “hiện tượng thoái hóa”, năng lực của anh ta thực tế đã giảm dần.
Từ trước tới nay có rất nhiều người có tài song cuối cùng cũng chẳng thấy được giao chức vụ quản lý gì. Họ đều là những vật hy sinh đáng thương của những kẻ giảo quyệt sau khi đã sử dụng chiến thuật tâm lý một cách khôn khéo. Tất nhiên, với sự quản lý của loại người này, sức sống của một tập thể hay một đơn vị càng khô kiệt.
Ngược lại, những người có tài đặc biệt có thể trở thành người đứng đầu một nơi, phát huy tài năng lãnh đạo của bản thân; khởi đầu thường nhẫn chịu các công việc xem ra có vẻ tầm thường với một tính cách cương cường mà quyết không để tài năng mai một, thoái hóa.
Tâm lý con người có đặc tính như thế này: Đứng trước công việc hơi cao hơn khả năng của mình và công việc có khả thành công là 50%, họ dễ có chí phấn đấu. Còn với những thủ đoạn muốn biến con người có tài thành người bình thường, chỉ cần không giao cho họ loại công việc ấy.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.