Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương
7. Che giấu nội tâm
Một vị cảnh sát. hình sự phá án như thần nói: “Khi anh ta phá án, nếu phát hiện kẻ nghi vấn toàn nói những chuyện vặt vãnh đâu đâu, chẳng liên quan gì tới sự việc xảy ra cả hơn nữa còn nói rất nhanh, anh ta liền đoán được gã này có đến tám phần là “thủ phạm đích thực” kia.
Những người đàn ông ra ngoài trăng hoa thì chắc chắn hôm có việc vui đó sau khi về nhà thể nào cũng nói rất ngọt với vợ, thân mật hơn hẳn ngày thường, có người thì lại nói toàn chuyện vô bổ.
Những người am hiểu tâm lý học ở trình độ cao thường phát hiện thấy độ nhanh chậm trong lời nói của con người là một tín hiệu tượng trưng quan trọng. Khi trong lòng bạn đầy lo âu hoặc áy náy, thường vô tình tăng tốc độ nói lên, hơn nữa còn rất giỏi lý luận. Đây là một loại
hiện tượng tâm lý tự nhiên của con người, làm như vậy thì có thể làm tiêu tan nỗi lo sợ và bất an của bản thân một cách vô ý thức. Cũng có nghĩa là, bằng việc đưa ra nhiều chủ đề nói chuyện không có liên quan gì tới nỗi lo sợ và bất an để phân tán sự chú ý của đối phương, cố gắng để đối phương không phát hiện ra là mình đang dao động nội tâm. Tất nhiên, điều buồn cười là, càng cố che giấu thì càng để làm cho người khác phát hiện ra, cảm thấy hoài nghi với bạn, đồng thời theo sát không rời. Những việc như vậy thấy rất nhiều quanh chúng ta.
Có một nhà chính trị có thể nói là một điển hình về việc am hiểu loại tâm lý này và lợi dụng
rất khéo. Cái giọng “à… tìm” mà ông phát minh đã từng có tác dụng tuyệt diệu trong việc che
đậy nội tâm của mình, không cho đối phương có cớ để truy vấn ông ta thường không nhanh
không chậm, khi nói thường trùng lặp âm tiết “à … ừm”, do áp dụng cực kỳ khéo, trong chốc lát
đã nắm được chủ động, thay đổi được chủ đề nói chuyện ban đầu. Những người bên cạnh
không thể nhìn ra sự dao động nội tâm của ông qua thái độ và ngữ khí mềm ‘mỏng. Dùng
“à…ừm” sẽ làm cho cục điện tranh chấp được giảm đi, thời gian cũng bị kéo dài ra, cuộc tranh
luận cũng không còn thấy kịch liệt nữa.
Song khi nói chuyện vôi những người tương đối thân, nhà chính trị này không có giọng “à… ừm” chút nào, ông nói khá lưu loát. Có lẽ ông đã am hiểu sự mù quáng về tâm lý của con người mới tìm ra cái mẹo “à…ừm” này? Nói chầm chậm, kéo dài một chút, càng có nhiều thời gian suy nghĩ và chỉ lợi chứ không có hại.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.