Luật Trí Não
QUY LUẬT #3 THIẾT LẬP HỆ THỐNG THẦN KINH KẾT NỐI
Mỗi bộ não được kết nối khác nhau
Bạn có nghĩ những thất bại của Michael Jordan đang là một tình huống gây tranh cãi không?
Năm 1994, một trong số những cầu thủ bóng rổ xuất sắc nhất thế giới – vận động viên vĩ đại nhất thế kỷ XX theo kênh truyền hình ESPN27 của Mỹ bình chọn – đã quyết định từ bỏ sự nghiệp bóng rổ và chuyển sang chơi bóng chày. Jordan đã thất bại thảm hại, chỉ đánh trúng 202 quả trong mùa giải duy nhất của mình, số điểm thấp nhất so với bất kỳ cầu thủ bình thường nào trong mùa giải năm đó. Đồng thời anh còn phạm phải 11 lỗi ở khu vực ngoài, cũng là một “thành tích” tệ nhất của giải. Thành tích của Jordan cũng rất kém, thậm chí anh không đủ tiêu chuẩn gia nhập một đội xếp hạng AAA. Mặc dù dường như thật phi lý khi một người có đủ năng lực thể chất lại thất bại trong bất cứ hoạt động thể thao nào anh ta tham gia, song sự thật Jordan đã không thể tham dự một giải nhỏ là một minh chứng rõ ràng cho bạn.
Thất bại của anh càng trở nên đáng xấu hổ khi một huyền thoại thể thao khác, Ken Griffrey Jr., đã tỏa sáng trên sân bóng chày trong cùng năm đó. Griffrey thể hiện xuất sắc mọi kỹ năng mà Jordan dường như thiếu hụt, và lại thể hiện điều đó trong các giải bóng chày nhà nghề. Griffrey sau đó đã chơi cho đội Marriners Seattle đầy nhiệt huyết, duy trì được thành tích xuất sắc của mình trong suốt một thập kỷ, đập được 300 quả bảy năm và cùng lúc ghi được 422 lần home-run28.
Anh đứng thứ sáu trong danh sách những người ghi được home run của mọi thời đại.
Giống như Jordan, Griffey Jr. đã chơi ở khu vực ngoài. Tuy nhiên, khác với Jordan, anh nổi tiếng với những cú bắt ngoạn mục cứ như thể anh đang trôi trên không trung. Trôi trên không trung ư? Đó không phải chính là điều Jordan mong đạt được sao? Nhưng bầu không khí long trọng của sân bóng chày đã từ chối hỗ trợ Jordan và cuối cùng anh đã quay lại với lĩnh vực mà bộ não và các cơ bắp của anh vượt trội hơn bất kỳ ai khác, tạo nên một huyền thoại tiếp nối sự nghiệp bóng rổ tuyệt vời trước kia.
Điều gì xảy ra trong cơ thể của hai vận động viên này? Điều gì trong khả năng trao đổi thông tin giữa não với các cơ bắp và xương của họ đã khiến cho tài năng của họ chuyên biệt đến vậy? Điều này có liên quan đến cách thức thiết lập của não họ. Để hiểu được ý nghĩa của việc thiết lập này, chúng ta hãy quan sát những diễn biến xảy ra trong não khi học tập và cùng bàn luận về vai trò to lớn của trải nghiệm trong quá trình phát triển của não – bao gồm việc làm thế nào mà các cặp song sinh có những trải nghiệm giống nhau nhưng không nổi bật lên với hai bộ não giống hệt nhau – và khám phá ra rằng mỗi chúng ta đều có nơ-ron Jennifer Aniston29. Tôi hoàn toàn nghiêm túc trong chuyện này.
Trứng rán và trái mâm xôi
Từ khi còn đi học, bạn đã biết rằng các cơ thể sống được hình thành từ các tế bào, và nhìn chung điều đó là đúng đắn. Hầu như mọi điều mà các sinh vật phức tạp có thể làm được đều liên quan tới tế bào. Có thể bạn muốn bày tỏ lòng biết ơn với đóng góp to lớn đó cho sự tồn tại của bạn. Tuy nhiên, các tế bào của bạn cũng chỉ thờ ơ với sự biết ơn đó bằng cách khẳng định chắc chắn rằng bạn không thể kiểm soát được chúng. Nhìn chung, chúng hò reo và hoạt động mạnh mẽ phía sau hậu trường, sẵn sàng kiểm soát hầu như tất cả những trải nghiệm của chúng ta, mà phần lớn các trải nghiệm này nằm ngoài nhận thức của bạn. Một số tế bào khiêm tốn hơn, chúng nhận ra chức năng hoạt động thông thường của mình chỉ sau khi không thể thực hiện chức năng đó được nữa. Ví dụ như, một số tế bào da của bạn (nặng khoảng 9 pound) thực sự bị chết.
Điều này cho phép các tế bào còn lại hỗ trợ cuộc sống thường nhật của bạn thoát khỏi gió, mưa, phomát và khoai tây rán tràn ngập trong một trận bóng rổ. Nói một cách chính xác, hầu như mọi cen-ti-mét vuông trên bề mặt ngoài cơ thể bạn đều có tế bào chết.
Hiểu về các cấu trúc sinh học của những tế bào sống là điều tương đối dễ dàng. Hầu hết chúng trông như những quả trứng rán. Chúng ta gọi phần lòng trắng trứng là tế bào chất, phần lòng đỏ ở giữa là nhân. Nhân chứa phân tử chính và là những bằng chứng kết án tội phạm, là vị thần hộ mệnh mới được đặt tên thánh là DNA. DNA chứa gen, những mảnh nhỏ bé của các chỉ dẫn sinh học, hướng dẫn mọi thứ, từ cách làm thế nào để cao thêm, hay đối phó với căng thẳng ra sao. Có rất nhiều vật chất di truyền nằm bên trong lòng đỏ (nhân) đó.
Gần 6 feet (182,88 cm) vật chất được nhồi nhét trong một khoảng chỉ bằng vài micrômét30. Một micrômét bằng 1/25.000 của một inch, điều đó có nghĩa là đặt DNA vào trong các nhân giống như nhồi 30 dặm dây câu cá (khoảng 48 km) vào một quả mâm xôi. Vì vậy, phân tử là một nơi quá chật hẹp.
Một trong những khám phá gây bất ngờ trong những năm gần đây, đó là tìm ra DNA, hay deoxyribo Nucleic acid31. Chúng không bị tùy tiện ấn vào các nhân như người ta nhồi bông vào chú gấu Teddy mà DNA được cuộn theo kiểu gấp nếp vào trong nhân một cách phức tạp và có một chút điều chỉnh. Nguyên nhân phân tử gấp nếp là do: có sự lựa chọn quá trình phát triển của tế bào. Gấp DNA theo cách này, tế bào sẽ trở thành một thành viên đóng góp cho gan của bạn. Gấp DNA theo cách khác, tế bào sẽ trở thành một phần trong dòng máu bạn. Gấp nó theo cách thứ ba, bạn sẽ có một tế bào thần kinh – và khả năng đọc được những dòng chữ này.
Vậy một trong số các tế bào thần kinh đó trông giống thứ gì? Hãy cầm một quả trứng rán và lấy chân dẫm nát thành từng mảnh, rồi rải khắp nền. Kết quả của đống lộn xộn này giống như một ngôi sao nhiều cánh. Bây giờ, bạn hãy cầm lấy một đỉnh của ngôi sao đó và kéo căng ra. Kéo căng thêm nữa. Lúc này, bạn dùng ngón tay cái ép chặt phần cuối của đỉnh mà bạn vừa kéo căng. Việc này tạo nên một phiên bản nhỏ hơn của hình ngồi sao nhiều cạnh đó. Hai mảnh ngôi sao bị chia ra bằng một vạch nhỏ, dài. Đó là một dây thần kinh điển hình. Tế bào thần kinh có nhiều kích cỡ và hình dạng, song phần lớn đều có một cơ cấu cơ bản như vậy. Những mảnh bắn ra của quả trứng rán bị dẫm nát được gọi là thân tế bào sinh dưỡng của thần kinh. Nhiều cánh trên hình ngôi sao thu được gọi là các sợi nhánh. Phần mà bạn kéo ra được gọi là sợi trục, và phần nhỏ hơn, ngôi sao do ngón tay cái tạo nên ở đoạn cuối xa hơn của sợi trục thần kinh được gọi là điểm mút của sợi trục thần kinh.
Những tế bào này giúp hòa giải tư duy phức tạp của con người. Muốn hiểu cách thức hòa giải ra sao, chúng ta hãy làm một cuộc hành trình vào thế giới Lilliputian (nhỏ xíu) của thần kinh. Và tôi muốn mượn một bộ phim tôi đã xem hồi còn nhỏ để minh họa cho điều này. Bộ phim có nhan đề Fantastic Voyage (Chuyến du hành giả tưởng), kịch bản của Harry Kleiner, được nhà viết truyện khoa học giả tưởng, huyền thoại Issac Asimov chuyển thể thành tiểu thuyết. Sử dụng một giả thuyết có thể miêu tả chính xác nhất là: “Honey, I Shrunk the Submarine” (Rất nhẹ nhàng, tôi thu nhỏ chiếc tàu ngầm). Bộ phim nói về một nhóm nghiên cứu thám hiểm những hoạt động bên trong cơ thể con người – trong một chiếc tàu ngầm được thu lại thành siêu nhỏ. Chúng ta sẽ ngồi vào chiếc tàu ngầm đó để khám phá toàn bộ thế giới bên trong một tế bào thần kinh điển hình và thế giới chất lỏng, nơi chiếc tàu ngầm đó neo đậu. Hải cảng đầu tiên chúng ta ghé thăm là nơ-ron, cư ngụ trong bộ phận não cá ngựa.
Khi đến vùng nơ-ron trong não cá ngựa, dường như chúng ta đang đổ bộ vào một cánh rừng cổ, ngập nước. Không hiểu vì lý do gì mà nó đã nhiễm điện. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải thận trọng hơn. Khắp nơi, hàng đống hỗn độn các cành cây to, nhỏ và những thân cây cổ thụ cùng các đồ vật khác bị nhấn chìm trong nước. Khắp nơi, ánh sáng của dòng điện chạy tới, chạy lui dọc các thân cây đó. Đôi khi có những đám khói lớn các hóa chất nhỏ phun lên từ gốc các thân cây đó, sau khi dòng điện chạy qua chúng.
Đó không phải là cây. Chúng là các nơ-ron với một số đặc điểm cấu trúc khác biệt kỳ lạ. Ví dụ, lại gần một trong số các nơ-ron đó, chúng ta thấy cảm giác khi sờ vào “vỏ cây” giống một cách đáng kinh ngạc như đang chạm vào dầu.
Bởi vì đó chính là dầu.
Trong phần thơm ngát của cơ thể người, bên ngoài các nơ-ron, lớp phospholipid32 kép là chất quánh có trong dầu thực vật Mazola. Đó là kết cấu bên trong tạo nên hình dạng của nơ-ron, giống như bộ xương hình thành vóc dáng con người. Khi chúng ta đi sâu vào bên trong tế bào, một trong những thứ đầu tiên chúng ta sẽ nhìn thấy, đó là “bộ xương” này.
Nào, chúng ta hãy cùng vào.
Ngay lập tức, tại nơi đó, chúng ta gặp một số lượng kẻ thù đông đến mức không thể chịu nổi. Chúng ta phải vượt qua một giàn các chất tạo thành bông protein tua tủa như san hô: bộ khung thần kinh. Mặc dù các chất tạo thành bông protein này làm cho nơ-ron có hình dáng không gian ba chiều, nhưng vẫn có rất nhiều phần bộ khung đang chuyển động không ngừng – có nghĩa là chúng ta phải thực hiện rất nhiều động tác di chuyển lắt léo. Tuy nhiên, hàng triệu phân tử vẫn lao vào chống lại con tàu của chúng ta, và cứ vài giây, chúng ta lại giật nảy người lên vì dòng điện phóng ra. Chúng ta không muốn ở đây thêm nữa.
Đường bơi
Chúng ta vừa thoát ra khỏi đoạn cuối của nơ-ron. Bây giờ, chúng ta dường như đang trôi tự do trong một hẻm núi đầy nước, yên tĩnh, mênh mông, thay vì phải vượt qua mớ protein sắc nhọn đầy nguy hiểm, ở xa xa phía trước, chúng ta có thể trông thấy bóng lờ mờ của một nơ-ron khác.
Chúng ta đang ở giữa khoảng cách hai nơ-ron, được gọi là đường tiếp hợp và nhận ra mình không đơn thương độc mã. Dường như chúng ta đang bơi cùng các nhóm lớn những phân tử nhỏ xíu. Chúng tuôn trào ra khỏi các nơ-ron mà chúng ta vừa viếng thăm và chạy tán loạn về phía nơ-ron phía trước chúng ta. Chỉ trong vài giây, chúng đã bơi trở lại hướng nơ ron chúng ta vừa rời đi. Chỉ trong nháy mắt, nơ-ron đó nuốt ngay những phân tử này. Có nhiều loại phân tử khác nhau, được gọi là neurotransmitters33. Chúng hoạt động như những người đưa tin nhỏ và các nơ-ron sử dụng chúng để truyền đạt thông tin qua hẻm núi (hay nói đúng hơn là đường tiếp hợp). Tế bào để các phân tử lọt qua này được gọi là nơ-ron trước tiếp hợp, còn tế bào nhận chúng gọi là nơ-ron sau tiếp hợp34.
Nơ-ron giải phóng các chất hóa học này vào khớp thần kinh thường phản ứng qua kích thích điện. Nơ-ron nhận chúng có thể phản ứng tiêu cực hoặc tích cực khi gặp các chất hóa học này. Thực hiện một điều gì đó giống như cơn thịnh nộ của tế bào, nơ-ron có thể tự khóa phần còn lại của thế giới neuroelectric35 (quá trình ức chế), hoặc nơ-ron có thể trở thành chất kích thích điện. Điều đó cho phép một tín hiệu được truyền từ thần kinh trước tiếp hợp tới thần kinh sau tiếp hợp: “Tôi đã được kích hoạt và tôi chuyển những tin tức tốt lành đến cho bạn.” Rồi các chất dẫn truyền thần kinh quay trở lại với tế bào gốc, một tiến trình được gọi tên bằng thuật ngữ tái thông minh. Khi tế bào đó nuốt chúng, hệ thống này được khởi động lại và sẵn sàng cho một tín hiệu mới.
Khi nhìn xung quanh môi trường tiếp hợp, chúng ta nhận thấy cánh rừng rộng lớn, xa tít tắp. Các tế bào thần kinh này có vẻ phức tạp một cách đáng kinh ngạc. Hãy xem xét dòng nơ-ron mà chúng ta đang trôi ở giữa. Chính là chúng ta đang ở giữa hai điểm kết nối. Bạn hãy tưởng tượng có hai cái cây bị những bàn tay khổng lồ nhổ bật rễ, quay cho bộ rễ của chúng đối diện, rồi ép chúng lại với nhau. Đó chính là cách hai nơ ron tương tác với nhau trong bộ não. Đây là trường hợp đơn giản nhất. Thông thường, có hàng nghìn nơ-ron ép lại với nhau, tất cả xảy ra trong một phần nhỏ, đơn lẻ của “căn nhà thần kinh”. Các nhánh tạo thành những mối liên kết với nhau trong một sự phân nhánh hỗn độn gần như không thể hiểu nổi. Mười nghìn điểm kết nối là một điển hình, mỗi điểm kết nối lại bị một khớp thần kinh ngăn cách, những hẻm nước đó chính là nơi chúng ta đang trôi nổi.
Chăm chú nhìn vào rừng cá ngựa dưới nước, chúng ta nhận thấy có vài diễn biến bị xáo trộn. Giống như con rắn đang lắc lư theo “tiếng sáo hóa học”, một vài nhánh đó dường như cũng lay động. Rất hiếm khi đoạn cuối của một nơ-ron phồng lên, đường kính tăng lên đáng kể. Đầu mút cuối các nơ-ron khác bị tách ra ở giữa giống như những tia lưỡi của con rắn, tạo thành hai điểm kết nối từ nơi trước kia chỉ có một điểm. Tiếng nổ điện lách tách qua các nơ-ron đang chuyển động này rõ ràng đạt đến 250 dặm mỗi giờ, một số khá gần chúng ta, với những đám mây của các chất dẫn truyền thần kinh phủ đầy khoảng trống giữa các thân cây khi dòng điện chạy qua.
Việc chúng ta nên hành động là tháo giày ra và chui ngay vào tàu ngầm, vì chúng ta đang ở đất thánh của nơ-ron thần kinh. Điều chúng ta đang quan sát chính là quá trình bộ não con người đang học.
Sự chuyển giao
Eric Kandel36 là nhà khoa học chịu trách nhiệm chính về việc nghiên cứu cơ sở tế bào của tiến trình này. Với nghiên cứu này, vào năm 2000, ông đã được nhận giải Nobel cùng với hai nhà khoa học khác là Arvid Carlsson và Paul Greengard. Những khám phá quan trọng nhất của ông có thể sẽ khiến nhà phát minh Alfred Nobel phải tự hào. Kandel đã chỉ ra rằng, khi con người học hỏi một điều gì đó, hệ thống các dây thần kinh trong não họ thay đổi. ông đã chứng minh rằng, việc thu được những mẩu thông tin thậm chí rất nhỏ cũng liên quan bình thường nào, thần kinh của con người học hỏi mọi thứ cũng giống như loài ốc sên biển. Ngoài ốc sên biển và con người, ông còn nhận thấy điều đó ở các loài động vật khác. Ông nhận được một phần giải Nobel vì công việc cẩn trọng của ông đã mô tả quá trình suy nghĩ của hầu hết mọi sinh vật với đúng nghĩa của từ suy nghĩ.
Chúng ta đã nhận thấy sự thay đổi về mặt vật lý trong khi tàu ngầm của chúng ta vẫn chạy lăng xăng xung quanh khoảng tiếp hợp giữa hai nơ-ron. Ngay khi nơ-ron lĩnh hội được điều gì đó, chúng phồng lên, lắc lư và tách đôi. Chúng phá vỡ các mối liên kết tại một điểm, lướt đến vùng gần đó và tạo nên các mối liên kết với những nơ-ron mới. Nhiều nơ-ron lưu lại, tạo nên mối liên kết vững chắc với nơ-ron khác, nâng cao hiệu quả sự truyền tải thông tin. Bạn có thể bị đau đầu khi chỉ suy nghĩ về một việc đang nằm sâu trong não bạn, ngay chính lúc này, một ít nơ-ron đang chuyển động vòng quanh giống như loài bò sát, đang bò về phía các điểm mới, trở nên to hơn ở đoạn cuối hoặc tạo ra những điểm cuối tách đôi. Tất cả những điều đó khiến bạn có thể nhớ đến Eric Kandel và những con ốc sên biển của ông.
Nhưng trước Kandel, vào thế kỷ XVIII, nhà khoa học người Ý, Vincenzo Malacarna đã tiến hành một chuỗi các thí nghiệm sinh học hiện đại. ông huấn luyện một đàn chim làm một trò phức tạp, rồi giết chúng và giải phẫu bộ não của chúng, ông nhận thấy những con chim đã được huấn luyện có các phần nếp gấp rộng hơn trong các vùng đặc biệt của não so với những con chim không được huấn luyện. Năm mươi năm sau, Charles Darwin37 đã lưu ý đến sự khác nhau tương tự giữa não động vật hoang dã với não của vật nuôi trong nhà. Não loài động vật hoang dã lớn hơn gấp từ 15 đến 30% so với não động vật đã thuần hóa, vật nuôi trong nhà. Thời tiết lạnh, khắc nghiệt của thế giới đã buộc loài động vật hoang dã học hỏi không ngừng. Những trải nghiệm đó đã thiết lập nên hệ thống thần kinh khác nhau trong não chúng.
Điều đó cũng tương tự với loài người. Ta có thể quan sát một số nơi từ các quán bia Zydeco của New Orleans đến các nơi yên tĩnh của dàn nhạc giao hưởng New York. Cả hai nơi này đều là môi trường tự nhiên của các nhạc công chơi đàn vĩ cầm và não họ thực sự kỳ lạ khi so sánh với những người không chơi vĩ cầm. Các vùng nơ-ron thần kinh kiểm soát tay trái họ là nơi phức tạp, đòi hỏi các ngón tay cử động khéo léo và nhanh nhẹ trên các sợi dây đàn, trông cứ như là chúng đang ngốn thức ăn trong chế độ ăn giàu chất béo. Những vùng này được mở rộng, phồng lên và chồng chéo nhau với các mối liên kết phức tạp. Ngược lại, những vùng kiểm soát tay phải, hay cường điệu một chút, có vẻ ít hấp thụ chất dinh dưỡng hơn và cũng ít phức tạp hơn.
Não hoạt động giống như cơ bắp: Bạn càng hoạt động, não càng nở rộng hơn và càng phức tạp hơn Nếu điều đó khiến bạn thông minh hơn, đó lại là vấn đề khác. Song có một thực tế không thể bàn cãi: Những gì bạn làm trong cuộc sống tự nhiên nhìn chung sẽ thay đổi cấu trúc não bạn. Bạn có thể thiết lập và tái thiết lập các dây thần kinh, đơn giản như lựa chọn một thứ nhạc cụ hay mồn thể thao chuyên nghiệp mà bạn thích chơi.
Cần một vài lắp ráp
Sinh vật học không tưởng diễn ra như thế nào? Trẻ em chiếm vị trí hàng đầu trong những dự án xây dựng đặc biệt trên Trái Đất. Mỗi bộ não mới sinh ra nên đính kèm một tấm nhãn ghi “một vài sự lắp ráp cần thiết”. Não người, chỉ được thiết lập một phần từ lúc chào đời, sẽ không được lắp ráp đầy đủ trong những năm tiếp theo. Chương trình xây dựng lớn nhất sẽ không kết thúc cho đến khi bạn 20 tuổi, với sự tinh chỉnh tốt nhất khi bạn ngoài 40 tuổi.
Khi đứa trẻ mới sinh ra, não chúng có số lượng các mối liên kết giống như người lớn. Nhưng điều đó không tồn tại lâu. Khi đứa trẻ lên ba, trong các vùng đặc trưng của não, các mối liên kết đó tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba. (Điều này dẫn đến việc gia tăng lòng tin tưởng của mọi người rằng sự phát triển não trẻ em là lời giải đáp quan trọng nhất cho thành công trí tuệ trong cuộc sống. Điều đó không đúng, song đó lại là chuyện khác.) Sự tăng gấp đôi và gấp ba các mối liên kết cũng không kéo dài bao lâu. Não nhanh chóng cắt tỉa bớt các phần nhỏ thừa của các mối liên kết và sắp đặt lại công việc phức tạp này. Khi đứa trẻ lên 8 hoặc lớn hơn, số lượng các mối liên kết này quay trở lại như số lượng của người lớn. Và nếu đứa trẻ chưa đến tuổi dậy thì, chuyện này sẽ kết thúc. Trong thực tế, đó mới chỉ là một nửa câu chuyện.
Ở tuổi dậy thì, mọi thứ bắt đầu lại từ đầu. Các vùng hoàn toàn khác nhau trong não bắt đầu phát triển. Một lần nữa, bạn thấy sự phát triển quá nhanh của nơ-ron và việc xén tỉa nhanh chóng quay trở lại. Điều đó không xảy ra cho đến lúc các bậc cha mẹ bắt đầu nghĩ đến khoản viện trợ tài chính của trường đại học cho học sinh trung học khi não chúng bắt đầu chuẩn bị phát triển như não người lớn (một phần). Điều đó giống như con lạc đà có hai bướu. Từ quan điểm kết nối, có rất nhiều hoạt động trong hai thời kỳ kinh khủng đó, suốt thời kỳ vị thành niên, và còn nhiều hơn nữa.
Mặc dù điều đó có thể giống như đội quân tế bào đang tuân theo những mệnh lệnh phát triển trong một đội hình đứng im phăng phắc, nhưng quan sát thế giới hỗn độn của sự phát triển não không giống như tính chính xác trong quân đội. Đó chính là thời điểm thiếu chuẩn xác mà sự phát triển của não gặp Quy luật của não. Thậm chí chỉ một sự kiểm tra kho dữ liệu sơ sài cũng bộc lộ sự khác biệt đáng kể giữa các hình mẫu phát triển của người này so với người khác. Dù kiểm tra những đứa trẻ đang chập chững hay những trẻ vị thành niên, các vùng não khác nhau ở những đứa trẻ khác nhau cũng phát triển với tốc độ khác nhau. Có một cấp độ khác biệt đáng kể trong các vùng chuyên biệt đang phát triển và loại trừ bớt đi, và chúng làm điều đó với sự phấn khích biết bao.
Tôi nhớ đến điều này mỗi khi tôi nhìn thấy những bức ảnh lớp học ghi lại hành trình của vợ tôi qua hệ thống trường tiểu học của Mỹ. Vợ tôi đi học hầu như với toàn bộ các bạn học của mình cho đến khi hết lớp 12 (và hiện nay cô ấy vẫn giữ liên lạc với hầu hết mọi người trong số họ). Mặc dù kiểu tóc lỗi thời của giáo viên luôn là chủ đề cho rất nhiều trận cười đùa của chúng tôi, song tôi thường tập trung vào vấn đề: bọn trẻ trông như thế nào hồi đó. Tôi luôn lắc đầu thiếu tin tưởng.
Trong bức ảnh đầu tiên, bọn trẻ đều đang học lớp một. Chúng khoảng cùng tuổi nhau, nhưng không lớn bằng nhau. Một vài đứa thấp. Một số đứa cao. Dăm ba đứa trông như những vận động viên nhỏ chín chắn. Một vài đứa trông cứ như vừa mới rời khỏi đống tã lót. Đám con gái phần lớn có vẻ già dặn hơn tụi con trai. Có điều tồi tệ hơn trong bức ảnh, vẫn của lớp học đó, nhưng hồi ở trường trung học cơ sở. Một vài cậu con trai trông không phát triển nhiều lắm so với hồi học lớp ba. số khác bắt đầu mọc ria. Một vài bạn gái ngực bằng phẳng và thẳng đuỗn giống như con trai, số ít bạn gái dường như đã phát triển đủ để trở thành người mẹ.
Tại sao tôi lại đưa ra ví dụ này? Nếu cặp mắt chúng ta có tia X quang, có khả năng nhìn xuyên qua bộ óc nhỏ bé của những đứa trẻ này, chúng ta sẽ nhận thấy bộ não của chúng cũng phát triển không đồng đều, giống như cơ thể chúng.
Nơ-ron Jennifer Aniston
Chúng ta sinh ra đã mang theo một số mạch điện thiết lập trước. Những mạch điện này kiểm soát các chức năng nội tiết cơ bản như hít thở, nhịp đập của tim, khả năng xác định được vị trí của bàn chân ngay cả khi không nhìn thấy chúng, v.v… Các nhà nghiên cứu gọi đây là hệ thống thần kinh “trải nghiệm độc lập”. Khi mới được sinh ra, não còn nhiều phần trong dự án thiết lập hệ thần kinh chưa hoàn thiện, và nó chờ đợi chỉ dẫn từ trải nghiệm bên ngoài. Hệ thống “mong đợi trải nghiệm” này có liên quan tới các vùng như cảm nhận thị giác và có thể cả vùng tiếp thu ngôn ngữ. Cuối cùng chúng ta có hệ thống “trải nghiệm độc lập”. Để lý giải điều này, tốt nhất chúng ta nên nhớ tới câu chuyện về Jennifer Aniston (nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Mỹ). Nếu bạn là người nóng vội, bạn có thể bỏ qua đoạn dưới đây.
Bạn đã sẵn sàng chưa?
Một người đàn ông đang trải qua một cuộc phẫu thuật với một phần não của anh ta lộ ra ngoài. Anh ta hoàn toàn tỉnh táo. Lý do khiến anh ta không kêu la đau đớn chính là não anh ta không có các tế bào đau. Anh ta không thể cảm nhận được các điện cực sắc nhọn như kim đang xuyên qua các tế bào thần kinh của mình. Một số mô thần kinh của người đàn ông này sắp bị chuyển dời – theo từ ngữ chuyên ngành phẫu thuật gọi là cắt bỏ – do chứng động kinh khó chữa, đe dọa đến tính mạng. Đột nhiên, một trong các bác sĩ phẫu thuật rút ra một tấm hình của Jennifer Aniston và đưa cho bệnh nhân xem. Một nơ-ron trong đầu người đàn ông này phản ứng dữ dội. Bác sĩ phẫu thuật đã tạo nên một hiệu lệnh quân sự.
Điều này có vẻ giống như một bộ phim hạng B? Thí nghiệm này thật sự đã được tiến hành. Nơ-ron được đưa vào thí nghiệm đã phản ứng với bảy tấm hình của nữ diễn viên Jennifer Aniston, trong khi nó bỏ qua 80 hình ảnh của những thứ khác, bao gồm cả hình ảnh của những người nổi tiếng lẫn những người không có tiếng tăm. Nhà khoa học hàng đầu Quian Quiroga38 đã phát biểu: “Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy một nơ-ron phản ứng với bảy tấm hình khác nhau của Jennifer Aniston – và không với bất kỳ thứ gì khác – chúng tôi thật sự đã bật dậy khỏi ghế.” Có một nơ-ron ẩn giấu bên trong đầu bạn chỉ bị kích thích khi nhìn thấy Jennifer Aniston.
Nơ-ron Jennifer Aniston? Điều này có thể diễn ra như thế nào? Chắc chắn không một điều gì trong lịch sử tiến hóa của chúng ta chỉ ra rằng Jennifer Aniston cư trú vĩnh viễn trong hệ thống thần kinh não chúng ta. (Aniston thậm chí mãi đến năm 1969 mới ra đời và cũng có nhiều vùng trong não chúng ta được tạo ra từ hàng triệu năm trước). Mọi việc trở nên phức tạp hơn khi các nhà nghiên cứu cũng tìm ra một nơ-ron chuyên biệt với Halle Berry (nữ diễn viên điện ảnh Mỹ), một tế bào trong não đàn ông không phản ứng trước các tấm hình của Jennifer Aniston hay bất kỳ thứ gì khác ngoài Halle Berry. Cũng có một nơ-ron khác chỉ phản ứng với Bill Clinton. Không còn nghi ngờ gì nữa, óc hài hước sẽ thật hữu ích trong khi tiến hành thể loại nghiên cứu này.
Chào mừng bạn đến với thế giới của hệ thống thần kinh trải nghiệm độc lập của não, nơi phần lớn não được kết nối cứng nhưng không phải để được cứng. Giống như một vũ công ba lê tuyệt đẹp, được huấn luyện nghiêm khắc, chúng ta được kết nối cứng để có thể linh hoạt.
Ngay lập tức, chúng ta có thể chia các bộ não trên thế giới thành hai loại: bộ não biết đến Jennifer Aniston và Halle Berry, và bộ não không biết đến hai người này. Não của những người biết đến Jennifer Aniston và Halle Berry không được thiết lập theo cùng một cách như não của những người kia. Điều quan sát này có vẻ hơi buồn cười nhưng lại bao hàm một khái niệm lớn hơn. Não chúng ta rất nhạy cảm trước những tác động từ bên ngoài khiến cho hệ thống thiết lập não phụ thuộc vào nền văn hóa chúng ta đang sống.
Thậm chí ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau cũng không có hệ thống thiết lập não giống nhau. Hãy xem xét thí nghiệm về tư duy này: Giả sử một cặp nam song sinh trưởng thành thuê bộ phim Catwoman (Miêu nữ) do Halle Berry thủ vai, còn chúng ta đang ở trong chiếc tàu ngầm nhỏ sang trọng quan sát não họ khi họ xem phim. Mặc dù ở trong cùng một phòng, cùng ngồi trên một chiếc ghế bành, cặp song sinh này xem phim với những góc độ hơi khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng não họ đang mã hóa những ký ức hình ảnh từ bộ phim theo cách khác hẳn nhau, một phần do họ không thể theo dõi bộ phim từ cùng một vị trí. Nhiều lần trong lúc xem phim, họ đã thiết lập bản thân mình theo cách thức hoàn toàn khác nhau.
Một trong hai người song sinh trong ngày trước đó đã đọc phần đánh giá các bộ phim hành động ở một tờ tạp chí ngoài bìa có hình Berry. Trong lúc xem phim, não của người này cùng một lúc tiếp cận được với những ký ức trong tờ tạp chí. Chúng tôi quan sát thấy não anh ta đang bận rộn với việc so sánh và đối chiếu lời bình luận từ bài báo với bộ phim, đồng thời đánh giá xem anh ta có đồng tình với lời bình luận đó không. Người song sinh còn lại không xem cuốn tạp chí đó nên não anh ta không diễn ra hoạt động này. Dù sự khác biệt có vẻ khá tinh tế, song hai bộ não đang cùng tạo ra những ký ức khác nhau về cùng một bộ phim.
Đó chính là sức mạnh của Quy luật trí não. Việc học tập dẫn đến những thay đổi về cấu trúc não, những thay đổi này là độc đáo đối với mỗi cá nhân. Ngay cả các cặp song sinh giống hệt nhau, có những trải nghiệm giống nhau nhưng bộ não cũng được thiết lập hoàn toàn khác nhau. Và bạn có thể lần theo tất cả những điều đó để trải nghiệm.
Tại đường phố nơi bạn đang sống
Có thể lúc này một câu hỏi bất chợt hiện ra trong não bạn: Nếu mọi bộ não đều được thiết lập khác nhau, liệu chúng ta có thể hiểu gì về chúng không?
Dĩ nhiên là có thể. Bộ não có hàng tỉ tế bào nỗ lực điện tập thể để tạo nên một con người đáng yêu, tuyệt vời là bạn, hay một sinh vật ít phức tạp hơn là ốc sên biển trong thí nghiệm của Kandel. Tất cả những dây thần kinh này hoạt động tương tự nhau. Mỗi người sinh ra đều được trang bị một não cá ngựa, tuyến yên và vùng lưu trữ suy nghĩ điện hóa học phức tạp nhất trên thế giới: vỏ não. Trong mọi bộ não, những mô này hoạt động như nhau.
Vậy chúng ta có thể lý giải như thế nào về tính cá nhân? Chúng ta hãy xem xét đường cao tốc. Nước Mỹ có một trong những hệ thống giao thông đường bộ lớn và chằng chịt nhất trên thế giới. Rất nhiều khái niệm khác nhau về “đường đi” đã tồn tại, từ các xa lộ liên bang, đường cao tốc thu lệ phí và đường quốc lộ cho đến các đường phố thuộc khu dân cư, đường một làn xe và đường đất. Các đường nhỏ trong não người cũng đa dạng như vậy. Chúng ta cũng có nhiều điểm tương tự thuộc hệ thần kinh giống như các xa lộ liên bang lớn, đường cao tốc thu phí và đường quốc lộ. Những con đường lớn này giống hệt nhau đối với tất cả mọi người, chức năng của chúng trong bạn cũng giống như trong tôi. Vậy nên ta có thể đoán biết được một phần lớn cấu trúc và chức năng của não, một đặc tính cho phép từ “khoa học” có thể gắn với từ “thần kinh”, đồng thời tạo ra việc làm cho những người như tôi. Sự tương tự này có thể là kết quả lớn nhất của chương trình phát triển bướu kép mà chúng tôi đã nói đến lúc trước. Đó chính là hệ thống trải nghiệm độc lập.
Chỉ khi bạn tiến đến các lộ trình nhỏ hơn – não cũng có các đường phố thuộc khu dân cư, đường một làn xe và đường đất – những mô hình cá nhân này mới bắt đầu lộ diện. Mọi bộ não đều có rất nhiều con đường nhỏ như thế và không có sự giống hệt nhau giữa hai người bất kỳ nào. Tính cá nhân được nhận thấy ở cấp độ rất nhỏ, nhưng vì chúng ta có rất nhiều điều nhỏ nhặt ấy, nên chúng được gộp lại và trở thành một vấn đề lớn.
Cần phải chứng minh rằng mọi bộ não đều được thiết lập hoàn toàn khác nhau, hay nói cách khác, điều này ảnh hưởng đến trí thông minh. Hai nhà khoa học, một nhà lý luận về hành vi và một nhà giải phẫu thần kinh, đã đưa ra những quan điểm khác nhau về cùng một chủ đề. Nhà lý luận tin rằng có từ bảy đến chín loại hình thông minh. Nhà giải phẫu thần kinh cũng tin vào trí thông minh đa dạng đó và ông nghĩ rằng có thể có tới hàng tỷ dạng thông minh.
Hãy cùng gặp gỡ Howard Gardner39, nhà tâm lý học, nhà giáo dục và cha đẻ của thuyết trí thông minh đa dạng. Gardner đã dám đưa ra giả thuyết về năng lực tư duy của con người quá đa dạng đến nỗi không thể đo được bằng các chỉ số đơn giản. Ông vứt bỏ ý tưởng kiểm tra IQ, và sau đó, có cố gắng đặt lại câu hỏi về khả năng trí tuệ của con người. Giống như Jane Goodall40 đầy kinh nghiệm trong khu rừng thành thị, Gardner và các đồng nghiệp của ông đã quan sát hành động học tập tại trường học, nơi làm việc, khi vui chơi và trong cuộc sống của những người thật, việc thật. Ông bắt đầu chú ý đến các loại hình tài năng trí tuệ không được coi là “thông minh” mà con người sử dụng hàng ngày, và cho rằng, dứt khoát không thể chỉ đo đếm chúng bằng các bài kiểm tra IQ. Sau một thời gian dài suy xét, ông đã công bố những phát hiện của mình trong cuốn sách nhan đề Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences (Các trạng thái tư duy: Thuyết trí thông minh đa dạng). Cuốn sách đã gây nên một cuộc tranh cãi dữ dội, cho đến ngày nay vẫn chưa ngã ngũ.
Gardner tin rằng ông đã quan sát được ít nhất là bảy loại hình thông minh: lời nói/ngôn ngữ, âm nhạc/giai điệu, logic/toán học, không gian, cơ thể/vận động, tương tác và nội tâm. ông gọi chúng là “những con đường” dẫn tới các hoạt động bên trong tư duy con người. Các con đường này không luôn giao nhau, như Gardner đã nói: “Nếu tôi biết bạn có năng khiếu âm nhạc, tôi có thể đoán bạn sẽ giỏi hoặc kém các mặt khác hay không với độ chính xác là không phần trăm.”
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Gardner dựa trên suy nghĩ chủ quan của mình chứ không dựa vào dữ liệu. Nhưng không một ai trong số những người phản đối ông lại công kích luận điểm cơ bản của ông là trí thông minh của con người là đa dạng. Cho đến nay, những nỗ lực của Gardner đã thể hiện sự cố gắng nghiêm túc đầu tiên nhằm cung cấp một sự thay thế cho việc mô tả nhận thức của con người bằng các con số.
Vẽ sơ đồ não
Các loại hình thông minh có thể vượt con số 7 tỷ – xấp xỉ dân số thế giới. Bạn có thể hiểu được điều này khi quan sát nhà giải phẫu thần kinh tài năng George Ojemann41 xem xét bộ não được giải phẫu của một bé gái 4 tuổi. Ojemann có mái tóc trắng rối bù, một đôi mắt nhìn xuyên thấu và toát lên uy quyền của người trong nhiều thập kỷ đã chứng kiến sự sống và cái chết trong phòng mổ. ông là một trong những nhà giải phẫu thần kinh vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta, đồng thời là chuyên gia của một kỹ thuật có tên là “lập sơ đồ kích thích điện”.
Ông đang xem xét cô bé bị chứng động kinh trầm trọng. Cô bé hoàn toàn tỉnh táo, não cỏ được mổ để lộ ra ngoài, ông có mặt ở đó để cắt bỏ một số tế bào não bị hư hại của cô bé. Tuy nhiên, trước khi Ojemann lấy ra bất kỳ thứ gì, ông phải vẽ một sơ đồ. Ông dùng một cây đũa mảnh màu trắng gắn với một dây điện, một máy kích thích vỏ não để truyền đi những cú sốc điện nhỏ và không nguy hại tới bất kỳ thứ gì nó tiếp xúc. Nếu bạn chạm phải nó, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ngứa.
Ojemann nhẹ nhàng đưa một đầu cây đũa tiếp xúc với một vùng trong não cô bé và hỏi: “Cháu có cảm thấy gì không?” Cô bé đáp lại một cách mơ màng, “Có ai đó vừa chạm vào tay cháu.” Ông đặt một mẩu giấy nhỏ vào vùng đó. Ông chạm vào một điểm khác. Cô bé kêu lên: “Có người vừa chạm vào má cháu!” Việc hỏi và trả lời này diễn ra trong nhiều giờ đồng hồ. Như một chuyên viên vẽ bản đồ thần kinh, Ojemann đang vẽ sơ đồ các chức năng đa dạng của não cô bệnh nhân bé nhỏ với sự chú tâm đặc biệt tới các vùng nằm gần mô gây nên bệnh động kinh của cô bé.
Đây là những bài kiểm tra kỹ năng vận động của cô bé. Với nhiều lý do chưa hiểu hết, tuy vậy, các mô gây bệnh động kinh thường gắn liền với những vùng ngôn ngữ quan trọng. Vì vậy, Ojemann cũng đặc biệt chú ý các khu vực có liên quan tới bộ xử lý ngôn ngữ, nơi lưu trữ các từ, câu cùng các khái niệm ngữ pháp. Cô bé này ngẫu nhiên biết được hai thứ tiếng nên các vùng ngôn ngữ cần thiết cho cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh phải được vẽ sơ đồ. Một chấm bằng giấy có dấu “S” được gắn vào các vùng lưu trữ tiếng Tây Ban Nha, còn chữ “E” nhỏ là nơi tiếng Anh được lưu trữ. Ojemann cần thận thực hiện công việc đó với mọi bệnh nhân phải trải qua loại hình phẫu thuật này. Tại sao phải như vậy? Câu trả lời vô cùng lý thú. ông phải vẽ sơ đồ các vùng chức năng quan trọng của mỗi cá nhân bởi vì ông không biết chúng nằm ở đâu.
Ojemann không thể dự đoán được chức năng của các vùng cụ thể trước ca phẫu thuật vì không có hai bộ não nào được thiết lập như nhau, cả về mặt cấu trúc lẫn mặt chức năng. Lấy ví dụ, từ danh từ đến động từ, hiện tượng ngữ pháp, mỗi chúng ta lưu trữ ngôn ngữ trong các vùng khác nhau, lựa chọn khu vực khác nhau cho các thành phần khác nhau. Những người sử dụng hai thứ tiếng thậm chí cũng không lưu trữ tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh của họ ở những nơi giống nhau.
Tính chất cá nhân này đã mê hoặc Ojemann trong nhiều năm. ông đã kết hợp các sơ đồ não của 117 bệnh nhân đã được ông phẫu thuật. Ông đã tìm thấy một điểm, tại một vùng duy nhất mà khu vực ngôn ngữ quan trọng, hay còn gọi là CLA, của hầu hếtmọi người đều nằm ở đó, và chữ “hầu hết” ở đây có nghĩa là 79%.
Dữ liệu từ việc vẽ sơ đồ kích thích điện có lẽ đã minh họa tốt nhất cho tính cá nhân của não. Nhưng Ojemann cũng muốn biết những khác biệt này ổn định đến đâu trong suốt cuộc đời và có điểm nào trong số những khác biệt này dự báo được năng lực trí tuệ hay không, ông đã tìm ra được nhiều câu trả lời thú vị cho cả hai câu hỏi trên. Trước tiên, các sơ đồ được tạo ra từ rất sớm và chúng vẫn giữ nguyên như thế suốt một đời người. Dù cho một hay hai thập kỷ đã trôi qua sau những lần phẫu thuật, các vùng được dành riêng cho một CLA chuyên biệt vẫn được giữ riêng cho CLA đó. Ojemann cũng nhận thấy các khuôn mẫu CLA nhất định có thể dự báo khả năng về ngôn ngữ, ít nhất được tính bằng bài trắc nghiệm IQ nói trước khi phẫu thuật. Nếu bạn muốn giỏi một ngôn ngữ (hoặc ít nhất làm tốt bài kiểm tra), đừng để cho nếp cuộn não thái dương cấp cao nắm giữ CLA của bạn. Nếu vậy, khả năng nói của bạn sẽ rất kém. Cũng nên đảm bảo rằng toàn bộ khuôn mẫu CLA của bạn có một dấu vết nhỏ và khá tập trung. Nếu khuôn mẫu CLA của bạn được phân bố quá rộng, bạn sẽ ghi được số điểm khá thấp. Phát hiện này rất thiết thực và không phụ thuộc vào tuổi tác. Chúng đã được chứng minh ở những người ít tuổi như trẻ mẫu giáo và những người cao tuổi như Alan Greenspan.42
Não người không chỉ được thiết lập riêng cho mỗi cá nhân, mà sự khác biệt về thần kinh đó cũng có thể dự đoán được khả năng thể hiện, ít nhất là về mặt ngôn ngữ.
Các ý tưởng
Những dữ liệu này liệu có ý nghĩa gì đối với các hệ thống trường học đang trông đợi mọi bộ não đều học tập như nhau? Liệu có ý nghĩa gì trong việc cư xử với tất cả mọi người như nhau trong công việc, đặc biệt trong nền kinh tế toàn cầu đang tràn ngập các trải nghiệm văn hóa đa dạng? Dữ liệu đưa ra những gợi ý mạnh mẽ về việc chúng ta nên dạy bọn trẻ như thế nào, và khi chúng lớn lên, tìm được một công việc, chúng ta nên đối xử với chúng như thế nào với tư cách là các nhân viên. Tôi có vài mối quan tâm về hệ thống trường học của chúng ta:
1. Hệ thống hiện nay được hình thành trên một chuỗi kỳ vọng về những mục tiêu học tập nên đạt được ở một độ tuổi nhất định.
Thật ra chưa có lý do gì để nghi ngờ việc não quan tâm đến những kỳ vọng đó. Học sinh có cùng độ tuổi thể hiện nhiều biến đổi về mặt trí tuệ.
2. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thành tích của lớp học. Điều này đã được kiểm nghiệm. Chẳng hạn, có khoảng 10% học sinh không sở hữu những bộ não đã được thiết lập đầy đủ để có thể đọc ở độ tuổi mà lẽ ra chúng phải biết đọc. Những mô hình quân sự cứng nhắc (đi đều, bước) chỉ đơn giản dựa trên độ tuổi sẽ tạo nên sự ghép đôi trái ngược với khoa học sinh lý não.
Chúng ta có thể làm gì với vấn đề này?
Lớp học nên nhỏ hơn Khi tất cả mọi việc đều cân bằng, một vấn đề đã được biết đến trong nhiều năm là trường học càng nhỏ, càng thân thiện sẽ tạo ra môi trường học tập tốt hơn những giảng đường to lớn.
Quy luật trí não có thể giúp lý giải tại sao nhỏ hơn mà lại tốt hơn.
Mọi bộ não đều được thiết lập khác nhau, khả năng đọc được tư duy của học sinh là một công cụ hữu ích của giáo viên. Hãy nhớ lại chương Tồn tại, Thuyết tư duy nói về việc con người ngày càng có thể đọc được suy nghĩ. Nó được định nghĩa là khả năng hiểu được những động cơ bên trong của một người nào đó, cùng khả năng tạo nên “lý thuyết về cách thức hoạt động của não” có thể dự đoán được dựa trên hiểu biết đó. Điều này khiến giáo viên tiếp cận tích cực vào đời sống giáo dục nội tâm của sinh viên. Có thể nó bao gồm sự hiểu biết về thời điểm sinh viên cảm thấy bối rối và thời điểm họ hoàn toàn tập trung. Nó cũng mang đến cho các giáo viên nhạy cảm sự phản hồi có giá trị về việc dạy của họ có được chuyển hóa việc học của sinh viên hay không. Đó cũng có thể là định nghĩa của tính nhạy cảm. Tôi đã đến mức tin rằng người nắm vững các kỹ năng của Thuyết tư duy là người sở hữu các yếu tố quan trọng nhất để trở thành những người truyền đạt thông tin hiệu quả nhất.
Sinh viên lĩnh hội được kiến thức phức tạp trong các thời điểm khác nhau và ở các độ sâu khác nhau. Vì một giáo viên chỉ có thể theo dõi được số lượng tư duy nhất định nên phải có giới hạn về số lượng sinh viên trong một lớp – càng nhỏ càng tốt. Có thể là các lớp quy mô nhỏ giúp mang lại thành tích tốt hơn, đơn thuần vì giáo viên có thể theo dõi tốt hơn xem mỗi sinh viên đã đi đến đâu. Điều này gợi ý rằng một kỹ năng cấp cao trong Thuyết tư duy giúp có được một giáo viên giỏi. Nếu vậy, những bài kiểm tra Thuyết tư duy hiện tại có thể được dùng như những bài kiểm tra tính cách của Myers Briggs43 nhằm phân loại giáo viên giỏi và giáo viên kém, hoặc giúp mọi người cân nhắc về nghề giáo viên.
Dạy học cá nhân hóa Những gì trong lời cảnh báo cũ ấy gợi ý cho việc dạy học cá nhân hóa trong mỗi khối lớp? Nó nằm trong một số ngành khoa học nghiên cứu não đã định hình vững chắc. Nhà nghiên cứu Carol McDonald Connor44 đang tiến hành công trình đầu tiên mà tôi coi là có khả nâng giải quyết trực tiếp những khác biệt này. Bà và một đồng nghiệp đã kết hợp một chương trình đọc hiểu chuẩn với một chương trình máy tính mới có tên là A2i. Phần mềm này sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định năng lực đọc hiểu của người sử dụng đã đạt đến đâu, rồi thiết kế những bài tập phù hợp cho sinh viên để lấp đầy bất kỳ lỗ hổng kiến thức nào.
Khi được dùng kết hợp với lớp đọc hiểu tiêu chuẩn, phần mềm rất thành công. Các sinh viên càng làm việc nhiều với chương trình thì điểm họ đạt được ngày càng cao hơn. Thật thú vị, hiệu quả đạt được ở mức tối đa khi kết hợp sử dụng phần mềm với chương trình đọc hiểu thông thường. Chỉ giáo viên hoặc phần mềm không thôi sẽ không đem lại hiệu quả. Khi giáo viên dạy cho lớp học theo kiểu thông thường, các sinh viên, với mặt bằng trí tuệ không đồng đều, sẽ có những lỗ hổng trong học tập. Bị bỏ lại không được sửa chữa, những lỗ hổng này khiến cho các sinh viên tụt hậu ngày một xa hơn. Đó là hậu quả thông thường và kéo dài của việc không chuyển hóa được việc dạy thành việc lĩnh hội. Phần mềm đảm bảo những lỗ hổng này sẽ được sửa chữa.
Đây có phải là tương lai không? cố gắng cá nhân hóa nền giáo dục không còn là một ý tưởng mới. Việc sử dụng phần mềm máy tính như một sự thay thế cho cách giảng dạy của con người cũng không mang tính cách mạng. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai thứ đó có thể rất thú vị. Tôi mong muốn có một nỗ lực nghiên cứu ba hướng giữa các nhà khoa học trí não với các nhà khoa học giáo dục:
1. Đánh giá giáo viên và người sẽ trở thành giáo viên về kỹ năng Thuyết tư duy cấp cao, sử dụng một trong bốn bài kiểm tra chính để đánh giá sự cảm thụ. Xác định xem liệu điều này có ảnh hưởng đến thành tích học tập của sinh viên bằng phương pháp thống kê hợp lý.
2. Phát triển phần mềm phù hợp với các môn học và các cấp học. Kiểm tra hiệu quả của chúng. Triển khai những hoạt động theo cách thức tương tự với thí nghiệm mà Connor đã xuất bản trong tạp chí Science (Khoa học.)
3. Kiểm nghiệm cả hai ý tưởng theo các cách kết hợp khác nhau. Bổ sung cho môi trường hỗn hợp, nơi tỷ lệ sinh viên – giáo viên là điển hình và tối ưu, sau đó so sánh các kết quả.
Lý do tiến hành việc này thật rõ ràng: Bạn không thể thay đổi một thực tế là não người được thiết lập hoàn toàn theo cá nhân. Não của mọi sinh viên, nhân viên, khách hàng được thiết lập khác nhau. Đó chính là Quy luật trí não. Bạn có thể thừa nhận hoặc bác bỏ điều này. Hệ thống giáo dục hiện tại chọn phương án thứ hai nên gây thiệt hại cho chúng ta. Nó cần phải được phá bỏ và thiết lập một tầm nhìn mới, với sự cam kết cá nhân hóa việc giảng dạy, với qui mô như dự án Manhattan45. Chúng ta cũng có thể, trong những vấn đề khác, cùng tháo dỡ cấu trúc khối lớp dựa trên độ tuổi.
Các công ty có thể thử Thuyết tư duy để sàng lọc các nhà lãnh đạo, cùng với phương pháp “cá nhân hóa toàn bộ” nhằm đối xử với mọi nhân viên với tư cách là những cá nhân. Tồi đánh cược rằng, nhiều công ty sẽ khám phá ra họ có một cầu thủ bóng chày tuyệt vời trong công ty, và họ sẽ đề nghị nhân viên đó chơi bóng chày.
Tóm lược Quy luật #3
MỖI BỘ NÃO ĐƯỢC KẾT NỐI KHÁC NHAU
• Những việc bạn làm và những điều bạn học được sẽ làm thay đổi cấu trúc vật lý của não bạn – nó sẽ thật sự được tái thiết lập. Những vùng não khác nhau phát triển theo tốc độ khác nhau ở những người khác nhau.
• Không có hai bộ não người lưu trữ cùng một thông tin theo cùng một cách ở cùng một nơi giống nhau.
• Chúng ta có nhiều loại hình thông minh, nhiều loại hình trong số đó không thể hiện qua những bài kiểm tra IQ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.