Luyện Trí Nhớ

Phần 13: Ghi Nhớ Các Con Số



Xã hội ngày nay được xây dựng dựa trên các con số. Chúng là các mã nhị phân trong tất cả hệ thống máy tính, hệ thống điều khiển, mã số thuế, thẻ ATM, số chứng minh thư v.v… Cho dù có thích hay không, bạn vẫn phải đối mặt với chúng.

Không giống như từ ngữ, các con số khá khó nhớ, đặc biệt là khi chúng đứng riêng lẻ. Âm thanh, hình ảnh phát ra từ con số rất khó để chúng ta liên tưởng đến các sự vật hiện tượng. Vì thế việc ghi nhớ các con số đối với hầu hết chúng ta là một việc cực kỳ phức tạp và khó khăn.

Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể ghi nhớ các con số có ý nghĩa đặc biệt hoặc có mối liên hệ với chúng ta. Dựa trên nguyên lý ấy, những kỹ thuật ghi nhớ con số ra đời. Bạn sẽ nhớ ngày tháng, sinh nhật, số điện thoại… một cách rõ ràng.

 

Ký hiệu, âm thanh, phân nhóm và lặp lại

Ở phần trước chúng ta đã được biết đến hai cảm nhận về âm thanh và hình ảnh cũng như việc phân nhóm và lặp lại. Trong phần này, việc lặp lại các con số một vài lần có thể giúp bạn in đậm con số đó trong trí nhớ của bạn – ví dụ, “1873;1873;1873”, nhưng thay vì đọc rằng: “một, tám, bảy, ba” hoặc “một nghìn tám trăm bảy ba” thì các bạn nên phân nhóm từ đó thành hai phần nhỏ hơn – 18 và 73. Âm thanh của “mười tám và bảy ba” sẽ dễ dàng nhớ hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng hình ảnh lặp lại. Bên cạnh việc viết các con số một vài lần, hãy hình ảnh hóa hình dạng các con số này được khắc trên đá, trên các biển quảng cáo, hoặc cách điệu thành đồ trang sức. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp âm thanh của giai điệu với hình ảnh của các con số đang được treo trên cành cây hoặc nhảy múa trên khuông nhạc.

Nghệ thuật liên kết các con số 

Nếu con số của bạn có mối liên hệ nào đó với những điều bạn biết, hãy tận dụng điều đó.

Bạn muốn ghi nhớ độ cao của đỉnh núi Phan Si Păng là 3.143 m. Số π gần đúng mà bạn thường hay dùng để tính toán là 3,14. Chỉ cần thêm số 3 vào cuối bạn sẽ có được 3.143. 

Hoặc bạn cần ghi nhớ con số 41239. Quan sát con số này bạn có thể nhận thấy nó được chia thành 3 nhóm “4 – 123 – 9”. Nó gồm số chính phương khác 0 đầu tiên – ba số tự nhiên liên tiếp khác 0 đầu tiên – số chính phương khác 0 thứ 2.

Tuy nhiên không phải ai cũng có được lợi thế này. Nó phụ thuộc vào mức độ quan sát và sự hiểu biết của bạn. Nhưng dù có thế đi chăng nữa, tại sao bạn lại không tận dụng chúng để hỗ trợ trí nhớ của mình? 

Chuyển số thành từ 

Liên kết các con số có nhược điểm là chỉ phù hợp với những người có khả năng về toán học hoặc tầm hiểu biết rộng. Thậm chí phương pháp đó không thể giúp bạn ghi nhớ hiệu quả một dãy số dài trong khoảng thời gian ngắn. 

Cách ghi nhớ hiệu quả nhất là chuyển các con số thành chữ cái. Như vậy các số sẽ trở thành những từ có nghĩa. Từ đó giúp chúng ta hình dung dễ dàng hơn.

Trước hết bạn hãy chỉ định mỗi con số từ 0 đến 9 tương ứng với những chữ cái nào. Sẽ mất một thời gian luyện tập để bạn ghi nhớ và sử dụng linh hoạt bảng chuyển đổi này. Nhưng bù lại bạn sẽ ghi nhớ được bất cứ dãy số nào bạn cần. 

Mã hóa hoàn chỉnh

Bạn chuyển các số từ 0 đến 9 tương ứng với tất cả 33 ký tự trong bảng chữ cái. Bắt đầu từ A tương ứng với 0.

 

Bây giờ chúng ta thử ứng dụng với những con số đơn giản. Lấy ví dụ số 2718. Chúng ta tạo thành một câu dựa trên những con số này theo thứ tự từ trái qua phải: 2 (Â, I, Q, Z) – 7 (E,N,Ư) – 1 (A,G,E,X) – 8 (Ê, O, V). Với con số 2718 ta có nhiều cách nhớ. Bạn có thể chuyển thành QNXV – Quên Nấu Xôi Vò. 

Hoặc bạn chia chúng thành hai nhóm: 27 và 18. Áp dụng bảng trên bạn sẽ có: IN–AO (đọc gần giống IN-OUT): Bạn có thể tưởng tượng con số này cứ thập thò ngoài cửa không chịu vào (IN) cũng chẳng chịu ra (OUT).

Mã hóa phụ âm

Bạn có thể chỉ cần mã hóa các con số với một số phụ âm. Các nguyên âm sẽ được sử dụng để ghép với các phụ âm tạo thành từ có nghĩa. Bạn có thể tạo thành từ, cụm từ cho bất kỳ ngôn ngữ nào bạn biết.

 

Bắt đầu với con số 18. Con số này được tạo thành từ 2 phụ âm: C và N (1: C và 8: N). Chúng ta bổ sung các nguyên âm A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y để tạo thành một từ, cụm từ có nghĩa, đó là CaN (cái can).

Tương tự ta có: 

81 – (8: N, 1: W) – NeW (mới mẻ)

44 – (4: S,F) – SoS (tín hiệu cấp cứu) hoặc FuSe (cầu chì, cầu chảy)

803 – (8: N, 0: X, 3: T) – NeXT (tiếp theo)

8945 – (8: N, 9: L, 4: F, 5: G) – NiLe – FoG (Sương mù trên sông Nin)

Khi bạn muốn biên dịch ngược lại (số hóa từ) bạn chỉ cần gắn các chữ cái với con số tương ứng. Ví dụ TRÍ NHỚ tương ứng với TRi NHơ – 3586. 

Vậy LIÊN TƯỞNG ứng với con số nào? Bạn có L: 9, N: 8, T: 3, G: 5 – LIÊN TƯỞNG: 98385

Sau khi chữ hóa các con số, hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra những hình ảnh âm thanh trong trí não của mình. Chúng sẽ giúp bạn ghi nhớ trọn vẹn. 

Vẽ tranh bằng các con số 

Bên cạnh phương pháp chữ hóa con số, bạn có thể hình ảnh hóa những con số. Với phương pháp này, bạn chọn những hình ảnh tương tự như hình dáng của các con số. Nhiệm vụ của bạn là liên kết những hình ảnh đó thành một bức tranh hoàn chỉnh để ghi nhớ. 

 

Lấy ví dụ số báo danh của bạn là 1982. Đầu tiên tưởng tượng một chiếc gậy (1) đang giữ chặt quả bóng bay (9) màu đỏ. Một chiếc gậy khác kẹp một quả bóng màu xanh. Dùng một chiếc gậy nối hai bộ gậy-bóng tạo thành một mắt kính bong bóng khổng lồ. Từ từ đặt chiếc mắt kính xanh đỏ lên chú ngỗng trắng đang bơi trong hồ.

Liên tưởng đến bức tranh này sẽ giúp bạn ghi nhớ chính xác thứ tự của các con số. Tuy nhiên để liên tưởng được tốt, bạn cần phải hình dung và ghi nhớ bảng hình ảnh hóa con số đưa ra ở trên. Bạn cũng có thể tự tạo cho mình một bảng hình ảnh hóa các con số phù hợp hơn với trí tưởng tượng của mình.

Mẹo nhỏ

 

Bắt đầu luyện tập từ những con số đơn giản (2 chữ số), với mỗi con số bạn thử ghi nhớ con số đó theo thứ tự ngược lại. Điều này sẽ giúp bạn gia tăng đến 50% khả năng ghi nhớ.

Với những con số phức tạp, đừng nên cố gắng ghi nhớ chúng một lượt. Bạn hãy chia chúng thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng 2 đến 3 số. Nếu bạn phát hiện những nhóm đặc biệt, đừng ngần ngại đưa chúng vào một nhóm.

Ví dụ: Với dãy số 12579194538526022. Bạn có thể phân chia con số này thành 12 – 579 – 1945 – 38 – 52 – 6022. 

Nếu trong đầu bạn xuất hiện nhiều hơn một từ thì hãy viết chúng ta giấy. Bạn phải nhớ rằng những từ này phải có nghĩa. 

Ví dụ: 81 có thể là NW hoặc KW. Đừng cố gắng tìm hiểu chúng có nghĩa gì mà hãy thử ghép chúng với các nguyên âm để tạo ra từ có nghĩa như NeW (mới mẻ) hoặc KiWi (quả Kiwi).

Bạn cũng nên chọn những từ có nghĩa cụ thể thay vì trừu tượng. Với 81 chọn NeW sẽ khiến bạn khó hình dung ra hình ảnh thế nào là mới. Trong khi đó chọn KiWi (quả Kiwi) sẽ làm bạn nghĩ ngay đến hình ảnh loại quả đó trong đầu.

 

 

 Bài tập

Bây giờ hãy thực hiện một vài bài luyện tập để “thực hành” lý thuyết bạn vừa đọc.

1.  Biến các con số thành từ có nghĩa: 25, 29, 30, 38, 40, 41, 42, 1944, 945, 7969, 300475, 70895.

2.  Biến từ, cụm từ thành số: cần cù, table, student, chăm chỉ, nghiêng, ngủ, học, like, memorizing, smart, best, futher. “Ăn vóc học hay”, “Nước chảy đá mòn”, “Học thầy không tày học bạn”.

3.  Good, bear, 1237, 76, line, silver, mountain, river, 342, 721, 236, bank. 

4. Ghi nhớ các con số sau: 3.14, 3.1415, 3.141592, 3.1415926535, 3.14159265358, 3.14159265358979, 3.1415926535897932, 3.141592653589793238, 3.14159265358979323846.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.