Mặc Kệ Thiên Hạ - Sống Như Người Nhật

Chương 7: Điều Gì Vực Dậy Một Kẻ Luôn Muốn Buông Bỏ Thế Giới Này



Nhiều người muốn tôi tư vấn cho họ về những vấn đề trong cuộc sống thường ngày như tâm trạng không vui vẻ, công việc và chuyện tình cảm không suôn sẻ, cũng có những người tâm hồn tổn thương sâu sắc đến nỗi họ không biết nên làm gì mới phải.

Dưới đây là câu chuyện của một giáo viên làm việc tại trường học ở một vùng quê nọ.

Anh vốn là giáo viên tại một ngôi trường bình thường nhưng đột nhiên bị điều chuyển sang trường dành cho học sinh khuyết tật. Đây là lần đầu tiên anh thuyên chuyển công tác. Tại môi trường làm việc mới vì anh chưa rõ nhiều điều nên thường bị những giáo viên khác quở trách, mối quan hệ với đồng nghiệp cũng không suôn sẻ. Vì vậy người đó đã mắc chứng trầm cảm và cuối cùng buộc phải nghĩ việc.

Người giáo viên trong ví dụ trên đã rơi vào ba giai đoạn của cảm giác bất lực.

Thứ nhất, lần đầu tiên anh bị điều chuyển công tác. Hơn nữa, đây là môi trường đặc biệt, chưa quen thuộc và bị đồng nghiệp trách Cứ. Từ đó, anh nảy sinh cảm giác bất lực đối với năng lực của bản thân.

Thứ 2, trong môi trường làm việc mới, khi những mối quan hệ xã hội không thuận lợi, người đó sẽ thấy bản thân thật vô dụng và sinh ra” cảm giác vô năng”.

Thế rồi, anh cho rằng mình chẳng làm được gì nữa, Chẳng ai giúp được mình và thực sự rơi vào tình trạng “không còn đường lui”, nỗi tuyệt vọng ấy kéo theo “cảm giác trống rỗng”.Anh nhận thấy mình cần phải dành thời gian Lấy lại tinh thần càng sớm càng tốt nên quyết định thôi việc.

Nhưng sau khi trở lại làm việc ở một ngôi trường mới, cơ thể anh vẫn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tinh thần xuống dốc và không thể khôi phục được như cũ.

Không biết bao nhiêu lần anh ấy muốn thét lên “Tôi muốn chết,tôi muốn chết” Vì cảm giác như bản thân đã sắp chạm đến đến độ cực hạn của bản thân.

Và anh ấy tìm đến tôi.

Trước hết, anh bắt đầu từ việc điều chỉnh nhịp sinh hoạt và làm việc theo đồng hồ. Điều chỉnh thời gian thức dậy, ăn sáng và mặc quần áo hệt như chuẩn bị ra khỏi nhà, tất cả giống như khi đi làm.

Anh thực hiện việc này như một giả thiết. Bằng việc điều chỉnh nghịp hoạt động của cơ thể theo thời gian đi làm anh sẽ cảm thấy áp lực giảm hơn. Dù vậy, anh vẫn cảm thấy đến trường là một việc khó khăn. Sau khi làm quen với việc điều chỉnh thời gian sinh hoạt. Anh tập ra khỏi nhà và đi đến trường. Trước hết anh đi tới ga tàu gần nhà, Nếu làm được thì sẽ lên tàu điện, nếu quen hơn nữa thì xuống ở ga gần trường. Cứ tiến từng bước từng bước như vậy anh sẽ không còn sợ việc đi làm nữa. Thế nhưng, chính vào lúc đó, nhà trường gọi anh đến hỏi: ” khi nào cậu quay trở lại ?”,anh lại sợ hãi bất an và không thể tiếp tục được nữa.

Chúng ta có thể điều chỉnh nhịp sống bao nhiêu lần cũng được nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nhịp điệu tâm hồn.

Rất nhiều lần, anh muốn nói chuyện với tôi. Khi ấy tôi đối thoại trực tiếp với anh, lắng nghe câu chuyện của anh và kiểm chứng sự thật.

Trong trường, có một thầy giáo lớn tuổi rất khó tính. Lúc nào anh cũng cố gắng nhưng yêu cầu của trường và đồng nghiệp quá cao nên dẫn tới việc tinh thần suy sụp. Anh Mỉm cười không được, để người khác biết mình lo lắng, sầu não cũng không xong. Anh dần hình thành cảm giác bất lực

Sau đó, anh bắt đầu nhận ra rằng người khác sẽ không thay đổi vì mình và hoàn cảnh sẽ không thay đổi theo chiều hướng bản thân mong muốn.

” Tôi ổn, nếu bị đuổi việc nữa cũng chẳng sao. Đây không phải Ngôi Trường duy nhất. Nếu đi làm mà vẫn thấy mệt mỏi Tôi sẽ dừng làm việc quá sức, không cố gắng tỏ ra mình ổn nữa mà tự nhủ với bản thân rằng ‘mình đã đến giới hạn’ rồi.”

Cuối cùng, anh không còn đi làm theo kiểu chống đối nữa và Dần không còn lui tới chỗ tôi. Khoảng nửa năm sau, anh liên lạc và nói “tôi đã khỏe, hoàn toàn hồi phục rồi”. Tôi cũng thở phào nhẹ nhõm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.