Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi

Chương 28



10.4.72

Nghi Lộc – Nghệ An…

Dừng lại ở ga Quán Hành. Và bây giờ thì đang ngồi trong nhà dân. Điều bất ngờ nhất là gia đình mình ở có người con trai là thầy giáo của mình. Thầy Khang dạy Toán 2. Còn em nhỏ trong nhà lại là học sinh giỏi của miền Bắc. Mình chợt nhớ: đã đến đất Nghệ An, quê hương của Bác Hồ, của cà dằn mặn muối, của cụ đồ già. Đất này là đất học. Và chính vậy, trong nhà cũng có vẻ gì nho giáo. Cái bàn nhẵn bóng, mấy cuốn sách giáo khoa và cả cái địa chỉ của cô Kim Loan treo trên tường, sinh viên trung Đại học Sư phạm Vinh cũng nói được phần nào nhưng đặc điểm ấy.

Nhà vắng, chỉ có bà mẹ – bà mẹ Thung – và bé Hoà. Suốt ngày im ắng, cả ngoài vươn, ngoài ngõ, cả cánh đồng xa tít tắp đang xanh xanh màu lá ngô lon, màu khoai và bãi lạc. Quanh nhà cũng có hầm, nhưng hầu hết là lộ thiên và nông. Không ai có thể ngờ đây chính là đất lửa. Hay ít ra, gần đến đất lửa.

Ba giờ sáng, ở trên tàu giật mình thúc dậy, thấy bốn bề tối mịt mùng. Cửa sổ trên tàu chỉ thấy lờ mờ những dãy núi im lìm. Bật đèn mãi không sáng, mình bước chân qua chỗ bọn nó nằm ngổn ngang và kéo cầu dao điện – Vẫn không sáng. Có đũa đã hét toáng lên, đòi người đến chữa. Vẫn chẳng có gì cả. Chỉ thấy đằng chân trời hưng sáng lên, nhìn rõ cả dám mây hồng. Rồi tiếp theo là tiếng nổ. Tàu không chạy được nữa vì hướng tàu chạy đã bị ném bom. Các cửa chớp được hạ xuống và cấm bật đèn, y như hồi nào ném bom dữ dội ấy.

Thành phố Vinh còn xa, khoảng vài chục cây số nữa. Tối nay, bọn mình sẽ đến đấy, không hiểu có được đi ô tô không, hay là phải cuốc bộ với 30kg trên vai. Dẫu sao vẫn cứ thú vị, vì đây là lần đầu mình đi một chuyến xa Thư thế. Bây giờ thì xa Hà Nội thực sự rồi. Không còn phải mê ngủ, không còn phải tưởng tượng nũa. Mới hôm kia, còn đang tạm dùng chân ở bãi bạch đàn gần ga Phố Tráng, 4 giờ sáng đã dậy nấu cơm ăn, thì trời đổ mưa tắm tã. D. tập trung nghe tin chiến thắng của miền Nam, ta đã chiếm hoàn toàn cảng Cửa Việt – Và vùng đồng bằng sông Cửu Long đang ào ào khí thế nồi dậy của hàng chục vạn đồng bào. Lúc ấy, mình ao ước được đến hẳn chiến trường, đến giữa chiến trường mà tận mắt được thấy cảnh tượng hào hùng ấy. Hay ít ra, được đến gìn, rất gần chiến trường được đến Quảng Bình chẳng hạn – ở dó địch đang trắn phá mình dân cư cũng phải sơ tán về Hà Nội – và cũng ở đó đang thắng lớn có ngày bắn rơi 10 máy bay, có chiếc B.52… “cầu được, ước thấy” – Vừa ao ước thế, vừa buồn vì mình đang ngồi ở đây, dưới trời mưa thanh thản, rồi sắp lên tàu đến Mỏ Trạng, Yên Thế diễn tập. Nhưng ra ga, thì lính oà lên phấn khởi, đầu tàu hướng về phía Hà Nội – “Đi” rồi! Thế là nhất định vào trong ấy. Vội vàng viết thư – Tàu qua Cửa Nam những cánh thư trắng bay ào ạt xuống đường gửi hộ nhé, gửi hộ nhé – Báo cho những người thân của chúng tôi rằng, chúng tôi đã xa Hà Nội lúc ấy là 12 giờ trưa 9.4.72.

Biết bao nhiêu lần hành quân, nhưng chẳng lần nào xúc động như chuyến tàu này cả – Chuyến tàu đi đúng con đường dành cho nó – Vào Nam. ở đó, chiến trường đang cần đến những cánh tay khoẻ mạnh đang thò ra cửa sổ toa tàu mà vẫy gọi khách qua đường – Phải, lúc mà một anh bộ đội gặp được người nhà trên sân ga hay dọc theo đường sắt Thì đó không phải chỉ một mình anh xúc động và vui sướng. Mà đó là niềm vui và nỗi xúc động của tất cả đoàn tàu Con đi mẹ nhé! Đi nhé! Đi nhé! Những cô gái cũng hết cả rụt rè giơ cả hai tay lên vẫy, vẫy mãi,… rồi tinh nghịch lấy ngón tay nhỏ xíu trỏ lên đầu nhắc anh bộ đội hãy giữ gìn cuộc sống của mình. ù, chết làm sao được cơ chứ, đùa một chút cho vui. Ai cũng bị lây cái không khí rạo rực khí thế lên đường ấy, cả những em bé vừa đứng vững giấu mặt sau hàng rào xi măng mà vẫy. Y cứ xuýt xoa mãi vì ngồi bên cửa sổ, nó nghe rành rọt tiếng một đứa bé chỉ 5, 6 tuổi ở ga Phủ Lý. Các chú đánh xong giặc Mỹ mà về nhé!- Đấy tiếng nói của trẻ thơ, là ước muốn day dứt của hàng triệu, hàng triệu người trên trái đất.

Ta đi theo tiếng gọi của miền Nam, và cả sự thôi thúc của miền Bắc đang khôi phục – Một nhà ga Ninh Bình vừa dựng bên núi đá, một dòng sông Đáy xanh lững lờ trôi vào bài thơ trữ tình ngọt lịm của Tố Hữu, một chùa Non Nước còn âm vang chiến công của tổ ba người Giáp Văn Chương… Tất cả đang giục giã anh chiến sĩ, hãy đi đi, hãy đi và chiến thắng.

Thật đáng tiếc biết bao, tàu chạy thâu đêm và khi qua núi Ngọc, qua cầu Hàm Rồng vĩ đại, thì những anh lính trẻ đang ngủ mê mệt. Vả lại, có thức mà đễ ý nhìn cũng không thể nào thấy được cầu vì trời tối quá. Những chuyến tàu vào Vinh đã 1 llố chạy được ban ngày nữa vì máy bay địch bắn phá dữ dội.

Vào tuyến lửa, chưa gặp những cô thanh niên xung phong, nhưng đã gặp các “thím” bộ đội – ờ, rất lạ, các trạm dừng chân của bộ đội, hầu hết là bộ đội nữ – đều rất trẻ – Và điều này thì các cô gái Thủ đô không “hài lòng”(!) các cô gái bộ đội ở đây đều xinh và có duyên – Dễ mến, nhưng đừng hòng bắt nạt. Thí dụ như lúc lấy gạo ở binh trạm, gạo lụt nên xấu, có cậu lừa lúc chủ nhà cân đong, chạy vào kéo một bì gạo mới, ai dè chủ biết được, vậy là nắm luôn lấy bì gạo mà té tát: Ai cho đồng chí vào kho? Đồng chí chưa được học điều lệnh à? Cù nhầy mãi, cô ta mới tha cho và còn đe: Lần sau mà thế thì trói vào kho đấy? Ai trói mới được cơ chứ – Câu vô chủ rồi.

Mà cũng khó, gọi là cô, là các anh thì không được – Điều lệnh không cho nói thế. Vậy mà cứ các cô và các anh hoài, không thể đe được. Lại thêm một cái cớ cho lính đùa.

Mới biết, những người lính trẻ cần hết sức giữ gìn khi hiện tượng buổi sáng xảy ra ở ga tàu. Không thể coi thường được, phải giữ gìn mình ngay cả những điều nhỏ nhất.

12h5 rồi, 14h30 là “chuyển bánh”.

Cẩm Hưng – Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

7 giờ sáng.

Ngủ trên võng bạt mắc trước cửa nhà. Nhà chật quá, chỉ đủ cho 3 người nằm giường. Đấy là 2 đứa nhỏ đã phải dồn vào chỗ khác. Đêm lạnh và mê mệt. Sau một đợt đi ô tô nhừ tử hôm qua 3h30 chiều lạ hành quân ra quốc lộ 1A. Tập trung trong một ngã ba đường đất đỏ kín đáo – ở đây đã tấp nập không khí khẩn trương của cửa ngõ mặt trận.

Mũ tai bèo, quân phục mới toanh, nhưng khẩu pháo nòng dài ngoằng và những chiếc xe xích sắt nổ máy làm rung chuyển lòng đường, lòng người, cả đạn dược, nhà bạt, cả quân trang, quân dụng… lỉnh kỉnh, lỉnh kỉnh. Tưởng chừng đây là đoàn quân đang thật sự đi vào tiền tuyến. Mà có lẽ thật sự đang đi vào chiến trường, điều đó không thể nào khẳng định khi đang ở đất A này.

Lại tạm biệt Nghệ An, tạm biệt Như Anh. Sắp đến thành phố Vinh, thành phố Đỏ bên bờ sông Lam, con sông chảy qua quê hương cha Như Anh… Thành phố mà chỉ một lỗ thủng trên mái ngói cũng đủ cho Phạm Tiến Duật xúc cảm nên một bài thơ đặc sắc. Bên đường, còn những hố bom 3 giờ sáng qua giặc vừa ném xuống. Nhìn người dân thành phố đứng nhìn ngôi nhà tưng ngói và hố bom lở loét lở loét với vẻ thờ ơ bình thản lạ lùng, thấy vững lòng vô hạn – Đúng là ở đây “hố bom là chuyện thường không nói nữa (T.N.T).

Thành phố đổ nát nhiều, nhà 4 tầng, nhà 3 tầng sụp đổ và rêu đã lên xanh, nhưng cũng trong những ngôi nhà đó, là vết xi măng nâu nhạt loang lổ, là cần trục và giàn giáo vươn thẳng lên trời… Những ngôi nhà một tầng kiểu cổ, mái vẩy cá ẩn mình trong cây lá xanh um, bảo người qua đường biết lịch sử lâu đời của thành phố nên thơ. Mình nhìn núi Quyết, núi Hồng Lĩnh và nhà máy điện Vinh, những tên đất nước đã đi vào lịch sử, thế mà mọi cái đều đơn sơ đều giản dị như chính con người tuyệt diệu ở đây. Núi không cao, không lạ, vẫn cây cỏ ấy, vẫn con đường mòn lên núi. Nhưng là điểm cao nhất của thành phố. Ta đã chặn lũ cướp trời từ ở chỗ này! Điều đặc biệt nhất là ở bến phà Vinh, xe tập trung lại đông nhất – ô tô chở bộ đội được đồng bào ưu tiên, vượt qua hàng mấy chục chiếc xe xếp dọc bên đường. Lúc ấy trời đổ mưa, hạt nhỏ nhưng mau. Sông Lam dâng những đợt sóng mạnh và dài. Mình đứng ở bên trái đầu phà, chỗ ấy gió mạnh nhất và hứng nước mưa nhiều nhất. Mình muốn thả sức cho mưa gió sông Lam phả vào người, ướt hết cả nửa người, lạnh lắm. Ngoảnh lại nhìn bờ, thành phố hiện lên như một giấc mơ, trời rất mù, không thể nhìn thấy ống khói nhà máy, nhưng từ đỉnh sóng sông Lam mưa bụi, ánh điện loè nhoè như sao sa. Ừ, đúng đấy, thành phố đang hát bên bờ kia…

Mình bỗng nhớ câu hò của người con trai buồn man mác và tủi tủi, câu hò trả lời người con gái mênh mông trên dòng vừa trong vừa mát: “Trách em sao nỡ hỡi bạn lòng ơi . Sông đục và lạnh, trong gió mưa, một cánh buồm vút hình vỉ lủi thủi cuốn trên mặt sóng… Sông Lam của em đây…

Bắt đầu những con đường quanh co, lượn theo những ngọn đồi thấp và đen kịt trong đêm. Ngồi trong ô tô tải, giữa đống người và máy móc, chỉ nhận thấy con đường qua ánh đèn của xe sau. Hố bom, hố bom, hố bom. .. cứ lần lượt hiện ra qua khoảng nhỏ của cánh tay bạn níu lấy mui xe cho khỏi ngã. Mỗi hố bom là một lần xóc nẩy tưng người Đường vắng khách đi bộ, đi xe đạp, thỉnh thoảng mới thấy vài người vội vã trong áo mưa – à, đất áo tơi mà. Hà Tĩnh đây rồi. Lại có nhiều là những chuyến xe “vô ra” tiền tuyến…

Buồn nôn kinh khủng, và có lẽ sẽ không thể chịu được nữa.

Cẩm Lạc – Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh

Tưởng hành quân xa lắm. Nhưng quanh quẩn vẫn trong huyện Cẩm Xuyên – Bắt đầu tập trung từ 4 giờ chiều. Và chỉ 9 giờ tối đã tới nơi. Dọc đường hành quân, mình được nghe những đồng chí đi trước kể rất nhiều về tuyến đường giao liên quan trọng bậc nhất của chiến trường. Người ta nói rằng: những năm địch đánh phá ác liệt, không lúc nào ngớt máy bay trên đầu, bom giặc thả bên đường chi chít. Ban đêm pháo sáng như ban ngày và ô tô chạy thầm, chạy bằng đèn gầm thoi thóp. Bao nhiêu chiếc xe đã đổ, đã bị bẹp trên con đường huyết mạch ra tiền tuyến này. Nhưng hàng vẫn ra tiền tuyến, bộ đội vẫn ra tiền tuyến và thắng lợi cứ lớn dần lên mãi. Kỳ diệu vô cùng đất nước chúng ta.

Hành quân ban đêm giữa cánh đồng tối đen như mực, đeo nặng, mệt, nhưng khoan khoái biết chừng nào – Tháng 4, đom đóm bay ra sáng lung linh trong cỏ, trên những bụi cây ướt hơi sương. Bỗng nghĩ, đom đóm có tên riêng không nhỉ, con đang lượn dưới dòng suối cạn hẳn tên là Kiều Diễm vì nó trong sáng và hiền dịu lạ lùng, vì nó lấp lánh lấp lánh đến kinh ngạc đấy bạn ơi.

Mình hỏi Chương – Có biết bài hát Con đom đóm – Bởi đang nhớ tới hôm nào đi bên Như Anh. Như Anh cũng hỏi mình như vậy. Làm sao Chương có thể biết được bài hát ấy- bài hát trên đường Nguyễn ái Quốc, trong đêm tháng 7 yên tĩnh, êm.đềm. Chương bảo: Bài hát ấy thế nào? – Sao khi Như Anh hỏi, mình không biết đường hỏi câu như thế?- Bài hát ấy thế nào hở Như Anh? Vậy mà những con đom đóm vô tư lự ấy cứ múa lượn hoài – Nó biết đâu rằng, có anh lính trẻ đang mơ hồ nghĩ về một bóng dáng xa xôi qua ánh sáng mờ ảo xanh của nó…

Đang diễn tập, vả lại, cũng gần tới chiến trường thật sự nên người ta cấm bật đèn pin – Chỉ có những điếu thuốc lá Sông Hồng loại 4 hào là tha hồ đỏ ở đầu môi – Trong đêm khuya lố nhố bóng người đứng, ngồi, lố nhố ba lô xoong nồi và cả đòn khiêng chọc thoải mái vào những vì sao xa nhất…

Con đường vào làng bẩn đến kinh khủng. Bùn ngập đến mắt cá và nồng nặc mùi phân trâu. Thật là khó ngấn. Bộ đội vừa đi vừa rủa. Đường thì không hẹp lắm đâu, còn khá rộng là đằng khác. Ô tô vận tải có thể ra vào thoải mái. Nhưng chỉ tội bùn, phân. Gánh nặng, đường trơn – Sơn bảo: Đây là tình huống thứ 6(!). Mãi đến khi xuống một cái dốc nhỏ khô ráo, thoát khỏi con đường trâu đi mới cảm thấy thú vị và nên thơ một chút. Như một giấc mơ, khi qua ô cửa tò vò của vòm cây, lập tức hiện ra một bãi cát chạy khá xa. Đến sáng mới biết đó là dòng sông đang mùa rút nước – Chỉ còn ít ở bờ kia, lội đến đầu gối hay hơn một chút – Sông chắc là trong lắm, vì đáy và ven sông toàn cát mà thôi. Bộ đội qua sông lòng rất vui, hứng khởi – Thật giống như cảnh chiến trường mà mình đã xem trong bộ phim tài liệu… ở bờ kia, sau lá, lò đỏ ánh đèn, có o gái giao liên đứng chờ anh bộ đội. O cười nghe vui đáo để, và cứ nhất định giằng lấy ba lô của Vực để đeo hộ. Mình chợt nhớ dọc đường hành quân, Hùng đã ca kéo thế nào mà một o to người mới lớp 7 đã gánh hộ hai cuộn dây nặng chích. Gớm thật, các chàng trai của A hữu tuyến, giỏi mồm giỏi miệng!

Mới lần đầu, mình đã cảm thấy ưa dân khu 4. Thật thà, chất phác và giác ngộ. Mình và Y, hai đứa vào chung nhà ông Y – có một con trai đi bộ đội, anh đóng ở Nghệ An, gần thành phố Vinh, có 2 cô gái lớp 7 và lớp 5, còn đứa con trai gần nhất tên là Hùng thì rất vui, rất kháu, rất quí các chú bộ đội đến địa phương này.

Ở đây dù già, dù trẻ, đều gọi bộ đội là “chứ . Mình nghĩ, chữ “chú” ấy đã vượt ra ngoài khái niệm “chú em” và “cha chú” – Nó đã giành ra một địa vị đặc biệt kính trọng và âu yếm cho anh bộ đội – Cũng như chữ “bác” vô cùng độc đáo mà dân tộc đã dành riêng cho Bác Hồ. Như thế đấy ở đây ở vùng mà những đoàn quân vào ra chiến trường đều phải dừng chân, người dân chân đất này đã thấu hiểu, đã thương yêu và cảm phục anh bộ đội, con em của họ, ruột thịt của họ – niệm vui và niềm hy vọng của cả xóm làng.

Đến Hà Tĩnh, vào bất kỳ nhà ai, người ta cũng hỏi: Các chú đi vô hay đi ra? Như vậy nghĩa là: đã vào đến Hà Tĩnh là ít nhất cũng sẽ được nhìn thấy chiến trường. Ít nhất cũng phải được một lần nắm lấy hòn đất còn đượm hơi lửa napan mà suy nghĩ đến những điều lớn lao của cuộc sống. Suy nghĩ đến tương lai, đến chân lý của thời đại. Lúc đó, sẽ hạnh phúc biết bao.

Đến đâu, cũng phải đào ngay hầm. ở chỗ tạm dừng như Nghi Long – Nghi Lộc hay Cẩm Hưng, thì chỉ cần đào khoảng 80cm, nghĩa là ngồi ngập đầu là được. Đào xong đi là vừa, nhưng vẫn phải đào để sẵn sàng chiến đấu. Còn đến đây, chỗ ở tương đối lâu hơn thì phải đào sâu 1m50, có hàm ếch hoặc có nắp để tránh bom bi, bom phá và đạn địch pháo kích. Đêm qua, địch cho tàu chiến pháo kích qua cầu Hộ chỉ cách đây vài km. Cả trưa nay cũng vậy, lúc mình ngủ nghe có tiếng ì ầm, té ra tàu chiến đang pháo kích. Biền cách đây chẳng xa lắm, theo đường chim bay là 4km. Có dịp nào sẽ ra biển, mặc dù tình hình phòng không khá căng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.