Mật Mã Da Vinci

CHƯƠNG 77



Langdon thán phục. Teabing vừa viết ra xong toàn bộ 22 chữ cái của bảng chữ cái Hebrew – alef-bet – theo trí nhớ. Đành rằng ông đã dùng kí tự La Mã tương đương thay vì chính chữ cái Hebrew, tuy nhiên, giờ đây ông đọc qua chúng với cách phát âm không chút sai sót.

A B G D H V Z Ch T Y K L M N S O P Tz Q R Sh Th “Alef, Belt, Gimel, Dalet, Hei, Vav, Zayin, Chet, let, Yud, Kaf, Lamed, Mem, Nun, Samcch, Ayin, Pel, Tradik, Kuf, Reishs Shin va Tav”.

Teabing lau trán và tiếp tục: “Trong chính tả Hebrew chính thức, nguyên âm không được viết ra. Do đó, khi chúng ta dùng chữ cái Hebrew để viết từ Bahome, nó sẽ mất đi ba nguyên âm và chúng ta còn lại…”.

“Năm chữ cái”, Sophie bật ra.

Teabing gật đầu và bắt đầu viết lại: “Được, đây là Baphomet viết đúng chính tả bằng chữ cái Hebrew. Tôi sẽ phác luôn cả những nguyên âm khuyết diện để cho rõ ràng hơn”.

B a P V o M e Th.

“Tất nhiên, hãy nhớ”, ông bổ sung thêm, “rằng tiếng Hebrew thường được viết theo chiều hướng ngược, nhưng chúng ta có thể dễ dàng sứ dụng mật mã Atbash theo cách này. Bước tiếp theo, tất cả những gì chúng ta phải làm là tạo ra cách sắp xếp thay thế bằng cách viết lại toàn bộ bảng chữ cái theo trật tự đảo ngược với bảng chữ cái ban đầu”.

“Có một cách dễ hơn”, Sophie nói, lấy bút từ tay Teabing, nó hiệu nghiệm đối với mọi mật mã thay thế phản chiếu, kể cả mật mã Atbash. Một mẹo nhỏ tôi học được ở Royal Holloway”. Sophie viết nửa bảng chữ cái đầu từ trái qua phải, sau đó bên dưới, viết phần còn lại của bảng chữ cái từ phải qua trái. “Người giải mật mã gọi nó là fold-over. Giảm nửa phần phức tạp. Nhưng lại rõ ràng gấp đôi”. A B G D H V Z Ch T Y K

Th Sh R Q Tz P O S N M L

Teabing nhìn bảng kẻ bằng tay của cô và cười khúc khích:

“Cô đã đúng. Rất vui được thấy là các chàng trai ở Holloway làm tốt công việc của họ”.

Nhìn vào ma trận thay thế của Sophie, Langdon cảm thấy một nỗi rộn ràng mỗi lúc một tăng mà ông nghĩ có thể sánh với nỗi rộn ràng của các nhà học giả khi lần đầu tiên họ đùng mật mã Atbash để giải mã Bí mật Sheshach, một bí mật giờ đây đã trở nên nổi tiếng. Suốt nhiều năm, các học giả về tôn giáo đã bối rối khó hiểu những chỗ trong Kinh Thánh quy chiếu đến một thành phố mang tên Sheshach. Thành phố này không xuất hiện trên bất cứ bản đồ nào hay bất cứ tài liệu nào nhưng lại được đề cập đến trong Sách của Jememiah – vị vua của Sheshach, thành phố Sheshach, nhân dân Shesbach. Cuối cùng, một học giả đã áp dụng mật mã Atbash vào từ này, và kết quả công việc của ông làm mọi người ngớ ra. Mật mã tiết lộ rằng Sheshach trên thực tế là một từ mã hóa cho một thành phố rất nổi tiếng khác. Quá trình rất đơn giản.

Sheshach, trong tiếng Hebrew được phát âm là: Sh – Sh – K Sh – Sh – K khi được thay thế trong ma trận trở thành B – B – L B – B – L, trong ngôn ngữ Hebrew, phát âm là Babel

Thành phố bí ẩn Sheshach được tiết lộ là thành phố Babel, và tiếp đó một phong trào rộ lên như điên: xem xét lại Kinh Thánh. Trong vòng nhiều tuần, nhiều từ mật mã Atbash đã được phát hiện trong Kinh Cựu ước, phơi bày vô số ý nghĩa ẩn giấu mà các học giả cũng không biết là có ở đó.

“Chúng ta ang đến gần”, Langdon thì thầm, không thể kiểm soát niềm phấn khích của mình.

“Vài phân nữa, Robert ạ”, Teabing nói. Ông ngước nhìn Sophie và cười. “Cô sẵn sàng chưa?”.

Cô gật đầu.

Được rồi, Baphomet trong ngôn ngữ Hebrew không nguyên âm viết là: B – P – V – M – Th. Bây giờ chúng ta chỉ cần đối chiếu với ma trận thay thế Atbash để dịch những bí từ này sang mật khẩu năm chữ của chúng ta”.

Tim Langdon đập thình thịch: B – P – V – M – Th. Ánh mặt trời đang tràn qua cửa sổ. Ông nhìn vào bảng ma trận đối chiếu của Sophie và chậm rãi thay thế. B là Sh. P là V…

Teabing cười toe toét như một cậu học sinh trong mùa Giáng sinh: “Và mật mã Atbash hé lộ…”. Ông dừng lại một lát, “Chúa ơi!”. Gương mặt ông trắng bệch đi. Langdon ngẩng phắt đầu lên.

“Có chuyện gì không ổn?” Sophie hỏi.

“Cô không tin được đâu”, Teabing đưa mắt nhìn Sophie, “đặc biệt với cô”.

“Ông định nói gì?”. Cô nói.

“Điều này… thật là tài tình”, ông thì thầm: “Cực kỳ tài tình!”.

Teabing viết lại trên giấy. “Nổi trống lên! Đây là mật khẩu của quý vị,, ông giơ cho họ thấy cái ông đã viết.

Sh – V – P – Y – A

Sophie cau mặt: “Nó là cái gì?”.

Langdon cũng không nhận ra.

Gịong Teabing như run lên vì kính sợ: “Bạn ạ, đây thực sự là một từ thông thái cổ xưa!”.

Langdon đọc lại những chữ đó. Một từ thông thái cổ giải thoát cuộn giấy này. Lát sau, ông hiểu ra. Ông đã không thấy điều này tới. Một từ thông thái cổ!”.

Teabing cười: “Theo nghĩa đen!”.

Sophie nhìn từ này và sau đó nhìn đĩa chứ. Ngay lập tức, cô nhận ra là Langdon và Teabing đã không thấy một trục trặc nghiêm trọng: “Khoan! Đây không thể là mật khẩu”, cô cãi.

Hộp mật mã không có Sh trên đĩa chữ. Nó dùng bảng chữ cái La Mã truyền thống”.

“Đọc từ này lên”, Langdon giục. “Hãy nhớ hai điều. Trong ngôn ngữ Hebrew, kí tự cho âm Sh cũng có thể được phát âm như S, phụ thuộc vào trọng âm. Cũng như chữ cái P có thể đọc là F”.

SVFYA? Cô nghĩ, bối rối.

“Thiên tài!”. Teabing chêm vào. “Chữ cái V thường thay thế cho nguyên âm O!”.

Sophie lại nhìn vào các chữ cái, cố đọc lên thành âm chuẩn.

“S… o… f… y… a”.

Cô nghe thấy chính tiếng mình, và không thể tin vào cái mình vừa thốt ra. “Sophia? Chữ này phát âm như Sophia?”.

Langdon gật đầu: “Phải! Sophia nghĩa đen là thông thái trong tiếng Hy Lạp. Tên gốc của cô, Sophie, là một “từ thông thái”.

Sophie bỗng nhớ ông mình da diết. Ông đã mã hóa viên đá đỉnh vòm của Tu viện Sion bằng tên của mình. Cổ họng cô nghẹn lại. Tất cả dường như rất hoàn hảo. Nhưng khi cô quay lại nhìn vào năm đĩa chữ trong hộp mật mã, cô nhận thấy vẫn còn điều gì đó không ổn. “Nhưng khoan đã… Sophia có sáu chữ cái”.

Nụ cười của Teabing dường như không bao giờ tắt: “Hãy xem lại bài thơ. Ông cô đã viết “Một từ thông thái cổ”.

“Nghĩa là?”.

Teabing nháy mắt: “Trong tiếng Hy Lạp cổ, thông thái được viết là S-O-F-I-A”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.