Muôn Kiếp Nhân Sinh 2

Phần Năm – Assyria: Dấu Chân Tiền Kiếp



Tôi đang chăm chú ngồi đọc sách thì Angie hớn hở bước vào:

– Anh ơi, em vừa làm quen được với một người nổi tiếng ở gần đây. Anh có biết là ai không?

Tôi đặt cuốn sách xuống, lắc đầu. Angie vui vẻ kể:

– Hôm nay, em xuống thị trấn mua thực phẩm. Lúc ra về, em thấy một người phụ nữ lớn tuổi khệ nệ mang những túi đồ ra xe. Bà ấy có vẻ xoay xở khó khăn khi mở cửa xe nên em chạy đến giúp. Khi trò chuyện với bà thì em mới biết bà là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng từ thập niên 1950. Anh thử đoán xem người em vừa gặp là ai?

Chúng tôi đang ở ngôi nhà nghỉ dưỡng ở Colorado và Angie đôi ba ngày phải xuống núi để bổ sung thực phẩm và vật dụng cần thiết, có vẻ hôm nay cô ấy đã có một chuyến đi thú vị. Tôi không biết gì về các ngôi sao điện ảnh nên lại lắc đầu. Angie hào hứng nói tiếp:

– Bà ấy chính là Ginger T, một người đẹp đã làm rung động biết bao con tim khán giả vào thời của bà. Tuy giờ bà đã gần chín mươi, nhưng bà vẫn còn đẹp lắm.

Tôi không nhớ mình đã xem phim gì của người diễn viên này vì cái tên đó không gợi lên cho tôi một ấn tượng nào. Angie ngồi xuống, vui vẻ nói:

– Bà Ginger cũng ở gần đây. Sau khi nói chuyện mới biết chúng ta với bà là hàng xóm. Biết mình mới dọn đến đây nên bà có ý mời chúng ta đến nhà chơi. Anh nghĩ sao?

Angie là người quảng giao, gặp ai cũng dễ nói chuyện làm quen nên tôi không lạ gì về những việc như thế này. Tôi gật đầu qua loa vì còn mải mê với cuốn sách đang đọc. Đến hôm sau, Angie quả thật đã nhận được điện thoại của bà Ginger, bà mời chúng tôi đến nhà chơi, vậy là chúng tôi đồng ý đến thăm.

Nơi bà Ginger ở là một biệt thự rộng lớn nằm sâu trong một khu vườn trồng rất nhiều hoa, đủ màu đủ sắc. Xe vừa ngừng trước cửa, tôi đã thấy một bà lão tóc bạch kim bước ra đón. Mặc dù đã lớn tuổi nhưng bà vẫn còn phảng phất những nét quyến rũ của thời son trẻ. Vừa nhìn thấy bà, tôi đã có cảm tưởng như từng gặp người này ở đâu rồi. Bà Ginger vui vẻ mời chúng tôi vào căn phòng khách sang trọng, nơi được trang hoàng với rất nhiều ảnh của các tài tử điện ảnh nổi tiếng một thời. Trong lúc bà Ginger và Angie nói chuyện, tôi ngồi im lặng, cố lục lại trí nhớ xem đã gặp người này ở đâu nhưng rốt cuộc vẫn không nhớ được. Tôi nghe Angie hỏi:

– Bà sống ở đây với ai?

Bà Ginger trả lời:

– Tôi sống một mình. Ban ngày có người giúp việc đến giúp đỡ tôi, nhưng ban đêm thì tôi ở một mình. Tôi còn khỏe, chưa cần người phụ việc ở cùng qua đêm.

Sau câu chuyện xã giao, bà Ginger đưa chúng tôi đi quanh phòng, giới thiệu những bức ảnh của bà chụp cùng các diễn viên nổi tiếng của Hollywood. Bà kể cho chúng tôi về những bộ phim bà đóng, rồi đưa chúng tôi đi quanh nhà, nhìn ngắm những căn phòng bày biện sang trọng, đẹp đẽ. Căn nhà rất lớn, lại nhiều phòng, mỗi phòng đều được trang trí theo lối vừa sang trọng vừa thanh lịch. Bà Ginger còn đưa chúng tôi đi xem bộ sưu tập quần áo của bà.

Đó là một căn phòng lớn với hàng chục tủ kệ tinh xảo trưng bày những bộ quần áo thời trang từng xuất hiện trong các bộ phim nổi tiếng của bà. Có nhiều bộ chắc hẳn trị giá hàng chục ngàn đô-la nếu đem đấu giá. Hàng trăm đôi giày, mũ, kính, phụ kiện, trang sức đủ kiểu, đủ màu, được sắp đặt thứ tự trên những dãy kệ bằng kính. Angie vừa tham quan vừa khen cách bài trí nghệ thuật của gian phòng, hai người trò chuyện rất tương đắc. Khi ra về, bà ân cần mời chúng tôi mỗi khi đến đây thì ghé qua thăm bà cho vui.

Buổi tối hôm đó, khi tôi đang tiếp tục đọc cuốn sách của mình thì Angie hỏi:

– Anh nghĩ sao về bà Ginger?

Tôi lắc đầu, không bày tỏ ý kiến gì. Thật ra, tôi không có thói quen để tâm nhiều đến những chuyện xã giao như thế này. Nhưng Angie thì nói với vẻ đầy ưu tư:

– Em thấy bà ấy thật đáng thương. Phải sống lẻ loi một mình trong căn nhà rộng lớn với bao kỷ niệm huy hoàng của thời quá khứ. Chắc anh không để ý đến câu chuyện em và bà Ginger trao đổi với nhau. Bà đã có ba đời chồng, toàn là triệu phú, nhưng không có con. Bà được thừa hưởng gia tài lớn của người chồng thứ ba để lại nhưng hiện nay bà sống cô đơn, không họ hàng, không bạn bè, không ai thăm hỏi.

Tôi gật đầu nhưng không góp chuyện vì còn mải mê với cuốn sách đang đọc đến đoạn gay cấn. Hôm sau, tôi ghé thăm ông Kris để hỏi ông vài điều thắc mắc khi áp dụng phương pháp tu tập tĩnh tâm mà ông hướng dẫn. Trong cuộc trò chuyện, tôi vô tình kể về cuộc gặp gỡ với bà Ginger.

Ông Kris mỉm cười:

– Tôi biết bà Ginger, bà ấy ở gần đây. Còn ông, ông cảm thấy thế nào khi gặp bà ấy?

Tôi lắc đầu:

– Tôi cảm thấy bà ấy khá quen mặt, cứ ngờ ngợ hình như đã gặp bà ở đâu rồi, nhưng không nhớ được là đã gặp ở đâu. Tôi cũng không nhớ đã xem phim nào của bà ấy. Thật ra tôi không để ý đến phim ảnh.

– Biết đâu ông chưa gặp bà Ginger trong kiếp này, nhưng đã gặp ở kiếp trước thì sao?

Tôi bật cười vì nghĩ ông nói đùa, nhưng nhìn vẻ nghiêm túc trên gương mặt ông tôi bắt đầu bối rối. Tôi hồi:

– Ông nói gì? Tôi và bà Ginger đã quen biết từ trước sao?

Ông Kris thong thả nói:

– Nếu tập trung tư tưởng, ông có thể nhớ lại việc này. Đáng lẽ ra ông phải tự mình khám phá những liên hệ cá nhân của ông để hiểu rõ về luật Nhân quả, Luân hồi.

Tôi ngạc nhiên, hỏi tới:

– Khi tôi gặp bà Ginger, quả thật có cảm giác quen thuộc, nhưng có thật là có liên hệ từ kiếp trước không? Việc này là thế nào?

Ông Kris dùng giọng nghiêm túc trả lời:

– Ông nên biết rằng không phải do tình cờ mà mọi người gặp nhau đâu. Tất cả sự gặp gỡ trong đời của chúng ta đều do nhân duyên được thu xếp từ trước qua luật Nhân quả. Mỗi nhân duyên gặp gỡ ai đó đều chứa những bài học mà con người cần phải học, vì người ta gặp nhau là để học hỏi lẫn nhau. Có khi là bài học về hạnh phúc, có khi là bài học về sự đau khổ. Có khi gặp nhau để trả nợ, có khi gặp nhau để nối lại duyên xưa. Qua những bài học này, con người sẽ học những bài học cần thiết cho mình, biết đâu là điều cần làm để thay đổi, để chuyển hóa, để phát triển lên mức độ hiểu biết cao hơn.

Ông Kris tiếp tục:

– Vì bài học cho nhân loại quá lớn, không ai có thể học hết được trong một đời, nên con người phải trải qua nhiều kiếp sống, đến nhiều quốc gia, trở thành người thuộc nhiều chủng tộc và sống trong nhiều nền văn hóa khác nhau, để học dần dần bài học lớn này. Có khi họ học một mình, có khi học chung với nhiều người, có lúc gặp người thiện chí, có tri thức giúp họ tiến bước, có lúc lại gặp người gây phiền toái, cản trở. Có những người vừa gặp đã thích nhau nhưng có người vừa thấy nhau đã nảy sinh ác cảm. Tất cả những người chúng ta gặp gỡ trong đời đều do những liên hệ nhân quả từ trước, ông nghĩ xem, ông giao thiệp với nhiều người, tại sao có người mới gặp lần đầu, ông đã có thiện cảm mà có người dù gặp nhiều lần ông vẫn dửng dưng?

Tôi bật cười, trả lời:

– Nói chi đến người, ngay cả đồ vật cũng thế. Có thứ tôi vừa nhìn thấy đã thích, có thứ tôi chẳng bao giờ để ý đến.

Ông Kris mỉm cười chỉ lên bức tranh cổ trên tường:

– Có phải lần đầu đến đây ông đã bị thu hút bởi bức tranh kia không? Còn cây gậy ngọc nữa? Đó là bởi chúng nhắc cho ông về một mối liên hệ từ thời xa xưa.

Tôi gật đầu:

– Đồ vật vô tri thật sự có thể có liên hệ với con người, thật kỳ diệu làm sao.

Ông Kris gật gù, nói thêm:

– Một số đồ vật chứa năng lượng từ điện (Magnetic Energy) có thể nhắc nhở đến những liên hệ có từ xa xưa. Thí dụ như cây gậy ngọc đã có liên hệ với ông qua nhiều thế kỷ. Kim thạch là vật ít thay đổi, tăng trưởng chậm, nên giữ được năng lượng rất lâu. Khi đeo đồ trang sức trên người, mọi người đều truyền năng lượng từ điện của mình vào vật đó một cách vô thức. Người nhiều tình cảm khi đeo vật gì cũng sẽ truyền năng lượng tình cảm vào vật đó. Nếu vật đó lọt vào tay người khác thì nó có thể ảnh hưởng đến tình cảm của người kia. Đây cũng là nguyên lý được các phù thủy sử dụng, họ dùng bùa chú bằng cách truyền năng lượng từ điện của họ vào một vật để giúp người hay hại người. Cũng chính nguyên nhân này mà những kẻ đào mồ trộm mả, mua bán đồ cổ, hay người thích đeo trang sức cổ thường gặp hung kiết bất ngờ.

– Khi một người có mối quan hệ tiền kiếp xuất hiện trong đời chúng ta thi thường là dấu hiệu báo trước một vài ân nợ nào đó trong vòng nhân quả đã đến lúc cần giải quyết. Dĩ nhiên, không mấy ai nhận biết được khi việc này xảy đến. Nhưng xét ra, nếu để ý thì ông sẽ thấy cuộc đời có những dấu hiệu chỉ dẫn cho những việc này, để những người có đủ hiểu biết có thể nhận thức và học hỏi. Bình thường khi gặp người đến trả nợ, ai cũng vui mừng đón nhận, nghĩ rằng mình may mắn gặp quý nhân giúp đỡ. Tuy nhiên, khi gặp người đến đòi nợ, hầu như ai cũng bất mãn, trách móc, quy lỗi cho người này người nọ thay vì chấp nhận để học bài học đó.

Tôi thắc mắc:

– Nếu vậy thì tôi và bà Ginger có liên hệ gì với nhau?

Ông Kris im lặng suy nghĩ một lúc rồi gật đầu:

– Như tôi có nói, đáng lẽ ra ông phải tự mình khám phá những liên hệ cá nhân của ông để hiểu về luật Nhân quả và Luân hồi. Nhưng thôi được, để tôi giúp ông thêm lần này.

Cũng như lần trước, tôi ngồi yên một lúc cho đến khi ông Kris nói nhỏ vào tai tôi một câu với ngôn ngữ lạ lùng, khiến tôi thiếp đi.

***

Tôi thấy minh đang nằm trong một căn lều vải với tâm trạng bực bội. Tôi cố gắng định tâm và biết rằng mình đang ở trong sự hồi tưởng về một kiếp sống đã qua. Tuy nhiên, tôi bất ngờ nhận ra ở kiếp sống này tôi không phải là nam nữa mà đang ở trong tấm thân nữ giới.

Những hình ảnh dần dần hiện ra mỗi lúc một rõ rệt khi tiềm thức của tôi hoạt động, đưa tôi trở lại kiếp sống đó và tôi nhận ra mình đang bực bội vì vừa có một trận cãi vã lớn với gia đình. Tôi tên là Seriram, là con thứ ba trong một gia đình người Assyria sông du mục trên sa mạc. Tôi có người chị lớn tên là Shamuram và người anh tên là Nimurta. Cha tôi là tù trưởng của một bộ lạc sống quanh các ốc đảo nằm giữa trục lộ giao thông của Ashur và Babylon. Đây là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa quan trọng giữa các bộ lạc trong sa mạc. Các đoàn thương buôn đi từ Ashur đến Babylon đều phải ghé ngang các ốc đảo nghỉ ngơi. Do đó, đây là nơi các bộ lạc quanh vùng và các đoàn thương buôn trao đổi hàng hóa, tài vật với nhau, và trong các cuộc giao thương này, họ phải chia cho bộ lạc của cha tôi một phần để được bảo đảm sự công bằng và an ninh khi đổi chác.

Ba chị em chúng tôi tuy là ruột thịt nhưng tính tình không giống nhau. Chị Shamuram xinh đẹp, được cha tôi thương yêu nhất trong các con. Anh Nimurta không thích tập luyện võ nghệ hay săn bắn như các trai tráng khác trong bộ lạc mà chỉ thích âm nhạc. Tôi là đứa con nhỏ nhất trong nhà nhưng giống cha tôi ở chỗ luôn biết lo toan, tính toán cẩn thận cho gia đình.

Mặc dù sống trong sa mạc nhưng cha tôi cũng mời thầy về dạy dỗ cho chúng tôi. Chị Shamuram không bao giờ chú ý đến việc học hành mà chỉ quan tâm đến việc làm đẹp. Chị thích trang điểm, chị thích quần là áo lụa. Anh Nimurta thích học nhạc hơn học chữ và không có điều gì có thể hấp dẫn anh ấy hơn việc chơi đàn. Phần tôi thì ngược lại, tôi học xuất sắc mọi môn, khiến các thầy giáo phải kinh ngạc, cha tôi hãnh diện về điều này nhưng mẹ tôi thì không hài lòng, vì bà quan niệm phụ nữ không cần học nhiều như thế.

Khi lớn lên, chúng tôi thường theo cha tôi kiểm soát hàng hóa của các đoàn buôn lữ hành ghé qua ốc đảo để buôn bán, đổi chác. Chị Shamuram không bao giờ để ý thứ gì ngoài vải vóc, phấn son, nữ trang. Nhiều lần cha tôi phải trách khéo chị về sự cẩu thả khi đếm số gia súc được dùng đổi lấy hiện vật. Anh Nimurta kiểm soát kỹ lưỡng nhưng có nhược điểm là thường bị lợi dụng. Anh không thể cầm lòng trước những phụ nữ xinh đẹp tháp tùng theo các đoàn thương buôn nên cứ khiến công việc bê trễ.

Tôi thì khác, chỉ cần nhìn qua món hàng tôi biết ngay được giá trị của chúng. Khi đưa con số để trao đổi, không ai có thể qua mặt tôi. Khi tôi đề nghị giá cả thì đến các lái buôn thiện nghệ cũng phải khâm phục.

Khi tôi kiểm soát hàng hóa, những lái buôn gian xảo không dám giở trò. Cha tôi nói, tuy nhỏ tuổi nhưng tôi đã khôn ngoan sắc sảo nên được mọi người tôn trọng.

Hàng năm, cha tôi đều có những chuyên đi xa để lo liệu công việc của bộ lạc. Mỗi chuyến thường kéo dài cả tháng, khi đó ba chị em tôi phải thay phiên nhau kiểm soát mọi việc buôn bán, trao đổi hàng hóa của những đoàn thương buôn. Đây là lúc mà sự đụng chạm, cãi vã giữa chúng tôi xảy ra nhiều nhất.

Khi cha tôi trở về, tôi thường báo cáo những điểm không chính xác trong con số thu nhập cũng như sự vô trách nhiệm của chị và anh tôi. Chị Shamuram không để ý đến lời buộc tội của tôi. Bởi dù có lỗi gì, cha tôi cũng không bao giờ nặng lời với đứa con ông yêu thương nhất. Anh Nimurta khó chịu khi bị bắt quả tang đã sửa đổi con số của những gia súc được dùng trao đổi để làm vui lòng những phụ nữ mà anh qua lại, nhưng chỉ cần mẹ tôi nói vài câu với cha tôi thì mọi việc cũng được giải quyết ổn thỏa. Riêng phần tôi, tôi không thể chịu nổi kiểu làm việc cẩu thả, vô trách nhiệm, không chính xác này.

Hôm đó tôi đã phản đối kịch liệt với cha mẹ tôi và cuộc cãi vã đi đến hồi quyết liệt. Mẹ tôi giận dữ nói với cha tôi:

– Lúc nào nó cũng cho rằng nó đúng và người khác sai. Nó chỉ thích gây gổ với mọi người, có lẽ ông phải tống cổ nó ra khỏi đây thì mọi việc mối yên được.

Tôi hầm hầm bỏ về lều, lòng ngập tràn phẫn hận. Đang bực bội không cách gì người được thì tôi thấy cha bước vào. Ông nói:

– Tại sao con cứ phải cố tìm thấy lỗi của người khác như thế? Việc thu nhập từ sự đổi chác này, nhiều hay ít, lời hay lỗ, cha không quan tâm đâu. Cha không muốn thấy gia đình ta xáo trộn, bất hòa như thế.

Tôi tức giận, nói lớn:

– Cha ơi, chúng ta làm bất cứ việc thì cũng phải rõ ràng, chính xác chứ. Như vậy có gì không đúng? Tại sao những người khác không thể làm được như thế?

Cha tôi thở dài:

– Không phải chị con, anh con không làm được đâu, nhưng mỗi người đều có sở thích riêng, bắt chúng làm việc chúng không thích thì khó có kết quả được. Cha biết con làm việc minh bạch, chính xác và có lúc cha còn muốn con sẽ thay cha trông nom công việc tại đây. Tiếc rằng là phụ nữ, con không làm tù trưởng được.

Tôi khó chịu:

– Tại sao phụ nữ không làm tù trưởng được?

Cha tôi mỉm cười, ôn tồn nói:

– Đó là truyền thông đã có từ ngàn xưa. Phụ nữ không thể làm tù trưởng được vì mọi người sẽ không chịu tuân phục rồi đưa đến những xáo trộn, bất hòa vô ích. Truyền thống đã ghi rõ: người nam có nhiệm vụ của người nam, người nữ có nhiệm vụ của người nữ. Mỗi người có nhiệm vụ riêng, không giống nhau, đó là sự khác biệt giữa nam và nữ.

Tôi tức giận cãi lại:

– Nhưng cha ơi, đó là truyền thông cổ hủ. Cha thấy đó, có những người nam như anh Nimurta, không chịu săn bắn như những trai tráng khác mà chỉ thích âm nhạc để quyến rũ phụ nữ. vậy thì truyền thống có ý nghĩa gì?

Cha tôi lắc đầu:

– Tại sao con cứ phải so sánh như thế? Mỗi người có sở thích riêng, không ai giống ai, vậy nên con đừng phê bình, trách móc làm gì, đó là việc vô ích. Con không thay đổi được ai, cũng như chẳng ai có thể thay đổi được con. Con không sống theo cách của người khác và cũng không bắt người khác sống theo cách của con được. Do đó, cha không muốn con cứ tức giận với mọi người như vậy. Tại sao con không thể sống thoải mái chứ?

Tôi cười lớn:

– Tại vì con giỏi hơn họ. Con có thể làm những việc mà không mấy ai làm được. Cha hãy nhìn xem, quanh sa mạc này có kẻ nào không phục con? Những người buôn bán giỏi nhất đến đây cũng phải e dè với con.

Cha tôi nghiêm giọng:

– Đúng thế, con là người thông minh nhất trong các con của cha. Nhưng chính sự thông minh ấy đã khiến con trở nên kiêu căng, tự phụ. Con cần phải học tính khiêm tốn, vì kiêu căng là điều rất nguy hiểm. Nếu con luôn nghĩ mình đúng, người khác sai thì lúc nào con cũng chỉ nhìn thấy lỗi của người khác chứ không bao giờ thấy lỗi của mình. Đó là một thói xấu, không dễ gì thay đổi, nhưng con ơi, nếu con cứ mãi khư khư rằng mình luôn đúng thì rồi con sẽ đau khổ. Từ nhỏ đến lớn con chỉ sống nơi đây nên không biết đến thế giới bên ngoài, con chưa mở rộng tầm mắt để nhìn thấy những việc không như ý xảy ra trong cuộc sống.

Tôi vẫn cương quyết:

– Dù xảy ra việc gì đi nữa thì con cũng có thể đối phó được. Trước giờ con chưa từng sợ hãi bất cứ thứ gì.

Cha tôi khẽ lắc đầu, cảm thán:

– Được lắm… Rồi con sẽ biết thôi. Con còn phải học nhiều. Không học ở đây thì phải học ở nơi khác.

Tôi ngạc nhiên:

– Cha nói vậy là sao? Con còn phải học gì nữa chứ? Học ở đâu nữa?

Cha tôi thong thả tuyên bố:

– Lần này cha đi Ashur về có mời gia đình một người bạn đến đây. Gia đình này muốn kết thông gia với chúng ta. Cha sẽ chấp thuận cho con hoặc Shamuram làm dâu gia đình này.

Đúng như cha tôi nói, vài hôm sau gia đình Nacharuchem đã đến đây.

Trước giờ chúng tôi không lạ gì với những đoàn thương buôn số lượng trên dưới khoảng năm chục người, mang theo hàng hóa đến đổi chác, nhưng đoàn người của gia đình này lại kéo đến hơn hai trăm người cùng lừa ngựa, lạc đà chuyên chở rất nhiều vật dụng.

Một buổi tiệc chào mừng được tổ chức tưng bừng, kéo dài nhiều ngày với rất nhiều trò vui do những nhạc sĩ, vũ công từ Babylon tháp tùng đến để giúp vui. Chưa bao giờ bộ lạc chúng tôi được chứng kiến bữa tiệc long trọng như thế.

Ngay từ đầu, Shamuram đã chuẩn bị nữ trang và trang phục để thay đổi liên tục khi dự tiệc. Các vò rượu lớn được mang ra, đầu bếp thì bận rộn chuẩn bị món ăn, mùi thịt nướng tỏa ra khắp nơi. Giữa sân là đống lửa lớn với các vũ công thay phiên nhau múa hát trong tiếng nhạc dập dìu.

Mẹ tôi muốn tôi thay y phục đẹp nhất nhưng tôi nhất quyết chỉ mặc y phục bình thường và cũng không đeo nữ trang, bất chấp lời đe dọa của mẹ. Chúng tôi được lệnh phải ngồi sau cha tôi để cho gia đình Nacharuchem xem mắt, nhưng tôi không để ý đến ai. Tôi thấy trong đám khách ấy người nào cũng giống người nào, không biết ai sẽ là chồng tương lai của chúng tôi.

Chiều hôm sau, cuộc bàn thảo, thương lượng giữa hai gia đình kết thúc, cha tôi gọi tất cả các con vào trong lều để nói chuyện, ông tuyên bố:

– Lần này, ta bất ngờ săn được “hai con sư tử” một lúc. Gia đình Nacharuchem ngỏ ý muôn chọn Shamuram cho Neveni, đứa con trai của họ và xin được cử hành hôn lễ ngay.

Trong lúc chị Shamuram reo lên sung sướng thì cha đưa mắt nhìn tôi và nói tiếp:

– Tuy nhiên, đến cùng với gia đình Nacharuchem còn có một gia đình là bạn của họ. Họ có con trai và xin cưới Seriram. Do đó chúng ta có thể sẽ cử hành hai hôn lễ cùng một lúc.

Mẹ tôi lo lắng:

– Hai đám cưới cùng lúc thì lấy đâu ra hồi môn?

Theo phong tục ở chỗ chúng tôi thì gia đình nhà gái phải bỏ ra một sổ tiền lớn cùng nhiều vật dụng, gia súc để làm hồi môn khi gả con gái.

Cha tôi bật cười, xoa xoa hai tay vào nhau:

– Ta đã thương lượng xong rồi. Hồi môn cho Shamuram phải xứng đáng vì nhà Nacharuchem là gia đình giàu có, có tiếng tăm ở Ashur nên chúng ta không thể bị mất mặt được. Tuy nhiên, gia đình Nabu thì không giàu có gì nên họ cũng không đòi hồi nhiều.

Trong lúc chị Shamuram sung sướng chạy về lều để chuẩn bị y phục và nữ trang cho hôn lễ thì tôi thể hiện sự bất mãn với cha:

– Nếu gia đình Nabu không tương xứng thì tại sao cha gả con cho họ? Cha tôi chưa kịp nói gì thì mẹ tôi đã lên tiếng:

– Mày hung hăng như con trai thì có người lấy đã may rồi. Đi lấy chồng cũng tốt, cứ ở nhà làm loạn cái nhà này mãi sao?

Một lần nữa, hai mẹ con chúng tôi lại to tiếng cãi vã nhưng lần này mẹ tôi chỉ nói vài câu rồi bỏ qua lều của chị Shamuram. Còn lại tôi và cha, cha ôn tồn nói:

– Dù sao năm này con cũng đã mười sáu tuổi rồi, đã đến lúc phải lập gia đình. Có như thế cha mẹ mới yên lòng. Đời sống ở sa mạc đầy bất trắc, hiểm nguy, sống tại Ashur an toàn và bảo đảm hơn.

Tôi vô cùng bất mãn nhưng không nói được gì, vì truyền thống của chúng tôi là tất cả mọi việc lớn nhỏ của con cái, kể cả hôn nhân, đều được quyết định bởi người chủ gia đình. Một khi cuộc thảo luận hôn nhân giữa hai gia đình đã xong, người làm thân con gái như tôi không có cơ hội chọn lựa. Tôi biết cha mẹ nào cũng muốn con gái họ lấy được người chồng vừa ý và sống hạnh phúc, nhưng sự lựa chọn của các bậc cha mẹ thường chỉ dựa vào sự môn đăng hộ đối, vào tài sản, vào sự quen biết hay tương xứng địa vi, chứ đâu biết gì về người con rể mà họ lựa chọn cho con gái mình.

Ở xã hội Assyria, người phụ nữ hầu như không có địa vị hay giá trị nào. Bởi phong tục trọng nam khinh nữ mà ngay từ khi vừa lọt lòng, đứa con gái đã làm cha mẹ nó không vui. Việc nuôi dưỡng con gái ngoài sa mạc không dễ dàng gì, luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chúng tôi luôn bị đe dọa bởi sự tranh chấp giữa các bộ lạc để kiểm soát các tuyến đường giao thương hay các ốc đảo có nguồn nước. Quanh vùng luôn có nhiều băng cướp sẵn sàng giết người, cướp của, bắt cóc phụ nữ để bán cho các chợ buôn nô lệ.

Một lý do khác mà không gia đình nào muốn có con gái là vì, theo tập tục hôn nhân, gia đình người con gái phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc, của cải để làm của hồi môn khi con đi lấy chồng. Việc con gái đi lấy chồng gây tổn thất tài chính rất lớn, đôi khi có thể làm khánh kiệt tài sản gia đình. Ngoài ra, cũng theo tập tục ở đây, khi người con gái đã về nhà chồng thì không bao giờ có thể trở về nhà cha mẹ ruột được nữa. Nếu người con gái đã lấy chồng phạm lỗi gì thì cha mẹ ruột phải liên đới chịu trách nhiệm, do đó, không gia đình nào muốn nhận lại con gái sau khi đã phải trả món hồi môn lớn cho con lập gia đình.

Hôn lễ của chúng tôi được tổ chức hết sức linh đình, kéo dài suốt ba ngày ba đêm. Người trong bộ lạc chúng tôi chưa bao giờ trải qua những ngày vui như thế. Bao nhiêu vò rượu quý được cất giữ lâu năm đều được mang ra đãi khách, nhiều bảo vật quý giá cùng gia súc của bộ lạc đã được đem ra làm của hồi môn cho hai gia đình nhà trai. Toàn bộ khung cảnh hội hè này không khiến tôi mảy may động lòng. Hôn lễ của tôi nhưng tôi như người ngoài cuộc, bởi trong lòng tôi lúc đó chỉ có sự bất mãn và tức giận. Tôi mơ hồ dự cảm rằng những kỳ vọng về hôn nhân của tôi trước đây đang từng bước đổ vỡ.

Đến đêm cuối cùng của những ngày tiệc cưới, khi cuộc vui còn chưa kết thúc, tôi được đưa đi tắm rửa, thay bộ áo cưới truyền thống bằng lụa mềm mại. Những thị nữ theo hầu hào hứng nói với tôi rằng đây là loại lụa nổi tiếng nhất của xứ sở này, vì nó mềm mại đến mức được ví von là loại lụa dệt từ ánh trăng và người ta tin rằng ai mặc nó lên người thì sẽ có được may mắn và hạnh phúc. Tôi hờ hững nhìn bộ trang phục sặc sỡ đi cùng những món trang sức lấp lánh. Sự lạnh lẽo của lớp lụa phủ trên da thịt không khác gì cõi lòng tôi khi đó.

Tôi được đưa đến một căn lều kết hoa được trang trí lộng lẫy cho đêm tân hôn. Cả căn lều thoang thoảng mùi hương hoa hồng Damask danh tiếng vùng Lưỡng Hà, thứ mùi hương thanh khiết đó giờ chỉ khiến tôi có cảm giác ngột ngạt. Tôi ngồi xuống chiếc giường êm ái phủ đầy cánh hoa hồng, bên tai vẫn nghe rõ âm thanh tiệc tùng dội lại từ bên ngoài.

Tôi ngồi bất động trong những cảm xúc khó tả đó không biết bao lâu, cho đến khi một gã đàn ông say xỉn, đi đứng xiêu vẹo bước vào lều. Azhida là một gã đàn ông lực lưỡng, râu ria rậm rạp, khuôn mặt nổi bật với chiếc mũi khoằm hung tợn. Đến tận lúc này tôi mới nhìn rõ gương mặt người được chọn làm chồng mình. Azhida ra dấu cho tôi đến gần hắn, nhưng tôi không động đậy. Ánh mắt hắn ta săm soi khắp người tôi, không giấu giếm vẻ đắc ý, hắn cười đểu giả:

– Trông cũng được đấy. Ta đã nhìn thấy em ngồi sau cha em, tuy em không đẹp như Shamuram, nhưng nhìn kỹ thì cũng không quá tệ.

Tôi mỉa mai:

– Nếu thế tại sao ông không cầu hôn Shamuram đi?

Azhida bật cười:

– Làm sao ta tranh được với Neveni của gia tộc Nacharuchem giàu có. Thôi thì, ta thấy lấy em cũng tạm được!

Vừa dứt lời, hẳn lao đến định ôm chầm lấy tôi. Tôi hoảng hốt xoay người né tránh, nhưng hẳn đã chụp được vạt áo tôi và giật mạnh khiến tôi loạng choạng rồi ngã xuống đất. Tôi vùng vẫy để cố thoát khỏi hắn nhưng hắn đã đè chặt tôi xuống sàn. Tôi vừa la hét vừa cào cấu trong tuyệt vọng nhưng sức tôi không sao bì được với hẳn. Hắn bắt đầu hung hãn xé nát quần áo trên người tôi. Truyền thuyết may mắn và hạnh phúc do thứ lụa kia mang lại đã không ứng nghiệm với cuộc đời tôi. Tôi càng giãy giụa hắn càng ra sức áp chế và rồi hẳn bắt đầu ra tay đánh tôi. Sau cùng, tôi quá kiệt sức nên đành chịu trận. Tôi nguyền rủa hắn thậm tệ. Tôi không bao giờ nghĩ cuộc đời mình lại có lúc rơi vào cảnh phũ phàng như thế, lại còn ngay từ đêm tân hôn. Thân thể bầm dập, tôi ngồi dưới đất cả đêm, kinh tởm nhìn gã đàn ông vũ phu nay đã là chồng mình đang nằm ngủ ngon lành, lòng dấy lên một nỗi căm thù sâu sắc.

Hôm sau, chúng tôi từ giã gia đình để lên đường về nhà chồng ở Ashur. Tôi khoác tấm áo choàng dày, che kín cả người để mọi người không nhìn thấy cặp mắt sưng vù và thân thể đầy những vết bầm tím của mình. Tôi không muốn cha tôi trông thấy tình trạng tồi tệ này của tôi, bởi cha đã phải bỏ ra rất nhiều của cải cho cuộc hôn nhân này. Hơn nữa, nếu có biết, ngoài đau lòng ra ông cũng không thể làm gì được nữa. Trong khi chị Shamuram thay quần áo mới, vui vẻ cười nói chào từ biệt mọi người thì tôi ngồi thẫn thồ trên lưng lạc đà, suy nghĩ về tương lai u ám vối gã chồng vũ phu. Tôi không nói năng gì nhưng trong lòng đang nổi lên cơn bão oán hận.

Tại sao cùng là chị em ruột mà Shamuram lúc nào cũng được cha mẹ yêu thương, mặc dù chị chẳng làm được gì nên hồn? Ngay cả chăn dắt gia súc chị cũng để chúng chạy rong bừa bãi, làm lạc hết con này đến con khác khiến tôi luôn phải mất công đi tìm. Khi buôn bán, chị cũng không bao giờ cẩn thận, thường để thiếu hụt, gây thiệt hại cho bộ lạc mà vẫn không hề bị quy trách, Shamuram còn thích ăn vặt và hay phung phí thức ăn dù biết nguồn thức ăn ở sa mạc chẳng mấy dồi dào. Tôi vẫn thường phải dọn dẹp những thức ăn chị để lại bừa bãi khắp nơi. Suốt ngày chị chỉ biết điểm tô son phấn, quần này áo nọ. Mỗi lần cha tôi có chuyến đi xa, chị đều vòi vĩnh cha mua nào là nữ trang, nào là quần áo, son phấn mới. Một người như thể thì lại được gả cho một gia đình thế gia vọng tộc, giàu có nhất vùng, còn tôi, tôi là người biết lo toan mọi sự trong nhà, biết trông nom gia súc, biết giúp cha tôi cai quản bộ lạc. Khi buôn bán, trao đổi hàng hóa, tôi là người biết tính toán lời lãi đâu ra đấy, không sai một đồng. Thế nhưng, tôi chẳng bao giờ nhận được lời khen nào. Tệ hơn, mẹ tôi còn thường la rầy, mắng nhiếc tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, tôi làm gì cũng khiến bà không vừa mắt. Tại sao tôi lại không được ai yêu thương? Tại sao trong gia đình lại có sự đối xử phân biệt đến như thế? Và tại sao giờ đây tôi lại bị gả cho một gã đàn ông hung dữ, tầm thường? Tại sao số phận lại bất công đến thế? Muôn ngàn câu hỏi oán thán nổi sóng trong đầu tôi. Đêm tân hôn của những cô gái khác luôn đầy ắp âu yếm, yêu thương và hạnh phúc, còn tôi lại phải trải qua một cơn ác mộng của bạo lực và hành hạ dã man. Tại sao một người thông minh, đảm đang, giỏi giang như tôi phải gắn bó cuộc đời mình với người chồng vũ phu, hung bạo đến thế? Rồi cuộc đời tôi sẽ ra sao? Ngồi trên lưng lạc đà băng qua sa mạc, tôi căm hận vật lộn với những câu hỏi không có lời giải này cho đến khi tiến vào thành Ashur, nơi tôi sẽ sống tiếp những tháng ngày đen tối của cuộc đời mình.

Ashur là một thành phố lớn, có tường thành bao bọc xung quanh vì trước đây nó là kinh đô của Assyria. Trải qua hàng trăm năm, thành phố đã chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử xứ này, là nơi sinh ra những vị hoàng đế bách chiến, bách thắng đã mở rộng bờ cõi và gây dựng lên nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia). Từ lâu, người Assyria đã học được nghệ thuật rèn đúc khí giới từ những lái buôn phương Đông theo con đường tơ lụa đến đây để trao đổi hàng hóa. Nhờ có vũ khí lợi hại, người Assyria đã xâm chiếm đất đai của những quốc gia quanh vùng, mở mang bờ cõi rộng lớn, trải dài khắp vùng Lưỡng Hà này. Phía Bắc, họ tiêu diệt và đồng hóa người Hittites và Mitanni. Phía Đông, họ chiếm toàn lãnh thổ của Ai Cập, bắt người dân xứ này làm nô lệ. Phía Nam, họ tiêu diệt các bộ lạc người Kush và Nubia, mở rộng lãnh thổ xuống tận vịnh Ba Tư, và tạo dựng một Đế quốc hùng cường kéo dài suốt mấy trăm năm.

Ashur nằm ở vị trí được bao bọc bởi các rặng núi thấp, tiện lợi cho việc phòng thủ quân sự nhưng bất lợi cho việc giao thương. Trong khi đó, Babylon tọa lạc ở vị trí thuận lợi hơn, nơi hai dòng sông lớn là Euphrates và Tigris họp lại rồi đổ vào vịnh Ba Tư. Quanh năm thuyền bè ghé vào buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây, nên dần dần Babylon đã chiếm vị trí thương mại quan trọng hơn Ashur. Khi Đế quốc Assyria trở nên hùng mạnh, không còn lo sợ chiến tranh, triều đình đã chuyển kinh đô về Babylon và các gia đình quý tộc cũng dọn đi nên Ashur trở nên hoang vắng, không còn vẻ huy hoàng như trước.

Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ sống tại sa mạc nên khi đến thành Ashur tôi thấy cái gì cũng lạ. Là con dâu mới chân ướt chân ráo về nhà chồng, đây là lúc tôi phải được dạy dỗ để theo nề nếp của họ. Việc đầu tiên mà Garu, mẹ chồng, giao cho tôi là trông nom nhà bếp. Mặc dù trong nhà có nô lệ nhưng tôi sẽ phải lo cho bữa ăn của gia đình, bao gồm nấu nướng và làm tất cả mọi việc nặng nhọc khác trong bếp. Tôi là dân du mục và chưa từng nấu ăn trong bếp, dù chỉ là một bữa. Cuộc sống ngoài sa mạc rất giản dị, săn được con thú nào thì xẻ thịt rồi nướng trên lửa để cả bộ lạc cùng ăn. Ngoài món thịt nướng, bữa ăn có rất ít món ăn phụ, vì trên sa mạc hầu như không có rau củ gì.

Thỉnh thoảng chúng tôi mới có ít quả chà là ăn tráng miệng mà thôi. Không những thế, khi bộ lạc chúng tôi quây quần quanh bếp lửa thì mạnh ai nấy xẻ thịt nướng, vừa ăn, vừa ca hát. Khi ăn xong thì tất cả trở về lều và tảng thịt còn lại vẫn để trên than hồng, bất cứ ai muốn ăn đều có thể lấy ăn, nó không của riêng ai và chúng tôi cũng không cần tuân theo thứ tự ưu tiên nào cả.

Ngược lại, Ashur vốn là cựu kinh đô của Assyria nên đời sống các gia đình tại đây có nhiều truyền thống và nghi thức rườm rà. Người ta bày vẽ ra những món ăn mà tôi chưa từng biết, có những loại rau củ, gia vị mà tôi chưa bao giờ ăn. Lúc đầu, tôi vô cùng lúng túng, không biết xử lý việc bếp núc này ra sao. Ngay cả nồi niêu xoong chảo và bát đĩa cũng có những hình thù rất lạ lùng với tôi, những đồ vật trong bếp đều là thứ tôi chưa bao giờ sử dụng. Tôi phải liên tục hỏi các nô lệ rằng cái này, cái kia là gì, dùng để làm gì và đã gây ra không ít trò cười vì hình ảnh cô dâu mới vừa ngu ngơ, vừa quê mùa của mình. Đang là con một tù trưởng oai phong, trong tay kiểm soát mọi việc lớn nhỏ, bỗng nhiên tôi trở thành người có địa vị thấp kém nhất trong gia đình nhà chồng. Quả là một bước ngoặt bất ngờ và vô cùng cay đắng cho tôi. Tôi chạnh lòng nhìn lại cuộc đời đã qua của mình.

Tôi tự biết tính cách mình nhiều phần giống nam giới, nhưng tôi vẫn là một người con gái và cũng như những cô gái khác, tôi lớn lên với mơ mộng thầm kín về một người yêu lý tưởng cho mình. Những ánh mắt lén của những trai tráng trong bộ lạc hướng về tôi mỗi khi tôi xuất hiện cũng từng khiến tôi xao động. Những lúc cả bộ lạc ngồi bên đống lửa vui vẻ hát ca cũng khiến tôi thấy ngây ngất vì có giọng nam cao của ai đó hòa điệu cùng mình. Tôi biết mình không xinh đẹp, không duyên dáng như chị Shamuram và cũng không được để ý nhiều như chị. Thỉnh thoảng tôi cũng nghĩ nếu mình xinh đẹp như chi thì biết đâu mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua, bởi điều tôi tự hào về mình là sự thông minh và tháo vát. Tôi không thích trang điểm hay làm đẹp bởi tôi nghĩ rằng chạy theo vẻ đẹp bề ngoài sẽ làm giảm giá trị của mình. Giá trị của tôi là trí tuệ, sự tháo vát, ý chí sắt đá, tính cách cương cường, tinh thần không dễ khuất phục. Tôi thường nhìn chị tôi với ánh mắt coi thường khi thấy chị thẹn thùng, tỏ vẻ nhút nhát, nhu mì, e lệ trước mặt các trai tráng trong bộ lạc. Với những phụ nữ khác trong bộ lạc, nhìn họ khổ sở khi thai nghén, trắc trở khi sinh nở, tôi thường cảm thấy thương hại hơn là thông cảm. Trong đầu tôi lúc nào cũng là những suy nghĩ tính toán về lời lỗ trong thu chi, về việc kiểm soát mọi việc trong bộ lạc. Những lời nói bóng gió, những nụ cười, cử chỉ tình ý của trai tráng trong bộ lạc không mấy khi khiến tôi bận lòng, bởi tôi luôn tin rằng tôi sẽ gặp được một người đàn ông danh giá, xứng đáng với mình. Đó phải là một người chồng thông minh, khỏe mạnh, biết đảm đương, chăm lo cho gia đình và tôi cũng sẽ chăm lo cho người đó một cuộc sống gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Thật sự tôi không bao giờ nghĩ sẽ có lúc cuộc đời mình rơi vào cảnh hôn nhân cay đắng thậm tệ thế này.

Dòng họ của Azhida từng có người làm quan trong triều, nhưng đến lúc này thì đã sa sút và chuyển qua buôn bán ngoài chợ. Tuy nhiên họ vẫn bám vào quá khứ vàng son đã qua bằng những lễ nghi của chế độ cũ. Trong bữa cơm, thức ăn phải được dọn lên cho người chủ gia đình ăn trước rồi mới đến những người khác, lần lượt theo địa vị cao thấp trong gia đình. Sau cùng, còn lại bao nhiêu mới đến lượt người hầu. Nabu, người chủ gia đình, bị đau dạ dày không ăn được nhiều nên phải chọn lọc món ăn rất kỹ – món nào có thể ăn được và món nào phải kiêng. Người con dâu phụ trách nấu nướng là tôi đây sẽ phải biết lựa chọn món ăn cẩn thận, bày biện đẹp đẽ và đem các món lên bàn ăn theo thứ tự, món nào trước, món nào sau. Sau khi đã mang từng món ra hết và đợi đến khi cả nhà ăn xong thì mới đến lượt tôi. Có những bữa mọi người ăn xong không còn gì, tôi phải nhịn đói. Tuy nhiên, no hay đói không khiến tôi phiền lòng, mà thái độ của mẹ chồng mỏi chính là vấn đề.

Garu, mẹ chồng tôi, đối xử với tôi hết sức hà khắc. Ngay từ ngày đầu tiên nhìn thấy sự luống cuống, vụng về của tôi, bà đã chửi mắng tôi bằng những ngôn từ cay nghiệt nhất. Lúc đầu chưa quen, tôi đã lập tức phản ứng lại khiến Ba Tưc giận, lồng lộn lên quát tháo rồi lên cơn hen suyễn, vừa ho khan vừa khó thở. Azhida chạy đến dạy tôi bài học về bổn phận làm dâu bằng một trận đòn dữ dội. Tôi cũng chống trả kịch liệt. Sự tình này diễn đi diễn lại trong suốt những tháng đầu tôi về nhà chồng. Sau nhiều lần bị đánh đập tàn nhẫn, có khi bằng gậy, có khi bằng roi, rồi bị nhốt vào phòng bếp bỏ đói nhiều ngày, chưa kể những phiền toái xảy ra hàng tháng đối với thân thể người phụ nữ, dần dần, cơ thể tôi bắt đầu trở nên suy kiệt. Tuy thế, với bản tính cương cường, tôi vẫn không chịu khuất phục. Mãi về sau, tôi quen dần với những trận đòn roi và sự hành hạ nên không còn phản ứng lại. và tôi bắt đầu thấm thía nỗi xót xa, khổ sở của thân phận phụ nữ bị áp bức bởi những luật lệ hà khắc và những phép tắc buộc phải tuân theo.

Garu thích chứng tỏ quyền uy với tôi bằng cách quát tháo, ra lệnh cho tôi làm theo những gì bà muốn. Dù tôi làm gì thì dưới mắt của bà tôi cũng sai, nên tôi luôn bị bà mắng chửi thậm tệ. Garu mắc bệnh suyễn, mỗi khi la hét xong thì lại ho khan, khó thở và tôi lại bị đánh. Sau mỗi lần chê bai, mắng chửi tôi, bà lại lên giọng nói về dòng dõi thượng lưu của bà, với các món ăn phải được nấu nướng cầu kỳ thế nào, trưng bày trên đĩa bạc, đĩa vàng ra sao, rồi bà mỉa mai sự ngu dốt, quê mùa của những người sống ngoài sa mạc như tôi. Bà nói:

– Ta không hiểu sao con trai ta lại chọn một đứa mọi rợ như người làm vợ? Làm sao những người quý phái như chúng ta lại kết thông gia với những kẻ hạ lưu, ngu dốt ở sa mạc như các người được chứ?

Lúc đầu tôi cũng không biết tại sao Azhida lại chọn tôi. Về sau tôi mới biết đó là vì số vàng và bầy gia súc cha tôi phải bỏ ra để làm của hồi môn. Đó là một gia tài lớn có thể giúp gia đình Azhida sống thoải mái trong thời gian khá lâu.

Gia đình của Azhida có ba người con, Azhida là con trai lớn, Sheva và Sherim là hai người con gái nhỏ hơn tôi vài tuổi. Nabu, cha của Azhida, chỉ là một lái buôn ngoài chợ, không thể so sánh với gia đình Nacharuchem giàu có bậc nhất Ashur, với đoàn thương buôn lớn đi khắp nơi để mua bán hàng hóa. Khi Nabu tháp tùng gia đình Nacharuchem đến ốc đảo của gia đình tôi, ông chứng kiến cuộc thương lượng về của hồi môn giữa hai gia đình. Thấy Nacharuchem được hưởng số vàng lớn và rất nhiều gia súc nên ông đã động lòng tham. Ông bàn với con trai là Azhida cưới tôi để ông có thể thương lượng của hồi môn cho gia đình vốn chẳng giàu có gi của mình. Do đó, cuộc hôn nhân của tôi thật ra chỉ là một sự bán buôn, đổi chác mà thôi, và tôi phải chịu thiệt thòi chỉ vì tôi là con gái. Thỉnh thoảng Neveni và Shamuram cũng ghé qua nhà rủ Azhida và các cô em gái đi chơi, nhưng Azhida không bao giờ cho tôi theo cùng. Điều làm tôi buồn hơn nữa là chị Shamuram cũng không để ý gì đến tôi. Tuy chúng tôi không hợp nhau và thường xuyên cãi cọ nhưng dù sao cũng là chị em ruột. Nên tôi không hiểu được tại sao từ ngày lên Ashur, Shamuram không hề thăm hỏi hay quan tâm đến tình trạng khốn khổ của tôi. Khi vợ chồng chị đến nhà chơi, tôi phải mang thức ăn lên cho khách và chị nhìn tôi một cách dửng dưng như người xa lạ. Không một lời thăm hỏi, không một câu nói yêu thương. Tôi không hiểu, tại sao chị có thể vô cảm như thế? Dưới mắt chị, tôi chỉ là đứa nô dịch trong bếp không hơn không kém. Shamuram may mắn hơn tôi, vì mẹ của Neveni đã qua đời nhiều năm trước, nên từ địa vị con dâu, chị nghiễm nhiên trở thành nữ chủ nhân có quyền hành trong gia đình Nacharuchem. Mỗi khi thấy chị mặc quần áo đẹp đẽ sang trọng, vui vẻ tươi cười bên cạnh chồng, tôi không khỏi nghĩ đến hoàn cảnh bất hạnh của mình rồi oán thán tự hỏi tại sao tôi lại kém may mắn đến thế?

Tôi tiếp tục sống trong căn nhà bếp chật chội suốt một thời gian dài. Ban ngày tôi phải nấu nướng, làm những công việc cực nhọc dưới sự kiểm soát hà khắc của mẹ chồng. Đêm đến tôi lại phải chịu đựng những đòi hỏi thú tính của Azhida, nhất là khi hắn uống rượu về và bắt đầu giở thói bạo lực. Sự kiêu hãnh và tính khí ngoan cường của người con gái sa mạc trong tôi đã hoàn toàn biến mất trong thân xác của người phụ nữ bị bạo hành cả ngày lẫn đêm. Hơn bao giờ hết, tôi hết sức đau khổ và bất mãn với thân phận người phụ nữ yếu ớt, chỉ có thể cắn răng chịu đựng một cách nhục nhã như thế này. Tôi chỉ biết tìm niềm an ủi qua việc hồi tưởng những ngày còn được tự do sống ngoài sa mạc, với biển cát vàng bao la đến tận chân trời.

Một hôm, Nabu trở về nhà với vẻ mặt nghiêm trọng. Trong bữa cơm, ông ngồi ăn nhưng tâm trí vẫn để ở đâu đâu nên không ăn hết bữa. Sau cùng, ông gọi vợ và con trai vào phòng riêng, có vẻ là để bàn bạc việc quan trọng. Một lúc sau, Azhida đến gặp tôi, hắn nhỏ nhẹ nói:

– Cha ta vay gia đình Nacharuchem một số vàng lớn làm vốn cho chuyên đi buôn vừa rồi nhưng không may đã bị thua lỗ. Giờ bọn ta không biết phải làm thế nào để bù lại số vàng này. Thời gian cấp bách, nếu không trả được thì chắc chắn gia đình chúng ta sẽ gặp khó khăn. Ta muốn em về nhà xin gia đình một sô vàng để bù vào, rồi ta sẽ đãi ngộ em xứng đáng.

Trong lúc bất ngờ, tôi chưa kịp nói gì thì Garu đã bước ra, bà ta cũng nhỏ giọng:

– Seriram, dù sao con cũng là người của gia đình này, con không thể để cho nó mang tiếng được.

Lúc đó, cơn giận đã chất chứa từ lâu trong lòng tôi bỗng nổi lên, khiến tôi buột miệng:

– Gia đình này thì có danh tiếng gì đâu mà sợ mất.

Azhida lập tức trở mặt, hắn giơ tay lên toan đánh tôi nhưng Garu cản lại, bà ta nói nhỏ vào tai Azhida nhưng tôi vẫn nghe được:

– Khoan đã, đây là lúc cần đến nó. Gia đình giàu có của nó có thể giúp chúng ta trong lúc này.

Tôi cười khẩy:

– Các người đã lấy một số vàng lớn và cả bầy gia súc rồi, bây giờ còn muốn lấy thêm nữa sao?

Azhida nổi giận, quát lớn:

– Nếu người không đem vàng về đây thì ta sẽ rạch mặt người cho xem.

Bản tính kiên cường có phần ngang bướng của tôi đã trở lại, tôi quát lại hắn:

– Có giỏi thì làm đi! Nhưng đừng hòng lấy thêm thứ gì từ gia đình tôi nữa.

Tôi vừa dứt lời đã nhận ngay cái tát như trời giáng vào mặt rồi theo đó là những quả đấm, những cú đá liên hồi.

Tôi bị nhốt trong phòng và bị bồ đói nhiều ngày. Toàn thân đầy vết thương, đau đớn vô cùng, nhưng bản tính cương cường không cho phép tôi rơi một giọt nước mắt nào. Tôi nằm suy nghĩ về cuộc đời kém may mắn của mình và tiếp tục những câu hỏi đầy oán hận. Tại sao một người con gái vô trách nhiệm như chị Shamuram, cả đời chỉ lo rong chơi, chỉ biết quần này áo nọ, son phấn điểm trang mà lại hưởng sự tốt lành, sống giàu sang hạnh phúc với người chồng tốt như thế? Trong khi người hiểu biết, giỏi giang như tôi thì lại phải làm dầu một gia đình tồi tệ, với người chồng vũ phu như Azhida? Tôi chìm trong sự phẫn uất của những câu hỏi tại sao này, và lần đầu tiên tôi nhận ra sự thông minh tháo vát của mình không giúp được gì cho tôi, càng không cho tôi câu trả lời.

Nhiều ngày trôi qua, tôi vẫn nằm đó suy nghĩ, đột nhiên cửa phòng mở ra và cha tôi bước vào. Tôi chưa hết ngạc nhiên thì Nabu và Azhida cũng theo vào. Nabu phân trần:

– Ông xem đó, con ông làm ăn tính toán nhầm lẫn khiến chúng tôi bị thiệt hại một số vàng lớn. Bây giờ ông tính sao đây?

Tôi chưa kịp biện bạch gì thì cha tôi đã lên tiếng:

– Nếu nó làm sai thì tôi sẽ bù lại cho ông, ông không cần nói nhiều.

Tôi ngồi bật dậy, bất chấp thân thể đau đớn, định lên tiếng phản bác lời vu oan giá họa đó nhưng cha tôi ra hiệu cho tôi dừng lại:

– Con nằm yên đó, để cha nói chuyện với Nabu.

Cha tôi và Nabu bước ra ngoài, Azhida vẫn đứng đó, hắn nhìn tôi rồi cười nhạt:

– Người không muốn về xin cha người, thì chúng ta gọi ông ta đến.

Tôi muốn gào thét mắng chửi hắn nhưng cổ họng đau rát chỉ ú ớ được vài câu chửi rủa thều thào. Azhida bật cười đắc chí:

– Người có ngang bướng cũng vô ích, cha người đã đem vàng đến rồi.

Tôi vừa tức giận vừa chua xót cho thân phận hẩm hiu của mình nhưng thân thể quá đau đớn, không thể nói gì mà chỉ có thể trừng mắt nhìn Azhida. Hắn buông một nụ cười chế giễu rồi bỏ đi. Hôm sau tôi được đưa ra ngoài. Tôi thấy cha tôi đứng đó với một đoàn lạc đà chuyên chở rất nhiều hành lý. Cha tôi nói:

– Con lên lạc đà đi, cha đưa con đi.

Ngay lúc đó Nabu và Azhida bước ra, mặt mày rạng rỡ. Azhida nhìn tôi, vênh váo:

– Ta trả người lại cho cha người, từ nay đừng về đây nữa.

Đoàn người rời khỏi Ashur được một quãng xa tôi mới lên tiếng:

– Tại sao cha phải chịu thiệt thòi như thế?

Cha tôi thong thả nói:

– Gia đình Azhida cho người đến nói với cha rằng con buôn bán tính toán sai sót khiến họ bị thiệt hại một số vàng lớn.

Tôi toan lên tiếng biện bạch nhưng cha tôi đã nói luôn:

– Con không cần nói. Cha biết họ chỉ tìm cách đòi cha thêm một số vàng nữa thôi. Trước giờ con làm việc gì cũng chính xác, cha biết không thể xảy ra chuyện như họ nói được. Do đó, cha đã hỏi kỹ gia đình Nacharuchem về việc này cũng như số vàng mà họ đã vay mượn, rồi cha trả gấp đôi để chuộc con ra. Tuy nhiên, bây giờ con cũng không thể trở về nhà được, cha rất tiếc…

Tôi ngạc nhiên:

– Tại sao con không thể về nhà? Vậy thì con đi đâu được chứ?

Cha tôi thở dài, rồi nói:

– Con đã là người của gia đình Azhida, con không còn thuộc về gia đình chúng ta nữa. Đây là luật lệ từ ngàn xưa. Do đó con không thể trở về bộ lạc được. Cha là tù trưởng, cha không thể tạo ra một tiền lệ có thể gây xáo trộn về sau. Cha đã thu xếp cho con đi đến một nơi thật xa. Lần này cha qua Ba Tư trao đổi hàng hóa và sẽ gửi con ở lại đó. Con còn trẻ, có thể xây dựng lại cuộc đời. Con đi chuyến này cũng có thể học những bài học mà con cần học.

Tôi nhìn cha, cổ họng tôi nghẹn lại không nói thêm được gì. Tôi đưa mắt nhìn ra sa mạc mênh mông trước mặt, lẩm bẩm:

– Ít nhất mình cũng được tự do.

Cha nhìn tôi với đôi mắt thương cảm rồi nhẹ nhàng nói:

– Trước đây cha đã nói với con, con phải bỏ đi lòng kiêu căng, tự mãn cùng tính nóng giận, hay cãi cọ với người khác, nhưng con không nghe. Con và mẹ hay cãi nhau là vì con không phục mẹ, nhưng con quên mẹ là người đã sinh ra con và quán xuyến mọi việc trong nhà chúng ta. Con khinh thường mọi người vì con cho rằng mình thông minh, tài giỏi hơn. Cha đã cảnh báo con vì cha biết những tính cách đó không đem lại điều gì tốt đẹp, tiếc là con không hiểu. Cha rất tiếc vì những gì con đã trải qua ở gia đình Azhida, nhưng giờ mọi chuyện đã qua rồi, cha hy vọng con đã học được bài học và thay đổi để làm lại cuộc đời.

Tôi không trả lời cha nhưng trong lòng hoàn toàn bất mãn. Tôi không phục. Tôi nghĩ mọi biến cố xảy ra trong đời tôi là do hoàn cảnh trớ trêu và tôi là nạn nhân của truyền thống trọng nam khinh nữ chứ nào phải lỗi của tôi. Tại sao cha tôi không an ủi mà còn thấy phiền hà về tính cách của tôi? Tại sao ông không nghĩ chính gia đình đã đẩy tôi vào tình cảnh bi kịch này? Tôi đâu có làm gì nên tội mà phải chịu số phận hẩm hiu này…

Cuộc đời sau này của tôi tại Ba Tư chỉ là những hình ảnh mờ ảo chập chờn, không nhiều đường nét rõ rệt. Ở đó, tôi trải qua một cuộc sống bình thường không sóng gió, nhưng cũng hết sức chán chường, bởi con người đã bị thương tổn trong tôi không còn hứng thú với cuộc sống nữa. Tôi trông coi việc buôn bán và làm sổ sách cho một lái buôn người Ba Tư, bạn của cha tôi. Công việc dễ dàng đến mức nhàm chán. Tôi cũng đóng cửa lòng không muốn gặp gỡ ai nữa, cứ thế sống vật vờ cho qua ngày với những câu hỏi không có câu trả lời về thân phận người phụ nữ. Trải nghiệm đau thương trong kiếp này đã khiến tôi vô cùng sợ hãi thân phận người phụ nữ với quá nhiều cay đẳng, thống khổ. Thời gian làm vợ một kẻ cuồng dâm hung dữ, làm nô dịch dưới sự áp bức của mẹ chồng, liên tiếp chịu đựng sự mắng chửi, đánh đập, hành hạ đã khiến tôi vô cùng ám ảnh. Giờ nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy đó là một cơn ác mộng kinh hoàng và tôi tự hỏi có phải đó là điều mà rất nhiều phụ nữ khác cũng phải trải qua. Tôi cũng tự hỏi vấn đề trọng nam khinh nữ đã có từ lúc nào? Tại sao trải qua bao thời đại vẫn không thay đổi? Nguyên nhân nào mà người sinh ra với thân phụ nữ cứ phải chịu đựng những đè nén, áp bức như thế? Khắp nơi trên thế giới, có biết bao phụ nữ cũng đang vướng vào những khổ đau tương tự và không tìm được lối thoát bởi thành kiến hẹp hòi này?

Tôi còn không ngừng dằn vặt vì những bất công trong xã hội. Tại sao là chị em một nhà mà số phận an bài người này sống cuộc đời sung sướng trong khi người khác chịu muôn điều bất hạnh? Nguyên nhân gì mà người thì được yêu thương sống trong cảnh giàu sang, phú quý còn người thì bị đối xử tàn tệ, chịu đựng những điều nhục nhã, khốn khổ tận cùng? Tại sao những kẻ hung ác, dã man, chuyên đánh đập người khác như Azhida lại được hưởng vàng bạc, tài vật chỉ bằng việc lấy vợ? Người cay nghiệt, độc địa, coi việc hành hạ người khác là thú vui như Garu vì lẽ gì mà được sống cuộc đời tiện nghi, sung sướng? Những bất công trong cuộc đời rốt cuộc đến từ đâu?

Những câu hỏi không lời giải đáp này cứ day dứt mãi trong tôi mà không có lời giải, cho đến khi tôi qua đời vì một cơn bạo bệnh vào năm hai mươi tám tuổi, kết thúc một kiếp người gian truân.

***

Hôm đó, sau khi hồi tỉnh, tôi không khỏi bàng hoàng. Tôi ngồi im lặng một lúc lâu để trấn tĩnh, điều hòa lại cảm xúc dữ dội vừa trải qua. Khi đã bình tĩnh hơn, những câu hỏi đi theo tôi đến tận những ngày cuối đời ở kiếp sống kia lại kéo về. Tôi đặt những câu hỏi này với ông Kris, thì ông nói:

– Để trả lời những câu hỏi này, ông phải suy ngẫm và khám phá về các cơ chế thâm sâu của luật Nhân quả. Con người sinh vào hoàn cảnh khác nhau, xứ sở khác nhau, thể xác nam nữ khác nhau, hoàn cảnh sướng khổ muôn hình vạn trạng đều có nguyên nhân từ trước. Như tôi đã nói khi trước, đời sống là một trường học mà người ta đến để học những bài học cần thiết.

Tôi hỏi lại:

– Vậy làm thân nữ giới chịu nhiều hành hạ, khổ lụy hay những người sinh vào kiếp cô nhi bị ức hiếp, thiệt thòi, những người sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khốn khổ, là để học bài học gì? Tại sao họ phải chịu đựng những đè nén, bất công, kỳ thị như thế?

Ông Kris im lặng, trầm tư một lúc, rồi ôn tồn trả lời:

– Theo sự hiểu biết của tôi, có rất nhiều bài học mà con người ta cần phải học trong một kiếp người. Một số người vô cảm, dửng dưng trước sự đau khổ của kẻ khác thường phải sinh vào thân nữ giới để học bài học về tình thương, làm giảm đi tính ích kỷ. Họ trở thành người mẹ để phát triển thêm tình yêu thương, vì không một người mẹ nào lại không biết yêu thương. Một số người tính tình nóng nảy, dễ giận dữ vì những việc nhỏ nhặt rồi nói ra những lời thô lỗ, hung ác làm tổn thương người khác cũng thường sinh vào thân cô nhi, thiếu vắng tình thương, gặp cảnh khổ sở, bị ức hiếp, bị mắng nhiếc, cũng chính là để bớt đi thói nóng giận này. Họ bị đặt vào hoàn cảnh bị ức hiếp, bị đánh đập để hiểu về sự tổn thương của người khác và học được sự đồng cảm, phát triển thêm sự tương ái. Một số người tâm địa nhỏ nhen ở kiếp trước thường sinh làm thân những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bi kịch, buộc phải nếm nhiều cay đắng, gian truân để có thể gánh vác, bảo vệ thân nhân, từ đó sẽ phát triển thêm lòng quảng đại, bao dung, có khổ thì mới tìm cách thoát khổ và phát triển được tấm lòng ban trải tình thương đến người khác. Tất cả mọi việc xảy ra đều có những nguyên nhân, đồng thời cũng là cơ hội học hỏi. Không việc gì xảy ra là ngẫu nhiên, tất cả là bài học, vì con người cần học để trở nên hiểu biết hơn. Nhân loại cũng từng bước học hỏi để hiểu biết hơn, như ông có thể thấy, ngày nay, nhiều phụ nữ ở các quốc gia phương Đông hay phương Tây không còn mang thân phận khốn khổ như khi xưa nữa. Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều, và những bài học đi theo từng thân phận người cũng thay đổi. Dầu sao thì, tất cả mọi việc xảy ra đều là quả của các nhân đã gieo ở quá khứ. Kiếp sống hiện tại chỉ là một phần nhỏ của chuỗi nhân quả chằng chịt, phức tạp mà thôi.

Thấy tôi vẫn có vẻ suy tư, ông Kris thong thả giải thích thêm:

– Con người tạo nghiệp nhân thì phải gặt lấy quả báo, đó là việc rất tự nhiên. Đó là logic, không bao giờ sai sót và không bao giờ thay đổi. Mục đích của luật Nhân quả là thúc đẩy con người học hỏi để chuyển hóa. Như trong kiếp sống tại Assyria vừa qua của ông, Nabu bị đau dạ dày, không ăn được nhiều, vì kiếp trước ông này là người tham ăn. Ông ta đã ăn uống vô độ, phung phí rất nhiều thức ăn, do đó mà trong kiếp sống tại Assyria, ông ta sinh ra với bộ máy tiêu hóa yếu ớt, khiến ông ta phải hạn chế việc ăn uống. Tôi không biết Nabu có biết đặt câu hỏi tại sao mình bị chứng bệnh đó không. Người thông minh phải biết đặt câu hỏi chứ không nên trách trời trách đất. Trái đất này có đầy đủ thức ăn cho tất cả mọi người, mọi loài sinh vật. Sở dĩ có người thiếu ăn là vì có ai đó phung phí thức ăn hoặc tham lam lấy đi phần ăn của người khác. Con người cần ăn để sống, nhưng nếu ăn quá nhiều, quá phung phí, thì phải chịu hậu quả về sau. Cũng như thế, Garu sinh ra với bệnh suyễn, thường ho khan và khó thở là vì trong kiếp trước bà ta là người thường dùng quyền lực áp bức những người dưới quyền, vấn đề là bà ta có biết đặt câu hỏi về nguyên nhân tại sao mình lại sinh ra với chứng bệnh đó không. Nếu không suy xét để thay đổi mà vẫn chứng nào tật nấy, tiếp tục áp bức, mắng nhiếc người khác thì bà ta sẽ còn phải trải qua nhiều kiếp sống với các bệnh tật ghê gớm hơn, để học bài học mà bà ta phải học.

Ông Kris nhìn tôi và nói với vẻ nghiêm nghị:

– Trong kiếp sống tại Assyria, ông là người thông minh sắc sảo, được mọi người nể phục nhưng tính lại kiêu căng, thích gây gổ, lúc nào cũng cho rằng mình đúng còn người khác sai, nên ông đã phải trả nghiệp ngay trong kiếp sống đó bằng một cuộc sống khốn khổ, bị hành hạ, đánh đập, khinh chê, mắng nhiếc, vì cái “nhân” cho rằng mình tài giỏi hơn người, tự đánh giá mình quá cao nên “nghiệp quả” đến ngay qua việc phải làm nô dịch hầu hạ người khác, cái quả này là để ông học được rằng đừng bao giờ ngạo mạn và phán xét người khác dù họ sai lầm hay có trình độ thấp kém thế nào đi nữa. Vì bất cứ một tư tưởng hay lời nói nào cũng đều tạo ra nhân, và đã có nhân thì chắc chắn sẽ tạo quả. Trong kiếp sống đó, ông là người cứng đầu, bướng bỉnh, thiếu lòng tôn kính với mẹ ông cũng như anh chị em trong gia đình. Mặc dù mẹ ông chính là người đã nuôi nấng, dạy dỗ ông, nhưng ông lớn lên tự cao, không nghe lời bà và còn thường xuyên tranh luận, cãi cọ với bà. Đó chính là cái nhân khiến ông rơi vào cuộc sống bị lệ thuộc gia đình chồng, chịu sự cai quản và sai khiến của mẹ chồng, không còn được tự do, thong thả nữa.

Tôi ngồi im, nghĩ về con người mình trong kiếp sống ở Assyria và có phần xấu hổ về thói ngạo mạn, hay phán xét của mình khi đó. Tôi không nghĩ nghiệp quả có thể đến nhanh như thế. Như đọc được ý nghĩ của tôi, ông Kris nói thêm:

– Nghiệp có thể đến bất cứ lúc nào, có khi đến nhanh, có khi đến chậm cũng có khi tiềm ẩn chờ đến kiếp sau. Nhiều người không hiểu tại sao mọi việc lại xảy đến với mình là vì họ đã quên đi cái nhân mình từng gieo trước đó. Cái nhân do mình tạo ra sẽ chiêu cảm ảnh hưởng chung quanh để tạo ra quả. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

Không muốn tiếp tục nghĩ về trải nghiệm kinh hoàng của kiếp sống ở Assyria nữa, tôi chuyển qua chủ đề khác:

– Lúc nãy ông nói rằng tôi và bà Ginger có liên hệ với nhau. Chuyện đó là như thế nào?

Ông Kris nhìn tôi một cách thích thú, rồi bật cười:

– Ông vẫn chưa nhận ra sao? Bà Ginger chính là Shamuram trong kiếp sống ông vừa hồi tưởng đấy. Người này từng là một thánh nữ trong một kiếp sống rất xa xưa, có công đức lớn và làm được nhiều việc tốt, giúp đỡ được nhiều người nên trong những kiếp sống sau đó đều được sinh ra với tướng mạo xinh đẹp, cũng chính vì vậy người này bắt đầu say mê sắc đẹp của mình để rồi ngạo mạn, ích kỷ và lạc lối. Trải qua rất nhiều kiếp sống nổi trôi, khi lên, khi xuống nhưng người này vẫn u mê, chưa học được gì. Người này lúc nào cũng mải mê chạy theo vẻ ngoài hào nhoáng, thích quần áo, thích phấn son, đồ trang sức, thích làm đẹp cho mình, thích sự tung hô và cung phụng của kẻ khác… Trong kiếp sống hiện tại, tuy có nhan sắc và từng nổi tiếng nhưng bà ấy không hề được hưởng hạnh phúc và hiện vẫn sống cô đơn. Thật ra cuộc đời của bà Ginger là một bi kịch mà ít ai biết. Tôi cũng coi như có nhân duyên biết đến bà ấy khá rõ. Lần đầu lập gia đình, chồng bà là người nghiện rượu khiến bà phải chịu đựng rất khổ sở cho đến khi ông này qua đời. Sau đó bà tái giá nhưng được không bao lâu cũng ly dị vì người chồng sau bệnh tật triền miên, tính tình khó chịu, nên hai người không hợp nhau. Bà lập gia đình lần thứ ba thì người chồng này chết sớm. Tuy được thừa kế một khối tài sản lớn nhưng rốt cuộc bà vẫn sống một mình, không con cái, không bạn bè thân thiết, lúc nào cũng cô đơn. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ Ginger sung sướng, không mấy ai biết nỗi đau khổ và khao khát hạnh phúc của bà. Trong nhiều kiếp, bà đã sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, chỉ biết chải chuốt quần áo, phấn son tô điểm cho mình mà không chú ý đến ai khác. Bà chỉ yêu chính mình và sắc đẹp của mình mà thôi. Do đó, kiếp này bà không có hạnh phúc gia đình, cũng như không thể có con. Khi người ta chỉ biết đến mình, không biết yêu thương hay nghĩ cho người khác, họ sẽ tạo ra cái nhân của sự cô đơn. Những người như thế, nếu không biết tự đặt câu hỏi, tự chiêm nghiệm để tìm ra cái nhân thì dù có trải qua nhiều kiếp, họ vẫn không hiểu tại sao mình lại bất hạnh như thế. Họ không làm gì xấu, cũng không hề hại ai nhưng đồng thời họ cũng không biết mở rộng tấm lòng đến những người khác. Họ chỉ biết nghĩ đến sắc đẹp hay danh vọng, sự giàu sang của mình. Nếu họ không biết quay vào trong suy xét nguyên nhân mà chỉ trách số phận không may, thì họ sẽ không học được bài học mà họ cần.

Ông Kris dừng lại như để tôi nghiền ngẫm lời ông vừa nói, rồi ông tiếp tục:

– Do ông và bà Ginger đã có mối liên hệ từ kiếp sống Assyria, nên kiếp này vừa gặp nhau ông đã có cảm giác thân thuộc. Nhưng không phải ai cũng nhạy cảm như thế đâu. Đa số trường hợp thì dù có liên hệ từ nhiều kiếp trước người ta vẫn khó có thể nhận ra nhau, và nếu có cảm giác được thì cũng không đoán ra ý nghĩa của mối liên hệ. Đời sống có rất nhiều liên hệ nhân quả phức tạp mà chỉ những người có đủ tầm hiểu biết mới có thể nhận ra mà thôi. Tại sao có những người yêu nhau mà phải xa nhau? Tại sao có những người không ưa gì nhau mà cứ phải gặp nhau mãi? Hầu như rơi vào tình cảnh này ai cũng chỉ biết trách móc than vãn, nào có mấy ai biết coi đó là hậu quả của nghiệp nhân đã gây từ trước.

Đột nhiên, có một mãnh lực kỳ lạ thôi thúc khiến tôi lên tiếng:

– Vậy tin, liệu tôi có thể làm gì để giúp bà Ginger không?

Ông Kris gật đầu:

– Ông có thể giúp bà Ginger mở rộng tấm lòng đến những người không may mắn. Bởi người này cần học về việc ban trải thương yêu thay vì chỉ nghĩ về bản thân.

Tôi nghĩ về tình trạng hôn nhân không hạnh phúc của Ginger, buột miệng hỏi:

– Phải chăng vì không biết yêu thương mà hôn nhân của bà Ginger không có hạnh phúc?

Ông Kris mỉm cười, trả lời:

– Tất cả những người đến với nhau như vợ chồng đều có những liên hệ với nhau từ trước. Hôn nhân vừa là duyên, vừa là nợ. Không một điều gì xảy ra là ngẫu nhiên cả. Trong chuỗi nhân quả chằng chịt, con người cũng có những liên hệ phức tạp với nhau, do đó hôn nhân có thể là sự trả nợ, đòi nợ hay có khi là cả hai. Tất cả mọi việc xảy ra đều là những quả của các nhân đã gieo ở quá khứ. Khi hai người gặp nhau và yêu nhau thì chắc chắn họ đã biết nhau từ những kiếp trước rồi. Trong kiếp này, họ lấy nhau vì giữa hai người có nhiều cái nhân, cả tốt lẫn xấu, đang bắt đầu trổ quả, cần phải giải quyết, cứ quan sát là chúng ta sẽ thấy bất cứ ai cũng có cơ hội gặp gỡ những người mà họ có thể đi đến hôn nhân, bởi ai cũng có những mối liên hệ từ các kiếp trước. Tuy nhiên, họ sẽ lựa chọn sợi dây tình cảm với một người nào đó để giải quyết dần nghiệp quả. Do đó, hôn nhân một phần là nhân quả, một phần cũng do ý chí con người. Điều này có thể ví như một người đứng trước ngã tư đường và có bốn lối đi để chọn. Họ có thể chọn bất cứ lối nào cũng được và tùy con đường họ chọn mà họ đi được thoải mái, êm đềm hay sẽ gặp khó khăn, trắc trở. Hôn nhân cũng thế, người ta chọn vợ chọn chồng do nhân quả ràng buộc từ nhiều đời nhiều kiếp và tùy vào quyết định lựa chọn người bạn đời của mình mà cuộc sống vợ chồng sẽ hạnh phúc hay khổ đau.

Tôi thắc mắc:

– Vậy còn những người gặp tình duyên trắc trở hay người góa bụa khi còn trẻ nhưng không thể làm lại cuộc đời thì sao?

Ông Kris nhìn tôi rồi thong thả trả lời:

– Chắc hẳn ông còn thắc mắc về trường hợp của Seriram khi rời Assyria đến Ba Tư, đúng không? Xã hội Ba Tư khi đó cũng không khác Assyria nhiều, người phụ nữ cũng phải chịu nhiều thiệt thòi, nên sau đó Seriram không muốn lập gia đình nữa vì đã quá sợ hãi hôn nhân. Trường hợp khác là có những người muốn lập gia đình nhưng tình duyên luôn trắc trở, yêu nhưng không được đáp lại, việc đó cũng do cái nhân đã tạo ra ở kiếp trước, có thể trong kiếp sống nào đó họ đã ruồng bỏ, phụ rẫy chân tình, làm cho người khác phải đau khổ. Có thể họ đã không làm tròn trách nhiệm làm chồng, làm vợ, gây thương tổn cho người bạn đời của mình. Do đó mà ở kiếp này họ phải nhận quả báo để học bài học về giá trị của tình yêu. Những người quen sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ về mình, không biết yêu thương, không biết đem tình thương trao gửi thì thường phải trải qua những kiếp sống cô đơn, có khi phải sống quạnh quẽ ở những vùng đất hoang vu để học bài học về giá trị của tình yêu thương và các mối quan hệ. Bởi từ, chỉ khi nào thấy mất mát hay thiếu thốn thứ gì, thì con người mới thấy rõ giá trị và sự cần thiết của nó.

***

Khi tôi trở về nhà thì thấy một chiếc xe lạ đang đậu trước nhà. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên khi thấy bà Ginger đang ngồi trò chuyện với Angie. Lần này gặp lại bà Ginger, tôi không nhìn bà như một người xa lạ nữa mà có chút thân thương và cảm thấy ít nhiều thương xót. Angie nhìn thấy tôi, vui vẻ nói:

– Anh về rồi. Hôm nay em nấu món ăn đặc biệt nên mời bà Ginger đến dùng cơm tối vối vợ chồng mình. Anh đi đâu vắng cả ngày nên em chưa kịp nói với anh.

Tôi vui vẻ ngồi xuống cạnh bà Ginger:

– Tôi rất mừng gặp lại bà và hân hạnh được bà nhận lời đến dùng cơm với vợ chồng chúng tôi.

Bữa ăn diễn ra trong bầu không khí thân mật, ấm cúng. Angie không những là người nấu ăn ngon mà còn biết gợi chuyện để bà Ginger kể về những bộ phim Ba Tưng đóng cùng các tài tử nổi tiếng ở Hollywood. Bình thường tôi không mấy quan tâm đến chủ đề này nhưng trong bữa ăn hôm đó tôi cũng góp chuyện và tiếp đãi bà Ginger thật chu đáo. Khi ra về, bà nắm tay Angie, giọng xúc động:

– Tôi rất mừng được quen biết ông bà. Đã hơn mười sáu năm rồi tôi mới được ăn một bữa cơm tối ấm cúng, thân mật như thế này. Thường thì tôi chỉ ăn một mình ở nhà thôi. Buồn lắm!

Angie siết chặt tay bà, nhiệt tình nói:

– Chúng tôi còn ở đây đến hết tuần này. Xin mời bà mỗi tối hãy đến dùng cơm với chúng tôi cho vui. Tôi rất thích làm bếp và còn biết nhiều món đặc biệt nữa. Ngoài ra, tôi chưa quen ai ở đây nên cũng cần có bạn. Được quen một người nổi tiếng như bà là vinh hạnh lớn cho vợ chồng tôi.

Từ đó. Ginger và Angie trở thành đôi bạn thân. Ginger thường ghé thăm và dùng cơm tối mỗi khi chúng tôi ghé về đây nghỉ ngơi và chúng tôi cũng hay lui tới thăm bà. Một lần, khi chúng tôi ghé thăm bà, thấy Angie ăn mặc giản dị, không kiểu cách, bà Ginger chỉ vào tủ áo của mình và nói:

– Tuy chúng ta quen nhau không lâu nhưng đã thân tình như chị em. Tôi có rất nhiều quần áo sang trọng được thiết kế bởi những nhà thời trang nổi tiếng, nhưng chưa hề mặc. Tôi muốn tặng cho bà một ít nếu bà không phiền.

Angie mỉm cười, nhẹ nhàng từ chối:

– Cảm ơn bà, nhưng tôi mặc giản dị thế này quen rồi, quần áo thời trang không hợp với tôi đâu.

Ginger chép miệng, thở dài:

– Thật ra tôi cũng không biết phải làm gì với những quần áo này. Năm nay tôi đã chín mươi tuổi rồi, biết còn sống được bao lâu nữa…

Như có một cái gì thôi thúc, tôi lên tiếng:

– Vậy bà định làm gì với những thứ này?

Bà Ginger lắc đầu, thở dài:

– Tôi không có họ hàng thân thích cũng không có con cái. Thú thật, tôi không biết phải làm gì với những thứ này nữa?

Angie thắc mắc:

– Sao bà không cho những thứ này đi? Bà giữ làm gì khi không dùng đến nữa?

Bà Ginger cười buồn:

– Cho ai bây giờ? Tôi đâu có quen ai khác. Bao năm nay tôi chỉ sống một mình. Hiện nay ông bà là bạn bè duy nhất của tôi đấy.

Angie ngạc nhiên:

– Tôi tưởng bà phải còn nhiều bạn bè nữa chứ? Là diễn viên điện ảnh nổi tiếng như bà hẳn phải quen biết nhiều người ở Hollywood?

Ginger lắc đầu, giọng rầu rĩ:

– Họ chết cả rồi còn đâu. Tôi là một trong những người cuối cùng thuộc thế hệ diễn viên điện ảnh thập niên 50. Những đạo diễn, diễn viên và những người làm việc với tôi khi xưa đều qua đời từ lâu. Còn ai nữa đâu…

Không khí trong phòng đột nhiên chùng xuống. Chúng tôi nhìn căn phòng với những tủ kính sang trọng đầy những quần áo thời trang đắt tiền, hàng trăm đôi giày đủ kiểu, đủ màu sắc, được sắp xếp ngăn nắp, cẩn thận, bất chợt, tôi nảy ra một ý tưởng:

– Tại sao bà không cho bán đấu giá những thứ này rồi lấy tiền làm từ thiện? Tôi chắc là nhiều người sẽ muốn mua làm kỷ niệm đấy, nhất là những người hâm mộ vẫn yêu mến bà qua những bộ phim Ba Tưng đóng.

Bà Ginger thoáng giật mình, bà ngây người một lúc rồi như bừng tỉnh, bà mở một nụ cười thật tươi:

– Đúng rồi, ông nói rất hay. Thế mà tôi không nghĩ ra. Tôi nên làm như vậy, vì hiện nay tôi đầu cần những thứ này hay tiền bạc làm gì. Phải lắm, tôi sẵn sàng cho đi tất cả để làm từ thiện, ông bà có thể giúp tôi không?

***

Trong buổi nói chuyện sau này với Thomas, ông cho biết hai vợ chồng ông đã tổ chức một buổi dạ hội mừng sinh nhật cho bà Ginger tại New York để bán đấu giá những vật kỷ niệm của người nghệ sĩ này. Số tiền thu về từ buổi đấu giá đã được dùng để lập một quỹ từ thiện mang tên bà. Quỹ này sẽ tài trợ cho những diễn viên đóng vai phụ, nhân viên làm việc ở phim trường có tài chính eo hẹp. Buổi dạ hội quy tu khá đông tài tử điện ảnh cùng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood đến chúc mừng sự nghiệp của bà Ginger. Rất nhiều doanh nhân Wall Street cũng đóng góp cho sự kiện gây quỹ này.

Ông Thomas nói: “Tôi chỉ mong có thể tạo một nhân lành để giúp người từng là chị mình trong một kiếp sống khác biết mở rộng tấm lòng đến mọi người, phát triển tình yêu thương và học được bài học mà chị cần học, thay vì chỉ lo tô điểm cho thể xác vốn nay còn mai mất, trôi nổi từ kiếp này đến kiếp khác trong dòng chảy bất tận của luân hồi”.

Tất cả sự gặp gỡ trong đời của chúng ta đều do nhân duyên được thu xếp từ trước qua luật Nhân quả. Mỗi nhân duyên gặp gỡ ai đó đều chứa những bài học mà con người cần phải học, vì người ta gặp nhau là để học hỏi lẫn nhau, có khi là bài học về hạnh phúc, có khi là bài học về sự đau khổ. Có khi gặp nhau để trả nợ, có khi gặp nhau để nối lại duyên xưa. Qua những bài học này, con người sẽ học những bài học cần thiết cho mình, biết đâu là điều cần làm để thay đổi, để chuyển hóa, để phát triển lên mức độ hiểu biết cao hơn.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.