Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại
Chuong 7. NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH TÌNH
Một người đàn ông đang đứng trước mặt tôi. Người đàn ông này là ai? Cái thực tế sâu kín của anh ta là gì? Con người anh ta có thực giống như vậy không? Thế những người quanh anh ta là như thế nào? Anh ta sẽ phản ứng ra sao trong một môi trường xã hội nào đó? Anh ta có cân bằng không, ngăn nắp, bị dồn nén, chuyên quyền, thôi thúc theo bản năng hay hung hăng không? Thế người đàn ông này có che giấu một bí ẩn nào đây?
Như vậy, vấn đề là phải nghiên cứu cá tính anh ta và các biến dạng của chính cá tính này. Hai phương cách có thể được sử dụng, tùy theo mục đích muốn đạt. Trước tiên là một phân tích tâm lý chiều sâu, như cách phân tích tâm lý chẳng hạn. Đây là cách lý tưởng nhưng sự áp dụng đòi hỏi một thời gian nhất định.
Nhưng có khi người ta muốn biết ngay các nét chính của một cá tính. Thí dụ như một chủ doanh nghiệp muốn biết coi một người dự tuyển có thích ứng với công việc đang thỉnh nguyện không. Hay là các bậc cha mẹ tìm xem các môn học nào phù hợp nhất cho con của họ. Trong các trường hợp này, người ta phải tìm ra ngay các nét chính của cá tính và dự đoán diễn tiến của nó trong tương lai.
Ở đây có liên quan đến hai ngành rất cụ thể của tâm lý học:
a) Kỹ thuật phân tích tâm lý bằng trắc nghiệm.
b) Hướng nghiệp, căn cứ trên kỹ thuật phân tích tâm lý trên.
Một ngành thứ ba càng ngày càng được áp dụng
c) Thuật chiết tự, là cách nghiên cứu tính nết theo chữ viết.
CÁC LOẠI TÍNH KHÍ
Ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, Hippocrate đã thiết lập bảng phân loại sau đây, và đã ảnh hưởng đến ngành y học cho đến thời kỳ hiện đại. Bốn nhóm mẫu người chính đã được xem xét, mà chúng ta có thể bắt gặp trên đường phố.
1. Người nông nổi
Anh ta là người “vui tính”, cởi mở. Trí tuệ anh ta có phần hời hợt, không có nhiều vấn đề. Người nông nổi có da thịt chắc chắn. Hình dạng mập mạp của anh ta có khi làm những người chung quanh ngưỡng mộ. Những hành động quá đáng của anh ta thì rất nhiều như ăn, uống và làm việc. Anh ta cần hoạt động, có công việc làm và cảm xúc. Anh ta sẵn sàng khoe khoang là không bao giờ phải đi khám bác sĩ! Và nếu không may anh ta bị bệnh, trước hết anh ta cần được làm yên tâm ngay. Mẫu người này ngoan ngoãn thi hành đúng cách chữa trị của bác sĩ khi anh ta đau, nhưng lại bỏ ngay mọi thứ khi anh ta cảm thấy khỏe hơn đôi chút… để trở lại những hành động “quá mức” của mình. Ngươi nông nổi dễ bị nhiễm trùng, và chết đột ngột vào độ tuổi năm mươi. Những tai nạn tầm thường nhất mà những người nông nổi gặp phải: cơn đau quặng gan, nhức nửa đầu, sung huyết phổi, thấp khớp,v.v… Những căn bệnh này thường có những lợi ích của chúng và ngăn chặn cơ thể đối với nhiều tai nạn nghiêm trọng hơn. Người nông nổi ít khi mắc các chứng bệnh tâm thần.
2. Người u sầu
Cũng được gọi là “người cáu kỉnh”. Thật sự khó giao kết, người này thuộc mẫu người nóng nảy và dễ xúc động. Cũng là người bi quan, kiêu căng và khép mình lại. Thân hình người này gầy nhom. Hộp sọ rất lớn so với thân hình yếu ớt. Người u sầu luôn đặt cho mình những câu hỏi sâu xa và đau khổ vì nhiều chứng rối loạn thần kinh. Anh ta rất sẵn sàng cho việc nghiền ngẫm tinh thần và lo âu. Có “khuynh hướng” ức chế và mặc cảm. Sự phát triển cơ thể đôi khi bị cản trở. Anh ta vẫn gầy còm. Những người u sầu này sống rất lâu bằng cách thu hẹp cuộc sống trong các thói quen và tật.
Cơ thể anh ta chống chọi rất tốt. Trái lại anh ta rất dễ bị kích động, bị đu dây thần kinh, co cơ, co giật, mất ngủ và rối loạn thần kinh. Anh ta đi khám rất nhiều bác sĩ và luôn hối hả. Anh ta đến phòng mạch với nhiều “mảnh giấy nhỏ”, trong đó anh ta ghi tất cả những rối loạn anh ta mắc phải.
Đó là cuộc sống của anh ta, nhưng anh ta thường chịu đựng hay hơn người khác “một thử thách lớn” hoặc một chuyện sầu muộn… Trước cái chết anh ta biểu lộ một sự thanh thản mà rất nhiều người ước muốn.
3. Người nóng tính
Cũng được gọi là nóng giận. Anh ta dễ bị kích động, rất đa nghi, hung hãn và táo bạo? Thân hình anh ta to nhưng gầy, da dẻ vàng vọt. Người nóng tính rất “cứng rắn” trước cái đầu: anh ta vẫn kiên cường và chấp nhận đau mà không hề than vãn. Đây là tuýp người “duy ý chí”. Anh ta chỉ đến bác sĩ… khi không còn làm gì khác được. Vả lại không cần phải an ủi anh ta. Anh ta chỉ cần những sự kiện và tính lôgic toán học mà thôi. Cũng vì thế mà anh ta tuân theo cách chữa trị một cách nghiêm ngặt.
Người nóng tính có một sức lực rất tốt và thường mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Anh ta sống thọ hơn người nông nổi.
4. Người có khí chất bạch huyết
Cũng được gọi là “người lạnh lùng”. Anh ta có vẻ như vững vàng. Người này mập… hoặc có khi béo phì. Anh ta hoạt động rất chậm chạp và chịu đau dở lắm. Chỉ với cái đau nhẹ, anh ta sờ nắn, và tưởng tượng mình sắp chết rồi. Người có khí chất bạch huyết rất nhạy cảm với sự ám thị và thôi miên. Thường người có khí chất bạch huyết có khuynh hướng chết yểu.
Với anh ta, các tổn thương thường kéo dài nặng hơn. Một tai nạn hậu phẫu, không phải là hiếm, xảy ra sau một cuộc giải phẫu – nơi các cơ quan bạch huyết.
Trong bốn nhóm người này, rất hiếm khi gặp được một người “thuần khiết”. Vì thế người ta phải thiết lập, với tất cả sự cẩn trọng cần thiết, các sự pha trộn và thứ bậc của các loại tính khí.
CÁCH PHÂN LOẠI CỦA PHÁP
Với Sigaud và Mác Auliffe, trường phái của Pháp đề nghị một cách phân loại khác: các mẫu cơ bắp, hô hấp, tiêu hóa và lý trí.
Có điều chắc chắn là các lý thuyết hiện đại về tính khí vẫn tiếp tục tiếp nối các lý thuyết xưa. Nhưng các lý thuyết này chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn nhiều. Dựa trên các nhận xét rất chính xác và đương nhiên là dựa trên các tiến bộ kỹ thuật và trải qua những kinh nghiệm được tích lũy trong các môn khoa học tương tự.
Cách phân loại của Pháp mang một ý nghĩa lâm sàng có kinh nghiệm, một ý muốn gắn bó với kinh nghiệm thật sít sao và biểu hiện một mối quan tâm lớn đối với các sắc thái riêng biệt.
Vì vậy dưới đây là sự mô tả bốn “tuýp” chính, được căn cứ trên rất nhiều số đo.
1. Loại cơ bắp
Các chi và cơ bắp rất phát triển. Lồng ngực rất nổi bật. Nếu chủ thể đang trong tư thế đứng thì là các cổ tay nằm ở dưới phần xương mu. Mặt hình vuông hoặc chữ nhật, cằm đều đặn. Lông mày thấp và thẳng hàng. Mình nhiều lông.
2. Loại hô hấp
Thân người nhỏ hình thang mà phần đáy lại nằm ở trên. Vai rộng. Lồng ngực rất nở nang theo chiều ngang và cao. Khuôn mặt hình thoi. Xoang trán rộng. Mũi dài và lớn.
3. Loại tiêu hóa
Đây là loại người “toàn về bụng và hàm”. Phần dưới khuôn mặt nở hơn phần trên. Lồng ngực ngắn và rộng. Cổ hơi ngắn và lớn, vai hẹp. Trán hẹp và gò má rất nhỏ. Bụng nở. Toàn bộ cơ thể cân đối hài hòa.
4. Loại lý trí
Khuôn mặt có hình tam giác rõ nét. Hộp sọ rất lớn. Nhìn ngang, sẽ thấy trán vồ. Mắt lanh lợi và lớn, miệng nhỏ và mỏng. Thân hình nhỏ và mảnh khảnh. Có sự hài hòa tốt giữa thân và các chi.
PHÂN LOẠI THEO KIỂU Ý
Đây là một phân loại khác rất quan trọng: phân loại của Viola và trường phái của ý. Nó được căn cứ trên các phương thức thống kê và rất nhiều số đo. Đối với Viola, thể tạng con người được dựa trên hai hệ thống:
a) hệ thống của đời sống thực vật (toàn bộ các cơ quan nội tạng) và được tượng trưng bởi thân mình.
b) Hệ thống của đời sống quan hệ (hệ thần kinh và các cơ vân) được tượng trưng bởi các chi.
Nếu các hệ thống a và b đều phát triển, thì chúng ta có một con người bình thường thật hài hòa. Nếu a trội hơn, người ta sẽ gặp trường hợp của loại ngủ đoàn, phát triển theo chiều rộng. Nếu b trội hơn, người ta sẽ gặp loại cao lêu nghêu, phát triển theo chiều cao.
1. Loại ngủ đoản
a) Đặc tính thể chất
Sự phát triển cơ thể được thực hiện thiên theo chiều ngang. Thân người rất phát triển so với các chi. Bụng lớn và khối nội tạng cũng thế. Sức nặng thường đáng kể và lớp mỡ dưới da rất dày. Sức mạnh và sự dẻo dai là đáng kể. Chức năng tiêu hóa tốt.
b) Những khuynh hướng bệnh tật
Người ngủ đoản có khuynh hướng mắc các chứng bệnh phát xuất từ sự giảm thiểu dinh dưỡng, khớp, tăng huyết áp và chứng sung huyết.
c) Những khuynh hướng tâm lý
Người ngủ đoản rất nghị lực, vui tính và đầy sinh khí. Đời sống tâm lý của anh ta thường có khuynh hướng thiên về chứng tâm thần chu kỳ (thay đổi đột ngột từ niềm vui phấn chấn xuống sự dửng dưng trầm uất).
Trong trường hợp mắc bệnh tâm thần, anh ta có thể sẽ rơi vào tình trạng hưng–trầm cảm, mức độ quá mức của chứng tâm thần chu kỳ.
2. Loại cao lêu nghêu
a) Đặc tính thể chất
Anh ta có ưu thế về chiều cao. Lồng ngực dài và bụng thẳng. Các cơ quan nội tạng bị thu nhỏ. Các chi đều dài hơn so với thân. Thân hình thường rất cao. Độ nghiêng của xương sườn rất rõ nét. Cổ nhỏ và khá dài, dinh dưỡng trung bình, cơ bắp nhỏ và dài. Chạy rất mau nhưng không có sức bền.
b) Các khuynh hướng bệnh tật
Sự phòng vệ chống lại các căn bệnh rất tồi. Lao. Các chức năng rất yếu kém. Rất mau mệt. Huyết áp thấp, mạch đập nhanh, các đầu chi lạnh. Tình dục rất yếu kém.
c) Đặc tính tâm lý
Thiếu “ý chí”. Dễ sa sút tinh thần. Trí thông minh lanh lợi nhưng não và thần kinh rất mau mệt. Có khuynh hướng tự khép mình lại, trong sự cô độc và mơ mộng. Trí tuệ thường chiếm ưu thế. Trong trường hợp bị tâm thần, anh ta sẽ rơi vào chứng tâm thần phân liệt.
CÁCH PHÂN LOẠI CỦA KRETSCHMER
Đây là một phân loại rất có uy tín. Kretschmer mô tả ba nhóm lớn chính.
1. Loại lực sĩ
Những người thuộc týp này rất lớn con hoặc trên mức trung bình. Lồng ngực rộng và nở nang. Khuôn mặt có hình dáng ô van dài. Cổ chắc nịch và dài. Cơ bắp rất phát triển và ít mỡ. Bộ xương rất chắc và gọn gàng. Các phần dưới của cơ thể thường mảnh khảnh. Chân nhỏ. Đây đúng là loại “vạm vỡ” chuyên nghiệp.
2. Loại khẳng khiu
Týp người này phát triển theo chiều cao với sự giảm thiểu ở bề ngang. Anh ta vẫn gầy gò dù có ăn uống nhiều đến đâu đi nữa. Các chi khẳng khiu, bàn tay xương xẩu, các ngón tay nhọn. Bụng lõm hoặc mềm nhão. Xương yếu và dễ gẫy. Mặt hình tam giác, tái xanh và gầy. Nhìn nghiêng, bộ mặt có góc cạnh, mũi dài và nhọn. Tóc dầy thường tỏa ra phía trước và sau ót. Da mặt mỏng và căng.
Nhưng người cơ năng suy nhược không phải lúc nào cũng yếu. Cũng có nhiều người thuộc loại này có cơ bắp chắc một sức sống dồi dào và một sức chịu đựng rất dẻo dai. Đây là týp người Dài Chi, gần giống với týp Lực sĩ.
3. Loại dày cơm
(Theo từ Hy Lạp có nghĩa là dày). Anh ta phát triển theo chiều ngang hơn là chiều cao. Thân hình trung bình. Hộp sọ, lồng ngực và bụng phát triển theo chiều ngang. Vẻ bề ngoài nặng nề, mặt đầy đặn nhưng bộ xương yếu ớt. Khuôn mặt, cổ và thân người có một lớp mỡ khá dày. Hình dáng tổng thể của thân người có hình dáng một thùng tônô, có thiện cảm và mập mạp. Týp người này thường hay biểu lộ cho người ta thấy “cái bụng to của tôi” trong các truyện hoang tưởng dân gian của Giáng Sinh. Có vẻ thân thiện, vui tính, rất thích giao tiếp.
Các đặc tính tinh thần của hai loại người chính
NGƯỜI DÀY CƠM | NGƯỜI KHẲNG KHIU |
Hướng ra thế giới bên ngoài | Hướng vào thế giới nội tâm |
Cởi mở và dễ gần | Sống thu mình lại và khó gần |
Tự nhiên và lanh lợi | Kềm chế tình cảm của mình |
Thích sống | Tự đặt cho mình nhiều câu hỏi. |
Thực tế | Một con người lý tưởng |
Hài hước | Châm chọc, hay cười nhạo |
Tình bạn nồng nhiệt, “có lòng hào hiệp” | Có khuynh hướng lạnh lùng |
| Có khuynh hướng thù dai và trả thù |
Quát tháo lúc giận dữ nhưng không thù dai | Biết đánh giá các niềm vui của cuộc sống bên ngoài. Thường hay sợ phụ nữ |
Thích ăn uống và phụ nữ đẹp |
|
Lạc quan đáng ngạc nhiên | Bi quan |
Có thể làm việc cật lực | Tập trung quá mức, mau mệt nhưng kiên trì |
Hành động cụ thể | Hành động lơ đễnh |
Thường khiêm tốn | Thường kiêu căng |
Ít có khuynh hướng bị dồn nén. | Có khuynh hướng bị ức chế và mắc cảm |
Cách phân loại của Jung
Jung chú ý đến hai loại người chủ yếu:
a) người hướng nội, sống khép mình lại và đẩy lùi sự chi phối của thế giới bên ngoài (như người khẳng khiu)
b) người hướng ngoại, sống xoay ra thế giới bên ngoài mà anh ta cần (như người dày)
Hai thái độ này đều hiện hữu trong mỗi con người. Nhưng có khi thái độ nay lấn lướt thái độ kia (vì thiên hướng, hoàn cảnh, v.v…). Khởi phát từ hai tổ hợp lớn này, Jung có được bốn loại người hướng nội và bốn loại hướng ngoại.
NGƯỜI HƯỚNG NỘI | NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI |
Nhìn vào chính mình, và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các ý nghĩ trừu tượng. Anh ta làm theo các ý nghĩ nội tâm của mình, mặc dù anh ta có thể hướng đến cái cụ thể. Nhóm người này cũng gồm có nhiều người cuồng tín tin theo một ý tưởng, thích thú với các lý thuyết mà không cần nghĩ đến hậu quả, đôi khi ghê sợ mà các ý tưởng đó có thể đem đến. Nietzsche thuộc nhóm người này. | Hướng ra cuộc sống cụ thể bên ngoài. Tuy nhiên anh ta có thể xem xét các điều trừu tượng. Anh ta hẳn thích các sự kiện hơn là lý thuyết. Đây là loại kỹ sư hoặc nhà phẫu thuật. Anh ta có thể trở nên “nguy hiểm” nếu đụng phải các việc cần đến sự mềm dẻo (như luật pháp và luân lý chẳng hạn). Đến lúc này anh ta cứng rắn. Trong nhóm người này có các thẩm phán và nhà đạo đức nghiêm khắc, thiếu hẳn tình cảm và sự thấu cảm con người. |
NGƯỜI HƯỚNG NỘI | NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI |
Nắm bắt được tình cảm của anh ta là một việc rất khó. Người ta đang đối mặt với một nhân sư, khép mình lại, lặng thinh và không thể gần được. Tất cả mọi thứ đều phát triển theo chiều sâu; anh ta mang một bộ mặt dửng dưng. Các hành động của anh ta thường xuất phát từ các cảm xúc được che giấu rất kỹ. Anh ta thường có vẻ bình thản và ít đa nghi, gợi sự thiện cảm. Không một cảm xúc nào được biểu lộ ra bên ngoài, nhưng nội tâm lại sôi sục những đam mê… Rất nhiều phụ nữ thuộc nhóm người này. | Anh ta rất cởi mở, hướng ra thế giới bên ngoài nhưng tình cảm vẫn chiếm ưu thế. Đây là loại người luôn “cảm thấy thoải mái”, bởi vì thời tiết tốt, nhưng lại buồn rầu nếu trời mưa. (Trong khi người hướng nội, mọi thứ đều tùy thuộc vào “tính khí” nội tâm, bất luận các hoàn cảnh bên ngoài) Rất dễ bị ảnh hưởng, anh ta có khuynh hướng cân nhắc các sự việc theo tình cảm của mình. Thái độ của anh ta có thể được tóm tắt như sau: “Tôi nhận thấy điều này rất dễ chịu… vì vậy thật là lý thú” |
NGƯỜI HƯỚNG NỘI | NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI |
Phản ứng của anh ta không thích hợp với các hoàn cảnh nhưng chỉ tuân theo “Cái Tôi”. Đây là loại người vô cùng chủ quan, suy xét tất cả mọi việc bằng các lăng trụ của sự chủ quan đó. Không thể nào đoán được điều gì làm cho anh ta có một cảm tưởng nào đó: phản ứng của anh ta dường như không được liên kết với một thực tế bên ngoài. Rất nhiều nghệ sĩ thuộc nhóm này. | Anh ta thực tế và khách quan một cách tuyệt đối. Anh ta chỉ thấy việc cụ thể mà thôi: các sự kiện, rượu ngon, phụ nữ đẹp… Anh ta không bao giờ “khổ tâm”! Anh ta tích lũy các kinh nghiệm thực tế và luôn tìm kiếm các cảm giác mới. Anh ta dễ dàng đi từ một thí nghiêm này qua một thí nghiệm khác và như thế chỉ đạt được một kinh nghiệm rời rạc và hạn chế. Phần lớn những người “phố phường” thuộc nhóm người này. |
NGƯỜI HƯỚNG NỘI | NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI |
Với người này, chúng ta đang chìm trong sự mộng mơ sâu lắng! Đây là người tiên tri, thần bí, nhà thơ của sự bất tử. Trí tưởng tượng của anh ta không có giới hạn. Như Jung đã nói: Đây thường là một thiên tài chưa được biết đến, một con người vĩ đại đi sai đường, một thứ dại dột thông minh, một nhân vật của một truyện tâm lý… Sự hiểu biết của anh ta được căn cứ trên sự trực cảm. Trong trường hợp này, làm sao anh ta có thể thuyết phục được các người khác về vẻ đẹp của các ý nghĩ của anh ta được? | Về người này, người ta có thể nói là “anh ta cảm nhận bằng sự trực cảm của mình! Rất nhiều phụ nữ thuộc nhóm này. Loại người này làm đủ mọi cách để thành đạt (và điều này một cách vô thức). Trước một phụ nữ này, người đàn ông chỉ còn biết trốn mà thôi! Ngay từ cái nhìn đầu tiên, anh ta đã bị phán đoán, mổ xẻ, cân nhắc, đánh giá.. Loại người này “ý thức được” môi trường xã hội thích hợp với anh ta, các loại quần áo phải mặc, làm sao diễn đạt các sự việc, v.v.. Một người thuộc loại này sẽ thành đạt trong thương trường, kinh doanh, đầu cơ, trên chính trường, v.v… |
Cách phân loại của Sheldon
Năm 1942, Sheldon xuất bản một loạt nghiên cứu nhằm trình bày các mối quan hệ giữa tính khí và cá tính. Ông ta đã làm một công việc đáng kể bằng cách cho chụp hình 4000 sinh viên (sau lưng, trực diện và nhìn nghiêng). Các hình được chụp theo kiểu thông thường; một bảng kẻ ô sẽ làm cho việc đo đạt và so sánh dễ dàng hơn. Cơ thể được chia ra làm 5 vùng:
1) Đầu, mặt và cổ – 2) Lồng ngực – 3) Phần bụng – 4) Vai, tay và bàn tay – 5) Các chi dưới.
Hàng ngàn nghiên cứu và phân loại đưa đến kết quả việc phân chia thành ba nhóm người chính như sau:
Nhóm (I). Loại nội tạng, là con người tập trung vào các cơ quan nội tạng. Việc tiêu hóa và sự thoải mái là hai mục đích chính của cuộc sống. Sự lạc quan, tính ham ăn, sự mong muốn được âu yếm và tình yêu đồng loại chiếm ưu thế.
Nhóm (II). Loại cơ bắp cho thấy sự vượt trội của hoạt động cơ bắp. Một hành động mạnh mẽ là mục đích của cuộc sống.
Nhóm (III). Loại trí tuệ được thể hiện bằng một hoạt động trí tuệ không ngừng cảnh giác, bằng một tinh thần sâu lắng và khổ tâm.
Đây là một bảng theo Sheldon, cho thấy các đặc tính của ba nhóm tính khí chính.
Loại nội tạng | Loại cơ bắp | Loại trí tuệ |
Thái độ và động tác thoải mái Yêu thích sự tiện nghi Phản ứng chậm chạp Thích ăn uống Tìm kiếm những buổi ăn ngon với người khác Tiêu hóa thoải mái Tìm kiếm sự giao thiệp Rất dịu dàng và hòa nhã Ưa thích sự âu yếm và sự tán thưởng Yêu đồng loại Tính khí ổn định Tính tình khoan dung Tìm kiếm lạc thú Giấc ngủ sâu Không biết điều độ, sự thái quá Rượu tạo sự thoải mái và tính thích giao du Trong những lúc buồn bực, tìm kiếm sự giao du Yêu thương trẻ con và gia đình | Chắc chắn trong hành động và động tác Tìm kiếm sự phiêu lưu thể chất Phản ứng quá cương quyết Yêu thích hoạt động Có nhu cầu thống trị và quyền lực Ham thích sự may rủi và cờ bạc Can đảm và thích đấu tranh Tìm kiếm sự đối đầu Cứng rắn về yếu tố tâm lý Sợ các nơi đóng kín Cách cư xử thẳng thắn không tế nhị Lời nói gay gắt Kiên cường trong đau khổ Hiếu động Dáng vẻ quá chín chắn Rượu tạo sự khẳng định hung hãn cho chính mình Trong những lúc buồn phiền cần phải hành động Yêu thích các hoạt động của tuổi trẻ | Thái độ và hành vi cẩn trọng Các phản ứng thể chất quá đáng Phản ứng quá mau lẹ Tìm kiếm sự cô độc Hoạt động tinh thần quá lớn, lúc nào cũng cảnh giác Giấu giếm tình cảm và dồn nén Thù ghét sự giao du Nhút nhát Thù ghét các thói quen, tính ít bảo thủ Sợ các nơi quá trống trải Thái độ không thể lường trước Giọng nói thận trọng, ghét tiếng ồn Rất nhạy cảm với sự đau khổ Ngủ không yên giấc, mệt kinh niên Thái độ và cử chỉ trẻ con Rượu làm cho sa sút tinh thần Ghê tởm các chất ma túy Trong lúc sầu muộn tìm kiếm sự cô đơn Ưa thích các người đứng tuổi |
Khí chất với nghề nghiệp
Mỗi ngày hàng triệu người đàn ông và đàn bà bắt đầu một công việc. Công việc này có được là vì tình cờ: do một lời rao trên báo, các mối quan hệ, sau khi học hành xong, v.v… Về việc học hành, thường chúng được hoàn thành “một cách may rủi”! Dựa theo “các năng khiếu” của đứa trẻ, ý muốn của cha mẹ, các lời khuyên của một người bạn “hiểu biết”, v.v…
Ngoài ra, có nhiều người thông minh, có khả năng, siêng năng nhưng luôn giữ một chức vụ thứ yếu suốt cuộc đời… Bởi vì họ không biết các khả năng của họ, bởi vì họ nhút nhát, bị dồn nén, nổi loạn, đầy mặc cảm. Và nhiều người khác thì bị co cúm trong công việc làm, không bao giờ thích nghi được. Nhưng có thể nào chúng ta cố gắng hạn chế sự may rủi và đặt mỗi người vào vị trí theo các khả năng và công lao của họ không? Được như thế chúng ta không những có được sự thanh thản nội tại của các người lao động mà chúng ta còn có được một hiệu suất tốt hơn cho người chủ? Điều này dường như là hiển nhiên!
Nhưng có những mối quan hệ chặt chẽ giữa khí chất và hoạt động. Như thế, việc lựa chọn một nghề nghiệp, phần lớn phải tùy thuộc vào khí chất và cá tính… Nhiều người rất khổ sở trong công việc làm hoặc trong sự học hành của họ; nhưng hoạt động đó có thích hợp với chính họ không? Sự thích nghi của con người là một trong các vấn đề lớn của cuộc đời; có bao nhiêu người đã chọn lựa công việc của mình với đầy đủ ý thức?
Tất cả các bậc cha mẹ đều do dự, và điều này là bình thường. Có phải hướng đứa trẻ đến một công việc chân tay, đến thủ công nghiệp, y khoa, các nghề nghiệp của đại học? Có phải nghe theo các ý nguyện của đứa trẻ, hoặc từ chối chúng?
Như thế một câu hỏi được đặt ra: có thể nào chẩn đoán đánh giá và ước lượng các khả năng thể chất và tinh thần của mỗi con người?
Trường hợp của ông Jean P.
Ông ta là thư ký điều hành, có rất nhiều trách nhiệm. Người chỉ huy trực tiếp của ông ta là một con người cứng rắn, đanh thép không tiết kiệm các lời chỉ trích và quở trách. Mỗi ngày, P. đi làm trong sự lo âu; công việc làm của ông ta có được là nhờ học vấn và do quen biết. Ông ta trở nên quá nhạy cảm, gầy yếu, xanh xao, sợ sệt. Càng ngày ông ta kéo dài giờ làm việc, để cho ông giám đốc nhận thấy các khả năng và tính can đảm của mình.
Cá tính của Jean P. – Sau một cuộc trò chuyện về tâm lý và một cuộc khám nghiệm kỹ thuật tâm lý học, người ta đã khám phá điều này: P. được nuôi dưỡng bởi một người cha chuyên quyền, và thật sự “bị bẻ gãy” bởi sự giáo dục của người cha. Nói tóm lại, ông ta đau khổ vì mặc cảm OEdipe. Ông ta là một người “mềm yếu”. Ông ta có rất nhiều khuynh hướng nữ tính. Ông ta luôn phục tùng một cách vô thức, luôn cố làm cho người khác vừa lòng, phục vụ họ, hầu tránh các quở trách mà ông ta không chịu được. Ông ta vô cùng tử tế và ân cần (luôn vì sợ quở trách); và vì lý do đó người ta cáo buộc ông ta “nịnh hót”. Ông ta sợ tính nam nhi và sự thô bạo. Trước nhất chúng gợi cho ông ta nhớ lại sự giáo dục của người cha; sau nữa cái nam tính hiếu chiến của ông ta đã bị tiêu diệt. Về mặt tính dục, ông ta bị bất lực từng phần. Ông ta tìm kiếm sự gần gũi của phụ nữ, miễn là với điều này ông ta không cần chứng minh tính nam nhi của mình.
Jean P. trong công việc hiện tại. Ông giám đốc của P. luôn là sự gợi nhớ người cha (chuyên quyền, cứng rắn, quở trách). P. cảm thấy mình bị bóp nghẹt, thua kém. Trong thâm tâm, ông ta luôn cảm nhận sự chống đối mãnh liệt đối với người sếp (cũng như ông ta cảm nhận sự chống đối với người cha). Nhưng ông ta phải ức chế sự chống đối này. Ông ta “chôn kín” các cảm xúc của mình. Ông ta luôn cảm thấy “có lỗi” và có tội bởi vì người cha ông ta đã tập cho ông ta như thế suốt mười lăm năm trời. Tiếp sau hàng ngàn sự chống đối bị ức chế, hệ thống thần kinh của P. đã bị rối loạn. Càng ngày ông ta càng cảm thấy thua kém và không có năng lực. Các mặc cảm tự ti chỉ lớn mạnh hơn. Ông ta còn nghĩ đến việc vào tu viện, mà điều này như là việc trốn chạy trước một hoàn cảnh mà ông ta không thể nào chịu dược. Đây là sự thất bại, sự ghê tởm, sự khinh bỉ chính mình, là sự suy nhược thần kinh tạm thời…
Nếu P. chấp nhận một cuộc khám nghiệm tâm lý? – Cuộc khám nghiệm tỉ mỉ đó sẽ phơi bày các ức chế và mặc cảm của P. Hoặc ông ta sẽ được hướng đến một công việc khác; hoặc ông ta có thể chọn cái công việc đó, nhưng với sự hiểu rõ chính con người mình. Ông sẽ nhận thấy được các cơ chế nội tâm và có thể triệt tiêu chúng… thay vì phải chịu đựng không ngừng những phóng thích về cảm xúc và các cảm giác thất bại nặng nề.
CÔNG VIỆC MÀ P KHÔNG NÊN LÀM | CÔNG VIỆC MÀ P CÓ THỂ LÀM |
(Thí dụ): nhà phẫu thuật, sĩ quan, chủ xí nghiệp, thầy dạy thể dục, nhân viên xoa bóp, nhà tâm lý học, thủy thủ, luật sư, công chức có trách nhiệm. | (Thí dụ): Giáo sư triết hoặc toán, thợ uốn tóc nữ, nhà thiết kế thời trang, nhân viên hóa trang, nghệ sĩ, nhà văn, nhà trang trí, nhân viên thường. |
Một trường hợp khác
CÁ TÍNH
Một phụ nữ “nam tính”. Cô ta cần khẳng định tính nam nhi hiếu chiến của mình. Cô ta cần thống trị, và đẩy lùi những người đàn ông mà cô ta muốn hạ thấp. Cô ta từ chối vai trò nữ giới của mình.
CÔNG VIỆC MÀ CÔ TA | CÔNG VIỆC MÀ CÔ TA |
Nhân viên, thư ký đánh máy, thợ may, người mẫu,v.v… | Thư ký điều hành, thư ký trưởng, nha sĩ, nhân viên xã hội, nữ y tá, thợ đóng giày, trưởng quầy hàng (mà đôi khi điều này gây thiệt hại cho người khác; hơn nữa, không có sự chữa trị tâm lý, “các bù trừ này” không hề giúp cho cô ta khỏi bị khổ tâm…) |
Một trường hợp khác
CÁ TÍNH
Một người nóng nảy, đã được nghiên cứu trong “các tính khí”. Anh ta rất cởi mở nhưng hung hãn. Anh ta cần có quyền lực thống trị. Sự nhạy cảm cơ bắp chiếm ưu thế. Cùng lúc đó, chúng ta hãy thí dụ anh ta đau khổ vì các dồn nén mà nghề nghiệp anh ta không cho phép anh ta thể hiện ra bên ngoài.
CÔNG VIỆC ANH TA | CÔNG VIỆC ANH TA |
Thợ uốn tóc cho nữ, bán đồ cổ, giáo viên, nhà phê bình nghệ thuật, tu sĩ, chủ khách sạn, thầy thuốc, chính trị gia, v.v… | Đô vật, tiều phu, người du lịch, người dạy thú, nha sĩ, nhà phẫu thuật, tài xế, nhân viên xoa bóp, thầy dạy thể dục, người đập đá, nhà điêu khắc, kỹ sư, v.v… |
Một trường hợp khác
Một người trí tuệ (đã được nghiên cứu trong “các tính khí”). Anh ta u sầu và dễ bị kích thích. Anh ta tự khép mình. Anh ta có khuynh hướng tự cảm phục. Tìm kiếm sự cô đơn hoặc sự khâm phục của những người khác. Tinh thần luôn cảnh giác. Anh ta “nghiền ngẫm” về mặt tinh thần và mau chóng bị mệt.
CÔNG VIỆC ANH TA | CÔNG VIỆC ANH TA |
Thủy thủ, phi công, ca sĩ, công nhân nhà máy, bác sĩ thú y, nha sĩ, nhà phẫu thuật, nhà kinh doanh, chính trị gia, nhân viên xoa bóp. | Giáo viên, giáo sư triết, kế toán viên, họa sĩ điêu khắc, nhà văn, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, bảo vệ đêm, nhân viên hải đăng, bán đồ cổ, quản đốc, v.v… |
Một trường hợp khác
Một người hoang tưởng. Anh ta tự cho mình quan trọng. Anh ta thích sáng tạo. Thường nghĩ đến Cái Tôi của anh ta một cách quá đáng. Anh ta bị ám ảnh bởi cái người ta gọi là “tham vọng quá đáng”.
CÔNG VIỆC ANH TA | CÔNG VIỆC ANH TA |
Các nghề nghiệp bắt buộc anh ta phải chịu sự vâng lời và sự phục tùng hoặc đặt anh ta vào một vị trí thấp kém. | Các nghề nghiệp tự do và “ở cấp trên”. Nhà tổ chức, xây dựng, nhà khảo cổ, nhà thiên văn, dược sĩ, nhà hóa học, thẩm phán, điều tra viên, luật sư nhân viên tình báo, v.v… |
KHÁM NGHIỆM KỸ THUẬT TÂM LÝ HỌC VÀ HƯỚNG NGHIỆP
Khám nghiệm kỹ thuật tâm lý học là gì?
Đây là khám nghiệm về cá tính và các phản ứng xã hội của một con người. Công việc này là để xác định các khả năng trí tuệ, công việc làm bằng tay và thể chất.
Một khám nghiệm kỹ thuật tâm lý học đầy đủ phải được thực hiện:
a) bởi một người thầy thuốc để xác lập các khả năng thể chất.
b) bởi một kỹ thuật viên tâm lý học để xác định cá tính và các khả năng trí tuệ.
Người ta muốn biết người này là ai. Biết sự cân bằng, cảm tính, tính dễ bị kích thích, tính khí cơ bản, các mặc cảm của anh ta, v.v… Và từ đó, người ta “chọn lựa” có nghĩa là người ta hướng cá thể đó đến một ngành này hoặc ngành kia trong xã hội; hoặc người ta cho biết nghề mà người đó chọn có thích hợp với anh ta không.
CÁC TRẮC NGHIỆM
Từ này chỉ định các bài trắc nghiệm kỹ thuật tâm lý. Và sau đây là định nghĩa: “Đây là một thử nghiệm được xác định, bao hàm một công việc phải được thực hiện, đồng nhất cho tất cả các chủ thể được khám nghiệm, với một kỹ thuật chính xác để đánh giá sự thành công hoặc thất bại, hoặc cho điểm về mặt thành công”. Các trắc nghiệm có thể được xếp loại theo nhiều cách khác nhau, mà sau đây là những cách chính:
a) các trắc nghiệm mà chủ thể phải trả lời bằng viết cho những câu hỏi được đặt ra.
b) các trắc nghiệm mà chủ thể phải làm một thao tác thủ công.
c) các trắc nghiệm nghiên cứu theo chiều sâu, về sự mau lẹ và mức độ của trí thông minh.
d) các trắc nghiệm thể hiện nhân cách, các quan tâm sâu lắng, cá tính, các mặc cảm, v.v…
Việc áp dụng các trắc nghiệm
Chính trong môn tâm lý học ứng dụng mà các trắc nghiệm tìm thấy phạm vi hoạt động lớn nhất (trong các lãnh vực sư phạm, công nghiệp, tội phạm, v.v…) Tuy nhiên chúng ta không nên xem trắc nghiệm là bản chất của tâm lý học! Nó chỉ đơn thuần là một kỹ thuật hỗ trợ. Trắc nghiệm là một công cụ thí nghiệm, có thể đi từ sự ngớ ngẩn hoàn toàn cho đến sự thấu hiểu rành mạch một con người.
Công chúng thường không được thông tin đầy đủ cho lắm về điều này. Họ thường nghĩ một trắc nghiệm tương ứng với các “trò chơi xã hội” được đăng tải trong các tuần san…(đại loại như là: đây là một “trắc nghiệm tâm lý”! Hãy trả lời các câu hỏi này. Nếu các bạn đạt trên 10 điểm, các bạn có một cá tính nào đó… Nếu các bạn dưới 10 điểm, các bạn có một cá tính nào đó… Nếu các bạn chỉ có 3 điểm, đã đến lúc các bạn phải đi chữa bệnh rồi (!), v.v…
Các trò chơi trẻ con đó, không những rất lố bịch, nhưng có nhiều cơ may làm sai lệch trong tâm trí của người dân về ý kiến của môn kỹ thuật tâm lý.
Hơn nữa, dù với bất kỳ giá trị nào của một trắc nghiệm, chúng ta không được xem nó như là một kết quả tuyệt đối, mà nó chỉ là một chỉ dẫn mà thôi. Việc nghiên cứu một con người là vô tận, và trên đời này không có một trắc nghiệm nào có thể phơi bày nó một cách trọn vẹn. Cho nên bất kỳ một kỹ thuật viên tâm lý nào cũng phải thành thạo về tâm lý chiều sâu và cách tiếp cận con người.
Và tôi xin nêu ra đây điều suy tưởng rất hay của Szondi: “… thà chúng ta có một nhà tâm lý không có trắc nghiệm còn hơn một trắc nghiệm mà không có nhà tâm lý”. Vì thế chúng ta kết luận bằng cách cầu chúc cho sự thăng tiến của một lý tưởng: có nhiều nhà tâm lý có được nhiều trắc nghiệm xuất sắc.
HƯỚNG NGHIỆP
Càng ngày nó càng chiếm một vị trí quan trọng hơn và đây là một điều tốt. Cái tên nó cũng đã định nghĩa nó rồi: nó có mục đích hướng đứa trẻ hoặc người thiếu niên đến những nghề nghiệp phù hợp nhất với các khả năng của nó, các ý thích sâu kín và tham vọng của nó. Việc hướng nghiệp cổ điển chủ yếu được căn cứ trên các trắc nghiệm tâm lý với nhiều kết quả thật tuyệt vời mà chúng có thể mang đến. Như thế người ta có thể xác định mức độ phát triển trí tuệ của đứa trẻ, các khả năng tâm lý của nó và sự phát triển sau này của cá tính nó.
Trong tất cả các thành phố, có nhiều cơ quan có chức năng thực hiện các trắc nghiệm này mà phần lớn là miễn phí. Các bậc cha mẹ có điều kiện có thể đóng góp vào các chi phí bằng sự quyên góp tự nguyện.
Vài cơ quan thông báo bằng văn bản các kết quả của cuộc nghiên cứu; hoặc mời các bậc cha mẹ đến dự các cuộc trắc nghiệm. Các trung tâm hướng nghiệp là những trọng tài công minh; họ làm công việc tổng hợp, một bên là các nghề nghiệp, còn bên kia là các thí sinh. Người ta không ngừng khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tiếp xúc với các cơ quan chuyên trách này.
BÚT TƯỚNG PHÁP
Khoa này nghiên cứu tính nết con người qua chữ viết. Nó đã phát triển một cách đáng kể trong những năm sau này; người ta thường xuyên áp dụng nó trong các trắc nghiệm kỹ thuật tâm lý, trong công nghiệp và thương mại. Có một điều chắc chắn là con người luôn để lại dấu ấn của mình trong bất cứ chuyện gì anh ta làm. Thế mà chữ viết là một khía cạnh quan trọng của hoạt động trí tuệ. Nó là một “dấu hiệu” mang “nhãn hiệu của nhà sản xuất”: của người viết ra nó (cũng như tính cách của dáng đi, điệu bộ, cử chỉ, lời nói của người đó, v.v…). Người ta đã chứng minh một cách thuyết phục rằng khoa chiết tự được thực hiện một cách hoàn hảo đã soi sáng nhiều đặc điểm của một cá tính. Khoa này đã trở thành một ngành rất hữu ích cho môn tâm lý ứng dụng; nó thường giúp tránh các nhọc nhằn và sai phạm của một phán quyết.
Và đây là những gì mà hiện nay một chiết tự nghiêm túc có thể xác định được:
Trong lãnh lực trí tuệ: cách tổ chức của trí tuệ – trật tự – văn hóa – sự nhanh nhẹn của ý nghĩ – ý thức nhận xét và phán đoán – tính độc đáo – sự linh hoạt trí tuệ – các khả năng chú ý và tập trung – trí tưởng tượng – mức độ tổng thể của trí tuệ các rối loạn của trí tuệ.
Trong lãnh vực xã hội: cách tiếp xúc với người khác – thái độ trước các trách nhiệm – lương tâm nghề nghiệp – hiệu quả trong công việc – óc sáng tạo – tính nhạy cảm – các khả năng thích nghi – tính phụ thuộc hoặc độc lập.
Trong lãnh vực cá tính: hướng ngoại hoặc hướng nội – cảm xúc – tính nhạy cảm – ý chí – sự can đảm – sinh khí – tính xúc cảm – loại tính khí – tính năng động.
Các độc giả quan tâm đến khoa chiết tự sẽ tìm thấy dễ dàng có mẫu chữ viết ứng dụng. Hơn nữa, có nhiều trường rất giỏi trong việc giảng dạy khoa chiết tự. Nếu khoa này rất hấp dẫn, nó vẫn có những giới hạn của nó… như bất cứ môn khoa học nào của con người. Tuy nhiên người ta có thể khẳng định rằng tất cả những gì con người biểu lộ trong nét chữ của mình cho thấy các đặc điểm của cá tính liên quan. Trên lý thuyết, như thế người ta có thể biết chúng; theo thực hành, mọi thứ đều tùy thuộc vào chính các giới hạn của khoa chiết tự; mà sự phát triển mau chóng của khoa non trẻ này không thể bị nghi ngờ.
Created by AM Word2CHM
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.