Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại

GHI CHÚ CỦA NHÀ XUẤT BẢN DÀNH CHO CÁC ĐỘC GIẢ CÔNG GIÁO



Nếu khoa tâm lý học hiện đại đối với các bạn có phần xa lạ, và nếu thêm vào đó bạn là người công giáo, thì có rất nhiều khả năng tác phẩm này sẽ xúc phạm bạn. Tuy nhiên, chúng tôi tin chắc rằng, nếu bạn có can đảm – chúng tôi xin nhấn mạnh là can đảm – đọc hết những trang này với trái tim cũng như đầu óc của bạn, lần hồi sự tởm lợm lúc ban đầu trước những khốn khổ của con người sẽ nhường chỗ cho một tình cảm khác là tình thương; rồi sau đó sẽ áp đặt một niềm tin vững chắc rằng nhiệm vụ làm người của chúng ta, nhiệm vụ làm người tốt đẹp của chúng ta còn quan trọng hơn nữa, hứng thú hơn chúng ta nghĩ.

1. NGÔN NGỮ

Trước hết là vấn đề ngôn ngữ, một thuật ngữ sống sượng có phần kinh hoàng. Một cách lạnh lùng, nhà tâm lý học sẽ nói với bạn về loạn luân của OEdipe, về tội giết cha, đồng tính luyến ái như thể đó là những hiện tượng bình thường.

Nhưng đó là một xác tín từ khi môn học mới này được khai sinh cách đây gần sáu mươi năm, có rất nhiều nhà bác học đã tỉ mỉ nghiên cứu các vấn đề (và một số lớn họ là người công giáo) đã không nghĩ đến việc thay đổi thuật ngữ này.)

Ngoài ra, sự chống đối của chúng tôi đối với những từ quá rõ ràng này có thể nào mang một ý nghĩa gì khác chăng?

Nếu có quá nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối khi phải trả lời các câu hỏi mà đứa trẻ đặt ra với tất cả sự ngây thơ của nó thì có thẽ vì ho vẫn còn bối rối khi cảm nhận một chút gì đó hổ thẹn về cuộc đời tính dục của họ – dù cho nó có hợp pháp cho đến mức có thể nào đi nữa – trong khi lý trí của họ có thể cho phép họ có một nhận định đúng mức hơn. Có thể khi đứa trẻ đặt ra câu hỏi, đã làm cho họ sống lại những bối rối mà chính họ trước kia đã làm cho cha mẹ họ phải bối rối, mà họ rất ngại phải để lộ ra một phần kín đáo của anh nhạy cảm của họ. Điều này cũng cắt nghĩa tại sao họ lại cư xử như những bị cáo đang tìm kiếm cách tránh khỏi các cạm bẫy của ông công tố viên (BS André Berge: Giáo dục giới tính và cảm xúc).

2. TỰ NHIÊN – KHÔNG BÌNH THƯỜNG

Khi một nhà tâm lý học nói: “Điều này là tự nhiên. Điều đó là bệnh lý”, ông ta chỉ đưa ra một nhận xét khoa học mà bất cứ một phán xét có giá trị nào cũng đều bị tuyệt đối loại trừ. Tuy nhiên rất khó cho một người phàm để không nghĩ như sau “Hành vi đó là tốt. Thái độ kia là xâu’.

Chính trong tác phẩm này mà cách hiểu lầm như thế có thể xúc phạm. Một người trung thực, ít quen với ngôn ngữ của các nhà tâm lý học, có thể nhảy dựng lên và hét toáng cả lên vì phẫn nộ khi ông ta đọc ở đoạn “Nếu đứa trẻ thực hiện việc thủ dâm đơn độc” chẳng hạn “Người ta phải xem việc thủ dâm hoặc thói thủ dâm như một hiện tượng tự nhiên, của chín trường hợp trên mười”.

Nhà tâm lý học không hề muốn xác nhận rằng thái độ đó không phải là một tội; ông ta chỉ khẳng định là khi nào có hiện tượng này, vào độ tuổi đó, ở một số lớn con trai, người ta không nên lo lắng thái quá. Nhưng thêm một lần nữa, việc này không phải là một tội lỗi: vì vấn đề này không thuộc thẩm quyền của tâm lý học.

Nếu như thế, tại sao lại dùng từ “tự nhiên” một khi nó không rõ ràng?

Một thí dụ sẽ làm cho chúng ta hiểu rõ hơn. Đây là một đôi vợ chồng trẻ vừa mới có cuộc cãi lộn đầu tiên. Người vợ sẽ khóc tỉ tê với mẹ mình và bà này – nếu bà ta có chút lương tri – sẽ không khỏi bảo rằng “Con không nên lo lắng: đó là điều bình thường mà! Nhất là con không được nghĩ gia đình con sắp đổ vỡ; vì nếu con nghĩ như thế nó sẽ còn tai hại hơn là trận cãi lộn vừa xảy ra”.

Khi xác nhận rằng trong gia đình, vài cuộc cãi lộn nào đó là chuyện tự nhiên, bà mẹ có phải trong một chừng mực nào đó đã tâng bốc thái độ của đôi vợ chồng trẻ không? Trong trường hợp của chúng ta cũng thế: việc thủ dâm. Đây là một hiện tượng “tự nhiên” ở một độ tuổi nào đó, điều đó có nghĩa là các nhà giáo dục phải tính trước điều đó và không được hoảng sợ; nó cũng giống như là quan trọng hóa các hành vi này mà đôi khi nó còn tai hại hơn chính bản thân của việc thủ dâm. Đó là điều mà nhà tâm lý học muốn khẳng định: và không hề phủ nhận hành vi đó có thể có – mà thật sự nó thường xảy ra – mang một sự ích kỷ nào đó, một sự thiếu tình thương nào đó mà đứa trẻ phải chịu trách nhiệm, trong cái nghĩa đơn giản nhất của từ này.

Như vậy, khi tác giả khẳng định một thái độ hoặc một phản ứng nào đó là tự nhiên, thì xin quý vị không nên vội vả kết luận rằng thái độ đó về mặt đạo lý là tố hay xấu.

3. TÂM LÝ HỌC VỚI TÔN GIÁO

Việc có một số lớn nhà tâm lý học theo chủ nghĩa duy vật, là một thực tế. Nhưng trước hết, sẽ là một sai lầm to tát khi người ta làm mất các giá trị của các khái niệm tâm lý học với lý do là các tác giả của những thuyết khoa học đó bày tỏ công khai một lý thuyết duy vật trừu tượng.

Hơn nữa, có rất nhiều nhà tâm lý học hiện đại đã tuyên bố rằng một phương pháp chữa trị tâm lý không tôn giáo đã bị tước hết các phương tiện chủ yếu của nó.

Người ta biết cách phân tích tâm lý theo kiểu Freud được giới hạn trong việc làm cho người ý thức được cái xấu và thế giới của bóng tối. Nó chỉ đơn giản mở một cuộc chiến mà cho đến bây giờ vẫn là một cuộc nội chiến tiềm tàng và chỉ giới hạn trong chừng ấy mà thôi. Phần còn lại, người bệnh phải tự tìm cách để thoát ra khỏi đó. Chỉ tiếc một điều là Freud không hề biết con người trong chiều dài của lịch sử không bao giờ có đủ khả năng để đương đầu với các thế lực hùng mạnh của thế giới nội tại, có nghĩa là cái vô thức. Vì thế vào bất cứ lúc nào anh ta cũng phải cần đến sự giúp đỡ của tôn giáo của thời đại đó. Điều làm cho người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm là anh ta không tưởng tượng được chính con người mình, nhưng chỉ là một chân lý mà anh ta cảm nhận là siêu nhiên, được thần khai, để giúp cho anh ta thoát khỏi cơn đau đớn (Jung: Sự hồi phục bằng tâm lý học, 295–6).

Với những người bệnh của tôi đã bước qua ngưỡng cửa nửa cuộc đời có nghĩa là hơn ba mươi lăm tuổi, không có một người nào mà vấn đề sâu kín nhất lại không phải là thái độ của anh ta đối với tôn giáo. Mỗi người trong nhóm bệnh nhân đó đều bệnh hoạn, mà trong lần khám nghiệm sau cùng, đã đánh mất đi cái mà một tôn giáo sinh động, vào bất cứ lúc nào, đã ban tặng cho các môn đồ của nó, và không một người nào đã hồi phục mà đồng thời tìm lại được niềm tin tôn giáo phù hợp với chính mình.(Cũng đoạn ấy trang 282).

4. TÂM LÝ HỌC, TỰ DO VÀ TỘI LỖI

Một nhà tâm lý học là người đầy tớ phục hồi lại sự tự do. Liệu pháp tâm lý chỉ có mỗi một mục đích: giải thoát “người bệnh” khỏi các nỗi sợ hãi có khi là vô thức, thúc đẩy người đó phải che giấu sự thật, và áp dụng cách cư xử của con đà điểu.

Các bạn đã biết rằng từ một nền giáo dục sai lệch, con người yếu kém sau đó luôn đáp lại chỉ với duy nhất một câu trả lời (câu tồi nhất) “như một cây đàn được lên dây cho mỗi một loại nhạc mà thôi”. Các bạn không được quên rằng điều này luôn là chân lý mặc cho con người là một “bệnh nhân” tâm thần. Trị liệu pháp bằng tâm lý học sẽ làm chính xác những gì cần thiết để cho con người này – mà sự tự do của anh ta đã bị trói buộc – có thể hành xử lại, hoặc nói tóm lại, hành động như một người tự do, như một người tin chắc rằng định mệnh của mình tùy thuộc hoàn toàn vào chính bản thân mình.

Còn điều liên quan đến tội lỗi, sẽ là điều ấu trĩ khi nghĩ khoa tâm lý học loại bỏ hoàn toàn khái niệm tội lỗi.

Dĩ nhiên là bạn có thể đọc trong suốt tác phẩm này, có vài đoạn nói về cảm giác tội lỗi, có thể làm hỏng đi cả một đời người. Nhưng đó chỉ là một tội lỗi giả hiệu mà thôi.

Đúng như Bác sĩ Marcel Eck đã nói: “gở tội cho một người có khi không phải là xóa đi tội đó mà chuyển nó qua một lĩnh vực khác xác thực hơn.

Và tôi nêu ra đây một thí dụ thật hay:

Một người phụ nữ, một trong các người bệnh của tôi, rất chu đáo, không ngần ngại quấy nhiễu người xưng tội của mình, bởi vì bà ta đã dùng chính con dao được dùng để cắt xúc xích ngày hôm trước đẽ cắt bơ vào sáng ngày thứ sáu… Phân tích tâm lý người này cho thấy bà ta có nhiều ác cảm với người em gái trẻ đẹp của mình. Bà ta có thể thức suốt nhiều giờ trong những đêm mà người em gái đi chơi tối, hy vọng rằng một tai nạn xe cộ sẽ làm cho mặt người em bị biến dạng, làm cho cô ta bị tật nguyền để chấm dứt các thành tích cửa cô ta. Sự chuyển hóa các tình cảm tội lỗi trên một lĩnh vực xác thực đang giải tỏa nỗi sợ hãi của bà ta. (được Harng trích dẫn, I, 562).

5. SỰ TRINH TIẾT, MỘT ĐỨC HẠNH XÁC THỰC

Dù trước hết nó có vẻ như thế nào đi nữa, các phân tích tâm lý lúc nào cũng phục vụ cho sự trinh tiết đích thực. Quả thế sự trinh tiết là không gì khác hơn là sự tự chủ và cách sử dụng bản năng tính dục trong cái vai trò làm người và làm con của Chúa của chúng ta.

Khoa tâm lý học hiện đại đã chứng minh rằng bản năng, khi bị tách khỏi trí tuệ, sẽ không có người hướng dẫn, và năng lực của sự sống bị tiêu tan ở mức tối đa. Nhưng ngoài ra trí tuệ, nếu bị tách khỏi bản năng, sẽ trở nên trơ ì và bất lực: một tình dục nghèo nàn cũng không giúp ích gì hơn sự trụy lạc của một cuộc đời tích cực và sáng tạo. Hơn nữa, khi cho là không biết đến các bản năng của mình có nghĩa là dồn nén chúng vào tiềm thức và chính bằng hành động đó, làm cho chúng trở nên nguy hiểm hơn: từ trong sự sâu lắng được che giấu, chúng sẽ chỉ huy và điều khiển cuộc đời con người; và từ đó sẽ là sự ngự trị của dối trá ít nhiều có ý thức.

Tuy nhiên, khi đảm bảo sự phát triển các bản năng hài hòa và mạnh mẽ, mới chỉ là bước đầu mà thôi: lần hồi từ sự phát triển đó, người ta phải chuyển từ bản năng qua trí tuệ, từ ích kỷ qua tình thương; chúng ta phải biết vận dụng tính năng động nội tại để dấn thân một cách tự nguyện vào cộng đồng to lớn của nhân loại.

Cũng vì thế mà hôn nhân sẽ không giải quyết một cách tự động – như rất nhiều bạn trẻ nghĩ thế – tất cả các vướng mắc có liên quan đến trinh tiết. Nói cho đúng, vấn đề trinh tiết vẫn tồn tại giữa vợ chồng, và nó tồn tại như một nhiệm vụ phức tạp. Bởi vì năng lực tính dục, dù cho nó có nở rộ một cách hợp pháp trong đời sống vợ chồng, vẫn phải được trí tuệ đảm nhận, phải được chuyển đổi thành một năng lực sáng tạo có giá trị, thành một năng lực tinh thần.

Và thí nghiệm đã chứng minh không biết bao lần, một việc làm trọng đại có thể làm biến đổi bản năng tính dục (cũng hơi giống như sự chuyển động có thể chuyển đổi thành năng lượng) đến mức có thể làm cho con người quên đi cái nhu cầu sinh lý của anh ta: mà khả năng tiết dục không thể nào là sự ức chế hết.

 


Created by AM Word2CHM


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.