Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại
TỪ ĐIỂN NHỮNG TỪ THƯỜNG DÙNG TRONG TÂM LÝ HỌC
Chú ý:
1) Những từ được cắt nghĩa trong quyển sách này không được nói lại trong phần từ điển này.
2) Những từ có đánh dấu hoa thị (*) vừa đã được định nghĩa tại đây hoặc trong từ điển.
SUY GIẢM Ý CHÍ
Sự suy giảm ý chí là một thiểu năng hoặc sự đình trệ của ý chí *. Chúng ta đã xem xét nó trong Chương “Mệt mỏi”
”Suy giảm ý chí nhẹ, là làm cho ý chí trở nên khó khăn, chậm chạp và không được hỗ trợ đúng mức. Sự suy giảm ý chí làm phân tán các cố gắng tự nguyện đi mọi hướng. Nó thực hiện nhiều hành động mà không hề kết thúc được bất cứ cái nào.
Trầm trọng là, sự suy giảm ý chí bắt buộc người bệnh phải nằm liệt giường (dạng chứng ham nằm), loại bỏ hết mọi hoạt động xã hội. Suy giảm ý chí được gặp ở chứng trầm uất*, suy nhược thần kinh*, suy nhược tâm thần*, v.v… Trong nỗi u sầu không cớ*, ý chí có khi bị loại trừ hoàn toàn. Chủ thể (có khi trong nhiều tháng liền) ở trong một trạng thái hoàn toàn trơ lý và phải chịu đau khổ dữ dội về căn bệnh mà anh ta không thể nào vượt qua được. Có vài dạng suy nhược ý chí xuất phát từ chứng nghiện rượu. Hơn nữa, các ám sợ*, và ám ánh*, biểu hiện sự bất lực của ý chí và làm cho người bệnh không thể nào vượt qua được các triệu chứng đau khổ đó.
ĐÃNG TRÍ NẶNG
Đây là tình trạng treo lửng đột ngột và ý thức tạm thời ngưng hoạt động. Đây là một chủ thể đang hoạt động; anh ta làm việc, nói chuyện. Đột nhiên anh ta trở nên “đãng trí nặng”; anh ta xanh mặt, ánh mắt nhìn đâu đâu. Ý nghĩ của anh ta hoàn toàn trống rỗng. Sau đó anh ta làm việc lại và tiếp tục các lời nói mà anh ta bỏ dở chừng. Tình trạng đãng trí nặng thường kèm theo tình trạng mất trí nhớ. Không có tình trạng chủ thể bị té hoặc co giật. Tình trạng đãng trí nặng thường chỉ kéo dài trong vài giây. Nó cũng là triệu chứng của cơn động kinh “nhẹ”.
THÍCH NGHI
Thích nghi là một phản ứng mà con người điều chỉnh lối hành xử của mình để đáp ứng với các tình huống.
Đời con người đòi hỏi vô số thích nghi, cả về mặt thể chất lẫn tâm lý (thích nghi với nhiệt độ, với một công việc mới, một cảm xúc, v.v…). Phần lớn các mặc cảm xuất phát từ một “trục trặc nhỏ” của sự thích nghi. Sự không thích nghi là nguyên nhân thường thấy của các rối loạn và xung đột nội tại. Việc nghiên cứu sự thích nghi của con người đòi hỏi phải đọc hết tác phẩm này… Dù sao đi nữa, khả năng thích nghi với bất cứ hoàn cảnh nào là vô cùng quí báu cho con người! Nó là dấu hiệu chủ yếu của sự cân bằng.
CẢM TÍNH
Cảm tính là toàn bộ các phản ứng tâm lý trước cuộc đời.
Vì vậy đó là một cạnh góc nền tảng của khoa tâm lý học về con người. Cảm tính bao gồm tất cả các bản năng, khuynh hướng của vô thức, của tư tưởng. Nó chỉ huy các phản ứng của chúng ta. Vậy thế cảm tính là một lĩnh vực tâm lý học bao la và từ đó mà cảm tính phải lụy theo nhiều rối loạn tâm lý. Các xung đột nội giới*, mặc cảm*, rối loạn, bệnh tâm lý*, dồn nén*, là những phản ứng của cảm xúc.
BỆNH TÂM THẦN
Người mắc bệnh tâm thần có nghĩa là người “xa lạ”. Vậy, bệnh tâm thần là một rối loạn của tâm thần ngăn cản chủ thể tham gia một cách có ý thức vào cuộc đời xã hội bình thường.
KHUYNH HƯỚNG VỊ THA
Đây là một khuynh hướng sống vì người khác, chỉ nghĩ đến những người khác vì lòng tốt tự nhiên… hoặc vì sự mất quân bình tâm lý. Quả thật có các trường hợp vị tha bệnh lý. Nó mang dáng vẻ của lòng vị tha, nhưng trên thực tế, nó che giấu một việc hoàn toàn khác. Thế Rochefoucauld đã nói gì?… “hình như chúng ta thường cảm thấy hổ thẹn vì các hành vi tốt đẹp nhất của chúng ta, nếu người ta có thể biết được các nguyên nhân đã tạo ra chúng…”. Cũng có nhiều “tật” vị tha tốt bụng và tận tụy thật sự. Chúng ta đã thấy các trường hợp này khi nghiên cứu về Janet và những người mệt mỏi.
THAM VỌNG
Đây là sự tìm kiếm thái quá (và có khi do ám ảnh) về mặt tiền tài, vinh quang và danh dự. Nếu tham vọng có mục đích là tiền tài, vẻ đẹp và cao quý thì nó có thể chấp nhận được. Còn về những thứ khác!… Dưới cạnh góc bệnh hoạn, tham vọng được thể hiện trong sự kiêu căng và tự phụ. Nó thường được bắt gặp ở những người bị mất quân bình, người đần, người hoang tưởng, v.v…
CHỨNG MẤT TRÍ NHỚ
Đây là một rối loạn nặng hoặc nhẹ của trí nhớ. Có nhiều loại mất trí nhớ:
1) chủ thể không thể nào nhớ các biến cố đã lần lượt xảy ra (thường được nhìn thấy ở những người lú lẫn tâm thần)
2) chủ thể không thể nhớ các biến cố trước khi bệnh.
3) vài biến cố dường như bị quên lãng. Mà thật ra, các dấu vết vẫn còn đó, và người ta có thể nghĩ không thể có việc quên hoàn toàn. Các tình huống “bị lãng quên” đôi khi trồi lên mặt ý thức lại sau vài tình huống nào đó.
4) chứng mất trí nhớ có thể từ các nguyên nhân cảm tính. Chủ thể “quên đi” các sự việc quá đau buồn của anh ta. Người ta bắt gặp dạng này trong các dồn nén.
Hơn nữa, về mặt tâm thần, các rối loạn mất trí nhớ thường xảy ra và rất đa dạng: sốc cảm xúc, ưu uất, nhị trùng nhân cách, động kinh…
LO ÂU
Đây là một trạng thái bất ổn nội giới, mơ hồ và âm ỉ. Người này cảm nhận một sự bất an sâu lắng mà không có nguyên nhân khách quan nào. Người này sợ một tai họa gần kề, một tai nạn; trí tưởng của anh ta “vẽ ra” các biến cố hãi hùng mà tâm trí anh ta không tài nào xua đuổi đi được. Như thế chủ thể luôn ở trong tình trạng “báo động” và cảm thấy bất lực trước các hiểm nguy mà “anh ta cảm nhận chúng đang đến gần”.
Tình trạng lo âu thường được tìm thấy trong sự trầm uất, suy nhược tâm thần, và phần lớn các rối loạn tinh thần. Đẩy cao thêm một bậc, lo âu sẽ trở thành sự sợ hãi, với vô số triệu chứng vô cùng đau khổ.
DỬNG DƯNG
Đây là tình trạng giảm thiểu của cảm tính. Nó gây ra sự dửng dưng, một sự thiếu phản ứng trước các tình huống thường ngày và tình trạng trơ lỳ thể chất. Có nhiều dạng dửng dưng:
1) Tính dửng dưng do thể tạng. Người này yếu đuối và lờ đờ do bản chất và tính khí. Sự dửng dưng và lười biếng của anh ta biểu hiện một thiểu năng thể chất hoặc tinh thần.
2) Tính dửng dưng là một triệu chứng thiểu năng về tuyến (tuyến giáp, yên, thượng thận, v.v…)
3) Sự lú lẫn tâm thần lúc khởi đầu sẽ gây ra tính dửng dưng với sự trì trệ về mặt tri thức có khi dẫn đến trạng thái sửng sốt.
4) Chứng phân liệt lúc khởi đầu cũng biểu hiện tình trạng dửng dưng và lãnh đạm toàn diện. Người “phân liệt” xoay lưng lại với các thực tế bên ngoài, để tự khép mình lại một cách triệt để vào các mơ mộng nội giới.
Cách chữa trị tính dửng dưng tùy thuộc vào nguyên nhân (chữa trị về mặt tâm lý, với y khoa thường hoặc tâm thể, sốc điện, v.v…).
CHỨNG TÁN THÀNH
Đây là một thiên hướng tinh thần; chủ thể đồng ý ngay với lời của người đối thoại bằng các điệu bộ và lời nói sáo rỗng. Có khi anh ta còn lặp lại các lời của người kia, trừ khi anh ta không bắt chước các điệu bộ.
Người ta thường gặp chứng này ở những người rối loạn tâm lý hoặc có mặc cảm. Trong trường hợp này, chủ thể tán thành vì sợ phải nói trái lại hoặc làm phật ý (nhút nhát, mặc cảm tự ti, mặc cảm OEdipe, v.v…) Có vài chứng tán thành biểu hiện một thiểu năng phán đoán và phê bình. Người ta nhận thấy chứng này trong sự suy nhược tâm thần*, cuồng động*.
THIỂU NĂNG TINH THẦN
Một người mắc chứng thiểu năng tinh thần có thể có một mức độ thông minh bình thường hoặc cao cấp. Tuy nhiên cảm tính của anh ta không phát triển bình thường, làm ngăn trở sự trưởng thành về thể chất.
Đó là trường hợp của nhiều mặc cảm, nhất là mặc cảm OEdipe. Chủ thể bị gắn chặt vào vài tình huống trong quá khứ và không thể thích nghi với các tình huống mới đến với anh ta. Đến lúc này sẽ là sự thất bại, nỗi lo âu, rối loạn tâm lý, v.v…
Chứng thiểu năng tinh thần được thể hiện trong nhiều lĩnh vực: tính dục, mặc cảm tự ti, nhút nhát, ức chế, v.v… Một phân tích tâm lý chiều sâu sẽ lôi người bệnh ra khỏi tình trạng tâm thần của quá khứ mà anh ta đang bám víu, để cho phép anh ta có lại một tình trạng tinh thần bình thường.
Chứng thiểu năng cảm xúc không hề giống chứng thiểu năng tâm thần.
XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH NÃO
Lúc ban đầu chứng này được thể hiện bằng những dấu hiệu: choáng váng, nhức đầu, đột ngột mất trí nhớ hoặc hướng đi (chủ thể không thể nào nói tên của mình hoặc tìm lại đường về nhà). Tình trạng mất trí nhờ này có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày và thường sau đó chủ thể có lại thái độ bình thường.
Cũng có những thay đổi cá tính bất ngờ; chủ thể trở nên giận dữ không lý do. Rất thường khi, chủ thể cảm nhận được sự bất lực tinh thần của mình và phải đau khổ như bị sa sút tinh thần. Tình trạng sa sút này có thể dẫn đến chứng trầm muộn kèm theo lo âu.
Các hậu quả nghiêm trọng của chứng này có thể là: tê liệt, rối loạn về ngôn ngữ, không thể thực hiện vài cử động, động kinh, v.v…
Vì thế người ta hiểu tại sao có vài tình huống nhạy cảm có thể xảy ra: chúng được gây ra bởi các thiểu năng trí tuệ và rối loạn của thái độ.
CHỨNG THIẾU TRƯƠNG LỰC
Đây là tình trạng “yếu kém” của sự kích thích của mạng lưới thần kinh với tình trạng giảm sút cơ bắp (thường ở dạ con, dạ dày, ruột). Chứng uể oải và vài chứng mệt mỏi, làm suy giảm khả năng co thắt của các cơ, ngăn cản không cho người bệnh đứng thẳng được.
NGỘ ĐỘC VÌ BACBITURIC
Mọi người đều biết thuốc bacbituric được mua quá dễ dàng, bất kể các “đơn thuốc bắt buộc”… (veronal, dial, amythal, séconal, thuốc ngủ, v.v…). Đôi khi chúng là những trợ thủ rất đắc lực (trong các chứng cuồng động, lo âu, mất ngủ). Nhưng chúng chỉ được sử dụng theo ý kiến của bác sĩ.
Sự ngộ độc mãn tính là hậu quả thường thấy của sự ngộ độc vì bacbituric. Trạng thái thể chất và tinh thần của người bị ngộ độc rất đặc trưng: rối loạn tính khí, lo âu, nổi cáu, suy nhược thần kinh, suy giảm ý thức đạo đức, rối loạn thần kinh, run, rối loạn cách đi đứng, của trí nhớ và sự chú ý.
Việc tiêu thụ quá nhiều thuốc bacbituric có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.
Người bị ngộ độc phải được chữa trị thật tỉ mỉ. Không phải chỉ cần giải độc cho chủ thể; chúng ta còn phải tìm hiểu xem tại sao anh ta tìm kiếm sự trốn chạy bằng loại thuốc này.
Nguyên nhân có thể là do thể chất hoặc tinh thần… là câu hỏi đầu tiên phải được đặt ra. Hơn nữa, phương pháp chữa trị bằng tâm lý (nhất là phân tích tâm lý) sẽ tìm được các rối loạn khả dĩ mà chúng thường là điểm khởi phát. Như thế sẽ loại được các xung đột cảm xúc, mặc cảm và lo âu, v.v…
NÓI LẮP
Một khiếm khuyết rất khó chịu và đau khổ về mặt tinh thần, chứng nói lắp là một rối loạn về ngôn ngữ. Nó gần giống với chứng máy cơ, cảm xúc, tật và ám ảnh. Chứng nói lắp cho thấy nhiều rối loạn.
Các rối loạn về phát âm đứng hàng đầu. Hoặc người nói lắp giật giật, lặp đi lặp lại chỉ một âm tiết, hoặc các cơ quan của lời nói bị phong tỏa bởi sự co giật và tiếp theo sau là sự phóng thích một tràng từ dồn dập nổ giòn. Trước khi nói chuyện, người nói lắp thường ở trong tình trạng bất động và đãng trí.
Các khiếm khuyết về hô hấp cũng hiện hữu (hít vào và thở ra không đúng cách, co giật của thanh môn). Hơn nữa, chủ thể nhăn mặt và biểu hiện chứng máy cơ, vặn vẹo miệng; có cả việc nắm chặt hai bàn tay, giậm chân, chau mày…
Chứng nói lắp không biểu hiện thường xuyên; nó biến mất trong khi hát, hoặc ngay trước mặt người khác. Cảm xúc làm tăng thêm chứng nói lắp, sự sợ sệt trước công chúng, mệt mỏi hoặc khi chủ thể chú ý đến những khó khăn của chính mình. Người ta cũng nhận thấy chứng này được giảm đi với tính tự động và trong những lúc dào dạt tình cảm.
Trong một thời gian rất lâu, người ta nghĩ sự quá nhạy cảm gây ra chứng nói lắp. Đương nhiên những người nói lắp là những người nhiều cảm xúc, nhưng cảm xúc này thường là hậu quả của sự tự ti do tật này gây ra. Tình trạng cảm xúc này khu trú tại các cơ quan của lời nói.
Người ta cũng nhận thấy các xung đột cảm xúc thường được biểu hiện trước tiên (xung đột nội tại do môi trường gia đình hoặc học vấn; nỗi lo sợ vô thức đối với một người thân, dồn nén, mặc cảm, v.v…). Như vậy ở đây cũng là trường hợp của chứng thiểu năng cảm xúc.
Cách chữa trị? Vấn đề là tập lại cách thở (bằng nhiều kỹ thuật khác nhau), kiểm soát giọng điệu và dòng chảy của lời nói, cũng như sự trong sáng của ý nghĩ. Các bài tập “thư giãn” cơ rất quan trọng (kỹ thuật yoga rất thích hợp). Nếu hiện hữu một xung đột nội tại, rối loạn tinh thần hoặc mặc cảm, đương nhiên việc phải có sự tham gia của phương pháp chữa trị bằng tâm lý. Khoa phân tích tâm lý cho nhiều kết quả rất hữu hiệu.
BUỒN CHÁN
Theo cách nói bình dân, “Buồn chán” có nghĩa là đang trong tình trạng suy nhược tinh thần hoặc trong một nỗi hoài hương nào đó. Phiền muộn được hiểu theo nghĩa này thì lúc nào nó cũng là triệu chứng của một thiểu năng thể chất hoặc tinh thần (tạm thời hoặc kéo dài).
VU KHỐNG
Vu khống là bịa hoàn toàn một tội ác tưởng tượng nào đó. Nó gây tổn hại cho người bị vu khống, và điều này bằng một cách xảo trá và không thể tẩy sạch được. Người ta biết “luôn còn lại một chút gì đó”. Vu khống thường là một hành vi bệnh hoạn. Trái lại vài tác giả hài hước vu khống chỉ với mục đích tạo ra một câu nói dí dỏm mà thôi! Thế nhưng tác giả hài hước đó có khi nào lại là một người suy nhược mà chính anh ta không hề biết chăng?
CÁ TÍNH
Đã được nghiên cứu trong “kỹ thuật tâm lý học”
BỆNH NGỪNG CẢM
Người ta đã biết đến những “giấc ngủ do ngừng cảm” tạo ra cảm tưởng chết. Tình trạng này có thể được thể hiện lúc thức dậy, hoặc tiếp theo các xúc cảm thật mãnh liệt. Giấc ngủ do ngừng cảm có thể kéo dài vài giờ; có vài trường hợp được nhận thấy đã kéo dài trong nhiều năm liền. Giấc ngủ này chỉ có vẻ bề ngoài mà thôi, bởi vì người bệnh vẫn ý thức. Anh ta nghe và biết tất cả những gì xảy ra quanh mình, tuy nhiên không thể có phản ứng hoặc tự vệ…
Người ta có thể gây ra chứng ngừng cảm bằng thuật thôi miên. Người bị chứng này không thể cử động tự nguyện được và giữ các tư thế mà người ta đã áp đặt cho anh ta. Cũng có vài trường hợp tê bại do chứng ưu uất gây ra; cơn này xuất hiện đột ngột với sự cứng đờ các chi; thân mình có hình dáng của cây cung. Chứng tê bại do ưu uất có thể kéo dài trong nhiều năm cho đến một ngày nào đó nó tự nhiên khỏi trong nháy mắt (bằng phương pháp chữa trị bằng tâm lý, sốc điện, một sốc cảm xúc, v.v…). Vì thế mới có tình trạng mấy người bại liệt khỏi bệnh “một cách thần diệu’, mà Giáo hội vẫn giữ thái độ rất dè dặt trước những trường hợp này.
SỐC DO CẢM TÍNH VÀ SỐC CẢM XÚC
Xem ở các chương cảm tính và cảm xúc.
CHỨNG XUNG ĐỘNG ĐẬP PHÁ
Đây là chứng đập phá một cách điên cuồng. Người bệnh đập phá tất cả những gì ở ngay tầm tay anh ta, và bằng bất kỳ cách nào. Người ta nhận thấy chứng này ở những người đần độn, cuồng động hoặc hưng–trầm–cảm.
CHỨNG HAM NẰM
Có nghĩa là tìm kiếm tư thế nằm (trên giường hoặc ở bất cứ đâu). Đối với tâm phân học, vài trường hợp của chứng này biểu hiện trở lại thái độ của trẻ nít: tìm lại cái nôi, hoặc ngay cả vú mẹ. Dạng này của chứng ham nằm là sự ám ảnh thực thụ của người bệnh.
Cạnh bên dạng này, có nhiều người bệnh nằm liệt trên giường. Chứng suy nhược tâm thần là nguyên nhân thường được bắt gặp.
GIẬN DỮ
Đây là một cảm xúc mãnh liệt và hung hãn, có khi được gây ra bởi sự phật ý, xúc phạm, một bất công… Sự giận dữ gây ra sự kích thích về lời nói và chức năng vận động. Trong vài trường hợp, cảm xúc này làm tiêu diệt ý thức; chủ thể hoàn toàn mất tự chủ; anh ta “không còn là anh ta nữa”, và “không biết mình đang làm gì”. Có khi tình trạng này được kèm theo các triệu chứng chuyển hóa: chủ thể trở nên mất tiếng, câm, bại liệt… hoặc té chết. Sự nổi giận đôi khi biểu hiện một phản ứng không tương xứng với nguyên nhân! Trừ phi đây là giải tỏa đột ngột của những hiềm khích bị dồn nén, hung hãn “được ấp ủ trong lòng”, nghiền ngẫm tinh thần kéo dài, ghen tuông, v.v… Đây là trường hợp của cơn nổi giận “nổ chậm”
Như bất cứ cảm xúc dữ dội nào khác, cơn giận dữ nào cũng biểu hiện sự thiếu tự chủ, xuất phát từ sự không hài hòa của não bộ (kiệt sức, làm việc quá sức, cảm xúc, v.v…) Chúng ta đã thấy cơ chế vận hành của tình trạng này tại mục y học tâm thể. Cũng có nhiều dạng nổi giận hoàn toàn bệnh lý: động kinh, ngộ độc do nghiện rượu, vài loại tật, vài trường hợp hoang tưởng, v.v…
CHỨNG HẠ MÌNH
Đây là trường hợp của một người “tự hạ mình” xuống ngang bằng với một người thấp kém hơn. Tình trạng này lúc nào cũng là triệu chứng của sự yếu đuối, cơ hội hoặc mặc cảm tự ti. Quả thật, có phải rất nhiều người tỏ ra cảm kích trước những “người quyền thế” có lòng tốt hạ cố đến họ không?, “Anh ta không hãnh diện đâu!”… là cách họ biểu lộ tình cảm của họ. Nhưng tình cảm này, được người hạ cố nhận biết, làm củng cố ý nghĩ tốt mà người này có cho chính mình. Nó biểu hiện lòng tốt và sức mạnh mà người này cần để che giấu những cảm xúc tự ti của chính anh ta.
Lòng cao thượng thật sự không bao giờ hạ cố cả. Làm thể nào nó có được khi một con người cao thượng thực thụ không hề biết đến sự cao thượng của chính mình?
XUNG ĐỘT
Để hiểu rõ từ này, yêu cầu các bạn hãy đọc cho kỹ chương dành cho “phân tích tâm lý học”. Ai nói xung đột là nói đến đấu tranh. Sự xung đột xuất hiện một khi có sự tương khắc giữa các khuynh hướng của cảm tính.
(Thí dụ) Một khuynh hướng tính dục có thể xung đột với ý thức đạo đức của chủ thể. Các thôi thúc thù địch đối với một người thân là sự mâu thuẫn với sự nể trọng và tình thương dành cho người thân đó, v.v…)
Các xung đột cảm tính luôn là nguyên nhân của các chứng rối loạn tinh thần, ức chế và mặc cảm.
TINH THẦN LÀM TRÁI NGƯỢC
Lúc nào cũng là triệu chứng của một thiểu năng tâm thần hoặc một thiểu năng thích nghi. Tính làm trái ngược là một cái tật; người này luôn khẳng định sự trái ngược những gì lời kia nói hoặc làm, hoàn toàn khác ý muốn của người đó. Tinh thần này thường là máy móc và vô thức. Vài người bỏ chạy ngay khi được người ta gọi tên, rút tay về khi người ta yêu cầu v v.
Tinh thần làm trái ngược có thể là hậu quả của một mặc cảm hoặc của sự không thích nghi với môi trường (thí dụ như ở những đứa trẻ đối với cha mẹ chúng)
Trong đời sống của người trưởng thành, người ta thường nhận thấy tính này ở sự kiêu căng và mặc cảm tự ti. Chủ thể đối nghịch với người kia, để tự tạo cho mình một cảm giác sức mạnh và hiểu biết (trong ngành xe hơi và cuộc sống thường ngày cho chúng ta vô số thí dụ…).
Về mặt bệnh lý tâm thần, tinh thần này thường được bắt gặp ở những người đần, hoang tưởng, trong chứng lú lẫn tinh thần, v.v…
TẬT NÓI TỤC
Là chứng thích nói tục tĩu, thô tục, không văn hóa. Nó thường được nhận thấy ở những thiếu niên nhút nhát; lúc này đứa thiếu niên muốn thể hiện tính nam nhi và nhu cầu tự do bằng cách ăn nói của mình (để chống lại các quy ước đã được xác định) Chứng này cũng được nhận thấy ở những người rối loạn tâm thần: chẳng hạn như ở sự hưng cảm.
TẬT ĐÙA NGHỊCH VỚI PHÂN
Đây là một khuynh hướng nơi những người bệnh tâm thần thích đùa nghịch với phân của họ. Họ bôi lên quần áo của họ, lên tường, và uống cả nước tiểu của họ. Trong trạng thái bình thường của đứa trẻ, người ta vẫn có thể bắt gặp tật này. Trong trạng thái không bình thường, thì ở những người kém trí khôn, và ở vài dạng hưng cảm.
DŨNG CẢM
Dũng cảm thật sự xuất phát từ một sức mạnh to lớn của thể chất và tinh thần. Đến lúc đó nó trở nên bình thường như hít thở vậy. Sự dũng cảm là vĩnh viễn và không gì có thể làm cho nó suy suyển được.
Cũng có loại dũng cảm cơ hội, và nó xuất phát từ những tình huống đặc biệt. Vài xáo trộn (tai nạn, chiến tranh, v.v…) để lộ ra nhiều hành vi dũng cảm. Lúc này rất khó xác định sự dũng cảm này là hậu quả của một cảm xúc, sự cứng rắn hoặc là một giá trị đích thực.
NGƯỜI ĐẦN
Người đần là người bị thoái hóa về thể chất, và suy nhược tinh thần. Chứng đần bị liên kết với tình trạng thiểu năng của tuyến giáp. Nó thường được bắt gặp ở vài làng mạc trên vùng núi.
LÒNG THAM
Lòng tham là một đam mê. Đây là một rối loạn của bản năng sinh tồn. Lòng tham khác với tính hà tiện: người hà tiện thu gom của cải mà không tiêu xài, trong khi người tham lại muốn hưởng thụ cả về luật thể chất lẫn tinh thần. Nỗi đam mê này thúc đẩy anh ta đến trộm cắp, tống tiền, v.v… Lòng tham là triệu chứng của một khuyết tật tinh thần mà người ta phải truy tìm ra nguyên nhân.
THÁI ĐỘ VÔ SỈ
Những người vô sĩ có giáo phái riêng của họ, được thành lập bởi Anthisthène, là môn đệ của như hiền triết nổi danh Socrate. Quấy nhiễu các người khách qua đường với những lời chế giễu, họ được ví như đồ chó. Họ có những người kế tục hiện đại; người vô sĩ giũ bỏ ý kiến của công chúng, thách thức các lễ nghi, chế nhạo các nền tảng đạo lý.
Người vô sĩ có thể là một nét của một trí thông minh trong sáng, biết nhận xét các sự việc với sự sáng suốt của một thấu kính. Anh ta cũng có thể (giống như sự chế giễu và khôi hài) là triệu chứng của sự nhụt chí sâu lắng.
Nhưng một người vô sĩ được thấu hiểu có phải đôi khi cần thiết để thức tỉnh một thế giới đang ngủ mê không?
SUY NHƯỢC TÂM THẦN
Đây là một tình trạng rất nghèo nàn của các năng lực trí tuệ đặt chủ thể vào một trạng thái bất lực và yếu kém về mặt xã hội. Người suy nhược tâm thần có độ tuổi trí tuệ vào khoảng bảy đến mười tuổi, trong khi tuổi trí tuệ phải là mười hai mới có thể kiếm sống được.
Người suy nhược tâm thần cần phải có người giám hộ. Người ta sẽ cho anh ta sự dạy dỗ cơ bản tối đa, không vượt quá các khả năng của anh ta. Người ta hướng dẫn anh ta các công việc dễ dàng. Bất cứ một thử thách trí tuệ nào, dù cho nhẹ nhất, cũng là một trở ngại không thể vượt qua được. Trí nhớ của anh ta có thể rất tốt trong vài lĩnh vực (ngày trọng đại lịch sử, tính nhẩm, đoạn độc thoại văn chương). Nhưng các kỹ năng cao cấp thì rất tồi anh ta không thể nào lý luận được, không có sáng kiến.
Người suy nhược tâm thần rất cả tin và dễ bị ám thị. Anh ta phải được bảo vệ chống lại các sự lôi cuốn xấu. Thí dụ như là mại dâm luôn rình rập các cô gái suy nhược tâm thần. Tội phạm thiếu niên, trộm có tổ chức, tội ác có khi là hậu quả của sự suy nhược tâm thần không được kiểm soát; một người suy nhược tâm thần là con mồi lý tưởng cho các đầu đảng.
Chúng ta không được nhầm lẫn với những người suy nhược tâm thần giả hiệu: mấy đứa trẻ chậm phát triển do sự bỏ rơi của cha mẹ, bởi sự giao du không tốt trong học đường; hoặc bởi các rối loạn như cận và điếc. Tình trạng suy nhược tâm thần thực thụ có khi được bắt gặp sau những tổn thương liên quan đến não: viêm màng não lúc ấu thơ, suy yếu não bộ, v.v…
SỰ RỐI LOẠN NHÂN CÁCH
Đây là một cảm thức rất nặng nề đối với vài người, nhất là trong chứng suy nhược tâm thần*, suy nhược thần kinh*. Người có cảm tưởng mình không còn là mình nữa; thế giới bên ngoài đối với anh ta quá khác thường, kỳ quặc, không thực…
Anh ta có cảm tưởng không còn thân thuộc với những gì quanh anh ta. Thân thể của anh ta dường như không còn là của anh ta nữa, và những cảm tưởng này có khi lan tỏa đến toàn bộ nhân cách của anh ta. Tình trạng rối loạn nhân cách tương xứng với một thiểu năng cân bằng thần kinh hoặc tâm lý.
SỰ MẤT QUÂN BÌNH TÂM LÝ
Đây là dấu hiệu của sự không có khả năng có được một cuộc sống hài hòa, có thể đáp lại các yêu cầu của cuộc sống xã hội. Bất cứ người mất cân bằng nào cũng biểu hiện một thiểu năng thích nghi ít nhiều quan trọng. Sự mất cân bằng tâm thần là sự trái ngược của tình trạng cảm xúc hài hòa. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến các dạng mất cân bằng thông thường: quá nhạy cảm, suy nhược thần kinh*, suy nhược tâm thần*, ám ảnh, chứng tâm thần chu kỳ*, hoang tưởng, v.v… để có thể hiểu được. Các dạng mất cân bằng chính đã được nghiên cứu trong tác phẩm này.
CHỨNG KHÁT RƯỢU
Đây là một nhu cầu không thể cưỡng lại của việc thèm uống thật nhiều rượu. Cơn khát rượu là một ám ảnh thực thụ, mà chủ thể không thể nào cưỡng lại được.
Cơn thèm khát rượu thường được nhận thấy ở con cháu các người nghiện rượu và chúng ta không được nhầm lẫn nó với tật nghiện rượu. Nó được thể hiện bằng từng cơn, bắt đầu từ một nỗi buồn sâu kín và chứng nghiền ngẫm tinh thần.
HOÀI NGHI
Sự hoài nghi là bình thường khi nó xuất phát từ việc xem xét có hệ thống một tình huống. Chúng ta do dự giữa “cái có” và “cái không” vì thiếu bằng chứng. Như thế đây là sự hoài nghi sáng suốt và tự nguyện, chỉ tạo một sự lo âu không đáng kể.
Sự hoài nghi không bình thường có khi rất khổ tâm. Nó bắt lúc nào cũng phải kiểm tra lại; làm lại các hành vi đơn giản nhất. Nó gây ra sự kiệt sức thực thụ. Thí dụ một người nào đó luôn phải kiểm tra việc đóng một cánh cửa trong cơn sợ hãi và phẫn nộ. Như một vị bác sĩ nọ luôn bứt rứt vì sợ mình đã sai lầm với mỗi toa thuốc của ông ta, v.v… Người ta tìm thấy dạng nghi ngờ này trong vài trường hợp của sự rối loạn tâm thần.
Có khi một sự nghi ngờ khủng khiếp đè nặng lên tất cả các hành vi của người bệnh, làm cho anh ta rất khổ sở.
CƯƠNG TRỰC
Một người thắng thắn và cương trực là cao thượng, quân bình, hào phóng, thông minh. Anh ta tự trọng chính mình và trọng cả người khác.
Nhưng sự cương trực có thể mang nhiều bộ mặt khác nhau. Có khi nó che đậy một trí thông mình tồi, và trở thành sự cứng nhắc hoặc sự điềm tĩnh giả tạo. Nó cũng có thể là hậu quả của mặc cảm OEdipe: con người trung thực với những người khác bởi vì anh ta cần sự khâm phục độ lượng của họ. Không thể chấp nhận sự khiển trách, nên anh ta không thể không trung thực.
Thế những đức tính đẹp nhất đã không có mặt trái của nó hay sao, để làm nổi bật sự quyến rũ của nó?
THẤT BẠI
Việc chắc chắn thất bại có thể xuất phát từ những không thành công liên tiếp. Tình trạng không thành công này có nhiều nguyên nhân khác nhau: khuyết tật, thiểu năng về giáo dục hoặc văn hóa, không được dạy dỗ đúng mức, v.v… Về lâu về dài xuất hiện sự thiếu tự tin hoàn toàn.
Nhưng có nhiều chứng rối loạn thần kinh* được gọi là rối loạn thần kinh vì thất bại. Đây là kết quả tự nhiên của sự rối loạn thần kinh. Và cũng là trường hợp của nhiều người “bị thua ngay từ đầu trong khi cảm xúc này không được căn cứ trên điều gì khách quan. Cảm xúc thất bại thường được nhận thấy trong các mặc cảm tự ti, mặc cảm OEdipe, mặc cảm bị hoạn. Chủ thể sẽ làm bất cứ gì để tránh bị khiển trách hoặc chỉ trích; nhưng trên hết, anh ta lo sợ sự thờ ơ hoặc sự chống đối của những người khác. Anh ta nghĩ mình được “dung tha” bất cứ nơi đâu anh ta có mặt (dù là ngay trước mặt một người phục vụ hoặc một ông giám đốc). Có khi người này làm cho mình bị phạt hoặc quở trách để có thể trút bớt cái cảm thức tội lỗi* sâu lắng. Trong các trường hợp này, đây là sự thất bại về mặt xã hội, tính dục, nghề nghiệp, tình cảm, v.v… Để hiểu rõ cảm xúc này, tôi khuyên các bạn nên đọc thật kỹ mục Mặc cảm OEdipe.
KHUYNH HƯỚNG VỊ KỶ
Về bản chất, khuynh hướng vị kỷ là một khuynh hướng tự nhiên của sự sinh tồn của cuộc đời. Sự vô thức của con người chỉ đòi hỏi có một điều: sự thỏa mãn ngay tức thì các nhu cầu thể chất hoặc tâm lý của chính chủ thể. Sự kiện này rất rõ nét nơi đứa trẻ: vấn đề này đã được nghiên cứu trong phần phân tích tâm lý học*. Sự giáo dục là một kềm hãm cho khuynh hướng ích kỷ tự nhiên, bằng cách dạy việc kính trọng những người khác và cuộc sống đoàn thể.
Còn về khuynh hướng ích kỷ của người trưởng thành, có khi nó là kết quả của sự mất cân bằng tâm lý hoặc tinh thần. Nó cũng được bắt gặp trong các trường hợp rối loạn thần kinh, làm cho chủ thể tự khép mình lại, co cúm trong các mặc cảm, các dồn nén của mình, v.v…
Hơn nữa, sự ích kỷ có thể hiện hữu dưới các dạng của lòng tốt và lòng vị tha. Rất nhiều nhà giáo dục không hề biết họ rất ích kỷ trong khi họ có những ý định tốt nhất trên đời. Đó cũng là trường hợp của vô số bậc cha mẹ muốn đào tạo con cái theo ý muốn của họ. Có rất nhiều bà mẹ đã vô thức mong muốn cho đứa con trai của họ luôn là “thằng nhỏ” càng lâu càng tốt. Nhiều ông cha muốn cho con trai của họ tiếp tục nghề nghiệp, làm rạng danh tên tuổi của họ, v.v… Có nhiều người chuyên quyền* sẽ “xả thân vì con của họ”… hầu dễ dàng chế ngự chúng hơn.
Tất cả các dạng ích kỷ này đều là rối loạn thần kinh. Nhìn thấy và nhận biết các dạng ích kỷ này là một công việc rất khó khăn và cao cả.
CHỨNG VIÊM NÃO
Từ này chỉ định tất cả các dạng viêm liên quan đến não bộ. Chúng có thể cấp tính hoặc mãn tính, lan tỏa hoặc khu trú. Có rất nhiều nguyên nhân: vi trùng, nhiễm trùng, giang mai, lao, sốt rét, say nắng, hậu quả của viêm xương chùm hoặc viêm xoang, các tổn thương ở hộp sọ, ô xít các bon, nghiện rượu mãn tính, v.v…
Các chứng viêm não của trẻ nít có nhiều hậu quả như là: bại liệt, lé, khả năng động kinh, chậm phát triển các khả năng trí tuệ, v.v…
NGHỊ LỰC
Nghị lực tự nhiên, cho phép hành động ngay mà không cần sự cố gắng hoặc co cúm. Nghị lực thực thụ là vô hình như vẻ thanh lịch vậy. Nếu một người phải “cắn răng” để có được nghị lực… là bởi vì anh ta thiếu cái đó. Ở đây nghị lực có điểm trùng với ý chí. Nó phải là sự trái ngược của sự co cúm và ngoan cố*. Ai nói đến “nghị lực” là nói đến “thoải mái”, và sự dễ thích nghi với hoàn cảnh.
Có nhiều người tỏ ra rất nghị lực, trong khi cái nghị lực giả tạo này làm một bù trừ* cho một yếu kém. Người ta thường bắt gặp nó ở những người yếu đuối trở nên “anh hùng rơm”, ở những người sợ sệt trở nên đanh thép, ở những kẻ chuyên quyền*, v.v… Tất cả các trường hợp này đã được nghiên cứu trong tác phẩm này: xem lại các mục về mệt mỏi, nhút nhát, hung hăng, chuyên quyền, ý chí)
NGOAN CỐ
Đây là một dạng bướng bỉnh mù quáng và lố bịch. Đây đúng là một kềm hãm tinh thần mà bất cứ lý luận nào đều bị bẻ gãy như thủy tinh. Người ngoan cố có đầy thành kiến, định kiến, thiên kiến, v.v… Sự ngoan cố có khi che giấu tình trạng chậm phát triển tinh thần, nhưng luôn cả các mặc cảm tự ti. Nhưng có điều không thể tin được là người ta thường nhầm lẫn ngoan cố với ý chí*.
ĐÁI DẦM
Đái dầm là “tiểu trên giường ở các trẻ nít và thiếu niên. Đó là việc tiểu ngoài ý muốn trong lúc đang ngủ; và ngoại trừ khuyết điểm này, đứa trẻ hoàn toàn bình thường. Có thể có vài nguyên nhân về thể chất. Nhưng có khi người ta cũng nhận thấy tật này xuất phát từ một cảm xúc bị rối loạn. Phân tích tâm lý cho thấy một nguyên nhân rất thường gặp: ở vài đứa trẻ đã lớn tuổi bị chứng này sau một cú sốc cảm xúc (sự ra đời của một đứa con khác, sự đổ vỡ của cha mẹ, cãi cọ, v.v…). Các dồn nén và sự chậm phát triển cảm xúc cũng là hai nguyên nhân thường thấy.
Sự đái dầm sẽ thể hiện như là một “phản kháng” vô thức thực thụ; và nó thường được kèm theo việc thủ dâm*. Các yếu tố thể chất và tinh thần thường được liên kết với tật đái dầm, tuy nhiên cũng không hiếm khi người ta nhận thấy chỉ có một nguyên nhân tâm lý đơn thuần.
Đái dầm là một khiếm khuyết nhẹ… nhưng các hậu quả của nó thì không! Người ta nhận thấy các mặc cảm tự ti và hổ thẹn mà đứa thiếu niên cảm nhận khi nó cứ tiếp tục “đái dầm”. Nó là một yếu kém mà y khoa và tâm lý dễ dàng loại bỏ.
ĐỐ KỴ
Đố kỵ là một dạng hận thù* u sầu, ngấm ngầm, nội giới, do các lợi thế của những người khác gây ra. Sự đố kỵ có khi cũng xuất phát từ các mặc cảm tự ti* hoặc nhục nhã: Đến lúc này người đố kỵ sẽ phao các lời vu khống và ngay cả những điều tồi tệ nhất đối với người khác.
CHỨNG ĐỘNG KINH
Các tai nạn do động kinh xảy ra rất thất thường. Chứng động kinh được thể hiện rõ nét bằng những thời điểm cực độ của chứng tâm thần–thần kinh. Nó có nhiều dạng khác nhau mà dạng được biết nhiều nhất là cơn co giật toàn diện (cơn giật rung). Người bệnh thét lên một tiếng không rõ ràng và té xuống bất tĩnh. Trong vài giây, anh ta ở trong tình trạng cứng đơ: đây là thời đoạn tăng hoạt. Sau đó sẽ khởi phát các co giật của tất cá các cơ: đây là thời đoạn loạn co giật. Thường các co giật này kéo dài trong khoảng năm mươi giây. Sau đó chủ thể nằm bất động và bất tĩnh; hơi thở trở nên to hơn. Người ta thường nhận thấy chủ thể cắn lưỡi trong khi lên cơn, hoặc làm đại tiện hoặc xuất tinh.
Chính cơn động kinh có khi được nối tiếp bằng cái mà người ta gọi là tiền triều: người bệnh cảm thấy sợ hãi vô cùng, như có cảm tưởng xa lạ… ý thức lần hồi trở lại bình thường sau cơn động kinh. Tuy nhiên vẫn có một thời đoạn trung gian của sự lú lẫn tâm thần.
Cũng có nhiều dạng khác. Chúng có thể được khởi phát một mình, hoặc xen kẽ với các cơn co giật. Đây là những trường hợp thông thường nhất: các cơn co giật khu trú ở chỉ một bên – bất tĩnh và té xuống đất nhưng không có co giật – cứng đơ cơ bắp không có co giật – giấc ngủ bất ngờ và nhất thời.
Các biểu hiện động kinh khác: các dạng đãng trí*, thôi thúc*, giận dữ, v.v…Các điểm cực độ và các cơn thường nối tiếp trong trạng thái mất trí nhớ*. Tình trạng lú lẫn tâm thần cũng là một nguyên nhân chủ yếu. Có khi (đối với những người đần) bùng phát một cơn phẫn nộ dữ dội; “cơn phẫn nộ động kinh” này có thể dẫn đến án mạng không nguyên nhân, một cách hung hăng trên người nạn nhân (điều mà chủ thể không phải chịu trách nhiệm).
Chứng động kinh là một căn bệnh rất phổ biến, mang nhiều biểu hiện từ cơn nặng nhất cho đến tình trạng mất trí nhớ, kể cả vài trường hợp trốn nhà. Có nhiều người động kinh có đủ khả năng làm việc; mà đương nhiên công việc được giao phải tùy thuộc vào các tai nạn có thể có được.
Các nguyên nhân của chứng động kinh rất đa dạng: chấn thương sọ não, viêm não cấp, bại liệt toàn thân, chứng máu thừa urê, chứng kinh giật (những người phụ nữ ở cữ mà thận hoạt động không tốt), khối u, áp xe, v.v…
QUÂN BÌNH
Bất cứ sự biểu hiện nào của con người đều hướng đến sự quân bình và hạnh phúc được sản sinh ra từ đó. Một căn bệnh* cũng chính là một biểu hiện của cơ thể, đang cố tìm lại sự cân bằng đang bị đe dọa. Tìm được sự quân bình luôn là mục đích sâu lắng của con người; thế không phải bất cứ người nào cũng không phải đi tìm cho mình sự yên tĩnh, sự hợp nhất với chính mình, sự hài hòa hay sao? Trong sự cân bằng, nghị lực* rất quan trọng. Các mối quan hệ giữa não bộ và cơ thể rất cân đối. Các cảm xúc không quá mãnh liệt và không đưa đến những xáo trộn lớn. Sẽ không bao giờ có sự hài hòa nếu không có sự vận hành hài hòa của cơ thể. Hơn nữa, phải loại bỏ được các u nhọt tinh thần sau đây: mặc cảm*, dồn nén, mặc cảm tự ti* lo hãi*, tính hung hăng, v.v…
Thế sự cân bằng của thể chất và tinh thần không phải là mục đích của bất cứ phương cách chữa trị nào hay sao?
LIỆU PHÁP LAO ĐỘNG
Đây là “phương pháp trị liệu bằng lao động”, được áp dụng rất thành công đối với vài loại bệnh tâm thần. Nó là nền tảng cho sự phục hồi trí tuệ, bảo đảm sự thích ứng lại với xã hội và tạo sự ham muốn làm tốt một công việc. Công việc làm vườn là đặc biệt thích hợp; nó được các bệnh nhân thuộc các tầng lớp xã hội tiếp nhận.
SỰ SẢNG KHOÁI
Đây là một trạng thái của tính khí, hướng đến sự lạc quan và niềm vui… Sự sảng khoái tự nhiên xuất phát từ sự cân bằng hài hòa của tinh thần và của một đời sống thể chất tốt. Trong trường hợp này, sự sảng khoái là chị em sinh đôi của sự thanh thản*.
Cũng có nhiều loại sảng khoái không tự nhiên. Người ta bắt gặp chúng trong chứng tâm thần chu kỳ. Kể cả trong cơn cuồng động*, được đánh dấu bởi sự sảng khoái quái đản, dị hình, phi lý… Sự sảng khoái có thể mang tính độc hại: á phiện, cần sa, rượu, ête, v.v… Hơn nữa, vài người suy nhược tâm thần bị chìm trong trạng thái sảng khoái đần độn.
XUẤT THẦN
Một người xuất thần là người đang chìm vào một thế giới tâm linh khó tiếp xúc được. Anh ta biểu hiện sự cực lạc và không còn các tiếp xúc với môi trường thường ngày. Sự thần bí là nguyên nhân thực thụ của sự xuất thần. Nhưng cũng có nhiều loại xuất thần bệnh lý.
Sự xuất thần thần bí. Lời nói bị gián đoạn, hơi thở trở nên yếu đi. Chủ thể đang trong tình trạng lạnh người và cả những đầu và tứ chi. Các cảm giác đều bị giảm thiểu hoặc ngưng hẳn. Có thể xuất hiện nhiều hiện tượng lạ kỳ như là: vầng hào quang sáng, phát ra mùi hương… Dạng xuất thần này biểu lộ một trạng thái xuất thần cực độ, một sự hợp nhất toàn diện với Chúa… Một con người thần bí thực thụ đang trong tình trạng xuất thần vẫn giữ nguyên một ý thức tinh thần rất cao, tình trạng thể chất của anh ta vẫn nguyên vẹn. Có điều chắc chắn là các tình huống này phải được xem xét một cách khách quan tuyệt đối; ngay cả Giáo hội cũng tỏ ra rất thận trọng.
Sự xuất thần tâm bệnh. Người ta thấy nó trong chứng ưu uất* Vài trường hợp suy nhược tâm thần*, các ảo giác*. Tôn giáo và tính gợi dục thường tham gia vào. Dạng này biểu hiện sự ngây ngất tính dục; người bệnh không có lợi gì trong tình trạng này (trái với sự thần bí thực thụ làm được rất nhiều việc trong sự thanh thản, có lương tri và có tổ chức). Trong sự xuất thần giả tạo, người bệnh biểu lộ niềm vui nhưng lại ngồi bất động, không có bất cứ phản ứng nào với thế giới xung quanh. Anh ta không hề cảm thấy đau ngay khi bị chích hoặc đốt. (tình trạng không biết đau này cũng thường được bắt gặp trong các biểu hiện của chứng ưu uất, và trường hợp điên).
ĐIÊN RỒ
Một từ xưa để chỉ định các lệch lạc tinh thần. Từ này thật không chính xác, gần như đã biến mất trong ngôn ngữ tâm lý học. Nó thường được thay thế bằng từ: bệnh tâm lý.
THAM VỌNG QUÁ ĐÁNG
Xem lại mục Hoang Tưởng Tự đại.
LẠNH LÙNG
Sự lạnh lùng có thể xuất phát từ tính khí hoặc từ một thái độ gây ra bởi các thiểu năng. Vài người rất nhút nhát có khi tỏ ra vô cùng lạnh lùng, làm cho những người chung quanh phát ngán. Thế mà họ có những cảm xúc thật mãnh liệt chỉ chờ bộc phát mà thôi
Sự lạnh lùng có thể một dấu hiệu của sự rối loạn thể chất hoặc tinh thần: bệnh về sinh dục, thiểu năng của các tuyến, loạn thần kinh, mặc cảm, ức chế, v.v…
ỨC CHẾ (TRUSTRATION)
Ức chế là cảm thấy bị tước đoạt một nhu cầu sống còn. Có rất nhiều dạng ức chế về cảm xúc: một đứa trẻ có thể bị tước mất đi tình yêu của cha mẹ với sự ra đời của một đứa con khác; một đứa trẻ cảm thấy bị tước đoạt tình thương của người mẹ trước sự hiện diện của người cha, v.v…
Có rất nhiều loại ức chế về cảm xúc: thù hận*, dồn nén, mặc cảm, rối loạn thần kinh.
VUI VẺ
Lạc quan là một trạng thái của tính khí. Nó mang tính tự sinh, linh hoạt, sự lạc quan không ép buộc… Lạc quan là sự biểu hiện của sự cân bằng thể chất và tinh thần, của một trí tuệ sáng suốt. Nó là một đặc tính của sự thanh thản…
Có nhiều dạng lạc quan giả tạo có điểm trùng với sự cuồng động. Người ta nhận thấy chúng trong sự mệt mỏi tột độ, suy nhược thần kinh*. Sự lạc quan giả tạo này thường xuất hiện vào lúc tối khi sự suy nhược của buổi sáng nhường chỗ cho sự cuồng động.
Sự lạc quan giả tạo cũng được biểu hiện trong chứng tâm thần chu kỳ, rối loạn tâm thần, hưng–trầm cảm*.
SỰ LẨM CẨM
Đây chủ yếu là việc tiểu tiện không thể kiềm chế được, sự lẫm cẩm có thể xuất phát từ một nguyên nhân thể chất (thí dụ sự tê liệt của các cơ thắt) hoặc của sự sa sút tâm thần. Vài người lẫm cẩm thường hay thích đùa nghịch với phân.
HẬN THÙ
Hận thù những người khác, hận thù chính mình, tính khiêu khích, ghen tuông dữ dội, tự sát, giết người… Vì quá phổ biến, nên sự hận thù có phải là một đặc tính sâu kín của con người không?… Vấn đề hận thù xuất hiện trong tâm lý của các cá nhân và xã hội. Sự hận thù như một tấm kim loại, làm bể nát mọi lòng nhiệt tình “tốt đẹp nhất”. Thế sự hận thù bắt đầu từ nguồn độc hại nào?
Nguồn này thật bao la: nó xuất phát từ nỗi sợ, bất lực, ức chế, nhục nhã… (thực thụ hoặc tưởng tượng). Sự hận thù có thể là tự nhiên nếu nó chỉ nhất thời, nhưng nó trở nên bệnh hoạn nếu nó kéo dài. Những người yếu đuối muốn loại bỏ những nỗi đau của họ, đó là điều tất nhiên. Họ muốn tiêu diệt nguyên nhân của các nỗi thống khổ đó. Trong vài trường hợp phẫn nộ, một người yếu đuối sẽ cảm thấy hận thù: đối với những người đàn ông khác, một đất nước, tôn giáo, hoặc ngay với chính anh ta. Thí dụ: một đứa trẻ nào lại không cảm thấy “các cơn” hận thù đối với người nhục mạ nó?
Hơn nữa, sự hận thù thúc giục vài người yếu đuối tàn phá tất cả những gì ngăn cản ý muốn chiếm đoạt của họ (thí dụ như sự ghen tuông của trẻ nít hoặc người trưởng thành); và sự Chiếm hữu tuyệt đối một người đã tạo cho họ một cảm thức chế ngự và quyền lực… Người ta cũng thường bắt gặp nhiều nhà giáo dục chuyên quyền, cảm thấy thù ghét những đứa không chịu “phục tùng”.
Sự hận thù cũng xuất hiện trong sự bạo dâm* tính dục hoặc tinh thần. Bất cứ một biểu hiện nào của sự bạo dâm đều là dấu hiệu của sự bất lực, giận dữ và hủy diệt.
Sự hận thù cũng được tìm thấy ở những người có sự bất lực gần giống nhau: thí dụ vài người nhút nhát thù ghét những người nhút nhát khác.
Còn sự thù ghét chính mình? Một người thù ghét vài thành phần nào đó của Cái Tôi làm cho anh ta cảm thấy nhục nhã và yếu kém (thí dụ các mặc cảm). Thế vài người trong số yếu đuối này sẽ làm gì? Họ muốn tiêu diệt nguyên nhân của sự bất lực của họ. Họ hủy diệt chính họ, bằng cách tự hành hạ và hủy hoại chính tinh thần của họ. Có khi họ chuyển qua hành động thể chất và tự giáng một đòn chí tử để kết liễu các cảm giác sợ sệt triền miên.
Và nếu sự khiêu khích có thể là tự nhiên, sự hận thù kéo dài luôn là triệu chứng của một rối loạn thần kinh hoặc tâm lý.
ẢO GIÁC
Trong ảo giác, người bệnh sẽ cư xử theo các cảm xúc của anh ta, các lối nhìn hoặc nghe được mà thật ra thì không hiện hữu thật như vậy.
Số lượng ảo giác rất phổ biến (ảo giác của thị giác, thính giác vị giác của sinh dục, v.v…). Tôi chỉ liệt kê ra ở đây những thứ thông thường nhất.
Có vài ảo giác nhẹ là bình thường và xảy ra hằng ngày: ánh sáng lờ mờ, tiếng rì rầm, v.v… Các giấc mơ đêm và hình ảnh của giấc ngủ chập chờn là những ảo giác bình thường.
Các ảo giác bệnh lý làm méo mó sự thật. Người bệnh thấy một vết trên cánh cửa và tưởng đó là mộ con nhện khủng khiếp; anh ta sẽ phản ứng trong cơn kinh hoàng, trốn chạy, tấn công, v.v…Ở đây sự thật bị méo mó: cái vết dơ.
Có vài ảo giác không mang một chút thực tế nào bên ngoài: chủ thể nghe tiếng nói, trả lời cho những người tưởng tượng. Anh ta tranh luận với những người vô hình: anh ta nhận các lời hăm dọa, ánh mắt anh ta nhìn chăm chú vào một điểm… Anh ta tự bảo vệ bằng cách khóa cửa lại, nhét cái gì đó vào lỗ tai. Anh ta chế các tấm chắn để chống lại các làn sóng đang “thu hút ý nghĩ anh ta”. Những người phụ nữ bị ảo giác tưởng mình bị hiếp bởi một tên bức hại, v.v…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ảo giác: nào là tổn thương ở các trung tâm thần kinh, ngộ độc, động kinh. Chứng sảng cấp tính do rượu là một thí dụ của các ảo giác khủng khiếp nhất.
Đương nhiên là các bệnh nhân phản ứng như thể các ảo giác của họ là thực tế. Họ trốn chạy hoặc tấn công, và như thế trở nên rất nguy hiểm.
Ảo giác cũng được thể hiện trong chứng cuồng động, trầm uất trong vài chứng rối loạn thần kinh (đặc biệt là sự ám ảnh). Nhưng vì đây là chứng loạn thần kinh, chủ thể không bao giờ tin vào sự thật của ảo giác.
TÍNH KHÍ
Đang ở trong “tâm trạng vui vẻ” hoặc “tâm trạng buồn bực” tùy thuộc vào các tình huống cùng tình trạng thể chất và tinh thần của lúc đó. Vài người có tâm trạng bình thường; vài người khác thì tính khí thất thường. Tính khí có thể “nóng”, rung động. Người khác thì tính khí “lạnh”; họ dường như không cần quan tâm đến các biến cố và đứng “ngoài” những người khác.
Điều này chứng minh một việc: tính khí là một khuynh hướng cơ bản và sự chừng mực của tính khí tùy thuộc vào cơ chế vận hành hài hòa của cơ thể con người. Sự điều hòa tự động của tính khí dường như được tạo ra bởi các trung khu ở vùng đáy của não bộ (vùng đồi được nghiên cứu trong y học tâm thể). Một sai lệch của các trung khu này sẽ dẫn đến các tính khí bệnh hoạn (rối loạn tâm lý hưng–trầm cảm, trầm uất v v.) Một tính khí bình thường xuất phát từ sự vận hành tốt của não bộ, và sự giải tỏa tất cả những gì có thể phá rối cơ chế vận hành đó.
ĐẠO ĐỨC GIẢ
Nói theo cách thông thường, đạo đức giả là che lên tật xấu một cái mặt nạ của đức tính… Tính này giả vờ các đức tính tốt, hầu dễ bề quyến rũ hoặc thống trị. Tính này được nhận thấy rất nhiều trong các chứng rối loạn thần kinh. Người rối loạn thần kinh giả vờ (thường là một cách vô thức, và vì thế có thiện ý) các tình cảm vị tha. Và điều này để tự nâng cao giá trị của mình lên, nhận được sự chiêm ngưỡng của những người khác. Sự thống trị bằng tính đạo đức giả là rất phổ biến trong chuyên quyền, nó gần như luôn che đậy các dồn nén về tình dục.
Thế một người đạo đức giả có phải là người bệnh không? Thường là như thế, nhưng dù sao vẫn là một người yếu đuối.
ĐỊNH KIẾN
Đây là một ý nghĩ ám ảnh, sống như một “ký sinh trùng” trong tâm trí của người bệnh. Có khi nó là một dạng ám ảnh. Định kiến đã được nghiên cứu rồi.
ĐẦN ĐỘN
Là tình trạng nghiêm trọng của một thiểu năng trí tuệ. Tuổi trí tuệ của người đần là dưới hai tuổi. Anh ta không nói chuyện và hay lơ là. Những hiểu biết của anh ta rất kém. Sự đần độn là mức độ thấp nhất của chứng suy nhược tâm thần*. Khuôn mặt không bao giờ biểu lộ bất cứ điều gì; miệng thì họ ra để nước miếng chảy ra ngoài. Toàn bộ cơ thể biểu hiện sự chậm phát triển. Người đần có khi đánh một cách mù quáng, đập bể tất cả những gì ở ngay tầm tay anh ta; có khi anh ta xoay tính hung hăng đó lại với chính mình. Muộn lắm anh ta mới học bước đi được; có khi anh ta không thể làm gì khác và ngồi lì trong chiếc ghế bành. Những người đần độn hiếm khi sống qua tuổi hai mươi.
XUNG ĐỘNG, THÔI THÚC
Đã được nghiên cứu trong tác phẩm này. Tính xung động tạo một thôi thúc không thể cưỡng lại một cách đột ngột; chủ thể bị bắt buộc có những hành vi có khi rất nguy hiểm (hành vi tình dục, khát máu, đất nhà, tội ác, trộm, cắt xẻo, tự sát, đập phá, trốn nhà, v.v…)
Tính xung động thường được bắt gặp khi các khuynh hướng của bản năng và xúc cảm đạt đến cực độ. Đến lúc đó sẽ bùng phát một phản ứng không tương xứng với nguyên nhân… Mà điều này cho thấy là không bao giờ có sự “kềm hãm” bằng lý trí.
Tính xung động do thể tạng – Được thể hiện trong các trường hợp di truyền bệnh hoạn (thí dụ như tật nghiện rượu), suy nhược tâm thần, tính khí thất thường* và của cá tính*. Tính xung động là một đặc tính của chứng động kinh.
Tính xung động tập thành (thụ đắc) – Nó là hậu quả của sự mất cân bằng của tuổi ấu thơ (hoặc của chính đứa trẻ, hoặc của sự giáo dục), hoặc tiếp theo chứng viêm não hoặc một tổn thương ở não bộ. Ở mức độ thấp hơn, tính xung động thường xuất phát từ tình trạng quá nhạy cảm.
Có rất nhiều người điên biểu hiện một tính xung động mãnh liệt (suy nhược tâm thần, đần độn). Họ đánh và đập phá không cần phân biệt. Những người động kinh biểu hiện những thôi thúc không thể đoán trước được và rất nguy hiểm, xảy ra trước hoặc ngay sau cơn đó. Vài chứng loạn tâm lý thúc đẩy người bệnh đến tình trạng lo hãi đến mức nhiều thôi thúc nghiêm trọng xuất hiện (trong vài trường hợp hoang tưởng bị truy hại, chủ thể tấn công một cách bất ngờ một địch thủ tưởng tượng) Người ta cũng nhận thấy tính này trong chứng phân liệt*, các chứng thần bí giả hiệu, v.v… Có nhiều bác sĩ và y tá chuyên chữa bệnh tâm thần đã bỏ mạng…
Sự trầm uất thường tạo ra các thôi thúc dẫn đến tự sát. Như thế, người bệnh cố thoát khỏi sự đau khổ tinh thần đang hành hạ anh ta. Tính xung động cũng được bắt gặp trong sự đam mê* (thí dụ như ghen tuông mà người đó giết người nhưng “không biết mình đã làm gì”) và trong các chứng ám ảnh.
NHỮNG NGƯỜI PHÓNG HỎA
Trong vài bệnh tâm thần, cháy nhà là do rủi ro; nó là hậu quả của những hành động không xuy xét. Việc chủ tâm đất và có thể được khởi phát từ một ý muốn xấu; nó thường được nhận thấy ở vài người mất cân bằng hoặc trong vài trường hợp loạn tâm lý (hoang tưởng bị truy hại). Ghen tuông*, hận thù*, tính độc ác*, suy nhược tâm thần*, kiêu căng*, cũng thúc đẩy con người đến việc tự ý đốt nhà.
Việc đốt nhà có thể là hậu quả của sự ám ảnh được gọi là cơn xung động đốt nhà. Với trường hợp này, người ta có vấn đề với một người thật sự bị ám ảnh vì lửa, mà (giống như tất cả những người bị ám ảnh) cố hết sức chống chọi lại các thôi thúc trái với đạo lý anh ta. Khi một người bị ám ảnh phải đốt nhà, thường là tiếp theo một căn bệnh thể chất, tình trạng khủng hoảng, v.v…
LOẠN LUÂN
Đây là hành vi tính dục được thực hiện giữa mẹ–con, cha–con, hoặc anh–em ruột. Sự loạn luân dứt khoát bị cấm đoán bởi Giáo hội Cơ đốc. Tuy nhiên tự nó, ý nghĩ loạn luân không có gì là không tự nhiên, một khi sự hấp dẫn tính dục gần như tự động xuất hiện khi hai giới tính đối mặt với nhau. Nhưng ở đây chúng ta phải phân biệt rõ tính dục và sinh dục (đã được nghiên cứu trong phần phân tích tâm lý).
Hành vi loạn luân biểu hiện sự giảm thiểu của ý thức đạo lý. Các nhà ổ chuột và sự bần cùng thường là nguyên nhân. Trong trường hợp này, sự loạn luân được thực hiện giữa người cha nghiện rượu với đứa con gái… Sự cám dỗ loạn luân (một cám dỗ vô thức) có phần hơi tầm thường trong phân tích tâm lý học, nhất là trong các ức chế*.
DỬNG DƯNG
Đây là một trạng thái của cảm tính mà theo đó chủ thể không còn cảm thấy mình quan hệ gì đối với những sự kiện bên ngoài cả. Anh ta không hề có phản ứng. Người ta thường tìm thấy sự dửng dưng trong tình trạng suy nhược, kể cả trong các chứng loạn tâm lý, nhất là trong chứng phân liệt.
BỆNH ẤU TRĨ
Về mặt thể chất, bệnh ấu trĩ là sự ngưng phát triển ở giai đoạn trẻ nít. Nó có thể có hậu quả về mặt tâm lý (bệnh ấu trĩ liên quan đến các tuyến): chủ thể có chiều cao khiêm tốn, nhưng vẫn cân đối thật hài hòa và tinh thần rất ổn định.
Về mặt tâm lý, bệnh ấu trĩ là một thiểu năng cảm xúc (trong sự nhút nhát*, mặc cảm, loạn thần kinh). Chủ thể có trí thông minh bình thường hoặc có thể rất thông minh, nhưng một phần cảm xúc của anh ta vẫn bám vào các sự kiện đã biến mất từ lâu. Một sự giáo dục không thấu đáo có khi là nguyên nhân của căn bệnh ấu trĩ tâm lý.
LO ÂU
Đây là một tình trạng của tinh thần. Chủ thể cảm thấy không chắc chắn với hiện tại và tỏ ra lo âu với tương lai. Ở đây sự lo âu sẽ là bình thường nếu nó được gây ra bởi các nguyên nhân thực thụ (bệnh hoạn, tình hình tài chính và tình cảm, v.v…). Nhưng có khi tình trạng này cứ tiếp tục, không có nguyên nhân chính đáng. Đến lúc này, đây sẽ là triệu chứng của một rối loạn của thể chất hoặc tâm lý. Người lo âu có tính khí bất thường, cảm thấy bất ổn và cần phải “giải buồn”. Sự lo âu có thể dẫn đến sợ hãi*.
CHỨNG MẤT NGỦ
Ở đây chúng ta không đề cập đến sự mất ngủ do các nỗi đau về thể chất, vì trong trường hợp này, nó là điều bình thường. Vì thế chúng ta chỉ nói đến các chứng mất ngủ gây ra bởi các nguyên nhân tâm lý. Các chứng loạn thần kinh*, mặc cảm*, điều phiền nhiễu, ức chế*, các chứng sợ hãi*, ám ảnh*, xung đột xúc cảm*, là những nguyên nhân thường gặp.
Cũng có rất nhiều người đã nói “Tôi rất mệt khi thức dậy, bởi đêm qua tôi không ngủ được”… Nhưng nói cho đúng, họ có ngủ đấy nhưng giấc ngủ không hồi phục lại sức lực của họ (điều này vì nhiều lý do, hoặc do tâm lý, hoặc do tình trạng co cứng cơ bắp liên tục). Sau nữa, là những người “mất ngủ giả hiệu” luôn luôn than vãn “nghe mọi tiếng động trong đêm và tiếng đổ chuông của mỗi khắc giờ”. Mặc dù vậy, người ta nhận thấy sức khỏe của họ vẫn tốt và da dẻ vẫn hồng hào. Họ không biểu lộ sự giảm cân (trong khi giảm cân là kết quả mau chóng của sự mất ngủ). Như thế họ là những người ngủ gà mà không hề biết, trừ khi họ muốn đóng kịch để khoe khoang. Cách chữa trĩ việc mất ngủ đương nhiên phải tùy thuộc vào nguyên nhân của nó. Người ta có thể tìm kiếm sự thiếu vệ sinh về thể chất (cà phê, thuốc lá, rượu, làm việc quá sức, cảm xúc). Khi nó là một nguyên nhân tinh thần, khoa tâm lý học chiều sâu sẽ cho nhiều kết quả mau chóng.
TÍNH BẤT ỔN (BẤT AN)
Tính ổn (bất an) thường là triệu chứng của một thiểu năng. Nó có nhiều điểm chung với tính khí bất thường. Như vậy, mọi thứ đều tùy thuộc vào cường độ và nguyên nhân. Có vài người tỏ ra ổn định, trong khi họ lại tự khép mình lại, như con ốc được cái vỏ che chở. Như vậy việc nghiên cứu tính bất ổn (an) là một phần của việc nghiên cứu cá tính.
Một đứa trẻ có tính bất ổn (an) ít khi tỏ ra siêng năng, hay yêu sách, và để lộ rõ việc thích trốn học và trốn khỏi nhà. Người trưởng thành bất ổn (an) sẽ bị ám ảnh bởi nhu cầu phiêu lưu; anh ta đào ngủ, làm kẻ lang thang, người đi kiếm sống trên đường… Người ta bắt gặp tính này trong chứng hoang tưởng và tâm thần chu kỳ.
BẢN NĂNG LÀM MẸ
Đây là một trong các bản năng mãnh liệt và cao thượng nhất. Nhưng tiếc thay, nó thường bị méo mó do các chứng loạn thần kinh hoặc lo âu. Một bà mẹ lo âu làm tăng thêm các lo ngại của mình và sau đó chuyển qua cho đứa trẻ. Đưa trẻ ho à? Nó bị bạch hầu rồi. Đứa trẻ đang chơi? Nó có nguy cơ bị tai nạn bất cứ lúc nào… Sự méo mó của bản năng này thúc đẩy rất nhiều bà mẹ đề phòng một cách quá đáng và đứa nhỏ sẽ lãnh mọi hậu quả. Đứa trẻ sẽ trở nên sợ sệt, nhút nhát và cuối cùng mắc chứng loạn thần kinh. Một sự bảo vệ quá đáng cũng rất tai hại như việc thiếu sót… Chúng ta không được quên việc chăm lo quá mức sẽ làm cho đứa trẻ và đứa thiếu niên nổi loạn, không làm cho nó phát triển một cách tự sinh. (Tôi khuyên các bạn hãy đọc kỹ mục “Những người kiệt sức”).
Bản năng làm mẹ có thể biến mất với vài căn bệnh tâm thần (thí dụ như trầm uất). Hoặc bản năng này “xoay ngược chiều lại”: tình thương trở thành hận thù và ghê tởm. Ở đây là trường hợp của một rối loạn tính cách có thể dẫn đến việc giết chết trẻ nít, bỏ rơi trẻ nít, v.v… Tật nghiện rượu cũng là một nguyên nhân thường xuyên.
TRỰC GIÁC
Đây là một khải thị xuất hiện bất ngờ… Trực giác cho phép biết ngay sự việc, không cần suy luận, cho ngay một xác tín. Không một phán đoán nào có thể can thiệp vào. Có vài tính khí biểu hiện một trực giác tự nhiên đáng nể. Người ta cũng nhận thấy vài sự mất cân bằng nhẹ của cảm xúc cũng hỗ trợ cho trực giác (suy nhược tâm thần, quá xúc cảm, v.v…)
Cũng có các trường hợp trực giác bệnh lý: người bệnh tuyệt đối tin vào tính xác thực của trực giác của mình… Người ta bắt gặp các trường hợp này trong các cơn phẫn nộ, ghen tuông, hận thù, v.v…
CÁU KỈNH
Một người cáu kỉnh phản ứng dự dội (đôi khi với sự phẫn nộ) trước các hoàn cảnh rất tầm thường. Anh ta gây gổ vì một việc không đâu. Tính cáu kỉnh thường là hậu quả của sự suy yếu của hệ thần kinh hoặc tâm lý. Người ta thường nhận thấy tính này trong sự mệt mỏi, làm việc quá sức, suy nhược thần kinh. Nó thường xuất hiện vào buổi sáng, thời gian rất khó chịu cho những người dễ bị kích động. Tính cáu kỉnh thường có điểm trùng với tính nhạy cảm.
BỆNH ĂN CẮP
Đây là một thôi thúc ám ảnh: nó thúc đẩy chủ thể phải chiếm lấy món vật ngay dưới mắt anh ta. Bệnh ăn cắp là một ám ảnh thực thụ; người bệnh chống lại ý muốn của anh ta trong nỗi lo hãi; và việc trộm có khi làm giảm nhẹ cơn sợ hãi. Có rất nhiều phụ nữ mắc chứng bệnh này. Nhưng cũng rất khó khi phải tuyên bố đây là một căn bệnh thực thụ… bởi vì nếu như thế thì lời biện hộ sẽ quá tốt! Dù sao đi nữa, bệnh ăn cắp thực thụ thường được nhận thấy ở những người mất quân bình tâm lý, suy nhược thần kinh, hoặc tiếp theo sau những xáo trộn về thể chất: thời kỳ mãn kinh, thai nghén, v.v…
HÈN NHÁT
Giống như sự lười biếng*, hèn nhát có khi là một căn bệnh. Nó có thể là một thiểu năng thể chất, nhưng thường lại xuất phát từ một xáo trộn tinh thần (giáo dục, yếu kém tinh thần, mặc cảm, suy nhược tâm thần, v.v…)
Không phải ai muốn hèn nhát cũng được!…Hèn nhát là một từ có khi che đậy nhiều rối loạn tiềm ẩn.
BẢN NĂNG TÍNH DỤC
Trong nghĩa hẹp nhất, đây là sự hăm hở của tính dục, việc tìm kiếm sự thỏa mãn tính dục. Với nghĩa rộng nhất, đây là năng lượng* tâm lý, dù với bất cứ mục đích nào.
CHỨNG THÁO LỜI
Đây là một nhu cầu bệnh hoạn nói chuyện liên hồi, không ngừng, có khi chỉ xoay quanh có một vấn đề, nhưng có khi lại không liên tục. “Căn bệnh” này thường được nhận thấy ở ngay người nhiều lời “để không nói gì cả”, nhất là với chính anh ta. Người ta cũng nhận thấy chứng này trong các buổi tụ họp phù phiếm vô lý của giới thượng lưu.
Về mặt bệnh lý học, chứng tháo lời được thể hiện trong rất nhiều chứng bệnh tâm thần (nhất là chứng cuồng động*, ảo giác* chứng phân liệt*)
BỆNH THÍCH LÀM LỚN
Từ này đồng nghĩa với chứng hoang tưởng tự đại, đã được xem xét trong các chứng loạn thần kinh và loạn tâm lý*.
CUỒNG ĐỘNG
Theo từ nguyên học, từ này có nghĩa là: điên, ham mê hỗn loạn, hoang tưởng thần cảm… Thông thường, người ta gọi “cuồng động” những tật bạo ngược mà hàng triệu người phải chịu đau khổ.
Về mặt tâm lý, cuồng động* là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng, cũng đã được nghiên cứu trong mục các rối loạn thần kinh và tâm lý.
MÃN KINH
Đây là tình trạng chấm dứt hẳn thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nó thường xảy ra vào khoảng 45 cho đến 55 tuổi. Nhiều rối loạn thường xảy ra ngay trước thời kỳ mãn kinh, choáng váng, tăng huyết áp, suy nhược thần kinh nhẹ, tính dễ kích thích không bình thường.
Sau đó buồng trứng sẽ ngưng hoạt động. Đây là thời điểm chính thức của mãn kinh với sự rối loạn các tuyến (có ảnh hưởng trên các trung tâm thần kinh nằm ở đáy não bộ và trên nhiều tuyến khác như tuyến giáp và thượng thận). Cũng xuất hiện những cơn nóng nảy và tình trạng lông mọc nhiều hơn, có một chút gì đó nam tính, v.v…
Chúng ta phải ghi nhận rằng có rất nhiều phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh không một chút rắc rối nào. Điều này để bảo đảm những người luôn nghĩ rằng thời đoạn này của cuộc đời sẽ không tránh khỏi đưa đến những “căn bệnh thần kinh”, đến một “tính tình không thể chịu được”, và ngay cả những ám ảnh*! Không có gì sai lầm hơn thế. Có khi nó là một nỗi lo âu thật sự, để nuôi dưỡng một tâm trạng lo hãi không nguôi. Nhiều phụ nữ khi đến gần tuổi mãn kinh rất đau khổ vì chứng mất ngủ cũng chỉ vì sự lo hãi này! Tính tình của họ có nguy cơ bị rối loạn; họ trở nên khó chịu hơn, chuyên quyền, v.v… mà chính việc mãn kinh đó không hề liên quan…
Trong các trường hợp bệnh lý, thời kỳ mãn kinh có thể gây ra ám ảnh*, ám sợ, cơn thèm rượu, chứng xung động ăn cắp, v.v… Nhưng thông thường, đây là vấn đề của một tình trạng tiềm tàng mà việc mãn kinh chỉ khởi phát mà thôi.
Vì thế chúng ta nên thận trọng trước khi quy trách nhiệm cho việc mãn kinh các rối loạn nghiêm trọng, mà nói cho cùng, chúng hiếm khi xảy ra.
KHIÊM TỐN
Hay hơn hết chúng ta nên trích dẫn câu nói của Re nan: “Rất khó cho người ta chứng minh sự khiêm tốn của mình, bởi vì khi nói mình là như thế, người ta không còn khiêm tốn nữa rồi…”. Sự khiêm tốn có khi là sự tự kiêu được ngụy trang. Như thế chủ thể muốn có sự khâm phục của những người khác, “bị hoa mắt vì sự khiêm tốn này”.
Sự khiêm tốn thực thụ là một thực tế của một trí tuệ cao cả, biết rõ sự thấp kém của vạn vật, mà bắt đầu là với chính con người mình.
Có vài trường hợp rối loạn thần kinh biểu hiện sự thiếu khiêm tốn, bởi vì họ cần tin tưởng họ là những người quan trọng, có quyền thế, cũng chính vì những mặc cảm tự ti hoặc sự bất lực của họ. Như vậy sự ít khiêm tốn này là một triệu chứng và nó sẽ biến mất cùng một lúc với sự rối loạn thần kinh. (Hãy xem các từ kiêu căng và kiêu ngạo trong từ điển)
CHỨNG LẶNG THINH
Sẽ là tình trạng lặng thinh khi một người giữ im lặng trong khi các cơ quan của ngôn ngữ hoặc của tiếng nói không bị một tổn thương nào.
Đương nhiên là có vài trường hợp lặng thinh tự nguyện vì: thí dụ như sợ bị liên lụy. Chứng lặng thinh có thể là triệu chứng của một “chuyển hóa”: chủ thể mất riêng trong vài trường hợp giận dữ “bị ức chế” chẳng hạn. Vài cảm xúc cũng gây ra hiện tượng này. Dạng lặng thinh này thường được nhận thấy trong các cơn ưu uất*. Như vậy đây là chứng lặng thinh không chủ ý. Người ta cũng nhận thấy chứng này ở những người nhút nhát, và nguyên nhân của nó là sự ức chế cảm xúc.
Thêm vào đó, chứng lặng thinh được gây ra bởi vài chứng loạn tâm lý (chứng phân liệt*, hoang tưởng, hoang tưởng bị truy hại*, trầm uất*, lú lẫn tâm thầm
THUYẾT THẦN BÍ
Về phương diện triết học, thuyết thần bí xác lập sự bất lực của lý lẽ trước các vấn đề linh thiêng. Lúc này người thần bí sẽ tìm một trực giác* khác thường cho phép anh ta hợp nhất với Chúa. Và bằng trực giác này, người thần bí sẽ hòa đồng với thế giới thần linh trong sự xuất thần.
Nhập định, tu khổ hạnh, sự tự chủ vững vàng, nghiên cứu, sự khai thông chính mình, sáng suốt, chuẩn bị cho con đường đến thần bí. Vả lại người thần bí phải trải qua nhiều thử thách ghê gớm về mặt tinh thần, những nghi ngờ, những đắn đo có khi rất khủng khiếp… Anh ta phải loại bỏ tất cả các hiểu biết nhạy cảm, giàu tưởng tượng và hợp lý. Và như thế, lần hồi anh ta đạt đến một tình trạng sáng chói không thể tả, mà chỉ những tâm hồn thật cao siêu mới có thể đạt đến.
Người thần bí cũng có thể là một trí tuệ sâu lắng, mà một con người cảm thấy được liên kết một cách sâu sắc với toàn thể vũ trụ.
Đương nhiên cũng có rất nhiều người thần bí giả hiệu. Tình trạng thần bí giả hiệu được thể hiện bằng sự tiêu tan cái tôi. Sự sáng chói bình lặng và sự nồng ấm của chức tông đồ bị khiếm khuyết. Người ta thường nhận thấy sự thần bí giả hiệu trong chứng ưu uất, kể cả vài trường hợp loạn tâm lý*: với ảo giác, tính gợi dục, những dày vò “bởi quỷ dữ’, như hiếp dâm, châm chích, tình trạng bị ma ám, v.v… Những cơn này thường được kèm theo sự vặn người, hành động tục tằn, những lời báng bổ thần thánh.
THÓI BỊA CHUYỆN
Đây là một khuynh hướng nói dối, bịa hoàn toàn một câu chuyện tưởng tượng, hoặc giả vờ mắc vài căn bệnh. Từ này được Dupré tạo ra vào năm 1905.
Trẻ nít thường hay mắc thói này. Trí tưởng tượng phong phú của nó thúc đẩy nó tạo ra nhiều câu chuyện thần kỳ, được tăng cường bởi những gì nó thu thập được từ bên ngoài. Cũng có khi đứa trẻ giả vờ bệnh để thu hút sự chú ý và sự chăm sóc của những người chung quanh. Có vài đứa trẻ bịa ra toàn bộ những chuyện dài mà thường chúng là nhân vật chính. Điều này không có gì là bất thường cả, với điều kiện thói bịa chuyện của trẻ nít mất đi với tuổi tác. Thế nhưng việc này không phải lúc nào cũng xảy ra như thế!
Ở người trưởng thành, thói bịa chuyện biểu hiện một sự mất cân bằng tâm lý, bất kể chủ thể thông minh đến mức nào. Thói bịa chuyện đơn giản nhất được nhận thấy trong sự kiêu căng*, các mặc cảm tự ti*, sự cầu toàn*, v.v… Chủ thể sẽ bịa ra những mối quan hệ được tưởng tượng hay không, đến các thành tích của anh ta. Anh ta nói bóng nói gió thật khéo một việc gì đó để làm cho nó trở nên “quan trọng” dưới mắt những người khác; anh ta khoe khoang đã lái xe tốc độ trên đường; anh ta thay đổi làm sao cho có lợi cho mình các tình huống có thể làm cho anh ta thua kém, v.v… Chứng bịa chuyện của người trưởng thành cho thấy đây là một suy nhược tâm thần hoặc một thiểu năng cảm xúc*. Trong các mặc cảm tự ti*, người ta sẽ hiểu tại sao chủ thể làm đủ mọi cách để tạo cho mình một cảm giác quyền lực hay sức mạnh nào đó. Đây là hiện tượng bù trừ*.
Thói bịa chuyện có thể là một căn bệnh, có thể dẫn đến tính hung dữ. Đến lúc đó sẽ là những lá thư nặc danh, lời tố cáo lời vu khống*, do ghen tuông*, hận thù*, oán thù, v.v…
CHỨNG NGHIỆN THUỐC NGỦ
Đây là nhu cầu không thể cưỡng lại việc sử dụng thuốc ngủ. Người ta thường nhận thấy chứng này ở những người mất ngủ*. Hãy xem từ Ngộ độc vì bacbituríc trong từ điển.
PHỦ NHẬN (Chứng hoang tưởng…)
Người bệnh từ chối nhìn nhận những việc hiển nhiên. Anh ta cho rằng mình không còn thở nữa, rằng mình không còn phổi, máu, ruột, v.v… Có khi anh ta phủ nhận cả thế giới bên ngoài. Chứng này thường được nhận thấy ở vài trường hợp rối loạn tâm lý, nhất là chứng trầm uất.
CHỨNG UỂ OẢI
Là một hình dạng có hai mặt, sự uể oải có thể là sự biểu hiện của một sức mạnh trầm lặng và tự chủ, của một trí tuệ rộng lớn và thanh thản. Năng lượng được tiêu thụ một cách thoải mái, không một chút bối rối. Tại sao một con người khỏe mạnh lại phải vội vã, nếu anh ta nhìn thấy được chân lý của sự việc? Và nếu anh ta biết sức mạnh của mình cho phép anh ta dễ dàng đạt đến mục đích?
Mặt kia của sự uể oải thường là của sự nhu nhược và vô tư lự. Người uể oải lề mề, không quan tâm mấy, không sốt sắng trong hành động. Như thế khiếm khuyết này tùy thuộc một cá tính… hay một căn bệnh.
U HOÀI
Chủ thể rất buồn và đầy luyến tiếc; anh ta cảm thấy rất xa với người thân; sự cách biệt và cô độc làm tăng thêm nỗi khổ anh ta. Hơn nữa, nỗi nhớ nhà làm cho việc thích nghi với các hoàn cảnh mới trở nên khó khăn hơn.
Nỗi luyến tiếc có khi là do bỏ quê hương ra đi; nó có thể dẫn đến u sầu, đến chán đời, và cả đến chứng sầu muộn*. Sự luyến tiếc của các tù binh chiến tranh luôn hiện diện trong tâm trí…
NGOAN CỐ
Ngoan cố là một trong các dạng thô thiển nhất của ý chí*, mà người ta thường hay nhầm lẫn… Ngoan cố là một bản chất của sự kiêu căng, ngu ngốc. Nó thể hiện sự “phong tỏa” thật sự của não bộ. Người ta cũng nhận thấy nó trong chứng thiểu năng tâm thần, bệnh ấu trĩ*, sợ sệt, mặc cảm tự ti*, tính hung hăng*, tính xung động*, v.v…
MỘNG THỨC (le songe)
Mộng thức là một ảo giác. Nó có thể bình thường (thí dụ người ngủ đang nằm mơ). Nhưng có nhiều dạng mộng thức do các yếu tố bệnh lý (nhiễm trùng, ngộ độc, rượu, động kinh, rối loạn tâm lý) Một dạng không bình thường khác của mộng thức là sự mơ tưởng mà theo đó người ta muốn thoát khỏi thực tại.
KHUYNH HƯỚNG LẠC QUAN
Là tình trạng sảng khoái, và là hậu quả của sự thích ứng dễ dàng với cuộc đời. Sự lạc quan thực thụ xuất phát từ một quân bình tốt của thể chất và tinh thần và thoát khỏi tất cả những gì có thể phá rối sự thanh thản của tâm hồn. Sự lạc quan nâng cao tinh thần và tỏa sáng: đây là điều tốt lành cho nhân loại.
KIÊU NGẠO
Thông thường, người kiêu ngạo hay đề cao các khả năng của mình (dù chúng có thực hay tưởng tượng). Tính kiêu ngạo được căn cứ trên một mặc cảm tự tôn nào đó. Người ta kiêu ngạo vì cái tên, vì tài sản của người ta (hoặc sự nghèo khổ), của trí tuệ ưu việt… Có vài người kiêu ngạo phải chịu đau khổ trong im lặng… để cho những người khác không biết. Cũng có nhiều người kiêu ngạo để tỏ ra kiêu ngạo, là điều hết chỗ nói! Con người nắm bắt ưu thế ở bất cứ nơi đâu có thể được…
Tính kiêu ngạo thực thụ là người bà con gần của sự kiêu căng*. Đây luôn là một triệu chứng, hoặc của sự yếu đuối, một rối loạn thần kinh, hoặc của các dồn nén, nhục nhã, mặc cảm tự ti v.v… Tính kiêu ngạo được thể hiện bởi sự co cúm, sự thiếu khoan dung, khinh bỉ, thù nghịch. Việc qua lại với một người kiêu ngạo chắc chắn là điều không dễ chịu…
Về bệnh lý học tâm thần, sự kiêu ngạo được tìm thấy ở chứng hoang tưởng*, tính tự cao tự đại, cuồng động*. Người ta cũng thường nhận thấy nó trong chứng thiểu năng tâm thần.
BỆNH BẠI LIỆT TOÀN DIỆN PHÁT TRIỂN CHẬM (hay Bệnh Bayle)
Đây là một căn bệnh tâm thần bắt nguồn từ bệnh giang mai, và được liên kết với các tổn thương ở não. Vào năm 1913, chính Nogughi đã chứng minh có một loại khuẩn xoắn trong não bộ của người bị bại liệt toàn diện. Bệnh này thường xuất hiện mười hay mười lăm năm sau khi bị nhiễm bệnh giang mai. Nó được thể hiện bằng nhiều rối loạn tâm thần rồi nó phát triển dần lên. Suy kém trí tuệ toàn diện, hoang tưởng tự đại, lưỡi và các ngón tay co giật, tình trạng cuồng động tột độ, ý nghĩ giàu có hết sức lố bịch, trầm uất, là những dấu hiệu thường thấy của căn bệnh này.
Trước đây vô phương cứu chữa, căn bệnh bại liệt toàn diện phát triển chậm hiện giờ thường được chữa khỏi.
LƯỜI BIẾNG
Sự lười biếng phải được chữa trị nhờ một bác sĩ hoặc một nhà tâm lý học. Bất cứ người nào (dù cho là trẻ nít hay đã trưởng thành) đều có bản chất năng động. Một đứa trẻ lười biếng là một đứa trẻ bất mãn hoặc bị bệnh. Sự lười biếng có thể xuất phát từ lệch lạc cá tính: không quan tâm, không thấy thích, thích làm điều ác, v.v… Vài trạng thái bất thường của tính khí* cũng gây ra nó: quá nhạy cảm, suy nhược thần kinh, tính tình bất định. Tính lười biếng cũng được liên kết với vài rối loạn thể chất hoặc tinh thần: rối loạn đường ruột, mệt mỏi*, mất cân bằng hệ thần kinh thực vật*, hoạt động không tốt của các tuyến nội tiết, không thích nghi với môi trường gia đình hoặc học đường, chán ghét làm việc, co cúm, dồn nén*, v.v…
Làm biếng có nghĩa là thiếu quan tâm đến công việc làm của mình. Đến lượt thầy thuốc điều trị và nhà giáo dục tìm ra căn nguyên.
BỆNH PARKINSON
Một tổn thương của hệ thần kinh, với tình trạng run rẩy toàn diện, trường lực cơ bắp thái quá và co rút. Thường tâm trí vẫn linh lợi, mặc cho khuôn mặt có bất động và ánh mắt cố định. Căn bệnh này có khi được báo trước bằng chứng trầm uất* và có thể kéo dài nhiều tháng liền hoặc nhiều năm trước khi xuất hiện các triệu chứng cơ học.
Khả năng bình thường của những người bệnh này thường vẫn được giữ nguyên, trừ khi đến giai đoạn cuối của căn bệnh. Đến lúc này sự giảm thiểu trí tuệ trở nên khá nghiêm trọng để người ta có thể bàn cãi về khả năng này.
ĐAM MÊ
Một từ che giấu biết bao thảm kịch!… Đam mê là một khuynh hướng thái quá và độc quyền. Nó kèm theo đau khổ, dày vò, nghiền ngẫm tinh thần, định kiến* và ám ảnh. Người ta hay so sánh nó với tình yêu: và lúc này nó bao gồm cả bản năng, tình dục, quý mến, ghen tuông*, ích kỷ*, hận thù*… Có vài đam mê rất hữu ích (thí dụ như đam mê nghệ thuật). Vài thứ khác lại giằn vặt, thúc đẩy đến những việc ngông cuồng, thôi thúc*, tội ác. Có sự đam mê bài bạc, rượu chè, phụ nữ, tình dục đồi bại*, đến ma túy… Tất cả các dạng đam mê này cho thấy các rối loạn về hành vi và đạo lý. Người ta phải tìm ra các nguyên nhân (rối loạn thần kinh*, mặc cảm tự ti*, mặc cảm*, v.v…)
Thế khi nào nỗi đam mê trở nên bệnh hoạn? Khi nó kéo theo các rối loạn về thể chất và tinh thần. Sự rối loạn chiếm lấy toàn bộ con người. Mọi hoạt động tinh thần bị đổi hướng để đem lợi ích cho cảm thức vô thức đó. Không còn sự cân bằng tinh thần nữa, và ý thức lý luận bị dập tắt như ngọn nến trước gió. Nhiều nỗi sợ hãi dữ dội xuất hiện kèm theo định kiến khổ tâm, ghen tuông mãnh liệt, có khi tạo ra các thôi thúc rất nguy hiểm. Tình trạng mất ngủ và kiệt sức là những hậu quả thường thấy.
Cũng có những nỗi đam mê nhất thời: tình yêu ghen tuông, tình yêu cuồng tín, nỗi đam mê lý tưởng, chính trị, v.v… Ngoài ra còn có những tình trạng đam mê trong các rối loạn tâm lý*.
THÁI ĐỘ THỤ ĐỘNG
Đây là một khuynh hướng tinh thần mà chủ thể như “thiếu sức sống” và không có sáng kiến: đến lúc này anh ta dễ dàng chịu ảnh hưởng của sự ám thị*. Người ta nhận thấy thái độ thụ động trong chứng suy nhược tâm thần*, suy giảm ý chí*, các trường hợp ngộ độc, các chứng suy nhược, v.v…
NHẪN NẠI
Về mặt từ nguyên học, nhẫn nại có nghĩa là: biết đau khổ, chấp nhận và chịu đựng. Sự nhẫn nại chủ yếu là phải biết chờ đợi không dao động, tất cả những gì sẽ đến…Sự nhẫn nại có thể là tự nhiên, nhưng cũng có khi là triệu chứng của một thiểu năng. Có vài người tỏ ra “nhẫn nại”, trong khi dửng dưng, chán nản, tự khép mình lại. Trong các trường hợp bình thường, nhẫn nại là sự thể hiện của khôn ngoan và tự chủ. Nó là hiệu quả của sức mạnh và sáng suốt.
BẠI HOẠI
Đây là một trạng thái bất thường sâu kín hoặc ngẫu nhiên của cá tính*. Nó đưa chủ thể (thường là người bệnh) làm hại người khác bằng những thôi thúc* phản xã hội. Sự bại hoại có thể có giai đoạn và nhất thời: nó thường được thể hiện bằng những hành vi tàn ác về thể chất hoặc tinh thần, được thực hiện dưới uy lực của sự đam mê* (hận thù*, ghen tuông*, thiên kiến chính trị hoặc tôn giáo, v.v…). Sự đồi bại khởi phát nhiều hành vi hủy hoại như phá hoại không lý do, hành hình không phán xét, vận động công chúng để tái lập một vụ án, v.v…
Sự bại hoại nhất thời thường xuất hiện ở trẻ nít và thiếu niên. Nó thường được gây ra bởi sự chống đối nội tại với một thành viên trong gia đình. Đến lúc này sự bại hoại lại giống sự hận thù và là sự biểu hiện của một tổn thương tinh thần sâu lắng.
Sự bại hoại bệnh lý bao gồm cả một chuỗi trạng thái bất thường. Nó được thể hiện rất sớm: đứa trẻ này rất độc ác, hung hăng, ngỗ nghịch, nói láo, v.v… Các nhà giáo dục sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn. Đứa trẻ đồi bại đi ngược lại trật tự xã hội; nó muốn thỏa mãn các ý muốn và thèm khát của nó mà không cần tôn trọng người khác. Các khuynh hướng của nó thoát khỏi các kềm hãm của đạo lý. Đây là con đường đi đến các chất độc, bài bạc, lường gạt, gian lận, trộm, hiếp dâm, chủ ý đốt nhà, mại dâm… Nhiều đứa trẻ bại hoại thường là tội phạm thiếu niên*.
Những dạng bại hoại có thể được xếp như sau:
1) Bại hoại vì ý thức sinh tồn: nghiện ma túy*, ham ăn, hà tiện, hám của*, v.v…
2) Bại hoại vì ý thức sinh sản: lệch lạc của bản năng làm mẹ*, bái vật*, cuồng dâm*, tự hành hạ*, v.v…
3) Bại hoại tập thành: ảnh hưởng của môi trường, nhiễm trùng, viêm não, v.v…
4) Bại hoại tiềm tàng: chỉ khởi phát với chứng loạn thần kinh hoặc tâm lý.
KHUYNH HƯỚNG BI QUAN
Tính này luôn là triệu chứng của thiểu năng thể chất hoặc tâm lý. Người bi quan “thấy bất cứ gì cũng đen tối”, rất khổ tâm về nhưng lo lắng của mình; đối với anh ta mọi thứ đều vô ích và mọi hy vọng đều tiêu tan… Người bi quan có thể có nhiều nguyên nhân: suy nhược thần kinh*, mặc cảm*, chống đối bị dồn nén*, rối loạn dạ dày, v.v…
PEYOTL hoặc XƯƠNG RỒNG NÚI
Xương rồng Mễ tây Cơ tạo ra ảo giác. Vài nhà tâm lý học và bác học đã dùng nó với mục đích thí nghiệm.
ĐIỀM TĨNH
Sự điềm tĩnh có điểm trùng với lương tri. Nó có thể được biểu hiện với một trí tuệ sáng suốt… hoặc đơn giản với sự cân bằng thể chất. Người điềm tĩnh đắn đo, cân nhắc, xem xét cái được và cái không. Nó có thể tùy thuộc vào tính khí, của trí tuệ hoặc của một khuynh hướng.
Có vài người rối loạn thần kinh* tỏ ra điền tĩnh, nhưng trên thực tế họ là những người sợ sệt, dồn nén, quá tỉ mỉ hoặc cầu toàn*. Trừ phi họ chơi trò “điềm tĩnh”, để tin vào sự bình yên và an toàn của một phán đoán mà họ không hề có.
Sự điềm tĩnh giả hiệu thường là dấu hiệu của sự ngu đần. Trong trường hợp này, một người “điềm tĩnh”, với ngón tay đưa lên cao một cách trịnh trọng, quả quyết một cách uyên bác những việc vô cùng tầm thường…
MA ÁM (HOẶC QUỶ ÁM)
Người bệnh nghĩ mình bị ám bởi một hữu thể siêu nhiên: quỷ thú vật hoặc người. Anh ta tưởng những sinh vật này điều khiển các hành vi của anh ta và chiếm đoạt ý chí của anh ta.
HOANG PHÍ
Đây là một dị dạng của ý thức sinh tồn: chủ thể phung phí của cải của mình trong khi không cần thiết. Người hoang phí có khi bị một dạng ám ảnh*: anh ta bị thôi thúc bởi nỗi ham mê mua sắm hoặc tặng quà. Người ta nhận thấy sự hoang phí trong tính kiêu căng*, những tay cờ bạc, những tên đàn đúm ăn chơi, v.v… Nó thường là dấu hiệu của sự suy nhược tâm thần hoặc thiểu năng tâm thần. Người ta cũng bắt gặp chứng này trong vài trường hợp rối loạn tâm lý*: cuồng động*, bại liệt toàn diện phát triển chậm*… Đến lúc này người bệnh hứa vô số điều không thể tin được mà dĩ nhiên anh ta không thể nào giữ lời được.
LIỆU PHÁP TÂM LÝ HỌC
Đây là toàn bộ các phương pháp mà người ta áp dụng để chữa một căn bệnh tinh thần, hoặc thể chất mà nguyên nhân là tâm thần. Các phương pháp chữa trị tâm lý quan trọng đã được nghiên cứu trong tác phẩm này (Xem lại “Sự thám hiểm vào trong trí tuệ”).
CHỨNG XUNG ĐỘNG ĐỐT NHÀ
Ám ảnh* đốt lửa, có thể dẫn đến thôi thúc*. Xem “người đốt nhà”(‘) trong từ điển.
CHẾ GIỄU
Sự chế giễu có khi là một trò chơi của trí tuệ. Nó trở nên độc ác khi nó gây thiệt hại cho người khác; có ích nếu như nó chống lại chính chúng ta… Người tự chế giễu mình bắt đầu nhận thấy chính mình, và đó là sự khởi đầu của sự sáng suốt.
Sự chế giễu thường biến thành trò cười các cảm xúc, cuồng động, ý nghĩ. Dễ thương hoặc tinh quái, nó là một trò chơi nhất thời. Nhưng cũng có những trò chế giễu gay gắt hoặc chua cay. Trong trường hợp này, chúng che đậy một nỗi đau cần phải chữa lành…
OÁN THÙ
Đây là mối oán hận dai dẳng, sâu lắng, được ấp ủ như một căn bệnh. Nói cho cùng, oán thù là một ám ảnh*… Nó luôn là dấu hiệu của sự yếu đuối hoặc sợ sệt. Chủ thể “nghiền ngẫm” những mối oán thù của mình, và có khi kèm theo vài yếu tố không tương ứng với sự thật. Một con người khoẻ mạnh và thông hiểu không bao giờ cả oán thù.
XUNG ĐỘNG MÃNH LIỆT
Đây là một cơn bộc phát dữ dội, mà cực điểm có khi thúc đẩy người bệnh phải gây ra án mạng, tự sát, trốn nhà, v.v… người ta nhận thấy cơn này trong sự phẫn nộ*, lo hãi*, ảo giác*, trầm uất*, động kinh*, v.v…
BÌNH TĨNH
Đây là tình trạng bình thản và sáng suốt trước mọi hoàn cảnh. Các cảm xúc không tài nào làm rối loạn sự vận hành của thể chất và tinh thần.
Sự bình tĩnh thực thụ phải tự nguyện, không cố gắng nhiều, và là kết quả của một sức mạnh cân bằng và sáng suốt.
Còn sự bình tĩnh “nổi tiếng” thì có được bằng cách “chế ngự gân cốt”, co cúm người lại, “chặn đứng các phản ứng”. Nó có khi là hậu quả của một sự giáo dục quá chuyên quyền, những dồn nén, v.v…
THANH THẢN
Sự thanh thản có điểm trùng với sự điềm tĩnh. Tính khí* luôn tự động, bình tĩnh và không thay đổi. Người ta thường gán sự thanh thản cho những người già, mà điều này là một lý do chính đáng để biện minh cho các xáo trộn của nó… Nhưng không có gì sai bằng: sự thanh thản không có tuổi tác. Sẽ không bao giờ có sự thanh thản mà không có sự thông hiểu và tự chủ. Một con người không thể thanh thản một khi người đó tự ban cho mình một tầm quan trọng nào đó. Sự thanh thản xuất phát từ sức mạnh nội tâm và sự thiếu vắng các giằng xé nội tại. Nó cũng phụ thuộc vào sự vận hành hài hòa của não bộ, không vướng bận bởi các cặn bã (mặc cảm*, dồn nén*, v.v…).
Sự thanh thản bao trùm mọi thứ, và đưa các sự kiện vào đúng giá trị của chúng.
THÀNH THỰC
Người thành thực biểu hiện không một chút dối trá các cảm xúc, ý nghĩ, ý muốn của mình. Thái độ bên ngoài của anh ta cho thấy rõ những gì anh ta nghĩ. Bất cứ lúc nào, người này cũng thể hiện công khai các uẩn khúc của cuộc sống nội tâm của mình…
Sự thành thực có ba kẻ thù: nỗi sợ sệt, dồn nén và các mặc cảm*, Chúng ta không được nhầm lẫn nó với “Tôi nói những gì tôi nghĩ…” mà đó là triệu chứng của sự hung hãn.
HỒN NHIÊN
Người ta nhận thấy sự tự nguyện ở mức tối đa nơi đứa trẻ. Nó được thể hiện trong mọi hoạt động tâm lý (sự nhiệt tình, tò mò của trí tuệ, sáng kiến, v.v…). Một chủ thể tự nguyện biểu hiện một sự thành thật tuyệt vời.
Trong khi sự tự nguyện của người trưởng thành có khi lại bị gán cho là ngây ngô và cả tin trong cái thế giới nhạt nhẽo của chúng ta. Thế nhưng có khi nào con người có phải che giấu các cảm xúc và phản ứng của mình không? Thế người ta đã không nói “biết che đậy các cảm xúc của mình” là bằng chứng của “sự tự chửi hay sao?
Nói cho đúng, sự tự nguyện có khi là hiệu quả của sự tươi sáng” của tâm hồn và sự tự tin đối với chính mình và những người khác. Đương nhiên có vài trường hợp tự nguyện là triệu chứng của bệnh ấu trĩ* mà một người quan sát có kinh nghiệm sẽ nhận ra ngay.
Sự tự nguyện sẽ không có trong vài trường hợp loạn thần kinh* (suy nhược tâm thần*, ám ảnh*, dồn nén*, v.v…) Trong các tường hợp này, nếu người ta nhận thấy chúng lại, đó là dấu hiệu của sự khỏi bệnh.
SỬNG SỐT
Đây là sự đình chỉ các hoạt động thể chất và tinh thần. Khuôn mặt trở nên bất động, ánh mắt buồn bã… Người bệnh không hề có phản ứng, không thể hiện bất cứ cảm xúc nào và cả trí tuệ. Sự bất động là toàn diện; người bệnh giữ im lặng một cách ngoan cố và có khi từ chối cả thức ăn.
Dạng quan trọng nhất của sửng sốt được nhận thấy trong trầm uất*. Nhưng mặc dù trong tình trạng này, người bệnh vẫn nhận biết được tất cả những gì đang xảy ra quanh anh ta. Tình trạng sửng sốt có khi biến mất một cách đột ngột để nhường chỗ cho một phản ứng hung hãn nguy hiểm hơn nhiều hoặc một mưu toan tự sát.
TÍNH DỄ TỰ ÁI
Tính dễ tự ái luôn là không bình thường và là triệu chứng của sự yếu đuối. Như những thứ khác, nó luôn gần như được nhận thấy trong tất cả các loại mặc cảm tự ti*. Người rối loạn lần kinh* cảm thấy bị tổn thương và xúc phạm bởi một việc không đâu. Và với chính “việc không đâu này, anh ta cũng cảm thấy “oán thù*” hoặc ngay cả hận thù*.
Người ta có khi nghĩ khuyết điểm này là một bằng chứng của sự kiêu căng* của con người. Nhưng nó thường biểu hiện một con người yếu đuối, lo sợ người ta biết con ngươi thật của mình. Anh ta là một người dễ bị xúc phạm, bởi vì anh ta ý thức được tình trạng yếu kém của mình và sợ sệt. Nếu như thế sẽ là điều hợp lý khi anh ta muốn tỏ ra hoàn hảo và tự tin… Anh ta giống như một người chỉ có vài xu thôi, nhưng lại sửng cồ khi thấy một cánh tay đưa ra… cho dù để chào hỏi anh ta.
Tính dễ tự ái được bắt gặp trong tất cả các dạng chuyên quyền*, mà đó là nền tảng của sự bất lực và yếu đuối. Tất nhiên nó cũng được bắt gặp trong tính kiêu căng* và dồn nén. Thế những người này có phải đã lo sợ người ta khám phá ra rằng họ thật sự không phải là những người mà họ muốn tỏ ra hay sao?
Bằng chứng của tất cả việc này? Khi một người thoát ra khỏi các yếu kém của mình và đạt được sự cân bằng sáng suốt thì bóng dáng của tính dễ tự ái sẽ biến mất…
KHOAN DUNG
Một từ nguy hiểm! Là một “người khoan dung” có nghĩa là người ta “dung tha”… có nghĩa là người ta chấp nhận (có khi với sự chiếu cốt ý kiến của những người khác. Loại khoan dung này biểu hiện một cảm giác tự tôn và không có giá trị gì.
Sự khoan dung thực thụ là hành vi của sự khôn ngoan và một trí tuệ cao cả. Nó xuất phát từ một xác tín sâu lắng mà mọi người đều có lý tùy theo góc đứng của người quan sát…Một người điên có phải “cũng có lý” đối với chính anh ta không khi tuyên bố một chân lý mà chỉ một mình anh ta tin như thế?
SẦU NÃO
Một dạng cảm xúc được gây ra bởi nỗi đau khổ tinh thần.
Sự sầu não được thể hiện bởi nét mặt trĩu xuống, sự giảm thiểu vận hành của các cơ quan sinh dưỡng, sự tự khép mình lại v v Sầu não có thể được gây ra bởi một sốc cảm xúc, làm nước mắt chảy đầm đìa, sự rối loạn và cuồng động*. Nó cũng thường được xuất phát từ tình trạng suy sụp tinh thần: đến lúc này chủ thể “không thể nào thoát ra khỏi cơn sầu não của mình”. Người ta cũng nhận thấy nó trong chứng suy nhược thần kinh*, lúc khởi đầu của chứng tâm thần phân liệt*, v.v…
SINH KHÍ
Sinh khí có khi phải tùy thuộc vào tính khí và tình trạng của thể chất. Nó là nguồn gốc của nhiều hành vi chứa chăn. Việc thích nghi với các tình huống được thực hiện một cách mau chóng. Mức độ của sinh khí cũng tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh địa dư (núi, biển, khí hậu trong lành, khô, ẩm ướt)
Vài dạng sinh khí giả hiệu thể hiện sự cuồng động*, thiểu năng thể chất hoặc tinh thần: suy nhược thần kinh*, cuồng động*, v.v…
Vài tính tình với một sinh khí tốt có thể bị “kềm hãm” bởi các rối loạn tinh thần như lo hãi*, dồn nén*, mặc cảm*, v.v…
KIÊU CĂNG
Người kiêu căng thường hay muốn phô trương, muốn tạo ấn tượng. Anh ta muốn sáng chói và thèm sự chiêm ngưỡng của những người khác. Trong khi sự tự cao* làm cho con người tự khép mình lại trong sự cao ngạo và khinh bỉ thì sự kiêu căng sẽ mở rộng tất cả các cánh cửa trước những người ham mộ cảm phục… Người kiêu căng làm mọi thứ để tự đề cao: anh ta mua huy chương, chiếm đoạt danh hiệu, mặc đồng phục một cách bất hợp pháp, khoác lác với các thành tích, mối quan hệ, v.v… Sự kiêu căng là sự hoang tưởng tự đại ở cấp thấp…
Đương nhiên sự kiêu căng nhẹ là một khuynh hướng bình thường của con người. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến những “phô trương” tính dục sáng chói và muốn tạo “ấn tượng”. Mà điều này với cả những loại chim ở các đảo, phô trương màu sắc của chúng như loài người khoe khoang cái cà vạt mới tinh hoặc cái váy mới nhất…
Sự kiêu căng cũng được nhận thấy ở các chứng loạn thần kinh* và tâm lý*,: có vài người bệnh rất hãnh diện vì mình bị các “chứng bệnh không giống ai”
Cái khuyết điểm khá phổ biến này, có phải đã chứng minh một cách đáng nể các mặc cảm tự ti* của con người không?
THƯƠNG YÊU SÚC VẬT
Đây là một cảm tình quá đáng đối với súc vật. Những người”yêu súc vật” thường là những người thiếu tình cảm âu yếm và cám thấy một mối “hận thù” sâu xa đối với nhân loại
Created by AM Word2CHM
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.