Sáu Chiếc Mũ Tư Duy

Chương III: Sử dụng những chiếc mũ



Bạn có thể sử dụng chiếc mũ theo hai cách chính:

– Sử dụng riêng lẻ những chiếc mũ, nhờ đó, bạn có được những ý kiến cụ thể.

– Sử dụng lần lượt các chiếc mũ, nhờ đó, bạn khám phá ra sự việc, hoặc đưa ra cách giải quyết vấn đề.

Cách sử dụng riêng lẻ:

Theo cách sử dụng này những chiếc mũ được sử dụng như nhũng biểu tượng để trưng cầu những kiểu suy nghĩ cụ thể.

Trong những cuộc nói chuyện hoặc bàn thảo, khi bạn cần mọi người đưa ra những ý tưởng mới, bạn nói: “Đã đến lúc chúng ta cần đội chiếc mũ xanh”, và khi bạn cần mọi người cân nhắc cẩn trọng vấn đề, bạn nói: “Giờ chúng ta hãy cùng đội chiếc mũ đen”.

Những chiếc mũ vô hình đó đóng một vai trò quan trọng trong việc tư duy. Nếu không sử dụng những chiếc mũ đó, bạn sẽ nói: “Tôi cần các bạn tư duy sáng tạo hoặc các bạn đừng có cái nhìn thận trọng quá như vậy”. Cách yêu cầu sẽ thiếu tính thuyết. phục.

Khi Ron Barbaro còn là giám đốc tập đoàn bảo hiểm Prudential, tôi có dịp quan sát ông bàn việc với các cộng sự. Ông nêu ra một ý tưởng mới. Mọi người xung quanh lên tiếng phản đối. Họ cho rằng các đại lý bảo hiểm sẽ không thích ý tưởng đó; ý tưởng đó mạo hiểm; ý tưởng đó không phù hợp…

Sau khi lắng nghe ý kiến mọi người, ông nói: “Các bạn rất có lý khi đội chiếc mũ đen. Giờ hãy thử chiếc mũ màu vàng”.

Tại Nhật Bản, phê phán những gì cấp trên nói được coi là một việc khiếm nhã. Nhưng nhờ có những chiếc mũ, bạn không phải ngại ngùng khi đón góp ý kiến phê phán.

Chẳng hạn bạn nói: “Thưa ngài Shinto, tôi thấy chúng ta nên đội chiếc mũ đen”.

Chiếc mũ đỏ chính là cơ hội duy nhất để mọi người tự do bộc lộ cảm xúc, cảm nhận trực giác về vấn đề. Tất cả chúng ta đều ngại thể hiện cảm xúc, nhất là khi phải thể hiện nó với cấp trên. Chiếc mũ đỏ giúp bạn làm điều này một cách thoải mái hơn.

Chiếc mũ vàng lại là cơ hội để mọi người xem xét giá trị của sự việc. Một ý tưởng mới có thể bị bác bỏ ngay, bởi thoạt nghe chúng ta thấy quá nhiều nhược điểm và ít ưu điểm. Nhưng sau khi mọi người đội chiếc mũ tư duy màu vàng, nó lại bộc lộ nhiều ích lợi.

Một ý tưởng thoạt đầu ít tính khả thi. Bạn nên sử dụng chiếc mũ vàng đế xem xét nó. Và lợi ích mà bạn tìm ra có thể vượt quá mong đợi của bạn.

Với chiếc mũ trắng, vấn đề của bạn được xem xét dựa trên những thông tin, không hề mang tính phán đoán. Bạn yêu cầu mọi người đội mũ trắng khi bạn cần họ xử lý thông tin thực tế.

Tuy nhiên, bạn không cần thiết áp dụng phương thức tư duy sáu chiếc mũ trong mọi tình huống giao tiếp.

Bạn hãy sử dụng nó khi bạn cần biết quan điểm cụ thể của người khác. Và với những người đã đọc và áp dụng phương thức tư duy này, khi bạn hỏi người đó sẽ biết cách trả lời phù hợp.

Giờ đây thay vì đặt câu hỏi chung chung hoặc quá riêng tư cho người khác, bạn đã có một công cụ tuyệt vời, đó là sáu chiếc mũ!

Cách áp dụng lần lượt.

Bạn có thể kết hợp sử dụng lần lượt những chiếc mũ nhất định..

Không có luật lệ nào chỉ ra rằng với cách áp dụng này, bạn phải sử dụng cả sáu chiếc mũ. Bạn có thể kết hợp chúng theo nhu cầu của bạn để tạo nhóm hai, ba, bốn chiếc mũ, hoặc nhiều hơn.

Mọi người thường kết hợp mũ theo 2 cách chính: Cách mở rộng và cách định sẵn.

Cách mở rộng được miêu tả như sau: bạn chọn chiếc mũ đầu tiên, và mọi người cùng bàn bạc. Tiếp theo, bạn lại chọn chiếc mũ khác và cứ như thế.

Bạn chỉ nên chọn cách này khi bạn sử dụng nhuần nhuyễn những chiếc mũ. Bởi nếu không, sẽ tốn nhiều thời gian để chọn lựa xem bước tiếp theo nên chọn chiếc mũ nào mà quên mất mục đích của cuộc họp. Mặt khác, nó tạo cơ hội cho mọi người điều khiển cuộc họp theo chủ ý cá nhân.

Với cách định sẵn: mọi người định sẵn trật tự và số lượng mũ đội trước khi bàn bạc sự việc, mà chiếc mũ đội đầu tiên là chiếc mũ màu xanh da trời. Sau đó mọi người sẽ đội những chiếc mũ còn lại.

Tuỳ thuộc vào kết quả đạt được, mọi người cũng có thể thay đổi trật tự những chiếc mũ.

Các kỷ luật

Kỷ luật vô cùng quan trọng. Mọi người trong nhóm bắt buộc phải mang cùng một chiếc mũ. Không được phép tuỳ tiện yêu cầu: “Bây giờ tôi muốn đội chiếc mũ đen”.

Điều này dẫn dắt mọi người quay lại kiểu tranh luận thông thường- Trưởng nhóm sẽ chỉ ra thời điểm thay đổi mũ.

Chiếc mũ được sử dụng để biểu thị lối tư duy, và bạn phải tuân theo lối tư duy đó.

Khi bạn áp dụng lần đầu, có thể bạn cảm thấy khó tuân theo, nhưng sau đó bạn sẽ quen.

Thời gian

Với mỗi chiếc mũ, chúng ta được phép thảo luận bao lâu?

Câu trả lời là càng ngắn càng tốt. Trong một quỹ thời gian hạn hẹp, mọi người tập trung giải quyết vấn đề, thay vì bàn luận dông dài.

Với mỗi chiếc mũ, mỗi người có một phút để đưa ra quan điểm.

Trong một cuộc thảo luận bốn người, sẽ có 4 phút đế xem xét một chiếc mũ.

Nếu hết. giờ vẫn còn những quan điểm xây dựng chưa được nêu, chúng ta có thể tăng thời gian. Ví dụ, khi mọi người đội chiếc mũ đen và thời gian đã hết những ai đó chưa trình bày hết những lo lắng chính đáng, người này có thể tiếp tục.

Việc ấn định một khoảng thời gian ngắn, sau đó tăng thêm, nếu cần thiết, tốt hơn là việc ấn định khoảng thời gian dài, bởi đôi khi mọi người băn khoăn không biết. phải nói gì!

Thời gian áp dụng chiếc mũ đỏ cũng nên ngắn hơn so với thời gian áp dụng những chiếc mũ khác. Cảm xúc của mọi người nên được bộc lộ một cách rõ ràng, ngắn gọn và cô đọng.

Những chỉ dẫn

Bạn căn cứ vào những yêu cầu cụ thể để kết hợp những chiếc mũ sao cho phù hợp. Chẳng hạn: bạn cần khám phá sự việc; cần giải quyết những mâu thuẫn; cần đưa ra quyết định…. Và nếu bạn nhận thấy mình sử dụng nhuần nhuyễn cách kết hợp nào, bạn hãy áp dụng cách đó.

Chiếc mũ xanh da trời nên được sử dụng tại thời điểm bắt đầu và kết thúc cuộc họp.

Chiếc mũ xanh da trời dầu tiên đặt ra những câu hỏi:

Tại sao chúng ta tập hợp ở đây?

Cách nghĩ của chúng ta như thế nào?

Vấn đề chính ở đây là gì?

Đâu là những vấn đề liên quan?

Chúng ta mong muốn đạt được điều gì?

Khi nào chúng ta sẽ kết thúc cuộc họp?

Chúng ta căn cứ vào cơ sở nào để kết hợp những chiếc mũ?

Chiếc mũ xanh da trời tại thời điểm kết thúc trả lời câu hỏi:

Chúng ta đã đạt được điều gì?

Kết quả đó như thế nào?

Quyết định nào được đưa ra?

Bước tiếp theo chúng ta sẽ làm là gì?

Tuỳ thuộc vào mục đích cuộc họp, chúng ta quyết định chiếc mũ nào sẽ được sử dụng sau chiếc mũ xanh.

Chiếc mũ đỏ có thể được sử dụng liền sau chiếc mũ xanh đa trời nếu sự việc chúng ta xem xét thiên về tình cảm.
Đó là cơ hội để mọi người chỉ ra ngay những cảm xúc.

Trước khi diễn ra cuộc bầu cử đầu tiên ở Nam Phi, người ta đã yêu cầu tôi giảng dạy phương thức tư duy sáu chiếc mũ cho những người đứng đầu Uỷ ban hoà hợp dân tộc, những người sẽ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề nội bộ.

Họ thường bắt đầu những cuộc họp với chiếc mũ đỏ để tạo cơ hội cho mọi người bày tỏ cảm xúc.

Tuy nhiên, có những tình huống không nên sử dụng ngay chiếc mũ đỏ.

Ví dụ, mở đầu cuộc họp, nếu người lãnh đạo bộc lộ ngay cảm xúc của mình, mọi người có xu hướng nêu ra những cảm xúc tương tự.

Ta chỉ áp dụng ngay chiếc mũ đỏ, nếu tình huống xem xét cần dựa vào tình cảm để tìm lời giải đáp.

Còn trong những tình huống cần định giá, bạn nên sử dụng chiếc mũ vàng trước tiên, tiếp theo là chiếc mũ đen.

Sau khi sử dụng chiếc mũ vàng, nếu vấn đề bàn bạc không tiến triển, tất hơn hết là nên tạm dừng cuộc thảo luận. Nhưng nếu mọi người đều đưa ra được những ý kiến tích cực, chiếc mũ đen nên được mọi người sử dụng ngay để đưa ra những cản trở và khó khăn. Và động lực thúc đẩy mọi người vượt qua những trở ngại chính là lợi ích họ đã nhìn thấy trước đó. Nhưng nếu mọi người lại tiếp cận vấn đề theo hưóng chỉ ra những khó khăn trước, vấn đề sẽ được xem xét hoàn toàn khác.

Đôi khi trong những cuộc thảo luận, bạn nên sử dụng chiếc mũ đỏ sau khi đã sử dụng chiếc mũ xanh da trời tại thòi điểm kết thúc. Chiếc mũ đỏ giúp chúng ta kiểm tra kết quả đạt được:

Liệu chúng ta cảm nhận thế nào về lối tư duy trong cuộc họp này?

Chúng ta có hài lòng với kết quả vừa đạt được không?

Liệu chúng ta đã có một kết luận đúng đắn chưa?

Trên đây là một vài chỉ dẫn cơ bản.

Khi các bạn tham gia khoá tập huấn về phương thức tư duy sáu chiếc mũ, chúng tôi có những chuyên gia chỉ dẫn bạn trong từng tình huống cụ thể được nêu ra trong khoá học, đó cũng là một cơ hội tốt để bạn bộc lộ khả năng kết
hợp những chiếc mũ tư duy này.

Nói chung, bất kể bạn kết hợp nhũng chiếc mũ như thế nào để tạo ra được một cuộc “cách mạng tư duy” cách kết hợp đó được nhìn nhận và đánh giá cao.

Cá nhân và tập thể.

Thông qua những cuộc thảo luận tập thể, bàn bạc tập trung, chúng ta thấy rõ hơn lợi ích của phương thức tư duy sáu chiến mũ. Trong những cuộc thảo luận như vậy phương thức tư duy sáu chiếc mũ xây dựng sẵn khung thảo luận, dựa vào đó mọi người cùng thảo luận một cách định hướng, thay vì tranh luận hoặc thảo luận tự do.

Nó cũng cho phép từng người bộc lộ quan điểm cá nhân thông qua việc sử dụng những chiếc mũ được kết hợp theo thứ tự nhất định. Điều này giúp mọi người xem xét được mọi khía cạnh của vấn đề, nhưng lại tránh được lối thảo luận vòng vo.

Quan điểm cá nhân trong quan điểm tập thể

Ngay trong lúc diễn ra một cuộc họp theo phương thức tư duy sáu chiếc mũ, chủ toạ hay người cầm trịch cuộc họp cũng có thể đặt câu hỏi để biết ý kiến của cá nhân. Điều này giúp mọi người đóng góp được nhiều ý kiến hơn cho cuộc họp. Người chủ toạ chính là người cần sắp đặt những khoảng thời gian phù hợp cho mọi người tư duy và bày tỏ suy nghĩ.

…Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang chiếc mũ vàng. Tôi muốn các bạn suy nghĩ 2 phút trước khi chúng ta bắt đầu cuộc thảo luận.

Những thòi gian để mọi người suy nghĩ là rất cần thiết nếu chúng ta sử dụng chiếc mũ xanh lá cây, mũ vàng và mũ đen.

Nếu muốn biết quan điểm cá nhân của một ai đó, ngay trong khi đang sử dụng một chiếc mũ nào đó, chủ toạ cũng có thể dành vài phút để làm điều này.

…Giờ tôi muốn biết quan điểm của anh theo chiếc mũ xanh lá cây.

Mặc dầu trong những cuộc thảo luận, mọi người được tự do bộc lộ quan điểm của họ bất cứ khi nào họ muốn (phù hợp với chiếc mũ đang được thảo luận), vào thời điểm cần thiết bạn cũng có thể yêu cầu họ bộc lộ suy nghĩ của họ

…Smith này, chúng tôi chưa được nghe ý kiến của anh. Liệu sử dụng chiếc mũ đen, anh đánh giá vấn đề này như thế nào?

…Henrietta, chúng tôi muốn nghe ý kiến của chị theo chiếc mũ vàng.

Một chiếc mũ được coi là sử dụng hữu ích nếu trong thòi gian thảo luận, tất cả mọi người lần lượt đưa ra ý tưởng của mình.

Chiếc mũ trắng

Hãy liên tưởng đến những tờ giấy. Hãy liên tưởng đến những dữ liệu sẽ được in ra từ máy in.

Chúng ta nói về chiếc mũ trắng chính là nói về thông tin.

Khi chiếc mũ trắng được đem ra sử dụng, mọi người sẽ đặc biệt chú trọng đến thông tin.

Những câu hỏi sẽ được đặt ra là:

Chúng ta có những thông tin gì?

Chúng ta cần những thông tin gì?

Những thông tin gì liên quan còn chưa được đề cập tới?

Chúng ta cần đặt những câu hỏi như thế nào?

Làm thế nào đế thu thập được những thông tin cần thiết?

Thông tin được đề cập ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng. Nó bao gồm những con số và những sự việc cụ thể có thể kiểm tra được và cả những ý kiến và cảm giác.

Bạn đừng vội nhầm lẫn với chiếc mũ đỏ: nếu bạn bộc lộ cảm xúc cá nhân trong một cuộc họp, điều đó có nghĩa là bạn đang sử dụng chiếc mũ đỏ.

Nhưng nếu bạn thuật lại cảm xúc, ý kiến của người khác, bạn đang sử dụng chiếc mũ trắng.

Và dựa theo Chiếc mũ trắng tư duy, ngay cả khi có hai luồng thông tin trái ngược nhau được nêu ra, tranh luận cũng sẽ không nổ ra.

Đơn giản là mọi người sẽ xem xét cả hai luồng thông tin trên quan điểm đồng thuận. Chỉ trong những trường hợp bắt buộc, mọi người mới quyết định chọn thông tin này hay thông tin kia.

Chiếc mũ trắng tư duy thường được đem sử dụng tại thời điểm bắt đầu một cuộc họp nhằm phác thảo sườn để mọi người dựa vào đó tư duy và bàn bạc. Chiếc mũ trắng cũng có thề được sử dụng tại thời điểm kết thúc cuộc họp nhằm đánh giá xem những quan điểm của mọi người nêu ra có phù hợp với những thông tin liên quan hay không?

Chiếc mũ trắng thề hiện sự trung lập và mang tính khái quát cao.

Nhưng mọi người không sử dụng chiếc mũ trắng để tạo ra những ý tưởng mới. Tuy nhiên, người ta có thể sử dụng chiếc mũ trắng đế nhắc lại ý tưởng có sẵn, hoặc ý tưởng đang được thảo luận.

Một phần vô cùng quan trọng của lối tư duy chiếc mũ trắng là định rõ những thông tin còn thiếu sót và cần thiết. Chiếc mũ trắng cũng chỉ ra những câu hỏi cần được đặt ra. Chiếc mũ trắng chỉ ra những cách thức (chẳng hạn những cuộc khảo sát, những bảng câu hỏi) để có được những thông tin cần thiết.

Trọng tâm chiếc chiếc mũ trắng chính là tìm kiếm và chỉ ra những thông tin cần thiết.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.