Tây Du Ký

Hồi 12:



Những thế nữ tấy ngự muội đang ngoạn kiểng vùng té xuống chết tươi, thất kinh chạy vào mà báo cùng Hoàng Hậu.

Hoàng Hậu kinh hải vào thuật cho vua nghe.

Vua Thái Tôn gật đầu mà than rằng:

Chết thiệt rồi đó chớ không phải gió máy chi đâu, trong khi trẫm kiếu mười vua mà về, có hỏi thăm gia quyến thể nào?

Mười vua rằng:

– Ai nấy bình yên hết, sợ một mình ngự muội số chẳng bao lâu, thiệt quả như vậy .

Nói rồi cùng nhau than khóc kéo đến mà xem, thấy Ngọc Anh còn hơi thở như sợi chỉ, Thái Tôn bảo Hoàng Hậu và cung nga đừng khóc, e Ngự muội giựt mình, liền bước lại đỡ đầu Ngọc Anh mà kêu rằng:

Ngự muội ơi! Ngự muội ơi! Tỉnh dậy, tỉnh dậy . Ngọc Anh cựa mình mà kêu rằng:

Mình khoan đi đợi tôi với! Ðợi tôi với!

Vua Thái Tôn nói:

Ngự muội, trẫm đợi nãy giờ đây . Ngọc Anh mở mắt mà cự rằng:

– Ai níu tôi vậy?

Vua Thái Tôn nói:

Hoàng huynh, Hoàng tẩu chớ ai . Ngọc Anh nói:

Tôi phải là em vua ở đâu mà có Hoàng huynh, Hoàng tẩu?

Tôi họ Lý tên Túy Liên, vợ Lưu Toàn là dân ở Quảng Châu. Bởi vì tôi bố thí cho thầy sãi một cây trâm, chồng tôi mắng hoài, tôi tức mình mà tự ái. Nay Hoàng Ðế sai chồng tôi dâng dưa dưới Âm phủ. Vua Diêm vương thương hại, cho vợ chồng tôi trở về, chồng tôi đi mau tôi chạy theo không kịp, tôi rủi chân vấp té, sao các ngươi không biết phép, dám lại kêu tôi kia?

Vua Thái Tôn nói với cung nga rằng:

– Thấy ngự muội bị té hết hồn, nên mới nói sảng .

Truyền thế nữ đỡ vào cung điện, ngự y điều trị thuốc than.

Rồi vua vào lâm triều có quan vào cửa tâu rằng:

Người dâng dưa là Lưu Toàn đà sống dậy rồi, còn đứng hầu ngoài nhõ . Vua Thái Tôn thất kinh, truyền đòi vào ra mắt, hỏi thăm công việc dâng dưa. Lưu Toàn tâu rằng:

Tôi đội dưa xuống Âm phủ, gặp qủy sứ dẫn tôi đến Diêm vương, mười vua có gởi lời cám ơn, và khen Bệ Hạ không thất tín; lại hỏi tên họ, tôi tâu thiệt và thuật chuyện vợ tôi thác oan, nên tôi tình nguyện dâng vua xuống Âm phủ họa may gặp vợ .

Vua Diêm vương sai qủy dắt hồn vợ tôi vào, lại tra bộ mà nói rằng:

– Số vợ chồng tôi sau đặng theo tiên nên cho quỷ đưa hai đưa tôi về dương thế, tôi đi

trước vợ tôi đi sau, tôi sống lại đây, còn vợ tôi nhập vào đâu không biết .

Vua Thái Tôn phán hỏi:

Vua Diêm vương có nói vợ ngươi làm sao không? Lưu Toàn nói rằng:

Vua Diêm vương không nói vợ tôi làm sao, đều tôi nghe quỷ sứ nói Lý Túy Liên chết đã lâu, thây thì rã hết. Vua Diêm vương nói Ðường ngự muội là người gì? Cũng không biết nhà cửa ở đâu mà kiếm!

Vua Thái Tôn nghe tâu thiệt thà, trong lòng mừng lắm, phán với các quan rằng:

Khi trẫm huờn hồn, vua Diêm vương có nói với trẫm: ” Số ngự muội chẳng dài. Khi ngự muội té chết giấc tại vườn hoa, Trẫm lại đỡ đầu mà kêu, ngự muội tỉnh lần cũng nói như Lưu Toàn một cách”.

Ngụy Trưng nói:

Sự thay hồn đổi xác nghe cũng có người, xin mời Quốc muội ra đây coi thử nói chi cho biết .

Vua Thái Tôn phán rằng:

Trẫm mới sai Ngư y đem thuốc, bây giờ không biết ra thể nào? Nói rồi sai hoạn quan vào cung, mời ngự muội ra mắt.

Bây giờ nói về Ngọc Anh, thấy Ngự y đem thuốc mời uống. Ngọc Anh nói:

– Ai đâu mà uống thuốc kia?

Day lại cự với Cung nga thể nữ rằng:

Nhà người ta khoản khoát mát mẻ có đâu mà phòng vàng ngoách như huỳnh đảng. Cửa có rằn như sắc chồn bông, tôi biểu buông ra, đừng có níu nữa đa!

Xảy thấy cung nga và thái giám (hoạn) hơn bốn, năm người áp lại dắt vào bệ ngọc.

Vua Thái Tôn hỏi rằng:

Ngươi biết mặt chồng không? Nói:

Hỏi cái gì lạ vậy? Vợ chồng tôi hồi con trai con gái ở với nhau mấy mặt con, làm sao mà không biết mặt kìa .

Vua Thái Tôn truyền hoạn quan, dắt xuống sân chầu.

Ngọc Anh thấy Lưu Toàn, chạy lại níu chồng mà trách rằng:

Tía nó đi ngõ nào vậy, mà chẳng đợi tôi. Báo hại tôi chạy theo, vấp té nhào đầu nhào óc, bị mấy người làm ngang bắt lại, không thả tôi ra. Không biết họ làm cái gì vậy hả?

Lưu Toàn nghe tiếng nói giống vợ. Ngặt lạ mặt nên chẳng dám nhìn.

Vua Thái Tôn cười mà rằng:

Chác đất lỡ non người có thấy,

Thay hồn đổi xác thể không nghe.

Như vậy, thì chắc là vợ ngươi mà xác em Trẫm. Tuy ngự muội thác mà thân thể hỡi còn. Bởi nguời có công khó dâng dưa, mới đặng duyên lành đó! Thôi, những gia tài của ngự muội, Trẫm cho người chở về nhà, cũng như Trẫm gả em cho đó, và nhiêu sưu thuế, hai vợ chồng về xứ cùng nhau .

Lưu toàn và Ngọc Anh đồng lạy tạ, cùng nhau mừng rỡ ra về.

Ðến thành Quảng Châu, thấy nhà cửa như xưa, hai con mạnh giỏi.

Từ ấy vợ chồng giàu có lớn, bố thí cho kẻ nghèo. Hưởng phước thanh nhàn, muôn dân đều mến đức.

Bây giờ nói về Tướng Lương ở phủ Khai Phong, vợ là Trương Thị chuyên nghề đổi nước và bán chậu bán lu. Liệu bề đủ ăn xài, dư tiền bạc bao nhiêu cũng bố thí. Và hay mua giấy tiền vàng bạc để đốt hoài. Nên có tiếng đồn nghèo thứ nhứt và hiền lành cũng thứ nhất. Dè sau là ông bá hộ chứa bạc chứa vàng.

Khi Uất Trì Cung đến phủ Khai Phong hỏi ra tên họ, mới chở chuyên vàng bạc tới nhà. Lại thêm ngựa xe quan sở tại tới nữa. Tuy lều trah trại lá mà đông quá dinh quan.

Hai ông bà thất kinh như câm như dại, quỳ dưới đất mà lạy ngay.

Uất Trì Cung nói:

Hai ông bà chờ dậy, ta tuy là Khâm Sai mặc lòng, chớ ông có tội chi mà sợ. Tôi vâng lệnh Thiên tử, đem bạc trả cho ông đây .

Tướng Lương run lập cập đáp rằng:

Tôi có cho vay cho mượn ở đâu mà dám lãnh tiền bạc vàng vòng vô cớ? Uất Trì Cung nói:

Ta có hỏi thăm rõ là hai ông bà khó. Song có lòng lành bố thí, nên dưới Âm phủ có cất thế bạc vàng cho. Bởi Thiên tử sống dậy nói: “Có mượn kho vàng bạc của Tướng Lương dưới Âm phủ, có Thôi Phán quan bảo cử rõ ràng. Nên nay tính đủ mà trả cho, sao so cũng phải lãnh đi đặng ta về tâu lại”.

Hai vợ chồng lạy mãi mà nói rằng:

Nếu tôi lãnh của này thì tôi mau chết. Tuy tôi có đốt giấy tiền vàng bạc, ấy là U Minh, Bệ Hạ nói mượn duới Âm phủ thì sự quả quyết rồi, ngặt tôi không lấy tích chi làm cớ, giết thì tôi chịu chết, chớ tôi dám lãnh ở đâu .

Uất Trì Cung không biết làm sao, phải về cụ sớ cho vua rõ.

Vua Thái Tô xem sớ khen rằng:

– Thiệt là kẻ hiền lành .

Nói rồi tuyền cho Uất Trì Cung đem bạc ấy mà lập một kiểng chùa cho hai ông bà nhờ phước, trong chùa dọn hai bàn thờ sống, cũng như trả bạc kia.

Uất Trì Cung vâng lệnh, mua năm mươi mẫu đất mướn thợ cất chùa, gọi là chùa Tướng quốc. Bên tả lên cốt Tướng công (Tướng Lương) mày đậm mắt to như tạc. Bên hữu lên cốt Trương Thị, da đen áo rách, như thường. Chùa cao không biết mấy tầng li vòng lên trên khu ốc. Có dựng bia đá có khắc chữ là Uất Trì Cung coi làm, hoàn thành về tấu cho vua hay.

Vua Thái Tôn mừng phán rằng:

Các quan vâng lệnh Trẫm, treo bản thỉnh thầy chùa đặng làm chay cho cô hồn siêu rỗi .

Các nơi lựa thầy chùa dâng tới đông lắm.

Vua Thái Tôn truyền cho quan Thái Sư Phó Duyệt (Duợt) chọn một thầy xứng đáng làm thầy cả mà đứng đàng chay.

Phó Duyệt dâng sớ can rằng:

Phép của nước Tây vức không biết tôi chúa cha con. Bầy ra sáu đàng luân hồi, ba điều hành tội là: Ðao nuớc lửa đặng hoài dụ người ngu nhắc tội kiếp xưa, hưởng phước đời khác. Miệng đọc lảnh liếu, cho khỏi thế khỏi xâu. Huống chi sống lâu thác

yểu là lẽ tự nhiên, nhân đức hành hình tại nơi vua chúa. Nay kẻ tục nói rằng: Phật định, lầm biết chừng nào? Huống chi đời tam hoàng ngũ đế, đạo Phật chưa truyền, thì vua sáng tôi ngay trị nước lâu dài lắm. Kể từ vua Minh đế nhà Hán mới có Phật ra đời, vua Minh đế lạp chùa mà không thấy phước. Bệ Hạ còn noi dấu làm chi?

Vua Thái Tôn xem sớ rồi, đưa cho các quan coi mà thưa nghị.

Có quan Tể tướng Tiêu Võ tâu rằng:

Ðạo Phật bày từ nhà Hớn, khuên lành răn dữ cũng là có ít cho triều đình lẽ nào dám bỏ, Phật cũng là thánh. Người chê thánh, là người vô phép, xin làm tọi mà răn đời .

Phó Duyệt cải lẽ rằng:

Lễ là thờ cha mẹ và thờ vua. Ðạo Phật bỏ cha mẹ mà đi tu, không biết tới vua chúa. Trọng người dân hơn cha mẹ. Ông không phải là thầy sãi, sao lại trọng cái đạo không chúa không cha, ấy là ông bất trung bất hiếu đó .

Tiêu Võ chắp tay mà nói:

– Mấy cửa ngục để dành cho những kẻ như vầy .

Vua Thái Tôn đòi quan Thái Bộc là Trương Ðào Nguyên, và quan Trung Thơ là

Trương sĩ Hoàn mà hỏi:

Trẫm lập chùa bố thí có đáng hay không? Hai ông ấy tâu rằng:

Ðạo Phật là thanh tịnh hiền lành cho nên vua Võ Ðế nhà Châu chia ba đạo trượng trong đời là: đạo Nho, đạo Phật, đạo Tiên gọi là tam giáo. Ðại Huệ thiền sư linh hiễn, Ngũ Tổ và Ðạt Ma hiện hình. Từ xưa đến nay tam giáo là trọng hơn hết, lẽ nào dám bỏ đi!

Vua Thái Tôn mừng rằng:

– Hai khanh tâu hiệp ý trẫm! Ai còn nói nữa thì làm tội chẳng tha .

Mới sai Ngụy Trưng, Tiêu Võ, Trương Ðào Nguyên, đi chọn một thầy cả, ba ông quan vâng lệnh về.

Ðến bữa sau ba ông chọn lựa trong các sãi, có một Hòa Thượng tài đức song toàn, Hòa Thượng ấy là ai? Là ông Phật Kim Thiền bởi đi chầu trễ mà phải đọa. Quan Âm cho xuống đầu thai. Mới lọt lòng mẹ bị thả trôi sông, gặp Pháp Minh vớt lên mướn vú nuôi tại chùa, ăn chay hồi dứt sữa. Ðến mười tám tuổi thế độ (cạo đầu) quy y. Ông bà cha mẹ ăn lộc Triều đình, mà Hòa Thượng Huyền Trang chẳng mến công danh, vui theo Phật pháp. Tài cao đức trọng kinh sách gồm thông.

Bữa sau vua lâm triều, ba ông dắt Huyền Trang vào đền đồng lạy, ba ông tâu rằng: – Tôi vâng lệnh chọn các sãi, có một hòa thượng nầy tài đức hơn hết là Trần Huyền Trang .

Vua Thái Tôn ngẫm nghĩ hồi lâu, phán hỏi rằng:

Phải là con quan học sĩ Trần Quang Nhụy hay không? Huyền Trang lạy vua mà tâu rằng:

Tôi đó .

Vua Thái Tôn khen rằng:

– Lựa thiệt chẳng lầm .

Liền phong Huyền Trang làm chức:

– Thiên hạ Ðại xiển Ðô tăng Cang . Nghĩa là: Thầy cả các sãi trong thiên hạ.

Huyền Trang lạy tạ ơn.

Vua ban cho cái áo Cà sa dệt ngũ sắc và mũ tì lư. Truyền đến chùa Hóa sanh chọn ngày tốt mà giảng kinh chứng đám.

Huyền Trang lạy tạ nữa, vua cho đưa đến chùa Hóa sanh. Ðếm đặng một ngàn hai trăm thầy chùa, chia ra ba nhà mà ở. Sửa sang xong xả, chọn ngày vào đám là ngày Quý Mão nhằm mồng ba tháng chín năm Kỉ Tỵ, niên hiệu Trinh Quang thứ mười ba ra hạn từ ngày vào đám đến ngày rồi là bảy cái thất, bốn mươi chín bữa, tụng kinh và thí thực cho siêu độ cô hồn.

Ngày mồng ba vua Thái Tôn và các quan tựu đến chùa Hóa sanh thắp hương lạy Phật.

Thầy Huyền Trang dắt các sãi ra lạy mừng vua. Rồi dâng văn tế cô hồn.

Vua Thái Tôn xem rõ văn tế như vầy:

Ðức thánh minh mông,

Cửa thiền lặng lẽ

Sống trên đời tánh qủy hung hăng,

Thác xuống đất hồn ma quạnh quẽ

Nhớ các linh xưa

Mãng tham danh tham lợi,

Không lo lợi phước đôi đàng

Cứ xưng bá xưng vương

Bao quản mất còn hai lẽ

Thương ôi! Xông pha chiến trận

Liều thân mũi đạn đường tên,

Vùng vẫy giang hồ,

Bỏ mạng chân trời góc bể,

Nay chúa ta,

Xem thành Uổng tử,

Khá thương ma đói một đoàn,

Về cõi Dương trần,

Còn nhớ hồn oan nhiều kẻ

Lập một trường Thủy Lục,

Ðãi đằng chúng qủy xa gần,

Nhóm ngàn sãi trì kinh,

Siêu rỗi vong hồn già trẻ

Nhờ ơn tiếp dẫn

Vãng sanh cõi Phật thảnh thơi,

Bỏ thói hành hung,

Phò hộ dân trời sức khỏe,

Có linh xin hưởng.

Vua xem qua vui lòng lắm, nói với các sãi rằng:

Mấy thầy đừng bê trễ, xong việc rồi trẫm công đức. Không bỏ qua đâu . Các sãi lạy tạ ơn.

Vua quan ra về, còn mấy thầy lo cúng.

Bây giờ nhắc việc Quan Âm ở miễu Thổ Ðịa bấy lâu, mà tìm kẻ thỉnh kinh chưa đặng. Nay nghe vua chọn Huyền Trang làm thầy cả mà chứng đám chay, lấy làm mừng rỡ, thầy trò giả thầy chùa ghẻ lát, đem gậy, áo đi bán tại Trường An, mấy thầy chùa có tiền, thấy hai sãi đầu trần đi bộ ghẻ lát đầy mình, mà cầm quần áo Cà sa rực rỡ. Liền hỏi thăm giá mấy .

Quan Âm nói:

Áo năm ngàn lượng còn gậy hai ngàn . Sãi ác tăng giận mắng rằng:

Hai sãi lát nói khùng, áo với gậy tới bảy ngàn lượng bạc! Dầu bận mà sống đòi hay là thánh Phật, cũng không tới giá nầy! Ði bán đâu thì đi bán cho rảnh .

Quan Âm không nói lại, cứ đi với Mộc Tra, hèn lâu tới cửa Ðông Huê, gặp Tể Tướng Tiêu Võ chầu về, quân nạt đường inh ỏi, Quan Âm không tránh mang áo đi ngang.

Tiêu Võ thấy áo có ngời, liền sai quân hỏi giá, Quan Âm cũng nói giá đó .

Tiêu Võ hỏi:

Có cái chi quý lắm, mà thách giá cao? Quan Âm nói:

Áo Cà sa nầy, có chỗ quý, có chỗ không quý, khi đòi tiền, khi chẳng đòi tiền .

Tiêu Võ hỏi sao là quý? Sao lại không quý?

Quan Âm nói:

Mặc áo nầy chẳng đọa luân hồi, chẳng sa địa nhục, chẳng bị độc hại, chẳng bị hùm beo, ấy là quý đó; nếu kẻ phàm phu tham dâm gây họa không ăn chay lại ngạo Phật chê kinh, thì chẳng hề thấy đặng áo này, ấy là không quý .

Tiêu Võ hỏi:

Sao có tiền? Sao lại không tiền? Quan Âm nói:

Không giữ phép Phật. ở chẳng hiền lành, mà muốn mua áo và gậy thì đủ 7000 lượng bạc mới bán, ấy là có tiền. Như người đức hạnh chân tu thì tôi cho hết tích trượng Cà sa, ấy là không tiền đó .

Tiêu Võ nghe nói thông, mừng lắm, biết không phải kẻ tầm thường, liền xuống ngựa bái mà nói rằng:

Tôi thất lễ xin thầy miễn chấp, Bệ Hạ tôi lòng lành trọng Phật đương lập đàng Thủy Lục (Thủy là nước, Lục là bộ, làm việc vớt vong trên bờ và dưới sông) nhóm hơn ngàn sãi mà thầy cả là Trần Huyền Trang, đáng mặc Cà sa nầy, và cầm tích trượng ấy, xin thầy theo tôi đến Bệ Hạ coi thể nào?

Quan Âm chịu đi, Tiêu Võ dắt vào Thiên tử tâu rành công việc tích trượng Cà sa, vua mừng lắm hỏi giá bao nhiêu, hai sãi đứng dưới thềm không lạy, trả lời rằng: “Tích trượng hai ngàn lượng, Cà sa năm ngàn lượng”.

Vua hỏi:

– Cà sa có chi báu, mà giá mắc như vậy?

Quan Âm nói:

Áo Ca sa nầy của tiên nữ dệt, lại thêu bông sen và đính những hột châu; bốn góc bốn hột châu chiếu ban đêm sáng như ban ngày, chính giữa có châu như ý, và châu ngăn gió, viền bằng vàng, nút bằng ngọc, mặc vào khỏi đọa luân hồi, lại thêm sáng láng, bụi chẳng đóng vào, của Phật chế ra, muôn đời truyền để .

Vua nghe nói mừng lắm, hỏi:

Còn cây gậy báu thể nào? Quan âm nói:

Gậy này bằng cây mây của tiên, gậy dài chín lóng, Mục Liên tìm mẹ, cũng nhờ nó mà phá ngục môn, ai cầm gậy này thì đi Tây Phương được.

Vua nghe nói rồi, dở áo ra xem quả là vật báu, mới phán rằng:

Chẳng giấu chi thầy, nay trẫm làm Thủy Lục tại chùa Hóa sanh có thầy cả giảng kinh là Trần Huyền Trang người đức hạnh lắm, nên mua hai vật này cho thầy cả, xin thầy nói thiệt giá bao nhiêu?

Hai thầy chắp tay:

Mô Phật! Như người có đức hạnh, tôi cho không chẳng lấy tiền . Nói rồi dời gót, vua truyền Tiêu Võ kéo lại mà phán rằng:

Thầy nói giá bảy ngàn lượng bạc, Trẫm mua hết, thầy chẳng ăn tiền, té ra Trẫm ỷ làm vua mà đoạt của nầy sao phải. Trẫm xin trả y giá, thầy không đặng chối từ .

Hai thầy bái mà nói rằng:

Chúng tôi có lời nguyền cho người đức hạnh, nay Bệ Hạ hiền lành nhân đức, kính Phật chuộng Tăng, chúng tôi xin dâng cho thầy cả giảng kinh, quyết không dùng tiền bạc .

Vua nghe nói hết lời như vậy, truyền dọn tiệc chay mà đãi đằng.

Quan Âm chẳng chịu dùng. Giã từ lui gót, đi về miễu Thổ Thần.

Vua Thái Tôn lâm triều, sai Ngụy Trưng mời Huyền Trang vào điện mà phán rằng: –

Trẫm chẳng biết lấy gì mà tạ ơn pháp sư, hồi sớm mai Tiêu Võ dắt hai sãi vào cúng áo

Ca sa và tích trượng. Thiệt à vật báu, nên mời pháp sư đến đặng Trẫm ban cho .

Huyền Trang lạy tạ ơn, vua phán rằng:

– Pháp sư mặc áo này vào cho Trẫm nhắm thử .

Huyền Trang mặc Cà sa, cầm tích trượng oai nghi rực rỡ, châu ngọc làu làu, xem hình như Phật tử, nội trào văn võ khen vang.

Vua Thái Tôn mừng quá, truyền hai đội ngự lâm quân theo Huyền Trang, dạo chợ dường như quốc trạng khoe quan, già trẻ gái trai coi như coi hội, kẻ khen rằng:

Như Lai giáng thế, người gọi là La Hán xuống phàm, Huyền Trang về chùa Hóa Sanh, các sãi ra rước mới ngó thấy, ngỡ là Ðịa Tạng đến am, Huyền Trang vào chùa, thắp hương lạy Phật, ít ngày đến đầu cái thất nữa.

Vua và Hoàng Hậu với các quan văn võ đồng tới nghe kinh , thiên hạ đồn vang đi coi như kiến cỏ.

Còn Quan Âm nói với Huệ Ngạn rằng:

Thầy trò ta giả dạng đi coi, một là xem hội lớn thế nào, hai là coi Kim Thiền có phước mặc áo Cà sa, ba là nghe giảng kinh chi cho biết .

Ba thầy trò vào chùa xem thấy nghi tiết không nhượng cảnh Tây Phương.

Huyền Trang tụng kinh độ vong. Rồi giảng kinh an bang, rồi lại nghe giảng nhân quả, khuuên lành răn dữ.

Quan Âm bước lại vỗ bàn hỏi lớn rằng:

Hòa Thượng nầy, biết giảng kinh thấp mà giảng nỗi kinh cao không? Huyền Trang nghe nói mừng rỡ, bước xuống bái mà nói rằng:
Kẻ đệ tử cam thất lễ, xin sư phụ từ bi thương, chúng tôi giảng kinh thấp mà thôi, cớ kinh cao chưa từng thấy .

Quan Âm nói:

Mấy cuốn kinh thấp độ không đặng vong hồn, ấy là làm việc qua tang lề mà dối thế ta có ba tạng kinh cao của phật Tổ, cứu người khổ nạn, đã siêu độ vong linh, lại còn thành chánh quả .

Hai đàng đương nói chuyện, quan thắp hương thấy vậy vào tâu rằng:

Pháp sư đương giảng kinh, bị hai thầy chùa lát ở đâu, vô kéo xuống giàn cãi lẫy . Vua dạy bắt vào, hai sãi đứng trơ trơ không bái, ngước mặt mà nói rằng:

Bệ Hạ hỏi tôi chuyện chi đó?

Vua hỏi:

Phải hai thầy bán áo hôm trước không? Hai thầy nói:

Phải .

Vua phán rằng:

– Thầy đi coi giảng kinh, thì vào mà dùng đồ lợt, sao lại cãi lẽ với Pháp sư?

Quan Âm nói:

Pháp sư của Bệ Hạ tụng kinh thấp quá chừng, siêu độ hồn sao nỗi, tôi có ba tạng kinh cao của Phật Tổ, độ mới nỗi vong .

Vua mừng hỏi:

Kinh cao ấy ở đâu? Quan Âm nói:

Ở tại chùa Lôi Âm, bên Tây Phương nước Thiên Trúc, là kinh của Phật Tổ, hay trừ tai nạn, lại độ vong hồn .

Vua nói lên giàn ngồi giảng, Quan Âm và Huệ Ngạn đồng bước lên giàn, rồi đằng vân lên nửa lừng, hiện hình Quan Âm Bồ Tát, tay cầm bình dương liễu còn Huệ Ngạn cầm gậy sắt đứng hầu, vua tôi và các sãi đều thất kinh, rùng rùng quỳ lạy đồng niệm: Nam mô Quan Thế Âm bồ tát vang trời, vua truyền thợ vẽ họa hình, họa vừa rồi Quan Âm và Mộc Tra biến mất, sa xuống một lá thiệp, trên đề chữ như vầy:

Tỏ cùng chúa Ðại Ðàng,

Kinh tại cảng Tây Phang

Dặm đã xa mười vạn,

Ðường thêm lẻ tám ngàn

Kinh cao về nước cả,

Hồn qủy khỏi thành can

Ai có công đi thỉnh,

Ngày sau hóa Phật vàng.

Vua xem lá thiệp rồi, truyền các thầy chùa dẹp đám, đợi thỉnh cao tăng về tới, rồi sẽ

làm chay.

Lại phán hỏi các sãi rằng:

Ai chịu đi qua Tây phuơng mà thỉnh kinh cao cho trẫm? Hỏi vừa dứt tiếng, Pháp sư quỳ tâu rằng:

Tôi tuy dở, xin tình nguyện đi thỉnh kinh cao, đặng cầu khẩn cho giang san bền bỉ . Vua nghe mừng lắm, đỡ Huyền Trang dậy mà phán rằng:

Pháp sư có lòng trung nghĩa, , Trẫm xin gá tiếng anh em .

Nói rồi lạy Huyền Trang bốn lạy mà kêu bằng Ngự đệ là thầy thánh.

Huyền Trang cũng lạy đáp, mà nói rằng:

Tôi có tài đức chi, mà Bệ Hạ đãi tôi quá lẽ, tôi hết lòng hết sức, đi cho tới Tây Phương mà thỉnh, nếu thỉnh không đặng kinh, chết thì chịu chớ không hề trở lại, bằng tôi nói dối, phải đọa địa ngục chung thân .

Lại thắp hương thề trước bàn, xin Phật làm chứng, vua Thái Tôn mừng rỡ phán rằng: – Ðể Trẫm về cung viết điệp (giấy) cấp cho Ngự đệ, tới nước nào trình điệp ấy, thì nước đó cũng phải cho đi, đợi chọn ngày lành, Trẫm sẽ đưa Ngự đệ .

Nói rồi từ giã về cung.

Còn Huyền Trang trở về chùa Hồng Phước, các sãi hay tin ấy can rằng:

Thầy ôi! Nghe người đồn đường qua Tây Phương nhiều hùm beo yêu quỷ, sợ đi đặng chớ về không đặng đó thầy à .

Huyền Trang nói:

– Tôi đã thề rồi, không thỉnh kinh về, thì đọa địa ngục; đường đi tăm tăm mù mù,

khong biết chừng lành dữ; cách đôi ba năm, hoặc năm bảy năm chi đó, coi chừng mấy cây tòng trước cửa núi, trở ngọn qua đông thì ta về đó, nếu không vậy thì các ngươi đừng trông đợi làm chi, các trò nên nhớ .

Bữa sau vua lâm triều, đủ mặt văn võ. Truyền viết điệp thông hành, đóng ấn xong xả.

Quan Khâm thiên giám tâu rằng:

Nay nhằm ngày nhân chuyên, xuất hành tốt lắm . Kế quan coi cửa vào tâu rằng:

Có Ngự đệ Pháp sư vào ra mắt .

Vua vời vào điện mà phán rằng:

Ngự đệ ôi. Ngày nay xuất hành tốt lắm, Trẫm cấp điệp thông hành và cho cái bình bát vàng, đem theo mà dùng, lại cấp theo hai tên tùng giả, và một con ngựa kim mà đỡ chân .

Huyền Trang lạy tạ ơn, vua và các quan đưa tới ải, còn các sãi ở chùa Hồng Phước, đem quần áo theo đưa.

Vua Thái Tôn hỏi:

Ngự đệ hiệu chi? Huyền Trang tâu rằng:
Tôi là nguời tu hành, không dám xưng hiệu . Thái Tôn nói:

Trẫm nghe Quan Âm nói bên Tây Phương có kinh Tam Tạng (3 tạng) đặt hiệu cho Ngự đệ là Tam Tạng đành không .

Nói rồi đưa chén rượu, Huyền Trang lạy tạ, rồi bưng chén rượu mà tâu rằng:

Bệ Hạ cho hiệu hay lắm, còn rượu này luật chùa cấm nhặt thuở nay, tôi chẳng dám dùng .

Ngày nay chẳng phải như ngày thường, vả lại là rượu nước dừa nữa. Ngự đệ uống một chén là nhậm lễ Trẫm đưa .

Ngự đệ đi chừng nào về? Tam Tạng nói:

Chừng lối ba năm thì tôi về tới . Vua phán rằng:

Lâu năm chày tháng, dặm hẳn đường xa, ngự đệ uống chén rượu nầy là: Thà mến đất xứ mình một nắm,

Chớ tham vàng nước khác ngàn cân.

Tam Tạng nghe rồi, mới nghĩ ra sự búng cát vô rượu, uống cạn chén tức thì. Vua Thái Tôn từ giả về cung; còn Tam Tạng lên yên giục ngựa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.