Tôi Tư Duy Tôi Thành Đạt

2. KÍCH HOẠT TƯ DUY TẬP TRUNG



Anh ấy làm mỗi việc như thể đấy  việc duy nhất  anh ấy làm”. – Câu nói nổi tiếng của nhà văn Charles Dickens

Nhà triết học Bertrand Russell đã nói: “Khả năng tập trung cao độ trong một khoảng thời gian dài là rất cần thiết để đạt được một điều gì đó lớn lao”. Nhà xã hội học Robert Lynd quan sát rằng: “Trí thức chỉ trở thành sức mạnh khi người ta biết những gì mình không nên bận tâm”. Tư duy tập trung sẽ giúp bạn không bị sao lãng và mất bình tĩnh để bạn có thể tập trung vào một việc và suy nghĩ với sự minh bạch nhất. Tư duy tập trung có thể giúp bạn:

1 duy tập trung khai thác năng lượng cần thiết để vươn tới mục đích  ước

Sự tập trung có thể mang tới năng lượng và sức mạnh cho gần như bất kì thứ gì, cả thể xác lẫn tinh thần. Nếu bạn đang học cách ném bóng chày và muốn có một cú ném bóng vòng cung chuẩn, vận dụng tư duy tập trung khi tập luyện sẽ giúp kĩ thuật của bạn được cải thiện. Nếu bạn cần phải thay đổi quá trình sản xuất cho một mặt hàng bằng phương cách sản xuất khác, tư duy tập trung sẽ giúp bạn phát triển phương cách đúng đắn nhất cho sản phẩm của bạn. Nếu bạn muốn giải quyết một bài toán khó, tư duy tập trung sẽ mở đường dẫn đến cách giải. Độ khó của một vấn đề càng lớn thì tư duy tập trung càng cần thiết.

2. Tư duy tập trung cung cấp thời gian để một ý tưởng được phát triển

Tôi rất yêu thích việc tìm tòi và phát triển những ý tưởng. Tôi thường hay ngồi cùng với những thành viên trong nhóm sáng tạo của mình và động não cho các ý tưởng sáng tạo. Khi gặp nhau, chúng tôi cố gắng nghĩ càng nhiều ý tưởng càng tốt. Sự ra đời của những bước đột phá tiềm năng thường từ những ý tưởng tốt.

Nhưng để đưa ý tưởng lên một tầm cao mới, bạn phải chuyển đổi từ việc nghĩ nhiều sang nghĩ hiệu quả và có sự sàng lọc. Tôi đã phát hiện ra rằng một ý tưởng tốt có thể trở thành một ý tưởng tuyệt vời khi nó được trải qua thời gian suy nghĩ tập trung. Đúng là nếu chúng ta tập trung vào một ý tưởng trong thời gian dài thì có thể sẽ rất mệt mỏi và thậm chí chán nản. Có lần tôi đã dành cả ngày tập trung vào một ý tưởng và cố gắng phát triển nó, chỉ để kết quả cuối cùng là sự chán nản khi biết rằng mình không thể nào phát triển ý tưởng này thêm được nữa. Nhưng rất nhiều lúc công sức tôi bỏ ra đã không bị uổng phí. Việc này cho tôi rất nhiều niềm vui. Và khi tôi tập trung cao độ suy nghĩ về một ý tưởng, thì không chỉ ý tưởng đó được phát triển mà nhận thức của tôi cũng được phát triển theo.

3.  duy tập trung mang đến sự minh bạch cho mục tiêu

Chơi gôn là một trong những thú vui của tôi. Nó là một trò chơi đầy thử thách và vô cùng thú vị. Tôi thích gôn vì nó cực kì minh bạch và rõ ràng. Giáo sư William Mobley của trường Đại học Nam Carolina đã quan sát về gôn như sau:

“Một trong những điều quan trọng nhất ở gôn là nó có một mục tiêu minh bạch và rõ ràng. Bạn thấy cột cờ đánh dấu lỗ gôn, bạn thấy tỷ số thắng, không quá khó mà cũng không quá dễ, bạn biết điểm số trung bình của mình và cũng có những mục tiêu rất thử thách – bạn đấu một mình hay thi đấu với những người khác. Những mục tiêu này giúp bạn có thứ gì đó để vươn tới. Trong công việc cũng giống như trong gôn, mục tiêu luôn luôn là động cơ thúc đẩy bạn”.

Một lần, tôi làm theo một người chơi gôn gỡ bỏ cột cờ khỏi lỗ gôn. Vì tôi không thể nhìn thấy mục tiêu của mình nên tôi không thể tập trung đúng cách. Sự tập trung của tôi dần chuyển thành sự bối rối – rồi trở nên rất tệ.

Để trở thành một gôn thủ tốt, người chơi cần phải tập trung vào một mục tiêu rõ ràng. Điều này hoàn toàn đúng với tư duy. Sự tập trung giúp bạn biết đâu là mục tiêu của mình và đạt được mục tiêu đó.

4. Tư duy tập trung sẽ đưa bạn lên một tầm cao mới

Không ai có thể đạt được điều gì vĩ đại nếu là người đại khái. Bạn không thể cải thiện một kĩ năng nếu bạn không để tâm làm thế nào để phát triển nó. Cách duy nhất để đưa nhận thức lên một tầm cao mới là tập trung. Dù mục đích của bạn là lên cấp trong trò chơi, làm cho kế hoạch kinh doanh sắc bén hơn, nhấn mạnh hơn vào điểm mấu chốt, nâng cao khả năng của những người thuộc cấp hay giải quyết những vấn đề cá nhân, bạn đều cần phải tập trung. Tác giả Harry A. Overstreet từng nói: “Một bộ óc chưa trưởng thành nhảy từ thứ này qua thứ khác, một bộ óc trưởng thành tìm kiếm một thứ và phát triển thứ đó kĩ càng”.

BẠN NÊN TẬP TRUNG SUY NGHĨ VÀO KHÍA CẠNH NÀO TRONG CUỘC SỐNG?

Có phải tất cả các khía cạnh trong cuộc sống đều cần đến khoảng thời gian suy nghĩ quý báu, tập trung của bạn? Câu trả lời là không. Hãy biết chọn lựa, chứ đừng đại khái trong suy nghĩ. Đối với cá nhân mình, tôi tập trung suy nghĩ vào các khía cạnh: lãnh đạo, sự sáng tạo, sự giao tiếp và kết nối có chủ ý. Lựa chọn của bạn có thể khác tôi. Đây là một vài gợi ý để giúp các bạn tìm ra những khía cạnh mình nên tập trung vào:

Nhận dạng những ưu tiên

Đầu tiên, hãy xem xét những gì mà bạn ưu tiên cho chính mình, cho gia đình và cho nhóm của bạn. Học giả Edward DeBono đã nói: “Một kết luận được đưa ra khi bạn đã mệt mỏi với việc tư duy”. Thật không may, có rất nhiều người lựa chọn những ưu tiên là những công việc mà họ chưa làm hăng say hay chưa đủ năng lực để làm. Chắc chắn bạn không muốn như vậy. Và chắc chắn bạn không muốn bị người khác bó buộc nữa.

Có rất nhiều cách để lựa chọn những ưu tiên. Nếu bạn hiểu bản thân mình, bắt đầu bằng việc tập trung vào những điểm mạnh, những tài năng mà Chúa ban tặng. Bạn cũng có thể muốn tập trung vào những gì bạn nghĩ có thể mang lại nhiều kết quả và thành công nhất, làm những gì mà bạn cảm thấy vui khi làm và làm hết mình. Bạn cũng có thể thực hiện theo quy tắc 80/20. Dùng 80% năng lực của mình cho 20% những việc quan trọng nhất. Cách tiếp theo là tập trung vào những cơ hội tuyệt vời mà rất có khả năng sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp. Nói ngắn gọn: tập trung vào những phần việc có thể đơm hoa kết trái.

Khám phá những mục tiêu ngắn hạn

Không phải tất cả mọi người đều nhận thức và coi trọng những kĩ năng, những mục tiêu ngắn hạn của mình. Họ hơi giống nhân vật Charlie Brown2 trong truyện tranh. Một ngày, sau khi đánh hỏng trong một trận bóng chày, cậu nói: “Thật là vô lý! Mình sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp trong liên đoàn. Mình không có đủ khả năng! Cả đời mình đã mơ ước trở thành cầu thủ bóng chày trong những liên đoàn lớn, nhưng mình sẽ chẳng bao giờ thực hiện được ước mơ này mất thôi”.

Lucy nói: “Charlie Brown, cậu đã nghĩ quá xa rồi. Những gì cậu cần là lập nên một mục tiêu ngắn hạn cho bản thân mình”.

Trong một thoáng, Charlie Brown lóe lên một tia hy vọng trong đầu. Cậu hỏi: “Mục tiêu ngắn hạn à?”.

“Đúng vậy”, Lucy trả lời. “Bắt đầu vào buổi tập lần sau ấy. Khi cậu đánh bóng và lúc đang chạy đến gò, hãy cố gắng đừng ngã trên đường chạy!”.

Tôi đã gặp nhiều người sống trong những gia đình chỉ có toàn kiểu người như Lucy. Họ rất ít nhận được sự động viên và củng cố tinh thần từ những người khác nên kết quả là sự mất định hướng. Nếu bạn có một gia đình như vậy, bạn cần phải làm việc nhiều hơn rất nhiều thì mới tìm ra được những “món quà” của mình. Nói chuyện với những người bạn tích cực và những thành viên trong gia đình họ để hỏi xem bạn mạnh ở điểm nào. Dành thời gian suy ngẫm lại những thành công đã qua. Nếu bạn muốn tập trung vào những điểm mạnh của mình, bạn cần phải biết chúng là gì.

Phát triển những ước 

Nếu bạn muốn làm được những điều tuyệt vời, bạn cần phải có những khao khát lớn lao. Nếu bạn không chắc chắn về ước mơ của mình, hãy sử dụng những khoảng thời gian tư duy tập trung để khám phá ra chúng. Nếu những suy nghĩ của bạn tập trung vào một khía cạnh nào đó trong suốt thời gian suy nghĩ, bạn có thể tìm thấy ước mơ của mình ở khía cạnh đó. Hãy dành nhiều thời gian suy nghĩ tập trung và tiến lên tiếp mà không phỏng đoán lần thứ hai. Hãy nhớ lấy lời của Satchel Paige: “Đừng quay đầu lại – một thứ gì đó có thể đang đuổi theo bạn”.

Bạn càng trẻ thì lại càng có nhiều mối quan tâm hơn. Thế là tốt bởi vì nếu bạn còn trẻ, bạn vẫn còn có cơ hội để hiểu bản thân mình, để biết những điểm mạnh điểm yếu. Nếu bạn chỉ tập trung suy nghĩ vào một thứ duy nhất thì khi những khát vọng của bạn thay đổi, bạn sẽ lãng phí năng lượng trí óc tốt nhất của mình. Khi bạn càng già hơn, nhu cầu tập trung sẽ càng ngày càng cần thiết. Khi càng tiến xa và bay cao, bạn càng có thể và cần phải tập trung hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ TẬP TRUNG?

Khi bạn đã biết mình nên suy nghĩ về cái gì, bạn phải lựa chọn cách nào để có thể tập trung vào nó. Dưới đây là năm gợi ý giúp bạn ở công đoạn này.

1Gạt bỏ sự sao lãng

Gạt bỏ sự sao lãng có thể không phải là một vấn đề lớn trong xã hội của chúng ta ngày nay, nhưng nó thực sự rất quan trọng. Làm thế nào để bạn có thể thực hiện được việc này? Đầu tiên, bằng cách tập trung vào những ưu tiên của mình. Đừng làm những việc dễ trước, khó trước hay quan trọng trước. Làm những việc đầu tiên trước – những việc sẽ mang lại cho bạn kết quả cao nhất. Bằng cách này, bạn gạt bỏ được tối đa những sự sao lãng. Thứ hai, cách ly bạn khỏi sự sao lãng. Tôi nghiệm ra rằng mình phải dành ra những khoảng thời gian riêng cho việc suy nghĩ mà không bị quấy rầy. Tôi đã học được cách tự đóng mình và đến với “chốn suy nghĩ’ của bản thân để có thể làm việc mà không bị ai quấy rầy. Nhưng vì trách nhiệm là chủ tịch hội đồng quản trị của ba công ty nên tôi luôn gặp phải sự căng thẳng khi cố gắng phân biệt rạch ròi giữa việc “mở” (dành thời gian cho những người khác với cương vị lãnh đạo) và “đóng” (dành thời gian cho riêng mình). Cách tốt nhất để làm dịu sự căng thẳng này là hiểu giá trị của cả hai hoạt động. Hòa mình vào trong đám đông giúp tôi có thể kết nối với mọi người và hiểu được nhu cầu của họ. Tách mình khỏi đám đông giúp tôi suy nghĩ về cách làm gia tăng giá trị cho họ.

Lời khuyên của tôi là bạn nên trân trọng và để tâm đến cả hai hoạt động. Nếu bạn chỉ “đóng” mình, thì bạn nên dành nhiều thời gian cho mọi người hơn. Nếu bạn gần như không bao giờ dành ra những khoảng lặng để suy nghĩ, thì hãy biết cách tự “đóng” mình nhiều hơn. Và bất kể bạn là ai… hãy là chính mình!

2. Dành thời gian cho  duy tập trung của bạn

Khi bạn đã có được một địa điểm, bạn cần phải có thời gian để suy nghĩ. Bởi vì với lối sống nhanh của xã hội chúng ta, mọi người thường làm nhiều việc một lúc. Nhưng không phải lúc nào đó cũng là ý hay. Làm nhiều việc một lúc sẽ làm bạn đánh mất 40% hiệu quả trong công việc. Theo các nhà nghiên cứu: “Nếu bạn muốn đạt được nhiều thứ cùng một lúc, bạn sẽ làm nhanh hơn nếu tiến hành từng việc một, hơn là làm nhiều việc một lúc”.

Một vài năm trước, tôi tình cờ nhận ra rằng thời điểm suy nghĩ thích hợp nhất đối với tôi là vào buổi sáng. Mỗi khi có thể, tôi đều dành buổi sáng của mình cho việc tư duy và viết lách. Một cách để có nhiều thời gian cho tư duy tập trung là làm theo nguyên tắc này: Đừng kiểm tra thư điện tử trước 10 giờ sáng. Hãy dành thời gian đó để tập trung nguồn năng lượng của bạn cho những việc thực sự cần thiết trước. Đừng lãng phí thời gian vào những việc không đem lại hiệu quả cao để có thể dành thời gian cho tư duy tập trung của bạn.

3Đặt những việc cần sự tập trung trước mặt bạn

Ralph Waldo Emerson, một nhà tư duy trừu tượng lỗi lạc, tin rằng: “Sự tập trung là một bí quyết sức mạnh trong chính trị, trong các cuộc chiến tranh và nói ngắn gọn là trong việc điều hành tất cả những hoạt động của con người”. Để giúp mình có thể tập trung vào những việc quan trọng, tôi thường đặt những việc đó trước mắt mình. Một cách mà tôi thường làm là nhờ thư kí của tôi, cô Linda Eggers, nhắc tôi, hỏi tôi và cho tôi thêm những thông tin hữu ích về những việc đó để giúp tôi không quên rằng đây là những việc cần phải làm.

Tôi cũng luôn luôn đặt trên bàn một file hay một tờ giấy viết tất cả các việc mình làm trong ngày. Việc làm này đã giúp tôi kích thích và mài giũa ý tưởng của mình. Nếu bạn chưa làm theo cách này, tôi khuyên bạn nên làm thử. (Tôi sẽ nói thêm về nó trong phần tư duy phản chiếu).

4Đặt ra các mục tiêu

Tôi tin rằng mục tiêu là rất quan trọng. Bộ não không thể tập trung nếu nó không có những mục tiêu rõ ràng. Nhưng mục tiêu được dùng để tập trung tư tưởng của bạn và vạch ra đường đi nước bước, chứ không phải là để đưa ra một đích cuối cùng. Khi bạn vạch ra mục tiêu cho mình, những mục tiêu đó phải:

• Đủ rõ ràng để có thể tập trung

• Vừa sức để đạt được

• Đủ hữu ích để thay đổi cuộc sống.

Những chỉ dẫn này sẽ giúp bạn vạch ra được những mục tiêu đúng đắn. Và hãy viết ra những mục tiêu của mình. Nếu bạn chưa viết chúng ra, tôi có thể gần như chắc chắn rằng bạn không đủ tập trung. Và nếu bạn muốn chắc chắn rằng mục tiêu của mình đã nhận được đủ sự tập trung, hãy làm theo lời khuyên của David Belasco: “Nếu bạn không thể viết ra những ý tưởng của mình trên mặt sau tấm danh thiếp, những ý tưởng của bạn vẫn chưa đủ rõ ràng”.

Kể cả nhiều năm sau này khi bạn nhìn lại mình và thấy rằng những mục tiêu của mình quá nhỏ bé, chúng vẫn sẽ hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình – nếu bạn cảm thấy mình đi đúng hướng.

5. Đặt câu hỏi về sự tiến triển của mình

Hãy nhìn lại mình một cách nghiêm túc sau một thời gian để xem bạn có tiến triển không. Đó là thước đo trung thực nhất xem bạn có sử dụng hiệu quả tư duy tập trung hay không. Bạn cần tự vấn: “Mình có đang nhận được những thành quả do tư duy tập trung của mình mang lại? Những việc mình đang làm có đưa mình lại gần hơn với mục tiêu không? Mình có đang chọn hướng đi đúng đắn giúp mình đạt được những thành quả, sắp xếp những việc ưu tiên và theo đuổi những ước mơ?”

Không một ai có thể lên đến đỉnh cao mà vẫn là một người có suy nghĩ chung chung. Cha tôi thường hay nói:“Tìm một điều tốt nhất mà bạn có thể làm và không làm việc gì khác ngoài việc đó”. Tôi nhận thấy rằng để làm thật tốt một vài việc, tôi phải từ bỏ rất nhiều việc khác. Trong khi viết chương này, tôi đã dành thời gian đúc rút từ những việc mà mình đã phải từ bỏ. Và đây là những gì tôi đúc rút được:

Tôi không thể biết tất cả mọi người

Tôi yêu mọi người và tôi là một người rất phóng khoáng. Khi tôi vào một phòng đông người, tôi sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng. Vì vậy, sẽ là trái ngược lại với ý muốn của tôi nếu tôi kìm hãm mình trong việc dành thời gian cho nhiều người. Để bù lại, tôi đã làm được một vài thứ. Đầu tiên, tôi chọn ra một nhóm người đáng tin cậy. Họ không chỉ giúp đỡ tôi về mặt công việc mà còn giúp cho cuộc đời tôi trở nên thoải mái hơn. Thứ hai, tôi nhờ một số người bạn giúp tôi cập nhật thông tin về cuộc sống của những người bạn khác. Tôi đặc biệt hay làm như vậy khi du hành và không thể dành ra được khoảng trống từ quãng thời gian dành cho tư duy tập trung.

Tôi không thể làm tất cả mọi việc

Trong cuộc đời, mỗi con người đều có một vài cơ hội hiếm có. Đó là lý do vì sao tôi cố gắng hoàn thành xuất sắc một vài việc hơn là làm bình thường ở rất nhiều việc. Và sự lựa chọn gì cũng có cái giá của nó. Vì lượng công việc của mình, tôi luôn phải từ bỏ những việc mà mình yêu thích. Chẳng hạn, mỗi tuần tôi đều đưa ra những dự án mà tôi cảm thấy thú vị để thực hiện. Tôi áp dụng phương pháp 10-80-10 với những người thực hiện dự án cùng tôi. Tôi sẽ giúp đỡ họ với 10% đầu tiên bằng cách đưa ra tầm nhìn, phác thảo những thông số, đưa ra những nguồn tư liệu và lời động viên. Khi đã làm xong 80% tiếp theo, tôi sẽ quay về 10% đầu tiên và giúp đỡ họ với tất cả những gì còn lại, nếu tôi có thể. Việc làm đó tôi gọi là đặt một quả sơ ri trên đỉnh miếng bánh.

Tôi không thể đi tất cả mọi nơi

Mỗi nhà văn hay nhà hùng biện đều phải di chuyển đến rất nhiều nơi. Trước đây tôi cũng thường đi diễn thuyết nhiều, lúc đó dường như cuộc sống thật tuyệt hảo. Nhưng sau khi du hành trong khoảng vài triệu dặm, tôi biết rằng nó không phải là một việc sung sướng. Mặc dù vậy, thật buồn cười, là tôi vẫn rất thích du lịch và được đến nhiều nơi với vợ mình, Margaret. Đó là một trong những thú vui của chúng tôi. Tôi và vợ có thể đi du lịch 10 lần trong một năm và tận hưởng cả 10 lần đó. Nhưng chúng tôi không thể làm vậy, vì mục đích của cuộc đời tôi và là việc mà tôi dành thời gian nhất là: giúp đỡ mọi người trong việc phát triển bản thân mình và nâng đỡ họ trở thành những nhà lãnh đạo.

Tôi không thể trở thành một người ôm đồm

Tư duy tập trung ngăn việc tôi trở thành một người ôm đồm. Tôi nói với mọi người: “Tôi không cần biết 99% các thứ khác trong cuộc sống”. Tôi cố gắng tập trung vào 1 % mà 1 % đó có thể mang đến cho tôi nhiều hiệu quả nhất. Và với 99% còn lại, Margaret cung cấp cho tôi thông tin về tất cả những gì tôi cần phải biết. Đó là một trong những cách ngăn chặn việc mất thăng bằng trong cuộc sống của tôi.

Sẵn sàng từ bỏ một số thứ mình yêu thích và tập trung vào những thứ có ảnh hưởng lớn nhất là một việc không hề đơn giản. Nhưng bạn càng sớm thực hiện được việc này, bạn càng sớm có thể trở nên xuất sắc ở những việc quan trọng nhất.

CÂU HỎI SUY LUẬN

Tôi đã thực sự chú tâm vào việc gạt bỏ những sao lãng  lộn xộn để  thể tập trung vào một việc thực sự cần thiết chưa?

 

 

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.