Tôi Tư Duy Tôi Thành Đạt

9. LỢI ÍCH TỪ TƯ DUY SẺ CHIA



Không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta. ” – Ken Blanchard

Những người có tư duy tốt, đặc biệt khi họ là những người lãnh đạo tốt, đều hiểu được quyền lực của tư duy sẻ chia. Họ biết rằng khi đánh giá cao những suy nghĩ và ý tưởng của người khác, họ nhận được kết quả tổng hợp từ tư duy sẻ chia và đạt được nhiều hơn những gì cá nhân họ đạt được.

Những người tham gia vào tư duy sẻ chia cần hiểu những điều sau đây:

1.  duy sẻ chia nhanh hơn  duy  nhân

Chúng ta đang sống trong xã hội có nhịp sống nhanh gấp. Để sống hết khả năng của mình trong tốc độ sống gia tăng như hiện nay, chúng ta không thể một mình một ngựa. Tôi nghĩ thế hệ trẻ bây giờ, những người vừa mới lập nghiệp, hiểu điều này hơn ai hết. Có thể đó là lý do tại sao họ đánh giá cao cộng đồng và có nhiều khả năng làm ở một nơi mà họ thích với mức lương cao hơn. Làm việc trong sự sẻ chia với người khác giống như việc bạn tự cho mình một con đường tắt.

Nếu muốn nhanh chóng học được một kĩ năng bạn phải làm như thế nào? Bạn tự tìm hiểu hay nhờ người nào đó chỉ cho mình? Bạn luôn luôn có thể học hỏi từ nhiều người và học được rất nhiều kinh nghiệm (thậm chí học cách sử dụng ngay cả với những kĩ năng như: một gói phần mềm mới, tập đánh gôn, hay náu một loại cá mới).

2.  duy sẻ chia cách tân hơn  duy  nhân

Chúng ta thường hay nghĩ những nhà tư duy vĩ đại hay những nhà cải cách thường là những người làm việc cá nhân, nhưng sự thật là những suy nghĩ đổi mới vĩ đại nhất của họ không xuất hiện đơn độc. Đổi mới là kết quả của nhiều sự kết hợp. Albert Einstein đã nói: “Rất nhiều lần trong ngày tôi nhận ra cuộc sống của mình được xây dựng bằng công sức của những người tiền nhiệm dù họ còn sống hay đã mất và tôi phải nỗ lực rất nhiều để bù đắp lại những gì tôi đã nhận được”.

Tư duy sẻ chia dẫn đến những bước đổi mới lớn hơn với bạn. Nếu hòa trộn được suy nghĩ của bạn với suy nghĩ của người khác, bạn sẽ có những suy nghĩ mới mẻ mà bạn chưa từng có trước đây!

3. Tư duy sẻ chia mang đến nhiều sự trưởng thành hơn tư duy cá nhân

Giống như việc nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ, mọi người trong chúng ta ai đấy chắc chắn đều đau đớn nhận thức được những mặt yếu kém và những lĩnh vực còn thiếu kinh nghiệm của mình. Khi mới trở thành một mục sư, tôi có nhiều ước mơ và khát vọng nhưng thiếu kinh nghiệm. Để học hỏi thêm kinh nghiệm, tôi cố gắng nhờ một số mục sư hàng đầu của các tòa thánh lớn để tiếp nhận những chia sẻ từ họ. Vào đầu những năm 70, tôi viết thư cho 10 vị mục sư hàng đầu của đất nước và hứa sẽ trả cho họ một số tiền tương đối lớn với tôi lúc đó ($100) để được gặp họ trong vòng một tiếng, để có thể hỏi họ một vài câu hỏi. Khi một người nhận lời, tôi sẽ gặp người đó ngay. Tôi không nói nhiều, ngoại trừ đặt một vài câu hỏi. Tôi không cố để tìm sự thán phục từ phía họ hay để làm hài lòng cái tôi của mình vì tôi đến đó để học hỏi. Tôi lắng nghe tất cả những gì các linh mục nói, cặm cụi ghi chép và tiếp thu tất cả những gì có thể. Những trải nghiệm này đã thay đổi cuộc đời tôi.

Bạn có những trải nghiệm tôi không có và tôi có những trải nghiệm bạn không có. Đặt chúng ta cạnh nhau thì chúng ta sẽ mang đến một lịch sử cá nhân rộng hơn – và từ đó có sự trưởng thành. Nếu bạn không có những trải nghiệm cần thiết thì nên làm quen với một người nào đó có được những trải nghiệm này.

4. Tư duy sẻ chia mạnh mẽ hơn tư duy cá nhân

Nhà hiền triết – nhà thơ Johann Wolfgang Von Goethe nói: “Chấp nhận những lời khuyên đúng đắn là việc tăng cường khả năng của một người”. Hai cái đầu tốt hơn một cái – khi chúng đi đúng hướng. Nó như việc thắng yên cho hai con ngựa để cùng kéo một cỗ xe. Chúng sẽ khỏe hơn khi kéo cùng nhau chứ không phải khi kéo riêng lẻ. Nhưng bạn biết rằng khi cùng kéo với nhau, chúng có thể chuyên chở được số cân nặng nhiều hơn tổng của cân nặng khi kéo riêng lẻ? Sức mạnh tổng hợp đến từ sự phối hợp công việc cùng nhau. Nguồn năng lượng đó cũng đến khi mọi người suy nghĩ cùng nhau.

5. Tư duy sẻ chia mang đến giá trị lớn hơn so với tư duy cá nhân

Vì tư duy sẻ chia mạnh mẽ hơn tư duy cá nhân nên việc nó mang đến kết quả cao hơn là điều hiển nhiên. Việc đó có được từ những hoạt động tổng hợp của tư duy sẻ chia. Nhưng nó cũng mang đến nhiều lợi ích khác. Kết quả cá nhân mà bạn nhận được từ tư duy sẻ chia và những kinh nghiệm rút ra được có thể sẽ rất tuyệt vời. Clarence Francis khái quát những lợi ích của tư duy sẻ chia bằng nhận định sau đây: “Tôi thật lòng tin rằng những mối quan hệ trên thế giới là chìa khóa mở ra một thế giới hiện đại. Nó chứng minh một chân lý rõ ràng là tất cả những vấn đề bạn có – trong gia đình, công việc, quốc gia, hay trên cả thế giới này – đều là vấn đề của những mối quan hệ hay sự phụ thuộc lẫn nhau”

6. Tư duy sẻ chia là cách duy nhất để có được một tư duy vĩ đại

Tôi tin tất cả những ý tưởng vĩ đại đều bắt nguồn từ ba hay bốn ý tưởng tốt. Và hầu hết những ý tưởng tốt đều bắt nguồn từ tư duy sẻ chia. Nhà soạn kịch Ben Jonson đã nói: “Một người chỉ biết tự học một mình giống như là một kẻ ngốc so với một bậc thầy khi người đó biết tự học trong mối quan hệ tương tác sẻ chia”.

Khi còn ở trường, tôi chứng kiến một số giáo viên chỉ chú trọng vào việc làm đúng và tốt của một học sinh so với những học sinh khác, họ không quan tâm đến việc phối hợp các học sinh với nhau để đưa ra những đáp án tốt. Tuy vậy, các đáp án đều được cải thiện khi chúng phát huy được tốt nhất tư duy của tất cả mọi người. Nếu mỗi người có một suy nghĩ cộng lại chúng ta sẽ có hai suy nghĩ, từ đó chúng ta luôn tạo được tiềm năng cho những suy nghĩ tuyệt vời.

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHUYẾN KHÍCH SỰ THAM GIA CỦA  DUY SẺ CHIA?

Nhiều người tham gia vào tư duy sẻ chia một cách tự nhiên. Mỗi khi gặp vấn đề, họ đều nghĩ: Ai trong số những người mình quen biết thể giúp mình việc này được nhỉ? Một số nhà lãnh đạo thường hay làm như thế. Những người có tư duy hướng ngoại cũng thế. Tuy nhiên, bạn không cần phải trở thành một trong hai đối tượng này mà vẫn có thể nhận được lợi ích từ tư duy sẻ chia. Hãy sử dụng những bước sau đây để tăng cường khả năng mài giũa tư duy sẻ chia của mình:

1. Đánh giá cao ý tưởng của người khác

Đầu tiên hãy tin rằng ý tưởng của những người khác rất có giá trị. Nếu bạn không làm vậy, bạn như tự trói tay mình. Làm thế nào để biết bạn có thật sự nhận được nỗ lực từ những người khác hay không? Lúc đó hãy đặt ra những câu hỏi sau cho bản thân:

Tôi có đang tĩnh tâm không? Những người thiếu tự tin và hay lo lắng về địa vị, chức vụ hay quyền lực của mình thường hay từ chối những ý tưởng của người khác, bảo vệ chủ quan của mình và không muốn người khác hơn mình. Một người phải tĩnh tâm thì mới có thể xem xét đánh giá được những ý tưởng của người khác. Vài năm trước, có một người thiếu tự tin được nhận vào một vị trí chủ chốt trong hội đồng quản trị của công ty chúng tôi. Sau một vài cuộc họp, việc cậu ấy không thể đóng góp được gì cho công ty trở thành một điều rõ ràng. Tôi hỏi một nhà lãnh đạo lâu năm trong hội đồng: “Tại sao cậu ấy luôn nói và làm những việc cản trở bước tiến của chúng ta?”. Tôi sẽ không bao giờ quên câu trả lời của ông ấy: “Những người hay làm tổn thương mọi người thì chính họ cũng bị tổn thương”.

Tôi có mang được giá trị đến cho mọi người không? Bạn sẽ không đánh giá cao ý tưởng của một người nếu bạn không tôn trọng chính người đó. Bạn đã bao giờ nghĩ đến sự khác biệt về hành động của bạn với những người mà bạn tôn trọng và những người bạn không tôn trọng? Đây là những điểm khác biệt cơ bản:

Nếu tôi tôn trọng mọi người

Tôi muốn dành thời gian cho họ

Tôi lắng nghe họ

Tôi muốn giúp đỡ họ

Tôi bị ảnh hưởng bởi họ

Tôi quan tâm đến họ

Nếu tôi không tôn trọng mọi người

Tôi không muốn ở bên họ

Tôi từ chối lắng nghe

Tôi từ chối giúp đỡ

Tôi phớt lờ họ

Tôi thờ ơ với họ

• Tôi  đánh giá cao quá trình tương tác không? Nguồn năng lượng tổng hợp sẽ đến từ tư duy sẻ chia. Nó có thể đưa bạn tới những nơi bạn chưa từng đến trước đây. Đại diện nhà xuất bản Malcolm Forbes nhận xét: “Lắng nghe lời khuyên của mười người có giá trị hơn rất nhiều việc chỉ loáng thoáng để ý đến những lời khuyên đó”. Phải thừa nhận không phải lúc nào tôi cũng đánh giá cao tư duy sẻ chia. Trong vòng nhiều năm, tôi thường tự tách mình ra khi muốn phát triển ý tưởng. Rất hiếm khi tôi bàn bạc những ý tưởng với người khác. Khi một người đồng nghiệp phàn nàn với tôi về điều này, tôi mới nghĩ lại. Tôi nhận ra rằng nó bắt nguồn từ hồi đại học. Có những buổi học trên lớp, giáo viên không chuẩn bị bài và thay vào đó họ dành thời gian để đưa ra những quan điểm không đồng nhất về một chủ đề. Trong hầu hết thời gian, quan điểm đó dường như không tốt hơn quan điểm của tôi là mấy. Tôi nghĩ rằng mình đến lớp là để nghe giáo viên truyền thụ tri thức. Tôi nhận ra rằng quá trình chia sẻ ý tưởng không phải là một vấn đề, vấn đề ở chỗ ai là người tham gia vào quá trình đó và chính kiến của họ thế nào. Tư duy sẻ chia chỉ tốt ngang bằng với những người thực hiện nó. Từ khi rút ra được bài học đó, tôi đã nắm bắt được quá trình tương tác và bây giờ tôi tin rằng đó là một thế mạnh của mình. Tôi vẫn luôn nghĩ về những người mà tôi đã mời tham gia vào bàn tròn tư duy sẻ chia của mình. (Tôi sẽ nói về những người bạn này trong chương sau).

Vì vậy bạn phải mở mang bản thân mình với các ý tưởng sẻ chia trước khi tham gia vào quá trình tư duy sẻ chia.

2. Chuyển từ cạnh tranh sang hợp tác

Jeffrey J. Fox, tác giả của cuốn How to become CEO (Làm thế nào để trở thành một CEO), nói: “Hãy luôn tìm kiếm những ý tưởng và đừng câu nệ về nguồn gốc của ý tưởng đó. Bạn có thể tiếp nhận ý tưởng từ những khách hàng, những đứa trẻ, những đối thủ của mình, những người không cùng nghề nghiệp, hay thậm chí là từ những người lái xe taxi. Không quan trọng ai là chủ của những ý tưởng đó”.

Một người đánh giá cao sự hợp tác luôn muốn hoàn thành ý tưởng của người khác, chứ không phải cạnh tranh với họ. Nếu một người nào đó nhờ bạn chia sẻ ý tưởng, hãy tập trung vào việc giúp đỡ cả nhóm, chứ đừng tự tiến một mình. Và nếu bạn là một trong những người đưa mọi người đến gần nhau để chia sẻ những suy nghĩ của mình, hãy ca tụng những ý tưởng chứ không phải là truy tìm nguồn gốc ý tưởng đó. Nếu ý tưởng tốt nhất luôn luôn thắng (chứ không phải là nguồn gốc của ý tưởng đó thắng thế), thì tất cả mọi người đều sẽ chia sẻ ý tưởng của mình với sự hứng thú nhất.

3. Cần  một cuốn sổ để ghi những việc cần làm khi bạn gặp mặt ai đó

Tôi rất thích dành thời gian bên những người thân. Đó là vợ tôi – Margaret, con tôi, cháu tôi, bố mẹ tôi. Mặc dù chúng tôi thường hay thảo luận về những ý tưởng khác nhau, tuy vậy chúng tôi không nhất thiết phải làm việc đó vì chúng tôi là gia đình. Khi dành thời gian cho những người khác, tôi thường có một cuốn sổ ghi danh sách những việc cần làm. Nhờ thế, tôi biết những gì mình muốn đạt tới.

Càng tôn trọng sự thông minh của người khác, tôi càng biết lắng nghe nhiều hơn. Chẳng hạn, khi gặp một người mà tôi đang cố vấn cho họ, tôi dành phần đặt câu hỏi cho người đó, nhưng tôi luôn mặc định rằng mình là người làm chủ câu chuyện. Khi gặp một ai đó là cố vấn cho mình, tôi thường giữ thái độ im lặng, khiêm tốn. Trong các mối quan hệ khác, tỷ lệ đó cân bằng hơn. Nhưng dù có gặp ai đi chăng nữa, tôi đều có lý do cho cuộc gặp của mình và sẽ tiên liệu trước những gì sẽ được và mất. Tôi làm như vậy cả trong công việc và lúc nghỉ ngơi.

4.  những thành viên đúng đắn xung quanh bàn tròn của bạn

Để nhận được giá trị từ tư duy sẻ chia, bạn phải có những người có khả năng đem đến một điều gì đó xung quanh bàn tròn của bạn. Khi bạn chuẩn bị mời mọi người tham gia vào tư duy tập trung, hãy sử dụng chỉ dẫn sau đây trong quá trình chọn lựa. Cần chọn những người:

• Có đam mê lớn nhất là ý tưởng sẽ thành công.

• Có thể tăng giá trị cho suy nghĩ của người khác.

• Có thể xử lý nhanh những thay đổi về mặt cảm xúc trong cuộc nói chuyện.

• Đánh giá cao những điểm mạnh của người khác trong những lĩnh vực mà họ còn yếu.

• Hiểu được vị trí, giá trị của họ trong bàn tròn.

• Đặt những gì tốt nhất của nhóm cao hơn bản thân mình.

• Có sự trưởng thành, kinh nghiệm và thành công trong những vấn đề được thảo luận.

• Có chủ quyền và trách nghiệm trong những ý tưởng của mình.

• Sẽ rời khỏi bàn với thái độ “chúng ta”, chứ không phải với thái độ “tôi”.

Chúng ta thường xuyên chọn những đối tác cho tư duy của mình dựa trên cảm tình, tình bạn hay sự thoải mái. Nhưng việc này không giúp chúng ta phát hiện và tạo ra những ý tưởng tốt. Những người được mời đến bàn tròn sẽ tạo nên sự khác biệt.

5. Hậu đãi những người   duy tốt  những người cộng tác

Những tổ chức xã hội thành công là những nơi thực hiện tư duy sẻ chia hiệu quả. Nếu bạn đứng đầu một tổ chức, phòng ban, hay một nhóm nào đó, bạn không thể không cộng tác với những người có tư duy sẻ chia tốt. Khi tuyển dụng và thuê nhân viên, bạn cần tĩnh tâm và có kinh nghiệm trong quá trình hợp tác. Hãy trả lương cao và thử thách họ trong việc sử dụng các kĩ năng tư duy và chia sẻ ý tưởng một cách thường xuyên.

Khi muốn làm việc gì, bạn có thể thực hiện việc đó tốt hơn bằng tư duy sẻ chia. Đó là lý do vì sao tôi dành nhiều thời gian trong cuộc đời mình để dạy về các kĩ năng lãnh đạo. Kĩ năng quản lý, lãnh đạo tốt giúp đem đến cho bạn những người thích hợp vào thời điểm thích hợp với mục đích thích hợp để tất cả mọi người có thể chiến thắng. Tất cả những gì cần thiết là phải có người cộng tác thích hợp và niềm mong muốn được tham gia vào tư duy sẻ chia.

CÂU HỎI SUY LUẬN

Tôi  thu nhận được sự thông minh từ người khác để suy nghĩvượt lên chính mình”  đạt được kết quả tổng hợp?

 

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.