Tư duy là tồn tại

1. Chiếc mũ trắng



DỮ LIỆU CHI TIẾT

Liệu bạn có thực hiện được vai trò như một chiếc máy tính?

Đơn giản là chỉ đưa ra dữ liệu một cách trung lập và theo yêu cầu.

Bạn hãy đưa ra những dữ liệu mà không kèm theo những nhận định của bản thân.

Liệu bạn có thể chỉ tập trung vào dữ liệu thực tế của vấn đề đang thảo luận?

Những chiếc máy tính là những công cụ làm việc không hề có cảm xúc (ở đây tôi không đề cập đến việc chúng ta có thể tạo ra những chiếc máy tính thông minh thể hiện được cảm xúc). Điều mà chúng ta cần ở chiếc máy tính là cung cấp những sụ kiện và số liệu mà chúng ta yêu cầu. Chúng ta hoàn toàn không cần một chiếc máy tính biết tranh luận với chúng ta và sử dụng những dữ liệu thực tế để chứng minh cho những lý lẽ của mình là đúng.

Nhưng khi đưa ra những dữ liệu, con người đã không làm thể hiện được vai trò đơn giản như một chiếc máy tính. Họ thường xuyên vận dụng những sự kiện, số liệu nhằm đạt được một mục đích nào đó, hoặc để bảo vệ mình trong những cuộc tranh luận. Và với cách ứng xử như vậy, chúng ta đã không đánh giá chính xác được vai trò của những sự kiện và số liệu.

Do vậy, chúng ta cần một lối tư duy mới, đó là: chỉ nêu ra những sự kiện, không kèm theo nhận định.

Thật không may là những người phương Tây lại có thói quen hay tranh luận. Họ ưa thích việc nêu lên kết luận trước, sau đó dùng sự kiện, số liệu thực tế để lý giải cho quyết định đó.

Nhưng theo bản đồ tư duy mà tôi đang dẫn các bạn đi từng bước, chúng ta cần tư duy theo cách ngược lại: chúng ta hãy có một tấm bản đồ trước, sau đó hãy xác định đường đi. Điều đó có nghĩa là trước tiên chúng ta phải đưa ra những sự kiện và số liệu chính xác.

Sử dụng chiếc mũ trắng chính là một cách tiện lợi để bạn yêu cầu mọi người cung cấp những sự kiện và số liệu để rồi xem xét chúng một cách trung lập, có chủ đích.

Hãy xem xét một ví dụ được đưa ra sau đây:

Tập đoàn máy tính hàng đầu của Mỹ (IBM) bị cáo buộc tội độc quyền. Nhưng cuối cùng thì không có lời luận tội nào được đưa ra.

Mọi người có nhiều cách lý giải khác nhau về vụ việc này. Một số cho rằng chính nước Mỹ cần một tập đoàn mạnh như IBM để cạnh tranh với những tập đoàn điện tử hàng đầu của Nhật. Một số khác lại cho rằng không có một toà án nào lại đủ sức đảm đương vụ kiện khi tập đoàn này cung cấp một lượng tài liệu khổng lồ (ước chừng 7 triệu bản dữ liệu) để làm căn cứ giải quyết vụ kiện. Bởi vì theo luật, nếu vị quan toà chết khi đang xem xét vụ kiện, vụ kiện sẽ phải được bắt đầu xem xét lại từ đầu. Nhưng thường thì chỉ những vị có tuổi mới được chỉ định làm quan toà để đảm bảo sự sáng suốt và kinh nghiệm. Do vậy, khả năng quan toà chết khi đang thụ lý vụ kiện trên là rất lớn. Vì vậy, vụ kiện này là một vụ kiện không thể thụ lý được, trừ khi người ta bổ nhiệm một vị quan toà trẻ tuổi và vị này sẽ phải dành cả cuộc đời để giải quyết vụ việc trên.

Bài học được rút ra từ ví dụ này là, nếu họ yêu cầu chúng ta cung cấp nhưng sự kiện và số liệu, chúng ta hãy cung cấp cho họ thật nhiều thông tin và họ sẽ bị đánh bại bởi số lượng thông tin này.

Chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được tình huống trên: bởi khi những thông tin được đưa ra, chúng sẽ phải được xem xét toàn bộ. Nếu có bất cứ thông tin nào bị bỏ qua, hoặc cố tình bị bỏ qua, chúng ta sẽ bị xem như đang lựa chọn thông tin để giải quyết sự việc theo chủ đích cá nhân.

Vì vậy, để tránh bị chết chìm với nhũng thông tin, khi chúng ta sử dụng chiếc mũ trắng để yêu cầu thông tin, chúng ta nên đặt những câu hỏi có trọng tâm để có được những thông tin cần thiết.

Chẳng hạn, liên quan đến vấn để đang thảo luận, chúng ta có thể đặt những câu hỏi như:

Hãy sử dụng chiếc mũ trắng để nói về nạn thất nghiệp.

…Hãy cung cấp cho tôi con số những học sinh bỏ học sau khi dời trường học trong sáu tháng.

Việc xây dựng được một bộ khung những câu hỏi chủ chốt phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình yêu cầu thông tin. Các luật sư giàu kinh nghiệm luôn làm như vậy trong quá trình thẩm vấn. Cách tốt nhất giành cho người làm chứng là sử dụng chiếc mũ trắng và trả lời các câu hỏi một cách chân thật. Và quan toà và các luật sư có thể lựa chọn những cách sử dụng chiếc mũ trắng thích hợp nhất.

Dưới đây là một đoạn đối thoại trong toà án:

…Như tôi vừa nói, mãi đến tận sáu giờ sáng hôm sau anh ấy mới trở về nhà vì cả đêm trước anh ấy ở sòng bạc.

…Anh Jones, anh có tận mắt nhìn thấy bị đơn chơi tại sòng bạc trong đêm 30 tháng 6 không, hay anh chỉ nghe anh ta kể lại?

…Thưa quan toà, tôi không nhìn thấy tận mắt. Nhưng hầu như đêm nào anh ấy cũng đi đến sòng bạc.

…Anh Jones, hãy sử dụng chiếc mũ trắng để trả lời câu hỏi này?

…Tôi đã nhìn thấy bị đơn trở về nhà vào lúc 6g30 sáng ngày 1 tháng 7.

…Cảm ơn Jones. Anh có thể ngồi xuống.

Các luật sư trong quá trình xử án thường lái sự việc theo chủ đích sẵn có. Vì vậy, nhũng câu hỏi mà họ đặt ra thường để chứng minh những lập luận của mình là đúng và để đánh bại những lập luận của đối phương. Điều này, hẳn nhiên, đi ngược lại với lối tư duy chiếc mũ trắng. Và khi đó, vai trò của thẩm phán trở nên rất kỳ cục.

Trong hệ thống luật pháp Hà Lan không có ban bồi thẩm. Ba thẩm phán hoặc ba hội thẩm viên đảm nhiệm nhiệm vụ sử dụng chiếc mũ trắng để

chỉ ra nguồn gốc sự việc. Nhiệm vụ của những vị này là xây dựng nên “chiếc bản đồ” và dựa vào đó, phán quyết được đưa ra.

Các toà án ở Mỹ hay ở Anh không làm được điều như vậy. Tại hai quốc gia này thẩm phán hiện diện trong các phiên xét xử nhằm bảo vệ các luật chứng, đưa ra những phán quyết dựa trên những chứng cứ mà các luật sư đã chọn lọc từ trước hoặc hỏi trực tiếp trước toà để đưa ra.

Điều này cho thấy bất kỳ ai khi xây dựng sườn các câu hỏi để chắt lọc thông tin cần đảm bảo cá nhân mình đang sử dụng chính xác chiếc mũ trắng.

Liệu bạn đang cố gắng để có được những dữ liệu chính xác, hay bạn đang cố lái sự việc theo những ngầm định từ trước?

Dưới đây là một vài câu trích dẫn để minh hoạ.

…Tại Mỹ, năm trước lượng tiêu thụ thịt gà tây đã tăng lên 25% do số người thích ăn kiêng tăng lên, cùng với những lo lắng về mặt sức khoẻ. Gà tây đang được xem như một loại thịt ít đạm.

…Anh Fitzler, tôi vừa yêu cầu anh hãy sử dụng chiếc mũ trắng. Thực chất vấn đề ở đây là lượng tiêu thụ thịt gà tây tăng lên 25%. Những ý khác là nhận định của cá nhân anh.

…Không, thưa ngài. Những nghiên cứu thị trường đã chỉ ra lý do mọi người chọn mua thịt gà tây là do thịt gà tây chúa hàm lượng cholesterol thấp.

…À, như vậy là anh vừa nêu ra hai luồng dữ liệu. Một là: lượng tiêu thụ thịt gà tây năm trước đã tăng lên 25%. Hai là: một vài nghiên cứu thị trường gần đây đã chỉ ra rằng mọi người lựa chọn thịt gà tây bởi họ quan tâm tới hàm lượng cholesterol trong thịt.

Chiếc mũ trắng chỉ ra lối tư duy chủ đích để xử lý những thông tin- Tuỳ từng mục đích, chúng ta có thể vận dụng vai trò linh hoạt của chiếc mũ trắng- Nhưng điều cốt lõi là mục đích của chúng ta là tìm ra thực chất của sự việc. Điều này có nghĩa là lối tư duy chiếc mũ trắng yêu cầu người sử dụng có những kỹ năng nhất định so với lối tư duy những chiếc mũ khác.

…Có một xu hướng là số phụ nữ hút thuốc lá đang tăng lên.

…Đó không phải là sự thật.

…Điều đó là thật Tôi có thể đưa ra những con số.

…Như vậy số liệu anh cung cấp là: trong vòng 3 năm trở lại đây, số lượng phụ nữ hút thuốc lá năm sau đều cao hơn năm trước.

…Đó có phải là một xu hướng không?

…Có thể. Nhưng đó chính xác hơn là một lời bình luận. Theo tôi, xu hướng chỉ ra những gì đang xảy ra và sẽ tiếp tục trong tương lai. Những con số ở đây mới chính là thực tế. Số phụ nữ hút thuốc tăng lên có thể vì nhiều lý do- có thể do mức độ lo lắng tăng lên. Hoặc đơn giản chỉ vì 3 năm gần đây, các nhà sản xuất thuốc lá đã chi ra một lượng tiền lớn hơn mọi năm nhằm lôi cuốn phụ nữ hút thuốc. Nếu vì lý do đầu tiên, thì đó có thể là một xu hướng và nó đem đến những cơ hội cho các nhà sản xuất thuốc lá. Nhưng nếu vì lý do thứ hai, cơ hội là không chắc chắn.

…Tôi dùng từ “xu hướng” đơn giản là chỉ sự gia tăng.

…Đó không phải là một cách dùng từ sai.

Nhưng từ “xu hướng” thường được dùng để chỉ những sự việc đang và sẽ tiếp diễn. Do đó, tốt hơn là anh nên sử dụng chiếc mũ trắng một cách thuần tuý và nói:

“Số liệu trong ba năm gần đây chỉ ra rằng số phụ nữ hút thuốc lá đã tăng lên”. Sau đó, chúng ta sẽ thảo luận xem ý nghĩa và nguyên nhân của hiện tượng này là gì.

Những gì ở ví dụ trên chỉ ra rằng lối tư duy chiếc mũ trắng tạo nên một kỷ luật thúc đẩy người tư duy tách biệt những dữ liệu thực tế với nhũng nhận định mang tính cá nhân.

Hãy thử tưởng tượng xem những chính trị gia sẽ gặp khó khăn nhường nào khi phải “đội” một chiếc mũ trắng thuần tuý.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Đó là sự thật hay là điều có thể trở thành sự thật?

Đó là sự thật hay đó là lòng tin?

Còn những sự thật nào khác không?

Phần lớn những gì mà mọi người cho là sự thật đơn giản chỉ là một nhận định sáng suốt hoặc là niềm tin mang tính cá nhân.

Cuộc đời là cả một quá trình trải nghiệm dài. Và ta không thế kiểm tra tất cả mọi sự việc với yêu cầu nghiêm ngặt nhừ những nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm. Do đó, trên thực tế, chúng ta thiết lập một hệ thống hai thứ bậc: sự thật dựa trên mềm tin và sự thật đã được kiểm chứng.

Và lối tư duy chiếc mũ trắng cho phép chúng ta đưa ra những sự thật dựa trên niềm tin, nhưng chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng đó chỉ là sự thật đứng hàng thứ hai.

…Tôi cho rằng tôi hoàn toàn đúng khi nói rằng đội tàu buôn của Nga đóng một vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế.

…Một lần tôi đã đọc trên báo và hay rằng những doanh nhân Nhật Bản nhận được những khoản thanh toán công tác phí vô cùng lớn, đó chính là lý do tại sao họ có thể đưa tất cả lương của họ cho vợ.

…Tôi cho rằng tôi đã đúng khi nói rằng chiếc Boeing 757 mới hoàn thiện hơn thế hệ máy bay trước nó.

Những độc giả khó tính có thể nghĩ rằng những nhận xét trên là vớ vẩn và cứ nghe để đấy, mặc kệ anh ta muốn nói gì thì nói.

…Ai đó đã nói với tôi rằng anh ấy được bạn kể lại rằng thủ tướng Churchill đã thầm ngưỡng mộ Hitle.

Ngay cả những những chuyện tầm phào, những tin đồn cũng chứa đựng phần nào sự thật. Tuy nhiên chúng ta phải tìm ra những cách để chắt lọc sự thật đó.

Mấu chốt ở đây chính là cách chúng ta sàng lọc những sự kiện. Trước khi chúng ta có những hành động hoặc đưa ra những quyết định dựa trên những sự kiện thu thập được, chúng ta cần phải kiểm tra lại sự việc đó. Khi ai đó nói với chúng ta một sự việc mà chúng ta cho rằng đáng tin cậy và có ích, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của nó.

Ví dụ, nếu chúng ta cho rằng tiếng ồn của chiếc máy bay Boeing 757 ảnh hưởng lớn tới chặng bay của hành khách, chúng ta sẽ coi thông tin đó là quan trọng và sẽ tiến hành kiểm nghiệm lại điều đó.

Qui ước quan trọng của lối tư duy chiếc mũ trắng là chúng ta không nên đề cao hoá sự việc. ếu sự việc được nêu ra phần lớn dựa trên niềm tin, đó cũng đó thể là những thông tin chấp nhận được. Chúng ta hãy học cách tư duy với hệ thống thông tin hai thứ bậc này.

Cần phải nhắc lại chúng ta rất cần đến những thông tin được xây dựng trên niềm tin, bởi chính những ý kiến mang tính chất thăm dò, giả thuyết, kích thích tìm hiểu đó chính là những yếu tố quan trọng đối với tư duy. Chúng tạo nên nền tảng để từ đó giúp chúng ta tìm ra chính xác sự việc.

Chúng ta hãy bàn đến những vấn đề phức tạp hơn. Khi nào “niềm tin” trở thành một “quan

điểm”? Tôi có thể “tin” rằng chiếc Boeing 757 phát tiếng ồn ít hơn. Tôi có thể “tin” rằng phụ nữ ngày càng hút nhiều thuốc hơn bởi họ có nhiều lo lắng hơn trong cuộc sống.

Theo cách tư duy chiếc mũ trắng, những quan điểm mang tính cá nhân không được chấp nhận. Bởi điều này sẽ phá hỏng toàn bộ mục đích chủ đạo của lối tư duy chiếc mũ trắng.

Nhưng bạn cần nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể tường thuật lại những quan điểm của người khác.

…Giáo sư Schimidt cho rằng con người không thể lái máy bay mà không cần trạm điều khiển mặt đất!

Mức độ sự thực của nhũng sự việc được nêu ra dựa trên niềm tin, biểu thị những điều mà chúng ta tin là sẽ trở thành hiện thực, nhưng nó chưa hề được kiểm chứng.Vì vậy, cách tư duy tốt nhất là chúng ta nên tách biệt hai hệ thống thông tin:

những sự kiện đã được kiểm chứng

những sự kiện chưa được kiểm chứng (dựa trên niềm tin).

Một điều quan trọng khác đó là thái độ của mọi người khi nhìn nhận sự việc. Khi chúng ta đội chiếc mũ trắng, chúng ta nêu ra những thông tin tổng hợp mang tính trung lập.

Và tất cả chúng đều được xem xét. Sẽ không có sự chọn lọc theo quan điểm cá nhân cũng như nâng cao hoá sự việc. Nếu những qui định trên không được tuân theo tức là chúng ta đã sử dụng sai vai trò của chiếc mũ trắng.

Và khi tất cả chúng ta đã thấm nhuần những qui định sử dụng chiếc mũ trắng, sẽ chẳng ai cố tình gian đối trong việc cung cấp thông tin nhằm đạt được phần thắng trong những cuộc tranh cãi.

Đơn giản là chúng ta chỉ nêu lên những thông tin trung lập, không kèm theo những bình luận. Nhiệm vụ của người vẽ bản đồ chính là tạo nên một chiếc bản đồ.

CÁCH THU THẬP DỮ LIỆU CỦA NGƯỜI NHẬT

Thảo luận, tranh luận và cùng nhất trí

Nhưng nếu không ai đề xuất ý tưởng, chúng ta sẽ lấy chúng từ đâu?

Trước hết, hãy tạo nên chiếc bản đồ.

Những người Nhật Bản không có tính cánh thích tranh luận của phương Tây. Có thể họ cho rằng việc có ý kiến bất đồng là bất nhã, hoặc chứa đựng nhiều rủi ro trong một thể chế phong kiến. Cũng có thể sự nể trọng nhau không cho phép họ tranh cãi. Cũng có thể là do nền văn hoá Nhật Bản không xây dựng dựa trên sự khẳng định cái tôi giống như ở phương Tây (tranh luận chính là cách khẳng định cái tôi của mình).

Một trong những cách lý giải hợp lý đó là nền văn hoá Nhật Bản không chịu ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ của những người Hy Lạp, do những thầy tu thời Trung cổ xây dựng nên nhằm bài trừ những người không theo dị giáo.

Chúng ta có thể cho là kỳ quặc khi những người Nhật Bản không hề thích sự tranh luận. Trong khi đó, họ cũng thấy kỳ lạ khi chúng ta lại yêu thích sự tranh luận đến thế.

Một cuộc họp của những người phương Tây, mọi thành viên đưa ra những quan điểm riêng nhằm đạt được những kết quả mà họ nhắm tới từ trước.

Sau đó mọi người sẽ cùng nhau tranh luận theo những cách tư duy khác nhau xem quan điểm nào đúng, sai, quan điểm nào được mọi người tán thành nhất. Với những cuộc họp kiểu như vậy, một vài quan điểm ban đầu đưa ra sẽ được thêm bớt, phát triển, nhưng sau đó mọi người sẽ sa đà vào tranh luận. Kiểu cuộc họp như vậy được ví giống như công việc điêu khắc đá: mọi người bắt đầu với một tảng đá to, sau đó đẽo, gọt và cuối cùng tất cả chỉ là vụn đá.

Nhưng một cuộc họp phương Tây có được sự nhất trí sẽ ít tranh luận hơn bỏi vì sẽ không có ai thực sự là người thắng cuộc hay thua cuộc. Sẽ chỉ có một kết luận được mọi người cùng bàn bạc, nhất trí và đưa ra. Những cuộc họp như vậy giống như công việc nặn tượng: có sẵn khuôn và chúng ta dùng từ từ thêm đất nặn theo khuôn để tạo ra sản phẩm.

Những cuộc họp của người Nhật không diễn ra theo kiểu đạt được sự nhất trí.

Người phương Tây lấy làm khó hiểu khi người Nhật tham gia cuộc họp mà không phô diễn những ý tưởng cá nhân. Mục đích của cuộc họp là để nghe. Nhưng tại sao đó không phải là một sự im lặng tuyệt đối và không mang lại hiệu quả gì?

Bởi vì mỗi thành viên đã lần lượt đội chiếc mũ trắng và đưa ra những thông tin trung lập. Chiếc bản đồ nhờ đó càng ngày càng rõ nét hơn, hoàn thiện hơn. Và khi chiếc bản đồ được hoàn tất, mọi người hiển nhiên đều nhìn thấy con đường.

Tôi không nói rằng mọi người sẽ “tìm được con đường” chỉ trong một cuộc họp. Nó có thể được hình thành sau nhiều cuộc họp kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng.

Vấn đề mấu chốt là ở chỗ không ai đến cuộc họp với một ý tưởng – con đường- nung nấu sẵn trong đầu. Mọi người cùng đội chiếc mũ trắng và nêu ra những sự kiện. Những thông tin được đưa ra tự nó hình thành nên một ý tưởng. Mọi người chờ đợi điều đó

Người phương Tây lại cho rằng ý tưởng nên được hình thành từ trước, được đinh hình nhờ tranh luận.

Người Nhật lại cho rằng ý tưởng hình thành cũng giống như việc trồng cây: ta gieo hạt, vun trồng và cây sẽ trưởng thành.

Những dẫn chứng trên nói lên phần nào sự đối chọi trong cách hình thành nên ý tưởng của những ngườl phương Tây và người Nhật. Và mục đích của tôi là chỉ ra cho các bạn thấy sự khác biệt trong cách tư duy, chứ không thuyết phục các bạn tin rằng tất cả những điều người Nhật làm thật tuyệt vời và chúng ta phải đua theo.

Chúng ta không thể thay đổi được nền văn hoá. Cho nên chúng ta cần một vài “cơ chế” để có thể chế ngự được thói quen thích tranh luận. Và đó chính là vai trò của chiếc mũ trắng. Khi mọi người trong một cuộc họp cùng đội chiếc mũ trắng, thì vai trò của chiếc mũ trắng được ngầm hiểu rằng: “chúng ta hãy giả làm người Nhật trong một cuộc họp của người Nhật”.

Chiếc mũ trắng ở đây chính là một công cụ nhân tạo, một thành ngữ giản đơn để mọi người thực hành lối tư duy mới một cách dễ dàng.

Sự giải thích chi tiết và những lời cổ vũ đôi khi lại không thu được kết quả.

Ở đây, tôi không muốn sa đà giải thích tại sao người Nhật không thuộc tuýp người sáng tạo. Người ta tạo ra sự sáng tạo dựa trên bản sắc văn hoá thể hiện cái tôi, nhờ vào những con người kiên trì bảo vệ ý tưởng của mình và sẵn sàng đấu tranh bảo vệ nó trước mọi người. Chính sự đa dạng về ý tưởng góp phần thúc đẩy sự sáng tạo. Tôi sẽ bàn tới chủ đề này ở phần “luồng tư duy chiếc mũ xanh lá cây”.

CÁC TRIẾT GIA, THỰC TRẠNG VÀ CHÂN LÝ

Độ tin cậy của sự kiện bạn vừa nêu là bao nhiêu?

Giá trị của những thông tin có được theo suy luận của triết học như thê nào?

Sự thật tuyệt đối và tương đối.

Lẽ phải và thực tế không có mối liên hệ quá chặt chẽ như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Lẽ phải là một. từ thuộc hệ thống từ của triết học. Thực tế lại liên quan đến những vấn đề đã và có thể kiểm chứng (những bạn đọc có đầu óc thực tế không quan tâm đến những vấn đề nêu trên có thể bỏ qua chương này để đọc những chương tiếp t.heo).

Nếu tất cả những con thiên nga chúng ta nhìn thấy từ trước đến nay đều có bộ lông màu trắng, liệu chúng ta có thế đưa ra kết luận: “Tất cả các con thiên nga đều có bộ lông trắng!” Chúng ta có thể, và đã làm như vậy. Bởi vì tại thời điểm chúng ta đưa ra kết luận, chúng ta đã dựa vào kinh nghiệm của bản thân từ trước đến giờ. Theo cách nghĩ như vậy, kết. luận củaa chúng ta là dựa trên thực tế.

Rồi một ngày kết. luận chúng ta đưa ra không còn chính xác nửa khi ta nhìn thấy con thiên nga với bộ lông đen. Đột nhiên, điều mà trước đây chúng ta cho là thật lại không còn đúng nữa. Nhưng thực tế là chúng ta đã nhìn thấy cả trăm con thiên nga trắng, trong khi đó mới nhìn thấy một con thiên nga đen. Và vậy, lẽ phải vẫn thiên về bộ lông màu trắng của con thiên nga. Tuy nhiên, nếu kết. luận được đưa ra dựa vào thực tế. ta nên nói: “Hầu hết các con thiên nga đều có bộ lông trắng”, hoặc “phần đông các con thiên nga có bộ lông trắng”, hoặc “Hơn chín mươi chín phần trăm thiên nga có bộ lông trắng”.

Nhưng các nhà logic học lại không tán thành với những kết luận chung chung dựa trên thực tế kiểu: hầu hết trẻ em thích ăn kem; đa phần các quí bà đều dùng mỹ phẩm…

Họ thích những từ thể hiện sự khẳng định như từ “tất cả” trong câu kết luận “tất cả những con thiên nga đều màu trắng”- Bởi vì xét về mặt logic thì kết. luận được đưa ra với những điều kiện đi kèm: nếu điều này là sự thật thì…

Khi chúng ta nhìn thấy con thiên nga đen đầu tiên, kết luận “tất cả thiên nga đều màu trắng” đã trở thành một kết luận sai, trừ khi bạn chọn một cách khác để gọi con thiên nga đen đó.

Vậy trọng tâm của vấn đề chính từ ngôn từ và cách định nghĩa sự việc. Nếu ta chọn từ “màu trắng” như là một phần quan trọng để xác định một con thiên nga, thì lúc đó con thiên nga đen được xem như một loài khác. Còn nếu chúng ta không quá chú trọng đến màu sắc, thì con thiên nga đen chính là một con chim quí, chỉ khác về màu lông. Việc xác định phạm trù của sự việc và định nghĩa sự việc chính là bản chất của triết học.

Lối tư duy chiếc mũ trắng căn cứ vào những thông tin hữu ích. Vì thế, những thông tin được diễn đạt qua những cụm từ “nói chung”, “tổng quát lại”, hoàn toàn chấp nhận được.

Nhưng không phải lúc nào ta cũng có những con số thống kê để đưa ra những thông tin rõ ràng về sự việc, vì vậy, chúng ta cần hướng tư duy đến hệ thống thông tin hai luồng (niềm tin và thực tế đã được kiểm chứng).

…Hầu hết những công ty duy trì hoạt động bằng cách trông chờ vào lợi nhuận bán hàng trong tương lai đều đi đến chỗ phá sản. (Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chỉ ra một vài công ty đã hoạt động như vậy nhưng lại thu được thành công trong kinh doanh).

…Nếu giá giảm xuống thì sức mua sẽ tăng lên. (Tuy nhiên khi giá nhà tăng lên có thể một số

người vì lý do đầu cơ, sợ lạm phát hoặc muốn nhanh hơn người khác đã mua nhà làm sức mua tăng lên).

…Nếu anh làm việc chăm chỉ, anh sẽ thu được thành công. (Tuy nhiên có nhiều người làm việc chăm chí cả đời mà vẫn không thu được thành công).

Khả năng để một sự việc xảy ra có thể theo trình tự sau:

Luôn luôn đúng

Thường xuyên đúng

Nói chung là đúng

Hầu như đúng

Đúng nhiều hơn là sai

Nửa đúng, nửa sai

Một số trường hợp đúng

Đôi khi đúng

Hiếm khi đúng

Đã từng xảy ra

Chưa từng xảy ra

Không thể trở thành hiện thực

Vậy với lối tư duy chiếc mũ trắng, ta có thể chấp nhận thông tin ở mức độ diễn đạt nào. Như đã nói ở những phần trước, tuỳ theo sườn thông tin mà ta xây dựng để thảo luận, ta có thể sử dụng từ ngữ phù hợp để nêu thông tin. Ví dụ, để nêu lên một sự việc hiếm khi xảy ra, ta nói:

…Thường thì bệnh sởi không phải là bệnh nguy hiểm. Nhưng “đôi khi” nó có thể kéo theo triệu chứng viêm nhiễm, chẳng hạn viêm tai.

…Rất hiếm khi tiêm chủng phổ cập dẫn đến chứng viêm não.

…Đã từng xảy ra trường hợp trẻ con bị giống chó này cắn khi bọn trẻ cố tình chọc tức chúng.

Rõ ràng, những thông tin như vậy góp phần quan trọng để mọi người nhận thức sự việc.

Tuy nhiên, nó cũng đặt mọi người vào những tình huống khó xử. Chẳng hạn như trong ví dụ thứ hai, sự quan ngại của mọi người về mối nguy hiểm của bệnh viêm não do tiêm chủng lớn hơn ngàn lần so với con số những ca nguy hiểm thống kê được. Vì vậy, nếu có thể, chúng ta nên cung cấp những số liệu cụ thể về sự kiện vừa nêu cho mọi người để tránh những suy diễn tuởng tượng.

Có một câu hỏi khác là liệu ta có chấp nhận những thông tin từ những “giai thoại” nếu ta suy nghĩ theo quan điểm chiếc mũ trắng?

…Đã từng có một người đàn ông rơi khỏi một chiếc máy bay mà không có dù, vậy mà ông ta vẫn sống sót.

…Hãng Ford đã Chế tạo chiếc Edsel dựa vào những điều tra thị trường và đã bị thất bại hoàn toàn.

Nếu thực tế dã xảy ra những sự việc như vậy, thì những thông tin trên chấp nhận theo quan điểm tư duy chiếc mũ trắng, mặc dù chúng có nguồn gốc từ những “giai thoại” hoặc “những trường hợp điển hình”.

…Những sản phẩm được thiết kế dựa trên điều tra thị trường đôi khi có thể gặp thất bại. Một ví dụ là dòng xe Edsel của hãng Ford, và sản phẩm này đã hoàn toàn thất bại.

Kết luận kiểu như trên lại không được cho là phù hợp theo tư duy chiếc mũ trắng, trừ khi nó được mọi người ủng hộ bằng cách đưa ra nhiều ví dụ tương tự đã xảy ra. Con mèo có thể bị rơi khỏi mái nhà, nhưng đó chỉ là một trường hợp hy hữu.

Từ sự ngoại lệ, ta không thể đưa ra một kết luận, đơn giản, vì đó chính là những ví dụ ngoại lệ.

Chúng ta hiếm khi nhìn thấy con thiên nga đen bởi chúng chỉ chiếm một số lượng quá nhỏ bé. Chúng ta thấy một người đàn ông rơi ra khỏi máy bay, không cần dù mà vẫn sống bởi vì có điều gì đó bất thường. Ví dụ về dòng xe Edsel cũng chỉ là một trong những điều bất thường đó.

Chủ đích của chiếc mũ trắng chính là những thông tin có ích. Cho nên chúng ta có thể đưa ra các loại thông tin. Mấu chốt ở đây chính là ta phải xây dựng sườn thông tin một cách toàn diện.

…Tất cả các chuyên gia đều dự đoán rằng lãi suất sẽ giảm vào dịp cuối năm nay.

…Tôi đã trò chuyện với bốn chuyên gia và tất cả họ đều dự đoán rằng lãi suất sẽ giảm vào dịp cuối năm nay.

…Tôi đã nói chuyện với Ngài Flint, Ngài Ziegler, Ngài Suarez và Bà Cagliatto và tất cả họ đều dự đoán lãi suất sẽ giảm vào dịp cuối năm nay.

Chúng ta vừa đưa ra ví dụ về cách cung cấp thông tin với ba mức độ chính xác khác nhau.

Bạn cũng có thể trò chuyện với các chuyên gia để đưa ra các nhận định khác.

Lối tư duy chiếc mũ trắng không đưa ra một khái niệm về sự tuyệt đối. Nó đưa ra phương hướng để tất cả chúng ta phấn đấu giải quyết vấn đề một cách tốt hơn.

PHẠM VI ÁP DỤNG

Hãy sử dụng chiếc mũ của bạn.

Yêu cầu người khác sử dụng chiếc mũ giống như bạn.

Yêu cầu mọi người cũng sử dụng chiếc mũ trắng.

Lựa chọn những câu trả lời phù hợp với chiếc mũ đang sử dụng

Hầu hết các tình huống đều xoay quanh những nhận định trên. Tất cả chung qui lại chính là việc: hỏi, trả lời, và lựa chọn thông tin.

Chiến dịch bán hàng của chúng ta đã nhầm lẫn ở khâu nào?

…Để trả lời câu hỏi này tôi sẽ sử dụng chiếc mũ trắng. Chúng ta đã chào hàng tới 60% số hộ bán lẻ. Chỉ có 60% trong số họ tiêu thụ sản phẩm của chúng ta. Có 40% trong số này chỉ lấy hai mặt hàng để bán thử.

Có tới 75% số người được chúng tôi hỏi nói rằng giá sản phẩm của chúng ta là quá cao. Có hai sản phẩm cạnh tranh cùng loại với chúng ta trên thị trường với mức giá thấp hơn.

…Giờ hãy sử dụng chiếc mũ đỏ và cho tôi biết ý kiến của anh.

…Chúng ta đã đưa ra một sản phẩm không ưu việt với một mức giá quá cao. Chúng ta đã không tiến hành những bước điều tra thị trường cần thiết. Khâu quảng cáo sản phẩm mới của chúng ta thua kém so với đối thủ cạnh tranh. Chúng ta đã không có những chính sách hấp dẫn với người bán hàng.

Sự nhạy cảm được thể hiện nhờ vào việc sử dụng chiếc mũ đỏ trong những tình huống như thế này là rất quan trọng. Nhưng những ý kiến mang tính cảm xúc như vậy không được chấp nhận nếu bạn dang sử dụng chiếc mũ trắng, trừ phi là bạn thuật lại cảm xúc của những khách hàng tiềm năng mà bạn đã phỏng vấn.

…Chúng ta bắt đầu buổi thảo luận bằng chiếc mũ trắng. Hãy nói cho chúng tôi biết về tình hình phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên. Hãy đưa ra những số liệu, những dự báo và cả những chứng cứ.

…Tôi không muốn anh suy đoán mà hãy sử dụng chiếc mũ trắng và nói cho tôi biết chúng ta sẽ thu được điều gì nếu chúng ta hạ giá vé chuyến bay qua Đại Tây Dương xuống còn 250 đô la.

Khi bạn sử dụng chiếc mũ trắng tư duy, rõ ràng là không có chỗ cho những tình cảm, cảm nhận trực giác, sự xét đoán dựa trên kinh nghiệm, cảm xúc, ấn tượng và chính kiến cá nhân. Bởi vì, mục đích của chiếc mũ trắng đó là: cung cấp một phương tiện chỉ để hỏi thông tin.

…Nếu bạn sử dụng chiếc mũ trắng và hỏi xem tại sao tôi lại đổi việc. Lương thì không hề thay đổi. Bổng lộc cũng không hơn. Khoảng cách từ nhà đến chỗ làm cũng bằng nhau. Công việc cũng cùng loại. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói theo quan điểm chiếc mũ trắng.

TỔNG KẾT KIỂU TU DUY CHIẾC MŨ TRẮNG

Hãy hình dung quá trình hoạt động của chiếc máy tính. Nó cung cấp những sự kiện và số liệu mà bạn yêu cầu. Chiếc máy tính thực hiện công việc cung cấp thông tin một cách trung lập và hướng đích. Nó không đưa ra ý kiến hoặc những lời bình luận. Khi bạn sử dụng lối tư duy chiếc mũ trắng, bạn hãy coi mình như chiếc máy tính.

Những người cầm trịch cuộc họp khi đặt ra những câu hỏi nên chọn những câu trọng tâm để có được những thông tin chính xác.

Trên thực tế luôn tồn tại hệ thống thông tin hai luồng. Luồng thông tin thứ nhất bao gồm những sự kiện đã được kiểm chứng và chứng minh, những sự kiện hàng đầu. Thứ hai là luồng thông tin dựa trên niềm tin, chưa được kiểm chứng đầy đủ – thông tin cấp hai. Có một chuỗi những từ ngữ để diễn tả độ tin cậy của thông tin, từ những từ “luôn đúng” tới những từ như “không bao giờ đúng” là những từ chỉ mức độ chung chung như: “hầu hết”, “đôi khi”, “thỉnh thoảng”.

Những thông tin được diễn tả bởi những từ như vậy hoàn toàn được chấp nhận với lối tư duy chiếc mũ trăng, đó chính là những từ nòng cốt để chỉ cấp độ xảy ra sự việc.

Chiếc mũ trắng tư duy có những nguyên tắc và phương hướng áp dụng. Nó yêu cầu người sử dụng hãy cố gắng tỏ ra trung lập và hướng đích khi cung cấp nhũng thông tin. Bạn có thể là người yêu cầu người khác sử dụng chiếc mũ trắng tư duy hoặc cũng là người bị yêu cầu hãy sử dụng chiếc mũ trắng. Bạn cũng có thể là người lựa chọn xem có nên sử dụng chiếc mũ trắng tư duy hay không.

Màu trắng chính là biểu hiện của thái độ trung lập.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.