Văn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó

Chương IV



Công việc này có vẻ là một việc có tầm mức lớn rộng, và là tự nhiên người ta cảm thấy thiếu tự tin khi đối diện với nó. Nhưng sau đây là những phỏng đoán như tôi đã có thể thực hiện được với khả năng của mình.

Sau khi con người nguyên thủy đã khám phá rằng cải thiện số phần của hắn trên trái đất nằm trong tay của chính hắn, theo nghĩa đen của từ, bằng cách làm việc, không thể còn là một vấn đề dửng dưng với hắn là liệu không biết một người khác làm việc với, hay chống lại hắn.

Với hắn, con người kia chiếm được giá trị của một người-bạn-cùng-làm-việc, và sống cùng với người kia là có ích lợi. Ngay cả sớm hơn trước đó, trong thời tiền sử giống người-vượn của mình, con người đã chấp nhận tập quán hình thành những gia đình, và những thành viên gia đình của một người có lẽ đã là những người giúp đỡ đầu tiên của người ấy.

Một người có thể giả định sự sáng lập những gia đình đã một cách nào đó kết nối với sự kiện rằng đến một thời điểm khi nhu cầu về thỏa mãn bộ phận sinh dục thôi không còn xuất hiện giống như một người khách đột ngột ghé thăm, và trong một thời gian dài sau khi anh ta ra đi, không nghe thêm gì nữa, nhưng thay vì như thế, người này đã chiếm chỗ, ở lại như một người chung phòng vĩnh viễn.

Khi điều này xảy ra, nam giới có được một động lực để giữ những phụ nữ, hay nói tổng quát hơn, những đối tượng tính dục của mình, gần anh ta, trong khi phụ nữ, người không muốn bị phân rẽ khỏi đám con trẻ bơ vơ chưa tự lực được của nàng, đã bị bắt buộc, vì những ích lợi của chúng, ở lại với người nam mạnh mẽ hơn [1].

Trong gia đình nguyên thủy này vẫn còn thiếu một điểm đặc trưng thiết yếu của nền văn minh. Ý chí tùy tiện của người đứng đầu của nó, người cha, đã không bị hạn chế. Trong Totem và Taboo [1912-13] [2] tôi đã cố gắng cho thấy như thế nào con đường đã dẫn từ gia đình này đến giai đoạn kế tiếp của đời sống cộng đồng theo hình thức của những bầy anh em trai.

Khi áp đảo cha của họ, những đứa con trai đã làm một khám phá rằng một sự kết hợp có thể mạnh hơn so với một cá nhân riêng lẻ. Văn hóa vật tổ dựa trên những hạn chế mà những người con trai đã áp đặt trên lẫn nhau để giữ cho tình trạng mới này của những công việc được duy trì. Tuân hành những điều cấm kỵ đã là sự “đúng” đầu tiên, hoặc “luật” [3] đầu tiên. Thế nên, đời sống cộng đồng của con người đã có một nền tảng gồm hai lớp: sự cưỡng bách làm việc, tạo bởi sự cần thiết bên ngoài, và sức mạnh của ái tình, vốn làm người nam không bằng lòng bị tước mất đối tượng tính dục của mình – người phụ nữ – , và làm người nữ không bằng lòng bị tước mất một phần của mình vốn đã được tách khỏi nàng – con của nàng.

Eros và Ananke (Ái Tình và Tất Yếu) [4] cũng đã trở thành những cha mẹ sinh thành của nền văn minh của con người. Kết quả đầu tiên của văn minh đã là ngay cả một số lượng khá lớn con người bây giờ có thể có khả năng sống chung trong một cộng đồng. Và bởi vì hai sức mạnh lớn này đã cùng tác động trong điều này, người ta có thể đã mong đợi rằng sự phát triển thêm nữa của văn minh sẽ trôi chảy hướng tới một sự kiểm soát lại còn tốt hơn nữa trên thế giới bên ngoài, và hướng tới mở rộng hơn nữa số người được bao gồm trong cộng đồng. Cũng không phải là dễ dàng để hiểu như thế nào nền văn minh này có thể tác động trên những người tham gia của nó cách nào khác hơn là làm cho họ được hạnh phúc.

Trước khi chúng ta tiếp tục thăm dò một sự can thiệp có thể phát sinh từ góc nào, sự công nhận này về ái tình như là một trong những nền tảng của văn minh có thể được dùng vào như một cái cớ cho một sự ra ngoài đề, vốn sẽ cho phép chúng ta lấp một khoảng trống mà chúng ta còn bỏ lại trong thảo luận trước đó.

Ở đó, chúng ta nói sự khám phá của con người về ái tình tính dục (qua bộ phận sinh dục) đủ khả năng đem lại cho hắn kinh nghiệm mạnh mẽ nhất của sự thỏa mãn, và trong thực tế đã cung cấp cho hắn với mẫu thức của tất cả hạnh phúc, đã phải gợi ý cho hắn rằng nên tiếp tục tìm sự thỏa mãn hạnh phúc trong đời sống mình dọc con đường của những quan hệ tính dục, và rằng hắn nên lấy việc khiêu dâm bộ phận sinh dục làm điểm trung tâm của cuộc đời mình.

Chúng ta đã tiếp tục nói rằng làm như vậy anh ta tự làm cho mình phụ thuộc trong một cách nguy hiểm nhất trên một phần của thế giới bên ngoài, cụ thể là, đối tượng ái tình đã lựa chọn của anh, và phơi mở anh ta ra với đau khổ cùng cực nếu bị đối tượng đó từ chối, hoặc nếu như phải mất nó vì sự không chung thủy hoặc tử vong. Vì lý do đó, những con người khôn ngoan của mọi thời đại đã hết sức mạnh mẽ cảnh cáo chúng ta chống lại lối sống này; nhưng bất chấp điều này, nó đã không bị mất sự hấp dẫn của nó với một số lượng lớn con người.

Một thiểu số nhỏ đã có được khả năng do thể chất cấu tạo của họ tìm được hạnh phúc, bất chấp tất cả mọi thứ, dọc con đường của ái tình. Nhưng những thay đổi sâu rộng của trí não về chức năng của ái tình là cần thiết trước khi điều này có thể xảy ra. Những người này làm cho mình độc lập với sự chấp nhận của đối tượng của họ bằng cách thế chỗ những gì họ chủ yếu xem là giá trị, từ được yêu thương sang qua yêu thương; họ tự bảo vệ mình chống lại sự mất mát của đối tượng bằng cách hướng dẫn ái tình của họ, không với đối tượng duy nhất mà với tất cả con người như nhau; và họ tránh những bất trắc và những thất vọng của ái tình qua bộ phận sinh dục bằng cách hướng cho quay xa khỏi mục tiêu tính dục của nó, và chuyển biến bản năng vào thành một xung lực với một mục tiêu bị kềm chế.

Những gì họ gây ra trong chính họ theo cách này là một trạng thái của cảm xúc thương yêu, kiên định, và bị đình chỉ ngang đều nhau, vốn nó có rất ít giống nhau bên ngoài nữa với những kích động bão tố của ái tình tính dục, vốn từ đó nó đã xuất phát, dẫu thế nào đi nữa. Có lẽ Thánh Francis thành Assisi đã đi xa nhất như thế trong khai thác ái tình cho lợi ích của một xúc cảm bên trong về hạnh phúc.

Hơn nữa, những gì chúng ta đã công nhận như một trong những kỹ thuật để làm tròn nguyên tắc lạc thú thường đã được đưa vào kết nối với tôn giáo; kết nối này có thể nằm ở những vùng xa xôi, nơi sự phân biệt giữa ego và những đối tượng, hoặc giữa những đối tượng tự thân chúng đã bị xao lãng. Theo như một quan điểm đạo đức, vốn động lực sâu xa hơn của nó sẽ trở nên rõ ràng đối với chúng ta giờ đây [5], sự sẵn sàng này cho một tình yêu phổ quát của nhân loại và thế giới đại diện cho lập trường cao nhất mà con người có thể đạt tới. Ngay cả ở giai đoạn đầu này của thảo luận, tôi muốn đưa ra hai phản đối chính của tôi với quan điểm này. Một tình yêu mà không có đối xử phân biệt, với tôi có vẻ như nó chối bỏ mất một phần giá trị của riêng nó, bằng cách làm một bất công với đối tượng của nó, và thứ hai, không phải tất cả con người là xứng đáng với tình yêu.

Ái tình vốn nó tạo dựng gia đình vẫn tiếp tục hoạt động trong nền văn minh, cả ở hai dạng ban đầu của nó, trong đó nó không từ bỏ sự thỏa mãn tính dục trực tiếp, và ở dạng biến đổi của nó như là thương yêu có mục tiêu bị kềm chế. Trong mỗi dạng, nó tiếp tục thực hiện chức năng của nó là kết buộc vào cùng nhau những số lượng đáng kể của con người, và nó làm như vậy trong một cách thức sâu đậm hơn so với có thể có được từ tác dụng của lợi ích trong công việc làm chung. Cách vô tư trong đó ngôn ngữ sử dụng từ “yêu” có lý lẽ bào chữa di truyền của nó.

Con người đem cho tên gọi “yêu” với mối quan hệ giữa một người nam và một người nữ là những người có những nhu cầu thuộc về cơ quan sinh dục đã dẫn họ đến tạo dựng một gia đình; nhưng họ cũng cho tên gọi “yêu” với những xúc cảm tích cực giữa cha mẹ và con cái, và giữa những anh em và chị em của một gia đình, mặc dù chúng ta bắt buộc phải mô tả điều này như là “ái tình có mục tiêu bị kềm chế” hay “thương yêu”. Yêu thương với một mục tiêu bị kềm chế đã là trong thực tế ban đầu ái tình đầy đủ nhục cảm, và nó vẫn còn là như vậy trong vô thức con người.

Cả hai – ái tình đầy đủ nhục cảm và ái tình có mục tiêu bị kềm chế – kéo dài ra ngoài gia đình và tạo ra những gắn buộc mới với những người trước đây là những người xa lạ. Ái tình có trọng tâm là cơ quan sinh dục [6] dẫn đến sự hình thành của những gia đình mới, và ái tình có mục tiêu bị kềm chế tới những “tình bạn”, vốn chúng trở nên có giá trị từ một quan điểm văn hóa, vì chúng thoát khỏi một số hạn chế của ái tình tính dục, chẳng hạn như là, lấy thí dụ, tính chất loại trừ của nó. Nhưng trong tiến trình phát triển sự liên hệ của ái tình với nền văn minh mất đi tính hàm hồ của nó. Về một mặt ái tình đi vào trong sự đối lập với những lợi ích của nền văn minh; về mặt khác, nền văn minh đe dọa ái tình với những hạn chế quan trọng đáng kể.

Rạn nứt này giữa chúng xem dường không thể tránh. Lý do của nó không phải có thể nhận ra ngay lập tức. Đầu tiên nó tự biểu hiện như là một xung đột giữa gia đình và cộng đồng lớn hơn mà những cá nhân thuộc vào. Chúng ta đã nhận thức rồi rằng một trong những nỗ lực chính của văn minh là mang người ta vào cùng với nhau thành những đơn vị lớn. Nhưng gia đình sẽ không buông bỏ cá nhân. Càng chặt chẽ hơn những thành viên của một gia đình gắn bó người này với người kia, họ càng thường xuyên hơn có khuynh hướng tự tách chính họ ra với những người khác, và càng khó khăn hơn để cho họ tham gia vào cái vòng rộng lớn hơn của đời sống.

Phương thức có chung của đời sống, nhìn theo tiến hóa của chung cả loài [7], nó là cũ hơn, và nó là cái duy nhất tồn tại trong thời thơ ấu, sẽ không để tự thân nó bị thay thế bằng những phương thức văn hóa của đời sống vốn được tiếp thụ muộn hơn về sau. Tách mình khỏi gia đình trở thành một công việc mà mọi người trẻ phải đối mặt với nó, và xã hội thường giúp anh ta trong giải pháp cho công việc đó bằng những phương tiện của sự dậy thì, và những nghi thức gia nhập. Chúng ta có ấn tượng rằng đây là những khó khăn vốn chúng là di truyền trong tất cả phát triển tinh thần – và, thực sự, ở dưới đáy, trong tất cả phát triển hữu cơ.

Thêm nữa, phụ nữ sớm đi vào sự đối lập với văn minh và phơi bày ảnh hưởng của sự chậm phát triển và hạn chế của họ – chính là những người phụ nữ này, ở lúc ban đầu, đã đặt những nền tảng của nền văn minh bằng những tuyên đòi của tình yêu của họ. Phụ nữ đại diện cho những lợi ích của gia đình và của đời sống tính dục. Việc làm của văn minh ngày càng trở nên công việc của người nam, nó thách thức họ với những nhiệm vụ mãi mãi còn khó khăn hơn, và buộc họ phải tiến hành những thăng hoa bản năng, vốn phụ nữ ít có khả năng với chúng.

Bởi vì một người không nắm trong tay những số lượng vô hạn về năng lượng tinḥ thần để tùy mình xử dụng, ông đã phải hoàn thành những nhiệm vụ của mình bằng cách làm một phân phối thiết thực của libido của mình. Những gì ông sử dụng cho những mục tiêu văn hóa, trong một mức độ lớn, rút ông xa khỏi phụ nữ và đời sống tính dục. Sự giao kết thường trực của ông với nam phái, và sự phụ thuộc của ông trên những quan hệ của ông với họ, thậm chí làm ông xa lạ với những nhiệm vụ người chồng và người cha của mình. Như vậy, người phụ nữ thấy mình bị đẩy vào hậu trường vì những tuyên đòi của nền văn minh, và nàng tiếp nhận một thái độ thù địch hướng về nó.

Khuynh hướng hạn chế đời sống tính dục về phần của văn minh, thì không kém rõ ràng hơn so với khuynh hướng khác của nó là mở rộng đơn vị văn hóa. Giai đoạn đầu tiên của nó, giai đoạn totem, đã đem lại với nó rồi sự cấm đoán chống lại một lựa chọn về đối tượng loạn luân, và điều này có lẽ là sự cắt xén quyết liệt nhất mà đời sống khiêu dâm của con người trong mọi thời đến nay đã phải trải qua.

Những ta bu, những lề luật, những thói tục áp đặt thêm những hạn chế khác nữa, vốn chúng ảnh hưởng cả nam giới lẫn phụ nữ. Không phải tất cả những nền văn minh cùng đi xa như nhau trong điều này; và cơ cấu kinh tế của xã hội cũng ảnh hưởng đến số lượng vẫn còn giữ lại về tự do tính dục.

Ở đây, như chúng ta đã biết, văn minh tuân theo những luật lệ của thiết yếu kinh tế, bởi vì một số lượng lớn năng lượng tinh thần mà nó sử dụng cho những mục đích riêng của nó đã phải rút ra từ tính dục. Trong phương diện này, văn minh đối xử với tính dục như là một người hay một tầng lớp dân chúng của nó làm, đó là đặt người khác làm đối tượng khai thác bóc lột của nó.

Sợ hãi về một cuộc nổi dậy của những phần tử bị đàn áp đẩy nó đi đến những biện pháp phòng ngừa chặt chẽ hơn. Một mức thành tựu cao nhất của một sự phát triển giống như vậy đã đạt được trong nền văn minh Tây Âu chúng ta. Một cộng đồng văn hóa là hoàn toàn biện minh được về tâm lý, trong sự bắt đầu bằng những tuyên ngôn ngăn cấm về đời sống tính dục của trẻ em, bởi vì sẽ không có triển vọng kiềm chế được sự thèm mốn xác thịt của những người lớn, nếu như đã không chuẩn bị nền tảng cho nó trong thời thơ ấu.

Nhưng một cộng đồng thuộc loại giống như thế không thể nào biện minh được khi cố gắng đi đến cùng trong từ chối một hiện tượng dễ dàng minh chứng, và thực vậy, một hiện tượng quá nổi bật như thế. Về phương diện tính dục của cá nhân trưởng thành, sự lựa chọn đối tượng bị hạn chế vào người khác giới, và hầu hết những thỏa mãn của có thêm bộ phận sinh dục [8] thì bị cấm, xem như những sa đọa đồi bại [9].

Sự đòi hỏi, thể hiện trong những cấm đoán này, rằng sẽ có một loại duy nhất của đời sống tính dục cho tất cả mọi người, bất kể những khác biệt, dù do bẩm sinh, hoặc do tập thành, trong sự thiết định tổ chức tính dục của con người; nó cắt bỏ một số khá đông loài người khỏi sự vui hưởng tính dục, và do đó trở thành nguồn gốc của sự bất công nghiêm trọng.

Kết quả của những biện pháp hạn chế như thế có thể là ở những người bình thường – những người không bị thể chất của họ ngăn ngừa – toàn bộ thích thú tính dục của họ sẽ trôi vào những kênh để mở mà không bị mất mát. Nhưng ái tình trên bộ phận sinh dục khác giới, vốn vẫn còn không bị miễn trừ, không bị đặt ngoài vòng pháp luật, thì tự nó bị thêm những giới hạn ngăn cấm hơn nữa, trong dạng của sự nhấn mạnh vào tính hợp pháp, và chế độ một vợ một chồng.

Nền văn minh ngày nay làm thành điều đơn giản rằng nó sẽ chỉ cho phép những mối quan hệ tính dục trên cơ sở của một ràng buộc đơn độc, vĩnh viễn không thể hủy bỏ, giữa một người nam và một người nữ, và rằng nó không thích tính dục như là một nguồn vui, như trong tự thân nó là một quyền tự nhiên, nhưng chỉ chuẩn bị cho phép, khoan thứ nó, bởi vì cho đến nay đã không gì thay thế được nó như là một phương tiện truyền giống của loài người [10].

Tất nhiên, đây là một bức tranh cực đoan. Mọi người đều biết rằng đã chứng tỏ không thể nào đưa nó vào thực hiện, thậm chí trong những thời gian khá ngắn. Chỉ có những kẻ nhu nhược mới chịu khuất phục một sự lấn áp sâu rộng như vậy trên tự do tính dục của họ, và những (người có) bản chất mạnh mẽ hơn chỉ làm theo như vậy với điều kiện có được một được đền bù, vốn sẽ được đề cập sau [11].

Xã hội văn minh đã tìm thấy tự thân nó bị buộc phải đi im lặng qua nhiều vi phạm mà nếu theo điều lệnh riêng của nó, đã nên bị trừng phạt. Nhưng chúng ta phải đừng phạm sai lầm, đứng về phía bên kia, và cho rằng bởi vì nó không đạt được tất cả những mục tiêu của nó, một thái độ như thế về phần của xã hội là hoàn toàn không có hại, vô thưởng vô phạt.

Đời sống tính dục của con người văn minh, dù bị làm suy hại trầm trọng, đôi khi nó đem cho ấn tượng là đương trong tiến trình co rút phức tạp lại như một chức năng, cũng giống như răng và tóc của chúng ta xem dường như là những cơ quan. Người ta có lẽ là chính đáng khi giả định rằng sự quan trọng của nó, như là một nguồn của những cảm xúc về hạnh phúc, và do đó trong sự hoàn thành mục tiêu của chúng ta trong đời sống, đã bị giảm thiểu một cách xúc cảm[12]. Đôi khi một người dường như cảm nhận rằng nó không chỉ là áp lực của văn minh, nhưng một điều gì đó trong bản chất của tự thân chức năng vốn nó từ chối chúng ta sự thỏa mãn trọn đủ, và thúc giục chúng ta theo hướng những con đường khác. Điều này có thể là sai, nó là khó mà quyết định [13].

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2011)

(Còn tiếp…)

[1] [Những chu kỳ sinh lý hữu cơ của tiến trình tính dục đã tồn tại, đó là sự thật, nhưng hiệu quả của nó đối với sự kích thích tâm lý tính dục đã đúng hơn có phần bị đảo ngược. Sự thay đổi này dường như rất có thể được kết nối với sự giảm thiểu về kích thích khứu giác bằng những phương tiện trong đó tiến trình kinh nguyệt đã tạo ra một ảnh hưởng trên tâm lý của nam giới. Vai trò của chúng đã được những kích thích thị giác thế chỗ, trong đó, trái ngược với những kích thích khứu giác đứt quãng gián đoạn, chúng đã có khả năng duy trì một hoạt động có hiệu quả thường trực. Những điều cấm kỵ về kinh nguyệt bắt nguồn từ những ‘dồn nén hữu cơ này’, nó hành động như là một phòng vệ chống lại một giai đoạn phát triển vốn đã bị khắc phục.

Tất cả những động cơ khác của nó có thể là của một bản tính thứ cấp. (Cf. C.D. Daly, “Hindumythologie und Kastrationkomplex”, Imago, Vol. XIII,1927.) Tiến trình này được lập lại trên mức độ khác nhau khi những vị gót của một thời kỳ văn hóa đã qua biến sang thành những demons trong thời kỳ kế tiếp. Tuy nhiên, sự giảm thiểu tầm quan trọng của kích thích khứu giác dường như tự nó là một hệ quả của sự nâng khỏi mặt đất của con người, của giả định về sự nó nhận lấy một dáng đi thẳng đứng, điều này làm cho bộ phận sinh dục của con người, vốn trước đây được che giấu, thành có thể nhìn thấy được và cần được bảo vệ, và như thế gây nên những xúc cảm xấu hổ trong con người.

Tiến trình định mệnh của văn minh như vậy đã thiết lập với sự chấp nhận một tư thế đứng thẳng của con người. Từ thời điểm đó trở đi, chuỗi những biến cố sẽ được tiến hành thông qua sự làm giảm mất giá trị của những kích thích khứu giác và sự cô lập của thời kỳ kinh nguyệt cho đến thời khi sự kích thích thị giác đã thành chiếm ưu thế và những bộ phận sinh dục thành có thể thấy được rõ ràng, và từ đó đến sự kích thích tính dục liên tục, sự sáng lập của gia đình và như thế đưa tới ngưỡng cửa của nền văn minh con người. Đây chỉ là một suy đoán lý thuyết, nhưng nó đủ quan trọng để xứng đáng được kiểm tra cẩn thận với sự tham chiếu đến những điều kiện của đời sống vốn thu được trong đám những loài động vật liên hệ gần gũi với con người.

Một yếu tố xã hội cũng hiện diện không thể nhầm lẫn trong khuynh hướng văn hoá nghiêng về sự sạch sẽ, vốn nó đã nhận được biện minh ex post facto trong những quan tâm về sự vệ sinh, nhưng nó đã tự thể hiện trước khi có những khám phá về vệ sinh. Kích động với sự sạch sẽ bắt nguồn từ một sự thôi thúc để loại bỏ cứt đái bài tiết, vốn chúng đã trở thành khó chịu với những nhận thức giác quan. Chúng ta biết rằng trong nhà nuôi trẻ những sự việc là khác biệt. Những cứt đái bài tiết không khơi dậy ghê tởm ở trẻ em. Chúng có vẻ có giá trị với trẻ em với tính cách là một phần của cơ thể của chúng, vốn đã đi ra xa khỏi nó. Ở đây sự dưỡng dục nhấn mạnh với năng lực đặc biệt để đẩy nhanh tiến trình phát triển nằm chờ phía trước, và nó sẽ làm cho những bài tiết là vô giá trị, đáng kinh, đáng ghê và đáng ghét. Một sự đảo ngược của những giá trị như thế sẽ hiếm có thể có được nếu những thực chất bị thải ra khỏi cơ thể đã không bị thất bại vì mùi mạnh mẽ của chúng, phải chịu chia xẻ số phận vốn vượt chiếm kích thích khứu giác sau khi con người đã nhận theo tư thế đứng thẳng. Dâm dục hậu môn, do đó, đã gục ngã trong trường hợp đầu tiên của ‘dồn nén hữu cơ’ vốn nó đã dọn đường đi tới văn minh. Sự hiện hữu của những yếu tố xã hội có trách nhiệm cho việc chuyển đổi xa hơn nữa của dâm dục hậu môn được chứng thực bởi hoàn cảnh, mặc dù với tất cả những tiến bộ phát triển của con người, trong đó anh ta hiếm khi thấy mùi của chất bài tiết của mình ghê tởm, nhưng chỉ là của người khác. Như vậy một ai là một người không sạch sẽ – người ấy không giấu phân bài tiết của anh ta – là xúc phạm những người khác, anh ta không cho thấy anh có sự quan tâm đến họ. Và điều này được xác nhận bởi những từ ngữ mạnh và phổ biến nhất của sự lăng mạ sỉ nhục của chúng ta. Nó sẽ là khó hiểu, cũng vậy nữa, con người đã lại sử dụng tên của người bạn trung thành nhất của mình trong thế giới động vật – loài chó – như một thuật ngữ của sự lăng mạ, nếu loài sinh vật đó đã không làm mình gánh lấy sự khinh thường qua hai đặc điểm: rằng nó là một động vật có giác quan ưu thắng là khứu giác, và một động vật vốn không có kinh dị với phân bài tiết, và rằng nó không có xấu hổ về chức năng tính dục (làm tình) của nó.]

Chu kỳ hữu cơ: chu kỳ sinh lý – Organic periodicity liên quan đến sự tăng trưởng mức độ testosterone trong nguwoif nam và nữ khi người nữ rụng trứng hàng tháng.

[2] Vật tổ và Hèm cấm hay Vật tổ và Cấm kỵ

[Những gì ở đây Freud gọi là ‘gia đình nguyên thủy’ ông nói về nó thường hơn như là “đám, lũ nguyên thủy” (primal horde); nó tương ứng với những gì Atkinson(1903), vốn khái niệm phần lớn là từ ông mà có, ông gọi là ‘gia đình giống người khổng lồ một mắt’ – ‘Cyclopean family’. Xem thêm, với tất cả những điều này, Standard Ed., 13, 142 ff)]

[3] [Tiếng Đức “Recht” có nghĩa vừa là “đúng” và “luật”]

[4] Eros: Thần ái tình trong thần thoại Hylạp (Cupid – trong Lamã) – đây có nặng phần chỉ Ái tình nhục dục, xác thịt. Hiểu như ái tình nhục dục là cơ sở, trên đó sẽ thăng hoa thành tình yêu, yêu thương. Theo Freud, trong tổng quát, ông xem đây là bản năng của đời sống. Eros: là một trong hai nguồn của tất cả những xung lực trong con người; đặt tên theo thần ái tình, Eros là nguyên lý của sự sống; nó kết buộc và hiển hiện rõ trong ái tình. Những xung lực của nó tương đối mềm dẻo và có thể uốn nặn, chuyển dịch hơn là đối lập của nó Thanatos, xung lực của sự chết hóc. Freud xem đời sống tâm lý như một tương tác giữa hai sức mạnh thấm nhập vào nhau bất tận này. Sống và Chết. Ananke : Nữ thần của Định Mệnh, Tất Yếu và Số phận , mẹ của the Moirae and Adrasteia.

[5] [chương V]

[6] Genital love: tạm dùng chữ ‘ái tình có trọng tâm là cơ quan sinh dục’ – có liên hệ và là sự phát triển tự nhiên của giai đoạn (phát triển) cơ quan sinh dục (genital stage) – chủ yếu là hướng đến thỏa mãn nhu cầu của cơ quan sinh dục. Tuy vậy sự gắn bó kết hợp này dẫn đến hai hiệu quả: nhục cảm và thương yêu (sensuality và affection).

Theo Lý thuyết Tâm phân của Freud là giai đoạn cuối của sự phát triển tâm sinh lý, đạt được ở tuổi dậy thì, khi chú tâm và thích thú và haowtj động dồn vào một người bạn như đối tượng tình dục (sexual partner).

[7] phylogenetically

[8] extra-genital satisfaction: thêm vào, ở ngoài vòng “một chồng/một vợ” thông thường

[9] Perversion: trong tâm lý học – chỉ bất kỳ những phương cách bất thường nào nhằm đi đến thỏa mãn tính dục.

[10] Đây là quan điểm truyền thống của văn hóa Kitô – lên án và cấm kỵ tính dục, nhưng phải và chỉ chịu chấp nhận nó như phương tiện để truyền giống. Khoa học, tâm lý đều đi đến công nhận khoái cảm nhục dục là một thực tại, nhưng tôn giáo luôn luôn nếu không phủ nhận, gạt bỏ, thì cũng cấm đoán nó. Đằng sau thái độ này, có thể thấy sự sợ hãi những gì là tính dục, nghi ngờ con người không thể làm chủ và chính đáng hưởng lạc thú bắt nguồn từ chính thân xác của nó.

[11] [sự đền bù là lấy được một vài biện pháp về an toàn, xem trang .., chương V tiếp sau.]

[12] [Trong số những tác phẩm của nhà văn nhạy cảm người Anh, John Galsworthy, người vẫn được công chúng hâm mộ cho đến ngày nay, có một truyện ngắn mà tôi đã sớm cho là có giá trị cao. Tên là “The Apple-Tree”, và nó cho chúng ta thấy trọn vẹn – như thế nào khiến trong đời sống của người văn minh ngày nay, không còn chỗ nào để lại cho tình yêu tự nhiên đơn giản của hai con người.]

[13] [Quan điểm trình bày ở trên được những giải thích sau đây chống đỡ. Con người là một cơ cấu sinh vật động vật (như những động vật khác) có một khuynh hướng phân bối lưỡng tính không thể nhầm lẫn. Cá nhân tương ứng với một sự hỗn hợp của hai nửa đối xứng, trong đó, theo một số nhà điều tra, một tinh thuần là nam và một kia là nữ. Cũng là ngang thế, có thể là mỗi một nửa đã nguyên thủy là lưỡng tính (hermaphrodite).

Giới tính là một sự kiện sinh học, mặc dù nó có tầm quan trọng đặc biệt khác thường trong đời sống tinh thần, rất khó để nắm bắt về tâm lý. Chúng ta đã quen với nói rằng mỗi con người được phơi bày những xung động bản năng, những nhu cầu và những thuộc tính, cả nam lẫn nữ; mặc dù giải phẫu cơ thể học, nó là đúng thực, có thể chỉ ra những đặc tính thuộc về nam giới và nữ giới, nhưng tâm lý học không có thể.

Đối với tâm lý học, tương phản giữa hai phái tính nhòa dần đi vào một, giữa tính hoạt động và thụ động, trong đó chúng ta quá sẵn sàng hết sức để liên kết hoạt động với nam giới và thụ động với nữ giới, một cái nhìn vốn nó không có cách nào là khẳng định phổ quát trong giới những động vật. Lý thuyết về lưỡng tính (tính dục) vẫn còn bị bao quanh bởi nhiều tối tăm khó hiểu và chúng ta không thể nào khác ngoài chỉ cảm thấy nó như là một chướng ngại nghiêm trọng trong phân tâm học, vốn nó vẫn chưa tìm thấy bất kỳ liên kết nào với lý thuyết về những bản năng. Tuy nhiên dẫu điều này có thể là gì đi nữa, nếu chúng ta giả định nó như là một sự kiện rằng mỗi cá nhân tìm kiếm để thỏa mãn những mong ước nam tính và nữ tính trong đời sống tính dục của mình, chúng ta đã sửa soạn cho khả năng rằng hai tập hợp những nhu cầu đó không được thực hiện trọn vẹn với cùng một đối tượng, và rằng chúng xen vào can thiệp lẫn nhau, trừ khi chúng có thể được giữ tách biệt, và mỗi một xung lực được hướng dẫn vào một dòng chảy cụ thể đặc thù vốn thích hợp với nó. Một khó khăn khác nữa nổi lên từ tình huống vốn trong đó nó quá thường xuyên liên kết với quan hệ dâm dục một phần chia của khuynh hướng rõ rệt đến gây hấn, thêm vào với những thành phần bạo dâm của chính riêng nó. Đối tượng của ái tình sẽ không phải luôn luôn nhìn những biến chứng này với mức độ của hiểu biết, và khoan dung cho thấy qua những phụ nữ nông dân đã phàn nàn rằng chồng đã không yêu bà nữa, bởi vì trong xuốt một tuần ông đã không đánh đập bà.

Giả thuyết đi sâu hơn, tuy nhiên, là một trong đó có bắt đầu từ những gì tôi đã nói ở trên (đầu chương này) trong chú thích của tôi. Nó là từ hậu quả, với giả định một tư thế đứng thẳng của con người và với sự sụt mất quan trọng của khứu giác, rằng không chỉ dâm dục hậu môn của nó bị đe dọa thành một nạn nhân của sự dồn né sinh lý (đàn áp hữu cơ), nhưng toàn bộ tính dục của hắn; bởi thế từ đó, chức năng tính dục đã bị gắn kèm một sự ghê tởm mà nó không thể giải thích xa khác hơn được nữa, và nó ngăn cả sự thảo mãn hoàn toàn của nó và đẩy nó nó ra khỏi mục đích tính dục, nhưng vào những thăng hoa và chuyển vị libido. Tôi biết rằng Bleuler (1913) một lần đã chỉ ra sự hiện hữu của một thái độ đẩy lùi chính yếu như thế này đối với đời sống tính dục. Tất cả nhiễu loạn thần kinh (neurotics), và nhiều nữa bên cạnh, lấy làm ngoại lệ cho sự kiện rằng ‘chúng ta sinh ra giữa nước tiểu và phân’ (inter urinas et faeces nascimur). Những bộ phận sinh dục cũng thế, chúng gợi dậy cảm giác mạnh với mùi vốn nhiều người không thể chịu đựng được, và làm hỏng sự giao hợp của họ. Thế nên, chúng ta phải thấy rằng gốc rễ sâu nhất của đàn áp tính dục, vốn nó tiến triển cùng với nền văn minh là sự bảo vệ hữu cơ của hình thức mới của đời sống, đạt được với dáng đi đứng thẳng của con người, đối nghịch lại với sự hiện hữu sinh vật của nó trước đó. Kết quả của nghiên cứu khoa học này trùng hợp một cách đáng kể với những thành kiến thông tục mà chúng thường tự làm chúng ta nghe được. Tuy nhiên, những điều này là hiện nay không có nhiều khả năng chưa được xác nhận hơn như chưa được khoa học chứng minh. Chúng ta cũng không nên quên rằng, mặc dù không thể phủ nhận sự giảm quan trọng của kích thích khứu giác, ngay cả trong những dân tộc Châu Âu vẫn có những người đối với những mùi hôi mạnh mẽ từ cơ quan sinh dục vốn chúng hết sức dáng tởn và đẩy lùi chúng ta như vậy lại được đánh giá cao như là chất kích thích tính dục và những người đó từ chối buông bỏ chúng. (Cf. những bộ sưu tập của văn hóa dân gian thu được từ bảng câu hỏi Iwan Bloch về ý nghĩa của mùi hôi trong đời sống tính dục (‘Uber den Geruchssinn in der vita sexualis’) được xuất bản nhiều tập khác nhau Anthropophyteia của của Friedrich S. Krauss .)]

[Về khó khăn khi tìm kiếm một ý nghĩa tâm lý cho ‘nam tính’ và ‘nữ tính’ (maleness – femaleness) – xem một cước chú dài thêm vào năm 1915 trong bài thứ ba của “Ba luận văn” của Freud (1905d), Standard Ed,. 7, 219-20 – Hệ quả quan trọng của sự tương cận giữa những cơ quan tính dục và bài tiết đầu tiên đã được Freud nêu lên trong bản thảo K gửi cho Fliess, Jan, 1, 1896 (Freud, 1950a). Ông thường xuyên trở lại điểm này. Cf. thí dụ, hồ sơ trường hợp ‘Dora’ (1950e (1901), Standard Ed,. 7, 31-2, và luận văn thứ hai về ‘the Psychology of Love’ (1912d), ibid., 11, 189. Cf. cũng trong Chú thích của biên tâp, p.6. f. dẫn trên.]

Sigmund Freud – Văn minh và những Bất mãn từ nó (6)

Văn minh và những Bất mãn từ nó

Sigmund Freud

(1856 – 1939)

Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).

Civilization and Its Discontents (1930)

(tiếp theo)


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.