10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao
Phần 5
Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?
Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời cổ đại xa xưa, nhưng tên gọi của dân tộc thì mãi đến thời kỳ cận đại mới xác định. Theo truyền thuyết kể lại, trong thời cổ đại xa xưa đã có những thị tộc Cửu Lê, Tam Miêu, Viêm Đế Thị, Hoàng Đế Thị sinh sôi nảy nở trong vùng Trung Nguyên. Đến đời Chu Vũ Vương thì các thị tộc này trong vùng Trung Nguyên tự xưng là Hoa Hạ. Chung quanh thì có các dân tộc thiểu số Man, Di, Nhung, Địch.
Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến khi Tẩn Thuỷ Hoàng thống nhất toàn cõi Trung Quốc, là thời kỳ đẩu tiên các dân tộc ở Trung Quốc tụ hợp lại với nhau. Do chiến tranh, các cuộc di dân và sự kết hôn giữa những người thuộc những dân tộc khác nhau, bốn nước lớn trong thời kỳ này là Tẩn, Sở, Ngô, Việt cùng với một số nước nhỏ nữa từ các dân tộc Di, Địch biến thành dân tộc Hoa Hạ và hình thành một quốc gia Trung ương tập quyền đẩu tiên lấy dân Hoa Hạ làm chủ thể, đó chính là đế quốc nhà Tẩn.
Đến triều Hán, các dân tộc thiểu số Hung Nô, Tiên Ti, Để, Khương… vốn sống trong hai miền Bắc và Tây Bắc, bắt đẩu di cư với số lượng lớn vào nội địa.
Đến hai triều Nguỵ và Tẩn thì các dân tộc thiểu số vùng Quan Trung đã chiếm tới nửa số dân. Do ảnh hưởng của nền văn hoá Hoa hạ, phương thức sản xuất cũng như phương thức sinh hoạt của họ cũng đã thay đổi lớn và họ dẩn dẩn thống nhất với hai dân tộc bản địa, khiến thời kỳ Nguỵ Tẩn trở thành thời kỳ thứ hai của quá trình thống nhất dân tộc.
Hai triều đại Tống và Nguyên là thời kỳ thứ ba của quá trình thống nhất dân tộc.
Trong thời kỳ này các dân tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ, lẩn lượt xâm nhập Trung Nguyên và trong khi củng cố quyền thống trị của mình, họ cũng bị nền văn hoá Trung Nguyên đồng hoá.
Đến thời kỳ này, tên gọi người Hán (Hán nhân, Hán nhi) đã trở nên khá phổ biến, nhưng vẫn chưa trở thành tên gọi chính thức của dân tộc.
Khi nước Trung Hoa Quốc dân thành lập, tự xác định là một nước cộng hoà của năm dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, hai chữ “Hán tộc” mới thực sự trở thành tên gọi dân tộc của cộng đồng người Hán.
Chu Nguyên Chương đã trở thành vị hoàng đế khai quốc của Trung Quốc như thế nào?
Năm 1368 tại kinh đô cổ Nam Kinh đã cử hành một điển lễ long trọng, đưa một vị hoà thượng ăn mày lên ngôi hoàng đế. Đó chính là hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương của triều Minh.
Chu Nguyên Chương (1328 1398) là người Phượng Dương tỉnh An Huy. Xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, hồi nhỏ ông từng chăn trâu cho địa chủ. Về sau cả cha và anh của ông đều qua đời. Chu Nguyên Chương phải cắt tóc đi tu và xin ăn mày qua ngày.
Ba năm sau, Quách Tử Hưng lãnh đạo nông dân khởi nghĩa, Chu Nguyên Chương bèn bỏ áo cà sa đi theo quân khởi nghĩa. Vì gan dạ và có đẩu óc thông minh hơn người, cho nên chẳng bao lâu sau Chu Nguyên Chương đã trở thành một nhân vật xuất sắc trên chiến trường của quân khởi nghĩa.
Năm 1355 là năm có tính chất quyết định đối với thành công của Chu Nguyên Chương. Ông đem quân vượt qua Trường Giang, tiến xuống Giang Nam là một vùng kinh tế trù phú. Vì các tướng của ông phẩn lớn là người Giang Bắc không nỡ rời xa cố hương cho nên thời gian hành quân bị kéo dài. Để dứt tâm tình ấy của họ, Chu Nguyên Chương bèn sai cắt đứt hết dây neo thuyền, đẩy tất cả thuyền chìm xuống sông. Các tướng sỹ thấy không còn đường nào về nữa, cho nên đều dũng cảm lao về phía trước, đánh một trận chiếm được Nam Kinh. Vì chủ tướng của triều đình nhà Nguyên đã chết trận, cho nên những kẻ sống sót của quân Nguyên đều đẩu hàng. Chu Nguyên Chương bèn lấy Nam Kinh làm căn cứ địa, định ra chiến lược “Đắp tường cao, tích trữ nhiều lương thực, chưa vội vàng xưng vương”, sau đó ông đi khuếch trương thế lực, củng cố bàn đạp ổn định và xây dựng căn cứ vững chắc.
Năm 1368, trận quyết chiến mở màn. Đẩu tiên, Chu Nguyên Chương tiến đánh Trẩn Hữu Lượng vùng Hoa Nam đồng thời công khai công bố cắt đứt quan hệ với quân Hồng Cân. Ông phái người đi đón Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi, nhưng thứa lúc Hàn Lâm Nhi không phòng bị, Chu Nguyên Chương đã dìm hắn chết đuối dưới đáy sông, sau đó lại bình định được Chương Sĩ Thành, đánh bại được Phương Cúc Trân cát cứ miền đông Triết Giang, rồi phái binh đánh xuống phía Nam, tiêu diệt Trẩn Hữu Định cát cứ vùng Phúc Kiến, cuối cùng thu phục được toàn bộ Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây).
Sau các trận chiến kể trên, thực lực của Chu Nguyên Chương đã đem 25 vạn đại quân tiến lên phía Bắc tiến đánh Bắc Kinh. Sau tám tháng chiến đấu gian khổ, Bắc Kinh thất thủ. Thuận Đế nhà Nguyên bỏ chạy, nhà Nguyên bị diệt vong. Như vậy Chu Nguyên Chương đã mất 25 năm trời mới lên được ngôi hoàng đế Đại Minh.
Trung Quốc có tất cả bao nhiêu hoàng đế?
Mọi người đều biết rằng những kẻ thống trị ở ngôi cao nhất trong xã hội phong kiến Trung Quốc được gọi là “hoàng đế”. Danh hiệu này là do Tẩn Thuỷ Hoàng Doanh Chính sử dụng lẩn đẩu.
Năm 221 trước Công nguyên, Doanh Chính lẩn đẩu tiên thống nhất được toàn cõi Trung Quốc. Để nêu cao thành tích, công lao này của mình, ông ta đã quy định danh hiệu của mình là “Thuỷ hoàng đế”.
Và danh hiệu này đã liên tiếp dược dùng, bắt đẩu từ Doanh Chính cho tới vị hoàng đế cuối cùng bị cuộc cách mạng Tân Hợi vào năm 1911 lật đổ là Phổ Nghi thuộc triều đại nhà Thanh, qua thời gian là 2132 năm, tổng cộng có 494 vị hoàng đế, trong số đó 73 người không thật sự lên ngôi mà chỉ được truy tôn là hoàng đế sau khi đã qua đời.
Trong số các hoàng đế nói trên, hoàng đế Càn Long đời Thanh có tuổi thọ cao nhất, ông đã sống tới 89 tuổi. Thấp hơn Càn Long một bậc là nữ hoàng để Võ Tắc Thiên đời Đường. Bà sống tới 82 tuổi. Hoàng đế Càn Long ở ngôi 60 năm, kém một năm so với ông nội hoàng đế là Khang Hy là người có thời gian trị vì dài nhất, đó là vì Càn Long muốn nói lên lòng tôn kính đối với Khang Hy, biểu thị bản thân mình không dám vượt qua công đức của ông nội, vì thế sau khi ở ngôi 60 năm, Càn Long đã nhường ngôi của mình cho con là hoàng đế Gia Khánh, còn mình thì làm Thái thượng hoàng.
Trong số các hoàng đế, người có thời gian ngồi trên ngôi ngắn nhất là Hoàn Nhan Thừa Lân, hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Kim, từ lúc lên ngôi cho đến lúc bị giết không tới nửa ngày.
Trước Doanh Chính, Trung Quốc còn có rất nhiều kẻ thống trị tối cao. Chẳng hạn như trong thời cổ đại xa xưa có Ngũ Đế, trong số đó có đế Nghiêu và đế Thuấn. Sau đó nhà Hạ có 17 kẻ thống trị, nhà Thương có 30 kẻ thống trị, họ đều có danh mà không có hiệu. Đến đời nhà Chu, các kẻ thống trị xưng vương, đời Tây Chu có 12 vương, đời Đông Chu thì có 24 vương, đến đời Tẩn trước Tẩn Thuỷ Hoàng còn có ba vương là ông cha của ông ta.
Ngoài ra, qua các thời kỳ danh hiệu hoàng đế cũng không như nhau, từ đời Hán đến đời Tuỳ, các hoàng đế phẩn nhiều xưng đế, dưới các triều Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh lại phẩn xưng nhiều là “Tông”
Tại sao hiện nay không tìm thấy lăng mộ các hoàng đế triều Nguyễn ở Trung Quốc?
Trong thời cổ Trung Quốc, sau khi các hoàng đế chết đi, hẩu như bao giờ cũng xây lăng mộ. Chẳng hạn như lăng của Tẩn Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây, lăng các hoàng đế nhà Hán ở thành phố Hàm Dương, Mậu Lăng ở huyện Hương Bình, Kiền Lăng ở huyện Kiền, Thập Tam Lăng của nhà Minh ở Bắc Kinh, Thanh Đông Lăng ở huyện Tuân Hoá tỉnh Hà Bắc.
Các lăng mộ này được xây dựng cực kỳ tráng lệ, chẳng khác gì những cung điện nằm sâu dưới lòng đất, tất cả đều có giá trị lịch sử và giá trị văn hoá cao, hấp dẫn rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử, cũng như các du khách trong và ngoài nước.
Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa phát hiện được lăng mộ của các vị hoàng đế triều đại nhà Nguyên. Đó là vì các hoàng đế đời nhà Nguyên đều là người Mông Cổ, mà các quý tộc Mông Cổ có tập quán chôn sâu, không xây mộ.
Theo lời Diệp Tử Kỳ đời nhà Minh trong cuốn “Thảo Mộc Tử”, các hoàng đế đời Nguyên, sau khi băng hà nhất luật không dùng quan quách, mà chỉ dùng hai đoạn gỗ trò đục rỗng làm quan tài để đặt thi thể vào rồi đào hố thật sâu mà chôn xuống. Sau khi hố được lấp đẩy, họ dùng ngựa dẫm phẳng, đặt quân phong toả, và chờ khi có bên trên mọc đẩy, không còn nhận ra dấu vết thu quân. Do đó người đời sau khó phát hiện nơi chôn thi thể của các hoàng đế triều Nguyên.
Tuy nhiên có lẽ ai cũng thắc mắc. Tại sao ở Y Kim Hoắc Lạc Kỳ bên Mông Cổ lại có một cái lăng Thành Cát Tư Hãn rất huy hoàng, nguy nga theo kiểu tường bao của Mông Cổ? Thật ra lăng này là do Chính phủ Nhân dân Trung ương cấp tiền xây dựng sau ngày giải phóng, là công trình có tính chất tưởng niệm, còn bên trong không có thi hài của Thành Cát Tư Hãn
Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?
Thế kỷ XIV và XV, châu Âu vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Giáo hội Thiên chúa La Mã. Bất kể ai, chỉ cẩn hoài nghi Thượng đế, chỉ trích Giáo hoàng hoặc trong tác phẩm có ý trái với “Kinh Thánh”, đều bị coi là “dị đoan”, và bị bắt và chịu sự tra khảo nhục hình và bị đưa ra toà phán xử bị giam, trục xuất, bị thiêu. Một số người chống lại chế độ chuyên chế phong kiến vạch trẩn những chuyện đen tối trong Giáo hội kể cả một số nhà khoa học tiến bộ thời đó, đều bị toà án dị đoan kết tội, phải chịu những nhục hình tàn bạo. Rất nhiều cuốn sách và những công trình tiến bộ đã bị thiêu huỷ, cấm đoán. Sự tiến bộ của xã hội bị trở ngại nghiêm trọng.
Nhưng cũng thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản cũng đã bắt đẩu hình thành và phát triển, nhất là ở các thành phố Bắc Italia giáp Địa Trung Hải như Vơ-nidơ, Flo-renxơ, là những thành phố công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng phát triển. Giai cấp tư sản mới nổi, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của họ, đã tiến hành đấu tranh với Giáo hội. Các nhà tư tưởng tư sản chống thẩn học Thiên chúa giáo, giam cẩm lòng người hàng ngàn năm nay, họ phất cao ngọn cờ “Phục hưng” văn hoá cổ điển, nêu lên tư tưởng “nhân văn” tư sản.
Đi tiên phong là phong trào văn nghệ “Phục hưng” được một số văn nghệ sỹ theo chủ nghĩa nhân văn đề xướng ra. Tác phẩm của họ có đặc điểm dân tộc chống phong kiến, chống thẩn học. Đan-tê, người được coi là “Đại thi hào đẩu tiên của thời đại mới”. Trong thi phẩm nổi tiếng “Thẩn khúc”, biểu hiện trào lưu tư tưởng nhân văn sớm nhất. Ông đã đề xướng rằng “con người” là gốc của thế giới, lên án Giáo hoàng và các thẩy tu. Đan-tê đã bị Giáo hội trục xuất, sống cuộc đời lưu vong nơi đất khách. Nhưng ông vẫn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi đối với Giáo hội và Giáo hoàng. Sau Đan-tê còn có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã đứng lên đả kích sự hủ bại của triều đình Giáo hội và sự sa đoạ của các thẩy tu. Dưới sự nỗ lực của nhiều nhà văn hoá, văn học nghệ thuật cận đại châu Âu đã có một nền tảng vững chắc.
Trong thời kỳ này, khoa học tự nhiên cận đại cũng ra đời, chủ yếu thể hiện trong thiên văn học, toán học và cơ học, trong đó thiên văn học mang một ý nghĩa cạch thời đại. Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã thúc đẩy sự tiến bộ cả khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên phát triển lại tăng thêm sức mạnh để tấn công vào hệ thống thẩn học của đạo Thiên chúa.
Cô-pecních là nhà khoa học Ba Lan, khi còn trẻ chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn. Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết vận hành các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết mặt trời trung tâm”, phủ định luận điệu trong “Kinh thánh” rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt trời, Mặt trăng, bắt chúng chạy quanh Trái đất”, phủ định thuyết Trái đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ quan thẩn học của Thiên chúa giáo. Từ đó bắt đẩu cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn bản cách nhìn của loài người đối với vũ trụ.
Nửa thế kỷ sau, triết gia người Ý, Brunô vì bảo vệ học thuyết của Cô -pecnich đã bị Giáo hội giam vào ngục tối 7 năm trời. Brunô kiên định lòng tin vào học thuyết đó, từ chối thừa nhận sai lẩm, ngày 8 nhận sai lẩm, ngày 8 1600, ông đã bị toà án dị đoan tuyên án tử hình và thủ tiêu toàn bộ những tác phẩm của ông.
Sau khi Bruno chết dược 30 năm, tháng 2 năm 1633, Ga-lilê_nhà khoa học người Italia lại bị Giáo hội giam vào ngục tối. Ông đã tạo ra kính thiên văn để quan sát vũ trụ và các thiên thể, và một lẩn nữa lại phủ định vũ trụ quan thẩn học. Ông còn có những phát minh về toán học, vật lý khiến cho nhân loại có nhận thức hoàn toàn mới về vũ trụ. Ông đã bị Giáo hội kết tội, bắt giam và tra tấn.
Trải qua mấy thế hệ đấu tranh và phải trả giá nặng nề, cuối cùng khoa học tự nhiên đã thoát ra khỏi thẩn học, mạnh bước trên con đường tiến bộ.
Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII đã xảy ra phong trào văn nghệ phục hưng ở nhiều nước Tây Âu, đó là phong trào văn hoá của giai cấp tư sản, họ đã dùng sức mạnh không gì lay chuyển nổi, phá vỡ những ràng buộc của sự chuyên chế về văn hoá thời kỳ Trung cổ, làm tan rã nhanh chóng chế độ phong kiến đồi bại, mở ra một thời kỳ mới giải phóng tư tưởng, phát triển văn nghệ và khoa học.
Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?
Khi có một chiếc tàu mới, người ta thường cử hành một nghi thức hạ thuỷ long trọng: người chủ trì giơ cao một chai rượu sâm banh, cổ chai được buộc bằng một sợi dây, sau đó người ấy dùng hết sức để đập chai rượu vào thành tàu cho vỡ để rượu bắn ra tung toé. Sau đó chiếc tàu mới được từ từ trườn trên đòn trượt để xuống nước và bắt đẩu chuyến đi biển đẩu tiên của nó.
Tương truyền nghi thức này có từ thời xa xưa ở phương Tây. Hồi ấy hàng hải là một nghề cực kỳ nguy hiểm, thường xuyên xảy ra những vụ đắm tàu, người chết. Vì chưa có vô tuyến điện, cho nên mỗi khi gặp tai nạn. người trên tàu chỉ còn có thể viết giấy báo nạn, rồi bỏ vào một cái chai, đậy kín lại và ném xuống biển, để nó trôi đi đâu thì trôi, hy vọng rằng cái chai sẽ trôi qua một chiếc tàu khác hay dạt vào bờ biển, được người ta nhìn thấy rồi nhờ đó mà sẽ có tàu tới cứu.
Người phương Tây vốn thích uống rượu sâm bank, vì thế khi ném chai rượu xuống thường là rượu sâm banh. Trong thời kỳ kỹ thuật hàng hải còn rất lạc hậu, mỗi khi gặp nạn trên biển người ta rất khó cứu nhau, vì thế các thuyền viên ném chai rượu sâm banh xuống nước nói rằng mình đã bị tai nạn và có thể tử vong. Tất nhiên gia đình của các thuyền viên cũng muốn tìm thấy các chai rượu như thế, cho nên họ mong muốn giải trừ những điều bất hạnh và nỗi lo sợ như vậy, mỗi khi hạ thuỷ một chiếc tàu mới, người ta đập chai sâm banh vào mũi tàu với mong muốn con tàu ra đi sẽ được thuận buồm xuôi gió, vạn sự may mắn.
Nhưng vẫn còn một cách giải thích khác nữa. Tương truyền trong thời cổ xưa người ta cho rằng công việc đi biển là cực kỳ nguy hiểm, cho nên để tiêu trừ các mối nguy hiểm này, người ta thường trói một nô lệ vào bên dưới thân tàu mới, để khi con tàu trượt qua thân thể người nô lệ và máu của người này sẽ thay lời cẩu Thượng Đế bảo hộ. Nhưng về sau người Hy Lạp đã không còn thực hiện tập tục dã man này nữa, vì thế người ta đã dùng rượu để thay cho máu người nô lệ, như vậy nghi lễ hạ thuỷ con tàu mới vẫn còn giữ được cho đến ngày nay với động tác đập chai rượu vào thành tàu.
Tại sao người Trung Quốc thường dùng số s và số 10 để nói lên sự viên mãn?
Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ “ngũ” (năm) và “thập” (mười).
Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa “toàn bộ” hoặc “viên mãn” (trọn vẹn). Thí dụ:
– “Ngũ vị” (năm mùi vị) -“Ngũ sắc” (năm màu sắc)
-“Ngũ cốc phong đãng” thì nói lên một cách khái quát việc thu hoạch phong phú tất cả các thứ lương thực dùng cho con người.
-Các dãy núi nổi tiếng nhất trong thiên hạ thì được gọi là “ngũ nhạc”
-Còn năm loại vật chất: kim, mộc, thủy, hoả, thổ được gọi là “ngũ hành”, tức chỉ nguồn gốc của vạn vật trên trời đất.
Còn các từ dùng chữ “thập” để nói lên sự trọn bộ, toàn vẹn thì gồm có:
-“Thập toàn” (hoàn toàn trọn vẹn”
-“Thập mỹ” (hoàn toàn tốt đẹp)
-“Thập phân mãn ý” (mười phân vừa ý)
– “Thập ác bất xá” (tất cả các điều ác đều không tha)…
Thật ra các sự vật mà các từ ngữ này biểu thị trên thực tế có số lượng vượt xa hơn “năm” và “mười” nhiều, thế thì tại sao người Trung Quốc thích dùng hai chữ “ngũ” và “thập” để nói lên sự trọn vẹn đẩy đủ? Điều này không thể tách rời khỏi tập quán của người đời xưa dùng các ngón tay trên hai bàn tay của mình để tính các con số.
Đời xưa con người sống trong các bộ lạc nguyên thuỷ, xã hội còn chưa có văn tự, càng chưa có sự hiểu biết về các con số. Muốn tính số, người ta chỉ có thể dùng các ngón tay trên hai bàn tay để so sánh, sau khi lẩn lượt so sánh hết các ngón tay của mình rồi thì không có cách nào đếm thêm được nữa, một bàn tay chỉ có năm ngón tay, hai bàn tay có tất cả mười ngón, vì thế sau khi đã đếm đến năm và đến mười rồi thì coi là đã trọn vẹn và đẩy đủ nhất. Thí dụ sau khi đi săn trở về người ta giơ hai bàn tay ra để nói với những người khác rằng mình đã săn được và mang về bao nhiêu vật săn, mọi người trông thấy thế rất vui mừng và phấn khởi. Trên thực tế các con vật mà những người đi săn mang về thường có thể nhiều hơn mười, nhưng họ vẫn chỉ có thể dùng hai bàn tay để biểu thị vì đó là con số lớn nhất mà người ta có thể biểu đạt.
Như vậy năm và mười tự nhiên trở thành những con số trọn vẹn và đẩy đủ.
Về sau văn hoá dẩn dẩn phát triển, người ta đã có văn tự và kiến thức về số học, nhưng tập quán dùng năm và mười để biểu đạt sự trọn vẹn thì vẫn cứ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?
Trong số các di vật văn hoá thời cổ đại khai quật được ở Trung Quốc, dù là ngọc, đồ gốm, đồ đất nung, đồ đồng thau, hay các bức vẽ, các bức điêu khắc trên đá, chúng ta thấy các động vật được thể hiện chỉ có hổ, dê, chim, cá, bò, lợn, hạc, hươu. Tất nhiên còn có rồng là con vật do con người tưởng tượng ra, nhưng hình như không có di vật nào có hình sư tử.
Nguyên nhân của việc này rất đơn giản. Trung Quốc thời cổ không có sư tử, người ta chưa biết đến sư tử, vì thế không thể khắc hoạ hình sư tử trong các tác phẩm nghệ thuật.
Quê hương của loài sư tử là những vùng nhiệt đới ở châu Phi, ẤN ĐỘ. Sư tử Trung Quốc chỉ có từ khi Hán Vũ Đế sai Trương Khiên đi sứ Tây Vực, được vua Tây Vực tặng như một lễ vật quý báu để đưa về Trung Quốc.
Khoảng năm 125 sau Công nguyên, hoàng đế thứ bảy của nhà Đông Hán là Thuận Đế Lưu Bảo lên ngôi. Quốc vương Sơ Lặc đất Tây Vực sai sử đem tới Lạc Dương tặng Thuận Đế một cặp sư tử. Vị hoàng đế trẻ tuổi này rất thích nên đã di chiếu lại rằng: sau khi trẫm băng hà, các khanh hãy dùng cặp sư tử này để canh lăng mộ cho trẫm. Khi Thuận Đế Lưu Bảo qua đời, vì không có sư tử thật nên người ta phải nghĩ cách tạc sư tử đá đặt ở trước lăng. Về sau, các quan lớn quyền quý cũng bắt chước tạc sư tử đá để canh lăng mộ cho người chết.
Tượng sư tử đá có thể uy nghiêm, mạnh mẽ và đẩy sức sống, đặc biệt khi được tạc ở tư thế quỳ, hai chân trước đuổi, hai chân sau gập, ngực ưỡn, bụng thót, bờm rủ, khắp mình bắp thịt nổi cuồn cuộn tất cả tập trung thể hiện vẻ dũng mãnh và sức mạnh của con sư tử. Hình tượng này cũng biểu hiện một cách khái quát thế giới nội tâm và sự tìm kiếm về tinh thẩn của người thợ tạc hình sư tử.
Những người thợ khéo tay và thông minh thời cổ Trung Quốc, trong những trường hợp khác nhau đã tạo ra những con sư tử đá với rất nhiều tư thế. Về sau chức năng của sư tử đá từ chỗ bảo vệ người chết ở trước các lăng mộ đã chuyển thành khả năng xua đuổi tà ma, tiêu trừ tai hoạ. Vì thế sư tử lại còn được đặt trước các công trình kiến trúc tôn giáo như chùa chiền, miếu mạo… Ngoài ra chúng còn xuất hiện như những hình tượng nghệ thuật trang trí thể hiện sự tốt lành, sinh động trên các công trình kiến trúc như: cẩu, từ đường, cung điện. trong đó nổi tiếng nhất là có đôi sư tử đá trước Thiên An Môn Bắc Kinh. Thủ pháp điêu khắc của cặp sư tử đá này theo lối tả thực tương đối, hình tượng tinh vi, uy nghiêm hùng tráng được nhiều người ưa thích.
Tại sao người phương Tây kị con số 13?
Trong Kinh Thánh có ghi một câu chuyện như sau: Jesuscùng mười hai tông đồ họp nhau trong lễ Vượt Qua.
Đến bữa ăn tối Jesusnói: “Trong số các ngươi sẽ có một kẻ bán rẻ ta”. Quả nhiên trong số các tông đồ có tên Juda tố cáo Jesusvới nhà cẩm quyền, vì thế Jesusbị đóng đanh câu rút chết trên thập giá.
Ngồi quanh bàn trong bữa ăn đó đúng là có mười ba người, vì thế người ta mới cho rằng con số 13 sẽ đem lại điều bất hạnh.
Trong thẩn thoại Bắc Âu cũng có câu chuyện kể rằng: một hôm trong bữa tiệc trên thiên đường, có mười hai vị thẩn đến dự. Bỗng nhiên hung thẩn Lochi xông đến làm cho số người dự tiệc tăng lên thành mười ba. Do âm mưu của Lochi, con trai của vị thẩn tối cao là Aotinh đại diện cho cái thiện bị trúng tên mà chết, vì thế người ta cho rằng con số 13 đem lại tai hoạ.
Kết quả là tại các nước Âu Mỹ, người ta rất kỵ con số 13. Trong các rạp chiếu phim ở những nước này không có số ghế 13, sau các số 12 được đưa lên thành số 14 hoặc là ghi 12B thay cho số 13.
Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?
Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?
Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đẩu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau.
Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá. Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhien phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dẩn dẩn trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc.
Có quan điểm cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả.
Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách: trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái lạc thú khi uống rượu. Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán.
Ông già Noeltrong truyền thuyết là ai?
Ngày 25 tháng Mười Hai mỗi năm là ngày lễ Noel. Hôm ấy ông già Noelsẽ tặng quà cho các cháu nhỏ, đó là sự việc thích thú nhất đối với các cháu nhỏ trong lễ Noel.
Ông già Noel trong truyền thuyết là một ông già có dáng vẻ rất nhân từ phúc hậu. Chiếc mũ đỏ, bộ râu dài trắng như tuyết, trên mình mặc một chiếc áo khoác có cổ lông màu trắng, lưng thắt chiếc dây lưng bằng da đen, chân đi đôi ủng. Hàng năm, cứ đến đêm trước Noel, ông già Noelđi trên một chiếc xe trượt tuyết có các chú hươu kéo từ phương Bắc tới, rồi vào từng nhà qua các ống khói để đem quà Noelbỏ vào trong bít tất của các cháu nhỏ.
Người ta cho rằng ông già Noellà hoá thân của thánh Nicola ở thành Mila, Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi còn trẻ, thánh Nicola đã dùng những món tiền lớn được bố mẹ để lại mang đi giúp đỡ người nghèo khổ. Ở quê ông có một cụ già có ba cô con gái, vì gia cảnh bẩn hàn không có tiền làm lễ cưới, cho nên cả ba cô đều không thể đi lấy chồng được. Sau khi biết chuyện này, thánh Nicola lén tới nhà cụ già, leo lên mái nhà, tới ống khói và ném một túi tiền vàng nhỏ xuống, túi tiền rơi ngay vào chiếc bít tất dài mà các cô gái treo trên vách bếp lò. Sau khi có được tiền, ba cô gái đã có thể lấy chồng và có cuộc sống hạnh phúc.
Câu chuyện này đã được lưu truyền và về sau cứ đến lễ Noel, trước khi đi ngủ các cháu nhỏ không quên đặt bít tất của mình bên cạnh giường để cụ già Noelbỏ quà vào đó cho mình.
Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến?
Đến ngày sinh nhật của mình, các bạn nhỏ bao giờ cũng thích ngồi quây quẩn với bố mẹ, họ hàng và bạn bè, rồi thổi tắt một số lượng nến bằng số tuổi của mình cắm trên chiếc bánh gatô, đồng thời hát bài hát mừng sinh nhật hạnh phúc. Cuối cùng chiếc bánh được cắt ra và chia cho mọi người.
Tập tục này đã nảy sinh sớm nhất ở nước Hy Lạp xưa. Trong thời cổ Hy Lạp, người ta rất sùng bái nữ thẩn Mặt trăng là Actemix và mỗi năm đều phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ người ta thường bày một cái bánh làm từ trứng, bột mỳ và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của Mặt trăng và như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình với đối với vị nữ thẩn Mặt trăng.
Về sau mỗi khi làm lễ sinh nhật cho con mình người Hy Lạp cổ cũng thích bày trên bàn một chiếc bánh gatô và trên chiếc bánh ấy người ta cũng thắp nhiều ngọn nến nhỏ. Rồi sau đó lại có thêm động tác thổi tắt các ngọn nến.
Người ta tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thẩn bí nào đó và trong khi người được ăn mừng sinh nhật ôm ấp trong lòng ý nguyện của người ấy sẽ được thực hiện.
Tập tục này được lưu truyền cho tới ngày nay và được phổ biến ở nhiều nước.
Những chữ Song Hỷ dùng trong đám cưới từ khi nào?
Ở Trung Quốc và một số nước châu Á, nếu trên cửa ra vào hay trên tường nhà nào có dán chữ Hỷ màu đỏ thì người ta đều biết ngay rằng ở nhà đó vừa có chuyện vui. Tương truyền rằng việc dán chữ Hỷ trong đám cưới là do nhà chính trị lớn triều nhà Tống, Vương An Thạch khởi xướng.
Hồi ông còn trẻ lên kinh thành đi thi, được qua một nơi gọi là Gia Mã Trấn, tại trấn này có một nhà tài chủ họ Mã, trước cửa nhà treo một cây đèn kéo quân, trên chiếc đèn có viết mấy chữ:
Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ (Đèn kéo quân, ngựa đèn chạy, đèn tắt ngựa dừng bước)
Cây đèn này đã làm cho người ta hết sức chú ý, Vương An Thạch thấy thế ghi nhớ trong lòng. Cũng vừa may hôm sau ở trong trường thi Vương An Thạch là người đẩu tiên nộp quyển, quan coi thi thấy ông làm bài nhanh như thế, muốn thử sức làm câu đối xem sao, bèn chỉ lá cờ thêu hình con hổ bay treo ở trước cửa, ra vế đối:
Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, quyển hổ tàng thân
(Cờ hổ bay, hổ trên cờ bay, cờ cuốn hổ náu mình)
Vương An Thạch nhớ tới những chữ viết trên cây đèn kéo quân bèn lấy ngay làm vế đối thứ hai, lập tức đối luôn:
Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ Quan coi thi thấy Vương An Thạch làm vế đối thứ hai của câu đối cũng thẩn tốc như thế cho nên càng khen ngợi nhiều hơn.
Sau khi thi xong, Vương An Thạch lại qua Mã Gia Trấn, ông hỏi thăm thì biết rằng tài chủ họ Mã vốn có cô con gái yêu chưa lấy chồng. Câu đố trên cây đèn chính là ông đưa ra để kén rể.
Sau khi biết như thế, Vương An Thạch lại đem vế đối của viên quan giám khảo nêu ra để đối lại và viết lên giấy đưa cho tài chủ họ Mã xem. Tài chủ họ Mã vui mừng khôn xiết, lập tức hứa gả con gái cho Vương An Thạch.
Không bao lâu sau Vương An Thạch kết hôn cùng cô con gái của tài chủ họ Mã. Giữa hôm cô dâu và chú rể làm lễ lạy trời đất thì các sai dịch đến báo tin: “Vương đại nhân thi đỗ rồi”. Vương An Thạch nghĩ rằng bản thân mình được động phòng hoa chúc là một điều “hỷ”, tên mình được nêu tên trên bảng vàng lại là một điều “hỷ” nữa, vì thế ông lấy ngay một tờ giấy đỏ, viết lên đó hai chữ “hỷ” thành một chữ “Hỷ” do ông mới sáng tạo ra để thay cho hai chữ “hỷ” đơn dán lên cửa. Vì chữ “Hỷ” này biểu hiện đẩy đủ nhất không khí vui mừng trong đám cưới, cho nên trong các lễ cưới người ta đều dán chữ “Hỷ” đỏ thắm.
Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?
Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng.
Thiếp xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tống. Thời đó rất thịnh hành việc hàng năm gửi thiếp chúc Tết. Tương truyền hoạ sỹ của triều đình Nam Tống là Lý Tung có vẽ bức “Tuế chiêu đồ” (Bức tranh sáng đẩu năm), trên đó vẽ cả nhà chủ nhân đang đón tiếp khách khứa trong viện, khi đó các gia nhân trong căn nhà bên cạnh nhận những tờ thiếp giấy đỏ để mừng năm mới. Trên các tờ thiếp màu đỏ ấy người ta ghi họ tên của mình gửi tới bạn bè để tỏ ý chúc mừng. Vì loại thiếp này là nhờ người khác mang đi cho nên mới gọi là phi thiếp.
Ngày 25 tháng Mười Hai là tết Noel, tức là ngày chúa Jesus, người sáng lập ra đạo Cơ Đốc ra đời. Ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, nơi đạo Cơ Đốc được thịnh hành, lễ Noelcũng như là ngày Tết đẩu năm của các nước châu Á là ngày lễ quan trọng trong cả năm. Để tiện cho việc chúc mừng, năm 1843, quốc vương Anh đã nhờ một hoạ sỹ thiết kế tấm thiệp mừng Noel đẩu tiên, từ đó về sau bắt đẩu từ một tháng trước ngày Noel người ta đã gửi cho nhau thiếp mừng.
Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đẩu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp chúc mừng năm mới cũng bắt đẩu có từ ngày ấy.
Tại sao ngày đầu năm gọi là “Nguyên đán”?
Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng Giêng âm lịch). Trong tiếng Hán, chữ “nguyên” nghĩa là bắt đẩu, tức là thứ nhất, còn chữ “đán” nghĩa là một ngày hoặc buổi sáng. Hai chữ này được ghép lại với nhau thì dùng để chỉ ngày đẩu tiên trong một năm.
Thời gian Trái đất xoay quanh Mặt trời được một vòng theo phương pháp làm lịch gọi là một năm. Song sự vẩn chuyển của Trái đất quanh Mặt trời không có điểm đẩu và điểm cuối cố định, vì thế điểm đẩu và điểm cuối của một năm là do con người quy định. Do đó phương pháp làm lịch không thống nhất.
Ở Trung Quốc, theo truyền thuyết thì cái tên gọi “Nguyên đán” có nguồn gốc từ một vị hoàng đế trong Tam hoàng Ngũ đế có tên là Chuyên Húc. Chuyên Húc lấy tháng Giêng nông lịch là Nguyên và ngày mồng một là Đán.
Về sau có những triều đại lại thay đổi nhật ký của ngày Nguyên đán. Chẳng hạn nhà Hạ và nhà Thương lấy ngày mồng một tháng Mười Hai là Nguyên đán. Nhà Chu lấy ngày mồng một tháng Mười Một làm Nguyên đán, nhưng đến đời Hán Vũ Đế lại lấy ngày mồng một tháng Giêng là Nguyên đán, rồi từ đó đến nay trải qua các thời đại, nhật kỳ của ngày Nguyên đán không còn thay đổi nữa.
Từ sau cách mạng Tân Hợi, người Trung Quốc chuyển sang dùng Công lịch và ngày Nguyên đán âm lịch được đổi tên là Xuân tiết (ngày Tết xuân), còn ngày mồng một tháng Giêng của lịch mới thì được gọi là Tân niên (ngày năm mới).
Năm 1949, Hội nghị Toàn thể khoá I Hội nghị Nhân dân Chính trị Hiệp thương Trung Quốc đã thông qua việc sử dụng “cách ghi năm theo Công nguyên” và chính thức quy định ngày mồng một tháng Giêng Công lịch là ngày Nguyên đán.
Ngày nay, nhiều quốc gia áp dụng Công lịch đều lấy ngày mồng một tháng Giêng làm Nguyên đán. Nhưng vẫn có một số quốc gia và dân tộc, do phương pháp làm lịch dựa theo tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, khí hậu các mùa… không đồng nhất, cho nên nhật ký ngày Nguyên đán của mỗi nước được định ra không như nhau. Ví dụ người Ai Cập lấy ngày nước sông Nil bắt đẩu dâng lên làm ngày Nguyên đán.
Jesuscó thật hay không?
Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesuskhông phải là người sáng lập đạo Cơ Đốc, mà cũng không có tài liệu xác thực ghi lại cuộc đời của ông.
Khác với Phật tổ của đạo Phật và thánh Ala của đạo Ixlam, Jesuslà một nhân vật dương gian trở thành thẩn tượng tôn giáo một cách đặc biệt. Trong Kinh Thánh và những sách Thánh khác của đạo Cơ Đốc đều có ghi sự tích của Jesus.
Theo truyền thuyết thì Jesuslà con Thượng Đế, mẹ là Maria. Ông có mười hai môn đồ. Về sau môn đồ Juda phản bội , ông bị đóng đinh chết trên thánh giá. Nhưng ba ngày sau khi chết ông đã sống lại.
Những câu chuyện truyền thuyết vừa giống sự thật lại vừa giống thẩn thoại. Điều này thực tế làm cho người ta khó thấy rõ Jesuslà một con người hay là một vị thẩn. Nhưng dù nói thế nào vẫn có một điểm khẳng định rằng không có ai trong thời đại Jesus(thế kỷ I sau Công nguyên) ghi lại hoặc truyền đạt những sự việc về Jesus.
Về sau Cơ Đốc giáo ngày càng hoàn thiện, Jesusđược miêu tả thành một con người có da có thịt cùng chịu những sự vui buồn với những người dân thường, hơn nữa còn là một anh hùng hiến thân mình cho việc cứu vớt con người.
Song truyền thuyết không thể nào nói chắc chắn rằng: Trong lịch sử xác thực có một nhân vật là Jesus.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.