7 Thói Quen Để Thành Đạt

CHƯƠNG HAI THÀNH TÍCH CÁ NHÂN – Thói quen thứ nhất: LUÔN CHỦ ĐỘNG



Các nguyên tắc về tầm nhìn cá nhân

“Không một sự thật nào đáng khích lệ hơn là khả năng của con người trong việc nâng cao cuộc sống của mình bằng sự nỗ lực có ý thức.” – Henry David Thoreau

Khi đọc cuốn sách này, bạn hãy cố gắng thoát ra khỏi con người của bạn, cố gắng đưa ý thức vượt lên và soi rọi bản thân bằng chính đôi mắt của tâm hồn mình, và đọc. Liệu bạn có thể nhìn bản thân bằng ánh mắt của một người khác không?

Bây giờ, bạn hãy suy nghĩ về tâm trạng của mình. Bạn có thể nhận diện được nó không? Bạn cảm thấy thế nào? Bạn có thể mô tả tâm trạng hiện tại của mình không? Tiếp theo, bạn hãy dành một phút để nghĩ xem trí óc của mình làm việc như thế nào? Liệu nó có nhanh nhạy và tỉnh táo không? Bạn có cảm thấy đang bị giằng co giữa việc luyện tập khả năng tư duy và việc đánh giá ý nghĩa của hoạt động trí tuệ này không? Khả năng làm được điều nêu trên chỉ đặc biệt có ở con người, chúng ta có thể gọi đó là “sự tự nhận thức” – khả năng tự suy nghĩ trong toàn bộ quá trình tư duy của bản thân. Đó là nguyên nhân vì sao con người chiếm lĩnh được mọi thứ trên thế giới và có những bước tiến không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và đó cũng là lý do tại sao chúng ta có thể đánh giá và học tập được kinh nghiệm của người khác, cũng như tạo ra hoặc từ bỏ những thói quen của mình.

Chúng ta không phải là điều mà chúng ta cảm thấy. Chúng ta không phải là tâm trạng chúng ta đang mang. Chúng ta cũng không phải là cái mà chúng ta nhận thức. Chúng ta có khả năng tư duy về cảm xúc, tâm trạng, và ý nghĩ, có khả năng tự nhận thức, và chính điều này đã tách chúng ta ra khỏi con người mình và ra khỏi thế giới động vật để xem xét cách chúng ta nhìn nhận về bản thân mình. Đó là mô thức bản ngã – mô thức quan trọng nhất, cơ bản nhất của sự thành đạt. Nó có ảnh hưởng không chỉ đến thái độ và hành vi của chúng ta mà còn đến cách chúng ta nhìn nhận người khác. Nó là “tấm bản đồ” chi phối bản chất cơ bản của con người.

Thật vậy, chỉ khi quan tâm đến cách nhìn nhận bản thân (và cách chúng ta nhìn người khác) thì chúng ta mới có thể hiểu được cách nhìn và cảm nhận của người khác về họ và thế giới của họ. Nếu không, chúng ta sẽ có thành kiến đối với hành vi của họ và xem hành vi của chúng ta là khách quan.

Điều này sẽ làm hạn chế đáng kể tiềm lực của bản thân và khả năng giao tiếp với người khác. Nhưng nhờ khả năng đặc biệt của con người là sự tự nhận thức nên chúng ta có thể xem xét mô thức của mình để xác định xem chúng là thực tại – dựa trên cơ sở những nguyên tắc – hay chúng phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh.

1. LĂNG KÍNH XÃ HỘI

Nếu chúng ta nhìn bản thân thông qua lăng kính xã hội – theo mô thức xã hội đương thời hay theo các ý kiến, nhận thức và mô thức của những người xung quanh – thì chúng ta chẳng khác nào hình ảnh phản chiếu trong phòng cười tại các lễ hội.

“Bạn chẳng bao giờ đúng giờ cả!”

“Tại sao con không bao giờ ngăn nắp được nhỉ?” “Bạn phải là một nghệ sĩ mới xứng!” “Tôi không tin là anh đã thắng!”

“Điều này thật đơn giản. Tại sao anh/chị lại không hiểu?”

Thế đấy! Những hình ảnh về chúng ta thu được từ xung quanh thường rời rạc và không cân đối. Chúng thường là những lời nhận xét theo kiểu phỏng đoán về những gì đang diễn ra, xoay quanh những mối quan tâm và sự hời hợt trong cách nhìn của người đưa ra thông tin hơn là phản ánh chính xác sự thật.

Sự phản ánh của mô thức xã hội đương thời cho thấy bản chất con người được quyết định phần lớn bởi điều kiện và hoàn cảnh sống. Thừa nhận vai trò quyết định của điều kiện sống và cho rằng mình không thể nào kiểm soát được sức ảnh hưởng của nó là một quan điểm, một “tấm bản đồ” hoàn toàn khác.

Thực ra có ba loại “bản đồ” xã hội – ba học thuyết về chủ nghĩa tất định – được thừa nhận rộng rãi, độc lập hoặc kết hợp, để giải thích bản chất con người. Đó là: Thuyết Quy định Di truyền cho rằng bản chất con người được di truyền từ tổ tiên. Đó là lý do vì sao bạn có phẩm chất, tính cách như thế này mà không phải thế khác. Hay nói cách khác, tính cách của ông bà bạn hiện diện trong nhiễm sắc thể (ADN) của bạn. Thêm vào đó, bạn thuộc nhóm dân tộc nào thì bản chất của bạn thuộc về bản chất của dân tộc đó.

Thuyết Quy định Tâm ly về cơ bản cho rằng bản chất của bạn là do cha mẹ bạn tạo ra. Những gì bạn được dưỡng dục từ thời thơ ấu sẽ đặt nền móng cho những khuynh hướng cá nhân và cá tính của bạn. Chẳng hạn, bạn ngại ngùng khi đứng trước đám đông, đó là vì cách cha mẹ bạn đã dạy dỗ bạn; hay khi làm sai điều gì, bạn cảm thấy mình có lỗi khủng khiếp, đó là vì bạn “nhớ lại” những tổn thương do hình phạt mà bạn đã trải qua…

Thuyết Quy định Môi trường cho rằng sở dĩ bạn trở thành con người như thế này là do sự tác động của “ngoại cảnh” – sếp của bạn, vợ/chồng bạn, bè bạn, hoặc do hoàn cảnh kinh tế của cá nhân và gia đình bạn, và cả các chính sách quốc gia. Ai đó hoặc điều gì đó phải chịu trách nhiệm về bản chất con người bạn chứ không phải là bạn.

Cả ba “tấm bản đồ” nêu trên đều dựa vào lý thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov (trong thí nghiệm với các con chó). Ý tưởng cơ bản ở đây là chúng ta được tạo điều kiện để phản ứng lại một tác nhân kích thích nào đó bằng một cách đặc biệt nào đó.

Kích thích ⇒ Phản ứng

Những “bản đồ” của các thuyết tất định này mô tả “biên giới lãnh thổ” một cách đúng đắn về mặt chức năng và chính xác đến mức nào? Những tấm gương này phản chiếu bản chất con người ra sao? Liệu chúng có trở thành những lời tiên đoán tự thực hiện không? Liệu chúng có dựa trên các nguyên tắc mà chúng ta có thể vận dụng vào chính bản thân mình?

2. GIỮA NHÂN TỐ KÍCH THÍCH VÀ PHẢN ỨNG LÀ GÌ?

Để trả lời các câu hỏi nêu trên, tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện có tính chất xúc tác của Viktor Frankl.

Frankl, một nhà tất định học người Do Thái theo trường phái tâm lý học Freud, cho rằng bất cứ điều gì xảy ra với bạn khi còn trẻ sẽ định hình cá tính và nhân cách của bạn, sẽ chi phối cơ bản toàn bộ cuộc đời bạn. Những giới hạn và các thông số của cuộc đời bạn đã được xác lập và có thể nói, bạn không thể nào thay đổi được.

Frankl cũng là một nhà tâm thần học. Ông từng bị giam trong các trại tập trung của Đức quốc xã, nơi ông phải chứng kiến những hành động ghê tởm của bọn phát xít. Cha mẹ, em trai và vợ của ông đều chết trong trại tập trung. Cả gia đình chỉ còn lại cô em gái và ông. Bản thân ông đã phải chịu đựng nhiều cực hình và ông không biết mình bị sẽ bị đưa vào lò hỏa thiêu hay may mắn nằm trong số những người “được sống” để làm công việc khiêng xác hoặc xúc tro những người xấu số.

Một ngày nọ, khi đang trần truồng một mình trong phòng giam nhỏ, ông bắt đầu nhận thức ra điều mà sau này ông gọi là “sự lựa chọn cuối cùng trong các quyền tự do của con người” – sự lựa chọn mà bọn cai ngục quốc xã không bao giờ cướp đi được.

Frankl cho rằng, bọn chúng có thể kiểm soát hoàn toàn môi trường sống của ông, có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn trên thân thể ông, nhưng là một con người biết tự nhận thức, ông có thể nhìn hoàn cảnh của mình từ góc độ của một người quan sát bên ngoài. Tự ông có thể quyết định tất cả những chuyện đang xảy ra có ảnh hưởng đến bản thân ông hay không và nếu có thì nó ảnh hưởng ở mức độ nào. Giữa những điều đã xảy ra với ông (nhân tố kích thích) và phản ứng của ông đối với chúng là sự tự do hay quyền lựa chọn phản ứng.

Bằng kinh nghiệm sống, Frankl hình dung về mình trong các hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn ông sẽ lên lớp giảng bài cho sinh viên sau khi ra khỏi trại tập trung. Ông sẽ giảng những bài học mà mình đã đúc kết được trong suốt quãng thời gian bị tù đày. Thông qua sự rèn luyện trí óc, tình cảm và tinh thần như vậy, chủ yếu bằng trí nhớ và sự tưởng tượng, ông đã luyện tập để có được sự tự do cho chính mình. Có thể bọn cai ngục đang rảo bước qua lại ngoài xà lim kia có nhiều tự do về thân thể và nhiều sự lựa chọn hơn ông, nhưng ông lại có được sự tự do về tinh thần và sức mạnh bên trong để thực hiện những lựa chọn cho tương lai của mình. Ông trở thành nguồn cảm hứng cho những người xung quanh, thậm chí một số cai ngục cũng ngưỡng mộ ông. Ông giúp người khác tìm ra ý nghĩa cuộc sống trong nỗi đau bị hành hạ do hoàn cảnh tù đày.

Frankl đã sử dụng khả năng thiên phú của con người về sự tự nhận thức để khám phá ra một nguyên tắc cơ bản trong bản chất con người: Giữa kích thích và phản ứng là quyền tự do lựa chọn phản ứng của con người.

Trong sự tự do lựa chọn là những khả năng thiên phú mà chỉ con người mới có. Ngoài sự tự nhận thức, chúng ta còn có trí tưởng tượng – khả năng sáng tạo ngoài thực tiễn. Chúng ta còn có ý thức – sự hiểu biết sâu sắc về cái đúng cái sai, về các nguyên tắc chi phối hành vi, và về mức độ phù hợp của suy nghĩ và hành động của chúng ta đối với các nguyên tắc đó. Chúng ta cũng còn có ý chí độc lập – là khả năng hành động dựa trên cơ sở của sự tự nhận thức mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.

Ngay cả những động vật thông minh nhất cũng không có được những khả năng thiên phú này. Nói theo ngôn ngữ máy tính thì chúng được “lập trình” bằng bản năng và/hoặc bằng sự luyện tập. Chúng có thể được luyện tập để có trách nhiệm, nhưng không thể luyện tập để chịu trách nhiệm về việc huấn luyện đó. Nói cách khác, chúng không thể điều khiển, không thể thay đổi được việc chương trình hóa và thậm chí cũng không biết được điều đó.

Nhưng với con người thì khác. Nhờ có những khả năng thiên phú, chúng ta có thể viết ra các chương trình mới cho mình một cách hoàn toàn khác với các bản năng và sự luyện tập của mình. Đó là lý do vì sao khả năng của động vật tương đối hạn chế, còn khả năng của con người là vô tận. Nhưng nếu sống như các con vật, chỉ dựa vào bản năng, hoàn cảnh và các điều kiện sống, thì khả năng của chúng ta cũng sẽ bị hạn chế.

Mô thức của chủ nghĩa tất định xuất phát từ việc nghiên cứu các loại động vật (chuột, khỉ, bồ câu, chó…) và những người bị chứng rối loạn thần kinh hay mắc bệnh tâm thần. Trong khi những nghiên cứu này có thể đáp ứng một số tiêu chí nhất định của một vài nhà nghiên cứu do nó có thể đo lường và dự đoán được, thì lịch sử loài người và sự tự nhận thức của chúng ta giúp chúng ta nhận ra “tấm bản đồ” này chẳng mô tả một khu vực lãnh thổ nào cả.

Những khả năng đặc biệt chỉ có ở con người ấy nâng chúng ta vượt ra khỏi thế giới động vật. Sự luyện tập và phát triển những khả năng thiên phú giúp chúng ta có thêm sức mạnh để hoàn thiện các tiềm năng của mình. Nằm ở vị trí giữa sự kích thích và phản ứng là sức mạnh lớn nhất của chúng ta: quyền tự do lựa chọn.

3. ĐỊNH NGHĨA “TÍNH CHỦ ĐỘNG”

Để khám phá nguyên tắc cơ bản về bản chất con người, Frankl đã mô tả một “bản đồ” bản thân chính xác. Từ đó, ông bắt đầu phát triển thói quen đầu tiên và cơ bản nhất của một con người thành đạt trong mọi hoàn cảnh, đó là thói quen luôn ở thế chủ động.

Thuật ngữ tính chủ động trở nên khá phổ biến trong ngành quản trị học, nhưng không dễ tìm thấy trong mọi cuốn từ điển. Không chỉ có nghĩa đơn thuần là sự chủ động, tính chủ động còn mang ý nghĩa về tư cách con người, về trách nhiệm với cuộc

đời. Hành vi là kết quả của những quyết định đưa ra, không chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh nên chúng ta cần chủ động và có trách nhiệm làm cho mọi việc trở nên hiệu quả. Ngược lại, nếu cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thì lỗi thuộc về chúng ta, vì chúng ta để cho những sự việc khách quan điều khiển một cách có ý thức.

Khi đưa ra sự lựa chọn, người ta dễ bị môi trường vật chất quanh mình tác động ngược trở lại. Nếu thuận lợi, họ sẽ cảm thấy dễ chịu, kết quả công việc tốt, và ngược lại. Những người luôn ở thế chủ động có thể tạo ra sự cân bằng cho mình. Đối với họ, dù điều kiện khách quan suôn sẻ hay trở ngại thì tâm trạng và công việc của họ cũng vẫn tiến triển. Vì họ được thúc đẩy bởi giá trị của bản thân. Nếu giá trị đó quyết định chất lượng của công việc thì bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể gây ảnh hưởng đến điều đó.

MÔ HÌNH TÍNH CHỦ ĐỘNG

Những người thụ động – luôn chịu sự chi phối từ bên ngoài – thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội, hay còn gọi là “định kiến xã hội”. Khi người khác đối xử tốt với họ, họ cảm thấy vui; nhưng khi người khác đối xử không tốt, họ liền lui về thế phòng thủ hoặc chống đỡ. Họ xây dựng cuộc sống tình cảm của mình dựa vào hành vi của người khác và nhắm vào nhược điểm của người khác để chi phối họ.

Người chủ động có khả năng đặt giá trị lên trên cảm xúc. Họ được thúc đẩy bởi các giá trị đã được suy nghĩ thấu đáo, chọn lọc, và tiếp thu. Còn những người bị động thường bị ảnh hưởng bởi tình cảm, hoàn cảnh, điều kiện và môi trường sống. Tuy nhiên, người chủ động vẫn bị tác động bởi những kích thích bên ngoài, bất kể về mặt vật chất, xã hội hay tâm lý. Nhưng phản ứng của họ, dù có ý thức hay vô thức, luôn luôn là sự lựa chọn hay phản ứng dựa trên cơ sở giá trị.

Theo Eleanor Roosevelt, “Không ai có thể làm tổn thương bạn nếu bạn không đồng ý”. Còn Gandhi nói: “Họ không thể lấy đi sự tự trọng của chúng ta nếu chúng ta không cho họ cái quyền đó”. Chính sự tự nguyện cho phép hay đồng tình của chúng ta khiến chúng ta đau khổ hơn nhiều so với bản thân sự việc xảy ra.

Tôi thừa nhận rằng đây là điều khó chấp nhận về mặt tình cảm, đặc biệt nếu chúng ta cứ kể lể về nỗi bất hạnh của mình hết ngày này sang ngày khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh hay hành vi của người khác. Nhưng không ai có thể nói “Tôi có sự lựa chọn khác” cho đến khi họ thừa nhận một cách sâu sắc và thành thật rằng: “Số phận của tôi ngày hôm nay chính là do sự lựa chọn của tôi ngày hôm qua”.

Có một lần tại Sacramento, khi tôi đang nói chuyện về đề tài tính chủ động thì một người phụ nữ trong số cử tọa đứng lên phát biểu một cách rất kích động. Mọi người quay sang nhìn, cô ấy như sực tỉnh, lúng túng và vội ngồi xuống. Nhưng hình như cô không thể kiềm chế được cảm xúc và tiếp tục bàn luận với những người ngồi xung quanh.

Tôi cảm thấy nóng lòng muốn giờ nghỉ đến nhanh để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với cô. Giờ giải lao, tôi bước xuống và hỏi cô có muốn chia sẻ điều gì không. Và cô đồng ý kể cho tôi nghe câu chuyện của mình.

“Ông không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra với tôi đâu! Tôi là một y tá. Tôi đang chăm sóc một người bệnh bất hạnh và vô ơn nhất từ trước đến nay. Bất cứ điều gì tôi làm, anh ta cũng không cho là đủ. Anh ta không bao giờ biết cảm ơn, cũng không cần biết tôi đang làm nhiệm vụ của mình. Anh ta luôn kêu ca, phàn nàn và luôn kiếm chuyện với tôi. Người đàn ông này làm cho cuộc sống của tôi đảo lộn, tôi thường mang về nhà nỗi bực dọc của công việc. Các y tá khác cũng có tâm trạng tương tự. Chúng tôi gần như ai cũng muốn rũ bỏ “cục nợ” đó sớm chừng nào hay chừng ấy.

Thế mà ông vừa nói rằng không điều gì có thể xúc phạm được tôi, làm tôi đau khổ nếu không có sự đồng ý của tôi, trừ phi chính tôi đã lựa chọn cho mình sự bất hạnh đó. Vâng, nhưng tôi không còn cách nào khác.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này và bắt đầu tự hỏi, liệu mình có quyền lựa chọn phản ứng cho mình hay không. Cuối cùng, tôi cũng nhận ra rằng tôi có quyền đó. Hạnh phúc hay bất hạnh đều xuất phát từ sự lựa chọn của chúng ta. Tôi đã thay đổi suy nghĩ và cảm thấy như mình vừa thoát khỏi nhà tù San Quentin. Tôi muốn kêu to lên cho cả thế giới biết rằng: Tôi đã được tự do! Tôi đã thoát khỏi nhà tù! Tôi sẽ không còn để bản thân mình bị chi phối bởi cách cư xử của người khác.”

Không phải do bản thân sự việc xảy ra, mà là do cách phản ứng của chúng ta trước sự việc đó làm chúng ta đau khổ. Tất nhiên, có những sự việc xảy ra không những làm chúng ta đau khổ về thể xác, tổn thất về kinh tế mà còn tổn thương cả về tinh thần, nhưng tính cách, bản chất của chúng ta không việc gì phải chịu đau khổ. Những kinh nghiệm khó khăn nhất mà chúng ta trải qua lại trở thành lò tôi luyện tính cách, phát triển sức mạnh bên trong, đem lại cho chúng ta quyền tự do để xử lý các tình huống khó khăn trong tương lai và thúc đẩy những người khác làm theo mình. Frankl là một trong số những người làm được điều đó.

Chúng ta từng biết những người gặp hoàn cảnh không may như mắc bệnh nan y, bị khiếm khuyết về thể xác, hoặc quá nghèo khó nhưng vẫn giữ được một ý chí đáng khâm phục… Và những phẩm giá cao quý đó của họ đã truyền cho chúng ta nguồn cảm hứng mạnh mẽ. Không gì gây ấn tượng mạnh mẽ và thuyết phục bằng những câu chuyện có thật về những con người dù phải chịu số phận và hoàn cảnh bất hạnh, nhưng vẫn vươn lên bằng ý chí cao nhất.

Sandra và tôi có một khoảng thời gian đáng nhớ hơn 4 năm khi cùng chia sẻ với nỗi bất hạnh của một người bạn thân, Carol. Cô ấy mắc bệnh ung thư đã di căn. Khi bệnh tình của Carol chuyển sang giai đoạn cuối, Sandra đã dành thời gian chăm sóc người bạn tại giường bệnh, động viên và giúp cô ấy viết tiểu sử cá nhân.

Carol cố gắng giảm thiểu việc dùng thuốc giảm đau để có thể kéo dài sự minh mẫn và duy trì tinh thần ổn định. Cô tranh thủ thời gian để viết những bức thư đặc biệt dành cho những đứa con của mình, thì thầm vào máy ghi âm hoặc nói với Sandra để Sandra ghi chép lại. Carol quả thực là một con người luôn chủ động, dũng cảm và quan tâm đến người khác. Cô là nguồn cảm hứng thực sự cho chúng tôi và nhiều người xung quanh.

Tôi không thể nào quên được ánh mắt của Carol một ngày trước khi cô mất và cảm nhận nỗi đau sâu thẳm của một con người có sức mạnh nội tâm vô cùng to lớn. Tôi có thể nhận ra trong đôi mắt ấy một cuộc đời đầy tính cách, sự cống hiến, hy sinh cũng như tình yêu, sự quan tâm và cảm kích dành cho những người thân yêu.

Trong những cuộc nói chuyện sau đó, tôi thường hỏi nhiều người rằng: “Có ai đã từng chứng kiến một người có một thái độ sống tuyệt vời cho đến giây phút cuối cùng không? Một phần tư số người tham dự trả lời rằng có. Tôi hỏi trong số họ có bao nhiêu người cảm thấy có sự thay đổi ở chính mình, dù là tạm thời, nhờ nguồn cảm hứng từ hành động dũng cảm của con người đó cũng như cảm nhận được sự trắc ẩn sâu sắc để có những hành động cao đẹp. Tất cả họ đều trả lời “có”.

Viktor Frankl cho rằng trong cuộc sống có ba giá trị trung tâm. Đó là giá trị kinh nghiệm – giá trị đến từ bên ngoài, giá trị sáng tạo – giá trị do chúng ta tạo ra, và giá trị thái độ, tức giá trị từ phản ứng của chúng ta trước những hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn như ở phút cuối đời.

Kinh nghiệm của tôi về con người cho thấy quan điểm của Frankl là đúng – tức giá trị cao nhất trong ba giá trị này là giá trị thái đô, xét về ý nghĩa mô thức hay khuôn mẫu nhận thức. Nói cách khác, điều quan trọng nhất là cách chúng ta phản ứngnhư thế nào đối với những gì chúng ta trải nghiệm.

Những hoàn cảnh khó khăn thường tạo ra các thay đổi về mô thức, tạo ra những khung tham chiếu hoàn toàn mới mẻ. Dựa vào đó, người ta nhìn thế giới, bản thân và những người khác, cũng như tìm hiểu xem cuộc sống xung quanh đòi hỏi những gì ở họ. Tầm nhìn của họ phản ảnh giá trị thái đô, là giá trị nâng cao và tạo nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người.

4. NẮM THẾ CHỦ ĐỘNG

Bản chất cơ bản của con người là chủ động hành động chứ không phải bị động đối phó. Cũng như chúng ta có quyền lựa chọn phản ứng phù hợp với hoàn cảnh và có được sức mạnh để tạo ra các hoàn cảnh.

Nắm thế chủ động không có nghĩa là tự đề cao chính mình, xúc phạm người khác hay tỏ ra hung hăng thô bạo mà là nhận thấy trách nhiệm của mình để làm cho sự việc xảy ra.

Trong nhiều năm, tôi đã tư vấn cho những người muốn tìm công việc tốt hơn là họ phải tỏ ra chủ động hơn, chẳng hạn như, làm các bài trắc nghiệm về mức độ quan tâm và năng lực, nghiên cứu về ngành nghề, thậm chí về những vấn đề cụ thể của tổ chức mà họ xin việc đang gặp phải. Và sau đó, tôi hướng dẫn họ làm một bản tự giới thiệu thật thuyết phục trong đó nêu rõ những năng lực của họ sẽ giúp giải quyết các vấn đề của tổ chức này như thế nào. Bản tự giới thiệu đó được gọi là “tiếp thị các giải pháp” và là một mô thức then chốt để đạt được thành công trong kinh doanh.

Cách làm trên thường mang lại hiệu quả. Có thể nói đây là một cách tiếp cận ảnh hưởng mạnh mẽ đến các cơ hội tìm việc làm, hay sự tiến thân. Nhưng nhiều người đã không có những bước đi cần thiết, đó là chủ động tạo ra các tình huống. Họ gặp một vài vấn đề như:

“Tôi không biết làm các bài trắc nghiệm về mức độ quan tâm và năng lực ở đâu.” “Làm sao tôi có thể nghiên cứu các vấn đề chuyên môn của tổ chức này được? Chẳng ai giúp tôi cả.”

“Tôi không biết phải viết điều gì trong bản tự giới thiệu để có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.”

Rất nhiều người chỉ ngồi chờ việc tự đến, hay chờ ai đó quan tâm giúp đỡ họ. Còn những người chủ động luôn kiếm được việc làm tốt. Họ đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, chứ không phải chỉ nêu ra vấn đề. Những người nắm thế chủ động làm bất cứ việc gì cần thiết, phù hợp với các nguyên tắc đúng đắn để hoàn thành công việc.

Mỗi khi bọn trẻ nhà tôi, dù là đứa bé nhất, có thái độ vô trách nhiệm, chỉ ngồi chờ ai đó đến làm giúp, chúng tôi liền bảo: “Hãy dùng R và I của mình đi!”4

Rèn luyện tinh thần trách nhiệm không phải là hạ thấp phẩm giá mà là khẳng định phẩm giá. Tính chủ động là một phần của bản chất con người, bằng cách tôn trọng bản chất chủ động của người khác, chúng ta sẽ đem lại cho họ ít nhất một hình ảnh phản chiếu rõ ràng không bị nhiễu từ chiếc gương xã hội.

Tất nhiên, điều đó còn tùy thuộc mức độ trưởng thành của mỗi người. Chúng ta không thể kỳ vọng sự hợp tác sáng tạo ở mức độ cao từ những người quá lệ thuộc về mặt tình cảm. Nhưng ít ra, chúng ta vẫn có thể khẳng định bản chất cơ bản của họ và tạo ra một bầu không khí dễ chịu để họ có thể nắm bắt các cơ hội và tự giải quyết vấn đề.

5. CHỦ ĐỘNG HÀNH ĐỘNG HAY BỊ ĐỘNG ĐỐI PHÓ?

Sự khác nhau giữa người chủ động và bị động cũng giống như sự khác nhau giữa ngày và đêm. Tôi không nói đến sự khác nhau ở mức độ 25 đến 50% của tính hiệu quả, mà là từ 5.000% trở lên, đặc biệt nếu những người chủ động là người thông minh, hiểu biết và nhạy cảm trong giao tiếp.

Cần chủ động để có thể tạo ra sự cân bằng P/PC của sự thành đạt trong cuộc sống và xây dựng 7 Thói quen. Khi nghiên cứu 6 thói quen đầu tiên, bạn sẽ thấy mỗi thói quen đều phụ thuộc vào sức mạnh của tính chủ động ở bạn. Mỗi thói quen đều đặt ra trách nhiệm để bạn hành động. Nếu chỉ ngồi chờ, bạn sẽ luôn rơi vào thế bị động đối phó. Khi đó, sự phát triển và cơ hội sẽ đến với người khác, ở chỗ khác.

Có một lần, tôi tham dự cuộc gặp mặt hàng quý của những người làm việc trong ngành xây dựng dân dụng, đến từ 20 tổ chức khác nhau. Vì đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế nên ngành này chịu tác động rất nặng nề, và những người tham dự đều mang một tâm trạng đầy chán nản.

Trong ngày đầu, chủ đề thảo luận của chúng tôi là: “Điều gì đang xảy ra với chúng ta? Động lực kinh doanh nằm ở đâu?”. Rất nhiều chuyện xảy ra do sức ép của môi trường kinh tế. Nạn thất nghiệp lan tràn, nhiều người trong số những người tham dự cuộc họp cũng đang phải sa thải nhân viên, thậm chí là cả bạn bè, người thân của mình để duy trì sự sống còn của doanh nghiệp. Vào cuối ngày thứ nhất, mọi người rất bi quan.

Ngày thứ hai, chúng tôi nêu ra câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai?”. Chúng tôi nghiên cứu các xu hướng của tình hình kinh tế và giả định rằng những điều này sẽ tạo nên tương lai của họ. Vào cuối ngày thứ hai, tâm trạng chung còn bi đát hơn. Sự việc thường hết sức tồi tệ trước khi khá hơn lên, và mọi người đều biết điều đó.

Do vậy, ngày thứ ba, chúng tôi quyết định chuyển sang những câu hỏi mang tính chủ động: “Phản ứng của chúng ta là gì? Chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta sẽ chủ động hành động trong tình huống này như thế nào?”. Buổi sáng, chúng tôi thảo luận về cách quản lý và cắt giảm chi phí.

Buổi chiều, chúng tôi bàn đến cách làm tăng thị phần.

Chúng tôi tập trung vào những vấn đề thực tế và dễ thực hiện nhất. Cuộc họp đi đến kết thúc trong sự phấn chấn, niềm hy vọng và một thế chủ động mới.

Vào cuối ngày thứ ba, chúng tôi tổng kết hội nghị bằng câu trả lời cho câu hỏi “Tình hình kinh doanh ra sao?”. Câu trả lời này có ba phần.

Phần 1: Hiện tại, tình hình đối với chúng tôi là không tốt, các xu hướng có vẻ tồi tệ hơn trước khi có thể lạc quan.

Phần 2: Tuy nhiên, những biện pháp chúng tôi đang bàn thảo là rất tốt, giúp quản lý tốt hơn, giảm các chi phí, tăng được thị phần. Phần 3: Vì thế, tình hình kinh doanh sẽ tốt hơn.

Đứng trước vấn đề này, một người bị động sẽ nói gì? “Ồ, sao vậy, hãy đối mặt với thực tế đi. Những suy nghĩ tích cực và cách tự động viên tinh thần của anh cũng chỉ đến thế thôi. Trước sau gì cũng phải đối mặt với hiện thực.”

Đó chính là sự khác biệt giữa tư duy chủ động và tư duy bị động. Chúng tôi đối mặt với thực tế đấy chứ. Chúng tôi đã đối mặt với thực tế về tình hình hiện nay và vạch kế hoạch cho tương lai. Chúng tôi có sức mạnh để lựa chọn phản ứng tích cực đối với những hoàn cảnh, tình huống đã được tiên liệu, chứ không nghĩ rằng những gì đang xảy ra trong môi trường kinh doanh sẽ quyết định số phận của chúng tôi.

Các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và từng cá nhân đều có thể luôn ở thế chủ động. Cần biết kết hợp sự sáng tạo và năng nổ của những cá nhân có tinh thần chủ động để tạo ra một nền văn hóa thực sự có tính chủ động trong tổ chức. Không nên phó mặc cho hoàn cảnh! Mọi người cần chủ động hành động để đạt được những giá trị và mục đích chung.

6. LẮNG NGHE CHÍNH MÌNH

Thái độ và hành vi bắt nguồn từ những mô thức, nên qua quá trình tự nhận thức, mỗi người sẽ tự tìm thấy “tấm bản đồ” của bản thân. Ví dụ, ngôn từ của một người có thể là thước đo chính xác về mức độ chủ động của người đó.

Ngôn ngữ của những người luôn bị động là thoái thác và trốn tránh trách nhiệm: “Tôi là thế đó. Tôi chẳng thể làm gì khác hơn.” (Không phải tôi mà là người khác quyết định).

“Anh ta làm tôi muốn phát điên!” (Tôi không chịu trách nhiệm. Cuộc sống tình cảm của tôi bị chi phối bởi những sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi).

“Tôi không thể làm được điều đó đâu. Tôi không có thời gian.” (Có gì đó bên ngoài – ví dụ như thời gian hạn hẹp – đang chi phối tôi).

“Tôi phải làm việc đó”. (Hoàn cảnh hay người khác buộc tôi phải làm. Tôi không được tự do lựa chọn hành động).

Những ngôn từ đó bắt nguồn từ một mô thức cơ bản của thuyết tất định và bao trùm nó là sự thoái thác trách nhiệm. Tôi không chịu trách nhiệm, tôi không thể lựa chọn phản ứng của mình.
Ngôn từ bị động Ngôn từ chủ động
– Tôi không thể làm được gì nữa. – Hãy tìm cách khác xem sao.
– Tôi là như thế đó. – Tôi có thể chọn cách khác.
– Anh ta làm tôi phát điên. – Tôi biết kiềm chế cảm xúc của mình.
– Họ không cho phép điều đó. – Tôi có thể trình bày vấn đề thật thuyết phục.
– Tôi phải làm điều đó. – Tôi sẽ lựa chọn một phản ứng thích hợp.
– Tôi không thể… – Tôi chọn…
– Tôi buộc phải… – Tôi thích…
– Giá như… – Tôi sẽ làm…

Có lần, một sinh viên hỏi tôi: “Thầy có thể cho phép em nghỉ học được không? Em phải đi đánh quần vợt”.

“Em bị buộc phải đi, hay là tự em chọn?”, tôi hỏi.

“Em thực sự phải đi”, cậu ta giải thích.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu em không đi?”

“Họ sẽ đuổi em khỏi đội.”

“Em có chấp nhận hậu quả đó không?”

“Không ạ.”

“Nói cách khác, em chọn đi đánh quần vợt vì em muốn mình vẫn nằm trong danh sách đội. Thế còn chuyện gì sẽ xảy ra nếu em vắng tiết học này?” “Em không biết.”

“Hãy suy nghĩ kỹ đi. Hậu quả tất yếu của việc không lên lớp là gì?” “Thầy sẽ đuổi học em, có phải vậy không?”

“Đó là một hậu quả có tính xã hội, là hậu quả giả tạo. Nếu em không tham gia vào đội quần vợt, em sẽ không chơi. Đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu em không lên lớp thì hậu quả tất yếu sẽ là gì?”

“Em đoán là em sẽ mất đi một số kiến thức.”

“Đúng thế. Vậy em phải cân nhắc hậu quả này với hậu quả khác để có sự lựa chọn. Tôi biết rằng, nếu là tôi, tôi cũng sẽ đi đánh quần vợt. Nhưng đừng bao giờ nói rằng em buộc phải làm cái gì cả.”

“Vậy lựa chọn của em sẽ là đi đánh quần vợt”, cậu ta bẽn lẽn trả lời.

“Và bỏ buổi học này?”, tôi nói kháy cậu ta.

Một vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến ngôn từ bị động là nó mang tính tiên đoán tự hoàn thành. Những người thụ động cảm thấy mình là nạn nhân và không kiểm soát được tình hình, không thấy mình có trách nhiệm về cuộc sống hay số phận của bản thân. Họ đổ lỗi cho các nguyên nhân bên ngoài, cho người khác, cho hoàn cảnh, thậm chí cả trăng sao trên trời cũng phải chịu trách nhiệm về tình cảnh họ gặp phải.

Tại một cuộc hội thảo, khi tôi đang nói về khái niệm tính chủ động, một người đàn ông bước đến và nói: “Này Stephen, tôi thích những điều anh đang nói. Nhưng mỗi người mỗi cảnh, chẳng ai giống ai. Hãy nhìn vào cuộc hôn nhân của tôi. Tôi thực sự lo lắng. Vợ chồng tôi không còn tình cảm với nhau như trước nữa. Tôi nghĩ rằng tôi không còn yêu cô ấy nữa và cô ấy cũng không yêu tôi. Vậy tôi phải làm gì đây?”. “Anh chị không còn tình cảm với nhau thật ư?”, tôi hỏi.

“Đúng vậy”, anh ta khẳng định, “Và chúng tôi có ba đứa con. Tôi rất lo cho chúng.

Theo anh nên giải quyết sao?”

“Hãy yêu cô ấy”, tôi trả lời.

“Tôi nói rồi, tình yêu không còn nữa.”

“Hãy cứ yêu.”

“Tôi không hiểu anh nói gì. Tình yêu thật sự không còn nữa.”

“Vậy thì càng phải yêu cô ấy. Nếu như tình cảm không còn thì đó là lý do xác đáng để.yêu.”

“Nhưng làm sao anh có thể yêu một người khi anh không còn tình cảm?”

“Ông bạn ơi, yêu là một động từ. Còn tình yêu – cảm xúc – là kết quả của động từ đó. Vậy hãy chủ động hành động đi, hãy yêu thương cô ấy, chăm sóc, hy sinh vì cô ấy. Còn nữa, hãy lắng nghe cô ấy, thông cảm và động viên cô ấy. Liệu anh có muốn làm điều đó không?”

Yêu là một động từ, nhưng người bị động luôn coi đó là cảm xúc và họ bị cảm xúc chi phối. Hollywood thường có những kịch bản phim làm chúng ta tin rằng chúng ta không phải chịu trách nhiệm, rằng chúng ta là sản phẩm của những cảm xúc của mình. Các kịch bản của Hollywood không mô tả đúng thực tại. Nếu như cảm xúc có thể kiểm soát hành động của chúng ta, thì đó là vì chúng ta đã từ bỏ trách nhiệm của mình và chấp nhận để nó chi phối.

Những người chủ động luôn biết cách khiến cho “yêu thương” trở thành một động từ. Tình yêu là điều gì đó thôi thúc bạn hành động: hy sinh, cho đi cái tôi của mình, giống như người mẹ cho một đứa bé chào đời. Nếu bạn muốn nghiên cứu tình yêu, hãy nhìn vào những tấm gương hy sinh vì người khác, kể cả trường hợp người đó đã xúc phạm hay không đáp lại tình yêu của họ. Nếu là một bậc cha mẹ, bạn hãy nhìn vào tình yêu mình dành cho con cái. Tình yêu là một giá trị được thể hiện thông qua các hành động yêu thương. Người chủ động luôn để cho cảm xúc phục tùng các giá trị, Tình yêu là cảm xúc có thể lấy lại được.

7. VÒNG TRÒN QUAN TÂM VÀ VÒNG TRÒN ẢNH HƯỞNG

Một cách tuyệt vời khác để tự nhận thức bản thân tốt hơn về khả năng luôn chủ động là quan sát xem chúng ta tập trung thời gian và sức lực của mình vào đâu.

Mặc dù phạm vi quan tâm của con người là rất rộng – từ sức khỏe, con cái, công việc, đến cả tình hình nợ nước ngoài của quốc gia, chiến tranh hạt nhân,… – nhưng chúng ta có thể tách những điều mình quan tâm ra khỏi những cái vốn không có liên quan gì đặc biệt đến chúng ta, cả về phương diện lý trí lẫn tình cảm, bằng cách tạo ra một Vòng tròn Quan tâm như hình trang bên.

Khi quan sát các sự vật nằm trong Vòng tròn Quan tâm, chúng ta thấy rõ là có những mối quan tâm nằm trong và ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Những gì có thể kiểm soát được, chúng ta sẽ gom vào một vòng tròn nhỏ hơn gọi là Vòng tròn Ảnh hưởng.

Bằng cách xác định vòng tròn nào thu hút hầu hết thời gian và sức lực của bạn, bạn sẽ biết được mức độ chủ động của mình.

TIÊU ĐIỂM CHỦ ĐỘNG

(Năng lượng tích cực mở rộng Vòng tròn Ảnh hưởng)

Người chủ động tập trung nỗ lực của mình vào Vòng tròn Ảnh hưởng. Họ tập trung vào những sự việc, sự vật mà họ có thể kiểm soát. Bản chất năng lượng của họ là tích cực, nó mở rộng và khuếch đại, làm tăng chu vi Vòng tròn Ảnh hưởng.

Ngược lại, người bị động tập trung nỗ lực của mình vào Vòng tròn Quan tâm. Họ tập trung vào điểm yếu của người khác, vào những vấn đề của môi trường bên ngoài, vào hoàn cảnh nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Sự tập trung này dẫn đến các thái độ đổ lỗi, lên án và thói quen dùng ngôn từ bị động… Vô tình, họ tự biến mình thành nạn nhân. Sự tập trung này làm tăng năng lượng tiêu cực, cộng với việc bỏ mặc những điều họ có thể làm được, khiến cho Vòng tròn Ảnh hưởng bị thu nhỏ lại.

TIÊU ĐIỂM BỊ ĐỘNG

(Năng lượng tiêu cực thu nhỏ Vòng tròn Ảnh hưởng)

Chừng nào chúng ta còn tập trung vào Vòng tròn Quan tâm, còn để sự việc, sự vật bên trong vòng tròn này kiểm soát thì chúng ta không thể có hành động chủ động cần thiết để mang lại sự thay đổi tích cực.

Chuyện về cậu con trai của tôi gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng ở trường như đã kể trên là một ví dụ. Chúng tôi chỉ chú ý đến Vòng tròn Quan tâm của mình gồm những điểm yếu của thằng bé và cách cư xử của người khác đối với nó. Và chúng tôi chẳng làm được gì, ngoại trừ việc làm tăng thêm cảm giác hụt hẫng, bất lực và phụ thuộc của nó. Chỉ khi chuyển sang Vòng tròn Ảnh hưởng, tức tập trung vào các mô thức của chính mình, chúng tôi mới bắt đầu tạo ra được năng lượng tích cực làm thay đổi bản thân chúng tôi và cuối cùng tác động đến con trai mình. Thay vì chỉ lo lắng về những điều kiện ngoại cảnh, chúng tôi đã chủ động tác động ngược lại ngoại cảnh.

Do địa vị, sự giàu có, vai trò, hay do mối quan hệ xã hội của một người nên trong một vài tình huống Vòng tròn Ảnh hưởng của họ lớn hơn Vòng tròn Quan tâm.

Đó là sự phản ảnh của cái nhìn thiển cận về mặt tình cảm tự thân – thể hiện một lối sống ích kỷ.

Dù có thể phải có sự ưu tiên trong việc sử dụng ảnh hưởng của mình, người chủ động vẫn có Vòng tròn Quan tâm lớn ít nhất bằng Vòng tròn Ảnh hưởng và chấp nhận trách nhiệm sử dụng ảnh hưởng của mình một cách có hiệu quả.

8. KIỂM SOÁT TRỰC TIẾP, KIỂM SOÁT GIÁN TIẾP VÀ NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT

Những vấn đề chúng ta thường đối mặt trong cuộc sống có thể thuộc một trong ba loại sau: kiểm soát trực tiếp (những vấn đề liên quan đến hành vi của chính chúng ta); kiểm soát gián tiếp (những vấn đề liên quan đến hành vi của người khác) hay ngoài tầm kiểm soát (những vấn đề chúng ta không thể tác động được). Quan điểm chủ động xác định bước đầu tiên là giải quyết cả ba loại vấn đề bên trong Vòng tròn Ảnh hưởng hiện tại của chúng ta.

Những vấn đề về kiểm soát trực tiếp sẽ được giải quyết bằng cách rèn luyện các thói quen. chúng nằm trong Vòng tròn Ảnh hưởng và là Thành tích Cá nhân của Thói quen 1, 2 và 3.

Những vấn đề về kiểm soát gián tiếp sẽ được giải quyết bằng cách thay đổi các phương pháp gây ảnh hưởng và là Thành tích Tập thê của Thói quen 4, 5 và 6. Bản thân tôi đã nhận diện hơn 30 phương pháp khác nhau gây ảnh hưởng đến con người như: thấu hiểu thay vì đối đầu, làm gương thay vì thuyết phục. Những người chỉ có ba hoặc bốn phương pháp trong tay thường bắt đầu bằng lý lẽ và nếu không thành công, họ sẽ hoặc bỏ chạy, hoặc đương đầu.

Thật dễ chịu biết bao nếu chấp nhận ý nghĩ rằng tôi có thể học được các phương pháp mới gây ảnh hưởng đến người khác thay vì không ngừng lặp lại các phương pháp cũ rích, kém hiệu quả để “sửa đổi” người khác.

Các vấn đề ngoài tầm kiểm soát có trách nhiệm thay đổi những đường nét quan trọng trên gương mặt của chúng ta – nở nụ cười, hay chấp nhận một cách chân thật và nhẹ nhàng những vấn đề này và học cách chung sống với nó, mặc dù chúng ta không thích chúng. Bằng cách này, chúng ta không để cho chúng chi phối mình. Chúng ta chia sẻ tinh thần ẩn chứa trong lời cầu nguyện sau: “Chúa hãy ban cho con lòng can đảm để thay đổi những điều có thể và cần phải thay đổi, ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những điều không thể thay đổi được, và trí khôn để phân biệt được sự khác biệt đó”.

Bất kể vấn đề là kiểm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp hay ngoài tầm kiểm soát, chúng ta vẫn có trong tay bước đầu tiên để xử lý. Thay đổi thói quen, thay đổi phương pháp gây ảnh hưởng và thay đổi cách thức nhìn nhận những vấn đề ngoài tầm kiểm soát đều nằm trong Vòng tròn Ảnh hưởng của chúng ta.

9. MỞ RỘNG VÒNG TRÒN ẢNH HƯỞNG

Điều đáng khích lệ là trong khi lựa chọn phản ứng đối với tác động bên ngoài, chúng ta cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoàn cảnh của mình, giống như khi thay đổi một phần công thức hóa học, kết quả của cuộc thí nghiệm cũng thay đổi.

Tôi từng làm việc trong nhiều năm cho một công ty do một người rất năng động lãnh đạo. Ông ấy là người thông minh, sáng tạo, có năng lực và có tầm nhìn chiến lược – ai cũng thấy điều đó. Nhưng ông ấy có cách quản lý rất độc đoán. Ông ấy xem nhân viên như những kẻ làm công, không có tư duy và giao tiếp với họ bằng một giọng điệu rất kẻ cả.

Hậu quả tất yếu là hầu hết cán bộ quản lý đều xa lánh ông ấy. Họ thường tụ tập ở hành lang để phàn nàn về sếp và trao đổi những câu chuyện có vẻ rất thời sự và cụ thể, cứ như đang tìm cách giải quyết tình hình vậy. Các cuộc thảo luận bao giờ cũng như kéo dài vô tận, tuy nhiên, những người trong cuộc thì lại xem như mình không có trách nhiệm gì; tất cả là do sự yếu kém của vị lãnh đạo.

“Các bạn không thể hình dung nổi chuyện gì xảy ra lần đó đâu”, một người nói, “Bữa đó, ông ấy đến phòng chúng tôi. Tôi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Nhưng ông ấy đến và phán một cái lệnh từ trên trời xuống. Mọi thứ tôi mất hàng tháng trời chuẩn bị coi như công cốc. Tôi không biết liệu tôi còn có thể tiếp tục làm việc cho ông ấy nữa không. Còn bao lâu nữa ông ấy nghỉ hưu nhỉ?”.

“Ông ấy mới 59”, một người khác trả lời, “Liệu anh có thể chịu đựng thêm sáu năm nữa không?”.

“Tôi không biết. Dù sao thì ông ấy cũng không phải là loại người chịu về hưu dễ dàng đâu!”

Nhưng trong số họ, có một người có tinh thần chủ động. Anh ấy được thúc đẩy bởi các giá trị chứ không phải bởi tình cảm. Anh ấy là người chủ động đưa ra hành động bằng phán đoán, cảm thông và nghiên cứu tình hình. Thay vì chỉ trích các điểm yếu của vị lãnh đạo, anh ấy tìm cách bù đắp. Nếu điểm yếu của ông ta là ở phong cách, anh ấy tìm cách làm cho các nhược điểm đó trở thành thứ yếu. Anh tập trung vào những điểm mạnh của ông chủ tịch – tầm nhìn, sự thông minh, tính sáng tạo. Anh ấy hiểu rõ tầm quan trọng của ông chủ tịch đối với sự phát triển của công ty và cố gắng thông cảm với những mối quan tâm của ông ấy. Do đó khi cung cấp thông tin, anh ấy cũng đưa ra những kiến nghị dựa trên các phân tích đó. Rõ ràng, người đàn ông này đã biết tập trung vào Vòng tròn Ảnh hưởng của mình.

Vào một ngày, khi tôi ngồi cùng ông chủ tịch với tư cách là một cố vấn, ông ấy nói: “Này Stephen, tôi không thể tin được những việc mà người này đã làm. Anh ấy không chỉ đáp ứng những gì tôi yêu cầu mà còn cung cấp thêm thông tin bổ sung cần thiết và đúng lúc. Anh ấy còn đưa cho tôi bảng phân tích về những điều tôi quan tâm nhất, và một bản kiến nghị nữa.

Những kiến nghị này phù hợp với bảng phân tích, và bảng phân tích phù hợp với số liệu. Anh ấy thật tuyệt vời! Thật là nhẹ người khi có được một người giúp lo lắng phần việc kinh doanh”.

Tại cuộc họp tiếp theo, tất cả các nhân viên quản lý khác vẫn bị lãnh đạo đối xử như cũ: “Anh làm cho tôi việc này…”, “Nhiệm vụ của anh là phải…”, chỉ trừ một người. Đối với người này, ông chủ tịch hỏi: “Ý anh thế nào?”. Vậy là Vòng tròn Ảnh hưởng của anh ấy đã tăng lên. Sự kiện này nhanh chóng trở thành “tâm điểm” trong công ty. Hàng ngũ những cán bộ quản lý có tinh thần tiêu cực quay sang “nã đạn” tới tấp vào con người tích cực này.

Bản chất của người bị động là thoái thác trách nhiệm. Thật dễ khi nói “Tôi không chịu trách nhiệm”. Phản ứng của những người này thường là tham gia vào một môi trường tiêu cực, cấu kết, đặc biệt nếu như nhiều năm qua họ đã tìm cách thoái thác trách nhiệm bằng cách vin vào sự yếu kém của người khác.

Còn người nhân viên tích cực này thì luôn có thái độ chủ động với các đồng nghiệp khác. Từng bước một, Vòng tròn Ảnh hưởng của anh ấy đối với họ ngày một lớn. Nó tiếp tục được mở rộng đến mức cuối cùng, bất kỳ ai khi đưa ra ý kiến hay đề nghị gì cũng đếu muốn tham khảo anh ta, kể cả ông chủ tịch. Nhưng ông chủ tịch không cảm thấy đó là mối đe dọa vì người này sẽ bổ sung cho ông rất nhiều sức mạnh. Chính sự lựa chọn phản ứng trước hoàn cảnh, sự tập trung vào Vòng tròn Ảnh hưởng mà anh ấy tạo ra được sự khác biệt.

Một số người giải nghĩa thuật ngữ “luôn chủ động” là chơi trội, hung hăng, và vô tâm, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Người chủ động là những người khôn ngoan, được thúc đẩy bởi giá trị, họ hiểu hiện thực và biết điều nào là cần thiết.

Hãy nhìn vào Mahatma Gandhi5. Trong khi bị chỉ trích ở Quốc hội vì không chịu tham gia vào Hội lên án Đế quốc Anh, Gandhi lặng lẽ trở về quê nhà. Tại đây, ông từng bước mở rộng Vòng tròn Ảnh hưởng của mình đối với những người nông dân. Sự ủng hộ và tin tưởng của họ vào ông ngày càng tăng. Mặc dù không có một địa vị chính trị nào, nhưng bằng lòng nhân ái, dũng cảm và tinh thần bất khuất đầy thuyết phục, cuối cùng, ông đã buộc nước Anh phải rút lui. Gandhi đã phá tan sự đô hộ chính trị đè nặng lên hơn 300 triệu dân Ấn bằng sức mạnh tối đa từ Vòng tròn Ảnh hưởng của mình.

10. “CÓ” VÀ “LÀ”

Có một cách để xác định xem mối quan tâm của chúng ta nằm trong vòng tròn nào là phân biệt giữa cái “có” và cái “là”. Vòng tròn Quan tâm chứa đầy những cái “có”: “Tôi sẽ rất hạnh phúc khi có được một ngôi nhà và trả hết nợ ngân hàng…”

“Giá như tôi có một ông sếp không độc tài như vậy…” “Giá như tôi có một ông chồng biết kiên nhẫn hơn…” “Giá như tôi có những đứa con ngoan ngoãn hơn…” “Giá như tôi có được một tấm bằng đại học…”

“Giá như tôi có nhiều thời gian hơn cho bản thân …”

Còn Vòng tròn Ảnh hưởng thì chứa đầy những cái “là”. Tôi sẽ là người kiên nhẫn hơn, là người khôn ngoan, là người đáng yêu. Đó là sự tập trung vào tính cách.

Với những người bị động, suy nghĩ của họ luôn luôn hướng về những cái ở “bên ngoài”. Chính suy nghĩ đó có vấn đề. Họ để cho cái nằm “bên ngoài” chi phối. Họ suy nghĩ theo mô thức “bắt đầu từ bên ngoài”. Theo họ, cần phải thay đổi những cái ở ngoài trước khi thay đổi bản thân.

Còn quan điểm chủ động là thay đổi “bắt đầu từ bên trong” . Bằng cách thay đổi như thế, chúng ta mới có thể gây ảnh hưởng tích cực đến cái bên ngoài.

Một trong những câu chuyện tôi thích nhất là câu chuyện trong kinh cựu ước, một phần của nền tảng Do Thái giáo. Đó là câu chuyện của Joseph, người đã bị những người anh em của mình bán làm nô lệ tại Ai Cập khi mới 17 tuổi. Bạn có thể hình dung ông ấy sẽ dễ dàng buông xuôi đến thế nào. Ông sẽ không ngừng than trách cuộc đời lam lũ làm tôi tớ cho Potiphar, hoặc buộc tội những kẻ bạc ác đã đẩy ông vào bước đường khốn cùng. Nhưng Joseph là một người luôn chủ động. Ông tập trung vào chữ là. Và chỉ trong một thời gian ngắn, ông trở thành người quản gia cho nhà Potiphar. Ông ấy quản lý mọi thứ mà Potiphar có vì ông rất được tin cậy.

Thế rồi đến một ngày, Joseph bị bắt trong một tình huống phức tạp và đã bị cầm tù oan trong 13 năm. Nhưng một lần nữa, ông lại thể hiện bản lĩnh của một người luôn chủ động. Ông tập trung vào Vòng tròn Ảnh hưởng – vòng tròn chứa cái la, thay vì cái co. Không lâu sau đó, ông trở thành người cai quản nhà tù và cuối cùng cai quản cả nước Ai Cập, chỉ đứng sau Hoàng đế (Pharaoh).

Tôi hiểu rằng ý tưởng này là một sự thay đổi mô thức triệt để đối với nhiều người. Thật dễ khi đổ lỗi cho người khác, cho điều kiện hay hoàn cảnh về tình trạng bế tắc của mình. Nhưng chúng ta có trách nhiệm – có thể chủ động kiểm soát cuộc sống của chúng ta và tác động trở lại hoàn cảnh một cách mạnh mẽ bằng cách tập trung vào chữ la, vào chính bản thân mình.

Nếu cuộc sống hôn nhân của tôi gặp trục trặc thì sẽ ích lợi gì khi tôi không ngừng kể tội vợ mình? Khi thừa nhận rằng mình không có trách nhiệm trong chuyện này, tôi đã tự biến mình thành một nạn nhân và dấn mình vào một tình huống tiêu cực. Tôi cũng đánh mất cả khả năng gây ảnh hưởng đến cô ấy. Thái độ rầy la, lên án gay gắt của tôi chỉ càng khiến cho cô ấy cảm thấy mình đúng. Sự chỉ trích của tôi còn tồi tệ hơn những gì mà tôi muốn làm để uốn nắn vợ mình. Khả năng gây ảnh hưởng tích cực đến hoàn cảnh của tôi dần dần bị mất đi.

Nếu thực sự muốn cải thiện tình hình, tôi phải tập trung vào cái tôi có thể kiểm soát được – đó là bản thân tôi. Tôi cần chấm dứt việc tìm cách chấn chỉnh vợ mình và tập trung khắc phục nhược điểm của chính mình. Chỉ bằng cách trở thành một người chồng tốt, biết yêu thương và ủng hộ vô điều kiện đối với vợ mình, tôi mới có thể làm cho cô ấy cảm thấy sức mạnh của tính chủ động và sẽ đáp lại tương tự. Nhưng dù kết quả có thế nào, cách tích cực nhất mà tôi có thể tác động vào hoàn cảnh của mình là tập trung vào bản thân, vào mô thức của mình.

Có nhiều cách để điều chỉnh bản thân trong Vòng tròn Ảnh hưởng – la một người biết lắng nghe nhiều hơn , là một người bạn đời đáng yêu hơn, là một sinh viên tốt hơn, là một nhân viên tận tụy và dễ hợp tác hơn. Đôi khi, điều có tính chủ động nhất mà chúng ta có thể làm là cảm thấy hạnh phúc hoặc nở một nụ cười chân thành.

Hạnh phúc hay bất hạnh nằm ở sự lựa chọn của chúng ta. Đừng để những thứ “bên ngoài” như thời tiết, tình hình chính trị, sự khủng hoảng tài chính quốc gia… nằm trong Vòng tròn Ảnh hưởng của chúng ta. Hãy luôn chủ động! Chúng ta có thể mang sức mạnh tích cực đó bên mình, bất kỳ lúc nào, ở đâu. Chúng ta vẫn có thể hạnh phúc và chấp nhận những thứ hiện thời chúng ta chưa kiểm soát được để tập trung nỗ lực vào những thứ mà chúng ta có thể kiểm soát.

11. PHÍA BÊN KIA CỦA THẤT BẠI

Trước khi chuyển mục tiêu cuộc sống vào Vòng tròn Ảnh hưởng, chúng ta cần xem xét sâu hơn hai nội dung nằm trong Vòng tròn

Chúng ta có quyền tự do lựa chọn hành động, chứ không được tự do lựa chọn hệ quả của những hành động đó. Hệ quả bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên, nó nằm bên ngoài Vòng tròn Quan tâm. Chúng ta có thể quyết định bước vào giữa đường ray, đối mặt với một con tàu đang lao tới, nhưng chúng ta không thể quyết định điều gì sẽ xảy ra sau khi con tàu đâm vào mình.

Chúng ta có thể quyết định là người thiếu trung thực trong giao kèo làm ăn và hậu quả xã hội của quyết định đó có thể khác nhau, tùy thuộc hành vi gian dối của chúng ta có bị phát hiện hay không. Thế nhưng, hệ quả tự nhiên đối với bản chất của chúng ta là một kết quả cố định.

Hành vi của chúng ta bị chi phối bởi các nguyên tắc. Chung sống hài hòa với các nguyên tắc sẽ đem lại hệ quả tích cực; vi phạm nguyên tắc sẽ đem lại hệ quả tiêu cực. Chúng ta tự do lựa chọn phản ứng trong mọi hoàn cảnh, nhưng khi làm thế, chúng ta cũng lựa chọn luôn hậu quả kèm theo, như câu ngạn ngữ: “Khi chúng ta cầm lấy một đầu gậy thì đầu kia cũng được nâng lên”.

Chắc chắn trong cuộc đời mỗi người, không ít lần chúng ta cầm một chiếc gậy lên rồi mới phát hiện ra rằng đó không phải là chiếc gậy tốt. Sự lựa chọn của chúng ta đã đưa đến những hậu quả xấu hơn, so với khi chúng ta không lựa chọn. Nếu có cơ hội lựa chọn lại một lần nữa, chắc chắn chúng ta sẽ làm khác đi. Chúng ta gọi những sự lựa chọn đó là sai lầm, và đó là điều đáng để chúng ta suy ngẫm.

Đối với những ai đang phải sống trong nỗi ân hận, thì bài tập cần thiết cho tính luôn chủ động là phải nhận thức được rằng: những sai lầm quá khứ cũng nằm trong Vòng tròn Quan tâm. Chúng ta không thể làm lại từ đầu, cũng không thể xóa bỏ hay kiểm soát được hệ quả của sai lầm đã xảy ra.

Quan điểm của người luôn chủ động đối với sai lầm là thừa nhận ngay sai lầm đó để sửa chữa và rút ra bài học. Điều này thực sự biến sai lầm thành thành công, như T. J. Watson, người sáng lập công ty IBM, đã nói: “Thắng lợi nằm ở phía bên kia của thất bại”.

Nhưng nếu không thừa nhận, không sửa chữa sai lầm cũng như không rút ra bài học kinh nghiệm thì đó lại là một sai lầm khác. Nó thường đưa người ta vào con đường tự lừa dối mình, tự ru ngủ mình, và thường gắn với sự duy lý (sự lừa dối duy lý) đối với bản thân và người khác. Sai lầm thứ hai này che đậy, làm tăng tác hại và ảnh hưởng của sai lầm thứ nhất, gây tổn thất lớn hơn cho bản thân. Không phải sai lầm của người khác, hay thậm chí không phải sai lầm của bản thân mà chính là phản ứng của chúng ta đối với những sai lầm đó gây tác hại lớn cho chúng ta. Rượt đuổi theo con rắn độc đã cắn mình chỉ càng làm cho chất độc lan tỏa khắp cơ thể. Tốt hơn hết, chúng ta hãy tìm ngay biện pháp để lấy chất độc ra khỏi cơ thể.

Phản ứng của chúng ta đối với bất kỳ sai lầm nào cũng đều có ảnh hưởng đến chất lượng của những sự việc sau đó. Điều quan trọng là thừa nhận và sửa chữa ngay các sai lầm để chúng không còn ảnh hưởng đến ta và giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn.

12. CAM KẾT VÀ GIỮ LỜI

Ngay tại trung tâm của Vòng tròn Ảnh hưởng là khả năng cam kết và giữ lời của

chúng ta. Những cam kết đối với bản thân, những người xung quanh và sự nhất quán thực hiện các cam kết đó là bản chất, là điều cốt lõi cho sự trưởng thành và là sự thể hiện rõ nhất của tính chủ động. Thông qua khả năng thiên phú của con người, cùng với sự tự nhận thức và lương tâm, chúng ta ý thức được những điểm yếu, những mặt cần hoàn thiện, những khía cạnh thuộc về trí tuệ có thể phát triển hơn, các thói quen cần được thay đổi hay loại bỏ. Sau đó, khi thừa nhận và sử dụng trí tưởng tượng và ý chí độc lập của mình để hành động dựa trên nhận thức đó – đưa ra những lời hứa, đặt ra các mục tiêu, và trung thực với chúng – chúng ta sẽ xây dựng được sức mạnh của tính cách để có thể làm được bất kỳ điều gì tích cực trong cuộc sống.

Chính từ nhận thức này, chúng ta sẽ thấy có hai phương pháp để làm chủ cuộc sống. Một là, đưa ra lời hứa và giữ lời hứa. Hai là, đặt ra một mục tiêu và phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Khi chúng ta đưa ra và giữ lời thực hiện các cam kết, dù nhỏ, chúng ta sẽ xác lập được sự trung thực bên trong, cho ta ý thức về sự tự chủ và lòng can đảm cũng như sức mạnh để nhận lấy nhiều trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Bằng cách đó, dần dần, danh dự sẽ trở nên quan trọng hơn tâm trạng của bản thân.

Khả năng đưa ra và thực hiện các cam kết đối với bản thân là yếu tố cốt lõi nhất của quá trình xây dựng các thói quen cơ bản cho sự thành đạt. Kiến thức, kỹ năng, và khát vọng đều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta có thể tác động vào một trong ba nội dung trên, hoặc cả ba, để làm tăng tính cân bằng giữa chúng. Khi sự giao thoa giữa chúng ngày một nhiều hơn, chúng ta sẽ càng lĩnh hội sâu sắc hơn các nguyên tắc – là cơ sở cho các thói quen – và tạo ra sức mạnh tính cách giúp chúng ta hướng tới sự thành đạt một cách thật cân bằng.

13. TÍNH CHỦ ĐỘNG: CUỘC TRẮC NGHIÊM 30 NGÀY

Chúng ta không cần phải kinh qua những ngày đen tối trong các trại tập trung chết chóc như Frankl để nhận thức và phát triển tính chủ động của mình. Từ các sự kiện xảy ra hàng ngày, chúng ta cũng có thể phát triển khả năng này để xử lý những sức ép bất thường trong cuộc sống, ví dụ cách xử lý tình huống kẹt xe, cách phản ứng đối với một khách hàng đang cáu kỉnh hay một đứa con bướng bỉnh… Đó là cách chúng ta nhìn nhận một sự việc để biết đâu là vấn đề mình cần tập trung giải quyết.

Tôi muốn bạn thử nghiệm nguyên tắc chủ động này trong vòng 30 ngày. Bạn chỉ cần áp dụng và quan sát kết quả. Trong vòng một tháng, bạn hãy tập trung vào Vòng tròn Ảnh hưởng của mình. Bạn chỉ cần đưa ra những cam kết nho nhỏ và thực hiện chúng. Hãy là người hướng dẫn chứ không là người phán xét. Hãy làm gương chứ đừng chỉ trích. Hãy đưa ra giải pháp, chứ không làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Hãy thử nghiệm các nguyên tắc trên trong cuộc sống hôn nhân, trong gia đình và trong công việc của bạn. Đừng bàn cãi về những điểm yếu của người khác. Đừng biện hộ cho lỗi lầm của mình. Khi mắc sai lầm, bạn nên thừa nhận, sửa chữa và rút ra bài học kinh nghiệm ngay lập tức. Đừng để mình sa vào thói quen lên án và trách móc

người khác. Hãy tập trung vào những gì bạn có khả năng kiểm soát. Hãy tập trung vào chính mình và luôn là chính mình.

Hãy nhìn vào nhược điểm của người khác bằng ánh mắt thông cảm chứ không lên án. Vấn đề không phải ở chỗ họ không làm hay không nên làm một việc gì đó, mà chính là ở sự lựa chọn phản ứng của bạn trước tình huống xảy ra và điều bạn nên làm. Nếu bạn bắt đầu suy nghĩ rằng vấn đề “nằm ở bên ngoài” thì hãy dừng lại. Suy nghĩ đó chính là “vấn đề” của bạn.

Nếu ta thể hiện quyền tự do lựa chọn của mình thường xuyên thì cái quyền ấy càng được mở rộng. Những ai không làm như vậy sẽ nhận thấy tự do của họ đang dần bị xói mòn cho đến khi mất hẳn. Họ buộc phải đóng những vai diễn theo “kịch bản” của cha mẹ, của cộng sự và của xã hội.

Có trách nhiệm tức là có khả năng phản ứng đúng đắn trước mọi điều kiện và hoàn cảnh. Đây là điều thiết yếu đối với sự thành đạt, hạnh phúc của bất kỳ ai. Điều cuối cùng tôi muốn nói là mỗi chúng ta đều cần phải làm chủ được cuộc sống của riêng mình, trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.

CÁC GỢI Ý THỰC HÀNH:

1. Hãy lắng nghe lời ăn tiếng nói của mình và những người xung quanh trong một ngày xem có bao nhiêu lần bạn hoặc người khác sử dụng những ngôn từ bị động như “Giá như …”, “Tôi không thể …” hay “Tôi buộc phải …”.

2. Tiên liệu một tình huống bạn có thể sẽ gặp phải trong tương lai gần mà theo kinh nghiệm cá nhân, bạn có thể sẽ hành động một cách bị động. Hãy điểm lại tình huống đó trong phạm vi Vòng tròn Ảnh hưởng của bạn. Bạn sẽ chủ động phản ứng như thế nào?

Hãy dành thời gian ôn lại các kinh nghiệm đã qua và hình dung phản ứng của bạn trước một tình huống giả định nào đó. Hãy ghi nhớ những gì đã xảy ra giữa quá trình kích thích và phản ứng. Hãy đặt ra cam kết với bản thân và thực hành quyền tự do lựa chọn thái độ hoặc phản ứng của mình.

3. Hãy chọn ra một rắc rối tại nơi bạn làm việc hay trong cuộc sống đang làm bạn khó chịu. Cố gắng xác định xem đó là vấn đề bạn có thể kiểm soát trực tiếp, gián tiếp, hay ngoài tầm kiểm soát. Hãy định dạng bước giải quyết vấn đề thứ nhất trong Vòng tròn Ảnh hưởng và thực hiện nó.

4. Hãy thử trắc nghiệm trong 30 ngày về khả năng chủ động của bạn. Chú ý ghi nhận sự thay đổi trong Vòng tròn Ảnh hưởng của bạn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.