Ðể theo đuổi phương thức sinh tồn đẹp hơn của tương lai, để thay đổi những cái không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi, đem mình nhào nặn lại được bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để mong thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.
Mâu thuẫn của tôi và anh ta, mâu thuẫn của cá thể và quần thể, mâu thuẫn của cá nhân và xã hội, chung quy là cá tính trái ngược với hoàn cảnh.
Cái gọi là hoàn cảnh ở đây đương nhiên là hoàn cảnh xã hội. Quan hệ giữa người này với người khác trong nội bộ quần thể xã hội, trình độ đạo đức chung, pháp quy pháp luật, phong tục tập quán văn hóa tạo thành nội dung cơ bản của hoàn cảnh xã hội.
Quần thể xã hội rõ ràng do các cá tính từng người khác nhau tạo nên. Do xuất thân từ giáo dục bồi dưỡng của từng người khác nhau, chịu sự tiêm nhiễm của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên hình thành cá tính khác nhau rất lớn. Sự khác biệt của cá tính có thể dùng các loại kiểm nghiệm khác nhau để đánh dấu hai cực đối ứng vô cùng.
Lấy việc đem thế giới nội tâm của mình và ngôn luận của bản thân làm mức độ biểu hiện đối với xã hội bên ngoài làm thước đo thì cá tính có thể phân làm hai loại: dạng kín đáo và dạng cởi mở, tức dạng hướng nội và dạng hướng ngoại.
Người thuộc dạng hướng nội luôn luôn đem mình đóng kín trong thế giới nội tâm của bản thân lúc nào cũng quan tâm đến ấn tượng của mình trong lòng người khác và địa vị trong đoàn thể, và luôn luôn thể nghiệm mình, kiểm thảo mình, thiết kế mình, không giỏi giao tiếp với thế giới bên ngoài, nhất là ở trước mặt người xa lạ, ở nơi công cộng, càng là lười mở miệng nói, hoặc ngượng mở miệng. Không muốn xuất đầu lộ diện, khi họp thì thích ngồi ở các góc. Khi bất đắc dĩ phải giao tiếp thì mặt đỏ, tim đập thùm thụp. Nói năng làm việc gì cũng thận trọng, chỉ sợ có sai sót, chỉ sợ bị người khác cười chê. Ðôi khi cũng biểu hiện lòng tự tin nhưng không đủ. Người thuộc dạng hướng nội phần nhiều say mê ảo tưởng, suy nghĩ triền miên, có thể anh ta có thế giới nội tâm cực kỳ phong phú, mà còn cực kỳ nhạy bén, thường đem xã hội nhân sinh muôn màu muôn vẻ cô đặc trong đầu óc của mình lần lượt sàng lọc và phóng ra từng cái một. Nhưng cái?phong phú? này xét đến cùng là có hạn, do đó thường xuất hiện ảo giác đi ngược lại với hiện thực hoặc vì thần kinh quá nhạy nên dẫn đến hiểu nhầm.
Lâm Ðại Ngọc là một điển hình của tính cách hướng nội.
Người thuộc dạng hướng ngoại tham gia vào ý thức mãnh liệt, đối với thế giới bên ngoài luôn luôn tràn ngập tâm lý tìm hiểu tri thức. Thích xuất đầu lộ diện, bất kể ở nơi công cộng hay là trước mặt người xa lạ, đều có biểu hiện mạnh mẽ dục vọng của mình. Anh ta có thể vừa gặp người lạ như đã quen từ lâu, anh ta có thể giỏi diễn thuyết. Anh ta hầu như không quan tâm đến ấn tượng của mình trong con mắt người khác, đến địa vị của mình trong đoàn thể, luôn luôn tự mình cảm thấy tốt đẹp, tràn ngập lòng tự tin. Với anh ta khiêm tốn hay không khiêm tốn đều không sao cả, không giỏi mưu toan, tính toán trong lòng, không cẩn thận. Người thuộc dạng hướng ngoại giống như một đám lửa, đi đến đâu thì có thể thiêu cháy đến đó, thích giao kết bạn bè, cho dù thường không thể gắn bó keo sơn cũng tịnh không giảm bớt khao khát nhiệt tình giao tiếp. Người hướng ngoại đôi khi cũng do lời nói việc làm không đủ cẩn trọng mà có lỗi với người khác, nhưng người ta cũng vì bản tính của anh ta không xấu mà dễ dàng tha thứ. Vì thế quan hệ nhân tế của anh ta vẫn là không đến nỗi quá tồi. Hầu như anh ta không thể ngồi yên tĩnh để ngẫm nghĩ sâu xa, mà chỉ coi trọng ở hành động. Sự chuyển động tràn ngập toàn bộ cuộc sống của anh ta, suốt ngày bận rộn, bôn ba khắp nơi. Ðối với các loại hoạt động xã hội, như là các loại hội nghị, có hứng thú mãnh liệt. Anh ta cũng có thể lôi kéo một nhóm người thành lập một hội học thuật gì đó, hoặc một hiệp hội gì đó. Anh ta có khi sẽ trở thành tổng thư ký hoặc phó chủ tịch hội học thuật này, hiệp hội nọ. Trong cuộc sống, người thuộc dạng hướng ngoại phần nhiều biểu hiện rất hào hứng và lạc quan, người hướng ngoại đối với người khác tương đối khoan dung, cũng không tính toán nhiều đến phê bình và trách móc của người khác đối với anh ta.
Loại bỏ sự khác biệt của quan niệm nhân sinh và quan niệm xã hội, nói chung, người hướng ngoại tương đối thích hợp hoàn cảnh xã hội, anh ta là phần tử hoạt động trong các loại đoàn thể, tương đối dễ dàng giữ được quan hệ hài hòa với người khác, được mọi người hoan nghênh. Người thuộc dạng hướng nội chỉ thích ứng với mình, không thích hợp với xã hội, anh ta trong các đoàn thể phần nhiều không được hoan nghênh, không gây được sự chú ý của người khác, cũng sẽ không thể xuất đầu lộ diện, bạn bè của anh ta cũng ít.
Người tuyệt đối hướng nội và người tuyệt đối hướng ngoại trong cuộc sống hiện thực, hầu như không có. Người bình thường có cả hai dạng. Hoặc là thành phần hướng ngoại nặng hơn thành phần hướng nội, hoặc là thành phần hướng nội nặng hơn thành phần hướng ngoại. Hoặc là ở một trường hợp nào đó, ở một phương diện nào đó là dạng hướng ngoại, còn ở trường hợp khác, ở phương diện khác biểu hiện ở dạng hướng nội. Người dạng hướng nội có khiếm khuyết khó thích ứng với xã hội, khó sống chung với người khác, nhưng anh ta có lời nói và việc làm vững chắc thận trọng, suy nghĩ kỹ lưỡng, tư tưởng sâu sắc mà nhạy bén, thường có thể phát hiện những vấn đề người hướng ngoại không thể phát hiện ra, đạt đến độ sâu tư tưởng mà người hướng ngoại không thể đạt được. Người hướng ngoại dễ dàng thích nghi với xã hội, làm việc cẩu thả, thích xuất đầu lộ diện, từ tự tin dễ dàng ngả sang tự phụ.
– Ða số cuộc đời thành công đều kiêm đủ cả chỗ mạnh của hai dạng hướng nội và hướng ngoại mà đều tránh chỗ yếu của cả hai dạng đó. Bất cứ vĩ nhân nào đều không thể là một người tuyệt đối hướng nội hoặc là một người tuyệt đối hướng ngoại.
Một người vừa nhẫn chịu được tịch mịch và cô đơn vừa lại có thể quả cảm dấn thân vào sự nghiệp oanh liệt, cá tính của họ có được sự hòa hợp trọn vẹn trên hai dạng hướng nội và hướng ngoại. Bạn không thể nói anh ta là một người hướng nội cũng là người hướng ngoại. Trong con người anh ta, giới hạn của dạng hướng nội và dạng hướng ngoại đã mất. Ðây là con người có thể thích nghi với hoàn cảnh nhất.
Trái lại, nếu như cá tính của bạn trái ngược với hoàn cảnh – không ăn khớp với người khác, hôm nay tranh cãi với Trương Tam, ngày mai giận dỗi với Lý Tứ, đối với nhiều người xung quanh đều có cảm giác ghét của bản năng, chỗ này cũng khinh thường, chỗ kia cũng chẳng coi ra làm sao, bất kể điều động đến đơn vị nào, bất kể phân phái đến bộ phận nào vẫn không thể sống hài hòa với xung quanh. Như thế thì, bạn tốt nhất trước hết phải xem xét lại cá tính của mình – thuộc dạng hướng nội hay dạng hướng ngoại hoặc đều có kiêm cả chỗ khiếm khuyết của hai dạng, mà không có chỗ mạnh của hai dạng?
Bạn có thể phát hiện, bạn có thể chủ yếu thiên về tính cách hướng nội, hoặc chỉ có khuyết điểm của tính cách hướng ngoại mà không có mặt tốt của tính cách hướng ngoại.
Cái gì thích nghi thì tồn tại. Khi cá tính trái ngược với hoàn cảnh, chỉ có hiệu chỉnh lại mình, tự mình uốn nắn lại mới là thiết kế cuộc đời đẹp nhất.
Không nên gảy lại điệu đàn cũ rích núi sông dễ đổi, bản tính khó thay. Một trong những đặc trưng lớn nhất của người hiện đại là cá tính của anh ta cũng có tính dẻo cực kỳ rộng rãi.
Các nhà đại danh sư triết học hiện đại cho rằng: Con người trước hết là một vật tồn tại đem mình đẩy về tương lai, đồng thời ý thức được mình đem con người mình tưởng tượng là sự tồn tại của tương lai. Lúc ban đầu con người không có bất cứ quy định nào, chỉ là tồn tại, ló mặt ra, vào cuộc; về sau mới do chính anh ta quy định cho mình.
Con người thật ra không phải là sống ở quá khứ mà là sinh tồn ở tương lai. Quá khứ là cố định, đã chết rồi, còn tương lai mới tồn tại tất cả mọi khả năng. Ðể theo đuổi phương thức sinh tồn đẹp hơn của tương lai, để thay đổi những cái trái ngược của mình không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi, đem mình nhào nặn lại được bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để mong thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.
Nếu như bạn cố thủ cá tính không tốt của mình, không dám hạ quyết tâm sửa chữa nó cho đúng, không thể từ trung tâm của mình đóng kín đi vào xã hội, đi vào đại chúng luôn luôn không ăn khớp với hoàn cảnh xung quanh vẫn luôn vì trái ngược với hoàn cảnh mà tách rời ra ngoài hoàn cảnh xung quanh, bạn sẽ có thể rơi vào trong nỗi giày vò đau khổ lâu dài. Ðó là đáng sợ, thê thảm. Bởi vì người khác, xã hội bên ngoài, tất cả mọi cái xung quanh thật ra không thể vì những cái vui giận bi ai của bạn, vì những cái yêu ghét, chọn bỏ của bạn mà thay đổi được. Ðó là sự tồn tại khách quan có tính quy luật tất nhiên phát sinh, phát triển tự thân của nó, bạn chỉ có nhận biết nó, thuận theo và thích nghi với nó, giữ hài hòa với nó mà thôi. Chỉ có với tiền đề như vậy, với tiền đề bạn trở thành một thành viên trong hoàn cảnh xã hội nào đó, bạn mới có thể phát huy đầy đủ tài trí thông minh của bạn, thực hiện sáng tạo của bạn, thực hiện lý tưởng và hoài bão cải tạo xã hội, cải tạo hoàn cảnh khách quan của bạn.