99 Khoảnh Khắc Đời Người

CHƯƠNG 60



Còn có gì vô vị hơn so với việc gì cũng đều nhẹ nhàng, dễ như lật bàn tay? Không có thất bại thì không có thành công.
Theo đuổi – thất bại – lại theo đuổi: lịch trình bi tráng của sinh mệnh.
Phương án dự tính trước không thực hiện được mục đích mong muốn không đạt được; hoặc là một loại thực nghiệm, một nhận thức phát sinh sai lầm, hoặc trong cạnh tranh bị đối phương thắng, các việc như thế đều gọi là gặp thất bại.
Không nghi ngờ gì, thất bại có thể làm cho người ta chán nản, làm cho người ta mất lòng tin và dũng khí, thậm chí từ đó ngã không dậy được nữa. Thất bại cũng có thể thôi thúc người ta phấn khởi, kích dậy quyết tâm và tài cán của người ta lớn hơn, từ đó thực hiện cuộc đời càng thêm huy hoàng.
Bạn chọn cái trước hoặc chọn cái sau, trước tiên ở chỗ phương thức nhận biết và sức chịu đựng của bạn đối với thất bại.
Nếu như bạn nhận thức sinh mệnh của mình là một sự tồn tại vững chắc, đem những cái suy nghĩ và tư tưởng thuộc cái?suy nghĩ? này của bạn xem là ý nghĩa của bản thể mà đem hoàn cảnh bên ngoài, tất cả mọi cái của bên ngoài – những giày vò đối với sinh mệnh bạn, và những tàn phá đối với cuộc đời bạn – đều xem là một loại hư vô xa rời bản thể, một sắp đặt của thế giới, xem là dáng bộ mà thượng đế bày ra trước mắt bạn, bạn có thể vượt qua mọi khổ nạn kiểu bày đặt ra vốn hư vô này, thế thì thất bại trên thực tế không liên quan với bạn.
Sức chịu đựng tâm lý của bạn vững vàng đủ để loại bỏ khỏi lòng bạn mọi sự việc mà người bình thường cho là thất bại. Bạn có thể xông ra khỏi vòng vây, không đắn đo thành bại được mất, kiên định đi lên phía trước, thế giới này trong khóe mắt của bạn sẽ có thể biến thành rất bé nhỏ, rất yếu ớt.
Nếu như xem một đời của con người là một quá trình, toàn bộ lịch sử của nhân loại cũng xem là một quá trình, như thế thì tất cả mọi thất bại từ to đến nhỏ, tính chất khác nhau, cũng giống như tất cả mọi thành công tất nhiên cũng tồn tại ở trong quá trình này. Trong quá trình này không có thất bại thì không có thành công. Bởi vì bất cứ một sự việc nào nếu như mặt đối lập của nó không tồn tại, thì bản thân nó sẽ không thể tồn tại – Mọi người đều việc gì cũng vừa lòng vừa ý, tất cả mọi việc đều thuận buồm xuôi gió không hề có vấp váp, thất bại thì thế giới này tồn tại còn có ý nghĩa gì nữa? Còn có gì vô vị hơn so với mọi việc đều nhẹ nhàng, dễ như trở bàn tay?
Thất bại nhất thời trong cả quá trình nhân sinh của bạn có lẽ chẳng thấm vào đâu, cũng có thể thất bại bây giờ chính là kẻ mở đường của thành công sau này. Trong chiến tranh Hán Sở chẳng phải Lưu Bang đã mấy phen thua Hạng Võ, rồi cuối cùng giành được toàn thắng đó sao? Giá như không thể chịu đựng nhiều lần thất bại đó, Lưu Bang có lẽ nhiều lắm cũng chỉ là một Hán trung vương mà thôi.
Thậm chí, bạn có thể nên đứng càng cao xa hơn một chút để nhìn lại mình và thế giới. Dù cho cả một đời của bạn đều thất bại, bạn đã trả giá toàn bộ đời người, còn xét theo toàn bộ lịch sử nhân loại, thất bại của bạn có thể có ý nghĩa quan trọng – bạn đã làm đá rải đường của những người sau này, làm bậc thang của những người về sau, người về sau có thể nhận được điều có ích từ thất bại của bạn, như thế thì sinh mệnh của bạn vẫn là huy hoàng, thất bại của bạn cũng là vĩ đại. Nhà toán học Anh thế kỷ 19, Charles Babaje đã đem tinh lực suốt đời và phần lớn tài sản của ông dùng vào việc thiết kế và chế tạo máy tính, nhưng mãi đến năm 1871, khi ông mất, máy tính mà ông mộng tưởng vẫn chưa thành công. Còn nguyên lý máy tính mà ông thiết kế, không nghi ngờ gì có giá trị khoa học quan trọng, chiếc máy tính đầu tiên ra đời vào những năm 30 của thế kỷ này, nguyên lý của nó tương tự với thiết kế của Babaje. Người sau này mới biết, trong lịch sử phát triển khoa học máy tính, Babaje thật ra không phải là người thất bại.
Giống như người vốn chưa bị bệnh chốc đầu, không kiêng kị người khác chửi người chốc đầu, một người không sợ thất bại, không thể vì thất bại mà bắt phải phục, anh ta nói đến thất bại của mình thì giống như kể một câu chuyện. Bởi vì anh ta có sẵn tâm sức khỏe mạnh vượt qua mọi phiền não ưu sầu do thất bại gây nên, anh ta luôn nhìn thế giới bằng nụ cười. Thất bại mà không nản chí, thất bại mà không làm thay đổi nỗi vui của anh ta. Ðó là một loại hào phóng và tự tin ở tầng nấc sâu kín. Có sức mạnh của lòng tự tin này, thế giới sẽ luôn mỉm cười với anh ta. Nhà khoa học lỗi lạc, Tiến sĩ Wiliam Thomson trong Ðại hội của hơn 2000 khách có tiếng, từ khắp nơi trên thế giới đến chúc mừng ông làm nghề dạy học tròn 50 năm đã nói:
“Có hai chữ có thể đại biểu cho việc phấn đấu của tôi nhất trên bước đường khoa học trong vòng 50 năm, đó là: thất bại!”.
Ðúng vậy, Thomson trong 50 năm trời không biết đã từng gặp bao nhiêu lần thất bại và trắc trở, mà kết quả của hàng loạt thất bại của ông là đã thiết kế thành công đường dây cáp ngầm đầu tiên ở đáy biển Ðại Tây Dương, có hơn 70 patient phát minh, được 250 trường và đoàn thể khắp nơi trên thế giới tặng đủ mọi loại danh hiệu vinh dự.
Từ đó ta thấy, thất bại và thành công tịnh không có phân biệt tốt xấu rõ ràng, giữa hai cái không có sự ngăn cách rõ ràng, nhìn có vẻ như thất bại mà có thể lại thành công, nhìn có vẻ thành công mà lại có thể thất bại, trong thất bại có thể ẩn chứa thành công mà trong thành công có thể ẩn chứa thất bại.
Do nhận thức của loài người đối với bản thân và vũ trụ là không có cùng tận, thường thường dẫn đến những cái mà nhiều người đã từng công nhận là thành công chính xác, về sau lại bị chứng minh là sai lầm, là thất bại, những cái đã từng bị coi là hoang đường, thất bại, về sau lại được chứng minh là đúng đắn, là thành công. Thuyết Ðịa tâm, Thuyết Nhật tâm, Thuyết Tương Ðối, thuyết Nguyên tử v.v…, những lý thuyết trong lịch sử học thuật đều kinh qua lịch trình như vậy.
Theo đuổi – thất bại – lại theo đuổi, không những là lịch trình oanh liệt của toàn bộ lịch sử văn minh thế giới, cũng đồng thời là lịch trình bi tráng của mỗi một sinh mệnh cá thể. Chỉ có suốt đời không ngừng theo đuổi, đồng thời bao gồm cả thất bại và thành công thì đời người này mới có ý nghĩa. Ðúng vậy, có khi thất bại so với thành công càng có hấp dẫn đối với sinh mệnh. Ðừng nên tưởng là chỉ có thất bại mới làm cho người ta chán nản, làm cho người ta ngã lòng, làm cho người ta tinh thần sụp đổ, thành công cũng có thể làm cho người ta chán nản, làm cho người ta ngã lòng, làm cho người ta tinh thần sụp đổ như thế – Maslow đã từng gọi cái đó là chứng thần kinh thành công (neurosis of success). Trước khi mục đích và nguyện vọng chưa được thực hiện, đối mặt với hàng loạt thất bại, người ta có thể tràn ngập hy vọng, thậm chí là vui vẻ thoải mái phấn đấu vì mục tiêu. Một khi giành được thành công, mục tiêu được thực hiện, anh ta rất nhanh đã có thể phát hiện ra hư ảo của mục tiêu này, thế là lâm vào thần kinh suy sụp, lâm vào tuyệt vọng, cho tới lúc mục tiêu mới sản sinh ra.
Như vậy, dù cho gặp thất bại cũng có thể là việc tốt chứ không phải là việc xấu đối với bạn, cho nên có bậc cha mẹ thà để cho con cái của họ trong một lần thi cử nào đó thất bại; có huấn luyện viên thà để cho vận động viên của mình trong một lần thi đấu nào đó thua cuộc. Nguyên nhân chính là ở chỗ này đây. Quả vậy, có nhiều người chịu đựng nỗi thử thách, có thể từ thất bại đứng dậy, còn chịu không nổi kích thích của thành công, anh ta trước thành công hoặc đột nhiên cảm thấy trống rỗng, thất lạc, từ đó trở nên vô vị; hoặc vì thành công mà như phơi phới trong không trung, gật gù đắc chí, không nghĩ đến tiếp tục tiến thủ. Có người thậm chí vì thành công to lớn đến bất ngờ mà trở nên điên cuồng, chết vì vui quá.
Khi gặp thất bại, bạn phải giống như con chim hải yến bay lượn trên mặt biển trước lúc bão táp ập đến, kêu gọi bão táp đến càng mãnh liệt hơn. Trong thất bại bi thảm nặng nề, bạn sẽ rèn luyện được thêm kiên cường hơn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.