Chúng ta có thể yêu mến người ghét chúng ta, nhưng không thể yêu mến người chúng ta ghét.
Căm ghét cũng có thể trở thành động cơ của sinh mệnh.
Thời gian là sức mạnh lớn mạnh nhất làm nhạt đi mối hận xưa.
Xét theo ý nghĩa rộng nhất, báo thù là một tính cách bẩm sinh của con người. Một khi phải chịu nhục và tổn hại, lòng báo thù của con người tự nhiên nổi lên. Ăn miếng trả miếng”, “đối chọi quyết liệt”, “lấy gậy ông, đập lại lưng ông” – đây chính là trả thù.
Ý nghĩ báo thù và hành vi báo thù của con người có thể tìm đến trẻ em và động vật. Trẻ em, sau khi bị đối phương cùng tuổi làm tổn hại không cần phải bất cứ ai gợi? ý, nó có thể ngay lập tức đưa ra hành vi trả thù, nhất là bé trai mạnh khỏe hoạt bát lại càng như thế. Ðộng vật cũng vậy. Ðộng vật không chỉ báo thù đối với đồng loại xúc phạm đến nó, mà còn báo thù cả với con người đã từng xúc phạm nó. Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết nói về các loại động vật như rắn, hổ, sư tử đã báo thù đối với người, trong đó có một số là chân thực.
Báo thù thậm chí là một quy luật tự nhiên. Sự phá hoại của loài người đối với sinh thái tự nhiên như nước ngầm dưới đất khai thác quá nhiều, chặt phá gỗ trong rừng bừa bãi, thải quá nhiều khói bụi vào không trung, xả quá nhiều nước bẩn xuống sông biển, phế thải công nghiệp ngày càng trầm trọng v.v… đều có thể trở thành những lý do để tự nhiên quay trở lại báo thù loài người. Từ đó dẫn đến nhiệt độ tăng lên, nắng hạn liên miên, đất bị xói mòn, bão tố, mưa axít tăng nhiều, nạn côn trùng tăng v.v…
“Ở HIỀN GẶP lành, ở ác gặp ác”. Giết người phải đền mạng, điều đó ai ai cũng đều biết.
Bất kể là hành vi báo thù xuất phát từ lợi ích quần thể công khai phát ra đối với kẻ thù hay là ý nghĩ báo thù sản sinh ra từ việc bảo vệ sự tôn nghiêm nhân cách của cá nhân, chỉ cần người báo thù đã từng là bị động, là kẻ bị xúc phạm, người bị xâm lược, người bị nhục, thì hành vi báo thù hoặc ý nghĩa báo thù của họ đều có tính chính nghĩa ở mức độ nhất định. Cho nên, báo thù, trên thực tế đã thành cơ sở của loài người chế định luật hình. Luật hình hầu như là hình thức công khai để người ta thực hiện báo thù, báo thù cũng rõ ràng chính là tâm thái nội tại chấp hành luật hình. Hình thức của cách dùng công khai thực thi trừng phạt đối với kẻ ác, để kẻ ác nhận được?ác báo?, có thể làm cho kẻ ác vì sợ sự trừng phạt của pháp luật mà thu bớt hành vi độc ác lại, hoặc sau khi anh ta đã thực thi hành vi độc ác thì trong lòng không yên, lo sợ hoảng hốt, điều đó đối với việc giữ gìn trật tự xã hội, giữ gìn văn minh và tiến bộ của loài người đều có giá trị quan trọng. Còn thủ tiêu hành vi báo thù, không nghi ngờ gì nữa là dung túng cho kẻ ác.
Dừng lại ở tầng nấc này để hiểu, báo thù là sản vật cần có của xã hội.
Xét từ khía cạnh cá nhân, sau khi chịu nhục nhã lớn, chịu tổn thương nặng nề, ngoại trừ những kẻ hèn yếu, ngoại trừ những kẻ yếu bóng vía và bất lực ra, có mấy ai không nẩy sinh ý nghĩ báo thù? Trên đời có mấy ai lấy đức để báo oán? Suoromen nói: “Không trả mối hận xưa là quang vinh của con người”, trên đời liệu thật sự có mấy người “quang vinh” như thế?
Tônstôi nói rất thực tế:
“Chúng ta có thể yêu mến người ghét chúng ta, nhưng không có cách gì yêu mến người chúng ta ghét”.
Yêu là động cơ của sinh mệnh, ghét cũng có thể trở thành động cơ của sinh mệnh. Báo thù đối với kẻ mình ghét cũng có thể kích dậy lòng phấn chấn của con người. Việt vương Câu Tiễn, Văn vương Cơ Xương đều là những điển hình vì căm ghét mà thành sự nghiệp.
Nhưng, điều chúng ta đáng phải thận trọng lựa chọn, thận trọng phân biệt là ý nghĩ báo thù khác nhau và phương thức hành vi thực hiện báo thù khác nhau. Sau khi bạn sản sinh ý nghĩ báo thù, bạn chuẩn bị dùng phương thức ra sao để thực thi hành vi báo thù?
Giữa cá nhân với nhau vì trả thù mối hận xưa mà trực tiếp dùng vũ lực hoặc các phương pháp khác thực thi báo thù, đây là sự việc của xã hội nguyên thủy dã man. Sau khi loài người đặt ra pháp luật, bước vào xã hội văn minh, thì không cho phép phương thức báo thù ngấm ngầm trực tiếp này tồn tại nữa, mà phải thông qua hình thức chế tài pháp luật để giúp bạn đạt đến mục đích “trả thù”.
Cho nên, khi bạn bị làm nhục và tổn hại, kẻ xâm phạm đạt đến mức độ phải bị pháp luật trừng phạt, bạn sản sinh ý nghĩ báo thù thì không có gì là sai, nhưng cần phải dùng pháp luật để giải quyết, nhờ pháp luật để bạn?báo thù? mới được. Nếu như ngấm ngầm báo thù thì chính là bạn đã xem thường pháp luật, đã phủ định pháp luật.
Ở ÐÂY, CÓ thể cần phải có chút nhẫn nại, không thể ngay tức khắc trực tiếp trút hận thù của bạn. Song, sự nhẫn nại này là văn minh. Mất kiểu văn minh này thì hành vi báo thù ngấm ngầm trực tiếp thường thường dễ phạm pháp luật, bạn sẽ có thể bị trừng phạt của luật pháp như nhau. Như thế bạn sẽ có thể để cho kẻ xúc phạm bạn chiếm được hai lần thuận lợi: Một là nó đã xúc phạm bạn. Hai là bạn vì báo thù trực tiếp đối với nó nên bị pháp luật trừng phạt.
Khi chúng ta nẩy sinh ý định báo thù, nên tự hỏi mình: Sự tổn hại của đối phương đối với tôi quả thật đã đến mức độ cần phải trả thù chưa? Có đủ lý do trả thù và giá trị trả thù chưa? – Những việc cãi cọ nhau vụn vặt trong cuộc sống, những va chạm, tổn thương kiểu vô ý hoặc hiểu nhầm nhau hoặc những phê bình chỉ trích chính đáng hoặc không thỏa đáng trong công tác hoặc những bất đồng trong quan hệ gay gắt nào đó v.v… đều là những việc không đáng cho bạn canh cánh bên lòng. Gặp các việc đại loại như thế, chỉ có khoan hồng rộng lượng, tha thứ đối phương mới là phương thức xử thế của kẻ trí – Rộng lòng tha thứ người mới là đạo của người quân tử.
Thời gian là sức mạnh lớn nhất làm nhạt đi mối hận xưa, thời gian thậm chí có thể biến thù địch thành bạn bè. Chúng ta vốn đang sống trong hiện tại, đang hướng tới tương lai, còn tất cả của quá khứ – bao gồm tất cả mọi loại oán thù đều theo dòng thời gian trôi mà qua đi mãi mãi. Cho nên chúng ta không cần phải đinh ninh nhớ mãi những điều không thoải mái của quá khứ, nhớ mãi những thù oán giữa những người nào đó, không cần phải luôn tính toán chi li chờ cơ hội để trả thù một việc gì đó với ai, ở nơi nào đó. Chúng ta có thể để cho người đã từng làm thương hại chúng ta tự xám hối (có thể có một ngày nào đó anh ta vì lương tâm cắn rứt mà dẫn đến sự bất an và buồn rầu của tâm linh), còn không nên vì sự không thoải mái vui vẻ của quá khứ mà tự giày vò mình.
Ðương nhiên, nếu như tâm tính bạn thanh cao mà về các mặt tài hoa, năng lực và thanh danh đều cao hơn hẳn người làm phương hại bạn, thì bạn sẽ đều không căm ghét nổi đối với bất cứ ai. Bạn có thể vì quá quý trọng mình mà không nghĩ tới việc căm ghét bất cứ ai – bao gồm cả những người đã từng làm phương hại bạn dẫn đến ý nghĩ trả thù kia không bao giờ xẩy ra.