99 Khoảnh Khắc Đời Người

CHƯƠNG 70



Chỉ có những ai đã từng thể nghiệm đau khổ mới hiểu được giá trị chân chính của đời người.
Xung động sáng tạo của con người chỉ có dưới kích thích của đau khổ mới có thể tuôn ra ào ào.
Thể nghiệm đau khổ và cá tính sầu muộn buồn phiền nói ở trên là hai thái độ nhân sinh hoàn toàn khác nhau. Như trước đã nói, cá tính sầu muộn buồn phiền là thái độ nhân sinh tàn lụi, khép kín, và trì trệ, là một loại nhân sinh rơi vào trong thế giới nhỏ hẹp của thói đời. Thể nghiệm đau khổ, thể nghiệm thảm họa của thế giới và đời người sẽ là một thái độ nhân sinh có tính va chạm tích cực, là gắng gượng cầu mong. Anh ta vì tự giác thể nghiệm thảm họa của thế giới và đời người mà bật ra khỏi xung động mãnh liệt của thảm họa – một xung động sáng tạo. Việc này làm cho sinh mệnh của anh ta như một ngọn lửa đốt cháy, cháy vì đau khổ, cháy vì xung động sáng tạo, nó có thể cháy cho đến khi dầu hết đèn tắt mới thôi.
Do hạn chế diễn đạt ngôn ngữ, rất khó dùng từ ngữ để phân biệt rõ ràng hai tâm thái của cá tính sầu muộn buồn phiền và tự thể nghiệm đau khổ, bạn chỉ có thể dùng ý niệm để thừa nhận khác nhau. Bởi vì hai cái đó về bề ngoài, thậm chí biểu hiện tình cảm bề ngoài của người cũng thường thường lẫn lộn làm một khó phân biệt. Giống như cũng là “không làm” cả, nhưng không biết không thể làm mà không làm thì có thể là ngu xuẩn, còn biết không thể làm mà không làm thì lại là sáng suốt. Giá như chỉ từ hành vi bề ngoài bạn sẽ khó phân biệt được sự khôn ngu cao thấp của hai việc đó.
Ðời người trong thế giới này, do mọi nguyên nhân chủ quan, khách quan không thể tránh khỏi, luôn luôn đi kèm với đau khổ và thảm họa. Con người có cảm giác đau khổ và vô vị, chính là một trong những đặc trưng con người cao hơn tất cả mọi động vật. Con người thật cao quý, thật vĩ đại, lý tưởng và theo đuổi của con người vô cùng cao xa. Con người vừa không thể thỏa mãn được trạng thái tự nhiên và sinh tồn xã hội, cũng không thể thỏa mãn được hoàn cảnh trước mắt mà tự nhiên và xã hội phú cho con người và tồn tại hiện thực của bản thân con người. Tất cả đều bắt nguồn từ sự thật đơn giản: người là động vật có tư tưởng, người là động vật có lý tính.
Hơn nữa, sự liên tưởng và tưởng tượng của con người cũng thật phong phú. Buổi hoàng hôn, mưa thu, chiếc lá rơi, cành cây trơ trụi, cánh hoa tàn, cỏ hoang của phần mộ, làn khói trắng của nơi hỏa táng, ngọn nến cháy hết, tro bụi trong lò, hòn sỏi phơi mình trong nắng nóng, con sóng bị biển cả cuốn đi, tất cả, tất cả đều có thể gây cho con người cảm giác đau khổ.
Ở trong cảnh ngộ cuộc sống khác nhau, từng người khác nhau có thể sản sinh nỗi đau khổ ở cung bậc khác nhau đối với từng thảm họa.
Sự thiếu thốn là đau khổ cơ bản nhất đời người mà chúng ta rất nhiều người đã từng thể nghiệm. Thiếu thốn vật chất – các điều kiện sinh tồn cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại không được bảo đảm từ đó làm cho người ta sản sinh đau khổ mong muốn về vật chất. Thiếu thốn tinh thần – cuộc sống đơn điệu, văn hóa nghèo nàn, tình yêu giày vò, hoàn cảnh lạnh lẽo cô đơn làm cho người ta sau lúc ăn no ngủ đủ, vẫn không thể như động vật an nhàn nhởn nhơ tùy thích nên sinh ra đau khổ buồn chán.
Ðối với việc theo đuổi mục tiêu đời người và lý tưởng sự nghiệp, đối với hoạn nạn khốn khó của tiền đồ dân tộc, quốc gia làm cho người ta sinh ra đau khổ cao thượng. Có người gọi cái đó là đau khổ kiểu Giôn Kelisđuôvơ dưới ngòi bút của Roman Roland, ông hy vọng chiến thắng trì trệ và hư vinh của mình, thực hiện nhân cách của mình, vì nó mà gắng gượng một cách đau khổ. “Chết đi vốn biết mọi việc như không, nhưng lại buồn như chưa được nhìn thấy Cửu châu”, chữ “buồn” trong đó cũng là một loại đau buồn cao thượng.
Do mình suy ngẫm lại những điều mình đã nghĩ, từ đó hiểu rõ được mức độ đau buồn tồn tại của mình, làm cho người ta sản sinh đau khổ có tính triết học. Ðây là ý thức bi kịch của sinh mệnh – cô đơn, sinh ra khi hiểu ra được ý nghĩa của sinh mệnh đặt trong thời gian không gian vô hạn. “Chỉ có điều là trời đất vô cùng vô tận, thương đời người lam lũ lâu dài; kẻ đi tôi chưa gặp, kẻ đến tôi chưa nghe”, “Ðời người sống không đầy trăm năm, lại thường ôm ấp cái lo của người nghìn tuổi”?, “trước không gặp người xưa, sau chưa nhìn thấy người đến, hoài tưởng đất trời trường cửu, nỗi buồn cô đơn tự nhiên sẽ đến làm rơi nước mắt”, đều là đem sinh mệnh ngắn ngủi đặt vào trong thời gian không gian vô hạn mình vừa không thể có cách gì đuổi kịp người đã qua của quá khứ bắt đầu từ vô hạn, lại cũng không thể cùng nghe thấy những người đến của tương lai kết thúc ở vô hạn, cảm giác cô đơn của sinh mệnh tự nhiên sinh ra. Ðể vượt qua sự tồn tại của mình, đi tìm nơi cư trú của sinh mệnh và chỗ quy tụ của loài người, vô số nhà triết học và nhà nghệ thuật đã hao phí tâm huyết cả cuộc đời, thậm chí không sợ trở thành người điên trong con mắt của người đời.
Thể nghiệm đau khổ tức là đời người được mài giũa. Kiên nhẫn, dũng cảm, năng lực, tài hoa và tất cả mọi phẩm cách vĩ đại của đời người đều là được mài giũa nên trong đau khổ và thảm họa, trong quá trình thử nghiệm đau khổ. Tất cả những người sợ đau khổ, trốn tránh đau khổ đều không thể hình thành nhân cách hoàn chỉnh.
Còn tất cả mọi sáng tạo, mọi thành tựu, mọi nhận thức đối với giá trị của đời người cũng đều thực hiện sau khi hoàn thành thể nghiệm đau khổ đới với một giai đoạn nào đó, một phương diện nào đó.
Ngạn ngữ có câu: “Có nuôi con mới biết nỗi khổ của mẹ”, so với câu nói của Roman Roland: “Chỉ có những ai đã từng thể nghiệm đau khổ, mới có thể hiểu được giá trị chân chính của đời người” như không hẹn mà gặp.
Ý nghĩa của thể nghiệm đau khổ càng trực tiếp hơn biểu hiện là một mong đợi, một thức tỉnh và một xung động sáng tạo càng mới mẻ hơn mà những cái đó tổng hợp thành to lớn luôn luôn làm cho sinh mệnh hướng tới tương lai. Nó giống như người thầy tốt, người bạn có ích của nhân loại, sức mạnh của con người chỉ có được bồi đắp nên từ đau khổ, mới càng ngày càng lớn mạnh, linh hồn của con người chỉ có dưới sự tiêm nhiễm của đau khổ mới có thể ngày càng hoàn thiện và lành mạnh, xung động sáng tạo của con người chỉ có dưới kích thích của đau khổ mới có tuôn ra ào ào.
Socrates chính là trên ý nghĩa này đã tuyên bố: Một trong những phương pháp của triết học là ở nơi sâu thẳm của linh hồn chúng ta thức tỉnh dậy một ý thức đau khổ và hoạn nạn khốn khó.
Cũng có nhà triết học từ ý nghĩa này ngẫm nghĩ lại nói:
Ðau khổ là nguồn linh cảm thiên tài.
Giá như trong cuộc sống, không có một lo lắng gì, không có một đau khổ gì, mọi người đều thanh thản cả, thì kịch và thơ của Shakespeare và Goethe làm sao sản sinh được?
Plato còn có thể có tư tưởng triết học, Kant còn có thể có phê phán thuần lý tính được không?
Còn người bình thường và cả thế giới rộng lớn thì sao – Người trở nên người bắt nguồn từ đau khổ, thành đạt từ đau khổ. Tất cả mọi khả năng của con người, tất cả mọi khả năng của thế giới, tất cả mọi khả năng của tương lai đều thai nghén trong đau khổ, đều thành thục trong đau khổ và triển khai trong đau khổ.
Trốn tránh đau khổ, bạn và thế giới đều có thể không có một cái gì hết.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.