Pq - Chỉ Số Đam Mê

6. Khơi dậy lòng nhiệt tình trong tổ chức của bạn



Nguồn lực đam mê

Lòng nhiệt tình là nguồn tài sản lớn nhất thế giới, nó đánh bại tiền bạc, quyền lực và tầm ảnh hưởng.

– Henry Chester (18701942)

Cá nhân và tập thể

Trong phần trước chúng ta đã xem xét các khía cạnh của đam mê áp dụng cho cá nhân. Đa phần chúng ta làm việc theo nhóm với tên gọi khác nhau như tổ chức, tập đoàn và nhóm làm việc. Với tư cách cá nhân, bạn cần nhiệt hứng và dấn thân để trở nên thành công. Cũng quan trọng không kém, bạn cần chọn những người cùng chí hướng trong công ty hay nhóm, để có thể cùng nhau chung sức và có được kết quả tốt hơn các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Việc đánh thức nguồn cảm hứng cho những người cùng nhóm và toàn doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Mỗi chúng ta đều cần đóng góp cho nguồn lực đam   giúplàm tăng chỉ số đam  của cả tập thể.

Ba đặc tính

Khi bạn muốn khơi gợi niềm đam mê ở những người xung quanh, bạn phải quan sát họ, môi trường và chính bản thân bạn. Hãy nhớ rằng bạn là người tạo ra môi trường và chịu trách nhiệm về cách quản lý. Dù là nhân viên hay là CEO, tất cả chúng ta đều góp phần tạo nên hay phá hủy môi trường của doanh nghiệp mình. Chính  thếmọi thành viên trong doanh nghiệp đều chịu tráchnhiệm về môi trường làm việc chung.

Tất cả chúng ta đều có sức ảnh hưởng đến người khác. Một số người chỉ ảnh hưởng đến vài ba người xung quanh, một số khác có thể quyết định công việc của hàng trăm người trong công ty bằng cách quản lý riêng. Do đó, việc đánh giá đúng tầm ảnh hưởng của một người đến người xung quanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể bạn tạo nên ảnh hưởng tích cực đối với người khác, giúp cho tinh thần của họ lên cao và đam mê công việc của mình, cũng có thể bạn gây ra ảnh hưởng tiêu cực, làm lụi tàn lòng nhiệt tình của họ.

Hãy nhớ: “Người ta không bỏ việc, người ta chỉ tìm cách thoát khỏi sếp của mình.”  thếtrước tiên bạn cần giữ chân người nhiệttình với công việcthứ nữa bạn cần tìm cách duy trì lòng nhiệt tình  khơi dậy đam   những người  biểu hiện bình bìnhTấtcả đều  nhiệm vụ của người lãnh đạo. Đầu tiên, chúng ta sẽ đánh giá các nhân viên của mình.

Có thể bạn đang mơ giấc mơ đẹp nhất trên đời, nhưng phải có người hiện thực hóa giấc mơ đó.

– Walt Disney (1901-1966)

Những người giàu đam mê trong công ty

Xét về tổng thể, một người sôi nổi và hăng hái là tài sản đáng quý của doanh nghiệp. Họ chính là tài sản hữu hình và vô hình lớn lao nhất. Tài sản này là vô hình bởi bạn không thể nhìn thấy khi thuê người ta và nó hữu hình bởi khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến đồng nghiệp và toàn doanh nghiệp, thậm chí còn vươn tầm ảnh hưởng ra ngoài doanh nghiệp; khía cạnh này chúng ta sẽ sớm đánh giá được.

Những người như vậy thể hiện bản thân tốt hơn, vì họ muốn bộc lộ. Họ dành toàn tâm toàn ý cho công việc  thái độ của họ tính lây lantạo cảm hứng cho toàn đội. Người có sẵn nhiệt hứng thường hoàn thành vượt quá yêu cầu công việc và hiệu quả công việc của họ thường vượt xa những đồng nghiệp kém đam mê. So với người khác, họ cũng gắn bó với doanh nghiệp hơn, cảm thấy hài lòng với công việc hơn.

Có những người bẩm sinh đã là người truyền cảm hứng cho người khác, họ thường hứng thú với nhiều thứ – nói đúng hơn là với hầu hết mọi thứ. Những người giàu cảm hứng này thường xuyên quan tâm đến mọi hoạt động bạn  thể nghĩ tới. Rõ ràng với chỉ số đam mê cao như thế, họ sẽ bộc lộ niềm ham thích đối với công việc. Có thể điều này không đúng trong mọi trường hợp. Vì thế, bên cạnh khái niệm lòng nhiệt tình chung chung, chúng ta cần xem xét các yếu tố làm nảy sinh lòng nhiệt tình đối với công việc, ở phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu các yếu tố đó.

Vai trò ngày càng quan trọng của nhân viên

Trong mỗi tổ chức nhân viên không chỉ cần hoàn thành tốt công việc một cách nhiệt tình mà còn phải tạo nên ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Một nhân viên như thế sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

• Khả năng tác động đối với công việc

Là sản phẩm kỳ diệu của tạo hóa, con người có sự thống nhất cao độ giữa thể xác, trí óc và tâm hồn. Bất kỳ một người có niềm đam mê nào cũng đều sở hữu sự thống nhất hoàn hảo giữa ba khía cạnh đó, vì thế họ bộc lộ bản thân tốt hơn người khác. Những người này luôn cảm thấy tự hào, tự tin và tôn trọng chính mình. Họ hiếm khi sợ mất việc và thường thể hiện rõ quan điểm, chính kiến.

• Sức ảnh hưởng đến môi trường nội bộ

Đam mê rất dễ lây lan. Một nhân viên nhiệt tình sẽ có ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp và gián tiếp làm nên hình mẫu cho nhiều người khác. Người như vậy sẽ truyền cảm hứng cho toàn bộ những người trong doanh nghiệp. Họ khiến cho môi trường làm việc thêm phần sống động và sôi nổi. Họ cũng luôn sẵn sàng khám phá và thử nghiệm.

• Sức ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài

Ngày nay, đánh giá của dư luận thực sự có thể tạo thành hoặc phá hủy một doanh nghiệp. Nếu một y tá đi rỉ tai với các bạn mình về điều kiện vệ sinh không đảm bảo của phòng bệnh, giường bệnh ở bệnh viện mà cô ta làm việc, bạn hãy thử hình dung tác động tiêu cực của việc làm này đến bệnh viện đó. Ngược lại sẽ rất dễ để nhận thấy những ảnh hưởng tích cực nếu một cô y tá khác làm việc cho một bệnh viện khác thường xuyên tán dương rằng bệnh viện cô ta đang làm rất sạch sẽ và có dịch vụ tốt nhất.

Với tình hình kinh tế hiện nay, người lao động có sức ảnh hưởng lớn hơn trong quá khứ rất nhiều – tầm ảnh hưởng của họ vượt quá góc nhỏ ở nơi làm việc. Họ có thể tác động đến cách nhìn nhận của khách hàng, tùy vào lối ứng xử tích cực hay tiêu cực. Họ cũng có thể thu hút thêm khách hàng kể cả khi không thuộc bộ phận Marketing, bởi vì cho dù làm nghề gì thì bao giờ một người cũng đã sẵn có các mối quan hệ khác.

Trong một số trường hợp, họ có thể biến phản ứng của khách hàng thành chiến lược kinh doanh khi khách hàng có ấn tượng tốt với sản phẩm của công ty. Nói ngắn gọn, mỗi nhân viên chính là một đại sứ thương hiệu của bạn. Khi một sinh viên giỏi củatrường đại học bước vào giai đoạn đi làmngười đó sẽ trở thành đại sứ thương hiệu cho ngôi trường đã học. Sinh viên khóa sau sẽ tìm được công việc tốt hơn bởi thương hiệu mà người đi trước đã tạo dựng trong cùng lĩnh vực.

• Những ích lợi khác

» Người giàu đam mê làm việc vì họ yêu công việc. Nếu môi trường làm việc tốt đẹp người ta sẽ không dễ dàng từ bỏ công việckể cả khi nhận được lời mời từ công ty đối thủ với mức lương cao hơn.

» Họ sẽ khơi dậy lòng trung thành ở những người khác trong cùng công ty.

» Tiếng nói của họ rất có trọng lượng bởi vì họ luôn tự tin rằng mình làm tốt công việc. Vì thế, họ thường nêu ra những ý kiến và đề xuất xuất phát từ thực tế chứ không lơ lửng vô căn cứ.

» Họ tạo ảnh hưởng tích cực đối với việc xây dựng nhóm.

» Họ luôn sẵn sàng cống hiến thêm mà không đòi hỏi.

» Họ tin tưởng ở công ty và sản phẩm mà họ làm ra. Khi ai đó chào bán sản phẩm mà không có lòng tin tưởng ở món hàng của mình, tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn nhiều. Chẳng hạn nếu bạn nắm sơ lược nội dung cuốn sách mà bạn đang muốn bán, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục người mua hơn. Đây là hình thức bán hàng đầy thuyết phục của chủ các hiệu sách. Tương tự như vậy, người đi bán mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp sẽ biết cách tiếp thị hiệu quả nếu đã dùng qua và hài lòng với chất lượng của sản phẩm.

» Người đam  luôn tự tin về công việc  khả năng của mình. Họ cũng nhận thức được khả năng tác động của họ đến những người cùng làm. Vì thế, họ thường bộc lộ rất rõ chính kiến của mình. Người thuộc típ này không phải là kẻ vuốt đuôi, thường đồng tình với ý kiến của sếp để làm đẹp lòng thượng cấp. Trong một thế giới đầy cạnh tranh như hiện nay, bạn cần có thông tin đầu vào chính xác để ra quyết định. Thường thì các nhân viên và người cùng nhóm ít khi báo cáo thành thực hoàn toàn. Có thể có người trình bày những điều khiến bạn không hài lòng, thậm chí khó chịu, nhưng những thông tin như vậy thường đem lại lợi ích và giúp bạn cải thiện hiệu quả tình hình trong doanh nghiệp.

Mọi doanh nghiệp trên thế giới đều muốn những người nhiệt tình như tôi mô tả ở trên làm việc cho họ. Nhưng chỉ có rất ít người đáp ứng tất cả những tiêu chí tôi vừa nêu ở trên.

 

Chọn đúng người

Lựa chọn đúng người về làm việc cho công ty là nhiệm vụ đầy thử thách của ban quản trị. Khái niệm “đúng người” ở đây có ý nghĩa như thế nào? Có phải chỉ dựa trên đánh giá kỹ năng hay còn tiêu chí nào khác? Giờ đây, ai ai cũng biết nếu chỉ dùng riêng kỹ năng thôi thì không thể đánh giá đầy đủ. Chúng ta phải xem xét tổng thể, những thái độ tích cực đi kèm kỹ năng. Ngoài ra, dấu hiệu cảm xúc quan trọng nhất mà bạn cần bộc lộ chính là niềm đam  dành cho công việc.

Chúng ta đã bàn đến đam mê ở phương diện sở thích đối với một sự vật, sự việc hay hành động nào đó. Chúng ta cũng đã xem xét chỉ số đam mê nói chung để biết được một người nhiệt tình đến mức độ nào. Có được người nhiệt tình, tràn đầy năng lượng làm việc trong công ty là việc đáng mừng, tuy nhiên liệu điều này có giúp cho mục tiêu chung?

Câu trả lời là KHÔNG. Xét theo yêu cầu của một công ty  một công việc cụ thểquan trọng  bạn tìm được người lạc quan vềcông việctin tưởng  kết quả  doanh nghiệp  họ đầu quân – theo đúng trật tự vừa nêu – chỉ số đam  cao tất nhiên sẽ đượccoi  điểm cộng. Hãy thử nhìn những người tham gia một cuộc cách mạng. Họ tham gia vì họ tin tưởng ở kết quả. Kết quả có thể thuyết phục được bạn nếu nó phù hợp với hệ giá trị của bạn. Khi nhìn thấy mục tiêu, niềm đam mê trong bạn bắt đầu cựa quậy. Đôi khi nó làm biến dạng niềm yêu thích của bạn. Người thích leo núi thường cố sức chinh phục đỉnh núi. Họ không nhụt chí trước sương giá, bệnh cước, thậm chí cả bệnh phù phổi. Những nhà leo núi này chấp nhận rủi ro vì họ say mê núi non. Nếu bạn rủ một người nhiệt tình đi leo núi, có thể anh ta chấp nhận đi lần đầu, nhưng khi đối mặt với tử thần rồi, có lẽ anh ta sẽ không tiếp tục lặp lại hoạt động này nữa. Bởi vậy, niềm đam mê dành cho công việc bạn làm là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn đạt đến cảm giác thỏa mãn và hiệu quả làm việc. Người yêu thích công việc của họ luôn thực hiện tốt hơn những người khác. Nhân viên hay đồng nghiệp như vậy luôn luôn có sức ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực, tầm ảnh hưởng lớn hơn mức bạn đo đếm được.

Bản thân công ty bạn đầu quân vào cũng là một yếu tố cần xem xét. Không chỉ tên tuổi vang lừng của công ty thu hút bạn, một yếu tố quan trọng khác là những thành quả mà công ty đạt được, hệ giá trị và tầm vóc công ty trong mắt mọi người. Khi bạn nhắc đến thương hiệu IBM hay Tata32, trong óc bạn lập tức có mối liên hệ. Các doanh nghiệp này có uy tín cao trên thị trường và bất cứ ai cũng sẽ rất tự hào khi được làm việc ở đó. Khi bạn đã vào làm việc, nền văn hóa công ty hay môi trường làm việc cũng có ý nghĩa quan trọng.

Nhiều người chọn làm việc cho những công ty có chế độ tốt với nhân viên dù thù lao thấp hơn. Bên cạnh đó nhân viên còn quan tâm đến hai yếu tố:

• Hệ giá trị của công ty

• Sở thích đối với công việc.

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi: “Anh nghĩ thế nào về sự thành công?”, tôi đã trả lời rất thẳng thắn: “Được trả tiền để làm điều bạn muốn chính là thành công.”

Các phi công, diễn viên hài, phát thanh viên, tay golf, nhân viên Marketing, huấn luyện viên, diễn giả chuyên nghiệp… tất cả đều luôn có động cơ làm việc. Nếu một bác sĩ phẫu thuật gắn bó với phòng mổ, luôn tập trung vào các ca phẫu thuật và được trả lương khá cao, chắc chắn anh ta là người thành công. Nhưng nếu anh chàng bác sĩ này sợ nhìn thấy máu, không chịu được mùi thuốc gây mê thì bác sĩ phẫu thuật không phải nghề dành cho anh ta. Có thể anh ta cố gắng bám nghề vì được trả lương cao, nhưng đó không phải là thành công đích thực.

Quá trình chọn lựa

Làm thế nào bạn chọn được đúng người có chỉ số đam mê cao? Thường thì nhà tuyển dụng ít khi để tâm đến sự đam mê của ứng viên. Nếu quy trình tuyển chọn chú trọng đến yếu tố này, tôi đảm bảo tất cả các nhà tuyển dụng sẽ hết sức chú ý đến tiêu chí thể hiện sự đam mê khi gặp gỡ ứng viên. Không có bài kiểm tra riêng lẻ nào có thể đánh giá được chỉ số đam mê của một cá nhân nhưng nếu biết kết hợp nhiều thông tin trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ có được nhận xét xác đáng. Những bước sau là hết sức cần thiết:

• Xem xét cách hành xử trong phỏng vấn

• Bài tập trắc nghiệm về sở thích công việc và các giá trị của ứng viên

• Phỏng vấn chi tiết về kinh nghiệm làm việc và những công việc trước đó

• Xem xét kỹ lưỡng các giá trị của ứng viên

• Tìm hiểu về những thành quả nổi bật có thể hé lộ sở thích của ứng viên

• Dự đoán mức độ nhiệt tình của ứng viên thông qua cách thể hiện trong công việc Những việc thường làm khi rảnh rỗi cũng hé lộ phần nào những điều ứng viên thích và không thích. Khi phỏng vấn tuyển người cho các trường kinh doanh, tôi nhận thấy thông qua việc tìm hiểu thói quen sử dụng thời gian rảnh rỗi của ứng viên, chúng ta có thể hiểu được động cơ của người đó. Chẳng hạn, một người vừa nhận bằng kỹ sư cách đây một năm và vẫn đang chuẩn bị cho thi tuyển và phỏng vấn. Bạn nên tìm hiểu xem ngoài việc chuẩn bị cho kỳ thi, anh ta có làm việc gì khác nữa không. Song song với quá trình ôn luyện, nhiều người học thêm ngoại ngữ, đăng ký khóa học ngắn hạn về tài chính và kế toán, hoặc khóa học quản lý chất lượng. Những thông tin này cho thấy người này rất nhiệt tình và có thể đề xuất ý tưởng cho công việc anh ta quan tâm.

Hiện vẫn chưa thể làm rõ sự tương tác lẫn nhau giữa các giá trị và sở thích công việc bởi chúng thuộc hai phạm trù khác nhau.

Nhưng dù thế nào thì chúng đều có ý nghĩa quan trọng khi xem xét hiệu suất lao động. Đôi khi đến cả nhà tuyển dụng dày dạn kinh nghiệm cũng bị che mắt bởi chiếc mặt nạ giả tạo hoặc vẻ tích cực bề ngoài.

Bạn cần lưu ý những điều sau:

• Một người nói với giọng điệu say mê và nhiệt tình có thể không hẳn hoàn toàn hăng hái với công việc anh ta muốn có.

• Phải hết sức thận trọng với những người giỏi diễn trò, họ có thể dễ dàng giả vờ say mê công việc.

• Vẻ cởi mở bề ngoài và lối ăn nói linh hoạt nhiều khi có thể khiến bạn sai lạc.

 

Lòng nhiệt tình rất dễ lây lan, bạn có thể gieo rắc “một trận dịch”.

– Khuyết danh

Tạo môi trường phù hợp

Chúng ta đã trình bày về những người giàu đam mê mà công ty bạn cần, đã đến lúc nhìn lại môi trường làm việc và những người tạo ra môi trường này để tạo cú hích cho sự phát triển. Trước hết, hãy tìm hiểu những khía cạnh ở môi trường công ty mà bất cứ người tìm việc nào cũng đặc biệt quan tâm.

• Tình thế đôi bên cùng  lợi

Bất kỳ ai khi vào làm việc tại một công ty đều tin rằng anh ta sẽ được hưởng lợi. Vì thế, anh ta phải nhìn thây tình thê đôi bên cùng có lợi. Nếu công ty được thu lợi nhờ anh ta thì anh ta cũng phải có được thứ gì đó từ công ty. Do đó, điều quan trọng là tìm hiểu quan điểm của anh ta, để chắc chắn rằng sở thích của anh ta được đáp ứng.

• Chọn đúng người đúng việc

Những người đam mê sẽ dần dần lơ là nếu bạn giao không đúng việc cho họ. Vì thế, đừng cố nhét một chiếc cọc tròn vào một cái hố vuông. Đấy là hành động tệ hại nhất bạn gây ra cho cá nhân đó cũng như cho công ty. Hãy nhớ rằng bạn nhận một người vào làm chủ yếu vì niềm đam mê của anh ta đối với công việc. Thế nên đây là lúc bạn cần giúp anh ta duy trì tình yêu đó.

Tôi có một sinh viên xuất sắc được nhận vào làm việc tại vị trí nhiều người mơ ước ở một công ty đa quốc gia từ khi còn đang đi học đầu với mức lương cao ngất ngưởng. Thế nhưng cô sinh viên đó tâm sự với tôi rằng cô không thấy vui! Cô chuyên về kỹ thuật hệ thống, nhưng nhà tuyển dụng lại muốn cô làm công việc Marketing.

Tôi đánh tiếng với các nhà tuyển dụng về mong muốn của cô. Họ nói rằng họ sẽ để cô làm ở bộ phận Marketing một thời gian để tìm hiểu sở thích của cô. Dựa trên khuynh hướng và biểu hiện của cô, họ sẽ xem xét để giao cho cô công việc phù hợp. Và sáu tháng sau, họ đã làm như thế thật!

• Phát triển toàn diện tài năng  trí tuệ

Hãy nhớ, người giàu đam mê làm việc vì yêu thích công việc. Họ luôn nỗ lực hết mình để đạt đến trạng thái phát triển toàn diện cả tài năng lẫn trí tuệ và nâng cao lòng tự tôn. Tiến sĩ Abraham Maslow là người đặt vấn đề này ở vị trí cao nhất trong các nhu cầu của con người. Ông tóm tắt rất ngắn gọn: “Nhạc sĩ phải sáng tác nhạc, họa sĩ phải vẽ tranh, thi sĩ phải làm thơ, nếu anh ta muốn sống thanh thản.” Bởi vậytrong tâm mong muốn điều bạn hãy làm đúng như thếNếu bạn không để người khác làm công việchọ muốnbạn đã phạm phải sai lầm.

• Tự do và không gian riêng

Tất cả chúng ta đều cần tự do và không gian riêng. Miễn sao một người làm việc trong khuôn khổ phạm vi cho phép và không có mâu thuẫn giữa cá nhân với công ty, đây là điều hoàn toàn bình thường. Đối với bất cứ nghề nàobất chấp thứ bậc cao thấp trongcông tyai cũng cần  tự do  không gian riêng để đạt hiệu quả cao nhất.

• Mục đích

Mong muốn phát triển toàn diện rất gần với tính mục đích. Nếu một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, bạn nên tạo cho anh ta cảm giác đó là một nghề cao quý và đáng kính trọng. Nghề đó cống hiến nhiều cho xã hội, thậm chí bạn có thể coi nó là một hoạt động từ thiện, ở một đất nước như Ấn Độ, người làm việc trong các tập đoàn thường được trả lương cao hơn nhà giáo – vì thế chúng ta nên coi công việc giảng dạy cũng như một việc làm từ thiện. Bạn cũng có thể tìm ra một mục đích khác là lòng bác ái khi hàng năm, có hàng trăm sinh viên ra trường tìm việc làm. Nếu muốn khơi dậy lòng nhiệt tìnhkhuyến khích người khác thì không tốt hơn  chỉ cho họ thấy được mục đích việc họ làmNgười ta tìm kiếm mục đích theo nhận thức của chính mình.

Không có gì là công việc thực sự, chỉ trừ khi bạn muốn làm điều gì khác biệt.

– James Matthew Barrie (18601937)

Nhận thức và các giá trị

Mỗi người nhìn nhận sự việc theo cách riêng của họ. Với cùng một tình huống, ba người khác nhau sẽ nhận biết và diễn dịch theo ba cách khác nhau. Có điều này bởi mỗi người có một gia thế, phông văn hóa và làm việc ở một công ty khác nhau. Do đó, mỗi người tự xây dựng một hệ giá trị riêng. Những yếu tố này có tính khắc sâu, vì thế rất khó thay đổi hệ giá trị này. Cách thông minhnhất để quản  người lao động  hiểu  hệ giá trị của họ  lấy đó làm phương tiện giao tiếp với họĐiều này giống như một hệthống truyền thanhbạn truyền sóng qua tần số  người nghe chọn.

Nếu muốn hướng đến đối tượng thính giả khác, bạn sẽ chỉnh tần số cho phù hợp với người nghe mới. Người ta thường tạo lập cả một hệ thống giá trị của nhóm chứ ít khi của từng người. Chẳng hạn, nếu bạn quan sát người Anh sẽ thấy họ đặc biệt coi trọng tính đúng giờ. Vì thế, khi làm việc với họ bạn phải luôn luôn đến đúng hẹn trong mọi cuộc gặp. Nếu làm việc với người Nhật, bạn nên đặc biệt giữ chữ tín. Họ thường tin tưởng vào hợp đồng ngắn hạn, làm việc dựa trên cam kết, danh dự và tín nhiệm. Người Mỹ lại thích tiếp cận theo hệ thống, các hợp đồng dài hạn và có cái nhìn tổng hợp khi giao thiệp, ở vùng Vịnh, lòng tin và danh dự được đặt lên đầu, người ta đặc biệt coi trọng lời nói của mình.

Những gì chúng ta học được vì yêu thích, chúng ta sẽ không bao giờ quên được.

– Khuyết danh

Việc thuyết phục người khác đơn giản là bạn hiểu được hệ giá trị của họ. Nhà sản xuất phim lớn gặt hái nhiều thành công chẳng qua vì họ cho ra đời những bộ phim đáp ứng được thị hiếu của số đông cùng thời. Quãng thập niên 60 của thế kỷ trước, chuyện tình chiếm đa số trên màn ảnh Ấn Độ. Thập niên 70 là thời đại của những bộ phim về để tài nổi loạn và sự ra đời của một thế hệ người trẻ bất mãn với thời cuộc.

Phim ảnh không làm thay đổi số đôngchính số đông quyết định số phận của phim ảnh. Điện ảnh thế giới vào thập niên 50, 60 của thế kỷ 20 chứng kiến sự lớn mạnh của thể loại phim về để tài chiến tranh vì đó là giai đoạn ngay sau khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Ngày nay, thể loại phim khoa học viễn tưởng phát triển rầm rộ bởi kỹ thuật ngày càng tiên tiến và nhận thức của mọi người cũng đã thay đổi. Để tác động đến người khác, bạn phải biết được giá trị của họ.

Tiến sĩ Groves phát hiện ra một mẫu hình giá trị. Theo ông, các xã hội, các nền văn hóa, thậm chí là các cá nhân đều trải qua cuộc cách mạng giá trị. Đó là cách mỗi người nhận thức về thế giới, về môi trường xung quanh, về công việc, thậm chí về giá trị của bản thân. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử loài người, những phẩm chất tối cần thiết phát triển cùng với bước tiến nhân loại. Khi xã hội phát triển, chúng trở thành giá trị xã hội. Mỗi người chịu ảnh hưởng của một hệ giá trị khác nhau. Nếu bạn có thể hiểu được hệ giá trị của một cá nhân và dựa vào đó để giao tiếp với cá nhân đó, chắc chắn bạn sẽ tương tác hiệu quả. Đây cũng là cách tốt nhất để khơi dậy lòng nhiệt tình ở nhân viên của bạn.

Dưới đây tôi sẽ trình bày ngắn gọn năm giá trị quan trọng trong bối cảnh hiện đại:

• Tính bộ lạc

Bộ lạc là một trong những hình thức xuất hiện sớm nhất của liên minh. Người ta liên kết với nhau, tạo nên bộ lạc để tăng tính phòng vệ. Người mạnh nhất trở thành tù trưởng, những người khác sẵn sàng giao cuộc sống của họ vào tay tù trưởng. Sẽ không ai thắc mắc bởi vì mọi người cho rằng tù trưởng luôn luôn đúng. Đặc tính này đã ăn sâu vào DNA dưới dạng tính xun xoe, bợ đỡ và sự tự nguyện dâng hiến cho người đứng đầu. Đó là lý do cho đến ngày nay, đôi lúc chúng ta thấy ngạc nhiên trước tình trạng thái quá trong xã hội.

• Sự nổi loạn  sức mạnh

Hệ giá trị này đồng nghĩa với việc người hợp thời sẽ tồn tại. Theo đó kẻ mạnh sẽ đánh bại kẻ yếu. Cái mới thử thách cái   làmnảy sinh hình thức nổi loạn nào đó. Với tâm lý sức mạnh là lẽ phải, người ta sớm nhận ra sự cần thiết của một hệ giá trị có tính tổ chức cao, tức là để cao tính hệ thống, luật pháp, trật tự cũng như sự ổn định.

• Luật pháp  trật tự

Khi sự phục tùng, kỷ luật và khuôn khổ được thiết lập thì việc nổi loạn, thái độ gây hấn và tình trạng hỗn loạn sẽ biến mất. Hệ thống và xã hội sẽ có những quy định về an ninh, chính quyền và trật tự. Để làm tốt, bạn cần tuân theo hệ thống. Quá trình này kéo theo lối tư duy cứng nhắc, tâm lý sùng bái, tín điều và sự xuất hiện của tôn giáo chủ nghĩa.

Cần  một bước chuyển để  nhân đạt được thành côngquyền lực  sự tưởng thưởng.

• Cảm giác thành đạt

Đây là một thời kỳ mà mọi giá trị đều thiên về vật chất. Con người bất chấp mọi giá để đạt được điều mình muốn. Ai ai cũng muốn đạt được thành công với tư cách cá nhân và trở thành một hệ giá trị riêng. Hãy nhìn các doanh nhân như Bill Gates, Laxmi Narain Mittal, Swaraj Paul. Tất cả họ đều lấy thành quả làm động Đa phần các triệu phú đều đạt được đỉnh cao bởi  họ đãtrở thành triệu phúkhông phải  họ tiêu tiền triệu. Tài khoản ngân hàng kếch xù, lượng bất động sản và cổ phiếu khổng lồ mang lại cho họ cảm giác nắm giữ quyền lực và thành đạt.

•   hội hay  chính nghĩa

Giá trị này xuất hiện khi người ta hướng vào bên trong – đây là giai đoạn của nội quan và phát triển toàn diện. Bạn làm một việc chỉ vì bạn muốn, đơn giản vậy thôi. Đây  lúc người ta muốn cống hiến cho  hội  hệ thốngchủ yếu  cảm giác chia sẻlàmđiều tốt  được đóng góp.

Xin ngươi vui lòng chỉ cho tatừ đây ta nên đi theo hướng nàoAlice hỏi khi lạc vào xứ sở thần tiên. “Còn tùy  muốn đi đâu,” Chú Mèo33 đáp. Khi tiếp xúc với một người trong công ty, hãy cố đoán xem người đó thuộc típ nào. Nhìn chung mọi người đềuthuộc một trong năm nhóm giá trị nói trênTùy vào đó  bạn chọn cách hành xửChắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng giaotiếp thành công một số vùng trong nước, diễn viên điện ảnh được xưng tụng như những vị thần. Người ta dựng đền đài tung hô họ. Khi một người trong số họ mất, người ta om sòm náo động – một biểu hiện của tinh thần bộ lạc. Ở những vùng đó, chắc chắn diễn viên điện ảnh có sức ảnh hưởng lớn hơn chính trị gia. Đây là tình trạng “tôn sùng thần tượng”. Đồng thời cũng là biểu hiện của sự kính sợ. Nó là tâm lý đám đông. Người ta cần có người lãnh đạo bằng xương bằng thịt có sức mạnh lớn lao. Nếu bạn có khả năng này, chắc chắn bạn sẽ có được lòng trung thành của họ.

Có những đạo diễn hay nhà sản xuất phim muốn cống hiến cho xã hội bằng cách làm phim với một bức thông điệp xã hội cao cả. Nếu là người viết kịch bản, sẽ chẳng ích gì nếu ngòi bút của bạn để cao một kẻ giết người, bởi họ sẽ không bao giờ chấp nhận cốt truyện đó. Bởi vậy, bạn nên hiểu người khác muốn gì trước khi lập kế hoạch giao tiếp hoặc bán ý tưởng cho họ.

Môi trường tạo cảm hứng

Sống thì phải lựa chọn, nhưng để lựa chọn đúng, bạn phải biết mình là ai, giá trị của bạn là gì, bạn muốn tiến đến đâu và vì sao bạn muốn đến đó… – Kofi Annan, Cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc

Nếu phân tích câu trên của Kofi Annan, bạn sẽ thấy ý nghĩa chủ yếu của nó là nhắc chúng ta quan tâm đến việc mình làm. Trong một thế giới hợp tác, giá trị và sứ mệnh sẽ cho biết chúng ta là ai, đại diện cho điều gì. Tầm nhìn giúp chúng ta biết được mình muốn đi đâu – đích đến. Chiến lược hợp tác sẽ mách bảo chúng ta “cách” tiến đến đích. Vậy còn vế “ sao”? Trong đa phần cáctrường hợp người ta thường bỏ lửng vế này do cho sự tồn tạicho việc làm ăn của bạn do cho những điều bạn làm chính đam Nếu bạn  thể thuyết phục được mọi người rằng công việc đó đáng làmkhi đó đam  đã tự động nảy nở. Một khi đã xác định rõ “lý do”, điều quan trọng là thắp lên cảm hứng. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

• Thử thách  niềm vui

Nếu muốn mọi người hăng hái làm việc, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo cảm hứng và thử thách cho công việc. Nói bao giờ cũng dễ hơn làm, bạn sẽ cần đến mọi kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo cùng khả năng sáng tạo để “hâm nóng” tinh thần của cả đội, giúp họ hào hứng với công việc thường nhật. Thậm chí nếu bớt được 10vẻ buồn chántẻ nhạt cho công việc hàng ngàybạn đã thực sự một khởi đầu tốt đẹp.

• Tạo  hội cho mọi người thử nghiệm  dấn thân

Đã bao giờ bạn thấy một đám trẻ chơi trên bãi biển, xây nhà, làm đường sá, cầu cống, kênh mương và những thành phố nhỏ, những lâu đài, sân bay bằng cát – chúng có thể đắp lên mọi thứ chúng muốn. Cát giúp chúng hữu hình hóa trí tưởng tượng. Trong cuộc đại khủng hoảng ở nước Mỹ, khi nhìn đám trẻ xây cất thành phố và những con đường trên cát, một vị Tổng thống đã nảy sinh ý tưởng xây dựng đất nước. Ý tưởng của ông vô cùng đơn giản – nếu một đám trẻ có thể mải mê hàng giờ xây thành phố cát thì tại sao chúng ta không để toàn bộ lực lượng lao động chưa có việc làm xây nên những tòa nhà chọc trời, những tuyến phố. Chiến lược này giúp xây dựng nên cả một đất nước.

Trong mỗi con người đều  một tâm hồn trẻ thơCông việc của người lãnh đạo  đánh thức tâm hồn đóHãy tạo điều kiện chocấp dưới dấn bước  thử nghiệmkhi đó niềm đam  sẽ được khơi dậy trong doanh nghiệp của bạn.

• Trao quyền lực trong công ty

Đạo diễn giỏi thường trình bày chi tiết về bối cảnh và diễn biến phim cho diễn viên trước mỗi cảnh quay. Họ ngừng lại ở đó, để cho diễn viên tự thâm nhập lời thoại và vai diễn tùy theo khả năng của anh ta/cô ta. Diễn viên giỏi sẽ nhanh chóng nắm bắt yêu cầu của đạo diễn, theo đó phân tích kịch bản và sau đó diễn xuất xuất thần. Như vậy cảm hứng đã được trao tay. Trong doanh nghiệp, lãnh đạo cũng giống như người đạo diễn, còn nhân viên dưới quyền họ là diễn viên. Nhân viên phải hiểu rõ công việc, được trao quyền tự do thực thi tùy theo khả năng và sự chọn lựa của họ. Trao quyền tự trị có nghĩa bạn đã có bước tiến dài nhằm khơi dậy lòng nhiệt tình. Nhiều công ty không tận dụng hết được nguồn nhân lực vì chế độ kiểm soát quá hà khắc.

• Giảm thiểu phê bìnhchỉ trích

Để tiếp sức mạnh cho niềm đam mê, bạn cần giảm thiểu những lời phê bình, chỉ trích. Làm sao bạn có thể mong đợi một người dành toàn tâm sức cho công việc một khi anh ta bị chỉ trích? Điều này không có nghĩa bạn buông lời khen giả tạo hay những hành động tương tự. Tôi muốn bạn kiểm soát kỹ những lời phê bình, chỉ nói khi không còn cách nào khác.

• Nêu   do

Một cậu bé chín tuổi thường thích thú mút ngón tay, bất chấp những lời dọa nạt, quở mắng của bố mẹ. Họ đưa cậu đến gặp chuyên gia, trình bày rằng dù đã lên chín nhưng con họ vẫn ngậm ngón tay. Chuyên gia chăm sóc trẻ em chọn một cách giải quyết đơn giản. Anh ta bảo với cậu bé rằng một bé trai chín tuổi mà vẫn còn mút tay là điều hoàn toàn bình thường, vì chín tuổi vẫn là quá bé. Cậu bé khá hài lòng, vì trước đây chưa có ai bảo với cậu như thế. Sau đó vị bác sĩ nói tiếp, khi lên mười tuổi thì cháu phải ngừng mút tay đấy. Nói xong chuyên gia để cậu bé ra về cùng bố mẹ. Tiếp sau đó cậu bé vẫn tiếp tục mút tay và thật ngạc nhiên, một tháng trước sinh nhật thứ mười, cậu bé hoàn toàn bỏ thói quen ngậm ngón tay.

Bạn cần chỉ cho người khác thấy lý do để thuyết phục họ. Truyền đạt thì dễ nhưng khiến cho người khác nghe theo mới khó. Một khi đã bị thuyết phục, người đó sẽ làm việc chăm chỉ, thậm chí thay đổi thái độ tiêu cực cố hữu (như thói quen mút ngón tay ở câu chuyện trên) vốn đã trở thành một thói quen khó bỏ.

Trên chiến trường, người cầm quân phải đi đầu. Họ cần làm theo những gì đã nói. Làm mẫu là cách tốt nhất để truyền cảm hứng. Khả năng lãnh đạo tốt có nghĩa là bạn làm đúng chủ trương của mình. Khi người khác thấy người có trách nhiệm làm mẫu, họ sẽ tự động làm theo.

Giúp nhân viên hòa nhập với văn hóa công ty

Khi đã tạo ra được một môi trường làm việc thuận lợi, bạn hãy tiếp tục phát huy để mọi người theo kịp tầm nhìn và mục tiêu của công ty. Dưới đây là một số mẹo đơn giản:

• Thảo luận

Hãy để mọi người được trao đổi ý kiến về công việc của họ, những thành công và cả những thất bại. Đây là cách tốt nhất để giao tiếp với mọi người.

• Phản hồi

Hãy thu thập phản hồi để biết được mọi người cảm thấy ra sao về công việc họ đang làm. Giữa công việc họ muốn và công việc họ đang làm có sự đối nghịch nào không? Nếu có, bạn cần điều chỉnh một cách phù hợp để đảm bảo nhân viên cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa.

• Để cho nhân viên bày tỏ quan điểm

Việc này không hề dễ chút nào. Người ta chỉ bày tỏ quan điểm khi đây là một nét văn hóa của công ty, dù ở cấp độ cao hay thấp. Nhân viên sẽ thấy bức bối khi không được phép nói ra suy nghĩ của mình, cần nhớ rằng, khi động viên người khác nói ra, bạn không chỉ tạo cho họ cảm giác được trao quyền, được là một phần của công ty mà còn thu được thông tin đầu vào hữu ích mà bạn sẽ bỏ qua nếu họ không nói ra.

Nuôi dưỡng niềm đam mê là công việc cực kỳ gian nan. Bạn mất hàng năm trời để gây dựng nên một doanh nghiệp, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, bạn đã có thể thiêu rụi lòng nhiệt tình. Một số nhân tố giết chết cảm hứng được liệt kê dưới đây:

» Bạn buộc nhân viên phải nói dối khách hàng, đối tác hay làm những việc đi ngược lại hệ giá trị của công ty nhiều lần.

» Bạn không tỏ ra quan tâm đến những sáng tạo của họ.

» Bạn không hoàn toàn tin tưởng nhân viên.

» Bạn để cho yếu tố chính trị chen chân vào doanh nghiệp.

» Bạn tỏ ra thiên vị.

» Bạn lăng nhục hoặc làm bẽ mặt nhân viên trước nhiều người khác.

Hãy cố gắng xác định xem doanh nghiệp của bạn đang phạm phải sai

Cùng tóm tắt

• Cá nhân và tập thể
• Ba đặc tính Người xung quanh, môi trường và bản thân bạn – cả ba yếu tố này đều quan trọng đối với quá trình sáng tạo.
• Những người giàu đam mê trong công ty Những người giàu đam mê chính là món tài sản giá trị. Trên thực tế đó là tài sản lớn nhất của công ty.
• Vai trò ngày càng quan trọng của nhân viên Mỗi nhân viên phải bổ sung giá trị cho công ty. Giá trị bổ sung đó có thể tác động bên trong hoặc bên ngoài công ty.
• Chọn đúng người Vượt lên trên các kỹ năng một người cần có niềm đam mê dành cho công việc.
• Quá trình chọn lựa Nếu nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm nỗ lực, họ sẽ xác định được người có niềm đam mê đối với công việc cụ thể.
• Tạo môi trường phù hợp Những ai muốn cống hiến cho công ty mình làm việc đều tìm kiếm môi trường làm việc thật phù hợp. Công ty nên đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Tình thế đôi bên cùng có lợi
  • Chọn đúng người đúng việc
  • Phát triển toàn diện tài năng và trí tuệ
  • Tự do và không gian riêng
  • Tính mục đích
• Nhận thức và các giá trị Muốn thuyết phục người khác, bạn phải nắm bắt được hệ giá trị của người đó. cấp quản lý cần giao tiếp với nhân viên dựa vào trình độ nhận thức của mỗi người để giúp họ bộc lộ mình tốt nhất.
• Một môi trường tạo cảm hứng
• Giúp nhân viên hòa nhập với văn hóa công ty.

Đường đi của riêng bạn

1. Đánh giá công ty bạn một cách khách quan và trả lời những câu hỏi sau:

(1) Công ty bạn có cố gắng tìm hiểu xem một ứng viên có thực sự đam mê công việc mà họ ứng tuyển hay không? Nếu câu trả lời là không, đã đến lúc bạn điều chỉnh để đưa thêm mục này vào chính sách tuyển dụng của công ty.
(2) Ban lãnh đạo công ty coi mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu hay chỉ là người làm công ăn lương?
(3) Công ty bạn có theo đuổi các giá trị và đặc điểm văn hóa đã thiết lập không?

2. Bạn có để cho những người cùng nhóm thử nghiệm không? Bạn có chấp nhận để họ phạm lỗi?

3. Trong số các nhân viên dưới quyền của bạn, hãy cố tìm ra năm người phù hợp với một trong năm giá trị đã nêu ở chương này. Dựa trên đó để để ra chiến lược giao tiếp phù hợp. Hãy quan sát những biến chuyển.

4. Cứ nửa tháng, hãy dành ra một giờ để thực hiện các hoạt động

(1) Lắng nghe phản hồi của từng người trong nhóm.
(2) Mở cuộc thảo luận để mọi người đề xuất cách thức tiến hành công việc trong nhóm.
(3) Động viên mọi người bày tỏ quan điểm.

5. Hình thành thói quen quan sát nhóm của bạn, tìm hiểu những khả năng đặc biệt của từng người. Nếu công việc cho phép, hãy sắp xếp lại vị trí của họ sao cho phù hợp với khả năng nhất.

Sống là dám dấn thân, hoặc không là gì cả. Trong tự nhiên không bao giờ tồn tại sự an toàn, ai ai cũng từng nếm trải cảm giác này. Về lâu dài, trốn tránh hiểm nguy không giữ cho bạn được an toàn như tự đối mặt với nó.

– Helen Keller (1880-1968), nhà văn Mỹ


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.