Kim Bình Mai
Hồi 99
Hai hôm sau, ngày rằm tháng tư, sinh nhật Xuân Mai, phủ Thủ Bị tiệc tùng tới đêm mới vãn.
Sáng sớm hôm sau, Kính Tế gặp Xuân Mai nói:
– Lâu nay tôi không ra tửu lầu để tính toán tiền nong coi sóc mọi việc.
Hôm nay nhân rảnh rang, để tôi ra đó một ngày, nhân tiện cũng nghỉ mát tránh nắng một thể.
Xuân Mai dặn:
– Cữu cữu đi thì ngồi kiệu cho khoẻ.
Nói xong gọi quân hầu đem kiệu tới. Kính Tế ngồi kiệu mà đi. Tiểu Cương đi theo.
Gần trưa thì tới nơi. Kiệu hạ xuống. Kính Tế bước vào tửu lầu.
Hai viên quản lý chạy ra đón tiếp rồi hỏi thăm:
Quan nhân hôm nay quý thể đã khang an chưa? Kính Tế đáp:
Cảm tạ nhị vị có lòng, hôm nay tôi đã khá rồi.
Hai viên quản lý mời uống trà, Kính Tế chỉ nghĩ tới Ái Thư, uống xong chung trà thì đứng dậy dặn:
– Hai vị tính toán sổ sách đi, bây giờ để tôi vào thăm Hàn đại gia một chút đã.
Gia nhân vào báo cho vợ chồng Hàn Đạo Quốc và Ái Thư biết. Ái Thư đang ngồi trên lầu buồn rầu lấy bút làm thơ, nghe báo Kính Tế thì vội quăng bút chạy xuống, cùng mẹ tươi cười đón tiếp Kính Tế.
Gặp mặt nhau, Ái Thư nói:
Người ta bảo quý nhân nan kiến diện quả là đúng, hôm nay sao chàng lại tới đây được vậy?
Kính Tế vái chào rồi chỉ cười. Hai mẹ con mời vào ngồi dùng trà. Sau vài tuần trà và dăm câu chuyện, Ái Thư nói:
– Mời chàng lên phòng thiếp trên lầu ngồi chơi.
Nói xong dẫn Kính Tế đi. Vào phòng riêng, hai người mừng mừng tủi tủi hàn huyên, kề vai áp má chuyện dứt không ra. Lát sau Kính Tế thấy trên bàn còn giấy bút ngổn ngang, thì với tay cầm tờ giấy lên coi. Ái Thư bảo:
Chàng không tới, tôi ngồi buồn làm chơi một bài thơ cho bớt nhớ mong, để chàng coi chỉ sợ làm bẩn mắt chàng thôi.
Kính Tế cười, thấy bài thơ như sau:
Giường một chờ mong luống thẫn thờ, Dung nhan sầu muộn hoá bơ phờ. Tình lang chờ mãi nào đâu thấy, Biết mấy ngày đêm vẫn ngóng chờ. Kính Tế đọc xong, vui vẻ khen hay.
Lát sau Vương thị sai dọn tiệc trên lầu để khoản đãi Kính Tế. Ái Thư rót rượu, hai tay nâng lên mà nói:
Bấy nay vắng bóng chàng, ngày đêm chẳng lúc nào là tôi không mong nhớ. Hôm nọ được chàng thương mà chu cấp ít nhiều, cả gia đình tôi cảm kích lắm.
Kính Tế đỡ chung rượu mà đáp:
Giận là trong người không khoẻ nên phải lỡ hẹn, xin nàng đừng buồn.
Nói xong nâng chung uống cạn, rồi rót một chung rượu mời lại Ái Thư.
Lát sau vợ chồng Đạo Quốc cũng lên ngồi cạnh thù tiếp. Nhưng chỉ sau vài tuần rượu, vợ chồng lại xin phép xuống lầu để hai người được tự do.
Kề vai áp má ăn uống no say, hai người tìm cuộc giao hoan. Xa cách ít ngày, ân ái trăm phần nồng nhiệt. Qua phút mây mưa, Kính Tế mệt mỏi lăn ra ngủ.
Trong khi đó thì Hà quan nhân tìm đến. Vương thị dọn tiệc dưới lầu thết đãi. Đạo Quốc ra phố mua thêm rượu thịt. Lát sau, trở về, ba người cùng ăn uống.
Tới xế chiều thì Lưu Nhị uống rượu say sưa, mặt mũi đỏ gay, phanh áo múa tay tới tửu lầu mà quát lớn:
– Dẫn tên họ Hà ra đây cho ta mau.
Hai viên quản lý giật mình, vội bước ra vái chào tươi cười đáp:
– Kính chào Lưu Nhị ca, Hà quan nhân không tới đây.
Toạ Địa Hổ Lưu Nhị chẳng nói chẳng rằng, xồng xộc bước vào phòng Đạo Quốc, tung mành xông vào, thấy Hà quan nhân đang kề vai Vương thị uống rượu thì nổi giận đùng đùng thét lớn:
– Thằng họ Hà khốn kiếp kia, tao tìm mày mãi, không ngờ lại gặp ở đây.
Mày bao hai con kỹ nữ tại tửu lầu của tao, nằm với chúng nó mấy đêm mà không chịu thanh toán tiền bạc gì cả, lại còn thiếu ta hai tháng tiền phòng, vậy mà dám tới đây hú hí với con mụ này hay sao?
Hà quan nhân đứng dậy nói:
Lưu nhị ca đừng giận, nếu nhị ca không bằng lòng thì để tôi ra khỏi nơi này. Lưu nhị thét:
Thằng chó chết, ăn nói vậy mà nghe được sao?
Vừa nói vừa cử quyền đánh ngay vào mặt Hà quan nhân. Hà quan nhân nhịn đau cướp đường mà chạy. Lưu Nhị sấn tới đạp tung bàn tiệc, đoạn mắng:
Con dâm phụ kia, mày ở đâu tới đây, tên tuổi là gì, sao không tới báo cho tao biết? Bây giờ thì mày có đường có nẻo phải dọn đi lập tức, chậm trễ là ta cho ăn đòn. Vương thị nói:
Ngươi là tên côn đồ ở đâu tới mà dám làm nhục ta như vậy? Thật tức chết mất thôi, nhục thế này thì sông sao được nữa.
Nói xong bật khóc. Lưu Nhị mắng:
Con dâm phụ khốn nạn, mày tới đây mà không biết tao là ai hay sao?
Vì chuyện ồn ào, khách qua đường xúm lại coi đông đảo. Một người bảo:
– Vương tẩu à, Vương tẩu mới tới đây nên chưa biết đó thôi. Lưu Nhị ca đây là tiểu cữu của Trương Đại gia, quản gia của Chu Thủ bị lão gia đó. Lưu Nhị gia đây có hiệu là Toạ Địa Hổ, cai quản đám ca nhi kỹ nữ trong các tửu lầu nơi đây. Vương tẩu nên nhị đi là hơn, dân ở đây không ai dám làm phật lòng Toạ Địa Hổ đâu. Hai quả lý Lục, Tạ cũng hết lời ngon ngọt khuyên can Lưu Nhị.
Kính Tế đang ngủ trên lầu, nghe bên dưới ồn ào, thấy trời bên ngoài đã chạng vạng liền hỏi:
– Cái gì ồn ào dưới đó vậy?
Đạo Quốc chẳng biết đã trốn đâu mất, chỉ thấy Vương thị tóc tai rũ rượi chạy lên nói:
Tự nhiên có một tên côn đồ hung ác, xưng là Toạ Địa Hổ Lưu Nhị, Tiểu cữu của Truong Thăng trong phủ Chu Thủ bị, nó đến đây gây chuyện với khách uống rượu rồi đập phá đồ đạc và hành hung tôi, lại còn hạ nhục đủ điều.
Nói xong thì khóc lớn. Kính Tế cho gọi hai viên quản lý lên hỏi. Hai người đáp:
Lưu Nhị tới đây tìm Hà quan nhân để đòi tiền, gặp Hà quan nhân đang uống rượu thì hành hung đập phá. Hà quan nhân chạy rồi, Lưu Nhị quay sang hạ nhục và hành hung Hàn nương tử đây. Người qua đường xúm lại coi, thật chẳng ra gì cả.
Kính Tế nhớ lại là chính tên Lưu Nhị này đã hành hung mình lúc trước, nên tuy muốn can thiệp nhưng lại sợ Lưu Nhị dữ dằn hung ác, lại thấy trời đã muộn bèn hỏi:
Tên Lưu Nhị đó hiện giờ ở đâu?
Nhờ người can gián nên hắn đã bỏ đi rồi. Kính Tế quay lại an ủi Vương thị và Ái Thư.
Hai mẹ con nàng cứ an tâm, không sao đâu, còn có tôi đây, để tôi về phủ sẽ có cách. Nói xong bảo hai viên quản lý đưa tiền lời rồi lên kiệu mà về.
Về tới phủ thì đã gần khuya, Kính Tế giao tiền bạc cho Xuân Mai rồi về phòng ngủ với vợ.
Sáng hôm sau, Kính Tế định tìm gặp Xuân Mai nói rõ mọi chuyện, nhưng lại nghĩ rằng:
Thôi, hay là hãy cứ tạm gác lại đã, để mình để ý tìm lỗi lầm của tên Trương Thắng, rồi nói với Xuân Mai, để cho Trương Thăng mất mạng vì tay Chu Thủ bị mới được. Thằng này nó biết rõ gốc gác mình, lại ỷ có công tìm đưa mình về đây, nên coi thường mình lắm. Để rồi coi nó có thoát khỏi tay mình không.
Nghĩ vậy, Kính Tế tạm gác chuyện báo thù Trương Thắng và Lưu Nhị lại để chờ dịp tốt.
Một hôm, Kính Tế đến tửu lầu ở bến lâm Thanh, bảo mẹ con Vương thị rằng:
Hôm nọ để hai mẹ con phải buồn giận, thật tôi khổ tâm lắm.
Từ hôm đó thằng Lưu Nhị còn tìm tới đây gây chuyện nữa không? Lục quản lý đáp:
Từ hôm đó tới nay không thấy hắn tới nữa.
Còn ông Hà quan nhân nào đó có đến đây nữa không? Ái Thư đáp:
Cũng không thấy tới.
Kính Tế ăn cơm uống rượu xong tính toán tiền bạc xong, trở lên lầu vui vầy với Ái Thư, sau đó cho gọi gia nhân Trần Tam nhi tới hỏi về những hành động lầm lỗi của Trương Thắng. Trần Tam nhi nói:
Sau khi Tuyết Nga bị đuổi ra khỏi phủ thì trở thành ca nữ ở bến Lâm Thanh này, Trương Thắng tìm đến bao bọc Tuyết Nga, lại thêm Lưu Nhị dựa hơi làm bậy, thật thanh danh của lão gia chẳng còn gì.
Kính Tế nghe xong mừng lắm, ghi nhớ trong lòng. Lát sau, cho Ái Thư ba lạng bạc, bảo hai quản lý tính toán tiền lời, mang tiền lên ngựa mà về.
Trong thời gian đó, giặc Kim xâm lấn nội địa, thanh thế rất mạnh, tin tức báo về thập phần nguy cấp. Vua Huy Tông hoảng lên, bàn tính với các đại thần.
Các đại thần bàn là nên cử người tới nước Kim ở phương Bắc xin giảng hoà. Huy Tôn ưng thuận, lại bằng lòng theo điều kiện của nước Kim là hàng năm phải nạp kim ngân lụa gấm.
Sau đó, Huy Tông truyền ngôi cho Thái tử Đăng Cơ. Thái tử lên ngôi, đổi niên hiệu Tuyên Hoà thứ bảy thành Tĩnh Khang nguyên niên, lấy đế hiệu là Khâm Tông Hoàng đế. Huy Tông thì tự xưng là Thái Thượng Đạo quân Hoàng đế, trở về ngụ trong cung Long Đức. Đại thần Lý Cương được thăng Binh bộ Thượng thư, cho Chủng Sư đạo làm Đại tướng, cai quản hết quân vụ trong ngoài.
Ít hôm sau, Binh bộ ban sắc thư, thăng Chu Thủ bị làm Sơn Đông Đô Thống chế, sai đem một vạn binh mã hội với Trần phủ Đô Ngự sử Trương Thúc Dạ phòng ngự địa phương, chống giữ với kinh Kim.
Chu Thủ bị nhận sắc thư, không dám chậm trễ, liền gọi hai gia nhân thân tín là
Trương Thắng và Lý An tới dặn:
– Hai ngươi lo thu xếp hành lý, sửa soạn rương hòm để chở đồ quý về nhà.
Nguyên Chu Thủ bị làm quan ở Tế Nam mới chừng một năm nhưng đã kiếm chác được một số kim ngân đáng kể.
Chu Thủ bị dặn thêm:
Đồ đạc mang về nhà giao cho phu nhân cẩn thận, lúc đi đường phải coi chừng. Chỉ ít hôm nữa ta và Tuần phủ Trương lão gia sẽ dẫn binh mã bốn lộ về qua Thanh Hà đó. Về tới phủ cũng phải ngày đêm canh giữ trong ngoài.
Hai người vâng lời, chở một xe kim ngân, dưới hình thức những rương hành lý. Về tới phủ, giao lại cho Xuân Mai minh bạch.
Sau đó Trương, Lý hai người chia nhau canh phòng trong ngoài rất cẩn thận.
Kính Tế nghe tin Chu Thủ bị thăng Đô Thống chế, tất sẽ về qua phủ, lúc đó sẽ kể tội Trương Thắng.
Một hôm, vợ là Cát thị đau, về nhà cha mẹ dưỡng bệnh, Kính Tế ngồi một mình tại thư phòng cho đèn nghĩ ngợi. Bỗng Xuân Mai một mình đẩy cửa bước vào. Kính Tế thấy không có a hoàn đi theo, biết là Xuân Mai tới ngủ với mình, bèn đóng cửa lại, cùng Xuân Mai vui vầy chăn gối. Sau phút hoan lạc, Kính Tế kể hết chuyện Trương Thằng làm bậy ở ngoài cho Xuân Mai nghe.
Nào ngờ trước đó, Trương Thắng đi tuần phòng khắp nơi trong phủ, khi tới gần thư phòng, nghe như có tiếng đàn bà cười khúc khích trong thư phòng, liền rón rén tới áp tai nghe. Sau khi biết chắc là Xuân Mai thông gian với Kính Tế, Trương Thắng cố gắng nghe xem hai người nói những chuyện gì, do đó biết được Kính Tế định hại mình. Trương Thắng nín thở nghe tiếp. Bên trong, Kính Tế nói:
Thằng Trương Thắng đó dám khinh khi tôi, cậy có công tìm đem tôi về đây, nên mấy lần sai thuộc hạ làm nhục tôi. Nó thấy tôi mở tửu lầu tại bến Lâm Thanh liền sai đứa cậu nó là thằng Toạ Địa Hổ Lưu Nhị tới giở thói côn đồ đạp phá đồ đạc trong tửu lầu. Trương Thắng lại ỷ thế lão gia, làm nhiều chuyện tổn thương danh giá lão gia. Nó ăn bớt tiền bạc, dám bao con Tuyết Nga để ngày đêm hú hí. Nó lừa dối lão gia và thư thư nhiều chuyện lắm, nhưng tôi không dám nói. Bây giờ chuyện chẳng đừng mới phải nói ra. Hôm nào lão gia về, thư thư phải nói để lão gia trừng trị nó, chứ như thế này thì tôi không dám tiếp tục làm ăn buôn bán ở bến Lâm Thanh nữa đâu.
Xuân Mai cau mày:
Thằng đó gớm thật, tôi đã cho bán con Tuyết Nga đi rồi, sao nó còn dám bao bọc con đó ở ngoài như vậy?
Kính Tế nói:
Thế mới đáng nói, nó khinh thường tôi chẳng nói làm gì, đằng này nó dám khinh thường cả thư thư nữa chứ.
Xuân Mai gật đầu:
Để lão gia về đây, tôi phải nói để lão gia trị tội nó mới được.
Trong này hai người nói những gì, Trương Thắng núp bên ngoài nghe được rõ ràng đầy đủ hết. Trương Thắng nghĩ thầm:
Thì ra đôi gian phu dâm phụ này đang tính kế hại mình, như vậy làm sao mình thoát, chi bằng ra tay trước thì hơn, giết phăng cả hai đứa đi là yên chuyện.
Nghĩ xong vội trở về phòng riêng, lấy cây đao sáng quắc, bướca ra tảng đá giữa sân liếc lại cho sắc rồi xăm xăm bước tới thư phòng.
Cho hay tử sinh hữu mạng, số Xuân Mai chưa chết về tay Trương Thắng, nên ngay sau khi Trương Thắng bỏ đi thì tiểu a hoàn Lan Hoa hớt hải tới thưa:
Xin phu nhân về phòng mau, không hiểu Kim ca nhi bị gió hay sao mà đang làm kinh trong kia kìa.
Xuân Mai hoảng lên, lật đật theo Lan Hoa về hậu phòng.
Xuân Mai vừa ra khỏi thì Trương Thắng rón rén tới cửa thư phòng, nghe ngóng một chút rồi đẩy cửa xông vào. Kính Tế đang nằm trên giường, thấy Trương Thắng cầm đao xông vào, mặt mày hung dữ thì thất kinh nhỏm dậy hỏi:
Ngươi vào đây làm gì vậy?
Trương Thắng rít qua hài hàm răng:
– Tao đến để giết mày. Mày vừa nói gì với con dâm phụ thì mày biết đấy.
Chằng phải là tao đã tìm đem mày về phủ này sống đời sung sướng hay sao, vậy mà mày lấy oán đền ơn để ám hại tao. Thứ vô ơn bạc nghĩa như mày không thể để sống. Kính Tế định đứng dậy thoát thân, nhưng Trương Thắng đã hoa đao lên:
Đừng hòng chạy, mày phải chết vì lưỡi đao này, hôm nay là ngày giỗ của mày đó. Kính Tế sau cơn ái ân mỏi mệt đang nằm nghỉ ngơi quần áo cũng chưa kịp mặc, chỉ biết quấn cái khăn mỏng quanh người, thấy nguy, vụt đứng dậy định chạy. Nhưng lưỡi dao vung lên như một lằn chớp chém xả xuống vai Kính Tế.
Kính Tế kêu lên đau đớn, gục xuống giường, máu đỏ tuôn ra. Trương Thắng nhảy tới đâm một đao vào bụng. Kính Tế không cựa quậy gì nữa. Trương Thắng cúi xuống cắt đầu Kính Tế.
Thật là:
Sống còn muôn sự chan chan Một khi nằm xuống muôn vàn cũng không.
Thương cho Kính Tế, vì không cẩn thận mà phải chết thảm thương.
Trương Thắng giết xong Kính Tế, tìm quanh phòng không thấy Xuân Mai đâu thì trở ra định vào hậu đường tìm giết nốt Xuân Mai. Nhưng vừa bước ra thì gặp Lý An đang đi tuần tới đó, Lý An thấy Trương Thắng cầm lưỡi đao đẫm máu, dáng điệu chằng khác hung thần thì thất kinh hỏi:
– Huynh đi đâu vậy?
Trương Thắng chằng nói chẳng rằng, rảo bước mà đi. Lý An bước theo nắm lại. Trương Thắng thình lình quay lại vung đao chém, nhưng Lý An đã lẹ làng nhảy tránh được. Lý An tránh xong lưỡi đao thì quát lớn:
Mày không biết chú tao là Sơn Đông Dạ Xoa Lý Quý hay sao? Mày đã vậy thì tao nhất định không tha.
Nói xong nhảy tới phòng cước đá rơi cây đao trong tay Trương Thắng.
Trương Thắng luống cuống bị Lý An xông tới vật ngã, đè xuống cởi dây lưng trói nghiến lại. Lý An trói xong Trương Thắng, chạy vào thưa với Xuân Mai:
Bẩm phu nhân, Trương Thắng xách đao định xâm nhập hậu đường, bị tôi bắt trói ngoài kia.
Xuân Mai vừa cứu con tỉnh dậy, nghe Lý An nói vậy, thì thất sắc chạy ngay tới thư phòng, thấy Kính Tế bị giết thêm thảm, máy chảy đầy đất, thì ôm mặt khóc lớn, rồi sai người thông báo cho nhà vợ Kính Tế là Cát viên ngoại biết.
Lát sau Cát thị hốt hoảng chạy tới, thấy chồng bị giết thì ngã lăn ra đất bất tỉnh. Xuân Mai vội cứu tỉnh, rồi sai phái gia nhân lo mọi việc, mua quan tài tẩm liệm cho Kính Tế, sai giam Trương Thắng vào ngục để đợi Chu Thống chế về xét xử. Cả phủ loạn lên suốt mấy ngày.
Mấy hôm sau, quân về báo là Thống chế dẫn binh mã các lộ về tới. Các quan bản hạt đang nghênh tiếp, Thống chế sắp về phủ.
Tới gần trưa thì Chu Thống chế về phủ, vào thẳng hậu đường thăm vợ.
Xuân Mai kể lại việc Trương Thắng hạ sát Kính Tế. Lý An đem cây đao dính máu tới trình mọi việc. Chu Thống chế nổi giận hầm hầm bước ra đại sảnh cho dẫn Trương Thắng lên, rồi không hỏi han gì, sai ngay quân hầu đánh Trương Thắng một trăm trượng. Thương cho Trương Thắng, không chịu nổi đòn mà chết. Chu Thống chế hạ trát truy nã Toạ Địa Hổ Lưu Nhị.
Tôn Tuyết Nga thấy Lưu Nhị bị bắt, sợ tội bèn vào nhà thắt cổ tự tử.
Lưu Nhị bị dẫn tới phủ. Chu Thống chế cũng sai đánh trăm trượng, đánh xong thì Lưu Nhị chết.
Cả một huyện Thanh Hà, cả một bến Lâm Thanh náo động.
Thế mới biết:
Một đời làm ác hại người, Nay gặp trời xanh báo ứng.
Sau khi đánh chết Trương Thắng và Lưu Nhị, trừ hại cho dân địa phương, Chu Thống chế sai Lý An bán ngôi tửu lầu tại bến Lâm Thanh, đem tiền bạc về giao cho Xuân Mai, lại dặn Xuân Mai lo tang ma cho Kính Tế và cho chôn tại đất chùa Vĩnh Phúc.
Sau đó mấy ngày, Chu Thơng chế sai Lý An và Chu Nghĩa coi nhà, còn mình thì dẫn quân binh lên đường phòng thủ, hai gia nhân Chu Nhân và Chu Trung đi theo để hầu hạ trong quân.
Lúc ra đi, Xuân Mai và Tôn Nhị nương bày tiệc rượu tiễn đưa. Xuân Mai rót rượu cho chồng, nước mắt lã chã mà nói:
Lần này tướng công ra đi vì việc vua việc nước, chưa biết ngày nào mới về. Đời chinh chiến xin tướng công bảo trọng thân mình. Giặc kia hung ác, tướg công chằng nên khinh suất.
Chu Thống chế dặn:
Hai nàng ở nhà nên giữ lòng trong sạch, bớt điều ham muốn, lo lắng cho ca nhi đầy đủ, đừng quá buồn rầu mà hại đến sức khoẻ. Còn ta thì hưởng tước lộc triều đình nên phải tận trung báo quốc. Chuyện cát hung ở nơi chiến địa thì phó mặc cho trời.
Dặn xong, uống cạn rượu mà đi. Quân binh các lộ đã tề chỉnh ở ngoại thành. Chu Thống chế tiền hô hậu ủng, giương cờ gióng trống dẫn quân đi.
Quân binh tới phủ Đông Xương thì Chu Thống chế sai đem cờ lệnh vào thành thông báo. Tuần phủ Trương Thúc Dạ cùng Đông Xương Tri phu Đạt Thiên Đạo ra ngoại thành rước vào.
Mọi người lên đại sảnh của Tri phủ mà thi lễ, sau đó cùng ngồi bàn chuyện quân cơ. Hôm sau, vì việc binh cấp bách, Chu Thống chế dẫn binh lên đường ra quan ải phòng giặc…
Lại nói về mẹ con Vương thị, vẫn ở lại ngôi tửu lầu cũ, nay được bán lại cho Tạ Tam, nghe tin Kính Tế bị thảm sát thì buồn rầu lo lắng. Riêng Ái Thư thì ngày đêm khóc lóc, bỏ cả ăn uống, nhất định đòi được vào phủ Thống Chế nhìn mặt Kính Tế lần cuối, có chết cũng cam lòng. Cha mẹ và người xung quanh khuyên giải thế nào cũng không được. Hàn Đạo Quốc đành phải sai gia nhân vào thành dò hỏi tin tức trước, thì được biết Kính Tế đã được chôn cất tại đất chùa Vĩnh Phúc. Gia nhân về nói lại, Ái Thư lại nhất định đòi tới mộ Kính Tế để thắp hương đốt vàng. Vợ chồng Hàn Đạo Quốc đành chiều theo, gọi một chiếc kiệu đưa Ái Thư tới chùa Vĩnh Phúc.
Tới nơi, Ái Thư hỏi vị trường lão là Kính Tế được chôn ở đâu. Trưởng lão sai một sa di đưa Ái Thư ra mộ Kính Tế ở sau chùa. Tới nơi, Ái Thư bày đồ lễ ra, thắp hương khóc mà khấn:
Tình lang ơi, em những mong được cùng chàng se tơ kết tóc tới già, nào ngờ nhất đán chàng đang tâm bỏ đi như thế này…
Khấn tới đây thì nghẹn lời, khóc nấc lên, khóc đến lăn lộn trước mộ. Vợ chồng Hàn Đạo Quốc đi theo, thấy vậy phải tới nâng dậy khuyên giải, nhưng Ái Thư bị thảm quá mà ngất đi. Vợ chồng Hàn Đạo Quốc lay gọi không tỉnh thì hoảng cả lên.
Hôm đó lại đúng tuần tam nhật của Kính Tế, Xuân Mai và Cát thị ngồi kiệu đem gia nhân và lễ vật tới mộ Kính Tế. Tới nơi, thấy một thiếu phụ trẻ đẹp mặc đồ tang khóc ngất trước mồ, lại có một người đàn ông và một người đàn bà trung niên đang lay gọi, Xuân Mai bước tới hỏi:
– Mấy người ở đâu tới thế này?
Đạo Quốc đứng dậy vái chào, kể sơ mối liên hệ với Kính Tế rồi nói:
– Còn đây là con gái chúng tôi, tên là Ái Thư.
Xuân Mai nghe nhắc tới tên Ái Thư, thì nhớ lại mọi chuyện ngày trước, và hiểu rằng đây là vợ chồng Đạo Quốc, nhìn kỹ lại thì nhận đúng Vương thị, vì lúc trước Xuân Mai có gặp Vương thị một hai lần tại nhà Tây Môn Khánh.
Đạo Quốc kể sơ qua vụ Thái Thái sư ở Đông Kinh bị tội, rồi nói tiếp:
Con gai tôi với Trần quan nhân là chỗ thâm giao, nay quan nhân chẳng may mất đi nên nó cứ đòi tới thắp hương trước mộ cho trọn nghĩa nào ngờ bị cảm quá độ mà khóc đến ngất đi.
Nói xong lại cùng vợ lay gọi Ái Thư, lát sau Ái Thư mới tỉnh, tỉnh dậy lại khóc, nhưng cổ đã khan, khóc không thành tiếng nữa. Thấy Xuân Mai và Cát thị đứng cạnh, Ái Thư vội sụp lạy bốn lạy mà nói:
Tuy tôi và Trần lang không chính thức là vợ chồng, nhưng chúng tôi đã thề nguyền là suốt đời bên nhau, nào ngờ trời xanh không chút xót thương, chàng chết đi để tôi đau đớn vô cùng. Tôi đang định xin về làm bé làm mọn trong phủ thì chàng không còn nữa. Sinh thời, chàng có tặng tôi một chiếc khăn có đề mấy câu thơ, phu nhân và thư thư không tin, tôi xin trình để phu nhân và thư thư coi.
Nói xong đưa ra một chiếc khăn lụa. Xuân Mai và Cát thị cầm xem, thấy bốn câu thơ rõ ràng là nét chữ Kính Tế.
Ái Thư lại nói:
Tôi cũng có tặng chàng một chiếc túi gấm, hai bên có năm bông sen, trên mỗi bông sen có thêu một chữ, cộng lại năm chữ là “Tặng tình lang Trần quân”. Chàng vẫn đem theo chiếc túi gấm đó bên mình.
Xuân Mai hỏi Cát thị:
Có thấy cái túi gấm đó không?
Cát thị đáp:
– Có thấy, nhưng tôi đã cho vào quan tài trong lúc tẩm niệm rồi.
Xuân Mai và Cát thị bày lễ vật, thắp hương đốt vàng, rồi mời vợ chồng Đạo Quốc và Ái Thư vào chùa dùng cơm chay. Xuân Mai khuyên Ái Thư ăn uống cho khoẻ.
Ăn uống xong, Vương thị giục chồng con về. Nhưng Ái Thư tới quỳ trước mặt Xuân Mai và Cát thị khóc mà nói:
Tôi nguyện xin được theo phu nhân và thư thư về phủ trông nom bài vị cho Trần lang, không về nhà cha mẹ nữa. Nay mai tôi có chết thì cũng được coi như vợ bé của chàng, như vậy cho trọn ân tình.
Nói xong lại khóc như mưa như gió. Cát thị im lặng, Xuân Mai bảo:
Chỉ sợ thư thư còn trẻ quá, chủ tiết không được mà lại làm uổng phí tuổi thanh xuân của thư thư mà thôi.
Ái Thư nói:
Sau phu nhân lại dạy như vậy, tôi đã vì chàng thủ tiết thì quyết thủ tiết trọn đời, nhất định không lấy ai.
Nói xong quay lại thưa với vợ chồng Đạo Quốc:
Thôi, xin phụ thân và mẫu thân về đi, con ở lại theo phu nhân và thư thư đây về phủ.
Vương thị nước mắt ròng ròng:
Tưởng đâu con ở lại nuôi cha mẹ tới lúc cha mẹ già chết, nào ngờ con lại nghĩ quẩn như thế. Con về với cha mẹ đi.
Ái Thư đáp:
– Con không về đâu, nếu cha mẹ buộc con về thì con cũng đến tự tử mất thôi.
Vợ chồng Hàn Quốc Đạo thấy con gái cương quyết như vậy thì không biết làm sao, đành khóc lóc dắt nhau trở về ngôi tửu lầu ở bến Lâm Thanh. Ái Thư cùng Xuân Mai và Cát thị ngồi kiệu về phủ Thống chế.
Về phần Vương thị, vè tới tửu lầu thì cứ than khóc không thôi. Đạo Quốc bảo:
Người ta thường nói nữ nhi ngoại tộc quả là không sai chút nào, nó đã muốn vậy thì mặc kệ nó, việc gì phải khóc lóc buồn thương…
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.