7 Thói Quen Để Thành Đạt
GIÁ TRỊ CỦA “7 THÓI QUEN ĐỂ THÀNH ĐẠT”
“7 Thói quen là những chiếc chìa khóa để thành công trong mọi hoàn cảnh. Đây là một quyển sách rất có giá trị.”
– Adward Anh Brennanm Chủ tịch kiêm CEO Sears, Roebuck & Co “Tôi đọc 7 thói quen để thành đạt và thu được rất nhiều lợi ích… Đây là cuốn sách
sâu sắc nhất và mang tính khai sáng nhất mà tôi từng đọc.”
– Norman Vincent Peale, tác giả The Power of Positive Thinking “Khi Stephen Covey cất tiếng nói, mọi cấp lãnh đạo đều lắng nghe.”
– Dun’s Business Month “Tôi chưa từng biết một người thầy nào hay cố vấn tinh thần nào trong lĩnh vực nâng cao thành tích cá nhân có thể khơi nguồn cho nhiều phản ứng tích cực như thế… Quyển sách này thể hiện một triết lý sống đẹp đẽ của Stephen Covey. Tôi nghĩ bất cứ ai đọc nó cũng sẽ nhanh chóng hiểu được tác dụng mạnh mẽ mà tôi và nhiều người khác đã từng thụ đắc.”
– John Pepper, Chủ tịch Tập đoàn Procter & Gamble “Stephen Covey là một Socrates của Mỹ, người dẫn dắt chúng ta đi tìm những sự vĩnh
cửu – các giá trị, gia đình, các mối quan hệ và giao tiếp xã hội.”
– Brian Tracy, tác giả Psychology of Achievement “Sách của Stephen R. Covey khuyến khích chúng ta xây dựng sức mạnh, niềm tin và mang lại nguồn cảm hứng. Nội dung và phương pháp trình bày những bí quyết này tạo thành một nền tảng vững chắc cho sự giao tiếp hiệu quả. Là một nhà giáo dục, tôi tin rằng quyển sách này chắc chắn sẽ giành được một chỗ đứng trang trọng trên kệ
sách của mọi gia đình.”
– William Rolfe Kerr, Ủy viên Hội đồng Giáo dục Đại học bang Utah, Mỹ “Trong quyển 7 thói quen để thành đạt, Covey mang đến cho chúng ta một cơ hội, chứ không phải một chỉ dẫn. Cơ hội đó là khám phá chính mình và ảnh hưởng của bản thân đối với người khác cũng như thực hành điều đó bằng cách vận dụng những ý tưởng sâu sắc của ông. Đây là một quyển sách tuyệt vời có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn.”
– Tom Peters, tác giả In Search of Excellence “Chiến thắng là một thói quen. Thất bại cũng thế. Hai mươi lăm năm kinh nghiệm, suy tưởng và nghiên cứu đã thuyết phục Covey rằng 7 thói quen tạo ra sự khác biệt trong hạnh phúc, sức khỏe, thành công từ những người thất bại hay những người phải hy sinh ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc của mình vì sự thành công hiểu theo nghĩa hẹp.”
– Ron Zemke, đồng tác giả The Service Edge và cuốn Service America
“Stephen R. Covey là một con người tuyệt diệu. Ông viết một cách sâu sắc và đầy quan tâm đến con người. Sự cân bằng của một thư viện sống về thành công sẽ được nhận ra trong tập sách này. Những bí quyết Covey đề cập trong 7 thói quen để thành đạt đã thực sự mang đến cho tôi một sự khác biệt trong cuộc sống.” – Tiến sĩ Ken Blanchard, tác giả quyển The One-Minute Manager
Chú giải
Notes
[←1] Hiệu ứng Pygmalion là một quá trình tạo ra ở người khác những mong đợi, mà thật ra đó là kết quả của một tri giác ít hay nhiều rõ ràng về đối tượng của mình – Theo “Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội”; Huyền Giang dịch, NXB Hà Nội, 1998.
[←2] 04/07/1776: ngày thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, gồm 13 bang đầu tiên.
[←3] Nicolaus Copernicus (1473 – 1543) sinh tại Ba Lan. Ông là một nhà thiên văn học, toán học, vật lý học, luật học, kinh tế học, ngoại giao, và là một chiến binh lỗi lạc thời Phục Hưng. Học thuyết Thái dương hệ (mặt trời là trung tâm) của ông là một phát minh gây sửng sốt giới khoa học thời đó và làm giáo hội nổi giận vì học thuyết này đã làm đảo lộn mọi giáo lý của họ về vũ trụ (rằng trái đất là trung tâm).
[←4] R là chữ viết tắt của Resourcefulness – có nghĩa là sự tháo vát; I là chữ viết tắt của Initiative – nghĩa là sự chủ động.
[←5] M. Gandhi: Nhà lãnh đạo kiệt xuất và đầu tiên của phong trào giành độc lập cho các nước thuộc địa trên thế giới mà không cần đến bạo lực. Ông đã tạo ra một khái niệm gọi là “giữ vững niềm tin”. Bất chấp chiến tranh và bạo lực trong thế kỷ 20, Gandhi đã dạy cho loài người về giá trị của lòng tin, phi bạo lực và hòa bình.
[←6] Malcolm Muggeridge (1903 – 1990): Nhà văn châm biếm, nhà báo nổi tiếng của nước Anh.
[←7] Abraham Maslow (1908 – 1970): Nhà tâm lý học người Mỹ, tác giả về lý thuyết của con người, bao gồm 5 cấp độ được xếp từ thấp đến cao. Lý thuyết này được vận dụng trên nguyên tắc: một nhu cầu đã tương đối được thỏa mãn thì nó không còn là xung động mạnh để thôi thúc nữa, khi đó, con người sẽ bị chi phối bởi nhu cầu khác cao hơn.
[←8] Tên đầy đủ của bà là Helen Adams Keller (1880 – 1968): Một nữ tác giả người Mỹ nổi tiếng thế giới và là một giảng viên “đặc biệt” – bà bị mất hoàn toàn thị lực và thính lực từ lúc 2 tuổi. Năm 1964, bà được Tổng thống Lyndon Johnson trao tặng Huân chương Tự do – tấm huân chương cao quý nhất của nhà nước Hoa Kỳ dành cho công dân có những cống hiến xuất sắc cho tổ quốc.
[←9] Tay đua xe đạp cự phách người Mỹ, từng mắc bệnh và sau đó chiến thắng bệnh ung thư, người lập kỷ lục thế giới 7 lần liên tiếp vô địch Tour de France từ 1999 – 2005.
[←10] Vở kịch truyền hình nổi tiếng những năm 1964 – 1965 của đạo diễn Dale Wasserman, trích từ tiểu thuyết Don Quixote của nhà văn Miguel de Cervantes.
[←11] Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832): đại thi hào người Đức.
[←12] Anwar Sadat (1918 – 1981): Tổng thống Ai Cập, một nhà chính trị – quân sự – ngoại giao lỗi lạc, người chia sẻ giải Nobel Hòa bình 1978 với Thủ tướng Israel Menachem Begin (1913 – 1992) vì những nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đổ vỡ giữa thế giới Ả Rập – Do Thái từ sau Cuộc chiến tranh 6 ngày (5 – 10/06/1967).
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.