Anh sẽ cưới em thêm nhiều lần nữa
Chương 6 :
Chỉ có những điều bạn đã làm là sẽ tồn tại trong mọi người chứ không phải là những điều bạn đã nói.
Một bài viết để đọc lại mỗi khi lòng mình nguội lửa. Và cho con trai mai sau này nếu có dịp đọc lại. Vậy mà thôi! Chỉ vậy mà thôi!!!
Nếu không có điều ta muốn Hãy muốn điều ta có
Có những khoảng đời, người sống tựa chiêm bao. Cứ mải mê đuổi theo điều vô thực và ảo ảnh. Để mà ngỏ về hiện thực lại khó chịu và vô cảm. Sống hoang tưởng và mộng mị.
Em gái tôi là một ví dụ về sự hoang tưởng đó. Như mọi cô gái mới lớn khác, em tôi đã tưởng tượng ra một cuộc sống khác xa so với hiện thực mà em tôi có. Để rồi sinh chán nản với hiện thực.
Tôi cũng từng như thế. Hoang tưởng về một cuộc đời khác. Ở đó, tôi mạnh mẽ hơn tôi hiện tại. Ở đó, tôi có những điều mà đời thực tôi hằng mong muốn. Năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12, tôi có thích một vài cô bạn, tôi kể với những người bạn cũ của mình rằng họ – những cô gái đó đã yêu tôi. Thực ra, ở lớp, bạn bè vẫn gọi tôi là Tú Cô Đơn. Tôi bắt đầu được yêu vào ngày 4/1/1996, tức là sau khi học hết lớp 12, bắt đầu năm thứ nhất đại học.
Hôm mẹ Pi bảo: Em sợ con sẽ hoang tưởng. Tôi có vỗ về rằng: Không! Đó là sự tưởng tượng của hầu hết những đứa trẻ. Nó sẽ như tôi, chỉ hết khi trưởng thành.
Trưởng thành. Bao nhiêu tuổi thì người ta trưởng thành?
Chẳng có một mốc nào chắc chắn để mọi người biết lúc nào thì mình trưởng thành cả.
Có những người 35 tuổi, như tôi, vẫn chưa trưởng thành.
Và có những người 15 tuổi đã trưởng thành.
Bởi trưởng thành được tính bằng sự mất mát của mỗi người.
Sự mất mát càng lớn thì sự trưởng thành càng đến mau.
Thế nên, càng hạnh phúc bao nhiêu, càng đầy đủ bao nhiêu thì tuổi trưởng thành càng xa bấy nhiêu.
Có nhiều người vẫn cứ nghĩ mình đã trưởng thành.
Nhưng họ đã lầm.
Kể cả khi họ đã có một dứa con.
Chưa chắc họ đã trưởng thành.
Vì trưởng thành gắn liền với TRÁCH NHIỆM và HY SINH.
Chưa có đủ trách nhiệm và chưa biết hy sinh thì chưa được gọi là trưởng thành.
Chừng nào bạn còn chỉ nghĩ đến cảm xúc và sống bằng bản năng của mình thì bạn chưa được gọi là trưởng thành.
Có những khoảng đời, con người sống như chiêm bao. Đó là khoảng đời trước tuổi trưởng thành. Họ vẫn hoài vọng những điều không có thật.
Như một cô gái, dù biết rằng mình và anh ta không thể đến được với nhau, không thể kết hôn được với nhau, nhưng cô ấy vẫn nghĩ về anh chàng đó, mãi mãi, không đoái hoài gì đến những anh chàng khác. Sống thế là u mê. Sống thế là tự làm khổ mình, đóng chặt cửa trái tim cũng như tương lai của mình. Sống thế thì phí đời lắm!
Cũng có thể ai đó nói: Không có gì là không được, hãy dám chọn lựa và hy sinh cho hạnh phúc cuộc đời mình.
Đúng! Nếu cô ta làm thế thì cô ta đã trưởng thành và cô ta xứng đáng để có được hạnh phúc ấy.
Đằng này thì không!
Cô ta vẫn vừa sống mộng mị với tình yêu kia lại vừa không dám hy sinh cuộc đời hiện thực của cô ấy.
Bao biện bằng hàng tỉ lý do đi chăng nữa thì rốt cục, cô ta mãi mãi loay hoay giữa dòng.
Nó khác nào một kẻ nghiện game online, sống ảo theo game và quên mất rằng đời thực cần phải sống thế nào?
Có những người mất đi kỹ năng sống của đời thực từ những thứ ảo ảnh như vậy.
Tỉnh thức.
Liệu có điều gì thức tỉnh những u mê để quay về?
Mất mát ư? Có thể!
Có thể sự mất mát mới khiến họ tỉnh giấc.
Như người ta thức giấc vì bị đánh mạnh một cái. Mạnh đến bật máu.
Nhưng có bố mẹ nào đánh thức con mình bằng cách đó không?
Có bao giờ bạn đánh người bạn yêu thương nhất bằng cách đó không?
Không! Chẳng ai dám và đủ can đảm để làm điều đó cả.
“Làm sao mà trách được em
Có ai ngu xuẩn trách tim của mình”
Vậy điều gì làm cho họ tỉnh thức?
Yêu thương, yêu thương nhiều hơn nữa ư?
Lý thuyết là thế!
Nhưng thực tế thì không!
Yêu thương chỉ khiến đứa con lầm đường sẽ biết quay lại.
Chứ yêu thương không thể khiến kẻ không còn yêu thương mình quay lại được.
Bạn đang vô cảm với một ai đó thì dù họ có làm hàng tỉ thứ cho bạn, bạn cũng không biết vì bạn đâu để ý đến họ.
Vậy thì cách gì?
Nếu không có điều ta muốn, hãy muốn điều ta có.
Cách đấy!
Đó là sự tự nhận thức của chính bản thể của vấn đề.
Chỉ có sự tự nhận thức mới khiến người đó dứt u mê.
Nhưng sự tự nhận thức ấy lại liên quan đến tuổi trưởng thành.
Nếu một người chưa trưởng thành liệu họ có thể tự nhận thức được không?
Hay họ chỉ biết họ sai nhưng họ sẽ đi tìm những lý do để bao biện cho cái sai đó?
Như họ đâm vào xe bạn, họ biết họ sai nhưng họ sẽ chống chế rằng do đường hẹp, do họ đang mải nghĩ đến cách cứu thế giới nên không để ý hoặc do bạn đi giữa đường.
Như một khi ngoại tình, người ta sẽ lấy cớ vì đó là tình yêu, vì người yêu của họ đã không hiểu họ khiến họ phải đi tìm chỗ dựa khác.
Vậy thử hỏi: Nếu họ yêu và nếu họ thấy người thứ ba kia đúng như là chỗ dựa cho họ thì sao họ không kết thúc tình yêu cũ đi?
Họ sẽ lại lấy đủ các cớ để ngụy biện cho việc không thể kết thúc tình yêu cũ.
Vậy thì lý do thực sự là gì?
Là sự tự nhận thức đó vẫn chưa được coi là nhận thức.
Chỉ được coi là sự ngụy biện.
Và xét cho cùng, con người, với cơ chế tự phòng vệ, họ sẽ tìm mọi cách để họ không thua. Vậy thôi!
Tôi học câu: Nếu không có điều ta muốn, hãy muốn điều ta có.
Để cuộc đời tôi bớt mộng mị.
Để sống thoải mái nhất với hiện tại thay vì sống trên trời với những ước mơ viển vông.
Nó khiến tôi trở về nhà và không thờ ơ với những gì tôi đang có.
Tôi trân quý từng chút những gì tôi đang có.
Thay vì cứ mải mê chạy theo những giá trị lý thuyết, tôi yêu chính những sự thật.
Và yêu những sự thật tôi đang có, tôi sẽ rơi nước mắt với những điều giản dị thay vì mệt nhoài để cố sống kiễng chân lên theo cuộc đời của người khác.
Và đêm nay, lại một đêm khó ngủ.
Không vui.
Chẳng buồn.
Chỉ thấy mình đang cười.
Cười một cách tuyệt vọng.
Cười mình nhạy cảm và hiểu quá rõ về những gì mình đang trải qua.
Ừ thôi, nếu không có điều ta MUỐN, hãy MUỐN điều ta CÓ!
u cũng là một lẽ sống cho lúc này!
Ngày mai chưa tận thế!
Mai là một ngày mới. Mai là cơ hội. Mai là tương lai. Mặt trời chỉ có một và chẳng ai là mặt trời của ai cả. Nhất định đấy, ngày mai chưa phải là ngày tận thế đâu…
Hôm nay đọc lại mấy bài của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đọc khi lòng đang ngổn ngang trăm mối. Chợt thấy lòng bình yên trở lại.
… Tuệ giác của đạo Phật là mình có thể sống an lạc và hạnh phúc trong giây phút hiện tại (hiện pháp lạc trú: Living happily in the present moment). Đó là giáo lý căn bản của đạo Phật. Chẳng hạn, khi đi từ đây ra bãi đậu xe, mục đích là lấy xe để đi, nhưng không ai cấm mình đi từ đây ra bãi đậu xe bằng những bước chân thảnh thơi, an lạc hạnh phúc, chứ không phải chỉ khi lái xe mới an lạc hạnh phúc. Nêu đi từ đây ra xe mà không an lạc hạnh phúc thì nắm vô lăng cũng không thể an lạc hạnh phúc được. Vấn đề là phải thực tập.
… Hiện tại rất đẹp, quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới. Mình chỉ có giây phút thực sự sống là hiện tại, nếu sống sâu sắc mình có thể tiếp nhận trời xanh, mây trắng, chim hót, thông reo, hoa nở… những nhiệm màu của sự sống. Ly nước trong là nhiệm màu, mình có thể an trú trong hiện tại để tiếp xúc với ly nước không? Hay khi uống ly nước mà nghĩ tới dự án tương lai. Hiện pháp lạc trú là nghệ thuật sống có hạnh phúc. Nếu hạnh phúc trong hiện tại thì chắc chắn tương lai sẽ hạnh phúc, còn nếu không có hạnh phúc trong hiện tại thì tương lai cũng không thể có hạnh phúc. Nếu lo rửa bát cho mau để cầm ly trà cho hôn nhân, thì khi cầm ly trà cũng lại hối hả đến tương lai mà bỏ quên mất ly trà. Vấn đề là thực tập để sống sâu sắc giây phút hiện tại. Ta có đạo Phật mà không dùng được tuệ giác của đạo Phật, nghĩa là đạo Phật của ta chưa thành công.
… Hiện pháp Lạc trú tức là sống sâu sắc đời sống của mình trong mỗi phút giây. Nguyên tắc là đừng đánh mất mình trong sự tiếc thương hay hối hận về quá khứ, chứ không phải là không được học hỏi từ quá khứ. Mình có thể an trú trong hiện tại và coi quá khứ là đối tượng của sự nghiên cứu của mình. Trong khi mình thiết lập thanh tâm trong hiện tại, mình đem quá khứ về hiện tại để học tập thì mình sẽ học hỏi được nhiều từ quá khứ.
Đối với tương lai cũng vậy, đừng đánh mất mình trong sự tiếc thương hay hối hận về quá khứ, chứ không phải là không được học hỏi từ quá khứ. Mình có thể an trú trong hiện tại và coi quá khứ là đối tượng của sự nghiên cứu của mình. Trong khi mình thiết lập thanh tâm trong hiện tại, mình đem quá khứ về hiện tại để học tập thì mình sẽ học hỏi được nhiều từ quá khứ.
Đối với tương lai cũng vậy, đừng đánh mất mình trong sự lo lắng và sợ hãi về tương lai. Còn mình có quyền thiết kế tương lai của mình chứ. Mình an trú trong hiện tại và mình đem tương lai về hiện tại để nghiên cứu và hoạch định.
Nói cách khác, sống sâu sắc trong hiện tại thì đồng thời mình cũng tiếp xúc được quá khứ, còn tương lai cũng nằm trong hiện tại. Mình cần biết xử lý hiện tại với tất cả khả năng của mình, thì có nghĩa là mình đang làm tất cả những gì mình có thể làm cho tương lai rồi.
Lo lắng và sợ hãi tương lai chỉ làm hư tương lai của mình, còn tiếc nuối và mặc cảm về quá khứ sẽ biến quá khứ thành nhà tù và mình không có khả năng sống trong hiện tại nữa. Đó là sự đáng tiếc!
Đôi khi, là đôi khi nhé, những cái mất đi rồi tất dễ khiến ta động lòng. Mặc dù khi có nó, ta cũng thấy nó chỉ bình thường thôi. Nhưng khi mất đi thì ta lại bắt đầu “thật tình cờ và thật bất ngờ” nhận ra vô vàn giá trị của nó. Và ta bắt đầu tiếc. Cái vòng luẩn quẩn đó khiến ta trách bản thân mình ghê gớm. Nó cũng giống như việc bỏ ra 10.000 đồng mua một cổ phiếu. Cổ phiếu lên giá thành 600.000 đồng. Đến khi nó tụt thê thảm, giá xuống dưới cả 10.000 đồng thì lúc đó ta lại tiếc. Không phải tiếc vài nghìn mất đi từ 10.000 gốc mà là tiếc 590.000 đồng tiền ảo kia. Có những khi ta ngớ ngẩn như vậy. Khi yêu nhau thì một hai đòi bỏ nhau cho được, đến khi bỏ nhau rồi, thấy người ta không đau khổ vì mất mình mà trái lại họ còn… đi lấy vợ, thì bắt đầu thấy tiếc. Cái tiếc đấy được một phần não bộ xử lý sai thành tình yêu, còn yêu. Thực ra đó chỉ là sự ích kỷ nhất thời. Giống như cậu Pi nhà này, đồ chơi vứt lăn lóc thì không sao, cứ em Cún động vào là lại ra hạnh họe: “Em đưa anh cái đó đi.” (Như thế là rất hư và đã bị bố mẹ phát đít cho mấy lần rồi).
Đôi khi, là đôi khi nhé, những cái mất đi lại chính là cơ hội cho những cái mới được bắt đầu. Giống như trái tim, bạn hết yêu một ai đó thì bạn mới biết yêu một ai đó khác chứ!
Chẳng ai là mặt trời của riêng ai được. Thế nên, mất họ rồi, sáng mai, mặt trời vẫn mọc kia mà!
Con cá mất là con cá to. Đôi khi, là đôi khi nhé, ta vẫn hay bị ngày xưa mụ mị ta như vậy. Và vẫn hát: “Lối cũ ta về, dường như nhỏ lại” dù thực sự ra, nó vẫn vậy mà thôi. Chỉ là vì xa xưa ấy, ta thấy nó thật vĩ đại. Một cuộc tình chết non hay một cuộc tình chết già thực sự ra cũng như nhau vậy. Bởi tình là cái thứ đã chạm vào tim là để lại dấu vết. Nhưng đừng vì thế mà phán định thứ tình đã chết lại đẹp hơn thứ tình đang sống, tình sắp đến. Đừng mà hát bài sến khúc: Chắc sẽ chẳng yêu được ai hơn đã yêu anh. Bởi nói như thiền sư Thích Nhất Hạnh: Lo lắng và sợ hãi tương lai chỉ làm hư tương lai của mình, còn tiếc nuối và mặc cảm về quá khứ sẽ biến quá khứ thành nhà tù và mình không có khả năng sống trong hiện tại nữa. Đó là sự đáng tiếc!
Nuôi lửa
Làm thế nào để lửa trong mình luôn cháy? Thật ra không khó nếu như trong bạn có lửa. Bài viết cho LỬA CỦA TÔI!
Tôi không phải là người có khả năng giao tiếp tốt. Nhiều người chưa quen (hoặc mới gặp) đều nói về tôi như một kẻ kiêu hãnh, kiêu căng và kiêu ngạo. Nói chính xác của từ đó là: Tinh Tướng. Vì khả năng giao tiếp của tôi kém. Tôi không biết làm cách nào để bắt đầu một cuộc trò chuyện (hay một tình yêu cũng vậy). Thường thì điều đó là khó khăn với tôi. Chỉ khi vào cuộc rồi, tôi mới “lộ rõ bản chất”. Điều đó khiến tôi có nhiều hạn chế. Chẳng hạn như khó có khả năng mở rộng mạng lưới bạn hay cưa một cô nàng nào đó. Thậm chí, có những người không hiểu còn tưởng rằng tôi lạnh lùng. Có lẽ tôi không hợp với chuyện cười nói ồn ã với một người mới quen. Tôi luôn lúng túng với những cái mở đầu như thế. Nếu ai tinh ý sẽ thấy, chuyện ngắn của tôi chính là tôi – luôn lúng túng đoạn mở đầu.
Nhưng khi vào cuộc rồi, mọi thứ sẽ khác. Nếu người đó khiến tôi hào hứng, tôi có thể chắc chắn được rằng họ sẽ thấy lửa trong tôi. Tôi có lửa. Phải, trong tôi luôn có lửa.
Lửa trong tôi chưa bao giờ nguội lạnh. Lúc nào cũng phừng phực cháy. Vì tôi biết cách nuôi lửa.
Tôi nuôi lửa bằng sự cả tin vĩnh viễn của mình.
Phải! Không hồ nghi! Tôi tin và nuôi niềm tin với tất cả mọi người. Sự cả tin như một món quà mà Thượng Đế dành tặng tôi. Tôi có thể tin một cách mù quáng ngay cả khi vừa hôm qua, họ bội phản tôi. Vì tôi nghĩ, tôi chẳng mất gì nếu tôi đặt niềm tin vào họ. Mất niềm tin ư? Không! Niềm tin cho đi rồi có mất cũng đâu còn là của mình. Hãy cứ tin đi để lòng không bị những hồ nghi dằn vặt. Tin như một liệu pháp giúp hóa giải những muộn phiền trong tôi. Tin như một cách giải độc cho cơ thể. Dù sau đó, có sụp đổ bao nhiêu thì cũng không vì thế mà mất đi niềm tin vào cuộc đời. Tôi vẫn tin rằng ai đó đứng trước niềm tin của tôi sẽ không nỡ phá bỏ nó. Bạn thấy không? Cuộc đời, ai chẳng muốn có người tin mình? Vậy thì tại sao không dùng niềm tin như món quà tặng nhau? Nó còn ý nghĩa hơn cả lời yêu thương. Bạn có thể thất vọng nhưng đừng đánh mất niềm tin trong mình. Niềm tin chính là một ngọn lửa.
Tôi nuôi lửa bằng sự phù phép điều bình thường thành điều đặc biệt.
Tôi còn được trời phú cho khả năng AQ. Tôi tìm thấy điều đặc biệt từ những điều bình thường. Tôi có thể thấy đôi mắt đẹp trên một khuôn mặt xấu. Tôi có thể thấy tuần này rất đặc biệt vì tuần này chứa hai tháng: tháng Bảy & tháng Tám. Tôi có thể thấy những điều thú vị từ những điều bình thường. Vì thế, tôi vui sống. Ngọn lửa từ đó cũng chẳng thể tắt.
Tôi nuôi lửa bằng khát vọng của tôi.
Những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và mục tiêu trở thành nguyên tắc sống. Tôi có những đam mê để rồi từ đó, những đam mê nuôi lửa cháy. Từ thú sưu tập hồi nhỏ đến những sở thích con con. Và bây giờ có vợ có con, những đam mê đặt vào hai người đó. Lửa có khi nào tắt?
Tôi nuôi lửa bằng cảm xúc của tôi.
Dù có ai đó cười cợt rằng tôi lúc nào cũng nói “yêu thương”, rằng tôi sến chảy nước thì cũng không vì thế mà tôi xấu hổ với điều đó. Cảm xúc lúc nào cũng đầy đặn trong tôi. Khi thấy con trăng 15 tròn vành vạnh và sáng rõ trên đầu như lúc này đây, trên tầng bốn khu tập thể, ôm laptop ngồi ban công. Hay cây hoa ngọc lan trước ban công hiên nhà sáng sáng ngào ngạt đưa hương. Mùi rêu ẩm. Một ráng chiều. Hay Hà Nội lúc 2h sáng… Cảm xúc đầy đặn trong người khiến tôi bay cao hơn. Sự lãng mạn, phải! Tôi không phải là người thực tế có chút lãng mạn. Mà tôi là người lãng mạn có nhiều lãng mạn. Những sự thật trần trụi cũng có thể biến thành điều lãng mạn được. Không đến nỗi khóc khi xem phim nhưng chắc chắn, dư âm sau phim luôn để tạo nhiều âm hưởng trong lòng.
Tôi nuôi lửa bằng những điều đó.
Lửa cháy mãi trong tôi.
Và nếu ngọn lửa có bé lại, tôi sẽ đọc lại những bài viết của mình. Những bức ảnh, những video lại làm tôi bùng lên ngọn lửa. Vâng! Vì tôi có ký ức. Vì ký ức của tôi quá đẹp. Vì mỗi ngày tôi đều sống để có điều đáng nhớ mà ghi lại. Vậy thôi!
Sống là mình!
Cương mình lên để làm gì?
Sống là mình chớ so bì với ai!
Đừng mà đứng đó thở dài,
Sống là mình, chẳng là ai ngoài mình!
Tôi đã từng gặp người lúc nào cũng so bì bản thân với người này người kia để tự khiến mình thành hèn kém đi.
Tôi cũng lại đã từng gặp những người lúc nào cũng phấn đấu để giống người này, như người kia. Để rồi lại hậm hực vì mãi mà mình vẫn chẳng được như họ. Thậm chí, người ngoài nhìn vào chỉ thấy một bản sao nhếch nhác. Hoặc may mắn đuổi kịp thì cũng chỉ là một phiên bản hao hao. Và cuối cùng, lẫn lộn giữa đám đông mà không còn sự khác biệt tạo nên thương hiệu.
Và tôi cũng lại gặp những người cả đời tìm cách che giấu mình đi rồi tự cho rằng mình sống khôn ngoan.
Họ đều là những người đánh mất đi bản thân một cách ngốc nghếch.
Nhưng.
Nhưng còn một kiểu đánh mất mình đáng sợ hơn cả thế nữa.
Kiểu đánh mất mình được bọc bằng vỏ hào hoa của ba chữ: HOÀN THIỆN MÌNH.
Kiểu đánh mất mình được thực hiện bằng động cơ mang dáng vẻ rất lung linh: VÌ TÌNH YÊU.
Kiểu đánh mất mình mà vẫn cười toe toét khẳng định: TÔI LÀ TÔI CHỨ AI?
Đó là một cô gái cá tính, can đảm, bộc trực và thẳng thắn bỗng vì yêu anh mà gọt mình thành dịu dàng, nhu mì, biết vâng lời và không bao giờ bật lại người yêu.
Một cô gái cắt tóc ngắn đi vì bạn trai thích hát “Tóc ngắn, cớ gì em tóc dài. Để cho em giống như bao nhiêu người.”
Hay một chàng trai cố tỏ ra mình là một người đàn ông thực thụ bằng cách uống rượu, hút thuốc chỉ vì cô bạn gái bảo: Đàn ông là phải biết uống rượu, hút thuốc để mà giao tế chứ!
Hoặc có cô gái cứ phải giống cô bạn gái cũ của anh để giữ anh ở lại với mình hoàn toàn.
Ừ, họ quả là si tình! Từ SI TÌNH dùng để bao biện cho sự ḾT BẢN THN.
Bạn có thể cười phá lên vì những cô gái, những chàng trai ngốc nghếch đó và khẳng định mình sẽ chẳng bao giờ như thế?
Đồng ý!
Đúng là quá quắt như thế thì chỉ kẻ ngốc nghếch mới làm vậy.
Còn kẻ thông minh thì thế nào?
Kẻ thông minh thì thay đổi theo cách khác.
Vì sau một lần cãi nhau với bạn trai, anh bạn trai bảo: Em đúng là cứng đầu. Kiểu người như em lấy ai thì rồi cũng sẽ bị họ bỏ mà thôi! Anh đã không chịu nổi em rồi thì chẳng ai chịu nổi em nữa.
Cô gái thông minh sẽ hoài nghi tự vấn: Liệu mình có đúng là cứng đầu không?
Có thể, cô gái đó sẽ từ từ thay đổi phần vì không muốn sẽ cãi nhau với anh ta về chuyện mình cứng đầu nữa (tốt nhất là cho anh ta thắng đi.)
Cũng có thể, cô gái đó sẽ lại đi hỏi bạn bè xem mình có thật sự cứng đầu không? Và bạn bè mà lỡ nói: Đúng rồi! Mày cứng đầu bỏ xừ. Thì cô gái ấy cũng sẽ bỏ đi cái tính đó ngay tắp lự.
Nhưng biết đâu, sự cứng đầu đó chính là điều làm nên thương hiệu của cô gái. Khi chàng trai bắt đầu yêu cô gái đó cũng là vì thích thú với một cô gái dám tranh luận đến cùng. Chỉ vì sau đó, sự dám tranh luận đến cùng đó đã khiến chàng trai ấy rơi vào trạng thái thua cuộc và tự ái. Chàng trai tự ái nên mới nói: Em thật cứng đầu.
Câu chuyện giống như đẽo cày giữa đường vậy.
Trăm người trăm ý.
Thường thì họ cũng đều muốn tốt cho ta nên nói ra những điều họ cho là sẽ tốt cho ta (vì nó thật sự tốt cho họ). Đâu nghĩ rằng điều ta muốn tốt cho ai đó chắc gì đã đúng là tốt cho ai đó? Vì mỗi người có một quan điểm, sở thích và cả cách sống khác nhau. Nó giống như là tóc dài rất đẹp với khuôn mặt này nhưng lại rất quê với khuôn mặt khác. Nó có thể rất hợp với ta chứ áp nó lên khuôn mặt người khác, nó sẽ thành một tai họa.
Đó là mới nói đến sự nhiệt tình thật tâm khi cho ý kiến.
Chứ còn nếu xét tiếp đến những người thích áp đặt ý kiến của mình lên đời kẻ khác hay những người thích cho lời khuyên vô tội và kiểu tiếc gì một chút nước bọt thì thậm chí nguy.
Lại có những chàng trai chỉ vì không muốn thấy bạn gái mình buồn mà lâu dần mất đi chủ kiến. Vì yêu nên thỏa hiệp. Cô nàng thích Jude Law sẽ rủ rỉ biến anh chàng bụi bặm thành công tử láng mượt. Cô nàng gặp một cậu bạn sôi sùng sục những hoạch định sẽ về bắt bạn trai vốn là anh chàng điềm tĩnh, cẩn trọng thành một anh chàng bùng bùng sốc nổi. Cũng bởi vì yêu. Vì yêu em, anh có thể làm tất cả. Và trong cái chữ T́T CẢ ấy có cả sự THAY ĐỔI MÌNH.
Rồi những trận cãi cọ sẽ vì thế mà ít đi đến một ngày tình yêu đó êm ả như nước sông Tô Lịch Hà Nội hay kênh Nhiêu Lộc Sài Gòn. Êm ả giả tạo. Sự thật là đã thành ao tù. Chính vì yêu. Thỏa hiệp để tìm sự bình yên.
Hay cũng có khi, cô gái nọ bỗng thu vén lại mình. Tự rời bỏ các mối quan hệ của mình đi vì bạn trai khó chịu mỗi khi cô đi chơi. Ngày ngày tan sở là về nhà ru rú trong phòng chỉ vì bạn trai bảo: Em như ngựa chứng. Anh hồ nghi rằng em khó có thể thành người phụ nữ của gia đình. Cô thu vén mình để chàng trai yên tâm và tin tưởng mình hay vì cô đang muốn nỗ lực để trở thành người phụ nữ của gia đình? Dù cô muốn làm gì thì cô cũng không còn là một cô gái năng động, ham học hỏi thế giới xung quanh, phóng khoáng, thân thiện và có năng lực cộng đồng. Cô đã trở thành một người phụ nữ cổ điển. Tức là xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức là phụ nữ làm vua bà dưới bếp. Tức là lấy chăm sóc chồng con làm niềm vui số một. Thành công lớn nhất của cô sẽ là chồng mặc đẹp, ăn ngon.
Đúng! Cũng có nhiều phụ nữ đáng kính như thế! Họ có thể là như thế vì ngay từ nhỏ họ đã ao ước một cuộc sống gia đình như thế. Chứ chẳng phải vì họ làm thế ĐỂ VỪA LÒNG MỘT AI ĐÓ. Vì nếu thế, một ngày, lớp vỏ bọc tự tạo ấy sẽ vỡ ra, họ sẽ phải hiện nguyên hình con người mà họ thật sự có. Và lúc đó, tai họa sẽ đổ xuống. Gia đình họ vun đắp sẽ tan hoang.
Tôi thú nhận rằng mình cũng từng sống không phải là mình.
Để rồi sau đó, tôi lộ nguyên hình trong ê chề đau đớn.
Đau đớn vì mình đã phụ bạc chính con người thật của mình.
Ê chề vì vở kịch nào cũng phải hạ màn.
Vai diễn nào cũng có một hôm phải kết thúc.
Và kể từ đó, tôi sống bằng chính con người thật nhất của tôi.
Dẫu nó có xù xì và sứt mẻ. Thì đó cũng là con người thật của tôi.
Và nếu ai không biết yêu chính bản thân mình thì đừng nói đến chuyện yêu được kẻ khác.
Vì bản thân mình mà mình còn không biết yêu thì còn biết yêu ai?
Bởi thế mới nói, yêu đương cần rất nhiều điều. Mà trong đó chẳng thể thiếu hai chữ TRÁCH NHIỆM. Không chỉ là TRÁCH NHIỆM với tình yêu mà đó còn là TRÁCH NHIỆM với chính con người thật sự của nhau. Để chúng ta có thể yêu nhau vì những điều xù xì nhất của nhau chứ không phải để hoàn thiện nhau đến mức chẳng nhận ra con người mà mình đã từng rung động hôm nào chưa xa lắm.
Sống là mình.
Đó cũng là điều cần phải viết cho mai sau của Pi!
Định mức khuây khỏa
Khuây khỏa mà cũng cần định mức ư? Tôi đã từng mỉa mai những thứ được gọi là giới hạn, định mức như vậy. Bởi tôi không tin, có một ngày, tôi cũng cần phải đưa ra những định mức cho mình. Để sống tiếp.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.