An Lạc Từng Bước Chân

Ý THỨC VỀ CÁI GIẬN



Giận là một cảm thọ khó chịu. Nó như một ngọn lửa cháy phừng phựt trong lòng và làm tiêu ma cả sự tự chủ của ta. Nó khiến ta nói và làm những điều mà sau này có thể ta sẽ hối tiếc. Khi một người nổi giận, ta thấy rõ ràng là người ấy đang ở trong hỏa ngục. Mà hỏa ngục là do sân hận tạo ra. 
Một người không biết giận là một người tươi mát, thánh thiện. Nơi nào không có sân hận, nơi đó có hạnh phúc chân thật, có từ và có bi. 

Khi ta dùng ánh sáng chánh niệm soi vào cơn giậncơn giận mất dần năng lực. Ta tự bảo: “Thở vào, tôi biết tôi đang giận. Thở ra tôi biết tôi đang là cơn giận của tôi”. Nếu ta biết theo dõi hơi thở trong khi nhận diện và quan sát cơn giậncơn giận sẽ không còn dám tác oai tác quái trên tâm thức của ta nữa. 

Cho nên, chánh niệm là một người bạn có thể giúp ta khi cơn giận bộc phátChánh niệm đến không phải để đàn áp hay xua đuổi cơn giậnChánh niệm không phải là ông quan tòa. Chánh niệm đến như một người chị đến săn sócan ủi và vổ về đứa em. Ta có thể chú tâm vào hơi thở để duy trì chánh niệm và để hiểu chính ta rõ hơn. 

Khi giận, ta thường có khuynh hướng nghĩ nhiều về người làm ta giận, hơn là trở về để quan sát chính mình. Ta chỉ nghĩ đến những cái đáng ghét nơi người ấy, sự cộc cằn, sự thiếu chân thật, sự tàn bạo, sự ranh mãnh v.v…. Càng nghĩ đến người ấy, càng nhìn thấy người ấy, càng nghe người ấy nói, lửa giận trong ta cháy phừng.

Có thể người ấy có nhiều cái đáng ghét thật, cũng có thể do ta tưởng tượng và phóng đại lên, nhưng cái chính yếu làm cho ta đau khổ vẫn là cơn giận của ta. Cho nên điều trươc tiên là ta quay trở về với chính ta để quản lý cơn giận của ta. Và tốt nhất là đừng nhìn, đừng nghe người mà ta cho là nguyên nhân của cơn giận. Cũng như người đi chửa lửa, phải tìm cách tưới nước lên đám lửa cháy chứ không phí thì giờ đi tìm người gây ra đám cháy. “Thở vào là tôi biết tôi đang giận. Thở ra, tôi phải để hết tâm ý chăm sóc cơn giậncủa tôi”. Tuyệt đối đừng nghĩ gì về người kia, và nhất là đừng làm, đừng nói gì hết trong khi đang giận. Nếu ta để hết tâm ý quan sát cơn giận, ta sẽ tránh được nhiều lầm lỗi mà sau này ta có thể hối tiếc

Khi giận, ta chính là cơn giận. Nếu ta đàn áp hay xua đuổi nó, tức là ta đàn áp và xua đuổi chính ta. 
Khi vui ta là niềm vui. Do đó, khi cơn giận xuất hiện, ta nên nhớ rằng giận là một nguồn năng lực có công năng phá hoại mà ta có thể chuyển hóa thành một nguồn năng lực khác có lợi hơn. Khi ta có một thùng ráchữu hiệu đang bốc mùi, ta biết rằng ta có thể biến nó thành phân đất và những bông hoa thơmLúc đầu, ta có thể thấy rác và hoa là hai cái trái chống nhau, nhưng khi nhìn kỹ và sâu, ta thấy hoa đã có sẵn trong rác và rác đã có sẵn trong hoa. Chỉ cần một hai tuần là hoa đã biến thành rác. Một nhà làm vườn giỏi, nhìn vào rác là đã thấy ngay điều đó. Bà ta không cảm thấy buồn chán hay ghê tởm rác. Trái lại, bà ta thấy được giá trị của rác. Chỉ cần một vài tháng là rác sẽ biến thành hoa. Ta hãy là người làm vườn giỏi, ta nhìn vào cơn giận và không còn thấy sợ hãi và muốn xua đuổi nó. Cái giận cũng như rác có thể biến thành một cái gì khác đẹp hơn. 

Ta cần nó như nhà làm vườn cần phân. Khi ta biết chấp nhận nó, ta đã bắt đầu có chút nào an lạc rồi. Từ đó ta dần dần chuyển hóa nó thành hiểu biết và thương yêu


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.