Chuyến tàu 16 giờ 50
Chương hai mươi bảy (hết)
Bà Marple điềm tĩnh nói:
– Đúng như tôi dự đoán, đây là vụ án khôn khéo nhất trong những vụ án các ông chồng tiến hành để thủ tiêu vợ!
Bà Gillicuddy ngạc nhiên hết nhìn bà bạn, lại nhìn Chánh thanh tra Craddock. Bà nói:
– Các vị làm ơn cho tôi biết đầu đuôi đi chứ?
Bà Marple đáp ứng ngay điều yêu cầu của bạn:
– Quimper thấy được khả năng kết hôn với một cô gái thừa kế một gia tài rất lớn, cụ thể ở đây là tiểu thư Emma Crackenthorpe. Tuy nhiên hắn vấp phải một trở ngại: Hắn đã có vợ. Thật ra, hai người đã ly thân và sống xa nhau từ lâu, nhưng người vợ không chịu ly hôn. Đó là những tin tức Chánh thanh tra Craddock thu thập được về Anna Stravinska: Chị ta có một người chồng quốc tịch Anh và chị ta là tín đồ Cơ đốc ngoan đạo. Không muốn bị kết tội là hai vợ, gã bác sĩ chỉ còn một lối thoát duy nhất: Thủ tiêu vợ.
“Kế hoạch của gã là giết vợ trong một toa tàu, rồi giấu tử thi vào cỗ quan tài trong ‘bảo tàng’ của dinh cơ Rutherford Hall. Khôn khéo của gã là gắn vụ án mạng vào gia đình Crackenthorpe. Trước khi tiến hành giết vợ, Quimper mạo danh Martine viết một lá thư gửi cho Emma, là người mà ông anh tiểu thư Edmund Crackenthorpe khi còn sống đã định kết hôn. Chuyện này Edmund đã báo cho em gái biết vài ngày trước khi ông ta tử trận.
Bà Gillicuddy hỏi:
– Nhưng làm sao Quimper biết được chuyện đó?
– Cô Emma coi gã là người thân nên đã tâm sự nhiều chuyện riêng tư, trong đó có chuyện của ông anh cô. Đến lúc cô hỏi ý kiến gã có nên kể cho viên thanh tra biết chuyện lá thư ấy không, thì Quimper khuyên cô nên kể. Hắn làm thế cốt để đánh lạc hướng cảnh sát, cho rằng người chết trong cỗ quan tài cổ chính là Martine. Khi thấy cảnh sát điều tra về nghệ sĩ múa Anna Stravinska, Quimper rất lo. Gã bèn bố trí để có một bưu thiếp gửi từ đảo Jamaique, giả danh là của Anna Stravinska gửi cho một bạn đồng nghiệp trong đoàn ballet Maritski.
Dụ Anna đến gặp gã tại London là chuyện rất dễ: Gã chỉ cần ngỏ ý hai vợ chồng gặp nhau để làm lành, nối lại tình cảm xưa. Chúng ta chưa nói đến những vụ án mạng giết vợ này đã đủ cho thấy tên Quimper này tham lam đến mức nào: đóng vai một bác sĩ tốt bụng, hắn tìm cách đoạt một phần lớn trong gia tài của gia đình Crackenthorpe. Muốn vậy, gã phải giết thêm một số người có quyền hưởng thừa kế, bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi. Bước thứ nhất: Hắn tung tin có kẻ đang dùng chất độc từng ít một để giết dần cụ Crackenthorpe. Bước thứ hai: Hắn đưa chất độc vào, với lượng nhỏ. Mục đích của gã là tạo nên một không khí nghi kị lẫn nhau trong mấy anh em, đồng thời để đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Mặt khác, gã chưa muốn cụ Luther Crackenthorpe chết trước khi hắn cưới tiểu thư Emma.
Chánh thanh tra Craddock ngắt lời bà già:
– Nhưng Quimper không có mặt tại Rutherford Hall lúc nấu món gà cà ri!
– Lúc cô Lucy bày lên bàn, trong món cà ri chưa có thuốc độc… Chỉ sau khi có triệu chứng ngộ độc, gã Quimper mới lấy chỗ thức ăn thừa đem về, nói là về xét nghiệm, thật ra để gã cho arsenic vào.
Viên Chánh thanh tra cãi:
– Nếu vậy, mọi người ăn món gà nấu cà ri không có thuốc độc. Vậy tại sao họ bị ngộ độc?
– Ông quên bình rượu pha à? Quimper đỡ lấy trong tay cô Lucy và lén bỏ arsenic vào. Món gà nấu cà ri chỉ để đánh lạc hướng. Đoạn sau thì dễ giải thích. Do thấy viên bác sĩ của gia đình tận tụy, mọi người không ai cảnh giác và gã rất dễ bỏ thuốc độc vào bất cứ đâu. Thế là Alfred bị hắn giết. Việc giết Harold cũng không khó khăn gì mấy. Gã bác sĩ đã chuẩn bị từ trước, dặn Harold đừng uống tiếp nữa. Tóm lại, mọi hành vi đều được gã tính toán kỹ lưỡng, bằng khối óc bình tĩnh và tỉnh táo của những tên sát nhân bậc thầy!
Chánh thanh tra Craddock tán thành:
– Điều đó tôi hoàn toàn đồng ý với bà, thưa bà Marple!
Bà Marple suy nghĩ một lát rồi nói tiếp:
– Tôi nghiệm thấy một người, cho dù ta chỉ thấy lưng, vẫn có một số nét nào đó khi gặp lại ta có thể nhận ra. Chính vì thế, tôi muốn bố trí mà không cho ai biết, để bà bạn tôi, Gillicuddy, nhìn thấy gã Quimper quay lưng lại bà ấy, trong tư thế giống như tư thế bà ấy đã nhìn thấy trong toa tàu. Đó là tư thế cúi xuống, đè ngửa một phụ nữ… Phải nói cô Lucy đã giúp tôi trong việc thảo ra kế hoạch trên.
Hai viên thanh tra Craddock và Bacon quay về phía Lucy Eyelessbarrow định khen ngợi thì bà Gillicuddy đã lên tiếng:
– Thú thật là trong một lúc quá kinh ngạc tôi đã kêu lên “Chính hắn!”, quên mất rằng hôm ngồi trên tàu tôi chỉ nhìn thấy lưng gã, có thấy mặt gã đâu?
– Lúc thấy chị thét lên, tôi sợ quá, nhưng chính chị thét như thế mà hắn đờ người không kịp nói câu gì!
Chánh thanh tra Craddock bật cười thoải mái:
– Hai bà bên tung bên hứng nhịp nhàng quá! Nhưng bây giờ sẽ ra sao đây? Trước tiên là tiểu thư Emma Crackenthorpe…
– Cô ấy sẽ quên gã bác sĩ và chúng ta cầu mong cô ấy gặp được người đàn ông khác xứng đáng.
– Còn cô Lucy Eyelessbarrow cũng thế chứ?
– Sao lại không?
– Tôi chưa biết cô ấy sẽ chọn ai đây?
Bà Marple nheo mắt:
– Cô đã có ý định gì chưa, Lucy?
– Thú thật là chưa. Nhưng hình như bà đã đoán trước được rồi?
– Đúng thế, – bà Marple mỉm cười, đáp – Và tôi gần như tin chắc là tôi không đoán lầm.
Hết
Bà Marple điềm tĩnh nói:
– Đúng như tôi dự đoán, đây là vụ án khôn khéo nhất trong những vụ án các ông chồng tiến hành để thủ tiêu vợ!
Bà Gillicuddy ngạc nhiên hết nhìn bà bạn, lại nhìn Chánh thanh tra Craddock. Bà nói:
– Các vị làm ơn cho tôi biết đầu đuôi đi chứ?
Bà Marple đáp ứng ngay điều yêu cầu của bạn:
– Quimper thấy được khả năng kết hôn với một cô gái thừa kế một gia tài rất lớn, cụ thể ở đây là tiểu thư Emma Crackenthorpe. Tuy nhiên hắn vấp phải một trở ngại: Hắn đã có vợ. Thật ra, hai người đã ly thân và sống xa nhau từ lâu, nhưng người vợ không chịu ly hôn. Đó là những tin tức Chánh thanh tra Craddock thu thập được về Anna Stravinska: Chị ta có một người chồng quốc tịch Anh và chị ta là tín đồ Cơ đốc ngoan đạo. Không muốn bị kết tội là hai vợ, gã bác sĩ chỉ còn một lối thoát duy nhất: Thủ tiêu vợ.
“Kế hoạch của gã là giết vợ trong một toa tàu, rồi giấu tử thi vào cỗ quan tài trong ‘bảo tàng’ của dinh cơ Rutherford Hall. Khôn khéo của gã là gắn vụ án mạng vào gia đình Crackenthorpe. Trước khi tiến hành giết vợ, Quimper mạo danh Martine viết một lá thư gửi cho Emma, là người mà ông anh tiểu thư Edmund Crackenthorpe khi còn sống đã định kết hôn. Chuyện này Edmund đã báo cho em gái biết vài ngày trước khi ông ta tử trận.
Bà Gillicuddy hỏi:
– Nhưng làm sao Quimper biết được chuyện đó?
– Cô Emma coi gã là người thân nên đã tâm sự nhiều chuyện riêng tư, trong đó có chuyện của ông anh cô. Đến lúc cô hỏi ý kiến gã có nên kể cho viên thanh tra biết chuyện lá thư ấy không, thì Quimper khuyên cô nên kể. Hắn làm thế cốt để đánh lạc hướng cảnh sát, cho rằng người chết trong cỗ quan tài cổ chính là Martine. Khi thấy cảnh sát điều tra về nghệ sĩ múa Anna Stravinska, Quimper rất lo. Gã bèn bố trí để có một bưu thiếp gửi từ đảo Jamaique, giả danh là của Anna Stravinska gửi cho một bạn đồng nghiệp trong đoàn ballet Maritski.
Dụ Anna đến gặp gã tại London là chuyện rất dễ: Gã chỉ cần ngỏ ý hai vợ chồng gặp nhau để làm lành, nối lại tình cảm xưa. Chúng ta chưa nói đến những vụ án mạng giết vợ này đã đủ cho thấy tên Quimper này tham lam đến mức nào: đóng vai một bác sĩ tốt bụng, hắn tìm cách đoạt một phần lớn trong gia tài của gia đình Crackenthorpe. Muốn vậy, gã phải giết thêm một số người có quyền hưởng thừa kế, bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi. Bước thứ nhất: Hắn tung tin có kẻ đang dùng chất độc từng ít một để giết dần cụ Crackenthorpe. Bước thứ hai: Hắn đưa chất độc vào, với lượng nhỏ. Mục đích của gã là tạo nên một không khí nghi kị lẫn nhau trong mấy anh em, đồng thời để đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Mặt khác, gã chưa muốn cụ Luther Crackenthorpe chết trước khi hắn cưới tiểu thư Emma.
Chánh thanh tra Craddock ngắt lời bà già:
– Nhưng Quimper không có mặt tại Rutherford Hall lúc nấu món gà cà ri!
– Lúc cô Lucy bày lên bàn, trong món cà ri chưa có thuốc độc… Chỉ sau khi có triệu chứng ngộ độc, gã Quimper mới lấy chỗ thức ăn thừa đem về, nói là về xét nghiệm, thật ra để gã cho arsenic vào.
Viên Chánh thanh tra cãi:
– Nếu vậy, mọi người ăn món gà nấu cà ri không có thuốc độc. Vậy tại sao họ bị ngộ độc?
– Ông quên bình rượu pha à? Quimper đỡ lấy trong tay cô Lucy và lén bỏ arsenic vào. Món gà nấu cà ri chỉ để đánh lạc hướng. Đoạn sau thì dễ giải thích. Do thấy viên bác sĩ của gia đình tận tụy, mọi người không ai cảnh giác và gã rất dễ bỏ thuốc độc vào bất cứ đâu. Thế là Alfred bị hắn giết. Việc giết Harold cũng không khó khăn gì mấy. Gã bác sĩ đã chuẩn bị từ trước, dặn Harold đừng uống tiếp nữa. Tóm lại, mọi hành vi đều được gã tính toán kỹ lưỡng, bằng khối óc bình tĩnh và tỉnh táo của những tên sát nhân bậc thầy!
Chánh thanh tra Craddock tán thành:
– Điều đó tôi hoàn toàn đồng ý với bà, thưa bà Marple!
Bà Marple suy nghĩ một lát rồi nói tiếp:
– Tôi nghiệm thấy một người, cho dù ta chỉ thấy lưng, vẫn có một số nét nào đó khi gặp lại ta có thể nhận ra. Chính vì thế, tôi muốn bố trí mà không cho ai biết, để bà bạn tôi, Gillicuddy, nhìn thấy gã Quimper quay lưng lại bà ấy, trong tư thế giống như tư thế bà ấy đã nhìn thấy trong toa tàu. Đó là tư thế cúi xuống, đè ngửa một phụ nữ… Phải nói cô Lucy đã giúp tôi trong việc thảo ra kế hoạch trên.
Hai viên thanh tra Craddock và Bacon quay về phía Lucy Eyelessbarrow định khen ngợi thì bà Gillicuddy đã lên tiếng:
– Thú thật là trong một lúc quá kinh ngạc tôi đã kêu lên “Chính hắn!”, quên mất rằng hôm ngồi trên tàu tôi chỉ nhìn thấy lưng gã, có thấy mặt gã đâu?
– Lúc thấy chị thét lên, tôi sợ quá, nhưng chính chị thét như thế mà hắn đờ người không kịp nói câu gì!
Chánh thanh tra Craddock bật cười thoải mái:
– Hai bà bên tung bên hứng nhịp nhàng quá! Nhưng bây giờ sẽ ra sao đây? Trước tiên là tiểu thư Emma Crackenthorpe…
– Cô ấy sẽ quên gã bác sĩ và chúng ta cầu mong cô ấy gặp được người đàn ông khác xứng đáng.
– Còn cô Lucy Eyelessbarrow cũng thế chứ?
– Sao lại không?
– Tôi chưa biết cô ấy sẽ chọn ai đây?
Bà Marple nheo mắt:
– Cô đã có ý định gì chưa, Lucy?
– Thú thật là chưa. Nhưng hình như bà đã đoán trước được rồi?
– Đúng thế, – bà Marple mỉm cười, đáp – Và tôi gần như tin chắc là tôi không đoán lầm.
Hết
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.