Dự án “Vươn-lên-cao-mãi”
Ngày 14 tháng giêng năm 1862, có rất đông người đến dự cuộc họp ở Hội Địa lý Hoàng gia Luân Đôn. ông chủ tịch thông báo cho các đồng nghiệp một tin quan trọng: Ngài tiến sĩ Samuel Fergusson sắp thực hiện một ý đồ, nếu điều này thành công, nó sẽ gắn kết những khái niệm tản mạn của khoa nghiên cứu bản đồ châu Phi, bằng cách hoàn chỉnh các khái niệm đó. Ngài chủ tịch nói:
– Tiến sĩ Fergusson sẵn sàng gặp gỡ các ngài.
Ông ấy đang ở phòng bên.
Nhiều tiếng nói đồng thanh:
– Xin mời ông ấy đến.
Ông Fergusson xuất hiện giữa tiếng hoan hô, tiếng hua-ra, tiếng vỗ tay rầm rầm.
Đó là một người đàn ông chừng bốn mươi tuổi.
Chẳng khó khăn gì cũng nhận ngay ra ông là người tính khí nóng nảy, sắc mặt ông hiện ra điều ấy. Điều này cũng không hề làm giảm ánh mắt dịu dàng và thông minh của ông.
Ông ta có sức hấp dẫn lớn, thu hút cảm tình.
– Vươn lên cao mãi! – Ngài tiến sĩ nói.
Đó là từ ngữ người ta mong đợi, từ ngữ trong hoàn cảnh ấy.
Samuel Fergusson là con trai một đại úy thủy quân Anh, và ngay từ lúc còn nhỏ xíu, ông đã theo cha trong nhiều chuyến du hành. Vì có tinh thần khoa học, nên ông luôn luôn tỏ ra khéo léo xuất sắc để giải quyết khó khăn bất cứ ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào. ông chịu đựng được mọi thời tiết, mọi vùng biển, mọi kiểu thức ăn.
Ông có thể ngủ khi cơ thể phải co quắp, ngủ ngay trên mặt đất, nằm võng và ở mọi nhiệt độ.
Hôm ấy, trước các thính giả của Hội Địa lý Hoàng gia Luân Đôn, tiến sĩ Samuel Fergusson đã ngay tức khắc được mọi người ủng hộ dự án mà ông muốn thực hiện.
Sau buổi họp, theo kế hoạch ông đến Câu lạc bộ Du hành để dự tiệc. ông đem vinh dự đến cho bữa tiệc..Hôm sau buổi họp, trên tờ báo Điện tín hàng ngày có một bài viết thông báo về cuộc du hành bằng khinh khí cầu qua châu Phi của tiến sĩ Sa-muel Fergusson, đi từ đông sang tây. Điểm xuất phát dự kiến là đảo Zanđibar. Điểm đến còn chưa xác định rõ. Bài báo kết luận: “Còn nhờ vào ân phước Thượng Đế”.
Có đúng vậy không? Một vài tờ báo muốn bác bỏ chuyến thăm dò này, nó có vẻ như điên rồ. Tuy nhiên, không còn có thể nghi ngờ được nữa. Những xưởng máy ở Lyon đã nhận một hợp đồng kếch xù về dệt lụa trơn để làm quả khinh khí cầu và chính phủ Anh quốc đã dành chiếc tàu thủy Resolute cho ông Samuel Fergusson sử dụng.
Lúc đó, tất cả những tờ báo ở Anh và trên thế giới đều có những lời khuyến khích ngài tiến sĩ.
Còn nhiều điều tốt lành hơn nữa. ở Luân Đôn và khắp nước Anh có những cuộc đánh cược rất lớn.
Có nhiều những kẻ thích phiêu lưu táo bạo đã đến gặp ông xin được tham gia. Ngài Fergus-son trả lời:
– Xin cảm ơn, song tôi chưa cần đến sự giúp đỡ của các bạn.
Ông không nói gì nhiều hơn, nên người ta không biết được vì sao ông từ chối. Vẫn còn nhiều điều tốt hơn nữa. Có rất đông những nhà phát minh, biết những hệ thống máy có thể ứng dụng điều khiển khinh khí cầu, đến gặp ông để trình bày cách điều chỉnh của họ. Song ông cũng từ chối mà không nói rõ lý do tại sao. ông tuyên bố:
– Tôi sẽ tự lo liệu chuyến du hành này. Tôi muốn không bị quấy rầy nữa.
Và ông đã hoạt động bằng mọi cố gắng của bản thân.
Samuel Fergusson đã kết bạn với ông Dick Kennedy. Hai con người này có tính cách hoàn toàn khác nhau, nhưng họ rất hiểu nhau và đó là điều cốt yếu nhất để cùng sống chung trong chuyến phiêu lưu này.
Dick gốc rễ ở xứ ‰-cốt. ông rất giỏi trong nghề câu cá, lại còn giỏi hơn trong việc bắn súng các bin và sử dụng dao.
Ông quen biết Fergusson ở ấn Độ, khi hai người cùng là lính trong một trung đoàn. Có một niềm đam mê chung đã lập tức gắn kết họ: thú săn bắn. Nhưng một người thích săn hổ, còn.người kia săn tìm loài sâu bọ cánh cứng và cánh phấn.
Khi trở về Anh, hai người bạn ít gặp nhau, vì Samuel luôn đi đây đi đó.
Sau khi đi thăm Tây Tạng, Samuel Fergusson ở lì ở Anh gần hai năm, không hề hé lộ một lời về một chuyến đi mới.
– ừ, – ông Dick tự nhủ. – ông bạn của ta chắc đã quyết tâm làm kẻ định cư rồi. Cuối cùng, có lẽ ông ấy đã thấy chán những cuộc ra đi và điều ấy cũng chẳng hại gì. Làm kẻ phiêu lưu như ông ta, rất có thể cuộc đời sẽ bị kết thúc, bởi một bộ tộc ăn thịt người nào đó.
Nghĩ như thế tức là không hiểu những tư tưởng rất khó nắm bắt nổi của Samuel. ông ta đã thức trắng nhiều đêm để làm nhiều phép tính toán rất khó, và thậm chí lao đầu vào làm những thí nghiệm trên những máy móc có thể nói là kỳ lạ. Chắc chắn ông đang nung nấu suy ngẫm điều gì đó quan trọng. Nhưng đó là điều gì?
Dick Kennedy đã hiểu được điều ấy khi đọc bài viết trên báo Điện tín hàng ngày.
– Hoàn toàn điên! ông bạn đã hoàn toàn điên rồ!
Dick kêu to và nắm tay đập mạnh vào đầu mình. Dick nói chuyện đó với bà Alspeth, bà giúp việc cho Dick từ nhiều năm rồi và ông hoàn toàn tin cậy bà. Người đàn bà tốt bụng trả lời:
– Có lẽ đó chỉ là một sự lừa phỉnh.
Nhưng Dick lắc đầu với một vẻ thông hiểu:
– Chắc chắn không phải thế! Đó chính là Fergusson. Hãy tin tôi. Bây giờ ông ta lại muốn đua tranh với lũ chim đại bàng. Nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để thuyết phục ông ta thôi chuyện đó. Nếu ta cứ để mặc ông hành động, tôi tin rằng đến một ngày nào đó, ông ta sẽ muốn lên cả mặt trăng.
Dick vội vã chuẩn bị hành lý, ra ga, lên chuyến tàu đầu tiên đến Luân Đôn và, sau một đêm hành trình, vừa lo lắng vừa bực tức ông đến nhà bạn.
Fergusson bình thản nói:
– ồ Dick! Sung sướng được gặp bạn. Mình cứ tưởng cậu vẫn còn đang đi săn.
– Đáng lẽ là thế. – Dick trả lời. – Nhưng tôi phải đến đây để chấm dứt cái trò thật sự điên rồ của ông.
Samuel tỏ ra ngạc nhiên rồi chỉ vào chiếc ghế bành:
– Xin mời ngồi, và hãy giải thích cho tôi xem..- ông hãy nói cho tôi nghe, báo chí họ nói về ông liệu có phải sự thực không?
– Hoàn toàn đúng sự thực.
– ông muốn thực hiện chuyến du hành này?
– Đúng. Những chuẩn bị của tôi đang tiến triển…và…
Anh chàng Dick, người xứ ‰-cốt bùng nổ tức giận:
– Nếu ông cho tôi xem những thứ đã chuẩn bị ấy, tôi sẽ đập tan chúng thành những mảnh nhỏ.
– Bình tĩnh nào Dick, tôi xin lỗi vì đã không viết thư kể cho ông chuyện này, bởi vì…
– Vì sao? – Dick hỏi lại và sắp sửa quát to.
– Tôi muốn bạn cùng đi với tôi. – Fergusson vừa nói vừa cười.
Dick hét to lên:
– ồ! Nhưng thật không thể tưởng tượng nổi!
Và nếu tôi từ chối lời đề nghị điên rồ ấy thì sao?
Ông tiến sĩ mỉm cười:
– Chuyện ấy ông hoàn toàn có quyền. Nếu bạn từ chối, tôi sẽ phải ra đi mà không có bạn.
– Đi một mình?
– Chắc chắn phải thế thôi.
– Dự án này có nguy cơ không thành công.
Một chiếc khinh khí cầu! Thật rồ dại!
Tiến sĩ Fergusson nhìn bạn và hỏi bằng một giọng bình tĩnh:
– Rồ dại ư? Tại sao?
– ông đã quên mất mọi mối hiểm nguy sẽ xảy đến? Mọi mối trở ngại sẽ nảy sinh trong suốt cuộc hành trình.
Fergusson luôn trả lời một cách bình tĩnh:
– Tôi tin rằng những mối hiểm nguy bao giờ cũng tồn tại, và ở khắp mọi nơi. Còn những trở ngại, ông có thể tìm cho tôi một con người nào trong suốt cuộc đời mình mà không phải vượt qua chúng?
Kennedy nhún vai:
– Những gì sẽ đến với ông, chắc chắn sẽ chiến thắng rất khó.
– Mình không sợ cái đói, cái khát, sự mệt nhọc, cơn sốt, loài thú dữ. – Fergusson nói. -ạng đã rất biết điều đó. Vậy thì bạn sợ gì cho tôi? Tôi đã dự phòng tất cả sao cho khinh khí cầu không rơi. Nếu chẳng may chuyện đó xảy ra, lẽ nào lại là một đại bất hạnh? Tôi sẽ lại ở trên.mặt đất, trong những điều kiện bình thường của một nhà thám hiểm. Trái lại, nếu khinh khí cầu bay tốt như tôi hy vọng, thì tôi sẽ làm chủ được những yếu tố tự nhiên. Tôi sẽ bay cao lên nếu thấy mình quá nóng, ngược lại nếu thấy mình quá lạnh, tôi sẽ hạ thấp độ cao. Tôi dễ dàng vượt qua những núi, những sông, tôi có thể đi nhanh hoặc chậm, tôi ở phía trên cao châu Phi và tôi trông thấy tấm bản đồ của xứ sở này trải rộng ra dưới mắt mình theo cách dễ chịu nhất.
Kennedy công nhận:
– Chắc chắn sẽ rất dễ chịu nếu tất cả diễn ra như ông mong muốn. Tôi nghĩ rằng ông đã tìm được cách điều khiển quả cầu theo ý muốn?
– Hoàn toàn chưa.
Giọng Kennedy nghẹn lại:
– Vậy, tức là ông sẽ đi theo sự may rủi, tôi hiểu như vậy có đúng không?
– Chính xác. Tuy nhiên còn có một điểm ngoại trừ: chuyến đi sẽ phải từ phía đông sang phía tây.
– Làm sao ông có thể tin chắc điều đó như vậy?
– Tôi tin vào gió a-li-dê, hướng đi của gió này luôn không thay đổi.
Kennedy mơ màng nói:
– Vậy là, gió a-li-dê…
– Chính phủ Anh không bỏ rơi tôi. – Fer-gusson vẫn tiếp tục nói. – Tôi có một phương tiện giao thông sẵn trong tay. Hơn nữa, đã thỏa thuận là sẽ có ba hoặc bốn chiếc tàu thủy đi qua bờ biển phía tây đúng vào lúc tôi phải đến đó.
Vậy, tối đa trong ba tháng nữa, tôi phải có mặt ở Zanzibar. Từ nơi này, tôi tiến hành bơm phồng khinh khí cầu, và chính lúc đó cuộc phiêu lưu của chúng ta bắt đầu.
Dick tuyên bố:
– Từ từ nào. Chúng ta có nghĩa là gì?
– ông và tôi. ông thấy một điều gì không phù hợp với ông?
Dick lắc đầu:
– Một điều ư? ông thực khiêm tốn. Tôi không biết đã có bao nhiêu điều ngăn cản tôi tham gia chuyến du hành này.
– Thật nực cười. Tôi sẽ hạ xuống mặt đất được hoàn toàn theo ý muốn, tôi sẽ không bị mất mát dù là một nguyên tử khí..- Làm sao anh có thể đạt tới sự thành công ấy? – Dick hỏi lại.
– Hãy dành điều bí mật ấy riêng cho tôi, và hãy tin tưởng ở tôi, tôi xin ông đấy. ông biết rất rõ rằng khẩu hiệu của tôi là “Vươn lên cao mãi”. Hãy áp dụng khẩu hiệu đó.
– Tôi còn cần phải hiểu cái từ đó nghĩa là gì. – Dick trả lời. – Nhưng tôi sẽ áp dụng nó.
– Excelsior nghĩa là “Vươn lên cao mãi”.
Dick nói:
– Hãy thứ lỗi cho sự dốt nát của tôi. Nhưng tôi chưa bao giờ học tiếng La tinh.
Vì lý do gì Fergusson đã chọn đảo Zanzibar để khởi hành khinh khí cầu? Bởi vì hòn đảo này nằm ở phía dưới đường xích đạo bốn trăm dặm…
Từ Zanzibar đã có nhiều chuyến du hành xuất phát, chúng vẫn không bao giờ có thể đi tới nguồn cội bí ẩn của sông Nin. Những chuyến du hành mới nhất là của Maizan một người Pháp vào năm 1845, ông đã đến Deje-la-Mhora, tại đây ông bị một tù trưởng tra tấn tàn bạo cho đến chết. Chuyến du hành 1857 là của hai trung úy Burton và Speke, những sĩ quan quân đội xứ Bengale. Những ông này rời khỏi Zanzibar ngày 17 tháng 6 theo hướng tây, họ gặp rất nhiều khó khăn mới đến hồ Tanganyika, đúng vào ngày 14 tháng hai năm 1858.
Hai sĩ quan này, trải qua nhiều thử thách, đã có một cái nhìn tốt về châu Phi, nhưng ông Samuel nhận thấy hai người này đã không vượt quá được hai độ vĩ tuyến nam, cũng không quá được hai mươi chín độ kinh tuyến đông.
Fergusson cũng nghiên cứu rất kỹ chuyến đi xưa hơn một chút, nhưng tương đối tốt của tiến sĩ Barth, thực hiện năm 1849. ông nhận thấy rằng những nhà thám hiểm này đã phải đương đầu với những cuộc chặn cướp và những hiểm nguy lớn. Mặc dầu vậy, họ đã đạt được việc thăm dò rộng rãi đất Phi châu.
Samuel tự nhủ như nhà hiền triết:
– Bằng cách hợp nhất những cuộc thám hiểm của Busth, của Burton và Speke, tôi hoàn toàn có thể đi khắp vùng châu Phi hơn thêm mười hai độ. Và tôi sẽ dấn thân làm việc đó.
Samuel Fergusson vô cùng sung sướng vì cuộc thăm dò sắp tới, ông vất vả chạy ngược xuôi, trong một tình thế khốn khổ. ông chỉ đạo việc xây dựng khinh khí cầu, và đem vào đó.những thay đổi mà ông chẳng muốn thổ lộ với bất kỳ ai. Hơn nữa, ông có năng khiếu đa ngôn ngữ, ông dễ dàng chẳng những học tiếng ả Rập, mà còn học được cả những phương ngữ của những bộ tộc Mandingues có thể rất có ích cho ông.
Ông bạn Dick khổ sở tự nhủ:
– Ta phải ngăn không để ông ta làm chuyện điên rồ như vậy. ông ta đang lao đầu vào chỗ chết.
Dick chẳng biết làm thế nào. ông trở nên bứt rứt, khó ngủ, và trong một đêm trằn trọc, ông ngã từ trên giường xuống đất. Đầu bị bươu to. ông hớn hở chìa cho bạn xem, rồi nói:
– Cậu có hiểu sẽ ra sao nếu chúng ta rơi từ khinh khí cầu xuống.
– Tại sao chúng ta lại bị rơi. – ông tiến sĩ trả lời. – ông bạn có những ý nghĩ kỳ quặc trong đầu rồi đấy. Chúng ta sẽ ở trên không trung.
Samuel có nét mặt quá tin tưởng vào bản thân đến nỗi anh chàng Dick khốn khổ không dám hé miệng nữa.
Tuy nhiên, vì số phận đã được định đoạt, vì ông phải ở bên cạnh bạn mình trong cuộc du hành điên rồ này, nên Dick đã bí mật sai gửi đến những bộ quần áo đi săn và những khẩu súng Edimbourg tốt nhất của mình.
Ngoài người bạn tận tụy xứ ‰-cốt Dick Ken-nedy, tiến sĩ Samuel Fergusson còn có một người giúp việc tên là Joe. Anh ta trung thành với chủ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, trung thành như một con chó, nếu như sự so sánh ấy có thể áp dụng cho con người. Hơn nữa, anh ta rất thông minh và rất thán phục mọi việc mà ngài tiến sĩ làm. Vậy nên, khi Fergusson định đi xuyên ngang châu Phi bằng khinh khí cầu, Joe tỏ ra nhiệt tình hết mức; Và anh ta nghĩ, dù điều ấy Samuel chẳng nói một lời, rằng anh ta sẽ tham dự chuyến du hành.
Đến nỗi, bộ ba ấy có thể tóm lại như sau:
Fergusson: cái đầu.
Kennedy: cánh tay.
Joe: bàn tay.
Do đó nên giữa Joe và Kennedy có những cuộc trò chuyện không dứt, trong đó niềm tin cậy mù quáng và nỗi nghi ngờ luôn va chạm nhau trong một cuộc quyết đấu tuyệt vời. Anh chàng.Joe dù luôn lễ độ đối với bạn chủ vẫn chẳng ngần ngại gì trong việc bảo vệ ngài tiến sĩ.
Người này bắt đầu bằng câu nói:
– Thế nào Joe, luôn luôn mạnh khỏe chứ?
– Thưa ngài Kennedy, khỏe hơn bao giờ hết.
Và sẵn sàng lên khinh khí cầu hướng tới mặt trăng cùng với ngài và tiến sĩ.
Kennedy cười ha hả:
– Chú muốn nói Vùng Đất của Mặt Trăng?
Nó còn gần hơn chính mặt trăng. Tuy nhiên, đừng nghi ngờ gì, cuộc thám hiểm này cũng nguy hiểm chẳng kém.
Joe nhún vai:
– Ngoại trừ sự kính trọng mà tôi có nhiệm vụ đối với ngài, thưa ngài Kennedy, còn thì chẳng gì có thể là mối nguy hiểm đối với ngài tiến sĩ.
– Nào Joe, cậu cần suy nghĩ một chút. Cậu đã hình dung ra cuộc du hành trên con tàu này sẽ thế nào chưa? Dù tình bạn của tôi với ông chủ anh, tôi vẫn kiên trì nói rằng: Thật hoàn toàn điên rồ.
– Chẳng hề chi. ông chủ tôi sẽ lên đường như ông đã tính toán trước, và điều này chẳng có gì điên rồ. ông đã trông thấy quả khinh khí cầu ở xưởng Mitchell chưa?
– Chuyện ấy ư? Tôi sẽ luôn ngăn cản mình đi xem cảnh đó. – Kennedy trả lời bằng cái giọng cục cằn.
Trái lại, Joe chẳng chịu thua:
– Nếu ngài có thể chiêm ngưỡng công việc, thưa ngài Kennedy, ngài sẽ bàng hoàng vì nó. Sự tạo dáng thật tuyệt vời và cái giỏ thì rộng rãi.
Chẳng nghi ngờ gì: chúng ta ngồi trong giỏ sẽ hoàn toàn thoải mái.
– Chúng ta ư? Cậu muốn nói rằng cậu sẽ đi cùng ông tiến sĩ? – Kennedy hỏi dồn dập.
– Có khi nào ngài nghi ngờ điều ấy? – Joe mỉm cười hỏi lại. – Chắc chắn vì ngài chẳng hiểu tôi. Tôi đã đi khắp thế giới cùng tiến sĩ. Lúc này tôi sẽ không bỏ mặc ông ấy. ông ấy cần tôi và tôi phải ở bên cạnh ông tiến sĩ trong những hoàn cảnh như vậy.
– Hiếm có người như cậu. – Kennedy nói.
Joe trả lời:
– Nhưng, cả ngài cũng vậy, tôi nghĩ thế, vì ngài đã đến đây với chúng tôi.
Kennedy giật mình nói:.- Tôi đến đây với hai người, duy nhất là để ngăn ông bạn tôi phạm phải một điều điên rồ như vậy. Tôi sẽ đi tới Zanzibar, nếu cần, nhưng dù sao tôi cũng không bay trên chiếc phi thuyền quỷ quái ấy.
– A! – Joe trả lời. – Trong lúc chờ đợi, ngài sẽ đi cùng chúng tôi tới chỗ cân đo. Tuy nhiên, nếu ngài hơi to béo một chút, người ta cũng không ép ngài phải ăn theo thực đơn giảm calo để làm tiêu lớp mỡ thừa. Về chuyện này, xin ngài yên tâm.
Kennedy thực sự nổi giận:
– Tôi sẽ không để người ta cân đo mình như một kiện hàng tầm thường, thậm chí như một gã giô-kê (người cưỡi ngựa đua). Cái ý kiến kỳ cục ấy là cái gì?
– Đó là điều bắt buộc đối với khinh khí cầu.
– Anh chàng Joe khẳng định. – Cần phải dựa vào những tính toán đã được ông chủ tôi xác lập mới có thể bay lên với khinh khí cầu.
Kennedy, mặt đỏ bừng, hét to lên:
– Tôi tưởng là đang mê. Tôi sẽ không đi cân. Tôi không đi. Tôi sẽ không đi!!!
Đúng lúc đó, Samuel đi tới. ông đặt tay lên vai bạn, và yêu cầu đi theo mình.
– ông có thể đội mũ. Samuel dịu dàng nói.
– Cái mũ cũng chả nặng gì thêm:
– Đúng là một thế giới kỳ cục!
Dick vừa lẩm bẩm vừa đi theo ông tiến sĩ và Joe. Cả hai người này đều vui vẻ nhẹ nhõm.
Người ta cân Dick trên chiếc cân riêng của xưởng Mitchell.
– Bảy mươi sáu kilô. – Tiến sĩ nói. – Thế này có thể được.
– Tôi có nặng quá không? – Kennedy hỏi lại, mọi nỗi bực bội đã quên hết, mọi nỗi tức giận cũng tiêu tan.
Joe nói xen vào:
– Không nặng lắm đâu. Trọng lượng hạng nhẹ của tôi sẽ bù trừ cho trọng lượng của ngài.
Quả vậy, anh ta cân được sáu mươi ki lô.
– Còn tôi. – ông Fergusson nói. – Tốt, tôi cân được sáu mươi bảy. Thật hoàn toàn chuẩn.
Theo tổng trọng lượng của chúng ta, tôi sẽ gắng hết sức làm cân bằng quả khinh khí cầu.
Dick tuyên bố:
– Không nên hiểu như vậy!
Còn Joe anh chàng láu lỉnh kết luận:
– Tôi thấy chuyện này rất tốt..Samuel Fergusson quyết định bơm phồng khinh khí cầu bằng khí hy-đrô. ông nói với Joe:
– Bởi vì loại khí này nhẹ hơn so với không khí là mười bốn lần rưỡi.
Ông tính trong trường hợp tốt nhất nên mang theo hy-đrô dự trữ, bởi vì, đó là biện pháp an toàn. Và để tránh cho khinh khí cầu khi bay lên vào những lớp không khí có thể nổ, nên chỉ cho phép được bơm vào trong hai phần ba chất khí đó.
Tuy nhiên, ông Samuel đã thành công như sau: chỉ bơm vào khinh khí cầu đầy đến một nửa, và đem lại cho nó một dung tích gấp đôi bình thường. Lý tưởng đối với tiến sĩ là có hai quả khinh khí cầu, thì cơ may thành công của ông sẽ tăng lên. Tuy thế, tốt hơn là từ bỏ dự kiến này, vì rằng điều khiển hai quả cầu không đơn giản, trong chừng mực cần phải giữ cho lực bay lên của hai quả bằng nhau.
Khi phân tích thấu đáo khả năng dùng hai khinh khí cầu, Samuel đã thành công trong việc xây dựng một quả độc nhất lại có cái lợi của hai quả, mà không gây ra những bất tiện. Thứ thiết bị ông làm hầu như là một công việc thiên tài.
Ông quyết định xây dựng hai quả cầu khinh khí nhưng với độ to nhỏ khác nhau, và quả nọ nằm trong quả kia. Như vậy, ông có một quả cầu phía ngoài chứa một quả nhỏ hơn ở bên trong. Dung tích của quả cầu bên trong nhỏ, và nó phải bơi trong chất khí lỏng bao quanh nó. Hơn nữa, Sa-muel còn làm một súp-páp mở thông quả nọ với quả kia, trong trường hợp cần thiết cho phép giao lưu giữa hai quả.
Cái lợi của tất cả chuyện đó ở đâu? Nếu cần phải tháo khí ra khi muốn xuống thấp, ta hoàn toàn có thể tháo khí ở quả cầu nằm ngoài. Còn khí bên trong quả cầu nhỏ vẫn nguyên vẹn. Lại thêm một cơ may để tránh một cuộc tiếp đất bắt buộc, đó là trường hợp tai nạn khi vỏ quả cầu lớn bị rách thủng.
Cả hai quả khinh khí cầu đều được làm bằng lụa dệt chéo của Lyon và người ta phủ một lớp nhựa gutta-percha. Chất này không thấm nước, không bị các chất khí hay axít làm hỏng. Hơn thế nữa, để đề phòng cẩn thận, loại lụa này còn được may hai lần ở phần cực trên quả cầu. Người ta cũng cẩn thận như vậy đối với vỏ quả cầu thứ hai, rồi đối với cả những sợi dây treo cái giỏ. Về phần chiếc giỏ, nó có hình tròn, được đan bằng cành liễu, lại được tăng cường bằng một khung.sắt nhẹ, nhưng hoàn toàn có sức chịu đựng. Cần ghi nhận rằng phần dưới của chiếc giỏ được tăng cường bằng những lò xo đàn hồi nhằm làm giảm những va chạm không thể tránh.
Phần còn lại bên trong cái giỏ là một tổ chức hoàn hảo, và những thiết bị dành riêng cho cuộc thám hiểm, chúng đều được nghiên cứu và chọn lựa kỹ càng. Samuel tính toán một cách khoa học những gì có thể đem theo như thức ăn, thức uống, ông cũng không quên những vũ khí và đạn dược cần thiết. ông còn mang theo cả một chiếc lều để che kín phân nửa cái giỏ.
Ông thấy mình đã hoàn toàn sẵn sàng để tiến hành cuộc thám hiểm. Dưới con mắt ông, nó là đỉnh cao trong các cuộc du hành của ông.
Kennedy nhận xét:
– Tôi thấy ông đem theo quá ít tải trọng dằn.
Fergusson xác định rõ:
– Một trăm ki-lô. Tôi nghĩ thế cũng đủ.
– Sao cơ?
– Nhờ vào thiết bị, nó giúp tôi bay qua châu Phi. Tôi rất hi vọng không phải dùng đến nó.
Chắc chắn, có thể xảy ra điều không lường trước được, nhưng tôi căn cứ vào việc thực hiện của mình, và tôi nghĩ rằng mọi việc sẽ tiến diễn suôn sẻ.
Kennedy châm biếm:
– Nếu ta có thể tin như vậy. Hãy bay lên, hỡi ông bạn điên rồ khốn khổ… và tôi sẽ cầu xin cho linh hồn bạn…
Để trả lời, Fergusson chỉ châm tẩu hút thuốc rồi tự rót một chén trà và hỏi Dick có muốn uống một chén với mình không. ông bạn xứ ‰-cốt nói:
– Sự việc đã đến nước này, thì tôi cũng phải uống với ông những chén trà cuối cùng, trước khi cái trò điên rồ này được thực hiện.
Fergusson mỉm cười:
– ông bạn, xin mời uống đi. Trà nóng và đặc, đúng khẩu vị ưa thích của ông đấy.
Vô cùng bực bội, Dick uống liền ba chén trà. Thậm chí, cổ họng bị nóng bỏng, nhưng ông chẳng nói ra.
Ông chỉ thở dài, tiếng thở dài sâu thẳm phát ra từ lồng ngực. Và tiếng thở dài ấy cũng nói quá đủ, còn nói nhiều hơn cả một tràng nói dài