Thời Thơ Ấu

CHƯƠNG 10



Sáng sớm một ngày thứ bảy tôi vào vườn rau nhà mụ Pêtrôpna để bẫy chim sơn thước. Tôi rình rất lâu, nhưng những chú chim kiêu hãnh phô bộ ức đỏ, không chịu mắc bẫy. Dường như muốn lấy vẻ đẹp chọc tức tôi, chúng cứ diễu qua diễu lại nhởn nhơ trên lớp tuyết cứng lóng lánh như bạc; chúng đậu trên những cành cây phủ một lớp băng dày và đung đưa như những bông hoa thật làm tuyết rơi lả tả trông như những tia lửa màu xanh biếc. Cảnh đó đẹp đến nỗi tuy không bẫy được chim tôi cũng không thấy bực mình. Tôi vốn không ham săn bắn lắm, hay nói cho đúng hơn, tôi thích việc đi săn hơn là kết quả. Tôi thích quan sát đời sống của những con chim nhỏ và tôi hay nghĩ đến chúng. Thật thú vị khi ngồi một mình ở bên bờ cánh đồng phủ tuyết và nghe tiếng chim hót líu lo giữa cảnh tĩnh mịch trong suốt của một ngày băng giá, xa xa đâu đó vẳng lên tiếng nhạc của một cỗ xe tam mã chạy qua
-con chim sơn ca buồn bã của mùa đông nước Nga… Bị lạnh cóng và cảm thấy hai tai đã tê cứng, tôi thu dọn bẫy và lồng chim, leo qua hàng rào để trở lại vườn của ông tôi và đi về nhà. Cổng ra đường mở Thị trấn trên sông ska cách Nijni -Nôpgôrôt 200 cây số về phía tây nam. một bác mujich to lớn dắt ở trong sân ra ba con ngựa đã được thắng vào một cỗ xe trượt tuyết lớn có mui che kín; ba con ngựa thở ra những làn hơi dày đặc. Bác mujich vui vẻ huýt sáo… Tôi giật mình:
-Chở ai đến thế bác? Bác ta quay lại, đưa tay che mắt nhìn tôi rồi nhảy lên chỗ ngồi và nói:
-Giáo sĩ! ồ, chuyện ấy không liên quan gì đến tôi cả. Nếu là giáo sĩ thì chắc ông ta đến chỗ những người ở thuê.
-Nào, những chú gà con này!
-bác mujich hét, huýt sáo và giật dây cương, làm cho bầu không khí yên tĩnh trở nên tràn đầy vui vẻ. Ba con ngựa nhất tề lao về phía cánh đồng. Tôi nhìn theo chúng rồi khép cổng lại, nhưng khi tôi bước vào gian bếp vắng vẻ thì nghe thấy ở phòng bên cạnh vang lên giọng nói rất to của mẹ tôi. Tôi nghe rõ tiếng mẹ tôi nói:
-Bây giờ các người định làm gì? Định giết tôi hay sao? Không kịp cởi áo khoác ngoài, tôi ném lồng chim, chạy vào phòng ngoài và xô phải ông tôi. ông tôi nắm lấy vai tôi, nhìn vào mặt tôi bằng cặp mắt dữ tợn và vừa nuốt nước bọt vẻ khó nhọc vừa nói giọng khàn khàn:
-Mẹ mày về đấy, vào mà gặp mẹ mày! Nhưng khoan đã… ông tôi lay người tôi mạnh đến nỗi tôi loạng choạng suýt ngã, rồi đẩy tôi về phía cửa buồng:
-Đi, đi đi thôi… Tôi đụng đầu vào chiếc cửa bọc nỉ và vải sơn. Hai bàn tay tôi run lên vì lạnh và vì hồi hộp, mãi không tìm được quả đấm. Cuối cùng tôi khẽ mở cửa ra và dừng lại ở ngưỡng cửa, hai mắt hoa lên:
-Nó đây rồi!
-Mẹ tôi nói
-Trời ơi, nó lớn quá! Sao, không nhận ra mẹ à? ông bà cho nó ăn mặc gì mà lạ thế này, trời… Mà sao hai tai nó lại trắng thế kia! Mẹ lấy cho con xin ít mỡ ngỗng nhanh lên… Mẹ tôi đứng giữa phòng, cúi xuống và lột quần áo ở người tôi ra. Mẹ tôi xoay tôi như vần quả bóng. Thân hình to lớn của mẹ tôi mặc một chiếc áo dài màu đỏ, sờ vào ấm và mịn, rộng như áo tơi choàng của nông dân, có một hàng khuy lớn màu đen chạy suốt từ vai chéo xuống tận gấu. Tôi chưa bao giờ nom thấy chiếc áo dài nào như vậy cả. Tôi cảm thấy khuôn mặt mẹ tôi nhỏ hơn và trắng hơn xưa kia, hai con mắt to và có vẻ sâu hơn, tóc vàng óng hơn. Mẹ tôi vừa cởi quần áo cho tôi, vừa ném ra cửa. Cặp môi đỏ thẫm của mẹ tôi trề ra có vẻ dè bỉu, và vẫn bằng giọng nói như ra lệnh, mẹ tôi hỏi:
-Sao con cứ lặng thinh thế? Con có bằng lòng không? Khiếp, cái áo mới bẩn chứ…
Sau đó mẹ tôi lấy mỡ ngỗng sát vào tai cho tôi. Tôi đau quá, nhưng người mẹ tôi tỏa ra mùi thơm mát dịu khiến tôi cảm thấy bớt đau. Tôi áp chặt vào người mẹ tôi và nhìn vào mắt mẹ tôi, cảm động không nói gì được. Lẫn với tiếng nói của mẹ tôi, tôi nghe thấy giọng nói nhỏ và buồn của bà tôi:
-Nó nghịch lắm, không ai bảo được, ngay cả ông nó nó cũng không sợ… ôi, Varya, Varya…
-Đừng than phiền nữa mẹ ạ, rồi sẽ ổn cả thôi! Bên cạnh mẹ tôi, tất cả mọi vật xung quanh đều nhỏ bé, đáng thương và già cỗi. Tôi cũng cảm thấy tôi già như ông tôi. Siết chặt tôi trong hai đầu gối rắn chắc, mẹ tôi đưa bàn tay nặng nề, ấm áp vuốt tóc tôi và nói:
-Phải cắt tóc đi. Và nó cũng đến tuổi đi học rồi đấy. Con có muốn đi học không?
-Con đã học xong rồi.
-Phải học thêm một ít nữa. ồ, con khỏe quá! Rồi mẹ tôi cười đùa với tôi, tiếng cười êm dịu và ấm áp. ông tôi bước vào, vẻ mặt xám xịt, cau có, hai mắt đỏ ngầu. Mẹ tôi lấy tay đẩy tôi ra và hỏi to:
-Thế nào, bố? Con đi chứ? ông tôi dừng lại bên cửa sổ, lấy móng tay cạo lớp băng đóng trên cửa kính và im lặng rất lâu. Không khí xung quanh bỗng trở nên căng thẳng và tôi cảm thấy sờ sợ. Cũng như mọi khi, trong những phút căng thẳng như vậy, tôi cảm thấy như trên khắp người tôi có mọc thêm mắt và tai, ngực tôi căng lên một cách lạ lùng và tôi muốn hét lên.
-Lêcxây, đi ra ngoài kia!
-ông tôi nói giọng khàn khàn.
-Sao vậy?
-Mẹ tôi hỏi và lại ôm tôi vào người.
-Không đi đâu cả, Varya, tao cấm đấy… Mẹ tôi đứng dậy, lượn đi lượn lại trong phòng tựa như một đám mây hồng trong buổi hoàng hôn và dừng lại sau lưng ông tôi.
-Bố ơi, bố nghe con nói… ông tôi quay lại và rít lên:
-Im đi!
-Hừ, quát tôi là không được đâu,
-mẹ tôi nói khẽ. Bà tôi đang ngồi trên ghế đi-văng liền nhổm dậy, giơ ngón tay ra đe:
-Vacvara! ông tôi ngồi xuống ghế, nói lắp bắp:
-Đừng có láo, mày không coi tao ra gì phải không? Hử? Sao mày lại dám nói thế? Và bỗng ông tôi gào lên, giọng lạc hẳn đi:
-Mày đã làm nhục tao, Varika!…
-Ra ngoài kia!
-Bà tôi ra lệnh cho tôi.
Tôi xuống bếp, trong lòng nặng trĩu. Tôi leo lên nóc lò sưởi và lắng nghe rất lâu những tiếng nói ở bên kia vách; khi thì mọi người đều nói cùng một lúc, người nọ ngắt lời người kia; khi thì tất cả đều im lặng giống như bỗng dưng mọi người đều ngủ thiếp đi. Câu chuyện nói về đứa em mà mẹ tôi đã đẻ ra rồi đem gửi người nào đó. Nhưng tôi không hiểu được vì sao ông tôi cáu: có phải vì mẹ tôi đẻ mà không xin phép ông tôi không, hay vì mẹ tôi không đem em bé về cho ông tôi? Một lúc sau ông tôi bước vào bếp, đầu tóc rối bù, mặt mũi đỏ bừng, có vẻ mệt nhoài. Theo sau là bà tôi vừa đi vừa lấy vạt áo lau nước mắt ở hai má. ông tôi ngồi xuống ghế dài, hai tay chống lên ghế, lưng cúi lom khom, răng cắn lấy cặp môi xám run run. Bà tôi quỳ xuống trước mặt ông tôi, nói khẽ và tha thiết:
-ông ơi, xin ông hãy vì Chúa mà tha thứ cho nó! Ngựa có hay mấy đi nữa cũng có lúc dở chứng.
Những người quyền quí, giàu có mà chẳng có những chuyện như vậy sao? Đàn bà là thế đấy! Thôi, hãy tha thứ cho nó. ở đời chẳng có ai là không có tội lỗi cả… ông tôi ngả người vào tường, nhìn vào mặt bà tôi và càu nhàu. ông nhếch mép cười, miệng méo xệch, rồi nghẹn ngào nói:
-Phải rồi! Sao nữa? Bà thì ai mà bà chẳng tha thứ, bà sẵn lòng tha thứ tất. Chao ôi, lũ chúng bay… y… y thật là… ông tôi cúi xuống, nắm lấy hai vai bà tôi mà lắc, miệng thì thầm rất nhanh:
-Thế còn Chúa, Chúa có tha thứ không? Chúng ta sắp sửa xuống lỗ rồi mà còn bị Chúa trừng phạt đây. Gần trót đời rồi mà cũng chẳng được yên thân, chẳng được sung sướng! Bà hãy nhớ lấy lời tôi nói: rồi chúng ta sẽ chết như những đứa ăn mày cho mà xem, phải, sẽ chết như đồ ăn mày ấy! Bà tôi cầm lấy tay ông tôi, ngồi xuống bên cạnh và khẽ cất tiếng cười nhẹ nhàng, vô tư lự:
-Rõ khổ! Như đồ ăn mày thì đã sao? ông sợ à. ông cứ việc yên trí ngồi nhà, tôi sẽ đi ăn xin. ông không lo, người ta sẽ cho, chúng ta sẽ không đói đâu! Thôi, ông đừng nghĩ nữa! ông tôi bỗng cười khẽ và quay cổ lại, trông giống hệt như một con dê, ôm lấy cổ bà tôi, áp vào người bà, trông ông bé nhỏ, dúm dó. ông nức nở:
-ôi, ngốc quá, bà ngu ngốc một cách ngây thơ, dại dột, trên đời này tôi chỉ còn có mình bà thôi! Bà chẳng thương tiếc cái gì cả, bà chẳng hiểu gì hết! Bà hãy nhớ lại xem: chẳng phải là vì chúng nó mà chúng ta đã làm việc, mà tôi đã mắc tội hay sao?
Bây giờ chỉ mong sao chúng đền đáp lại cho chúng ta chút ít… Tôi cũng nghẹn ngào và không nén được nữa, tôi nhảy từ trên lò sưởi xuống, chạy lại chỗ ông bà tôi. Tôi khóc vì sung sướng, vì chưa bao giờ tôi thấy ông bà tôi nói với nhau những lời đẹp đẽ như vậy. Tôi khóc vì đau xót, vì tôi chia sẻ nỗi đau đớn của ông bà tôi, tôi cũng khóc vì mẹ tôi đã về. ông bà tôi để tôi cùng khóc, coi tôi như một người ngang hàng. Hai người ôm lấy tôi, siết chặt tôi trong tay, nước mắt giàn giụa. ông tôi áp mặt vào mặt tôi thì thầm vào tai:
-ôi, thằng quỷ con, mày cũng ở đây à? Mẹ mày về rồi, bây giờ mày sẽ ở với mẹ mày, còn ông, lão quỷ già độc ác này thì chẳng được tích sự gì nữa rồi! Cả bà vẫn hay nuông chiều mày nữa, cũng sẽ bị quên đi, có phải không? Chao ơi, lũ chúng bay… y… y thật là… Rồi đẩy bà cháu tôi ra, ông tôi đứng dậy, nói to, giọng giận dữ:
-Chúng nó bỏ ta đi cả, mỗi đứa đi một ngả, đứa nào lo thân đứa ấy. Nào, gọi nó vào đây! Cho xong chuyện đi… Bà tôi đi ra. ông tôi cúi đầu và quay về các tượng thánh:
-Lạy Chúa nhân từ, xin Chúa biết cho con!
Rồi ông nắm lấy tay đấm vào ngực thình thịch đến nỗi tôi thấy khó chịu, nói chung tôi không ưa cái kiểu ông tôi cầu Chúa, vì lúc nào ông tôi cũng có vẻ như muốn khoe khoang trước Chúa. Mẹ tôi bước vào, cái áo màu đỏ của mẹ tôi làm cho gian bếp có vẻ như sáng hơn. Mẹ tôi ngồi trên chiếc ghế dài cạnh bàn, ông và bà tôi ngồi hai bên; hai ống tay áo rộng thùng thình của mẹ tôi trải ra trên vai ông bà tôi. Mẹ tôi dịu dàng và nghiêm trang nói với ông bà tôi, còn ông bà tôi thì im lặng ngồi nghe, không ngắt lời. Lúc này ông bà tôi có vẻ trở thành nhỏ bé bên cạnh mẹ tôi và tôi có cảm tưởng như mẹ tôi đang ngồi giữa hai đứa con. Mệt mỏi vì xúc động, tôi ngủ thiếp đi trên nóc lò sưởi. Đến chiều, ông bà tôi mặc bộ quần áo ngày lễ và đi dự lễ nhà thờ. ông tôi mặc bộ lễ phục của phường trưởng, ngoài khoác chiếc áo bằng lông gấu chuột, quần bỏ ngoài ủng. Bà tôi vui vẻ nháy mắt về phía ông tôi và bảo mẹ tôi:
-Nhìn bố mày kìa, rõ như một con dê non! Mẹ tôi cười vui vẻ. Khi còn lại một mình với tôi ở trong phòng, mẹ tôi ngồi xuống đi-văng, xếp chân vòng tròn, lấy tay ra hiệu bảo tôi ngồi xuống bên cạnh:
-Lại đây với mẹ! Thế nào, con sống ra sao, kể chuyện cho mẹ nghe. Khổ lắm phải không? Tôi sống ra sao ư ?
-Con không biết.
-Tôi trả lời.
-ông có đánh con không?
-Bây giờ thì không hay đánh mấy.
-Thế à? Con kể chuyện cho mẹ nghe đi, chuyện gì cũng được, nào! Tôi không muốn kể về ông tôi. Tôi bèn nói rằng trong căn nhà này trước kia có một người rất đáng mến ở thuê, nhưng chẳng ai ưa bác ta cả, cuối cùng ông tôi đuổi bác ta đi. Xem ra mẹ tôi không thích chuyện này, mẹ tôi bảo:
-ừ, thế còn chuyện gì nữa? Tôi bèn kể chuyện ba thằng bé, chuyện lão đại tá đuổi tôi ra khỏi nhà lão. Mẹ tôi ôm chặt lấy tôi, nói:
-Quân chó má! Rồi mẹ tôi im lặng, nheo mắt nhìn xuống sàn nhà, lắc đầu. Tôi hỏi mẹ tôi:
-Tại sao ông lại giận mẹ?
-Vì mẹ có lỗi với ông.
-Đáng lẽ mẹ nên đem em bé về cho ông… Mẹ tôi giật mình, cau mày, cắn môi. Rồi mẹ tôi phá lên cười, ôm chặt lấy tôi.
-Thằng quỷ quái! Cấm không được nói đến chuyện ấy, nghĩ đến cũng không được, nghe chưa! Mẹ tôi nói rất lâu, giọng thì thầm, vẻ mặt nghiêm trang, nhưng tôi không hiểu mẹ tôi nói gì. Một lúc sau mẹ tôi đứng dậy và đi đi lại lại trong phòng, vừa lấy ngón tay gõ gõ vào cằm, cặp lông mày rậm luôn luôn chuyển động. Trên bàn, một ngọn nến mỡ bò đang cháy. Nến chảy ra, ánh nến chiếu vào khoảng không trong tấm gương. Những bóng đen bẩn thỉu bò trên sàn nhà. Trong góc phòng, trước tượng thánh, một ngọn đèn dầu cháy chập chờn. Dưới ánh trăng, những tấm kính cửa sổ phủ băng lóng lánh như bạc. Mẹ tôi đưa mắt nhìn xung quanh như muốn tìm kiếm một vật gì trên trần nhà và trên những bức tượng trơ trụi:
-Bao giờ con đi ngủ?
-Chốc nữa.
-à, mà buổi trưa con đã ngủ rồi.
-Mẹ tôi nhớ ra và thở dài. Tôi hỏi:
-Mẹ muốn đi phải không?
-Đi đâu?
-Mẹ tôi ngạc nhiên hỏi lại và, nâng đầu tôi lên, mẹ tôi nhìn vào mặt tôi rất lâu, lâu đến nỗi nước mắt tôi ứa ra.
-Sao thế con?
-Mẹ làm con đau cổ. Tôi thấy đau cả trong tim nữa. Tôi cảm thấy ngay rằng mẹ tôi sẽ không thể sống ở cái nhà này đâu và mẹ tôi sẽ lại đi thôi.
-Con lớn lên sẽ giống bố,
-mẹ tôi nói và lấy chân đá tấm thảm chùi chân sang bên.
-Bà có kể chuyện gì về bố cho con nghe không?
-Có.
-Bà rất yêu bố Macxim con, yêu lắm! Bố con cũng rất yêu bà…
-Con biết rồi. Mẹ tôi nhìn ngọn nến, nhăn mặt. Mẹ tôi thổi tắt nến đi và nói:
-Thế này dễ chịu hơn! Đúng vậy, tắt nến đi người ta có cảm giác mát mẻ và sạch sẽ hơn. Những bóng đen bẩn thỉu biến mất và không còn nhảy múa nữa. Trên sàn nhà trải ra những vệt màu xanh nhạt. Những tia lửa vàng rực lấp lánh trên cửa kính.
-Độ trước mẹ ở đâu? Như nhớ lại một điều gì đã quên từ lâu lắm, mẹ tôi vừa kể tên một số thành phố, vừa đi lại trong phòng, nhẹ nhàng như một con chim cắt.
-Thế mẹ lấy đâu ra chiếc áo dài này?
-Mẹ khâu lấy đấy. Mọi thứ mẹ đều làm lấy cả. Tôi lấy làm sung sướng thấy mẹ tôi không giống một người nào khác. Nhưng tôi buồn vì mẹ tôi ít nói quá, nếu tôi không hỏi thì mẹ tôi chẳng nói gì hết. Một lúc sau mẹ tôi lại ngồi xuống đi-văng bên cạnh tôi. Hai mẹ con cứ ngồi sát bên nhau, im lặng mãi đến khi ông bà tôi trở về, người nồng nặc mùi sáp và hương trầm, thái độ dịu dàng và lặng lẽ một cách trang trọng. Mọi người ăn tối có vẻ khách khí giống như đi ăn cỗ. Trong lúc ăn, mọi người nói ít và thận trọng, dường như sợ làm mất giấc ngủ chập chờn của một người nào đấy. ít lâu sau mẹ tôi quáết định dạy tôi học chữ cái phổ thông. Mẹ tôi hăng hái bắt tay vào việc đó. Mẹ tôi mua về những cuốn sách nhỏ, trong đó có cuốn “Vần quốc ngữ”. Tôi học theo cuốn sách ấy và chỉ trong vài ngày đã đọc được chữ phổ thông. Nhưng rồi mẹ tôi bắt tôi đọc thuộc lòng các bài thơ, và thế là từ đó chúng tôi bắt đầu làm khổ lẫn nhau. Bài thơ như thế này: Con đường thẳng, con đường dài, Ngươi lấy của Trời bao khoảng không gian. Xẻng, rìu đâu dễ mà san, Đường êm vó ngựa, đường toàn bụi bay… Chữ cái Nga (xem chú thích ở trang ).
Tôi đọc “vó ngựa” thành “vó cựa”.
-Nào, hãy nghĩ kỹ đi,
-mẹ tôi khuyên tôi.
-Sao lại “vó cựa”? Thằng quỷ quái! “Vó ngựa” chứ, hiểu chưa? Tôi hiểu, nhưng vẫn cứ đọc là “vó cựa”, chính tôi cũng lấy làm lạ. Thế là mẹ tôi cáu, bảo tôi là đần độn và bướng bỉnh làm tôi thật khổ tâm. Tôi cố gắng nhớ những câu thơ đáng nguyền rủa ấy, và khi tôi đọc thầm thì không sai, nhưng hễ đọc to lên là thế nào cũng bị nhầm. Tôi đâm ra căm thù những dòng chữ khó nắm được đó. Giận quá, tôi bèn cố tình xuyên tạc. Tôi chọn những chữ đồng âm vô nghĩa đọc liền một mạch. Tôi rất thích thú khi những câu thơ ma quỷ đó không còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng trò chơi của tôi đã phải trả bằng một giá khá đắt. Một lần sau một buổi học có kết quả, mẹ tôi hỏi tôi đã học thuộc bài thơ chưa. Buột miệng, tôi nói lẩm nhẩm: Con đường, bức tường, ngôi trường, cái giường. Vó ngựa, ghế tựa, dao rựa… Khi tôi nhớ ra thì đã muộn. Mẹ tôi chống hai tay lên bàn, đứng dậy và hỏi rành rọt từng tiếng:
-Như thế nghĩa là gì?
-Con không biết,
-tôi thất kinh, trả lời.
-Sao?
-Con đọc vậy thôi ạ.
-Đọc vậy là thế nào?
-Để đùa thôi ạ!
-Đứng vào góc nhà kia!
-Để làm gì ạ? Mẹ tôi nhắc lại, không hề to tướng nhưng có vẻ hăm dọa:
-Vào góc nhà!
-Góc nào cơ ạ? Mẹ tôi nhìn chằm chằm vào mặt tôi không trả lời khiến tôi bối rối. Tôi không hiểu mẹ tôi muốn gì. Trong góc nhà, phía dưới các tượng thánh, có một chiếc bàn tròn nhỏ, bên trên để chiếc bình đựng những loại cỏ và hoa khô rất thơm. ở góc trước mặt tôi có kê một chiếc hòm, trên phủ một tấm thảm. Góc thứ ba kê một chiếc giường, còn góc thứ tư thì không có, vì chỗ đó là cái cửa.
-Con không hiểu mẹ muốn cái gì.
-Tôi nói giọng tuyệt vọng. Mẹ tôi ngồi phịch xuống, im lặng, lấy tay xoa trán và hai má. Sau đó mẹ tôi hỏi:
-Mày đã bị ông bắt đứng vào góc nhà bao giờ chưa?
-Bao giờ ạ?
-Một hôm nào đó, tao biết làm sao được!
-Mẹ tôi thét và giơ tay đập hai cái xuống mặt bàn.
-Không, con không nhớ.
-Mày có biết phải đứng vào góc nhà tức là bị phạt không?
-Không. Tại sao lại phạt ạ? Mẹ tôi thở dài.
-Hừ, lại đây! Tôi bước lại gần và hỏi mẹ tôi:
-Sao mẹ lại gắt con?
-Thế tại sao con cứ cố tình đọc sai bài thơ đi như vậy? Tôi cố sức giải thích cho mẹ tôi hiểu rằng mỗi khi tôi nhắm mắt lại thì tôi nhớ được bài thơ in trong sách như thế nào, nhưng hễ tôi cứ đọc lên là thế nào cũng lẫn sang những tiếng khác.
-Con không giả vờ đấy chứ? Tôi trả lời là không, nhưng ngay lúc đó tôi lại nghĩ: “Có thể là mình giả vờ chăng?”. Rồi đột nhiên tôi thong thả đọc lại bài thơ và đọc rất đúng. Điều đó làm tôi kinh ngạc, và tôi sững sờ cả người. Đứng trước mẹ tôi, tôi cảm thấy mặt tôi bỗng như sưng lên, hai tai đỏ bừng và nặng trình trịch, đầu óc choáng váng. Tôi ngượng chín cả người. Qua nước mắt tôi thấy mặt mẹ tôi tối sầm lại, buồn rầu, hai môi mím chặt, cặp lông mày nhíu lại.
-Thế là thế nào?
-Mẹ tôi hỏi, giọng lạc hẳn đi.
-Vậy ra là con nói dối mẹ?
-Con không biết. Con không chủ tâm làm thế… Mẹ tôi cúi đầu xuống, nói:
-Tao thật khổ với mày! Thôi, đi đi! Từ đó trở đi mẹ tôi càng bắt tôi học thuộc lòng nhiều thơ hơn. Nhưng trí nhớ của tôi thì càng ngày càng khó tiếp thu những dòng chữ đơn điệu ấy. ở tôi, cái ý muốn tai ác xuyên tạc các câu thơ, chọn những chữ khác để thay vào, mà tôi không tài nào cưỡng lại được, càng ngày càng mạnh. Việc đó đối với tôi thật dễ dàng: những chữ không cần thiết cứ hiện ra hàng đống trong đầu tôi và trong chốc lát chúng làm xáo trộn tất cả những chữ ở trong sách mà tôi phải học. Nhiều khi cả một dòng chữ như trở thành những vật vô hình đối với tôi, và dù cho tôi cố gắng đuổi bắt thế nào, chúng cũng không chịu lọt vào trí nhớ tôi. Bài thơ đem lại cho tôi nhiều nỗi phiền nhất có lẽ là bài thơ đầy ai oán của hoàng thân Viazemxki: Sáng sớm hay chiều tối, Bao ông già, bà góa, trẻ côi . . . . . . . . . . . . . . . Xin người vì Chúa giúp chúng tôi. Còn câu thứ ba: Xách bị kêu van ngoài cửa sổ. thì tôi thường bỏ mất. Bực mình, mẹ tôi đem chuyện ấy mách ông tôi. ông tôi đe:
-Đồ hư thân mất nết! Nó nhớ được chứ có phải không nhớ được đâu: Kinh thánh nó còn thuộc hơn tao. Nó nói láo đấy: cái gì nó đã học được thì cứ như là khắc vào đá ấy! Mày cứ nện cho nó một trận! Bà tôi cũng kể tội tôi:
-Chuyện cổ tích nó nhớ hết, bài hát nó cũng nhớ, mà bài hát chẳng là thơ thì là cái gì? Tất cả những điều ấy đều đúng cả. Tôi cảm thấy tôi có lỗi, nhưng hễ tôi cứ ngồi vào đọc thơ là những chữ khác ở đâu lại bò đến như những con gián và tự động xếp thành những dòng chữ đều đặn. Ngoài cổng nhà ta, Có bao người già và trẻ mồ côi Kêu van xin hạt cơm rơi, Xin được liền mang tới Nhà mụ Pêtrôpna, Bán cho mụ nuôi gà, Rồi ra vực uống rượu. Ban đêm nằm với bà tôi trên lò sưởi, tôi hay đọc lại cho bà tôi nghe đến chán tai tất cả những gì tôi học được qua sách vở và tất cả những gì tôi tự đặt ra. Đôi khi bà tôi cười, nhưng thường thì bà mắng tôi:
-Đấy, mày chẳng thấy mày có thể học thuộc lòng được là gì! Nhưng không được chế giễu những người ăn mày. Cầu Chúa hãy phù hộ cho họ! Ngày trước Chúa cũng nghèo và tất cả các thánh cũng vậy… Tôi lẩm nhẩm: Tôi không thích ăn mày, Cũng chẳng ưa ông ngoại, Biết làm sao bây giờ? Lạy Chúa, hãy tha tội! ông tôi luôn tìm cớ Để mà đánh đập tôi…
-Mày nói cái gì thế? Đem mà cắt lưỡi đi!
-Bà tôi nổi nóng.
-Nhỡ ông mày nghe thấy thì sao?
-Mặc kệ!
-Cháu không nên nghịch tinh nghịch quái làm khổ mẹ cháu! Cháu không hư, mẹ cháu cũng đã có nhiều điều khổ tâm rồi.
-Bà tôi khuyên tôi bằng giọng âu yếm và có vẻ đăm chiêu.
-Sao mẹ cháu lại khổ tâm.
-Thôi, im đi! Mày không hiểu được đâu..
-Cháu biết rồi, tại vì ông…
-Mày có im đi không nào!
Cuộc sống của tôi thật nặng nề. Tôi có cái cảm giác gần như tuyệt vọng, nhưng không hiểu sao tôi cứ muốn giấu nó đi, tôi làm ra bộ thản nhiên và nghịch ngợm. Mẹ tôi bắt tôi học càng ngày càng nhiều, nhưng càng ngày tôi càng không hiểu những điều mẹ tôi dạy. Tôi học toán rất dễ dàng, nhưng tôi rất ghét môn chính tả, còn ngữ pháp thì tôi hoàn toàn chẳng hiểu gì cả. Nhưng điều làm cho tôi khổ tâm nhất là tôi đã thấy rõ mẹ tôi phải sống đau khổ trong cái nhà này. Mẹ tôi càng ngày càng hay cau có, nhìn mọi người bằng cặp mắt xa lạ, và thường ngồi rất lâu bên cửa sổ, yên lặng nhìn ra vườn. Mẹ tôi có vẻ tiều tụy hẳn đi. Những ngày đầu tiên mới về mẹ tôi nhanh nhẹn, tươi vui. Trái lại, bây giờ mắt mẹ tôi thâm quầng. Suốt ngày mẹ tôi đi tha thẩn trong nhà, đầu tóc rối bù, quần áo nhàu nát, cúc áo không buồn cài. Tôi khổ tâm thấy mẹ tôi tiều tụy như vậy. Mẹ tôi lẽ ra bao giờ cũng phải đẹp đẽ, nghiêm trang, ăn mặc sạch sẽ hơn tất cả mọi người chứ? Trong giờ học, cặp mắt mẹ tôi sâu thăm thẳm thường nhìn vào tường, nhìn ra ngoài cửa sổ như không trông thấy tôi. Người hỏi tôi bằng giọng mệt mỏi, quên cả những câu tôi trả lời và ngày càng hay cáu gắt. Điều đó cũng làm cho tôi khổ tâm: tôi muốn mẹ tôi phải là người công minh hơn hết thảy mọi người, như trong các chuyện cổ tích vậy! Thỉnh thoảng tôi hỏi mẹ tôi:
-Mẹ ở đây khổ lắm phải không? Mẹ tôi trả lời giọng bực tức:
-Không phải việc của mày! Tôi cũng nhận thấy hình như ông tôi đang mưu mô một việc gì khiến cho bà và mẹ tôi rất lo sợ. ông tôi thường ngồi lì trong buồng mẹ tôi, và ông tôi than vãn, la hét, giọng nghe khó chịu như tiếng sáo gỗ của lão chăn cừu gù lưng Nikanôrơ. Trong một cuộc cãi nhau như vậy mẹ tôi hét ầm cả nhà:
-Không, đừng có hòng! Mẹ tôi đóng sầm cửa lại, còn ông tôi thì quát tháo ầm lên. Lúc bấy giờ là buổi tối, bà tôi đang ngồi khâu vá cho ông tôi bên cạnh chiếc bàn ở trong bếp, miệng lẩm bẩm cái gì một mình. Khi có tiếng cửa đóng sầm lại, bà tôi lắng tai nghe và nói:
-Nó lại đến chỗ bọn ở thuê rồi. Trời ơi! Bỗng ông tôi từ ngoài xộc vào bếp, chạy lại chỗ bà tôi và nện một quả đấm vào đầu bà. Đoạn, vừa lắc bàn tay bị đau, ông vừa rít lên:
-Đừng có bép xép, mụ phù thủy kia!
-ông là một lão già ngốc,
-bà tôi vừa vấn lại tóc bị xổ vừa điềm tĩnh nói.
-Dễ thường ông tưởng tôi sẽ im chắc? Tôi mà biết được những mưu mô gì của ông là tôi sẽ nói tất cho nó biết cho mà xem…
ông tôi lao về phía bà tôi và giơ nắm đấm nện liên tiếp xuống đầu bà tôi. Bà tôi không chống đỡ, cũng không đẩy ông tôi ra, bà tôi chỉ nói:
-Được, cứ đánh đi, đánh nữa đi, đồ ngốc! Đấy, đánh đi! ở trên lò sưởi tôi liền lấy chăn, gối và ủng ném vào hai người, nhưng ông tôi đang cơn giận nên không nhìn thấy. Bà tôi ngã lăn ra đất. ông tôi lấy chân đá vào đầu bà tôi, cuối cùng ông tôi vấp ngã lăn ra, làm đổ lênh láng cả thùng nước. ông tôi bò dậy, khạc nhổ và thở phì phì, nhìn ngó xung quanh bằng cặp mắt hung dữ rồi bỏ chạy lên phòng riêng trên gác thượng. Bà tôi đứng dậy, rên rỉ, rồi ngồi xuống ghế gỡ tóc. Tôi ở trên lò sưởi nhảy xuống. Bà tôi, giọng bực tức, bảo tôi:
-Thu dọn chăn gối lại rồi cất tất cả lên trên lò sưởi kia! Tưởng thế là hay lắm! Việc gì đến mày? Cái lão quỷ già ấy, đang tự nhiên thì nổi cơn lên… Đồ ngốc! Bỗng bà tôi nhăn mặt và rên rỉ rồi cúi đầu, gọi tôi lại:
-Thử xem xem chỗ này làm sao mà đau thế. Tôi rẽ mớ tóc dày của bà tôi ra xem: thì ra một chiếc kim gài đầu đã đâm sâu vào trong da đầu bà tôi. Tôi lôi chiếc kim đó ra, nhưng lại thấy một chiếc khác. Ngón tay của tôi như bị tê dại đi.
-Để cháu gọi mẹ cháu, cháu sợ lắm! Bà tôi xua tay:
-Mày điên à? Gọi mẹ mày ấy ư? Cám ơn Chúa, may mà mẹ mày không nghe thấy, không trông thấy! Thôi, đi đi! Rồi, với những ngón tay mềm mại của một người thợ thêu đăng-ten, bà tôi tự tìm lấy trong mớ tóc đen và dày của mình. Đánh bạo, tôi giúp bà tôi lôi ra được hai chiếc kim nữa to và cong.
-Bà có đau không?
-Không sao. Mai bà sẽ đun nước, gội đầu một cái là hết. Rồi, bà tôi dịu dàng hỏi tôi:
-Cháu yêu của bà, nhất là cháu đừng có nói gì với mẹ cháu rằng ông đánh bà đấy nhé! Nghe chưa? ông cháu và mẹ cháu đã giận nhau sẵn rồi. Đừng nói nhé?
-Vâng.
-Được, nhớ đấy! Bây giờ bà cháu ta phải dọn dẹp chỗ này lại. Mặt bà có sây sát gì không? Tốt, thế là mẹ cháu sẽ không hay biết gì hết… Bà tôi bắt đầu lau sàn nhà. Tôi thành thật bảo bà tôi:
-Bà thật là một bà thánh! Bà bị hành hạ mãi như thế mà bà vẫn chịu được!
-Đừng có nói nhảm! Tao mà là thánh à? Học được ở đâu cái ấy đấy?
Bà tôi vừa bò trên mặt sàn để lau, vừa làu bàu rất lâu. Tôi ngồi trên bậc lò sưởi, nghĩ cách trừng trị ông tôi trả thù cho bà. Chưa bao giờ tôi thấy ông tôi đánh bà tôi tàn nhẫn và khủng khiếp như vậy. Trước mặt tôi, trong bóng tối lờ mờ, tôi như thấy hiện ra bộ mặt đỏ tía của ông tôi với đám tóc hung lất phất. Lòng tôi giận sôi lên, tôi bực mình vì không tìm được cách trả thù cho thật đích đáng. Nhưng khoảng hai ba hôm sau, không hiểu có việc gì tôi trèo lên gác thượng vào buồng ông tôi. Tôi thấy ông đang ngồi trên sàn, trước một cái hộp mở ngỏ và đang soạn những giấy tờ gì ở trong đó. Trên ghế có cuốn lịch Nhà thờ mà ông tôi rất quý: đó là mười hai tờ giấy dày màu xám, chia thành những ô vuông căn cứ theo số ngày trong một tháng, và trong mỗi ô vuông lại có in hình tất cả vị thánh của ngày đó. ông tôi rất quý quyển lịch ấy, chỉ hãn hữu những khi nào vì lý do gì đấy rất bằng lòng về tôi, ông tôi mới cho tôi xem. Còn tôi thì bao giờ cũng ngắm nghía những hình màu xám in xít nhau nhỏ xíu và rất đáng yêu đó, với một cảm giác đặc biệt.
Tôi có biết sự tích của một số vị thánh trong đó như Kirich và Ulita, Vacvara tử vì đạo, Pantêlâymôn và nhiều vị thánh khác. Đặc biệt tôi thích nhất sự tích buồn thảm của thánh Alêcxây, người của Chúa, và những bài thơ tuyệt diệu về Người mà bà tôi thường đọc cho tôi nghe một cách cảm động. Nhìn thấy hàng trăm hình ảnh thánh đó tôi lại thầm nghĩ để tự an ủi rằng bao giờ thì cũng vẫn có những người đau khổ. Nhưng bây giờ tôi quáết định phải cắt nát cuốn lịch đó ra. Thừa lúc ông tôi đi lại phía cửa sổ để đọc một tờ giấy màu xanh có in hình chim phượng hoàng, tôi liền thủ luôn mấy tờ lịch và chạy thật nhanh xuống dưới nhà. Tôi lấy chiếc kéo trong ngăn bàn của bà tôi rồi leo lên nóc lò sưởi và bắt đầu cắt đầu các vị thánh. Cắt được một hàng, tôi bỗng thấy tiếc đã làm hỏng cuốn lịch, tôi bèn cắt theo đường kẻ chia các ô vuông. Nhưng tôi chưa kịp cắt xong hàng thứ hai thì ông tôi hiện ra, leo lên bậc lò sưởi và hỏi:
-Ai cho mày lấy lịch của tao? Nhìn thấy những miếng ô vuông rải rác trên mặt lò, ông tôi nhặt lên xem rồi vứt đi, rồi lại nhặt một ô vuông khác. Mồm ông tôi méo xệch, chòm râu rung rung. ông tôi thở mạnh đến nỗi những mảnh giấy nhỏ bay tung cả xuống đất.
-Mày làm gì thế này?
-Cuối cùng ông tôi hét lên, và cầm chân tôi lôi thật mạnh. Tôi ngã lộn xuống, bà tôi giơ hai tay ra đỡ lấy tôi. Nhưng ông tôi giơ nắm đấm đánh bà tôi và tôi, miệng thét:
-Tao sẽ giết chết nó. Thánh Vacvara tử vì đạo ở thế kỷ XV, bị bố là quan lại La Mã giết chết.
Mẹ tôi chạy đến. Tôi nấp vào góc nhà, cạnh lò sưởi. Mẹ tôi đứng chắn trước mặt tôi, rồi vừa đỡ và gạt những cánh tay ông tôi đang vung trước mặt vừa nói:
-Thật quá tệ! Bố hãy bình tĩnh lại! ông tôi ngồi phịch xuống chiếc ghế dài ở bên cửa sổ, tru tréo:
-Chúng nó giết tôi! Tất cả chúng nó đều chống lại tôi, ôi…
-Bố không biết xấu hổ à?
-Mẹ tôi nói, giọng khàn khàn.
-Làm gì mà bố lúc nào cũng cứ giả vờ giả vịt như vậy? ông tôi la hét, giậm hai chân xuống ghế, chòm râu vênh lên nom đến buồn cười, hai mắt thì nhắm nghiền lại. Tôi cũng cảm thấy như ông tôi ngượng với mẹ tôi và ông tôi quả có giả vờ thật, vì thế nên mới nhắm mắt lại.
-Rồi con sẽ lấy vải dán lại những tờ lịch đó cho bố, lại chẳng đẹp và chắc hơn ấy à,
-mẹ tôi vừa nói vừa ngắm nghía những tờ lịch còn nguyên và những mảnh đã bị cắt vụn ra.
-Lịch của bố cũng đã nhàu nát mủn cả ra rồi đây này… Mẹ tôi nói với ông tôi bằng giọng tựa như nói với tôi trong những lúc bảo tôi học, khi tôi có điều gì không hiểu. Bỗng ông tôi đứng dậy, ra vẻ vội vã, xốc lại áo sơ-mi và gi-lê, khạc nhổ và nói:
-Mày dán lại ngay trong ngày hôm nay cho tao! Tao sẽ đem xuống cho mày nốt những tờ còn lại… ông tôi bước ra, nhưng đi đến ngưỡng cửa lại quay lại, giơ ngón tay khòng khòng chỉ vào tôi và nói:
-Còn nó thì phải nện cho nó một trận!
-Phải rồi!
-Mẹ tôi đáp. Quay về phía tôi, mẹ tôi hỏi:
-Sao con lại làm thế?
-Con cố ý làm thế đấy! Ai bảo ông đánh bà… ông còn đánh bà nữa thì con cắt râu đi ấy chứ! Bà tôi cởi chiếc áo ngoài rách ra, lắc đầu, nói với vẻ trách móc:
-Thế mà cháu đã hứa với bà là cháu sẽ không nói đấy! Rồi nhổ nước bọt xuống sàn nhà, bà tôi nói thêm:
-Sao lưỡi mày nó không sưng lên để cho mày đừng ngọ nguậy lưỡi nữa! Mẹ tôi nhìn bà tôi và đi đi lại lại trong bếp, rồi đi tới bên tôi:
-ông đánh bà bao giờ?
-Còn mày nữa, Vacvara, mày hỏi nó thế mà không biết ngượng à? Việc gì đến mày nào?
-Bà tôi bực tức nói.
Mẹ tôi ôm lấy bà tôi:
-ôi, mẹ, mẹ yêu quý của con!
-Thôi đi, mẹ mẹ con con cái gì! Lui ra! Hai người nhìn nhau và bỗng im bặt, buông nhau ra: ở phòng ngoài có tiếng chân của ông tôi. Ngay từ khi mới về, mẹ tôi đã đánh bạn với cái mụ ở thuê rất vui tính là vợ lão nhà binh ở phòng ngoài. Và hầu như tối nào mẹ tôi cũng sang chơi bên nhà mụ ta, ở đó có cả những bà sang trọng và những gã sĩ quan ở nhà Betleng cũng đến. Điều đó khiến ông tôi không thích. Đã nhiều lần, ngồi ăn tối ở trong bếp, ông tôi giơ cái thìa lên dọa nạt, miệng làu bàu:
-Cái lũ khốn kiếp ấy lại tụ tập với nhau rồi! Từ giờ đến sáng là chúng nó không cho ai chợp mắt được nữa đâu! ít lâu sau ông tôi yêu cầu những người thuê nhà dọn đi nơi khác. Sau khi họ đi rồi, ông tôi chở ở đâu về hai xe toàn những đồ đạc linh tinh. ông tôi đem đặt vào hai phòng ngoài và lấy một cái khóa thật to khóa lại:
-Chẳng cần cho thuê nữa! Bây giờ tao sẽ mời khách khứa đến chơi! Và từ đó cứ đến ngày lễ là trong nhà lại có khách. Thường đến có bà em gái của bà tôi tên là Matriôna Ivanôpna làm nghề thợ giặt. Bà ta có cái mũi to, hay lắm lời, thường mặc một chiếc áo dài lụa kẻ xọc và trùm một chiếc khăn màu vàng óng. Cùng đi với bà có hai người con trai bà ta: một người tên là Vaxili làm thợ vẽ, để tóc dài, rất tốt và vui tính, thường mặc toàn một màu xám; người thứ hai là Victo thích màu sắc lòe loẹt, đầu như đầu ngựa, mặt dài và đầy tàn hương. Vừa mới đến phòng ngoài, chưa kịp cởi giày cao-su, cậu ta đã hát lên the thé hệt như Pêtruska vậy:
-Bố Anđrây, bố Anđrây… Cái đó làm tôi rất ngạc nhiên và sợ hãi. Cậu Iakôp thường đến xách theo cây đàn ghi-ta. Cậu hay cùng đến với một bác thợ đồng hồ chột mắt và hói đầu. Bác này mặc một chiếc áo dài đen, trông giống như một thầy tu. Bác ta rất kín đáo, bao giờ cũng ngồi vào một góc, ngoẹo đầu sang một bên một cách kỳ lạ và mỉm cười, ngón tay chống vào chiếc cằm béo hai ngấn, cạo nhẵn. Nước da bác ngăm ngăm đen, con mắt độc nhất của bác nhìn mọi người với vẻ chăm chú đặc biệt. Bác ít nói và thường hay lặp đi lặp lại một câu:
-Xin đừng phiền hà, thế nào cũng được… Khi nhìn thấy bác ta lần đầu tiên, tôi bỗng nhớ lại một chuyện đã lâu lắm, khi chúng tôi còn ở phố Nôvaia. Một hôm tôi nghe thấy ở ngoài cổng có tiếng trống đánh dồn dập, náo động. Chạy ra xem, tôi thấy một chiếc xe ngựa cao, sơn đen đang đi trên đường từ phía nhà giam tới quảng trường, lính và dân chúng vây chung quanh xe. Ngồi trên xe là một người thấp bé bị xích, đầu đội chiếc mũ tròn bằng dạ, trên ngực đeo tấm bảng đen có ghi những chữ trắng lớn. Người đó ngồi gục đầu xuống, tựa như đang đọc tấm bảng, người lắc lư, tiếng xích kêu lẻng xẻng. Vì vậy khi mẹ tôi bảo với bác thợ đồng hồ: “Đây là con tôi” thì tôi hoảng hốt, vội lùi lại và giấu hai tay ra đằng sau.
-Xin đừng phiền hà,
-bác ta nói, mồm nhếch lên phía mang tai bên phải, trông thật đáng sợ. Bác ôm ngang thắt lưng tôi, kéo tôi lại và nhẹ nhàng xoay người tôi một vòng. Sau đó bác buông tôi ra, nói với vẻ khen ngợi:
-Khá đấy, chú bé khỏe lắm… Tôi lủi vào một góc nhà, ngồi thu lu trên chiếc ghế bành bằng dạ. Chiếc ghế to đến nỗi tôi có thể nằm vào trong đó được. ông tôi rất hãnh diện về chiếc ghế ấy vì cứ theo lời ông tôi nói, thì chiếc ghế đó trước kia là của cá tước Gruzinxki. Ngồi trên đó tôi nhìn cuộc vui chơi tẻ nhạt của người lớn và ngắm nét mặt luôn luôn thay đổi một cách kỳ lạ và khả nghi của bác thợ đồng hồ. Bộ mặt của bác ta lầy nhầy những mỡ, nhão nhoét như sắp tan thành nước. Mỗi khi cười, cặp môi dày của bác lại dồn cả về phía bên má phải, còn chiếc mũi nhỏ xíu cũng di động tựa như quả trứng đặt trên đĩa. Hai cái tai lớn vểnh lên cử động một cách kỳ lạ, lúc thì rướn lên cùng với lông mày của con mắt lành, lúc thì cụp xuống hai bên gò má. Và khi đó người ta có cảm tưởng là nếu muốn, bác ta có thể dùng hai tai che kín mũi, như ta lấy hai bàn tay úp lại vậy. Thỉnh thoảng, những lúc thở dài, bác ta lại để thò ra cái lưỡi đen, tròn như cái chày; rồi bác nhanh nhẹn đưa lưỡi liếm một vòng cặp môi dày và nhờn. Tất cả những cái ấy không có gì thích thú, mà chỉ làm cho tôi ngạc nhiên và khiến tôi nhìn bác thợ đồng hồ không rời mắt. Mọi người uống nước trà pha rượu rum có mùi lá hành cháy; uống các thứ rượu ngọt của bà tôi: có thứ màu vàng như vàng nén, có thứ đen như hắc ín và có thứ màu xanh lá cây; ăn varentại loại ngon và bánh bơ làm với mật có rắc hạt anh túc. Ai nấy mồ hôi đầm đìa, thở phì phò, vừa ăn vừa khen ngợi bà tôi. Cuối cùng, khi đã ăn uống no nê, mặt mũi đỏ bừng, mọi người lễ phép ngồi vào ghế và đề nghị cậu Iakôp chơi đàn, nhưng không tha thiết lắm. Cậu cúi xuống cây đàn ghi-ta vừa gảy vừa hát theo bằng một giọng nghe rất khó chịu: Chúng ta đã sống theo sở thích, Náo động, xôn xao khắp phố phường, Mọi chuyện chúng ta đều kể hết, Cho bà quý tộc ở Kazan… Tôi thấy bài hát ấy thật là buồn.
-Iasa, mày chơi một bài nào khác đi?
-Bà tôi nói
-Một bài thực hay ấy! Môtráa, cô còn nhớ những bài hát ngày xưa không? Sửa lại tấm áo dài kêu sột soạt, bà thợ giặt nói ra vẻ quan trọng:
-“Mốt” bây giờ khác rồi, bà chị ạ… Cậu Iakôp nheo mắt nhìn bà tôi, như thể bà ngồi cách xa lắm. Cậu vẫn tiếp tục chơi những điệu nhạc buồn, hát những lời nghe đến khó chịu. ông tôi nói chuyện với bác thợ đồng hồ với một vẻ bí mật và tính toán cái gì đó trên mấy ngón tay. Bác này rướn lông mày lên, ngó về phía mẹ tôi và gật đầu. Bộ mặt nát nhẽo của bác ta thoáng rung rung. Mẹ tôi bao giờ cũng ngồi giữa hai anh em Xecgêep. Vẻ mặt trang nghiêm, mẹ tôi thì thầm nói chuyện với cậu Vaxili. Cậu thở dài và đáp:
-Phải đấy, chuyện ấy cần phải suy nghĩ cho kỹ… Cậu Victo thì cười có vẻ hể hả, lết hai chân sền sệt trên sàn rồi bỗng nhiên hát lên the thé:
-Bố Anđrây, bố Anđrây… Mọi người ngạc nhiên im bặt, đưa mắt nhìn cậu. Làm ra vẻ quan trọng, bà thợ giặt giải thích:
-Nó bắt chước rạp hát đấy, chả ở đấy người ta hát như vậy mà… Có đến hai hay ba tối như vậy, những buổi tối thật là chán hết sức đến nỗi tôi không thể quên được. Sau đó, một buổi trưa chủ nhật, ngay sau buổi lễ cuối bác thợ đồng hồ lại tới. Tôi đang ngồi trong buồng giúp mẹ tôi gỡ những hạt cườm trên một bức thêu đã rách. Cửa ra vào bỗng hé mở, bà tôi thò bộ mặt hoảng hốt vào và thì thào:
-Hắn đến rồi đấy, Varya!
-Và lại biến đi ngay tức khắc. Mẹ tôi vẫn ngồi im, không nhúc nhích. Cửa lại mở và ông tôi hiện ra trên ngưỡng cửa, trịnh trọng nói:
-Vacvara, con mặc quần áo vào rồi ra đây! Không đứng lên, cũng chẳng buồn nhìn ông tôi, mẹ tôi hỏi:
-Ra đâu?
-Đi, cầu Chúa thương cho mày! Đừng cãi nữa! Hắn là người hiền lành, thạo nghề, xứng đáng là bố của thằng Lêcxây…
ông tôi nói với vẻ quan trọng khác thường. Hai bàn tay ông tôi cứ sát mãi vào hai bên sườn, hai khuỷu tay quặt ra sau lưng, run run, tựa như chúng muốn nhoài ra đằng trước mà bị ông tôi giữ lại. Mẹ tôi bình tĩnh ngắt lời:
-Con đã bảo bố rằng không được mà lại…
ông tôi bước tới gần mẹ tôi, hai tay giơ ra phía trước như người mù, rồi cúi xuống, vẻ giận dữ, nói như rên rỉ:
-Đi! Nếu không tao sẽ nắm tóc mày lôi đi…
-Lôi à?
-Mẹ tôi đứng dậy, hỏi lại. Mặt mẹ tôi tái đi, hai con mắt nhíu lại trông thật đáng sợ. Mẹ tôi nhanh nhẹn cởi tất cả váy và áo ngoài ra, chỉ còn mặc mỗi chiếc áo lót. Sau đó mẹ tôi tiến đến trước mặt ông tôi:
-Đây, đưa tôi ra! ông tôi nghiến răng lại, giơ nắm tay ra dọa mẹ tôi:
-Vacvara, mặc áo xống vào! Mẹ tôi lấy tay gạt ông tôi ra, nắm lấy quả đấm cửa:
-Nào, ta đi ra!
-Tao sẽ nguyền rủa mày,
-ông tôi thì thào.
-Tôi chẳng sợ! Thế nào, ra chứ? Mẹ tôi mở toang cửa ra, nhưng ông tôi nắm lấy vạt áo lót giữ lại rồi quỳ xuống, thì thào:
-Vacvara, đồ quỷ sứ, mày muốn chết hay sao! Đừng làm nhục tao… Rồi ông tôi rên rỉ khe khẽ, giọng thảm thiết:
-Bà nó ơi, bà nó ơi… Bà tôi đã đứng chắn lối đi của mẹ tôi và giơ hai tay xua mẹ tôi như xua gà để dồn mẹ tôi vào trong buồng. Bà tôi càu nhàu, tiếng nói rít qua kẽ răng:
-Varika, mày định làm trò gì thế hở con ngốc kia? Đi vào, rõ không biết dơ! Bà tôi đẩy mẹ tôi vào buồng, cài cửa lại, rồi cúi xuống, một tay đỡ ông tôi dậy, tay kia nhứ nhứ đe dọa:
-ôi, lão quỷ già này, đồ ngu xuẩn! Bà tôi ấn ông tôi ngồi phịch xuống đi-văng như một con búp bê bằng giẻ rách, mồm há hốc, đầu lắc lư. Bà tôi quát mẹ tôi:
-Mặc áo xống vào, con kia! Mẹ tôi vừa nhặt chiếc áo dài ở dưới sàn lên, vừa nói:
-Tôi không ra với lão ta đâu, mẹ hiểu chưa? Bà tôi đẩy tôi từ trên đi-văng xuống:
-Lấy cho tao gáo nước, nhanh lên! Bà tôi nói khẽ, gần như thì thầm, nhưng giọng bà bình tĩnh và kiên quáết. Tôi chạy ra phòng ngoài. ở gian phòng phía trước nhà có tiếng bước chân đi lại nặng nề và đều đặn. Trong buồng mẹ tôi bỗng có tiếng mẹ tôi thét lên:
-Mai tôi sẽ đi khỏi đây! Tôi vào bếp, ngồi xuống bên cửa sổ, tưởng như mình đang trong giấc mơ. Có tiếng ông tôi rền rĩ, nức nở, tiếng bà tôi càu nhàu, sau đó có tiếng đóng sập cửa, và không khí lại trở lại yên tĩnh, ghê sợ. Sực nhớ ra là mình bị sai đi làm gì, tôi lấy cái gáo đồng, múc một gáo nước và bước vào phòng ngoài. Tôi gặp bác thợ đồng hồ đi ra, đầu cúi gằm, tay mân mê chiếc mũ lông, miệng làu bàu. Bà tôi chắp hai tay vào bụng, vừa đi theo vừa cúi chào và nói khẽ:
-Bác cũng biết đấy, ép dầu ép mỡ chứ ai nỡ ép duyên… Bác ta vấp phải bậc cửa, hấp tấp đi ra sân. Bà tôi đưa tay làm dấu, toàn thân run lên, không biết bà tôi đang cười hay đang khóc thầm…
-Bà làm sao thế?
-Tôi chạy đến và hỏi. Bà tôi giằng lấy gáo nước, giội vào chân tôi và quát:
-Mày lấy nước mà đi đâu từ nãy đến giờ?
Đóng cửa lại! Rồi bà tôi trở vào phòng mẹ tôi, còn tôi lại đi xuống bếp. Tôi nghe thấy ông bà tôi và mẹ tôi ở buồng bên cạnh rên rỉ, than vãn và cằn nhằn lẫn nhau, hệt như đang phải khiêng những vật nặng quá sức từ chỗ nọ sang chỗ kia vậy. Hôm ấy là một ngày trong sáng. Những tia nắng mùa đông chiếu xiên vào hai chiếc cửa sổ, xuyên qua lần cửa kính phủ đầy băng. Trên chiếc bàn đã dọn sẵn để ăn trưa, bát đĩa bằng nhôm lấp lánh một thứ ánh sáng mờ đục, một chiếc bình đựng nước cơvat màu hung đỏ và một chiếc nữa đựng rượu vôtka màu xanh thẫm có ngâm cây hoắc hương và tiểu liên kiều của ông tôi. Qua những chỗ băng tan trên cửa sổ nhìn thấy tuyết trắng xóa lấp lánh trên các mái nhà. Các cột hàng rào và nóc chuồng sáo như đội những chiếc mũ nhỏ lóng lánh bằng bạc. Trong những chiếc lồng tràn đầy ánh nắng treo trên cửa sổ, các chú chim của tôi đang đùa nghịch: những con chim bạch yến vui nhộn, rất dạn người đang hót líu lo, các chú chim sơn thước hót lanh lảnh, chim kim oanh kêu thánh thót. Nhưng cái ngày vui vẻ, trong sáng và rộn ràng đó không làm cho tôi vui được. Tôi cảm thấy nó vô ích và tất cả mọi thứ cũng đều vô ích. Tôi muốn thả những con chim của tôi ra. Tôi bèn hạ lồng xuống. Bỗng bà tôi xộc vào, đập hai tay vào hông, chạy đến bên bếp lò và rủa:
-Quân khốn kiếp! Quan ôn bắt chúng mày đi! Mình thật là một mụ già ngu ngốc… Bà tôi lôi ở trong bếp ra một chiếc bánh nướng, lấy ngón tay đập đập vào vỏ ngoài rồi giận dữ nhổ toẹt xuống đất.
-Thôi, thế là khô hết cả rồi! Mình chỉ định nướng lại một tí cho nóng! ôi, quỷ thần, sao không xé xác tất cả các người ra! Còn mày, việc gì mà giương mắt thao láo ra như cú vọ thế kia? Không hiểu tại sao tao lại không đập nát tất cả các người ra như đập những chiếc lọ cũ vậy? Bà tôi khóc mếu máo, cầm chiếc bánh lật đi lật lại, mấy ngón tay gõ vào chiếc vỏ khô cứng. Những giọt nước ắt lớn nặng nề nhỏ xuống vỏ chiếc bánh. ông tôi và mẹ tôi bước vào bếp. Bà tôi cầm chiếc bánh ném mạnh xuống bàn đến nỗi nảy cả bát đĩa lên.
-Đây, trông xem, tại các người đấy! Sao các người không chết đi cho rảnh mắt! Mẹ tôi, thái độ vui vẻ và bình tĩnh, ôm lấy bà tôi và khuyên bà tôi đừng buồn. ông tôi ngồi vào bàn, vẻ mệt mỏi tiều tụy, buộc chiếc khăn ăn vào cổ. ánh nắng làm cặp mắt sưng húp của ông tôi nheo lại. ông tôi càu nhàu:
-Thôi được, không sao đâu! Chúng ta cũng đã từng ăn những bánh nướng ngon rồi. Chúa vốn hà tiện. Người ta phụng sự Chúa năm này qua năm khác, nhưng để trả công, Chúa chỉ cho được vài phút hạnh phúc mà thôi… Đối với Chúa đừng có mong gì lời lãi… Nào, ngồi xuống đây, Varya con! Thôi không nói đến chuyện ấy nữa. ông tôi như người điên, suốt bữa ăn chỉ toàn nói đến Chúa, đến Asap tội lỗi, đến nỗi khó nhọc của người làm cha… Bà tôi ngắt lời ông tôi, giọng bực tức:
-Thôi, ăn đi! Mẹ tôi thì nói đùa, cặp mắt sáng long lanh:
-Thế nào, ban nãy con sợ lắm phải không?
-Mẹ tôi hỏi và lấy khuỷu tay hích tôi. Không, lúc ấy tôi không sợ lắm, nhưng bây giờ tôi cảm thấy ngượng nghịu và tôi không hiểu gì cả. Như mọi ngày lễ, mọi người ăn rất nhiều và rất lâu. Và tôi có cảm tưởng như đó không phải là những người nửa giờ trước vừa mới rầy la nhau, chực đánh nhau, vừa mới khóc lóc, sụt sùi. Tôi không thể nào có thể tin những chuyện cãi cọ khóc lóc của họ được nữa. Những giọt nước mắt, những tiếng la hét và những sự giày vò lẫn nhau đó thường xảy ra luôn và cũng chấm dứt rất nhanh, tất cả những cái đó đã trở thành quen thuộc đối với tôi, càng ngày càng ít làm tôi xúc động và chỉ làm cho trái tim tôi rung động rất ít thôi. Mãi rất lâu về sau tôi mới hiểu rằng những người dân Nga, do cuộc sống nghèo khổ và buồn tẻ, nói chung họ ưa giải trí bằng sự đau khổ, họ đùa với nó như con nít và ít khi cảm thấy xấu hổ vì bất hạnh. Giữa những chuỗi ngày vô tận thì sự đau khổ là một ngày hội và cháy nhà là một trò giải trí. Trên một bộ mặt nhẵn thín thì vết sây sát cũng thành một thứ trang sức…

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.